Chương 5
Tiếng lao xao dưới nhà đánh thức cô bé. Vẫn còn sớm lắm, chút ánh sáng yếu ớt lẻn vào phòng cô bé, bầu trời xám chuyển dần sang mầu bạc, rồi chân trời đỏ rực lên. Khoan khoái ngắm hừng đông, cô bé quên bẵng nỗi buồn ly biệt đêm qua.
Tiếng nói cười từ dưới vọng lên rõ mồn một. Stella lạnh người nghĩ đến nỗi khó khăn sắp phải đương đầu sáng hôm nay: mấy món ăn bị mất trong đêm và cây chắn cửa rào không được gài lại (vì quá nặng nên cô bé bỏ liều). Cô bé hồi hộp đợi...
Quả nhiên, có tiếng ba Sprigg quát to:
- Già Sol. điên rồi! Có ai mà dám để cửa suốt đêm như thế không? Làng xóm thì đầy quân du thủ, du thực, quân cướp bóc... Chiều qua, ta đã báo cho biết mà có để ý nhớ cho đâu. Đêm qua nếu mà nó vô bóp cổ đàn bà con nít thì lão sẽ ân hận cho đến tắt hơi... Thức ăn thì bị lục lung tung, mất nhiều thứ... Nếu không thương lão tuổi tác, ta đã tống cho vài quả đấm vào hàm!
- Ông chủ bớt giận cho! Tội nghiệp tôi! Không biết ai mở cửa, vì tôi nhớ rõ là có cài cửa đàng hoàng trước khi đi ngủ. Hơn năm chục năm nay chưa bao giờ già này quên việc đó mỗi đêm... Già xin thề...
- Đừng già họng làm ta điên tiết thêm lên. Ta tử tế đấy, nhưng ta ghét người vô trách nhiệm...
Ông chủ trại bỗng im bặt khi thấy già Sol. chỉ tay về phía phòng Stella vì cô bé nhoài mình ra cửa sổ kêu to:
- Thưa ba, tha lỗi cho con! Chính là con!
Ba Sprigg ngạc nhiên, mặt còn bừng đỏ vì tức giận, há hốc mồm:
- Mày nói gì lạ vậy, Stella? Đừng kiếm cách bào chữa cho lão già điên!
- Thưa ba! Đừng la già ấy, lỗi con, chính con mở cửa và không đóng lại được. Già không có lỗi...
Can đảm cô hầu như tiêu tán, nhưng cô mím môi, thú tội luôn vì sợ chần chừ sẽ không nói ra hết được:
- Chính con đã đánh cắp ba tê, sữa, bánh và bom... để... cho đứa con trai đói khổ hồi đêm!
Hai người đàn ông không thốt được một lời, và sau khi cha cô bé lau mồ hôi trán, cô giải thích rõ:
- Nhờ có Hodge giúp sức, con mở cửa được, thưa ba!
Bên cạnh cô bé, Hodge đứng bằng hai chân sau, thò mõm ra cửa sổ như tuồng sẵn sàng chịu phạt cùng tiểu chủ vì tội đêm qua. Cảnh tượng thật buồn cười song người cha không sao nhếch mép. Ông quay đi, hai tay to lớn của ông vụng về vỗ vỗ lên vai già Sol. ngập ngừng như một lời xin lỗi. Tuy nóng nảy, ông luôn luôn công nhận sai lầm của mình một cách thành thực, thẳng thắn. Già Sol. tươi ngay nét mặt, cả hai cùng thốt thành tiếng một lần:
- Ai ngờ con bé khỏe dữ!
Stella đã rời khung cửa sổ đi thay áo.
Nhưng sự thán phục của ông chủ trại tiêu tan ngay khi cả nhà ngồi lại bàn, ăn điểm tâm. Cơn giận ông bừng lên:
- Stella! Con mà còn tái phạm, ba sẽ trị tội con thích đáng, bằng roi. Con biết chứ, ba nói sao làm vậy. Ừ! Tao cưng mày lắm, vì mày, tao đã giữ con Daniel đáng ghét và lũ mèo hoang. Bây giờ mày lại dung chứa tên tù vượt ngục, đánh cắp thức ăn cho nó. Đêm hôm, nó dám vào giết cả nhà lắm chứ, mày tưởng chuyện chơi đấy hẳn?
Ông ngừng lại để nhai miếng bánh mì to. Má cô thay chỗ ngồi, chưa bao giờ Stella thấy đáng sợ bằng sáng đó. Người mẹ nối lời cha:
- Bao nhiêu lần má dặn con phải cẩn thận đối với người lạ mặt. Đêm hôm tăm tối... nếu con gặp tai họa thì đúng là hình phạt tội cãi lời cha mẹ.
Madge và già Sol. lặng lẽ nhai, thỉnh thoảng lắc đầu, chép miệng tuồng như tán đồng ý kiến chủ nhân. Dáng bộ họ như muốn nói: "Đúng lắm! Stella bậy bạ quá! Đáng đòn!"
Séraphine hoàn toàn vô tư trong vụ này, vả lại, nó đang ru con nó. Nhưng cô bé không phải lẻ loi, chịu đựng một mình: chó Hodge dụi đầu vào chân tiểu chủ, cử chỉ thân mật như chia sớt nỗi khổ tâm của Stella, Stella tưởng như con chó đang nói thầm với cô: "Cô chủ đừng buồn, tôi hiểu là chúng ta không hành động sai. Mấy người lớn bị thành kiến làm mất công tâm, họ không sáng suốt bằng chúng ta, cô ạ!"
Stella hiểu là những lời đe dọa quát tháo kia che giấu trong một tình thương sâu đậm, ai cũng lo cho cô. Nhưng cô không tỏ vẻ hối hận, cô bé biết làm cách gì khác hơn với Zachary: người từ cung trăng xuống, cô đơn, lạc lõng không một người thân, không có gia đình? Giúp đỡ kẻ cô thế, sa cơ không phải là bổn phận của mọi người ư? Không ngờ sự lặng lẽ của cô làm cho cha mẹ cô càng thêm giận dữ. Mẹ cô tuyên bố:
- Ông nói không đánh nó lần này, tốt lắm. Nhưng phải phạt cho nó nhớ: hôm nay, nó không được đi học ở nhà bác sĩ Crane. Vả, như vậy tôi yên tâm hơn vì biết đâu tên du đãng còn lẩn quẩn đâu đây...
Stella rụng rời, buông nĩa xuống. Cô ngẩng nhìn mẹ, những giờ học đối với cô bé là những giờ quí báu, thích thú nhất, bà biết rõ điều này. Thế mà bà nỡ phạt cô bằng cách này thì bất công quá, tàn nhẫn quá...
Mặt tái nhợt, cô bé đứng lên, đi thẳng lại ngăn kéo đựng học cụ của mình, rút cây thước kẻ, đem lại trước mặt ba, run giọng nhưng cương quyết, nói:
- Thưa ba, con không muốn nghỉ học. Nếu má không cho con đi một mình, thì già Sol. dẫn con đi. Hôm qua con nghe ba nói con Bess cần được đóng móng lại, khi về già sẽ ghé nhà đón con, hay là bác sĩ sẽ cho con về khi ông đi thăm bệnh. Con van ba! Ba cứ đánh con hơn là bắt con ở nhà. Ba đánh thật mạnh vào cho con. Con biết tội con...
Cô bé nói một thôi đoạn dừng lại thở, cây thước được đặt cạnh dĩa thức ăn của cha, rồi xòe tay trái ra trước mặt cha, tiếp:
- Xin ba đánh vào tay trái con, vì tay phải con cần để cầm bút...
Cô bé thu tay phải ra sau lưng, chờ đợi. Ông chủ trại chưa bao giờ đánh con vì ông vốn cưng quí cô bé. Nhưng trước vẻ bướng bỉnh lần này, ông thấy cần phải thị uy: ông cầm cây thước lên, giáng mạnh xuống bàn tay nhỏ xíu, tức thì cây thước gãy đôi. Người cha quẳng phần còn lại vào góc nhà, đứng lên, bước nhanh ra ngoài, nét mặt tối sầm, hai mắt đỏ lên vì ông cảm thấy đau đớn hơn con.
Người mẹ hốt hoảng tột độ, một phần vì đây là lần đầu mà chồng bà đánh con mà phần lớn vì điều đó chứng tỏ con bé ham học đến mức độ cam chịu đòn còn hơn phải ở nhà. Bà không thể giận nó lâu hơn, khi Stella lên phòng lấy áo khoác, bà lên theo, tay cầm hộp băng và lọ dầu nóng. Bà rên rỉ, xót xa khi cầm bàn tay nhỏ bé rớm máu của con:
- Tội nghiệp con! Tội con tôi! Ba đánh con mạnh quá! Ông đã quá tay. Đáng lẽ mẹ phải ngăn lại...
- Tại con xin đó chứ...
Cô bé rắn rỏi nói. Tay cô đau ghê gớm nhưng cô sung sướng mà nghĩ rằng mình có góp phần vào sự khốn khổ của Zachary. Cô ôm chặt mẹ và cả hai hôn nhau âu yếm.
- Con yêu má nhất, yêu hơn tất cả mọi người...
Cô do dự rồi tiếp:
- ... Hơn cả yêu con Hodge nữa cơ!
Má cô phì cười vì sự so sánh ngây thơ, ngộ nghĩnh của con. Dù sao, nó còn bé, và còn bé rất lâu để bà được nâng niu trong một thời gian khá dài, vậy cũng đủ hạnh phúc đối với bà.
Suốt ngày, Hodge và cô không được gần nhau vì con vật phải làm việc ngoài đồng với cha cô. Stella nói với già Sol. cho cô mang con Daniel theo trong khi ông ta đi dắt ngựa. Nghe thế, già phản đối, nhưng cô bé cương quyết:
- Cháu đã hứa với nó rồi. Cháu không thể sai lời hứa.
Rốt cuộc, già Sol. nhượng bộ, mở xích cho con Daniel. Con vật mừng cho đến nỗi nó chạy tung qua sân, hất ngã cả hai xô nước đầy do chị Madge vừa xách lên khỏi giếng.
Lên mình ngựa, cô bé quên cả bàn tay đau, con ngựa già chậm rãi băng đồng theo Stella, con ngựa thật khiêm nhượng đáng yêu, vì nó không chạy nhanh, nếu không bị sút móng, nó vẫn đi chầm chậm vì nó biết trên lưng có cô gái nhỏ và già Sol. đi cạnh nó. Thật vậy, Bess thật dễ tính: con Daniel chạy lăng quăng làm quẩn chân nó mà nó vẫn không cáu kỉnh, con chó thì quá sung sướng cứ sủa ăng ẳng, biểu lộ niềm vui.
Mà làm sao không vui chứ? Cánh đồng vào cuối thu thật đẹp, giòng suối trong veo chảy vào cái ao con giữa đồng rồi biến mất, song kỳ thực nó vẫn chảy luồn dưới lòng đất đến cái giếng trong sân rồi ra ao thả vịt. Mùa xuân, cánh đồng là một rừng hoa dại, nở dọc theo suối, nhưng với Stella, cô yêu cả mùa thu: lá vàng rơi lả tả đầy đồng, khắp mặt đất.
Qua khỏi cổng rào, con Bess theo con đường dẫn vào làng. Stella tần ngần tự hỏi đêm qua Zachary có đi lối này chăng? Và cô bé thở dài mất cả vui. Lên đến đỉnh đồi, già Sol. ngừng lại thở, nhân dịp đó, người và vật nhìn lại con đường đã đi qua. Hai má nóng bừng, cô bé sung sướng vì cảnh đẹp quên phắt người bạn bất hạnh của mình. Già Sol. cũng thở phào đắc ý, hai con vật thì lặng thinh.
Dưới mắt một già một trẻ, hình ảnh nông trại Week nằm gọn giữa mấy ngọn đồi thấp. Riêng đồi Beacon cao hơn hết nhô ra như một gã khổng lồ che chở cho nông trại.
Stella nhìn trại bằng đôi mắt trìu mến nồng nàn. Tổ ấm của cô đó! Trại quét vôi trắng, mái tranh, hoa nổi bật rực rỡ dưới khuôn cửa sổ, trước hiên nhà. Vườn đầy trái và rau thẳng hàng. Trên đồng cỏ phía chân đồi bầy bò của cha cô đang ung dung gặm cỏ.
Họ tiếp tục cuộc hành trình. Con đường dẫn tới đồi Gentlanes.
Làng mạc nằm dưới chân đồi khác hẳn Week. Đồi bao kín làng, tại đó không thấy đồng hoang hay biển, gió biển cũng không lọt vào, cây cối không bị uốn cong vì sức gió như ở Week. Hoa nở sớm và đẹp hơn. Mùa nóng làng oi ả ngột ngạt, nhưng gặp mưa to, nước sông dâng lên làng hay bị ngập lụt.
Đây là một làng xinh xắn với những ngôi nhà nhỏ, vách đá có giàn hoa leo. Quanh mỗi nhà có vườn hoa và vườn cây trái. Một thánh đường cổ kính, uy nghiêm nhờ tháp chuông cao vút nằm trên ngọn đồi. Phía sau có nghĩa địa. Lưng chừng đồi là nhà cha xứ, một lữ quán, nhà một bác sĩ, nhà một người đóng móng ngựa và tiệm buôn độc nhất của làng.
Dân chúng làng này định cư lập nghiệp lâu đời, ít khi họ rời làng và không phải họ đều khá giả, nhiều người sống rất chật vật.
Viên bác sĩ độc nhất trong làng đã lo lắng, tận dụng mọi khả năng hầu loại bớt sự khốn khổ của dân chúng. Ông ở trong một căn nhà nhỏ, vách đầy dây leo với một người giúp việc tên Tom ; xưa kia ông vốn là y sĩ trong Hải quân. Ông rất ghét những kẻ quá dè dặt, không dám nhảy vì sợ té, đóng kín cửa ngăn cản gió ngoài khơi, những kẻ mà tim, óc cùng túi tiền đều được khóa kín ; cả những kẻ kiêu ngạo, ích kỷ, ông tỏ ra khinh bỉ đến nỗi dù giàu có, họ không dám mời ông đến chữa bệnh lần thứ hai. Điều này không hề làm ông phật ý, vì ông cho như thế càng hay, ông sẽ có nhiều thì giờ chăm sóc kẻ nghèo. Ông thích tiếp xúc với bọn thanh niên, mở mang trí óc và tâm hồn họ là mối bận tâm lớn của ông. Riêng với Stella, ông chăm sóc nó thật sớm, ao ước giáo dục nó hữu hiệu trước khi nó bận bịu việc nội trợ.
Chia tay già Sol. nơi cổng rào, cô bé chạy bay vào nhà trên con đường nhỏ lát gạch quanh co giữa mấy bụi oải hương. Tới cửa, cô bé giữ con Daniel đứng lại, do dự. Ông sốt ruột, giục:
- Stella, còn chờ gì nữa chưa vô?
- Dạ – cô bé đáp – con có dẫn Daniel theo, thưa bác.
- Trời ơi! Dắt con quỉ đó theo làm chi? Bữa nay học về cái chết của Socrate kia mà!
- Thưa bác, cháu trót hứa với nó hôm qua.
- Vậy thì đem nó vô đây, cột vô chân bàn. Đừng mất thời giờ.
Cô bé tuân lời bác sĩ. Hành lang bóng loáng, cửa nẻo rộng mở. Văn phòng ông cũng như hành lang nhưng ấm cúng hơn. Nền lát gạch bông, các tường phủ kín bằng các kệ sách, giữa phòng là một bàn gỗ giữa hai ghế chạm trổ tỉ mỉ, đẹp tuyệt. Cái ghế quay lưng ra cửa sổ, không có gối dựa là ghế của ông ngồi. Cái kia có những hai gối. Bệnh nhân, học trò, tất cả những người bần bách hay gặp khó khăn về các chuyện riêng tư đều ngồi lên đó. Giữa sự im lặng đầy cảm thông và che chở, họ có thể yên lòng kể hết nỗi niềm, trong khi ông quan sát khuôn mặt kẻ đối diện, trầm ngâm, theo dõi từng lời. Bản tính nóng nảy, song không bao giờ ông ngắt lời người bệnh, ông cho là lời nói được tuôn ra cũng có thể xoa dịu nỗi đau.
Trên lò sưởi, một hàng dài đầy lọ thuốc. Độc dược được khóa kỹ trong tủ cạnh đó. Ông không có phòng mạch riêng. Ông làm việc, dạy học và chữa bệnh cùng một chỗ. Đầu hành lang còn có một phòng, làm phòng ăn mà cũng là phòng đợi khi đông khách. Song ông ít dùng phòng ấy trừ khi có mời khách. Ông thường dùng bữa ngay trên phòng làm việc, vừa ăn vừa đọc sách là thói quen của ông.
Khi cô bé bước vào, ông đang đọc một cuốn sách xem ra có vẻ "cao" đối với cô. Ông ngước mặt ra hiệu cho cô ngồi xuống rồi lại đọc tiếp. Stella cột chó vào chân bàn và kiên nhẫn đợi ông đọc xong đoạn sách. Có lần ông dặn cô bé:
- Đừng bao giờ bỏ dở đoạn sách đang đọc, trừ trường hợp chết bất đắc kỳ tử hay có chuyện quá khẩn cấp. Làm gì cũng vậy, cố làm cho trọn vẹn trước khi nghĩ đến việc khác, và cũng nhớ để người khác làm xong việc họ đang làm dở. Nếu nghĩ đến nhiều chuyện trong một lúc, đầu óc sẽ hỗn độn và hư việc hết. Ta dặn con một lần đừng để ta phải nhắc lại lần thứ hai.
Stella tuân lời ông. Cho đến nỗi một hôm bị con ong vò vẽ cắn trên má ; nó xua con vật đi rồi bình tĩnh đọc xong đoạn sách, sau đó mới xin phép xuống bếp lấy củ hành xát lên chỗ bị đốt.
Cô bé ngồi ngay ngắn trên ghế, trìu mến nhìn ông trong khi ông chăm chú đọc, quay lưng ra cửa sổ nên khuôn mặt ông không được rõ dưới mắt cô gái nhỏ, duy đầu và hai vai rộng của ông nổi bật trên cửa sổ. Đã gần 70, nhưng mái tóc ông mới lốm đốm muối tiêu, thật dày và bồng lên. Cuộc đời dày dạn phong trần làm cho nét mặt ông khắc khổ, trán cao nhô ra trên đôi mày rậm và đôi mắt sâu thăm thẳm vẫn còn sáng quắc, tinh anh, mũi hơi quặp, da mầu đồng.
Áo quần ông cắt khéo, hồ ủi cẩn thận. Kính một mắt dính ở đầu sợi dây kim tuyến, đồng hồ với dây vàng, cất ở túi trước ngực, và luôn luôn trên áo ông cài một đóa hoa tươi.
Khi ông ngồi, đầu to và vai rộng cho ta cái cảm tưởng ông cao lớn lắm, song khi đứng lên ông thật thấp: đôi chân ngắn, khẳng khiu và lưng hơi gù. Thời trai trẻ, có lẽ ông xấu xí lắm, nhưng vào tuổi ông lúc này, tiểu tật đó càng làm tăng vẻ khả kính ở khuôn mặt ông, khuôn mặt biểu lộ một hãnh diện ngầm vì đã vượt qua khá nhiều giông bão khó khăn giữa cuộc đời.
Gập sách lại, ông chợt bắt gặp cái nhìn âu yếm của đứa học trò yêu. Ôi chao! Cái nhìn trong sáng làm sao! Ánh sáng phản chiếu trên khuôn mặt ngây thơ của nó như trên một vũng nước trong veo. Chúa ơi! Sao ông yêu nó quá! Ông muốn đánh đổi cánh tay mặt của mình để giữ nó mãi bên ông, thanh khiết và hạnh phúc biết ngần nào!
- Này, Stella! Con có thích một bài học lịch sử trên xe không?
Sự sung sướng làm cô bé rạng rỡ nét mặt. Có những lần ông cần đi thăm bệnh xa hay vì một công việc gì đó, ông cho cô bé lên xe đi cùng. Trên xe ông kể lịch sử của vùng này, những câu chuyện thần thoại quanh lâu đài, cầu, giếng mà họ gặp trên đường. Hình như ông sinh ra để kể chuyện mà đứa trẻ thích nghe. Chính sự yêu thích lịch sử, cổ tích đưa hai người lại gần nhau.
Stella nhớ ba năm về trước đây có một lần ông đến thăm bệnh cho má mình. Lúc ra về ông bắt gặp cô bé đang đứng ngắm sao. Sương xuống lạnh (nếu trong nhà không bận rộn chứng sưng ruột của bà chủ, chắc chắn cô bé đã phải vào giường). Nó nói với ông:
- Sao hôm đó, bác biết không? Bác muốn nghe chuyện về nó không?
Dĩ nhiên ông nhận lời ngay, và ông chăm chú nghe câu chuyện ngộ nghĩnh, ngăn ngắn của cô bé. Thế là hai bên thân nhau ngay. Ông đề nghị:
- Hôm nào cháu lại nhà ta, ta sẽ kể chuyện Trygée du lịch trên trời và khám phá ra khi chết, người ta sẽ thành một ngôi sao, hay lắm.
Ông từ giã cô bé và không quên dặn nó phải vào kẻo nhiễm sương đêm.
Hôm sau, ông đi khám bệnh về, đang ngồi trầm ngâm trước tách trà nóng thì có tiếng gõ cửa sẽ sàng. Ông ra mở cửa: cô bé đứng bên thềm, áo choàng đỏ nổi bật giữa hoàng hôn như một đóa hoa, bên cạnh là chó Hodge. Ông vội vàng hỏi:
- Con đau, hử?
- Thưa không, con đến nghe chuyện Trygée đấy chứ, bác quên sao?
- Ai đưa con đến đây?
- Thưa bác, con Hodge.
- Nhưng con chưa đến đây lần nào, sao con biết đường?
- Dạ, con hỏi thăm...
Bác sĩ phải cho người về nhà báo tin cho cha mẹ cô bé yên lòng. Ông đưa Stella và Hodge vào phòng khách sáng sủa của mình, dọn trà và bánh ngọt. Cả hai có vẻ thoải mái lắm. Sau bữa ăn, bác sĩ kéo ghế lại gần lò sưởi. Hodge nằm dưới chân tiểu chủ trong lúc ông giở sách thần thoại Hy Lạp ra, ông đưa cô bé thông minh theo bước du hành của Trygée vào thế giới các vì sao. Óc tưởng tượng phong phú của ông làm cho câu chuyện thêm ly kỳ. Stella ngập ngừng hỏi:
- Thưa bác, mặt trăng là gì?
Giọng nghiêm nghị, ông trả lời:
- Cho đến nay, chưa ai biết rõ mặt trăng. Người Ấn Độ cho trăng là một con thỏ có tấm lòng cao thượng, đời sống gương mẫu của nó dành cho nó phần thưởng sau khi chết: nó trở thành nguồn ánh sáng xinh đẹp của trời. Dân Esquimaux thì cho trăng là một cô gái ; chúng ta lại cho đó là ông già mang gánh nặng.
- Con nghĩ rằng đó là một đứa con trai bằng tuổi con, mang trên vai một bọc đồ chơi lớn. Con muốn nó xuống chơi với con. Thưa bác, những người chết trở thành sao có xuống trần không?
- Bác không rõ lắm, nhưng bác tin là có thể.
Nói xong, bác sĩ nhìn chăm chú cô bé, ông hiểu cô cảm thấy lẻ loi. Mẹ nó từng kể với ông rằng nó không hợp với lũ trẻ trong làng. Bà đã gửi nó đến trường, nhưng nó học dễ dàng quá làm cho các trẻ khác ganh tị.
Stella chỉ cuốn sách bác sĩ đang cầm trên tay:
- Thưa bác, sách này bằng tiếng gì? Cháu biết không phải tiếng Anh...
- Phải, sách này bằng tiếng Hy Lạp.
- Cháu muốn nghe... thử tiếng Hy Lạp...
Bác sĩ chiều cô bé, chọn một đoạn, đọc to một cách say sưa – ông vốn thích cổ ngữ – Stella đề nghị:
- Cháu muốn học thứ chữ này, bác có thể dạy cháu không?
Thế là tối hôm ấy, bác sĩ Crane đưa cô bé về nhà để luôn tiện xin phép cha mẹ cô cho cô được học với ông. Ông hùng biện đến nỗi mẹ cô vì đau ốm không suy nghĩ kỹ đã nhận lời ngay. Điều này về sau làm bà ân hận mãi, nhưng con gái bà và bác sĩ thì không, họ rất hài lòng.
- Ai ngờ con bé khỏe dữ!
Stella đã rời khung cửa sổ đi thay áo.
Nhưng sự thán phục của ông chủ trại tiêu tan ngay khi cả nhà ngồi lại bàn, ăn điểm tâm. Cơn giận ông bừng lên:
- Stella! Con mà còn tái phạm, ba sẽ trị tội con thích đáng, bằng roi. Con biết chứ, ba nói sao làm vậy. Ừ! Tao cưng mày lắm, vì mày, tao đã giữ con Daniel đáng ghét và lũ mèo hoang. Bây giờ mày lại dung chứa tên tù vượt ngục, đánh cắp thức ăn cho nó. Đêm hôm, nó dám vào giết cả nhà lắm chứ, mày tưởng chuyện chơi đấy hẳn?
Ông ngừng lại để nhai miếng bánh mì to. Má cô thay chỗ ngồi, chưa bao giờ Stella thấy đáng sợ bằng sáng đó. Người mẹ nối lời cha:
- Bao nhiêu lần má dặn con phải cẩn thận đối với người lạ mặt. Đêm hôm tăm tối... nếu con gặp tai họa thì đúng là hình phạt tội cãi lời cha mẹ.
Madge và già Sol. lặng lẽ nhai, thỉnh thoảng lắc đầu, chép miệng tuồng như tán đồng ý kiến chủ nhân. Dáng bộ họ như muốn nói: "Đúng lắm! Stella bậy bạ quá! Đáng đòn!"
Séraphine hoàn toàn vô tư trong vụ này, vả lại, nó đang ru con nó. Nhưng cô bé không phải lẻ loi, chịu đựng một mình: chó Hodge dụi đầu vào chân tiểu chủ, cử chỉ thân mật như chia sớt nỗi khổ tâm của Stella, Stella tưởng như con chó đang nói thầm với cô: "Cô chủ đừng buồn, tôi hiểu là chúng ta không hành động sai. Mấy người lớn bị thành kiến làm mất công tâm, họ không sáng suốt bằng chúng ta, cô ạ!"
Stella hiểu là những lời đe dọa quát tháo kia che giấu trong một tình thương sâu đậm, ai cũng lo cho cô. Nhưng cô không tỏ vẻ hối hận, cô bé biết làm cách gì khác hơn với Zachary: người từ cung trăng xuống, cô đơn, lạc lõng không một người thân, không có gia đình? Giúp đỡ kẻ cô thế, sa cơ không phải là bổn phận của mọi người ư? Không ngờ sự lặng lẽ của cô làm cho cha mẹ cô càng thêm giận dữ. Mẹ cô tuyên bố:
- Ông nói không đánh nó lần này, tốt lắm. Nhưng phải phạt cho nó nhớ: hôm nay, nó không được đi học ở nhà bác sĩ Crane. Vả, như vậy tôi yên tâm hơn vì biết đâu tên du đãng còn lẩn quẩn đâu đây...
Stella rụng rời, buông nĩa xuống. Cô ngẩng nhìn mẹ, những giờ học đối với cô bé là những giờ quí báu, thích thú nhất, bà biết rõ điều này. Thế mà bà nỡ phạt cô bằng cách này thì bất công quá, tàn nhẫn quá...
Mặt tái nhợt, cô bé đứng lên, đi thẳng lại ngăn kéo đựng học cụ của mình, rút cây thước kẻ, đem lại trước mặt ba, run giọng nhưng cương quyết, nói:
- Thưa ba, con không muốn nghỉ học. Nếu má không cho con đi một mình, thì già Sol. dẫn con đi. Hôm qua con nghe ba nói con Bess cần được đóng móng lại, khi về già sẽ ghé nhà đón con, hay là bác sĩ sẽ cho con về khi ông đi thăm bệnh. Con van ba! Ba cứ đánh con hơn là bắt con ở nhà. Ba đánh thật mạnh vào cho con. Con biết tội con...
Cô bé nói một thôi đoạn dừng lại thở, cây thước được đặt cạnh dĩa thức ăn của cha, rồi xòe tay trái ra trước mặt cha, tiếp:
- Xin ba đánh vào tay trái con, vì tay phải con cần để cầm bút...
Cô bé thu tay phải ra sau lưng, chờ đợi. Ông chủ trại chưa bao giờ đánh con vì ông vốn cưng quí cô bé. Nhưng trước vẻ bướng bỉnh lần này, ông thấy cần phải thị uy: ông cầm cây thước lên, giáng mạnh xuống bàn tay nhỏ xíu, tức thì cây thước gãy đôi. Người cha quẳng phần còn lại vào góc nhà, đứng lên, bước nhanh ra ngoài, nét mặt tối sầm, hai mắt đỏ lên vì ông cảm thấy đau đớn hơn con.
Người mẹ hốt hoảng tột độ, một phần vì đây là lần đầu mà chồng bà đánh con mà phần lớn vì điều đó chứng tỏ con bé ham học đến mức độ cam chịu đòn còn hơn phải ở nhà. Bà không thể giận nó lâu hơn, khi Stella lên phòng lấy áo khoác, bà lên theo, tay cầm hộp băng và lọ dầu nóng. Bà rên rỉ, xót xa khi cầm bàn tay nhỏ bé rớm máu của con:
- Tội nghiệp con! Tội con tôi! Ba đánh con mạnh quá! Ông đã quá tay. Đáng lẽ mẹ phải ngăn lại...
- Tại con xin đó chứ...
Cô bé rắn rỏi nói. Tay cô đau ghê gớm nhưng cô sung sướng mà nghĩ rằng mình có góp phần vào sự khốn khổ của Zachary. Cô ôm chặt mẹ và cả hai hôn nhau âu yếm.
- Con yêu má nhất, yêu hơn tất cả mọi người...
Cô do dự rồi tiếp:
- ... Hơn cả yêu con Hodge nữa cơ!
Má cô phì cười vì sự so sánh ngây thơ, ngộ nghĩnh của con. Dù sao, nó còn bé, và còn bé rất lâu để bà được nâng niu trong một thời gian khá dài, vậy cũng đủ hạnh phúc đối với bà.
Suốt ngày, Hodge và cô không được gần nhau vì con vật phải làm việc ngoài đồng với cha cô. Stella nói với già Sol. cho cô mang con Daniel theo trong khi ông ta đi dắt ngựa. Nghe thế, già phản đối, nhưng cô bé cương quyết:
- Cháu đã hứa với nó rồi. Cháu không thể sai lời hứa.
Rốt cuộc, già Sol. nhượng bộ, mở xích cho con Daniel. Con vật mừng cho đến nỗi nó chạy tung qua sân, hất ngã cả hai xô nước đầy do chị Madge vừa xách lên khỏi giếng.
Lên mình ngựa, cô bé quên cả bàn tay đau, con ngựa già chậm rãi băng đồng theo Stella, con ngựa thật khiêm nhượng đáng yêu, vì nó không chạy nhanh, nếu không bị sút móng, nó vẫn đi chầm chậm vì nó biết trên lưng có cô gái nhỏ và già Sol. đi cạnh nó. Thật vậy, Bess thật dễ tính: con Daniel chạy lăng quăng làm quẩn chân nó mà nó vẫn không cáu kỉnh, con chó thì quá sung sướng cứ sủa ăng ẳng, biểu lộ niềm vui.
Mà làm sao không vui chứ? Cánh đồng vào cuối thu thật đẹp, giòng suối trong veo chảy vào cái ao con giữa đồng rồi biến mất, song kỳ thực nó vẫn chảy luồn dưới lòng đất đến cái giếng trong sân rồi ra ao thả vịt. Mùa xuân, cánh đồng là một rừng hoa dại, nở dọc theo suối, nhưng với Stella, cô yêu cả mùa thu: lá vàng rơi lả tả đầy đồng, khắp mặt đất.
Qua khỏi cổng rào, con Bess theo con đường dẫn vào làng. Stella tần ngần tự hỏi đêm qua Zachary có đi lối này chăng? Và cô bé thở dài mất cả vui. Lên đến đỉnh đồi, già Sol. ngừng lại thở, nhân dịp đó, người và vật nhìn lại con đường đã đi qua. Hai má nóng bừng, cô bé sung sướng vì cảnh đẹp quên phắt người bạn bất hạnh của mình. Già Sol. cũng thở phào đắc ý, hai con vật thì lặng thinh.
Dưới mắt một già một trẻ, hình ảnh nông trại Week nằm gọn giữa mấy ngọn đồi thấp. Riêng đồi Beacon cao hơn hết nhô ra như một gã khổng lồ che chở cho nông trại.
Stella nhìn trại bằng đôi mắt trìu mến nồng nàn. Tổ ấm của cô đó! Trại quét vôi trắng, mái tranh, hoa nổi bật rực rỡ dưới khuôn cửa sổ, trước hiên nhà. Vườn đầy trái và rau thẳng hàng. Trên đồng cỏ phía chân đồi bầy bò của cha cô đang ung dung gặm cỏ.
Họ tiếp tục cuộc hành trình. Con đường dẫn tới đồi Gentlanes.
Làng mạc nằm dưới chân đồi khác hẳn Week. Đồi bao kín làng, tại đó không thấy đồng hoang hay biển, gió biển cũng không lọt vào, cây cối không bị uốn cong vì sức gió như ở Week. Hoa nở sớm và đẹp hơn. Mùa nóng làng oi ả ngột ngạt, nhưng gặp mưa to, nước sông dâng lên làng hay bị ngập lụt.
Đây là một làng xinh xắn với những ngôi nhà nhỏ, vách đá có giàn hoa leo. Quanh mỗi nhà có vườn hoa và vườn cây trái. Một thánh đường cổ kính, uy nghiêm nhờ tháp chuông cao vút nằm trên ngọn đồi. Phía sau có nghĩa địa. Lưng chừng đồi là nhà cha xứ, một lữ quán, nhà một bác sĩ, nhà một người đóng móng ngựa và tiệm buôn độc nhất của làng.
Dân chúng làng này định cư lập nghiệp lâu đời, ít khi họ rời làng và không phải họ đều khá giả, nhiều người sống rất chật vật.
Viên bác sĩ độc nhất trong làng đã lo lắng, tận dụng mọi khả năng hầu loại bớt sự khốn khổ của dân chúng. Ông ở trong một căn nhà nhỏ, vách đầy dây leo với một người giúp việc tên Tom ; xưa kia ông vốn là y sĩ trong Hải quân. Ông rất ghét những kẻ quá dè dặt, không dám nhảy vì sợ té, đóng kín cửa ngăn cản gió ngoài khơi, những kẻ mà tim, óc cùng túi tiền đều được khóa kín ; cả những kẻ kiêu ngạo, ích kỷ, ông tỏ ra khinh bỉ đến nỗi dù giàu có, họ không dám mời ông đến chữa bệnh lần thứ hai. Điều này không hề làm ông phật ý, vì ông cho như thế càng hay, ông sẽ có nhiều thì giờ chăm sóc kẻ nghèo. Ông thích tiếp xúc với bọn thanh niên, mở mang trí óc và tâm hồn họ là mối bận tâm lớn của ông. Riêng với Stella, ông chăm sóc nó thật sớm, ao ước giáo dục nó hữu hiệu trước khi nó bận bịu việc nội trợ.
Chia tay già Sol. nơi cổng rào, cô bé chạy bay vào nhà trên con đường nhỏ lát gạch quanh co giữa mấy bụi oải hương. Tới cửa, cô bé giữ con Daniel đứng lại, do dự. Ông sốt ruột, giục:
- Stella, còn chờ gì nữa chưa vô?
- Dạ – cô bé đáp – con có dẫn Daniel theo, thưa bác.
- Trời ơi! Dắt con quỉ đó theo làm chi? Bữa nay học về cái chết của Socrate kia mà!
- Thưa bác, cháu trót hứa với nó hôm qua.
- Vậy thì đem nó vô đây, cột vô chân bàn. Đừng mất thời giờ.
Cô bé tuân lời bác sĩ. Hành lang bóng loáng, cửa nẻo rộng mở. Văn phòng ông cũng như hành lang nhưng ấm cúng hơn. Nền lát gạch bông, các tường phủ kín bằng các kệ sách, giữa phòng là một bàn gỗ giữa hai ghế chạm trổ tỉ mỉ, đẹp tuyệt. Cái ghế quay lưng ra cửa sổ, không có gối dựa là ghế của ông ngồi. Cái kia có những hai gối. Bệnh nhân, học trò, tất cả những người bần bách hay gặp khó khăn về các chuyện riêng tư đều ngồi lên đó. Giữa sự im lặng đầy cảm thông và che chở, họ có thể yên lòng kể hết nỗi niềm, trong khi ông quan sát khuôn mặt kẻ đối diện, trầm ngâm, theo dõi từng lời. Bản tính nóng nảy, song không bao giờ ông ngắt lời người bệnh, ông cho là lời nói được tuôn ra cũng có thể xoa dịu nỗi đau.
Trên lò sưởi, một hàng dài đầy lọ thuốc. Độc dược được khóa kỹ trong tủ cạnh đó. Ông không có phòng mạch riêng. Ông làm việc, dạy học và chữa bệnh cùng một chỗ. Đầu hành lang còn có một phòng, làm phòng ăn mà cũng là phòng đợi khi đông khách. Song ông ít dùng phòng ấy trừ khi có mời khách. Ông thường dùng bữa ngay trên phòng làm việc, vừa ăn vừa đọc sách là thói quen của ông.
Khi cô bé bước vào, ông đang đọc một cuốn sách xem ra có vẻ "cao" đối với cô. Ông ngước mặt ra hiệu cho cô ngồi xuống rồi lại đọc tiếp. Stella cột chó vào chân bàn và kiên nhẫn đợi ông đọc xong đoạn sách. Có lần ông dặn cô bé:
- Đừng bao giờ bỏ dở đoạn sách đang đọc, trừ trường hợp chết bất đắc kỳ tử hay có chuyện quá khẩn cấp. Làm gì cũng vậy, cố làm cho trọn vẹn trước khi nghĩ đến việc khác, và cũng nhớ để người khác làm xong việc họ đang làm dở. Nếu nghĩ đến nhiều chuyện trong một lúc, đầu óc sẽ hỗn độn và hư việc hết. Ta dặn con một lần đừng để ta phải nhắc lại lần thứ hai.
Stella tuân lời ông. Cho đến nỗi một hôm bị con ong vò vẽ cắn trên má ; nó xua con vật đi rồi bình tĩnh đọc xong đoạn sách, sau đó mới xin phép xuống bếp lấy củ hành xát lên chỗ bị đốt.
Cô bé ngồi ngay ngắn trên ghế, trìu mến nhìn ông trong khi ông chăm chú đọc, quay lưng ra cửa sổ nên khuôn mặt ông không được rõ dưới mắt cô gái nhỏ, duy đầu và hai vai rộng của ông nổi bật trên cửa sổ. Đã gần 70, nhưng mái tóc ông mới lốm đốm muối tiêu, thật dày và bồng lên. Cuộc đời dày dạn phong trần làm cho nét mặt ông khắc khổ, trán cao nhô ra trên đôi mày rậm và đôi mắt sâu thăm thẳm vẫn còn sáng quắc, tinh anh, mũi hơi quặp, da mầu đồng.
Áo quần ông cắt khéo, hồ ủi cẩn thận. Kính một mắt dính ở đầu sợi dây kim tuyến, đồng hồ với dây vàng, cất ở túi trước ngực, và luôn luôn trên áo ông cài một đóa hoa tươi.
Khi ông ngồi, đầu to và vai rộng cho ta cái cảm tưởng ông cao lớn lắm, song khi đứng lên ông thật thấp: đôi chân ngắn, khẳng khiu và lưng hơi gù. Thời trai trẻ, có lẽ ông xấu xí lắm, nhưng vào tuổi ông lúc này, tiểu tật đó càng làm tăng vẻ khả kính ở khuôn mặt ông, khuôn mặt biểu lộ một hãnh diện ngầm vì đã vượt qua khá nhiều giông bão khó khăn giữa cuộc đời.
Gập sách lại, ông chợt bắt gặp cái nhìn âu yếm của đứa học trò yêu. Ôi chao! Cái nhìn trong sáng làm sao! Ánh sáng phản chiếu trên khuôn mặt ngây thơ của nó như trên một vũng nước trong veo. Chúa ơi! Sao ông yêu nó quá! Ông muốn đánh đổi cánh tay mặt của mình để giữ nó mãi bên ông, thanh khiết và hạnh phúc biết ngần nào!
- Này, Stella! Con có thích một bài học lịch sử trên xe không?
Sự sung sướng làm cô bé rạng rỡ nét mặt. Có những lần ông cần đi thăm bệnh xa hay vì một công việc gì đó, ông cho cô bé lên xe đi cùng. Trên xe ông kể lịch sử của vùng này, những câu chuyện thần thoại quanh lâu đài, cầu, giếng mà họ gặp trên đường. Hình như ông sinh ra để kể chuyện mà đứa trẻ thích nghe. Chính sự yêu thích lịch sử, cổ tích đưa hai người lại gần nhau.
Stella nhớ ba năm về trước đây có một lần ông đến thăm bệnh cho má mình. Lúc ra về ông bắt gặp cô bé đang đứng ngắm sao. Sương xuống lạnh (nếu trong nhà không bận rộn chứng sưng ruột của bà chủ, chắc chắn cô bé đã phải vào giường). Nó nói với ông:
- Sao hôm đó, bác biết không? Bác muốn nghe chuyện về nó không?
Dĩ nhiên ông nhận lời ngay, và ông chăm chú nghe câu chuyện ngộ nghĩnh, ngăn ngắn của cô bé. Thế là hai bên thân nhau ngay. Ông đề nghị:
- Hôm nào cháu lại nhà ta, ta sẽ kể chuyện Trygée du lịch trên trời và khám phá ra khi chết, người ta sẽ thành một ngôi sao, hay lắm.
Ông từ giã cô bé và không quên dặn nó phải vào kẻo nhiễm sương đêm.
Hôm sau, ông đi khám bệnh về, đang ngồi trầm ngâm trước tách trà nóng thì có tiếng gõ cửa sẽ sàng. Ông ra mở cửa: cô bé đứng bên thềm, áo choàng đỏ nổi bật giữa hoàng hôn như một đóa hoa, bên cạnh là chó Hodge. Ông vội vàng hỏi:
- Con đau, hử?
- Thưa không, con đến nghe chuyện Trygée đấy chứ, bác quên sao?
- Ai đưa con đến đây?
- Thưa bác, con Hodge.
- Nhưng con chưa đến đây lần nào, sao con biết đường?
- Dạ, con hỏi thăm...
Bác sĩ phải cho người về nhà báo tin cho cha mẹ cô bé yên lòng. Ông đưa Stella và Hodge vào phòng khách sáng sủa của mình, dọn trà và bánh ngọt. Cả hai có vẻ thoải mái lắm. Sau bữa ăn, bác sĩ kéo ghế lại gần lò sưởi. Hodge nằm dưới chân tiểu chủ trong lúc ông giở sách thần thoại Hy Lạp ra, ông đưa cô bé thông minh theo bước du hành của Trygée vào thế giới các vì sao. Óc tưởng tượng phong phú của ông làm cho câu chuyện thêm ly kỳ. Stella ngập ngừng hỏi:
- Thưa bác, mặt trăng là gì?
Giọng nghiêm nghị, ông trả lời:
- Cho đến nay, chưa ai biết rõ mặt trăng. Người Ấn Độ cho trăng là một con thỏ có tấm lòng cao thượng, đời sống gương mẫu của nó dành cho nó phần thưởng sau khi chết: nó trở thành nguồn ánh sáng xinh đẹp của trời. Dân Esquimaux thì cho trăng là một cô gái ; chúng ta lại cho đó là ông già mang gánh nặng.
- Con nghĩ rằng đó là một đứa con trai bằng tuổi con, mang trên vai một bọc đồ chơi lớn. Con muốn nó xuống chơi với con. Thưa bác, những người chết trở thành sao có xuống trần không?
- Bác không rõ lắm, nhưng bác tin là có thể.
Nói xong, bác sĩ nhìn chăm chú cô bé, ông hiểu cô cảm thấy lẻ loi. Mẹ nó từng kể với ông rằng nó không hợp với lũ trẻ trong làng. Bà đã gửi nó đến trường, nhưng nó học dễ dàng quá làm cho các trẻ khác ganh tị.
Stella chỉ cuốn sách bác sĩ đang cầm trên tay:
- Thưa bác, sách này bằng tiếng gì? Cháu biết không phải tiếng Anh...
- Phải, sách này bằng tiếng Hy Lạp.
- Cháu muốn nghe... thử tiếng Hy Lạp...
Bác sĩ chiều cô bé, chọn một đoạn, đọc to một cách say sưa – ông vốn thích cổ ngữ – Stella đề nghị:
- Cháu muốn học thứ chữ này, bác có thể dạy cháu không?
Thế là tối hôm ấy, bác sĩ Crane đưa cô bé về nhà để luôn tiện xin phép cha mẹ cô cho cô được học với ông. Ông hùng biện đến nỗi mẹ cô vì đau ốm không suy nghĩ kỹ đã nhận lời ngay. Điều này về sau làm bà ân hận mãi, nhưng con gái bà và bác sĩ thì không, họ rất hài lòng.
________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG 6