5
Tôi rón rén đến sau lưng Nghiễm, cố giữ không gây
tiếng động. Nghiễm đang tập đánh máy. Tôi nhìn qua vai Nghiễm. Trên
trang giấy in rõ những mẫu tự ghép thành tên Hạ Mai… Suốt hơn nửa trang
giấy và còn được tiếp tục. Tôi cố giấu sự cảm động, cúi thổi nhẹ vào
gáy Nghiễm làm anh giật mình quay lại:
- Mai phải không?
- Anh tập thuần tay chưa?
Nghiễm vuốt nhẹ lên những hàng chữ nổi một cách trìu mến:
- Thuần tay… chỉ một tên em thôi Hạ Mai, chỉ có hai chữ đó mà anh lập đi lập lại hoài không chán.
Tôi lặng im, không biết nói gì hơn để diễn đạt được niềm sung sướng của người con gái được yêu. Bây giờ tôi mới hiểu tình yêu là một hồi chuông tuyệt vời ngân vang triền miên trong tâm hồn. Tình yêu là một vầng sáng chói lòa thánh thiện để con người nhìn vào đó mà nghĩ về nó để thở, để sống.
Tôi âu yếm đặt tay lên vai Nghiễm:
- Bao giờ anh có thể viết được?
- Lúc nào em muốn. Anh sẽ cố gắng để em không thất vọng.
Tôi khuyến khích:
- Làm sao em thất vọng được. Anh của em sẽ thành công mà.
- Thật không Mai? Em tin anh thành công?
- Dĩ nhiên Nghiễm ạ, anh sẽ thành công ngoài sức tưởng tượng nữa kia.
- Anh sẽ viết truyện Mai nhỉ, một câu chuyện tình thật cảm động.
Tôi kéo ghế ngồi sát bên Nghiễm:
- Câu chuyện như thế nào, văn sĩ của em? Anh có cốt truyện chưa?
Nghiễm hơi ngập ngừng:
- Cốt truyện… Anh sẽ diễn tả tình yêu thánh thiện của một nàng tiên dành cho một gã đàn ông bất hạnh…
- Nhưng em nghĩ… giữa thời đại này Nghiễm nên thực tế một chút, đừng lấy bối cảnh hoang đường quá.
- Nàng tiên… Anh muốn ám chỉ một người con gái đẹp. Chứ Tiên thánh thì ai mà dám “mê”!
- Thế thì được. Em tưởng anh cho nhân vật cỡ như Giáng Hương ngày xưa thì mộng mị quá.
Nghiễm cười:
- Chưa gì nhà văn đã bị độc giả sửa lưng rồi.
Tôi dục:
- Rồi câu chuyện diễn tiến ra sao? Anh kể tiếp cho em nghe đi.
- Thì câu chuyện sẽ xoay quanh chàng và nàng. Họ yêu nhau.
- Em biết họ yêu nhau, nhưng tình yêu của họ chắc phải ngang trái lắm, như thế mới hấp dẫn được người đọc phải không anh.
Nghiễm chợt dưng thở dài:
- Bộ em muốn tình yêu của họ phải ngang trái lắm sao Mai? Em không muốn mối tình thành tựu sao? Em không nghĩ rằng sự tan vỡ có thể giết chết người con trai trong niềm tuyệt vọng mỏi mòn? Dù sao, chung quanh cô gái cũng còn nhiều cuộc vui để tìm quên. Còn người con trai? Anh ta bất hạnh hoàn toàn. Anh ta nhận lãnh tất cả hậu quả của sự tan vỡ. Vì anh ta… mù.
Tôi chợt hiểu ý Nghiễm. Tôi cắt ngang:
- Mù? Nhân vật chính trong truyện của anh là một người mù sao?
- Phải - Một người thanh niên mù yêu một người con gái tuyệt đẹp.
Giọng anh chùng xuống:
- Và một tình yêu như thế gặp ngang trái là hẳn nhiên phải không em? Làm sao mà thành tựu được, dù đó là mơ ước một đời của anh ta.
Tiếng tôi lạc đi:
- Em xin lỗi. Mai xin lỗi anh, Nghiễm. Em vô tình dẫm lên nổi khổ của anh. Thật ra, em muốn anh tạo những nhân vật gây xúc động cho người đọc, những ngang trái để rồi đi đến một kết luận tốt đẹp. Em chỉ nghĩ đến một cốt truyện thuần túy cho một nhà văn…
- Anh hiểu. Anh hiểu em muốn nói gì… nhưng anh vẫn không dằn được những ý nghĩ chua xót cô đọng trong anh. Anh luôn luôn bị ám ảnh bởi sự tật nguyền của mình. Anh làm khổ em. Anh không xứng đáng chút nào với tình yêu của em…
Tôi đưa Nghiễm trở lại vấn đề:
- Em đồng ý câu chuyện của anh. Viết với một phần tâm sự mình sẽ có nhiều cảm hứng. Nhưng anh đừng bao giờ nghĩ rằng tiểu thuyết là đời mình để rồi buồn nản… Anh đã đặt tựa cho truyện của anh chưa?
Nghiễm gật:
- Anh đề tựa là “Trăng 30”. Em thấy được không?
Tôi lẩm bẩm:
- “Trăng 30” nghe cũng… ngồ ngộ. Nhưng anh giải thích cho em về ý nghĩa được không?
- Dễ hiểu. Vì nhân vật chính trong truyện 30 tuổi ! Và vì đến năm 30 tuổi anh ta mới có người yêu, nên lúc đó cuộc đời anh ta mới bắt đầu có ánh sáng… Tình yêu như một khuôn trăng làm rạng rỡ hẳn cuộc đời tăm tối của hắn…
Tôi ôm lấy cánh tay Nghiễm:
- Tuyệt, anh của em. Vậy là nhất. Ý nghĩa lắm. Anh sẽ hoàn toàn thành công với một chút cố gắng nữa thôi. Tuyệt diệu !
Tôi hôn lên trán, lên má Nghiễm. Anh nhận những nụ hôn yêu bằng muôn ngàn sung sướng. Tôi chợt nghe thầm hãnh diện. Ít ra là với Nghiễm, tôi cũng sẽ làm được một cái gì cho anh. Và vì yêu tôi, Nghiễm cũng sẽ đổi thay được nếp sống lặng thầm buồn tủi. Tôi không đến nỗi vô dụng lắm !
Tôi phác họa cho Nghiễm thấy một tương lai mới. Tôi ao ước một ngày nào được đọc tác phẩm của anh đăng trên báo. Tôi tin điều đó sẽ thực hiện được. Tôi nói thao thao về những tác phẩm được quay phim. Những giải thưởng văn chương trong nước và quốc tế… Nghiễm có tất cả hy vọng để tiến thật xa trên lý tưởng mới của anh. Nghiễm nghe tôi bằng nụ cười ngờ vực nhưng anh không cãi. “Anh sẽ đem tất cả khả năng để làm việc. Em hãy giúp anh những ngày còn lại ở bên anh. Anh không mong sẽ thành công với mọi người mà chỉ muốn ghi lại chính tâm sự của mình. Để em đọc và anh đọc”.
- Mai phải không?
- Anh tập thuần tay chưa?
Nghiễm vuốt nhẹ lên những hàng chữ nổi một cách trìu mến:
- Thuần tay… chỉ một tên em thôi Hạ Mai, chỉ có hai chữ đó mà anh lập đi lập lại hoài không chán.
Tôi lặng im, không biết nói gì hơn để diễn đạt được niềm sung sướng của người con gái được yêu. Bây giờ tôi mới hiểu tình yêu là một hồi chuông tuyệt vời ngân vang triền miên trong tâm hồn. Tình yêu là một vầng sáng chói lòa thánh thiện để con người nhìn vào đó mà nghĩ về nó để thở, để sống.
Tôi âu yếm đặt tay lên vai Nghiễm:
- Bao giờ anh có thể viết được?
- Lúc nào em muốn. Anh sẽ cố gắng để em không thất vọng.
Tôi khuyến khích:
- Làm sao em thất vọng được. Anh của em sẽ thành công mà.
- Thật không Mai? Em tin anh thành công?
- Dĩ nhiên Nghiễm ạ, anh sẽ thành công ngoài sức tưởng tượng nữa kia.
- Anh sẽ viết truyện Mai nhỉ, một câu chuyện tình thật cảm động.
Tôi kéo ghế ngồi sát bên Nghiễm:
- Câu chuyện như thế nào, văn sĩ của em? Anh có cốt truyện chưa?
Nghiễm hơi ngập ngừng:
- Cốt truyện… Anh sẽ diễn tả tình yêu thánh thiện của một nàng tiên dành cho một gã đàn ông bất hạnh…
- Nhưng em nghĩ… giữa thời đại này Nghiễm nên thực tế một chút, đừng lấy bối cảnh hoang đường quá.
- Nàng tiên… Anh muốn ám chỉ một người con gái đẹp. Chứ Tiên thánh thì ai mà dám “mê”!
- Thế thì được. Em tưởng anh cho nhân vật cỡ như Giáng Hương ngày xưa thì mộng mị quá.
Nghiễm cười:
- Chưa gì nhà văn đã bị độc giả sửa lưng rồi.
Tôi dục:
- Rồi câu chuyện diễn tiến ra sao? Anh kể tiếp cho em nghe đi.
- Thì câu chuyện sẽ xoay quanh chàng và nàng. Họ yêu nhau.
- Em biết họ yêu nhau, nhưng tình yêu của họ chắc phải ngang trái lắm, như thế mới hấp dẫn được người đọc phải không anh.
Nghiễm chợt dưng thở dài:
- Bộ em muốn tình yêu của họ phải ngang trái lắm sao Mai? Em không muốn mối tình thành tựu sao? Em không nghĩ rằng sự tan vỡ có thể giết chết người con trai trong niềm tuyệt vọng mỏi mòn? Dù sao, chung quanh cô gái cũng còn nhiều cuộc vui để tìm quên. Còn người con trai? Anh ta bất hạnh hoàn toàn. Anh ta nhận lãnh tất cả hậu quả của sự tan vỡ. Vì anh ta… mù.
Tôi chợt hiểu ý Nghiễm. Tôi cắt ngang:
- Mù? Nhân vật chính trong truyện của anh là một người mù sao?
- Phải - Một người thanh niên mù yêu một người con gái tuyệt đẹp.
Giọng anh chùng xuống:
- Và một tình yêu như thế gặp ngang trái là hẳn nhiên phải không em? Làm sao mà thành tựu được, dù đó là mơ ước một đời của anh ta.
Tiếng tôi lạc đi:
- Em xin lỗi. Mai xin lỗi anh, Nghiễm. Em vô tình dẫm lên nổi khổ của anh. Thật ra, em muốn anh tạo những nhân vật gây xúc động cho người đọc, những ngang trái để rồi đi đến một kết luận tốt đẹp. Em chỉ nghĩ đến một cốt truyện thuần túy cho một nhà văn…
- Anh hiểu. Anh hiểu em muốn nói gì… nhưng anh vẫn không dằn được những ý nghĩ chua xót cô đọng trong anh. Anh luôn luôn bị ám ảnh bởi sự tật nguyền của mình. Anh làm khổ em. Anh không xứng đáng chút nào với tình yêu của em…
Tôi đưa Nghiễm trở lại vấn đề:
- Em đồng ý câu chuyện của anh. Viết với một phần tâm sự mình sẽ có nhiều cảm hứng. Nhưng anh đừng bao giờ nghĩ rằng tiểu thuyết là đời mình để rồi buồn nản… Anh đã đặt tựa cho truyện của anh chưa?
Nghiễm gật:
- Anh đề tựa là “Trăng 30”. Em thấy được không?
Tôi lẩm bẩm:
- “Trăng 30” nghe cũng… ngồ ngộ. Nhưng anh giải thích cho em về ý nghĩa được không?
- Dễ hiểu. Vì nhân vật chính trong truyện 30 tuổi ! Và vì đến năm 30 tuổi anh ta mới có người yêu, nên lúc đó cuộc đời anh ta mới bắt đầu có ánh sáng… Tình yêu như một khuôn trăng làm rạng rỡ hẳn cuộc đời tăm tối của hắn…
Tôi ôm lấy cánh tay Nghiễm:
- Tuyệt, anh của em. Vậy là nhất. Ý nghĩa lắm. Anh sẽ hoàn toàn thành công với một chút cố gắng nữa thôi. Tuyệt diệu !
Tôi hôn lên trán, lên má Nghiễm. Anh nhận những nụ hôn yêu bằng muôn ngàn sung sướng. Tôi chợt nghe thầm hãnh diện. Ít ra là với Nghiễm, tôi cũng sẽ làm được một cái gì cho anh. Và vì yêu tôi, Nghiễm cũng sẽ đổi thay được nếp sống lặng thầm buồn tủi. Tôi không đến nỗi vô dụng lắm !
Tôi phác họa cho Nghiễm thấy một tương lai mới. Tôi ao ước một ngày nào được đọc tác phẩm của anh đăng trên báo. Tôi tin điều đó sẽ thực hiện được. Tôi nói thao thao về những tác phẩm được quay phim. Những giải thưởng văn chương trong nước và quốc tế… Nghiễm có tất cả hy vọng để tiến thật xa trên lý tưởng mới của anh. Nghiễm nghe tôi bằng nụ cười ngờ vực nhưng anh không cãi. “Anh sẽ đem tất cả khả năng để làm việc. Em hãy giúp anh những ngày còn lại ở bên anh. Anh không mong sẽ thành công với mọi người mà chỉ muốn ghi lại chính tâm sự của mình. Để em đọc và anh đọc”.
*
- Trời đang mưa đó anh.
Nghiễm mơ màng:
- Những sợi tơ trời đan nhau chắc đẹp lắm Mai nhỉ. Nhớ ngày anh còn bé, thích nhất ngày mưa. Chạy ra sân đuổi bắt từng cái bong bóng nước. Bong bóng nước mong manh và tay mình chạm vào là tan nhưng vẫn hoài chạy theo… Tuổi nhỏ thật vô tư, háo thắng đuổi theo ảo ảnh mà không biết rằng sẽ không bao giờ bắt được.
- Em thích nghe tiếng mưa rơi trên mái ngói, trên lá cây. Âm thanh như một điệu nhạc liêu trai…
- Nước mưa thì bao giờ cũng trong, dù thời gian bao lâu cũng đâu có đổi thay phải không Mai?
- Dạ. Trừ những hiện trạng đặc biệt.
Nghiễm chép miệng:
- Hồi anh chưa mù thường ví hạt nước mưa trong như nước mắt người yêu - Tiếc rằng chưa có người yêu để được nhìn nàng khóc thì đã không bao giờ còn nhìn thấy nữa
Tôi tò mò:
- Lúc anh mười mấy tuổi, quan niệm của anh về dung nhan một cô gái như thế nào?
- Về quan niệm sắc đẹp mỗi người một khác. Anh nhớ là có một cô bạn, anh thích nhất trên gương mặt cô ta là đôi môi. Đôi môi hơi đầy nên trông mòng mọng dễ thương. Anh ghét con gái môi mỏng, làm nụ cười có vẻ sắc sảo thế nào…
- Anh thích vẻ đẹp thuần hậu?
- Như em bây giờ. Má nói người con gái như em không bao giờ làm khổ người khác.
Tôi bối rối:
- Má biết chuyện chúng mình hở anh?
- Đó chỉ là một nhận xét của cụ. Các cụ xưa đoán tướng hay lắm em. Anh tin rằng má biết hai đứa mình có cảm tình với nhau.
Sợ quanh quẩn chuyện tình yêu rồi Nghiễm lại vướng phải những mặc cảm như những lần trước, tôi làm bộ reo lên:
- Mưa giăng một màng lưới trắng xóa bao la tít tắp đẹp ghê đi anh.
Nghiễm cười vui:
- “Vũ vô kiêm tỏa năng lưu khách”. Trời thương anh nên cho mưa giữ em lại bên anh đó.
Tôi phụng phịu:
- Anh nói vậy hết mưa em về nghe.
- Thôi cho anh xin, bé cưng. Anh muốn nói em thương anh mà trời cũng giúp anh có dịp để… em thương nhiều hơn.
- Anh biện luận hay lắm.
- Mai ơi !
- Dạ.
- Mưa tỉnh lẽ chắc buồn hơn mưa Sàigòn phải không em?
- Ở đâu thì mưa cũng là một hiện tượng tan mây. Nhưng ở đây thấy hình ảnh ướt át lâu dài hơn. Sàigòn hết mưa là hết nước.
- Mưa thế này lúa tốt lắm em.
- Em thích ăn những hạt lúa non đó Nghiễm. Chất ngọt như mộng dừa.
Nghiễm mơ màng:
- Những sợi tơ trời đan nhau chắc đẹp lắm Mai nhỉ. Nhớ ngày anh còn bé, thích nhất ngày mưa. Chạy ra sân đuổi bắt từng cái bong bóng nước. Bong bóng nước mong manh và tay mình chạm vào là tan nhưng vẫn hoài chạy theo… Tuổi nhỏ thật vô tư, háo thắng đuổi theo ảo ảnh mà không biết rằng sẽ không bao giờ bắt được.
- Em thích nghe tiếng mưa rơi trên mái ngói, trên lá cây. Âm thanh như một điệu nhạc liêu trai…
- Nước mưa thì bao giờ cũng trong, dù thời gian bao lâu cũng đâu có đổi thay phải không Mai?
- Dạ. Trừ những hiện trạng đặc biệt.
Nghiễm chép miệng:
- Hồi anh chưa mù thường ví hạt nước mưa trong như nước mắt người yêu - Tiếc rằng chưa có người yêu để được nhìn nàng khóc thì đã không bao giờ còn nhìn thấy nữa
Tôi tò mò:
- Lúc anh mười mấy tuổi, quan niệm của anh về dung nhan một cô gái như thế nào?
- Về quan niệm sắc đẹp mỗi người một khác. Anh nhớ là có một cô bạn, anh thích nhất trên gương mặt cô ta là đôi môi. Đôi môi hơi đầy nên trông mòng mọng dễ thương. Anh ghét con gái môi mỏng, làm nụ cười có vẻ sắc sảo thế nào…
- Anh thích vẻ đẹp thuần hậu?
- Như em bây giờ. Má nói người con gái như em không bao giờ làm khổ người khác.
Tôi bối rối:
- Má biết chuyện chúng mình hở anh?
- Đó chỉ là một nhận xét của cụ. Các cụ xưa đoán tướng hay lắm em. Anh tin rằng má biết hai đứa mình có cảm tình với nhau.
Sợ quanh quẩn chuyện tình yêu rồi Nghiễm lại vướng phải những mặc cảm như những lần trước, tôi làm bộ reo lên:
- Mưa giăng một màng lưới trắng xóa bao la tít tắp đẹp ghê đi anh.
Nghiễm cười vui:
- “Vũ vô kiêm tỏa năng lưu khách”. Trời thương anh nên cho mưa giữ em lại bên anh đó.
Tôi phụng phịu:
- Anh nói vậy hết mưa em về nghe.
- Thôi cho anh xin, bé cưng. Anh muốn nói em thương anh mà trời cũng giúp anh có dịp để… em thương nhiều hơn.
- Anh biện luận hay lắm.
- Mai ơi !
- Dạ.
- Mưa tỉnh lẽ chắc buồn hơn mưa Sàigòn phải không em?
- Ở đâu thì mưa cũng là một hiện tượng tan mây. Nhưng ở đây thấy hình ảnh ướt át lâu dài hơn. Sàigòn hết mưa là hết nước.
- Mưa thế này lúa tốt lắm em.
- Em thích ăn những hạt lúa non đó Nghiễm. Chất ngọt như mộng dừa.
*
- Nghiễm ơi, Hồng Quỳnh hái cho em bông sen nè, đẹp chưa?
- Ừ đẹp, Quỳnh đâu rồi em?
- Nó còn hái mấy cái gương sen nữa. Anh đợi em tí nghe, em lại cầm gương sen Quỳnh đưa kìa.
Tôi chạy lại phía Quỳnh. Nó đưa tôi bốn cái gương sen vừa hái được, Quỳnh nói:
- Hú hồn. Suýt nữa tao nhào xuống ao.
- Nói rồi mà mày vẫn bướng. Cho mày té ướt coi… không giống ai hết à.
- “Ừ”, phải chớ. Tui lặn lội đi tìm “thực phẩm” cung phụng cho “ông bà” mà còn chúc dữ nữa hả.
Tôi cười hòa. Hai đứa nắm tay đi về nơi cắm trại. Nghiễm ngước lên:
- Các cô làm gì lâu thế, anh sốt cả ruột.
Quỳnh liếng thoáng:
- Mấy cái gương sen giữa ao lớn ghê mà với không tới uổng quá Mai hở?
- Thôi chịu khó ăn gương nhỏ đi cưng. Vói dài lỡ hụt tay ngã xuống ao rồi Mai vớt không được đâu.
Hồng Quỳnh nhìn tôi nheo mắt:
- Đó thấy chưa? Chưa gì đã binh chầm chầm mà. Thôi, “tui” là người thừa “tui” xin rút lui.
Nghiễm khôi hài:
- Bé rút lui nhớ để giỏ đồ ăn lại là được.
Quỳnh đấm vào lưng anh thùm thụp. Cả bọn cười vang trong gió chiều. Hương đồng nội thoang thoảng ngất ngây. Gió vương trong tóc, trên da man mác. Tôi nhìn Nghiễm. Gương mặt người con trai cương nghị trong ánh chiều. Tôi thấy thương Nghiễm vô cùng. Giá trên gương mặt anh, đôi mắt có hồn chắc sẽ đẹp vô cùng.
Nghiễm bẻ gương sen lấy hột cho tôi:
- Hạ Mai nhớ bỏ tim sen, không có ăn đắng lắm đó.
Hồng Quỳnh lựa những hột lép đập trên trán kêu lốp bốp, vừa nói:
- Tim sen đắng khó ăn, chứ ăn được tốt lắm Mai ạ. Dễ ngủ.
- Mày kiêm luôn nghề… lang băm hở?
- Chứ sao. Tao mà bổ thuốc uống là… cảm luôn.
Tôi ngồi sát bên Nghiễm. Suốt một ngày ba đứa cắm trại ngoài ngôi miễu hoang này. Ngôi miễu giữa một thửa ruộng, cách một khoảng là ao sen. Một tấm “toa-tăng” và một con vịt quay ăn với xôi, thế là đủ vui một ngày.
Càng gần gũi Nghiễm tôi càng thương anh nhiều hơn. Nghiễm đóng đúng cương vị người anh lớn và người tình trìu mến. Những vui buồn bất chợt đôi lúc làm tôi phải dỗ dành anh như một đứa trẻ con. Tôi thích thú nghĩ rằng Chúa sinh ra người đàn bà là để làm người tình và đồng thời là người mẹ của đàn ông.
- Ừ đẹp, Quỳnh đâu rồi em?
- Nó còn hái mấy cái gương sen nữa. Anh đợi em tí nghe, em lại cầm gương sen Quỳnh đưa kìa.
Tôi chạy lại phía Quỳnh. Nó đưa tôi bốn cái gương sen vừa hái được, Quỳnh nói:
- Hú hồn. Suýt nữa tao nhào xuống ao.
- Nói rồi mà mày vẫn bướng. Cho mày té ướt coi… không giống ai hết à.
- “Ừ”, phải chớ. Tui lặn lội đi tìm “thực phẩm” cung phụng cho “ông bà” mà còn chúc dữ nữa hả.
Tôi cười hòa. Hai đứa nắm tay đi về nơi cắm trại. Nghiễm ngước lên:
- Các cô làm gì lâu thế, anh sốt cả ruột.
Quỳnh liếng thoáng:
- Mấy cái gương sen giữa ao lớn ghê mà với không tới uổng quá Mai hở?
- Thôi chịu khó ăn gương nhỏ đi cưng. Vói dài lỡ hụt tay ngã xuống ao rồi Mai vớt không được đâu.
Hồng Quỳnh nhìn tôi nheo mắt:
- Đó thấy chưa? Chưa gì đã binh chầm chầm mà. Thôi, “tui” là người thừa “tui” xin rút lui.
Nghiễm khôi hài:
- Bé rút lui nhớ để giỏ đồ ăn lại là được.
Quỳnh đấm vào lưng anh thùm thụp. Cả bọn cười vang trong gió chiều. Hương đồng nội thoang thoảng ngất ngây. Gió vương trong tóc, trên da man mác. Tôi nhìn Nghiễm. Gương mặt người con trai cương nghị trong ánh chiều. Tôi thấy thương Nghiễm vô cùng. Giá trên gương mặt anh, đôi mắt có hồn chắc sẽ đẹp vô cùng.
Nghiễm bẻ gương sen lấy hột cho tôi:
- Hạ Mai nhớ bỏ tim sen, không có ăn đắng lắm đó.
Hồng Quỳnh lựa những hột lép đập trên trán kêu lốp bốp, vừa nói:
- Tim sen đắng khó ăn, chứ ăn được tốt lắm Mai ạ. Dễ ngủ.
- Mày kiêm luôn nghề… lang băm hở?
- Chứ sao. Tao mà bổ thuốc uống là… cảm luôn.
Tôi ngồi sát bên Nghiễm. Suốt một ngày ba đứa cắm trại ngoài ngôi miễu hoang này. Ngôi miễu giữa một thửa ruộng, cách một khoảng là ao sen. Một tấm “toa-tăng” và một con vịt quay ăn với xôi, thế là đủ vui một ngày.
Càng gần gũi Nghiễm tôi càng thương anh nhiều hơn. Nghiễm đóng đúng cương vị người anh lớn và người tình trìu mến. Những vui buồn bất chợt đôi lúc làm tôi phải dỗ dành anh như một đứa trẻ con. Tôi thích thú nghĩ rằng Chúa sinh ra người đàn bà là để làm người tình và đồng thời là người mẹ của đàn ông.
*
- Hôm nay nắng nhiều không Hạ Mai?
Tôi dừng tay ngắt những bông bí, trả lời Nghiễm:
- Nắng dịu thôi anh, nhưng nắng hồng đẹp lắm.
- Anh nhìn thấy rồi. Nắng nhảy múa trên tóc, trên áo em. Nắng tô hồng đôi má em đó phải không Mai?
- Văn sĩ của tôi ơi, anh tưởng tượng nhiều quá rồi.
- Anh “nhìn thấy” mà. Mắt em long lanh ngập nắng nữa đó. Nắng hồng đâu có làm chói mắt phải không em?
- Buổi trưa nắng mới rát. Mới chín giờ mà anh.
- Mai đang hái bông bí hở?
- Dạ. Hái dùm cho chị Hảo. Chị ấy đi chợ về làm đồ ăn luôn.
- Đầy rổ chưa em?
- Mới hơn nửa anh ạ.
- Em thích ăn bông bí lắm sao?
- Ăn bùi, ngon lắm chứ anh. Về đây chị Hảo mới tập em ăn món này.
Giọng Nghiễm đầy thương mến:
- Em làm dâu nhà quê được đó Mai. Công chúa của anh không ngờ cũng chịu đựng được cuộc sống quê mùa lâu dữ.
- Nữa, anh cứ nói em vậy hoài.
- Anh mừng chứ em. Nếu anh may mắn có người vợ như thế thì dù ở hoàn cảnh nào anh tin rằng “người ta” cũng chịu được, không bỏ anh.
Tôi hóm hỉnh:
- “Người ta” chứ đâu phải em.
Tôi hái nhanh những bông bí cuối cùng, nói với Nghiễm:
- Đợi em tí nghe anh. Em mang vào đã.
Tôi trở lại với Nghiễm, ngồi xuống bên anh trên chiếc ghế đá. Bầu trời buổi sáng nắng trong và mây như kéo cao hơn. Nghiễm nói:
- Từ ngày có em, anh như tìm lại được ánh sáng đôi mắt. Anh “ nhìn thấy” được tất cả Mai ạ.
- Anh có nghĩ là em dối anh không?
- Anh không cần biết. Chỉ biết là qua em, anh đã sống những buổi sáng hồng, những buổi chiều thơ mộng. Anh thấy nắng. Anh biết mưa. Anh nhớ chung quanh mình có vạn vật. Màn tối trước mắt anh không còn nghĩa lý gì vì em đã cho anh một ánh sáng quá chói lòa…
Tôi thì thầm:
- Cám ơn anh, Nghiễm. Nhưng hãy nghĩ đến em là một người yêu chứ không phải là người ơn của anh.
Tôi dừng tay ngắt những bông bí, trả lời Nghiễm:
- Nắng dịu thôi anh, nhưng nắng hồng đẹp lắm.
- Anh nhìn thấy rồi. Nắng nhảy múa trên tóc, trên áo em. Nắng tô hồng đôi má em đó phải không Mai?
- Văn sĩ của tôi ơi, anh tưởng tượng nhiều quá rồi.
- Anh “nhìn thấy” mà. Mắt em long lanh ngập nắng nữa đó. Nắng hồng đâu có làm chói mắt phải không em?
- Buổi trưa nắng mới rát. Mới chín giờ mà anh.
- Mai đang hái bông bí hở?
- Dạ. Hái dùm cho chị Hảo. Chị ấy đi chợ về làm đồ ăn luôn.
- Đầy rổ chưa em?
- Mới hơn nửa anh ạ.
- Em thích ăn bông bí lắm sao?
- Ăn bùi, ngon lắm chứ anh. Về đây chị Hảo mới tập em ăn món này.
Giọng Nghiễm đầy thương mến:
- Em làm dâu nhà quê được đó Mai. Công chúa của anh không ngờ cũng chịu đựng được cuộc sống quê mùa lâu dữ.
- Nữa, anh cứ nói em vậy hoài.
- Anh mừng chứ em. Nếu anh may mắn có người vợ như thế thì dù ở hoàn cảnh nào anh tin rằng “người ta” cũng chịu được, không bỏ anh.
Tôi hóm hỉnh:
- “Người ta” chứ đâu phải em.
Tôi hái nhanh những bông bí cuối cùng, nói với Nghiễm:
- Đợi em tí nghe anh. Em mang vào đã.
Tôi trở lại với Nghiễm, ngồi xuống bên anh trên chiếc ghế đá. Bầu trời buổi sáng nắng trong và mây như kéo cao hơn. Nghiễm nói:
- Từ ngày có em, anh như tìm lại được ánh sáng đôi mắt. Anh “ nhìn thấy” được tất cả Mai ạ.
- Anh có nghĩ là em dối anh không?
- Anh không cần biết. Chỉ biết là qua em, anh đã sống những buổi sáng hồng, những buổi chiều thơ mộng. Anh thấy nắng. Anh biết mưa. Anh nhớ chung quanh mình có vạn vật. Màn tối trước mắt anh không còn nghĩa lý gì vì em đã cho anh một ánh sáng quá chói lòa…
Tôi thì thầm:
- Cám ơn anh, Nghiễm. Nhưng hãy nghĩ đến em là một người yêu chứ không phải là người ơn của anh.
_________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG 6