4
Chuông đồng hồ gõ hai tiếng rời rạc. Tôi trở mình,
kéo vội tấm drap mỏng lên tận cổ. Đêm không lạnh nhưng tôi cảm thấy cô
đơn lạ lùng. Dù biết tấm drap không thể làm ấm niềm cô đơn đó nhưng
tôi vẫn hy vọng, một níu kéo thật mong manh.
Gió ngoài kia chắc không nhiều. Miền tỉnh lẻ thoang thoảng một thứ hương lành lạnh, dìu dịu của lúa, của sông của bùn, của mía… của cả những đám ruộng cằn và những đám lau sậy mênh mông chưa khai phá. Tôi nằm lặng đi trong thứ hương thơm đồng nội đó.
Suốt ngày hôm nay tôi nhức đầu. Có lẽ vì hôm qua dang nắng suốt ngày. Sức nóng làm hai bên thái dương tôi nóng bừng, gương mặt gây gây khó chịu. Nằm yên cho chị Hảo bắt uống thuốc, nằm yên để chị Hảo cho ăn cháo. Nằm yên để Quỳnh sang buổi trưa rồi buổi chiều với lời thăm hỏi của Nghiễm. Anh Hai hỏi mày khỏe chưa? - Anh Hai bảo tao mang thuốc cảm cho mày nè Mai. Ảnh dặn mày ráng uống thuốc cho chóng khỏi.
Tôi nhăn mặt, thuốc làm tôi quay đi. Tôi sợ thuốc, sợ từ hồi còn bé. Ba má vẫn hiểu rõ con cái hơn ai hết. Mỗi lần tôi ốm, phải uống thuốc là ông bà cụ ngồi canh chừng, bao giờ thấy rõ tôi nuốt hết viên thuốc mới yên tâm, không có sợ tôi lại quăng đi mất.
Tôi nghĩ đến Nghiễm. Nhớ đến Nghiễm với nỗi bâng khuâng nhè nhẹ. Những ngày sống gần, tôi càng hiểu Nghiễm và càng mến anh hơn. Tôi quyết định với chính mình là sẽ dùng mùa hè này vào một công tác đặc biệt mang sự sống đến cho Nghiễm, mang ánh sáng đến cho Nghiễm. Dĩ nhiên là sự thành công sẽ không quá dễ dàng. Bởi nó đòi hỏi ở tôi một khả năng diễn xuất cao: vai trò người yêu. Chỉ có thế mới cứu vãn được sự bi quan quá đậm đà đã trở thành an phận của Nghiễm.
Tôi đã được đọc một vài đoạn nhật ký Nghiễm viết. Anh viết bừa. Chỉ hình dung khô giấy rồi phóng bút. Viết mà không thể đọc lại và không cần đọc lại. Nghiễm viết không trau chuốt nhưng chính những lời văn dung dị lại truyền cảm vô cùng. Anh nói thật, những mơ ước tầm thường, đơn sơ. Anh nói giản dị những ý nghĩ không chút đắn đo, ngượng ngập. Trong một tư thế khách quan tôi nhìn thấy triển vọng của Nghiễm.
Cũng không dối được là tôi dành cho Nghiễm sự quan tâm quá đáng, hơn cả dự tính bước đầu. Bởi hình ảnh Nghiễm tôi thấy đêm thật dài. Nỗi nhớ mang mang ray rứt. Một khắc khoải nào đó như một cơn bão ngầm đang trào lên từng đợt sóng. Tôi nhắc thầm tên anh. Bùi Hồng Nghiễm. Và tôi thấy anh cười, nụ cười trìu mến! Và tôi nghe anh nói, giọng nói dịu dàng. Chợt dưng tôi hốt hoảng. Chợt dưng tôi trốn tránh. Không! Tôi không thể nghĩ đến Nghiễm nhiều như thế. Tôi cúi đầu. Tôi nhắm mắt. Tôi xua đuổi Nghiễm tàn nhẫn nhưng Nghiễm nhất định không đi. Anh đứng vững như tượng đồng. Anh đứng tỉnh như bàn thạch. Anh cười nụ cười kiêu binh. Tôi cảm thấy nếu không dồn tất cả khả năng, tôi khó mà trị nổi thứ kiêu binh đó.
Buổi trưa chị Hảo đi vào, cười với tôi:
- Khỏe chưa cưng?
- Em có sao đâu chị?
- Bậy nào. Nhức đầu đừng có coi thường, nguy hiểm đấy em.
Tôi khôi hài:
- Em nhức tim chứ nhức đầu bao giờ!
- Ai vậy? Vì hoàng tử nào đủ bản lãnh làm công chúa chị nhức tim?
Tôi cười khỏa lấp. Chị Hảo tiếp:
- Chiều nay em ăn cháo nghe.
- Thôi chị, nấu nướng thêm phiền lắm.
- Phiền gì. Để chị nấu cháo nén cho cưng ăn, có cảm cúm gì cũng hết.
Tôi rùng mình nghĩ tới mùi cháo nén. Tôi chối lia lịa:
- Đừng nấu cháo nén chị Hảo. Em không nuốt nổi đâu. Em ăn cơm, hết nhức đầu rồi.
Chị chìu tôi nhưng có vẻ không bằng lòng:
- Để chị săn sóc cho em chứ. Mai mốt em về Sàigòn, xanh dờn, ốm nhách dì lại trách chị không biết lo cho em.
Tôi phớt lờ. Bây giờ tôi nằm một mình, trăn trở một mình. Thoát được bao nhiêu là rắc rối của chính tâm hồn mình. Đêm trôi qua chậm quá. Đêm thật dài. Hình ảnh Nghiễm chập chờn trước mặt. Tôi mím môi không cười với hình ảnh đó. Dù tôi đang vô cùng cô đơn. Không! Mình không thể yêu Nghiễm. Cảm tình không phải là tình yêu. Mình thương Nghiễm, đồng ý, nhưng yêu thì không. Mình không thể bại trận. Mình đã chiến thắng bao nhiêu kẻ sáng thì không có lý do gì bại trận trước một người mù. Mình làm khổ bao nhiêu ánh mắt biết chiêm ngưỡng dung nhan thì không lý gì đi khổ vì một gã đàn ông không nhìn thấy cuộc đời, không quan niệm dung nhan! Tôi không điên! Chỉ là một vở kịch. Tôi chỉ đóng vai điên mà thôi.
Tôi viện trợ đến Linh, đến Thảo, đến Duy, những người bạn trai trang lứa của tôi ở Sàigòn. Tôi cố nhìn thấy hình dáng oai hùng của Thảo trong bộ quân phục nhảy dù với ánh mắt thật tình của anh! Tôi cố hình dung ra Duy trong ngày anh ra trường Luật, với bộ quần áo luật sư đen và chiếc mũ truyền thống, Duy lên nhận phần thưởng ưu hạng và những máy hình xoay quanh anh bấm lia lịa. Tôi cố nghĩ đến Linh nhiều hơn, về những chiều chuộng nho nhỏ, dễ thương của anh, về những ước vọng tương lai mà cô gái nào cũng có quyền hãnh diện…
Xoay quanh những hình ảnh bạn bè, tôi đưa mình trở lại nếp sống thành phố. Tôi trở lại là một Hạ Mai kiêu sa, ngự trị trong tim những gã con trai si tình… Và tôi thiếp đi lúc nào không hay.
Gió ngoài kia chắc không nhiều. Miền tỉnh lẻ thoang thoảng một thứ hương lành lạnh, dìu dịu của lúa, của sông của bùn, của mía… của cả những đám ruộng cằn và những đám lau sậy mênh mông chưa khai phá. Tôi nằm lặng đi trong thứ hương thơm đồng nội đó.
Suốt ngày hôm nay tôi nhức đầu. Có lẽ vì hôm qua dang nắng suốt ngày. Sức nóng làm hai bên thái dương tôi nóng bừng, gương mặt gây gây khó chịu. Nằm yên cho chị Hảo bắt uống thuốc, nằm yên để chị Hảo cho ăn cháo. Nằm yên để Quỳnh sang buổi trưa rồi buổi chiều với lời thăm hỏi của Nghiễm. Anh Hai hỏi mày khỏe chưa? - Anh Hai bảo tao mang thuốc cảm cho mày nè Mai. Ảnh dặn mày ráng uống thuốc cho chóng khỏi.
Tôi nhăn mặt, thuốc làm tôi quay đi. Tôi sợ thuốc, sợ từ hồi còn bé. Ba má vẫn hiểu rõ con cái hơn ai hết. Mỗi lần tôi ốm, phải uống thuốc là ông bà cụ ngồi canh chừng, bao giờ thấy rõ tôi nuốt hết viên thuốc mới yên tâm, không có sợ tôi lại quăng đi mất.
Tôi nghĩ đến Nghiễm. Nhớ đến Nghiễm với nỗi bâng khuâng nhè nhẹ. Những ngày sống gần, tôi càng hiểu Nghiễm và càng mến anh hơn. Tôi quyết định với chính mình là sẽ dùng mùa hè này vào một công tác đặc biệt mang sự sống đến cho Nghiễm, mang ánh sáng đến cho Nghiễm. Dĩ nhiên là sự thành công sẽ không quá dễ dàng. Bởi nó đòi hỏi ở tôi một khả năng diễn xuất cao: vai trò người yêu. Chỉ có thế mới cứu vãn được sự bi quan quá đậm đà đã trở thành an phận của Nghiễm.
Tôi đã được đọc một vài đoạn nhật ký Nghiễm viết. Anh viết bừa. Chỉ hình dung khô giấy rồi phóng bút. Viết mà không thể đọc lại và không cần đọc lại. Nghiễm viết không trau chuốt nhưng chính những lời văn dung dị lại truyền cảm vô cùng. Anh nói thật, những mơ ước tầm thường, đơn sơ. Anh nói giản dị những ý nghĩ không chút đắn đo, ngượng ngập. Trong một tư thế khách quan tôi nhìn thấy triển vọng của Nghiễm.
Cũng không dối được là tôi dành cho Nghiễm sự quan tâm quá đáng, hơn cả dự tính bước đầu. Bởi hình ảnh Nghiễm tôi thấy đêm thật dài. Nỗi nhớ mang mang ray rứt. Một khắc khoải nào đó như một cơn bão ngầm đang trào lên từng đợt sóng. Tôi nhắc thầm tên anh. Bùi Hồng Nghiễm. Và tôi thấy anh cười, nụ cười trìu mến! Và tôi nghe anh nói, giọng nói dịu dàng. Chợt dưng tôi hốt hoảng. Chợt dưng tôi trốn tránh. Không! Tôi không thể nghĩ đến Nghiễm nhiều như thế. Tôi cúi đầu. Tôi nhắm mắt. Tôi xua đuổi Nghiễm tàn nhẫn nhưng Nghiễm nhất định không đi. Anh đứng vững như tượng đồng. Anh đứng tỉnh như bàn thạch. Anh cười nụ cười kiêu binh. Tôi cảm thấy nếu không dồn tất cả khả năng, tôi khó mà trị nổi thứ kiêu binh đó.
Buổi trưa chị Hảo đi vào, cười với tôi:
- Khỏe chưa cưng?
- Em có sao đâu chị?
- Bậy nào. Nhức đầu đừng có coi thường, nguy hiểm đấy em.
Tôi khôi hài:
- Em nhức tim chứ nhức đầu bao giờ!
- Ai vậy? Vì hoàng tử nào đủ bản lãnh làm công chúa chị nhức tim?
Tôi cười khỏa lấp. Chị Hảo tiếp:
- Chiều nay em ăn cháo nghe.
- Thôi chị, nấu nướng thêm phiền lắm.
- Phiền gì. Để chị nấu cháo nén cho cưng ăn, có cảm cúm gì cũng hết.
Tôi rùng mình nghĩ tới mùi cháo nén. Tôi chối lia lịa:
- Đừng nấu cháo nén chị Hảo. Em không nuốt nổi đâu. Em ăn cơm, hết nhức đầu rồi.
Chị chìu tôi nhưng có vẻ không bằng lòng:
- Để chị săn sóc cho em chứ. Mai mốt em về Sàigòn, xanh dờn, ốm nhách dì lại trách chị không biết lo cho em.
Tôi phớt lờ. Bây giờ tôi nằm một mình, trăn trở một mình. Thoát được bao nhiêu là rắc rối của chính tâm hồn mình. Đêm trôi qua chậm quá. Đêm thật dài. Hình ảnh Nghiễm chập chờn trước mặt. Tôi mím môi không cười với hình ảnh đó. Dù tôi đang vô cùng cô đơn. Không! Mình không thể yêu Nghiễm. Cảm tình không phải là tình yêu. Mình thương Nghiễm, đồng ý, nhưng yêu thì không. Mình không thể bại trận. Mình đã chiến thắng bao nhiêu kẻ sáng thì không có lý do gì bại trận trước một người mù. Mình làm khổ bao nhiêu ánh mắt biết chiêm ngưỡng dung nhan thì không lý gì đi khổ vì một gã đàn ông không nhìn thấy cuộc đời, không quan niệm dung nhan! Tôi không điên! Chỉ là một vở kịch. Tôi chỉ đóng vai điên mà thôi.
Tôi viện trợ đến Linh, đến Thảo, đến Duy, những người bạn trai trang lứa của tôi ở Sàigòn. Tôi cố nhìn thấy hình dáng oai hùng của Thảo trong bộ quân phục nhảy dù với ánh mắt thật tình của anh! Tôi cố hình dung ra Duy trong ngày anh ra trường Luật, với bộ quần áo luật sư đen và chiếc mũ truyền thống, Duy lên nhận phần thưởng ưu hạng và những máy hình xoay quanh anh bấm lia lịa. Tôi cố nghĩ đến Linh nhiều hơn, về những chiều chuộng nho nhỏ, dễ thương của anh, về những ước vọng tương lai mà cô gái nào cũng có quyền hãnh diện…
Xoay quanh những hình ảnh bạn bè, tôi đưa mình trở lại nếp sống thành phố. Tôi trở lại là một Hạ Mai kiêu sa, ngự trị trong tim những gã con trai si tình… Và tôi thiếp đi lúc nào không hay.
*
- Hạ Mai!
Tôi nghe tiếng nói đến từ sau lưng. Tôi mừng hơn dự tưởng:
- Anh Nghiễm!
Nghiễm giơ tay vịn vào thành ghế. Rồi anh ngồi xuống trước mặt tôi:
- Em bịnh?
- Dạ.
- Hôm nay đỡ chưa Mai?
Tôi cố đóng trọn vai trò:
- Em bớt rồi. Anh sang đây một mình hay với Hồng Quỳnh?
- Anh đi một mình. Sáng nay Quỳnh có bận.
- Anh để em bớt em qua, đi làm chi cho khổ
Tôi tưởng tượng ra một sự bất mãn trong đôi mắt chết của Nghiễm. Giọng anh đầy trách móc:
- Hạ Mai, anh không có quyền đến thăm em sao? Em không cho phép anh?
- Không phải. Nhưng em không muốn anh vất vả.
- Em thương hại anh mù lòa? Hay em cho rằng anh không xứng đáng đến thăm em hở Mai? Nói đi. Em chỉ cần xác nhận một sự thật là anh sẽ không làm phiền em nữa. Anh hứa. Có phải sự chịu đựng vì thương hại một kẻ tật nguyền của em đã đến mức không chịu được nữa rồi không?
Tôi mở mắt lớn gần nứt khóe để nhìn Nghiễm! Có thể anh đoán được ý tôi sao? Không, ngàn lần không. Nghiễm chỉ dự đoán. Đó là do mặc cảm đặt thành ý nghĩ, đặt thành câu hỏi cho anh chứ Nghiễm không hề hay biết gì cả. Tôi không phải là kịch sĩ nhưng nếu tôi đóng vai trò người tình có lẽ không đến nỗi tệ. Từ giờ phút này tôi phải quên vai kịch của mình. Tôi phải tự coi mình là người yêu Nghiễm và là người tình thực sự mới được.
- Nghiễm! Đừng nói với em những lời cay đắng đó. Nếu anh hiểu rằng em đã phải qua những giờ khắc vô tận, vật vã trong nổi nhớ nhung. Anh… anh hiểu em không Nghiễm?
- Hạ Mai!
Tiếng Nghiễm thì thầm, tôi nghe ấm như hơi thở.
- Em đang đối diện anh phải không?
- Dạ.
- Bàn tay em đâu Mai?
Tôi đưa tay ra. Tự dưng tôi run lên vì cảm xúc.
- Tay em đây Nghiễm.
Nghiễm cầm bàn tay mềm bé nhỏ của tôi trong bàn tay chai rắn của anh. Anh kéo tay tôi áp lên má! Nước mắt tôi trào ra.
Chiếc bàn nhỏ ngăn cách hai chúng tôi.
- Mai sang đây với anh. Đến gần anh đi em. Sao em xa cách anh quá hở Mai?
Tôi ngoan ngoãn nghe lời Nghiễm như một tín đồ sùng đạo. Anh vuốt nhẹ lên má tôi, ngón tay anh vẽ nét trên môi tôi. Và bất chợt anh cúi xuống. Nghiễm hôn lên mắt tôi và anh biết tôi khóc.
- Hạ Mai!
- Dạ.
- Sao em khóc?
- Em không biết.
- Mai thương hại anh phải không?
Tôi van lơn:
- Nghiễm, đừng bao giờ dùng hai tiếng thương hại với em.
- Vậy sao em khóc?
- Không có một cảm xúc nào làm mình khóc được ngoài sự thương hại sao anh?
Nghiễm thì thầm:
- Anh xin lỗi Mai. Tại anh luôn luôn có mặc cảm…
- Bỏ đi Nghiễm. Vì em, anh bỏ mặc cảm đó được không anh?
- Vì em? Hạ Mai! Vì em, tất cả đối với anh đều chấp nhận được.
Tôi úp mặt vào ngực người tình. Nước mắt tôi thấm qua làn vải chemise trắng của anh. Hai đứa cùng im lặng. Sự thật hay giấc mơ? Đẹp quá. Tôi không dám thở mạnh, sợ tất cả sẽ biến tan đi. Trong một giây, tôi rung động thật sự.
Tôi nghe tiếng nói đến từ sau lưng. Tôi mừng hơn dự tưởng:
- Anh Nghiễm!
Nghiễm giơ tay vịn vào thành ghế. Rồi anh ngồi xuống trước mặt tôi:
- Em bịnh?
- Dạ.
- Hôm nay đỡ chưa Mai?
Tôi cố đóng trọn vai trò:
- Em bớt rồi. Anh sang đây một mình hay với Hồng Quỳnh?
- Anh đi một mình. Sáng nay Quỳnh có bận.
- Anh để em bớt em qua, đi làm chi cho khổ
Tôi tưởng tượng ra một sự bất mãn trong đôi mắt chết của Nghiễm. Giọng anh đầy trách móc:
- Hạ Mai, anh không có quyền đến thăm em sao? Em không cho phép anh?
- Không phải. Nhưng em không muốn anh vất vả.
- Em thương hại anh mù lòa? Hay em cho rằng anh không xứng đáng đến thăm em hở Mai? Nói đi. Em chỉ cần xác nhận một sự thật là anh sẽ không làm phiền em nữa. Anh hứa. Có phải sự chịu đựng vì thương hại một kẻ tật nguyền của em đã đến mức không chịu được nữa rồi không?
Tôi mở mắt lớn gần nứt khóe để nhìn Nghiễm! Có thể anh đoán được ý tôi sao? Không, ngàn lần không. Nghiễm chỉ dự đoán. Đó là do mặc cảm đặt thành ý nghĩ, đặt thành câu hỏi cho anh chứ Nghiễm không hề hay biết gì cả. Tôi không phải là kịch sĩ nhưng nếu tôi đóng vai trò người tình có lẽ không đến nỗi tệ. Từ giờ phút này tôi phải quên vai kịch của mình. Tôi phải tự coi mình là người yêu Nghiễm và là người tình thực sự mới được.
- Nghiễm! Đừng nói với em những lời cay đắng đó. Nếu anh hiểu rằng em đã phải qua những giờ khắc vô tận, vật vã trong nổi nhớ nhung. Anh… anh hiểu em không Nghiễm?
- Hạ Mai!
Tiếng Nghiễm thì thầm, tôi nghe ấm như hơi thở.
- Em đang đối diện anh phải không?
- Dạ.
- Bàn tay em đâu Mai?
Tôi đưa tay ra. Tự dưng tôi run lên vì cảm xúc.
- Tay em đây Nghiễm.
Nghiễm cầm bàn tay mềm bé nhỏ của tôi trong bàn tay chai rắn của anh. Anh kéo tay tôi áp lên má! Nước mắt tôi trào ra.
Chiếc bàn nhỏ ngăn cách hai chúng tôi.
- Mai sang đây với anh. Đến gần anh đi em. Sao em xa cách anh quá hở Mai?
Tôi ngoan ngoãn nghe lời Nghiễm như một tín đồ sùng đạo. Anh vuốt nhẹ lên má tôi, ngón tay anh vẽ nét trên môi tôi. Và bất chợt anh cúi xuống. Nghiễm hôn lên mắt tôi và anh biết tôi khóc.
- Hạ Mai!
- Dạ.
- Sao em khóc?
- Em không biết.
- Mai thương hại anh phải không?
Tôi van lơn:
- Nghiễm, đừng bao giờ dùng hai tiếng thương hại với em.
- Vậy sao em khóc?
- Không có một cảm xúc nào làm mình khóc được ngoài sự thương hại sao anh?
Nghiễm thì thầm:
- Anh xin lỗi Mai. Tại anh luôn luôn có mặc cảm…
- Bỏ đi Nghiễm. Vì em, anh bỏ mặc cảm đó được không anh?
- Vì em? Hạ Mai! Vì em, tất cả đối với anh đều chấp nhận được.
Tôi úp mặt vào ngực người tình. Nước mắt tôi thấm qua làn vải chemise trắng của anh. Hai đứa cùng im lặng. Sự thật hay giấc mơ? Đẹp quá. Tôi không dám thở mạnh, sợ tất cả sẽ biến tan đi. Trong một giây, tôi rung động thật sự.
- Chiều nay em sang anh?
- Dạ.
- Đừng để anh chờ.
- Dạ.
- Sự chờ đợi khổ lắm em.
- Em biết.
Nghiễm đan những ngón tay lên mái tóc ngắn của tôi:
- Cô bé của anh. Em là thiên sứ. Anh là ma quỉ, biết chúng mình có đi chung đường được không em?
- Sao anh nghĩ vậy?
- Vì anh sợ Mai ạ. Sự thật nào đẹp quá cũng làm người ta sợ. Anh không dám tin ở sự tỉnh táo của mình nữa. Anh sợ mình sẽ bị rơi từ đỉnh cao đến tận cùng vực thẳm.
Tôi hiểu ý nghĩ của Nghiễm. Nhưng mặc cảm đang ngập tràn trong anh. Tôi chua xót thấy mình bất lực trước nổi khổ đó.
Tôi an ủi Nghiễm:
- Hãy tin tưởng anh ạ. Chúng ta phải tự tranh đấu rồi Chúa sẽ giúp sức.
- Cám ơn bé cưng. Đêm qua em ngủ ngon không?
- Thức gần hết đêm và nhớ anh ghê gớm. Còn anh?
- Anh hình dung em để sống.
Nghiễm thở nhẹ:
- Ba mươi tuổi anh mới biết yêu. Ba mươi tuổi anh mới hiểu thế nào là ý sống. Anh già lắm không Mai?
Tôi thành thật:
- Gương mặt anh không già. Nhưng anh mất sự linh hoạt vì đôi mắt.
Tôi siết tay anh:
- Từ bây giờ em là ánh sáng của anh nhé Nghiễm. Em sẽ kể với anh những gì anh muốn thấy và những gì em thấy, bằng lòng không Nghiễm?
- Em là Thiên sứ Chúa gởi xuống cho anh.
- Dạ.
- Đừng để anh chờ.
- Dạ.
- Sự chờ đợi khổ lắm em.
- Em biết.
Nghiễm đan những ngón tay lên mái tóc ngắn của tôi:
- Cô bé của anh. Em là thiên sứ. Anh là ma quỉ, biết chúng mình có đi chung đường được không em?
- Sao anh nghĩ vậy?
- Vì anh sợ Mai ạ. Sự thật nào đẹp quá cũng làm người ta sợ. Anh không dám tin ở sự tỉnh táo của mình nữa. Anh sợ mình sẽ bị rơi từ đỉnh cao đến tận cùng vực thẳm.
Tôi hiểu ý nghĩ của Nghiễm. Nhưng mặc cảm đang ngập tràn trong anh. Tôi chua xót thấy mình bất lực trước nổi khổ đó.
Tôi an ủi Nghiễm:
- Hãy tin tưởng anh ạ. Chúng ta phải tự tranh đấu rồi Chúa sẽ giúp sức.
- Cám ơn bé cưng. Đêm qua em ngủ ngon không?
- Thức gần hết đêm và nhớ anh ghê gớm. Còn anh?
- Anh hình dung em để sống.
Nghiễm thở nhẹ:
- Ba mươi tuổi anh mới biết yêu. Ba mươi tuổi anh mới hiểu thế nào là ý sống. Anh già lắm không Mai?
Tôi thành thật:
- Gương mặt anh không già. Nhưng anh mất sự linh hoạt vì đôi mắt.
Tôi siết tay anh:
- Từ bây giờ em là ánh sáng của anh nhé Nghiễm. Em sẽ kể với anh những gì anh muốn thấy và những gì em thấy, bằng lòng không Nghiễm?
- Em là Thiên sứ Chúa gởi xuống cho anh.
__________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG 5