7
Tôi đã hiểu lý do để tôi phải chấm dứt nghỉ hè sớm hơn dự định. Má tôi
vẫn khỏe, chỉ vì bức thư quái ác của chị Hảo. Chị viết: “Cháu có bổn
phận phải trông nom em Mai nên cháu sợ không làm tròn trách nhiệm đối
với dì dượng. Sự thân mật của em Mai đối với gã con trai mù lòa làm
cháu lo ngại. Hắn không thể nào xứng đáng với một thiếu nữ đẹp như Hạ
Mai cũng như đối với gia đình mình, hắn chỉ là một kẻ tật nguyền vô
dụng, dùng lời đường mật để làm xiêu lòng một người con gái mới lớn, thơ
ngây… cháu ngại quá, nhưng nói với Mai thì sợ nó buồn nên phải cầu cứu
đến dì dượng…”. Thế là ông bà cụ cuống cuồng đánh điện gọi tôi về, sự quan trọng tưởng như trời long đất lở… Ba tôi đã nghiêm khắc bảo tôi:
- Con cũng lớn rồi, chuyện yêu đương ba không cấm. Nhưng phải biết chọn người. Con gái chỉ có quyền lựa chọn một lần… Ba không cấm con yêu nếu người ấy quả thật xứng đáng, có tư cách và đủ bảo đảm hạnh phúc cho con. Ba rất buồn phải buộc con chấm dứt kỳ nghỉ hè sớm. Nhưng ba phải ngăn cản trước khi quá muộn.
Rồi ba đưa tôi đọc bức thư của chị Hảo. Tôi tái mặt bởi những giòng chữ đầy tính cách hạ nhục Nghiễm. Không, Nghiễm không hèn hạ như mọi người tưởng. Nghiễm không vô dụng như mọi người nghĩ. Nghiễm có tài, chỉ vì không ai khuyến khích để anh bộc phát tài năng. Tôi sẽ làm công việc đó, hãy để tôi giúp anh. Mọi người, ai cũng có thể gặp cảnh bất hạnh, tại sao không nhìn vào kẻ khác mà thương? Tại sao mọi người lại cứ gạt những kẻ bất hạnh ra ngoài lề cuộc đời? Nếu họ ở vào hoàn cảnh đó họ sẽ thấy họ cần gì?! Nhưng họ không bao giờ nghĩ ra được một lúc nào đó, có thể họ cũng trở thành kẻ bất hạnh…
Tôi dồn uất ức lên tim, lên óc. Tôi ứa nước mắt nghe má tôi dè bỉu Nghiễm. Cuối cùng không chịu được nữa tôi nói lớn:
- Ba má bắt con về, con đồng ý. Nhưng xin đừng ai đá động gì đến Nghiễm. Anh ấy vô tội. Chị Hảo đã biết gì về Nghiễm mà buộc tội anh ấy. Tình cảm của con và Nghiễm chưa bao giờ đi quá giới hạn tình bạn. Chị Hảo không quý Nghiễm, không ca tụng Nghiễm là vì anh nghèo, anh tật nguyền. Dù có yêu Nghiễm hay không con vẫn quý tư cách anh như thường.
Bỗng dưng tôi trở nên một nhà hùng biện. Tôi cãi cho Nghiễm và lên án mọi người, lên án cái xã hội đầy bất công, đầy bạc bẽo này. Tôi nói cho mọi người biết tôi không yêu Nghiễm, tôi chỉ có tình bạn nhưng không ai tin điều đó. “Không có lửa sao có khói”. Chị Hảo đã nói như vậy chắc chắn là phải thật rồi. Tôi đuối. Không nói được để ba má hiểu tôi trở nên cáu kỉnh, tôi quyết định binh Nghiễm đến cùng. Nếu Nghiễm không tật nguyền, nếu Nghiễm dễ dàng có hạnh phúc như mọi người, chắc tôi không binh vực anh mãnh liệt đến thế. Tôi không buồn cải chính chuyện tôi và Nghiễm nữa. Gia đình có quyền hiểu lầm và… cứ việc hiểu lầm. Dù sao tôi cũng về đến đây rồi, có muốn đi lại cũng không được. Chỉ có anh Hải và Hạ Vân là đứng về phe tôi. Cùng là tuổi trẻ, cùng những quan niệm rộng rãi về tình yêu, anh Hải nháy mắt với tôi:
- Đừng buồn. Chuyện đâu còn đó. Từ từ rồi mình tính. Em về đây là ba má yên rồi. Mình sẽ thuyết phục ba má.
Tôi tức tưởi:
- Chỉ tại cái bà Hảo thèo lẻo. Biết vậy em không ở nhà bả. Nghiễm như thế mà dám nói là thiếu tư cách.
Anh Hải dỗ dành:
- Anh chưa biết Nghiễm, nhưng em đã yêu được hắn thì chắc cũng không đến nỗi nào. Việc đầu tiên là em đừng tỏ ra nóng nảy. Cứ tạm hòa hoãn đi rồi anh tìm cách dàn xếp cho.
Tôi nhìn anh Hải ngờ vực:
- Anh nói thật hay an ủi em?
- Anh nói thật. Có một cô em gái lớn không lẽ anh không thương? Em vui là anh vui.
Vân hỏi tôi:
- Chị Quỳnh có hứa viết thư cho chị không?
Tôi gật:
- Nó có nói sẽ viết thư.
- Nếu vậy để em đón thư đưa riêng cho chị. Điệu này dám ba má không cho chị đọc thư chị Quỳnh, sợ nhắn về anh Nghiễm.
- Phải rồi. Vậy mà chị không nghĩ ra điều đó. Vân giúp chị nhe.
Hạ Vân cười, hai lúm đồng tiền thật sâu:
- Là cái chắc. Mai mốt em có “bồ” chị giúp lại em, lo gì.
Con bé láu lỉnh mới mười sáu tuổi đã tính chuyện bồ bịch. Tôi cao giọng:
- Mới mười sáu tuổi nghe cô, đừng có cà chớn.
- Có chị cù lần nên giờ này mới biết yêu. Bạn em tụi nó làm collections nữa đó.
Tôi trừng mắt:
- Người ta khác, mình khác. Hay ho gì mấy con nhỏ bụi đời mà nói.
- Vậy là chị hổng nhờ em?
Tôi xuống nước:
- Sao không. Không nhờ Vân thì nhờ ai. Thôi làm đồng minh chị đi chuyện sau sẽ tính.
- Em nghe chị thương anh Nghiễm là em nghĩ chắc ảnh cũng phải dễ thương lắm chứ bộ. Ai như bà Hảo, thấy mà ghét. Ai bắt bả bỏ ông Long bả chịu không?
- Thôi bỏ chuyện chị Hảo đi. Người ta sợ trách nhiệm nên phải làm vậy. Đâu có ăn nhập gì đến mình nữa. Vân cứ lo đón thư cho chị là được.
- D’accord. Chị yên chí.
Thế là tôi có hai đồng minh đắc lực. Nỗi bực tức dần lắng xuống khi nỗi nhớ dâng cao. Từng giấc mơ ngắn tôi thấy Nghiễm hốc hác, xanh xao đi tìm tôi. Tôi thấy Nghiễm lăn từ triền dốc cao xuống thung lũng thấp. Tôi thấy Nghiễm chạy điên cuồng trong cơn mưa tầm tã. Tôi thấy Nghiễm đen cháy dưới tia sáng mặt trời. Ở đâu Nghiễm cũng đến tìm tôi. Ở đâu Nghiễm cũng gọi tên tôi. Nghiễm hỏi hoa, hỏi lá, hỏi mây, hỏi gió để mong gặp hình ảnh thân yêu… Hạ Mai! Hạ Mai! Em ở đâu! Anh đây! Nghiễm đây!... đến với anh. Đến với anh. Tôi nghe âm vang tiếng Nghiễm và tôi choàng tỉnh khỏi cơn mê.
- Con cũng lớn rồi, chuyện yêu đương ba không cấm. Nhưng phải biết chọn người. Con gái chỉ có quyền lựa chọn một lần… Ba không cấm con yêu nếu người ấy quả thật xứng đáng, có tư cách và đủ bảo đảm hạnh phúc cho con. Ba rất buồn phải buộc con chấm dứt kỳ nghỉ hè sớm. Nhưng ba phải ngăn cản trước khi quá muộn.
Rồi ba đưa tôi đọc bức thư của chị Hảo. Tôi tái mặt bởi những giòng chữ đầy tính cách hạ nhục Nghiễm. Không, Nghiễm không hèn hạ như mọi người tưởng. Nghiễm không vô dụng như mọi người nghĩ. Nghiễm có tài, chỉ vì không ai khuyến khích để anh bộc phát tài năng. Tôi sẽ làm công việc đó, hãy để tôi giúp anh. Mọi người, ai cũng có thể gặp cảnh bất hạnh, tại sao không nhìn vào kẻ khác mà thương? Tại sao mọi người lại cứ gạt những kẻ bất hạnh ra ngoài lề cuộc đời? Nếu họ ở vào hoàn cảnh đó họ sẽ thấy họ cần gì?! Nhưng họ không bao giờ nghĩ ra được một lúc nào đó, có thể họ cũng trở thành kẻ bất hạnh…
Tôi dồn uất ức lên tim, lên óc. Tôi ứa nước mắt nghe má tôi dè bỉu Nghiễm. Cuối cùng không chịu được nữa tôi nói lớn:
- Ba má bắt con về, con đồng ý. Nhưng xin đừng ai đá động gì đến Nghiễm. Anh ấy vô tội. Chị Hảo đã biết gì về Nghiễm mà buộc tội anh ấy. Tình cảm của con và Nghiễm chưa bao giờ đi quá giới hạn tình bạn. Chị Hảo không quý Nghiễm, không ca tụng Nghiễm là vì anh nghèo, anh tật nguyền. Dù có yêu Nghiễm hay không con vẫn quý tư cách anh như thường.
Bỗng dưng tôi trở nên một nhà hùng biện. Tôi cãi cho Nghiễm và lên án mọi người, lên án cái xã hội đầy bất công, đầy bạc bẽo này. Tôi nói cho mọi người biết tôi không yêu Nghiễm, tôi chỉ có tình bạn nhưng không ai tin điều đó. “Không có lửa sao có khói”. Chị Hảo đã nói như vậy chắc chắn là phải thật rồi. Tôi đuối. Không nói được để ba má hiểu tôi trở nên cáu kỉnh, tôi quyết định binh Nghiễm đến cùng. Nếu Nghiễm không tật nguyền, nếu Nghiễm dễ dàng có hạnh phúc như mọi người, chắc tôi không binh vực anh mãnh liệt đến thế. Tôi không buồn cải chính chuyện tôi và Nghiễm nữa. Gia đình có quyền hiểu lầm và… cứ việc hiểu lầm. Dù sao tôi cũng về đến đây rồi, có muốn đi lại cũng không được. Chỉ có anh Hải và Hạ Vân là đứng về phe tôi. Cùng là tuổi trẻ, cùng những quan niệm rộng rãi về tình yêu, anh Hải nháy mắt với tôi:
- Đừng buồn. Chuyện đâu còn đó. Từ từ rồi mình tính. Em về đây là ba má yên rồi. Mình sẽ thuyết phục ba má.
Tôi tức tưởi:
- Chỉ tại cái bà Hảo thèo lẻo. Biết vậy em không ở nhà bả. Nghiễm như thế mà dám nói là thiếu tư cách.
Anh Hải dỗ dành:
- Anh chưa biết Nghiễm, nhưng em đã yêu được hắn thì chắc cũng không đến nỗi nào. Việc đầu tiên là em đừng tỏ ra nóng nảy. Cứ tạm hòa hoãn đi rồi anh tìm cách dàn xếp cho.
Tôi nhìn anh Hải ngờ vực:
- Anh nói thật hay an ủi em?
- Anh nói thật. Có một cô em gái lớn không lẽ anh không thương? Em vui là anh vui.
Vân hỏi tôi:
- Chị Quỳnh có hứa viết thư cho chị không?
Tôi gật:
- Nó có nói sẽ viết thư.
- Nếu vậy để em đón thư đưa riêng cho chị. Điệu này dám ba má không cho chị đọc thư chị Quỳnh, sợ nhắn về anh Nghiễm.
- Phải rồi. Vậy mà chị không nghĩ ra điều đó. Vân giúp chị nhe.
Hạ Vân cười, hai lúm đồng tiền thật sâu:
- Là cái chắc. Mai mốt em có “bồ” chị giúp lại em, lo gì.
Con bé láu lỉnh mới mười sáu tuổi đã tính chuyện bồ bịch. Tôi cao giọng:
- Mới mười sáu tuổi nghe cô, đừng có cà chớn.
- Có chị cù lần nên giờ này mới biết yêu. Bạn em tụi nó làm collections nữa đó.
Tôi trừng mắt:
- Người ta khác, mình khác. Hay ho gì mấy con nhỏ bụi đời mà nói.
- Vậy là chị hổng nhờ em?
Tôi xuống nước:
- Sao không. Không nhờ Vân thì nhờ ai. Thôi làm đồng minh chị đi chuyện sau sẽ tính.
- Em nghe chị thương anh Nghiễm là em nghĩ chắc ảnh cũng phải dễ thương lắm chứ bộ. Ai như bà Hảo, thấy mà ghét. Ai bắt bả bỏ ông Long bả chịu không?
- Thôi bỏ chuyện chị Hảo đi. Người ta sợ trách nhiệm nên phải làm vậy. Đâu có ăn nhập gì đến mình nữa. Vân cứ lo đón thư cho chị là được.
- D’accord. Chị yên chí.
Thế là tôi có hai đồng minh đắc lực. Nỗi bực tức dần lắng xuống khi nỗi nhớ dâng cao. Từng giấc mơ ngắn tôi thấy Nghiễm hốc hác, xanh xao đi tìm tôi. Tôi thấy Nghiễm lăn từ triền dốc cao xuống thung lũng thấp. Tôi thấy Nghiễm chạy điên cuồng trong cơn mưa tầm tã. Tôi thấy Nghiễm đen cháy dưới tia sáng mặt trời. Ở đâu Nghiễm cũng đến tìm tôi. Ở đâu Nghiễm cũng gọi tên tôi. Nghiễm hỏi hoa, hỏi lá, hỏi mây, hỏi gió để mong gặp hình ảnh thân yêu… Hạ Mai! Hạ Mai! Em ở đâu! Anh đây! Nghiễm đây!... đến với anh. Đến với anh. Tôi nghe âm vang tiếng Nghiễm và tôi choàng tỉnh khỏi cơn mê.
_________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG 8