2
Tôi đọc lại đoạn thư viết cho ba má:
Cao Lãnh ngày…
Ba má yêu của con.
Từ miền quê xa con viết thư thăm ba má. Hơn nửa tháng con xa nhà, mong ba má của con vẫn khỏe và các em vui nhiều trong những ngày hè Đà Lạt.
Con thường luôn. Gia đình chị Hảo thật tốt, nhất là chị Hảo, lo cho con đủ thứ. Bạn con, Hồng Quỳnh gởi lời kính thăm ba má.
Tiện đây con xin ba má cho con ở lại Cao Lãnh hết kỳ hè. Khí hậu ở đây rất hợp với con. Con sẽ trở về với Hồng Quỳnh khi gần tựu trường.
Tôi cắn bút. Viết gì nữa đây?! Thật khó khăn khi muốn viết một bức thư dài cho gia đình. Giá viết cho bạn bè thì khỏi nói, thao thao hết trang này đến trang khác. Mà viết cho ông bà via thì y như… tịt ngòi. Đôi khi chia dàn bài như bài luận văn: mở đề, thân bài rồi… kết. Gọn đến tối đa. Vậy mà cũng không có gì để viết.
Tôi không biết nguyên nhân nào làm tôi quyết định lưu lại cái tỉnh lẻ buồn hiu này suốt ba tháng hè? Hồng Quỳnh hay anh Nghiễm?! Tôi cho là vì cả hai nhưng hình như nhận định tình cảm của tôi nghiêng về anh Nghiễm nhiều hơn.
Tôi mến anh, thật nhiều. Hơn mến thương của một đứa em gái dành cho anh trai. Tôi thấy nhớ khi một buổi sáng không nhìn thấy anh. Tôi thấy buồn khi một ngày không nghe anh nói. Ở sự tật nguyền câm lặng của Nghiễm như có một sức quyến rũ vô hình đối với tôi.
Không một thay đổi nào ở Nghiễm. Anh vẫn ở cương vị một người anh, rất đẹp. Anh thân mật hơn, dịu dàng hơn. Anh nói tôi và Hồng Quỳnh mang niềm vui đến cho anh, và tôi cố phân tách trong câu đó xem tôi và Quỳnh ai “nặng” hơn ai, nhưng đôi mắt không hồn của Nghiễm đã giấu kín tất cả mọi ý nghĩ của anh, và tôi chịu không đoán được gì.
Chị Hảo đi chợ về, tôi buông viết, buông rời những ý nghĩ bâng quơ đúng lên ra đón chị. Tôi giành giỏ thức ăn trên tay chị Hảo:
- Chị mua gì mà nặng quá vậy?
- Mua cho đủ món ngày xưa ông già thích chớ.
Gia đình tôi đạo Thiên Chúa nhưng vẫn có lệ giỗ ông bà. Giáp ngày mất, tụ họp bà con lại rồi đãi những món ăn mà lúc còn sống “đương sự” ưa thích. Hôm nay giỗ ba chị Hảo nên từ sáng chị căn dặn tôi hai ba lần phải ở nhà dự giỗ. Không sang Quỳnh được tôi nôn nóng lắm nhưng không dám làm buồn chị Hảo nên thôi.
Tôi xách giỏ theo chị Hảo xuống bếp.
- Mời đông không hở chị?
- Chừng hơn mười người thôi cưng. Mình không có bà con ở đây nên mời hàng xóm láng giềng lấy thảo.
- Trưa anh Long về không chị?
Chị Hảo gật đầu:
- Có chứ. Ngày thường ảnh còn về, huống gì giỗ.
- Chị cho em mời một người bạn nghe.
- Quỳnh hả?
Tôi cười:
- Chính nó. Được không chị?
- Suya rồi. Em ăn ở bên nhà người ta hoài, nhân dịp cũng nên trả lễ một chút. Em mời luôn cậu gì anh Quỳnh đó, cho vui.
- Một mình Quỳnh thôi chị, anh Nghiễm chắc khó lắm.
Chị Hảo vô tình:
- Tội nghiệp cậu đó quá Mai hả? Mặt mày thông minh thế kia mà bị mù.
Tôi khích chị Hảo:
- Nghiễm mà chị bảo là đẹp à? Em thấy anh ta thường thôi.
- Đàn ông con trai mặt mày vậy thôi chớ còn đòi gì nữa. Như vậy mà cô chê mai mốt cô có bồ không biết sẽ chọn lựa ra sao nữa.
- Em ấy hả… em khỏi có bồ đi, em…
Chị Hảo trề môi, cắt ngang:
- Ở đó mà nói hay nói giỏi. Bộ tim cô bằng xi măng cốt sắt à.
- Khoan đã, em chưa nói hết mờ. Em khỏi có bồ, nhưng em có… người yêu thôi hà.
Chị mắng yêu:
- Chó con, lúc nào cũng giỡn được. Coi chừng, lớn rồi đó, lớn rồi nghe cưng, đừng có nhí nhảnh quá người ta cười cho đó.
- Ai cười hở mười cái răng. Em chả ngán.
- Thảo nào dì bảo Hạ Mai bướng nhất nhà.
Hai chị em soạn thức ăn ra mấy cái rổ lớn. Chị Hảo đua rổ su su cho tôi:
- Cưng gọt dùm chị mớ su này, còn cá thịt để chị làm.
- Cà tô mát nữa, chị đưa em xắt nốt cho. Cái gì thuộc về rau trái phần em.
- Cà tô mát cưng cắt đôi dùm để chị dồn thịt chiên.
- Hấp dẫn. Mới nghe đã phát thèm.
Tôi nịnh chị Hảo để chuyển qua một đề tài khác:
- Chị Hảo này, tình yêu là gì nhỉ?
- Là yêu chứ là gì?
- Nói vậy ai nói không được. Nhưng em muốn nhận chân thật sát nghĩa cơ. Hồi chị mới yêu anh Long, chị thấy… ra sao?
Trên gương mặt của người đàn bà ba mươi, tôi thấy vẻ ngượng ngùng làm đôi gò má hồng lên duyên dáng. Chị Hảo mỉm cười:
- Ở mỗi người sự biểu lộ tình yêu một khác. Tuy nhiên nó cũng không ngoài những nhớ nhung, những suy tư, hờn giận…
- Thế thôi hở chị?
- Thì cũng suy diễn quanh quẩn trong chừng đó trạng thái. Chị với anh Long thì cũng không phải là tình đầu. Chị về làm vợ anh do sự sắp đặt của hai bên gia đình.
Tôi tò mò:
- Vậy ra hồi đó chị có người yêu khác?
- Mỗi người đều có một dĩ vãng Mai ạ. Cái dĩ vãng đó hoặc là làm tăng thêm hạnh phúc hay làm vẩn đục đi. Chị và anh Long hiểu nhau như hai người bạn, không có vấn đề câu chấp những kỷ niệm xưa của nhau. Cũng có những cặp vợ chồng mà dĩ vãng là một vết thương không thể tha thứ. Họ ghen với cố nhân của vợ, của chồng, hạnh phúc gia đình tan vỡ.
- Hai chữ hạnh phúc nghe giản dị mà khó quá chị nhỉ.
Chị Hảo im lặng. Có lẽ chị nghĩ câu trả lời là thừa. Tôi chợt nhớ đến Linh, người bạn trai khá thân cùng trường. Tôi quen Linh năm đệ ngũ, Linh học đệ nhất. Và bây giờ thì anh đang học y khoa năm thứ ba.
Linh đến với tôi trong tình cảm học trò. Đơn sơ mà tha thiết – Linh học chăm và thật ngoan – điều này làm tôi cảm thấy cách xa anh – Với tôi người con trai phải bừa bãi một tí – lười biếng một tí – Đừng có mỗi việc mỗi chăm từ đầu đến cuối. Đừng quá chi ly – Chuyện đó để cho đàn bà. Đàn ông vung vãi để đàn bà dọn dẹp – Đàn ông bê bối để đàn bà khuyên lơn – Đàn ông phải hùng để đàn bà phục. Phải liều để đàn bà nể.
Tôi đòi hỏi những điều ngoài cá tính của Linh. Anh thất bại với tôi nhưng thành công với gia đình. Má tôi thương Linh dễ sợ. Bà cụ thích anh hiền. Bà cụ khen anh ngoan. Bạn bè tôi nói tôi có anh kép "chân chỉ hạt bột". Đi dạo phố không dám nắm tay nhau sợ lây bệnh truyền nhiễm. Mỗi tuần chỉ đến thăm đúng chiều thứ bảy còn các ngày khác để "dồi mài kinh sử". Tôi biết tụi nó mỉa mai nhưng đành cười trừ. Tôi mến Linh chứ không yêu. Vẫn chấp nhận sự có mặt của anh trong tình bạn nhưng không tiến xa hơn nữa. Linh khác – Anh đang xây đắp một tương lai đúng nghĩa. Thứ tương lai có khuôn mẫu, được đặt nền bằng những viên đá xanh chắc nịch chứ không có những cuộc phiêu lưu run người – những nỗi bấp bênh thú vị như tôi mong muốn.
Ngày tôi nói với Linh ý định sẽ về Cao Lãnh nghỉ hè anh chỉ thở dài: “Xa Hạ Mai lâu anh nhớ lắm, nhưng bù lại anh sẽ cố gắng học để lo cho mai sau hai đứa”. Tôi lắc đầu ngao ngán. Chỉ có thế! Thứ tình yêu gì như nước lạnh. Tôi ước ao khi nghe tôi có dự định đó Linh phải thật buồn, phải dùng biện pháp để giữ tôi lại Sàigòn. Tôi muốn nghe Linh hằn học “Anh không muốn em bỏ xa anh lâu như vậy. Anh cần học nhưng cũng cần có em bên cạnh. Em đi xa rồi em sẽ quên anh, sẽ bị chi phối bởi những hình ảnh khác, Hạ Mai… anh dùng quyền của một người yêu cấm em không được đi xa như thế”. Chắc chắn tôi sẽ bực tức, nhưng cũng sẽ thích thú vô cùng, và dù có đi thật xa đi nữa, tôi cũng sẽ “xuống nước” năn nỉ người yêu xin đi, đi sẽ mau về vì nhớ anh.
Nhưng Linh không có ý kiến gì cả. Anh tin tôi như tin chính anh. Linh không thể nào hiểu nổi sự phức tạp trong tâm hồn một người con gái. Anh nghĩ rằng tôi có bổn phận phải thương anh khi anh cố gắng tạo tương lai cho hai đứa. Thế thôi.
Mắt tôi bỗng bị hai bàn tay mát rượi bịt kín. Tôi kêu:
- Ê, Hồng Quỳnh, tha cho tao, không có tao phạm dao vào tay bây giờ.
Quỳnh buông ra, cười rũ rượi:
- Công chúa làm bếp. Hôm nay siêng dữ vậy Mai! Chị Hảo, điệu này chắc em phải uống thuốc xổ quá.
- Chị đang bảo Hạ Mai nó sang mời em đó. Hôm nay giỗ ông ngoại các cháu.
- Sao chị không cho em biết để qua phụ với?
- Thôi, hai chị em đủ rồi. Mời khách mà bắt khách làm thì còn hay ho gì nữa.
Hồng Quỳnh ngồi xuống cạnh tôi, nói nhỏ:
- Anh Nghiễm hối tao qua coi mày có bệnh hay gặp chuyện gì mà sáng nay không thấy mày sang. Làm tao đang ủi dở ba cái đồ cũng phải dẹp mà chạy.
Tôi nghe vui vui vì sự lo lắng của Nghiễm:
- Sáng tao định qua rồi, nhưng chị Hảo nói quá phải ở nhà. Tao báo cho mày một tin sốt dẻo.
- Tin gì?
- Tao vừa viết thư cho ông bà cụ xin phép ở đây cho hết kỳ hè.
Hồng Quỳnh sáng mắt:
- Thật hả Mai?
- Dối mày chi. Thư tao còn để trên bàn kìa.
Con bé đấm vào vai tôi một cái đau điếng:
- Nhất mày rồi, Hạ Mai. Tao đang buồn vì nghĩ mày sắp bỏ tao. Cả anh Nghiễm. Tôi nghiệp, có lẽ anh buồn còn hơn tao. Biết tin này chắc anh sung sướng lắm.
Tôi phủ nhận để được nghe Quỳnh thêm một lần xác nhận:
- Tao ở lại vì mày thôi. Hai đứa mình thân nhau chứ anh Nghiễm là người anh, đâu có dự gì vào chuyện tụi mình?
Hồng Quỳnh thì thầm:
- Tại mày vô tình, chứ anh tao mến mày lắm. Ảnh than với tao là ảnh sắp khổ. Mày mà bỏ đây rồi chắc ảnh nhớ điên lên quá. Mày biết không, ở đây gia đình thấy ảnh buồn cũng hay giới thiệu mấy cô cho ảnh lắm, nhưng ảnh tránh hết trơn hà. Chỉ với mày là ảnh “cảm” nhất đó.
Giọng nó chùn xuống buồn buồn:
- Tao cũng biết anh Nghiễm thương mày sẽ khổ vì ảnh tật nguyền đâu có xứng với mày. Nhưng tình cảm biết đâu mà định Mai nhỉ? Ít ra là trong đời ảnh một lần biết thương yêu.
Tôi lặng yên che giấu xúc động. Tôi muốn cải chính với Hồng Quỳnh rằng khi đã yêu thì người ta bất chấp bề ngoài – Anh Nghiễm mù hay anh Nghiễm sáng thì tôi vẫn yêu được như thường – Nhưng tôi không nói gì cả – Có lẽ còn quá sớm để xác nhận điều đó?!
Cao Lãnh ngày…
Ba má yêu của con.
Từ miền quê xa con viết thư thăm ba má. Hơn nửa tháng con xa nhà, mong ba má của con vẫn khỏe và các em vui nhiều trong những ngày hè Đà Lạt.
Con thường luôn. Gia đình chị Hảo thật tốt, nhất là chị Hảo, lo cho con đủ thứ. Bạn con, Hồng Quỳnh gởi lời kính thăm ba má.
Tiện đây con xin ba má cho con ở lại Cao Lãnh hết kỳ hè. Khí hậu ở đây rất hợp với con. Con sẽ trở về với Hồng Quỳnh khi gần tựu trường.
Tôi cắn bút. Viết gì nữa đây?! Thật khó khăn khi muốn viết một bức thư dài cho gia đình. Giá viết cho bạn bè thì khỏi nói, thao thao hết trang này đến trang khác. Mà viết cho ông bà via thì y như… tịt ngòi. Đôi khi chia dàn bài như bài luận văn: mở đề, thân bài rồi… kết. Gọn đến tối đa. Vậy mà cũng không có gì để viết.
Tôi không biết nguyên nhân nào làm tôi quyết định lưu lại cái tỉnh lẻ buồn hiu này suốt ba tháng hè? Hồng Quỳnh hay anh Nghiễm?! Tôi cho là vì cả hai nhưng hình như nhận định tình cảm của tôi nghiêng về anh Nghiễm nhiều hơn.
Tôi mến anh, thật nhiều. Hơn mến thương của một đứa em gái dành cho anh trai. Tôi thấy nhớ khi một buổi sáng không nhìn thấy anh. Tôi thấy buồn khi một ngày không nghe anh nói. Ở sự tật nguyền câm lặng của Nghiễm như có một sức quyến rũ vô hình đối với tôi.
Không một thay đổi nào ở Nghiễm. Anh vẫn ở cương vị một người anh, rất đẹp. Anh thân mật hơn, dịu dàng hơn. Anh nói tôi và Hồng Quỳnh mang niềm vui đến cho anh, và tôi cố phân tách trong câu đó xem tôi và Quỳnh ai “nặng” hơn ai, nhưng đôi mắt không hồn của Nghiễm đã giấu kín tất cả mọi ý nghĩ của anh, và tôi chịu không đoán được gì.
Chị Hảo đi chợ về, tôi buông viết, buông rời những ý nghĩ bâng quơ đúng lên ra đón chị. Tôi giành giỏ thức ăn trên tay chị Hảo:
- Chị mua gì mà nặng quá vậy?
- Mua cho đủ món ngày xưa ông già thích chớ.
Gia đình tôi đạo Thiên Chúa nhưng vẫn có lệ giỗ ông bà. Giáp ngày mất, tụ họp bà con lại rồi đãi những món ăn mà lúc còn sống “đương sự” ưa thích. Hôm nay giỗ ba chị Hảo nên từ sáng chị căn dặn tôi hai ba lần phải ở nhà dự giỗ. Không sang Quỳnh được tôi nôn nóng lắm nhưng không dám làm buồn chị Hảo nên thôi.
Tôi xách giỏ theo chị Hảo xuống bếp.
- Mời đông không hở chị?
- Chừng hơn mười người thôi cưng. Mình không có bà con ở đây nên mời hàng xóm láng giềng lấy thảo.
- Trưa anh Long về không chị?
Chị Hảo gật đầu:
- Có chứ. Ngày thường ảnh còn về, huống gì giỗ.
- Chị cho em mời một người bạn nghe.
- Quỳnh hả?
Tôi cười:
- Chính nó. Được không chị?
- Suya rồi. Em ăn ở bên nhà người ta hoài, nhân dịp cũng nên trả lễ một chút. Em mời luôn cậu gì anh Quỳnh đó, cho vui.
- Một mình Quỳnh thôi chị, anh Nghiễm chắc khó lắm.
Chị Hảo vô tình:
- Tội nghiệp cậu đó quá Mai hả? Mặt mày thông minh thế kia mà bị mù.
Tôi khích chị Hảo:
- Nghiễm mà chị bảo là đẹp à? Em thấy anh ta thường thôi.
- Đàn ông con trai mặt mày vậy thôi chớ còn đòi gì nữa. Như vậy mà cô chê mai mốt cô có bồ không biết sẽ chọn lựa ra sao nữa.
- Em ấy hả… em khỏi có bồ đi, em…
Chị Hảo trề môi, cắt ngang:
- Ở đó mà nói hay nói giỏi. Bộ tim cô bằng xi măng cốt sắt à.
- Khoan đã, em chưa nói hết mờ. Em khỏi có bồ, nhưng em có… người yêu thôi hà.
Chị mắng yêu:
- Chó con, lúc nào cũng giỡn được. Coi chừng, lớn rồi đó, lớn rồi nghe cưng, đừng có nhí nhảnh quá người ta cười cho đó.
- Ai cười hở mười cái răng. Em chả ngán.
- Thảo nào dì bảo Hạ Mai bướng nhất nhà.
Hai chị em soạn thức ăn ra mấy cái rổ lớn. Chị Hảo đua rổ su su cho tôi:
- Cưng gọt dùm chị mớ su này, còn cá thịt để chị làm.
- Cà tô mát nữa, chị đưa em xắt nốt cho. Cái gì thuộc về rau trái phần em.
- Cà tô mát cưng cắt đôi dùm để chị dồn thịt chiên.
- Hấp dẫn. Mới nghe đã phát thèm.
Tôi nịnh chị Hảo để chuyển qua một đề tài khác:
- Chị Hảo này, tình yêu là gì nhỉ?
- Là yêu chứ là gì?
- Nói vậy ai nói không được. Nhưng em muốn nhận chân thật sát nghĩa cơ. Hồi chị mới yêu anh Long, chị thấy… ra sao?
Trên gương mặt của người đàn bà ba mươi, tôi thấy vẻ ngượng ngùng làm đôi gò má hồng lên duyên dáng. Chị Hảo mỉm cười:
- Ở mỗi người sự biểu lộ tình yêu một khác. Tuy nhiên nó cũng không ngoài những nhớ nhung, những suy tư, hờn giận…
- Thế thôi hở chị?
- Thì cũng suy diễn quanh quẩn trong chừng đó trạng thái. Chị với anh Long thì cũng không phải là tình đầu. Chị về làm vợ anh do sự sắp đặt của hai bên gia đình.
Tôi tò mò:
- Vậy ra hồi đó chị có người yêu khác?
- Mỗi người đều có một dĩ vãng Mai ạ. Cái dĩ vãng đó hoặc là làm tăng thêm hạnh phúc hay làm vẩn đục đi. Chị và anh Long hiểu nhau như hai người bạn, không có vấn đề câu chấp những kỷ niệm xưa của nhau. Cũng có những cặp vợ chồng mà dĩ vãng là một vết thương không thể tha thứ. Họ ghen với cố nhân của vợ, của chồng, hạnh phúc gia đình tan vỡ.
- Hai chữ hạnh phúc nghe giản dị mà khó quá chị nhỉ.
Chị Hảo im lặng. Có lẽ chị nghĩ câu trả lời là thừa. Tôi chợt nhớ đến Linh, người bạn trai khá thân cùng trường. Tôi quen Linh năm đệ ngũ, Linh học đệ nhất. Và bây giờ thì anh đang học y khoa năm thứ ba.
Linh đến với tôi trong tình cảm học trò. Đơn sơ mà tha thiết – Linh học chăm và thật ngoan – điều này làm tôi cảm thấy cách xa anh – Với tôi người con trai phải bừa bãi một tí – lười biếng một tí – Đừng có mỗi việc mỗi chăm từ đầu đến cuối. Đừng quá chi ly – Chuyện đó để cho đàn bà. Đàn ông vung vãi để đàn bà dọn dẹp – Đàn ông bê bối để đàn bà khuyên lơn – Đàn ông phải hùng để đàn bà phục. Phải liều để đàn bà nể.
Tôi đòi hỏi những điều ngoài cá tính của Linh. Anh thất bại với tôi nhưng thành công với gia đình. Má tôi thương Linh dễ sợ. Bà cụ thích anh hiền. Bà cụ khen anh ngoan. Bạn bè tôi nói tôi có anh kép "chân chỉ hạt bột". Đi dạo phố không dám nắm tay nhau sợ lây bệnh truyền nhiễm. Mỗi tuần chỉ đến thăm đúng chiều thứ bảy còn các ngày khác để "dồi mài kinh sử". Tôi biết tụi nó mỉa mai nhưng đành cười trừ. Tôi mến Linh chứ không yêu. Vẫn chấp nhận sự có mặt của anh trong tình bạn nhưng không tiến xa hơn nữa. Linh khác – Anh đang xây đắp một tương lai đúng nghĩa. Thứ tương lai có khuôn mẫu, được đặt nền bằng những viên đá xanh chắc nịch chứ không có những cuộc phiêu lưu run người – những nỗi bấp bênh thú vị như tôi mong muốn.
Ngày tôi nói với Linh ý định sẽ về Cao Lãnh nghỉ hè anh chỉ thở dài: “Xa Hạ Mai lâu anh nhớ lắm, nhưng bù lại anh sẽ cố gắng học để lo cho mai sau hai đứa”. Tôi lắc đầu ngao ngán. Chỉ có thế! Thứ tình yêu gì như nước lạnh. Tôi ước ao khi nghe tôi có dự định đó Linh phải thật buồn, phải dùng biện pháp để giữ tôi lại Sàigòn. Tôi muốn nghe Linh hằn học “Anh không muốn em bỏ xa anh lâu như vậy. Anh cần học nhưng cũng cần có em bên cạnh. Em đi xa rồi em sẽ quên anh, sẽ bị chi phối bởi những hình ảnh khác, Hạ Mai… anh dùng quyền của một người yêu cấm em không được đi xa như thế”. Chắc chắn tôi sẽ bực tức, nhưng cũng sẽ thích thú vô cùng, và dù có đi thật xa đi nữa, tôi cũng sẽ “xuống nước” năn nỉ người yêu xin đi, đi sẽ mau về vì nhớ anh.
Nhưng Linh không có ý kiến gì cả. Anh tin tôi như tin chính anh. Linh không thể nào hiểu nổi sự phức tạp trong tâm hồn một người con gái. Anh nghĩ rằng tôi có bổn phận phải thương anh khi anh cố gắng tạo tương lai cho hai đứa. Thế thôi.
Mắt tôi bỗng bị hai bàn tay mát rượi bịt kín. Tôi kêu:
- Ê, Hồng Quỳnh, tha cho tao, không có tao phạm dao vào tay bây giờ.
Quỳnh buông ra, cười rũ rượi:
- Công chúa làm bếp. Hôm nay siêng dữ vậy Mai! Chị Hảo, điệu này chắc em phải uống thuốc xổ quá.
- Chị đang bảo Hạ Mai nó sang mời em đó. Hôm nay giỗ ông ngoại các cháu.
- Sao chị không cho em biết để qua phụ với?
- Thôi, hai chị em đủ rồi. Mời khách mà bắt khách làm thì còn hay ho gì nữa.
Hồng Quỳnh ngồi xuống cạnh tôi, nói nhỏ:
- Anh Nghiễm hối tao qua coi mày có bệnh hay gặp chuyện gì mà sáng nay không thấy mày sang. Làm tao đang ủi dở ba cái đồ cũng phải dẹp mà chạy.
Tôi nghe vui vui vì sự lo lắng của Nghiễm:
- Sáng tao định qua rồi, nhưng chị Hảo nói quá phải ở nhà. Tao báo cho mày một tin sốt dẻo.
- Tin gì?
- Tao vừa viết thư cho ông bà cụ xin phép ở đây cho hết kỳ hè.
Hồng Quỳnh sáng mắt:
- Thật hả Mai?
- Dối mày chi. Thư tao còn để trên bàn kìa.
Con bé đấm vào vai tôi một cái đau điếng:
- Nhất mày rồi, Hạ Mai. Tao đang buồn vì nghĩ mày sắp bỏ tao. Cả anh Nghiễm. Tôi nghiệp, có lẽ anh buồn còn hơn tao. Biết tin này chắc anh sung sướng lắm.
Tôi phủ nhận để được nghe Quỳnh thêm một lần xác nhận:
- Tao ở lại vì mày thôi. Hai đứa mình thân nhau chứ anh Nghiễm là người anh, đâu có dự gì vào chuyện tụi mình?
Hồng Quỳnh thì thầm:
- Tại mày vô tình, chứ anh tao mến mày lắm. Ảnh than với tao là ảnh sắp khổ. Mày mà bỏ đây rồi chắc ảnh nhớ điên lên quá. Mày biết không, ở đây gia đình thấy ảnh buồn cũng hay giới thiệu mấy cô cho ảnh lắm, nhưng ảnh tránh hết trơn hà. Chỉ với mày là ảnh “cảm” nhất đó.
Giọng nó chùn xuống buồn buồn:
- Tao cũng biết anh Nghiễm thương mày sẽ khổ vì ảnh tật nguyền đâu có xứng với mày. Nhưng tình cảm biết đâu mà định Mai nhỉ? Ít ra là trong đời ảnh một lần biết thương yêu.
Tôi lặng yên che giấu xúc động. Tôi muốn cải chính với Hồng Quỳnh rằng khi đã yêu thì người ta bất chấp bề ngoài – Anh Nghiễm mù hay anh Nghiễm sáng thì tôi vẫn yêu được như thường – Nhưng tôi không nói gì cả – Có lẽ còn quá sớm để xác nhận điều đó?!
*
- Chiều nay mây xám hay mây hồng Mai nhỉ?
- Nhiều mây trắng anh ạ. Mây trắng kết thành một dải lụa tuyệt đẹp vắt ngang trước mặt mình đó Nghiễm.
- Hoàng hôn xuống rồi phải không em?
Tôi dạ nhỏ. Gió chiều lay nhẹ mấy nụ hoa mướp trên giàn. Trái mướp giống khô xám đong đưa. Vài quả mướp xanh mướt thật dễ thương treo cạnh những nụ mới nở. Những chú ong đa tình lượn chung quanh nhụy ngọt. Tôi ngồi cạnh Nghiễm. Buổi chiều xuống chậm.
- Hạ Mai đang mặc áo màu gì hở em?
- Bộ nội hóa màu hồng anh ạ.
Nghiễm gật gù:
- Anh nhìn thấy em rồi. Gương mặt em với mái tóc ngắn ôm gọn. Đôi mắt to màu hạt dẻ. Chiếc mũi thẳng và đẹp. Môi mọng. Da em trắng xanh và toàn thân nhỏ nhắn của em được ôm gọn trong lớp vải lụa màu hồng. Hạ Mai, anh “nhìn” em có đúng không?
- Em không nghĩ là anh bị mù đâu Nghiễm. Anh nói y như đang mở mắt lớn nhìn em. Sao tài vậy Nghiễm?
- Hồng Quỳnh nó tả sơ về em với anh. Và đó sẽ là hình ảnh bất diệt đối với anh. Hạ Mai, em chiều anh không?
Tôi ngước nhìn Nghiễm:
- Chiều gì cơ anh?
- Mai ngâm thơ cho anh nghe đi. Bài thơ sáng qua em làm đó.
- Anh nghe rồi mà.
- Anh muốn nghe lại. Bài thơ hay lắm em.
- Nhưng buồn phải không anh?
Nghiễm dục:
- Anh chờ nghe em đây Mai.
Tôi không hiểu sao Nghiễm thích bài thơ đó. Bài thơ buồn làm tôi muốn khóc. Hồng Quỳnh bảo tôi ủy mị. Nhưng tôi hay viết tâm sự mình, tâm sự người thành những vần điệu rung cảm đến ứa máu tim, đến trào nước mắt như thế.
Và tôi ngâm nho nhỏ, như thì thầm với Nghiễm:
- Lời thơ cuối viết cho anh
Và bằng ý tưởng chân thành trong em.
Ngoài kia nắng nhẹ nghiêng thềm.
Em ôm nhung nhớ khóc mềm môi xinh.
Lời thơ cuối cho cuộc tình.
Là xin quên chuyện chúng mình đi anh.
Dù đời chưa mất màu xanh,
Nhưng còn hơn để mộng thành… rồi đau!
Xa nhau để mãi còn nhau.
Anh ơi! Nghe tiếng kinh cầu hay không?
Xin đừng tan giấc mơ hồng,
Dù cho hai đứa đầu sông cuối trời.
Xin anh cho trọn nụ cười
Với bao nhiêu ước mộng đời anh mang
Em về xin quấn khăn tang
Lịm tình yêu giữa mồ hoang lạnh lùng
Nhưng ngàn đời vẫn thủy chung
Với đồi hoa trắng – với thung lũng buồn,
Với rừng – với núi mờ sương,
Với bao kỷ niệm đoạn đường anh qua.
Mình yêu nhau thật thiết tha
Nhưng ai không phải chia xa một lần?
Tầm thường như chuyện thế nhân,
Rồi mai đến lúc không cần có nhau.
Bây giờ chấp nhận niềm đau
Xa nhau để mãi còn nhau trong đời
Em về xin góp nụ cười,
Vòng tay ôm trọn bóng người tình xa.
Tôi ngừng. Nghiễm lặng im. Anh cúi xuống trong tư thế trầm buồn, chịu đựng. Tôi gọi nhỏ:
- Nghiễm.
Anh không ngước lên:
- Gì em?
- Mai xin lỗi đã làm anh buồn.
Giọng Nghiễm ray rứt:
- Em không có lỗi. Nhưng bài thơ hay quá. Chất sống của từng âm điệu làm anh tê người. Bài thơ mang một ý nghĩa tuyệt đối của tình yêu.
Tôi ngơ ngác:
- Khi em làm em đâu có nghĩ như anh nói.
- Nhưng đó chính là tiếng nói tận cùng đáy tim em. Và âm vọng của nó là một khơi quật tiềm thức cho những người xây mồ chôn ảo giác. Sự tuyệt đối của tình yêu là… đừng bao giờ bắt được yêu. Chấp nhận sự chia xa đối tượng để mãi mãi còn là thần tượng.
Nghiễm thở dài:
- Nhưng biết bao người cũng nghĩ ra điều đó mà rồi không thực hiện được. Họ bằng lòng, trong một khoảng thời gian nào đó được yêu, được sống rồi sau đó có chán chường nhau cũng được. Khi có điều kiện để sống bên nhau họ không từ chối bao giờ. Đó là những con người bình thường. Ý tưởng bài thơ của em có lẽ hợp với những người bất hạnh như anh.
- Nghiễm giải thích cho em hiểu đi. Anh nói gì lạ vậy?
- Chỉ những người như anh mới nghĩ đến việc chạy trốn tình yêu. Nếu anh yêu một người nào đó, anh sẽ không đủ can đảm thú nhận với người ta vì anh sợ thất vọng và cũng không muốn người ta thất vọng. Anh sẽ cố dằn nén tình yêu đó, đơn phương để vui hay khổ. Và lúc đó, anh sẽ tự an ủi mình là phải “Xa nhau để mãi còn nhau trong đời”. Nhưng anh biết đó chỉ là lời tự biện luận cho bớt đau khổ, chứ họ vẫn ao ước được yêu và sống với trọn vẹn chất “người”.
- Em làm bài thơ với ý nghĩa thật đơn giản. Còn anh, anh lại suy diễn quá xa xôi.
Nụ cười heo héo, dễ thương nở trên môi Nghiễm:
- Hạ Mai giận anh phải không?
- Dạ đâu có.
- Nếu có, cho anh xin lỗi. Hãy dung thứ cho anh những sơ suất nào không làm em vui. Đó là sự lạm dụng duy nhất của anh đối với nỗi bất hạnh của mình.
Anh đột ngột đứng lên. Tôi hỏi vội:
- Mình vào nhà hở anh?
- Không, em chờ anh một chút.
Nghiễm quay đi. Tôi lơ đãng đưa mắt nhìn màu xám đang trải nhẹ lên không gian. Những lời nói chịu đựng tha thiết của Nghiễm làm tôi rưng rưng muốn khóc. Có tiếng chân Nghiễm thật nhẹ sau lưng tôi nhưng tôi không quay lại. Nghiễm choàng qua vai tôi chiếc áo len, nói dịu dàng:
- Anh nghĩ rằng gió sẽ làm em lạnh.
Bàn tay anh đặt lên vai tôi ấm áp lạ lùng. Tôi đưa tay giữ lấy tay Nghiễm, nói trong hơi thở:
- Cám ơn anh.
Tôi thấy Nghiễm cúi xuống. Trong sự xúc cảm đột ngột tột cùng tôi ngước mặt lên, khép nhẹ mi chờ đợi. Nhưng Nghiễm không hôn tôi. Và tôi nghe rõ tiếng anh thở dài.
- Nhiều mây trắng anh ạ. Mây trắng kết thành một dải lụa tuyệt đẹp vắt ngang trước mặt mình đó Nghiễm.
- Hoàng hôn xuống rồi phải không em?
Tôi dạ nhỏ. Gió chiều lay nhẹ mấy nụ hoa mướp trên giàn. Trái mướp giống khô xám đong đưa. Vài quả mướp xanh mướt thật dễ thương treo cạnh những nụ mới nở. Những chú ong đa tình lượn chung quanh nhụy ngọt. Tôi ngồi cạnh Nghiễm. Buổi chiều xuống chậm.
- Hạ Mai đang mặc áo màu gì hở em?
- Bộ nội hóa màu hồng anh ạ.
Nghiễm gật gù:
- Anh nhìn thấy em rồi. Gương mặt em với mái tóc ngắn ôm gọn. Đôi mắt to màu hạt dẻ. Chiếc mũi thẳng và đẹp. Môi mọng. Da em trắng xanh và toàn thân nhỏ nhắn của em được ôm gọn trong lớp vải lụa màu hồng. Hạ Mai, anh “nhìn” em có đúng không?
- Em không nghĩ là anh bị mù đâu Nghiễm. Anh nói y như đang mở mắt lớn nhìn em. Sao tài vậy Nghiễm?
- Hồng Quỳnh nó tả sơ về em với anh. Và đó sẽ là hình ảnh bất diệt đối với anh. Hạ Mai, em chiều anh không?
Tôi ngước nhìn Nghiễm:
- Chiều gì cơ anh?
- Mai ngâm thơ cho anh nghe đi. Bài thơ sáng qua em làm đó.
- Anh nghe rồi mà.
- Anh muốn nghe lại. Bài thơ hay lắm em.
- Nhưng buồn phải không anh?
Nghiễm dục:
- Anh chờ nghe em đây Mai.
Tôi không hiểu sao Nghiễm thích bài thơ đó. Bài thơ buồn làm tôi muốn khóc. Hồng Quỳnh bảo tôi ủy mị. Nhưng tôi hay viết tâm sự mình, tâm sự người thành những vần điệu rung cảm đến ứa máu tim, đến trào nước mắt như thế.
Và tôi ngâm nho nhỏ, như thì thầm với Nghiễm:
- Lời thơ cuối viết cho anh
Và bằng ý tưởng chân thành trong em.
Ngoài kia nắng nhẹ nghiêng thềm.
Em ôm nhung nhớ khóc mềm môi xinh.
Lời thơ cuối cho cuộc tình.
Là xin quên chuyện chúng mình đi anh.
Dù đời chưa mất màu xanh,
Nhưng còn hơn để mộng thành… rồi đau!
Xa nhau để mãi còn nhau.
Anh ơi! Nghe tiếng kinh cầu hay không?
Xin đừng tan giấc mơ hồng,
Dù cho hai đứa đầu sông cuối trời.
Xin anh cho trọn nụ cười
Với bao nhiêu ước mộng đời anh mang
Em về xin quấn khăn tang
Lịm tình yêu giữa mồ hoang lạnh lùng
Nhưng ngàn đời vẫn thủy chung
Với đồi hoa trắng – với thung lũng buồn,
Với rừng – với núi mờ sương,
Với bao kỷ niệm đoạn đường anh qua.
Mình yêu nhau thật thiết tha
Nhưng ai không phải chia xa một lần?
Tầm thường như chuyện thế nhân,
Rồi mai đến lúc không cần có nhau.
Bây giờ chấp nhận niềm đau
Xa nhau để mãi còn nhau trong đời
Em về xin góp nụ cười,
Vòng tay ôm trọn bóng người tình xa.
Tôi ngừng. Nghiễm lặng im. Anh cúi xuống trong tư thế trầm buồn, chịu đựng. Tôi gọi nhỏ:
- Nghiễm.
Anh không ngước lên:
- Gì em?
- Mai xin lỗi đã làm anh buồn.
Giọng Nghiễm ray rứt:
- Em không có lỗi. Nhưng bài thơ hay quá. Chất sống của từng âm điệu làm anh tê người. Bài thơ mang một ý nghĩa tuyệt đối của tình yêu.
Tôi ngơ ngác:
- Khi em làm em đâu có nghĩ như anh nói.
- Nhưng đó chính là tiếng nói tận cùng đáy tim em. Và âm vọng của nó là một khơi quật tiềm thức cho những người xây mồ chôn ảo giác. Sự tuyệt đối của tình yêu là… đừng bao giờ bắt được yêu. Chấp nhận sự chia xa đối tượng để mãi mãi còn là thần tượng.
Nghiễm thở dài:
- Nhưng biết bao người cũng nghĩ ra điều đó mà rồi không thực hiện được. Họ bằng lòng, trong một khoảng thời gian nào đó được yêu, được sống rồi sau đó có chán chường nhau cũng được. Khi có điều kiện để sống bên nhau họ không từ chối bao giờ. Đó là những con người bình thường. Ý tưởng bài thơ của em có lẽ hợp với những người bất hạnh như anh.
- Nghiễm giải thích cho em hiểu đi. Anh nói gì lạ vậy?
- Chỉ những người như anh mới nghĩ đến việc chạy trốn tình yêu. Nếu anh yêu một người nào đó, anh sẽ không đủ can đảm thú nhận với người ta vì anh sợ thất vọng và cũng không muốn người ta thất vọng. Anh sẽ cố dằn nén tình yêu đó, đơn phương để vui hay khổ. Và lúc đó, anh sẽ tự an ủi mình là phải “Xa nhau để mãi còn nhau trong đời”. Nhưng anh biết đó chỉ là lời tự biện luận cho bớt đau khổ, chứ họ vẫn ao ước được yêu và sống với trọn vẹn chất “người”.
- Em làm bài thơ với ý nghĩa thật đơn giản. Còn anh, anh lại suy diễn quá xa xôi.
Nụ cười heo héo, dễ thương nở trên môi Nghiễm:
- Hạ Mai giận anh phải không?
- Dạ đâu có.
- Nếu có, cho anh xin lỗi. Hãy dung thứ cho anh những sơ suất nào không làm em vui. Đó là sự lạm dụng duy nhất của anh đối với nỗi bất hạnh của mình.
Anh đột ngột đứng lên. Tôi hỏi vội:
- Mình vào nhà hở anh?
- Không, em chờ anh một chút.
Nghiễm quay đi. Tôi lơ đãng đưa mắt nhìn màu xám đang trải nhẹ lên không gian. Những lời nói chịu đựng tha thiết của Nghiễm làm tôi rưng rưng muốn khóc. Có tiếng chân Nghiễm thật nhẹ sau lưng tôi nhưng tôi không quay lại. Nghiễm choàng qua vai tôi chiếc áo len, nói dịu dàng:
- Anh nghĩ rằng gió sẽ làm em lạnh.
Bàn tay anh đặt lên vai tôi ấm áp lạ lùng. Tôi đưa tay giữ lấy tay Nghiễm, nói trong hơi thở:
- Cám ơn anh.
Tôi thấy Nghiễm cúi xuống. Trong sự xúc cảm đột ngột tột cùng tôi ngước mặt lên, khép nhẹ mi chờ đợi. Nhưng Nghiễm không hôn tôi. Và tôi nghe rõ tiếng anh thở dài.
__________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG 3