3
Tôi nhìn Nghiễm chăm chú sờ từng mẫu tự trên chiếc máy đánh chữ. Anh nói:
- Máy của một người bạn học anh, bây giờ làm giám đốc nhà xuất nhập cảng mua từ ngoại quốc về. Nó nói anh có thể giải trí bằng cách viết văn. Nhưng không ai khuyến khích anh thành ra giờ này nó vẫn còn mới nguyên.
Anh cho giấy vào máy. Tôi hỏi:
- Bạn anh chỉ cách sử dụng chưa? Anh thử đánh bao giờ chưa hở anh?
- Có. Nhưng rồi anh chán nản bỏ hết. Bây giờ vì em anh sẽ bắt đầu làm lại những gì anh đã buông trôi.
- Cám ơn anh đã dành cho em sự ưu ái đó. Nghiễm, em hy vọng công việc sẽ làm anh quên thời gian. Anh sẽ thấy đời đáng sống hơn khi mình vẫn nhìn thấy cuộc đời qua tâm hồn. Trí tưởng của anh được thoát ra trên giấy anh sẽ thấy nhẹ bớt suy tư.
Tôi nói với Nghiễm thật nhiều. Tôi muốn anh phải tập đánh máy và đánh thật điêu luyện. Để với “người bạn” đó, anh có thể thổ lộ tất cả ý nghĩ đam mê, khao khát của mình. Tôi muốn Nghiễm không còn cô độc dù có tôi bên cạnh hay không. Anh có thể trở thành một nhà văn nếu anh cố gắng, và tôi tin rằng vì tôi, Nghiễm sẽ cố gắng.
Những ngón tay của Nghiễm dò dẫm trên chiếc máy đánh chữ. Anh chép miệng:
- Trước khi muốn viết được anh phải tập gõ máy cho thuần thục đã phải không Mai? Để vừa đánh vừa dò chữ… thì làm sao khá được, ý tưởng ứ đọng rồi… dồn cục thì văn chương giết độc giả mất.
Tôi cười:
- Mai kia anh trở thành một văn sĩ nổi tiếng thì đừng quên Hạ Mai nghe.
Nghiễm mơ mộng:
- Đó là một mơ ước, Hạ Mai biết không, từ ngày biết em anh bắt đầu nghĩ đến mình phải làm cái gì. Dù làm để rồi thành công thì cũng chỉ thui thủi mình anh biết. Nhưng không hiểu sao anh vẫn ước ao thực hiện, như viết một cuốn tiểu thuyết chẳng hạn.
- Hay lắm Nghiễm, em sẽ là độc giả đầu tiên của anh.
Nghiễm khôi hài:
- Và biết đâu lại không là độc giả duy nhất.
Có tiếng Hồng Quỳnh chen vô:
- Độc giả duy nhất sao được, còn em nữa chi. Ít ra nhà văn Bùi Hồng Nghiễm cũng có tới… hai độc giả hâm mộ chứ giỡn sao.
Và nó nhìn tôi, ánh mắt bao hàm sự cảm kích vô bờ. Nó ra dấu cho tôi ra cửa, nói nhỏ:
- Mày sẽ là người ơn của gia đình tao đó Mai. Vì mày mà anh Nghiễm sẽ ham sống. Mày là một vị bác sĩ đầy lòng nhân đạo. Mày đang thủ diễn một vai trò thật đẹp trên sân khấu.
Tôi ngắt lời Quỳnh:
- Sao mày cho rằng tao diễn kịch?
- Dĩ nhiên. Mày thương tao và thương hại anh Nghiễm nên muốn làm cho anh tin tưởng để giúp anh đạt được ý sống. Chứ chẳng lẽ mày yêu được một kẻ mù lòa như ảnh sao?
Tôi trách bạn:
- Ý nghĩ mày hẹp hòi quá Quỳnh ạ. Tại sao mày lại lôi kéo anh Nghiễm ra khỏi môi trường tình cảm chân thật? Tại sao tao lại không thể yêu một kẻ mù? Họ vẫn là con người. Nếu tao yêu một người mù thì tao là đôi mắt của người ấy.
- Tao không dám hy vọng một việc quá đẹp như vậy có thể đến với anh Nghiễm. Tao hiểu mày rất lý tưởng nhưng…
- Mày không cần phải nghĩ ngợi gì cả. Tao mến anh Nghiễm và muốn giúp anh vậy thôi. Nếu tao cảm thấy yêu anh là tao yêu, bằng những suy diễn thực tế và bằng chất “người” rất là trọn vẹn. Bây giờ thì chưa biết đâu…
Tôi cãi Quỳnh dù nó nói đúng. Tôi đang muốn giúp Nghiễm, ước ao anh sẽ làm được một cái gì đó cho riêng anh và cho mọi người. Anh sẽ ra khỏi bóng tối, không phải bằng ánh sáng của đôi mắt mà ánh sáng của niềm tin.
Tôi không nghĩ là tôi sẽ yêu Nghiễm, nhưng tôi hiểu phải dùng môi trường đó để lôi kéo Nghiễm ra khỏi sự bi quan. Biết bao nhiêu người tật nguyền còn thê thảm hơn Nghiễm, chỉ nhờ sự khuyến khích của người yêu mà trở nên vĩ nhân. Tôi không dám mong ở Nghiễm một thành quả vượt mức bình thường nhưng hy vọng anh tạo được niềm tin yêu trong cuộc sống.
Tôi lớn tiếng hỏi Quỳnh để Nghiễm khỏi thắc mắc:
- Mày đi chợ mua những gì vậy? Có ổi không?
- Không có ổi nhưng có xoài tượng, chịu chưa?
- Nhất. Vậy là tao có quyền làm nước mắm đường phải không?
- Anh Hai ăn xoài tượng mắm đường nhe anh Hai?
Nghiễm lắc đầu:
- Mấy em ăn đi. Để anh học, không có “ông thầy” giận chết.
Quỳnh nháy mắt cười hóm hỉnh:
- Ủa, anh Hai có sư phụ hồi nào em hổng biết?
- Phải gọi là “bà thầy” mới đúng. Bà thấy nghiêm lắm, học trò mà bê trễ là… là sao hở Hạ Mai?
- Ơ hay, anh hỏi “bà thầy” sao lại hỏi em.
- Mai này, hồi nãy ra chợ tao thấy mấy con nhỏ mặc đúng “mode” ghê lắm, chắc tụi nó vừa ở Sàigòn về. Tụi nó nhìn người dân quê bằng nửa con mắt, làm như chỉ có tụi nó là nhất.
- Mình xa Sàigòn gần một tháng, không biết con gái Sàigòn giờ mặc ra sao. Thời trang đổi thay từng giờ từng ngày, theo kịp cũng chới với.
- Tao thấy tụi nó mặc sơ mi lụa, cổ cao, tay kiểu “hiệp sĩ” bỏ trong quần pant màu gạch cua.
- Lại một kiểu mới không biết du nhập từ Âu Châu hay Mỹ Châu. Nhưng Âu hay Mỹ gì dân Á Đông mình cũng ít hy vọng mặc đẹp. Các cô chỉ nhìn trong Cathelot, nữ kiểu mẫu người ta mặc bộ quần áo đó, và rồi tưởng đâu mình cũng có dáng người lý tưởng như thế. Đôi khi làm khổ cho ánh mắt chiêm ngưỡng.
- Nếu anh không lầm thì thời trang và thanh lịch không đi đôi với nhau phải không hai cô bé?
Anh Nghiễm góp ý. Quỳnh nhí nhảnh:
- Đúng rồi anh Hai. Nhưng anh yên chí đi, Hạ Mai nó không thích theo mode đâu.
Nghiễm cười nhẹ, trở lại với công việc đang bỏ dở. Tôi và Hồng Quỳnh kéo nhau xuống bếp. Nó xẻ xoài, tôi làm nước mắm. Quỳnh dặn:
- Mày nhớ đổ nước mắm ít thôi nhe Mai. Cho đường thật nhiều. Phải dùng xoài xúc đường ăn mới ác.
Hai đứa ngồi bên dĩa xoài xanh. Quỳnh cười:
- Về Sàigòn kỳ này tao phải bỏ theo chục xoài tượng mới được. Để mang vào lớp “nhem” tụi nó. Cứ đứa nào lên trả bài mà dưới này mình đưa một miếng xoài lên là kể như nước miếng đầy miệng… hết đọc.
- Thôi mày chơi ác hoài. Lỡ Giám thị mà bắt gặp thủ phạm là mày lãnh đủ.
Quỳnh nhún vai:
- Tao cóc sợ. Nhất quỉ nhì ma, thứ ba học trò mà. Với lại năm nay bỏ thi tú tài một, kể như là năm dưỡng lão rồi. Mấy năm trước giờ này dân đệ nhị học quên ăn, quên ngủ, giờ đến lượt tụi mình lè phè. Đúng là đẻ bọc điều.
Tôi đề nghị:
- Chiều nay tụi mình đi câu cá đi Quỳnh. Ở cái lạch hôm trước đó. Coi bộ nhiều cá dữ. Tao câu thử coi có chú cá nào dính không.
- OK. Rủ anh Hai đi luôn nha… chị Hai?
Tôi đỏ mặt:
- Con khỉ. Nói gì kỳ vậy, lỡ bà già nghe được chết cả đám à.
Quỳnh cười nắc nẻ:
- Bà cụ nghe thì bà cụ mừng. Ít ra con trai cụ cũng còn số đào hoa.
- Thôi Quỳnh, đừng có đùa kiểu đó. Tao lạy mày. Tao không muốn…
- Xong rồi, bỏ chuyện đó đi. Vậy là chiều nay đi câu cá?
- Ờ, nhưng hai đứa mình đi thôi.
- Sao kỳ vậy? Bỏ anh Hai ở nhà?
- Tao muốn ảnh tập dượt cho thành thạo. Tụi mình kéo nhau đi là hết người phá rối ảnh.
- Máy của một người bạn học anh, bây giờ làm giám đốc nhà xuất nhập cảng mua từ ngoại quốc về. Nó nói anh có thể giải trí bằng cách viết văn. Nhưng không ai khuyến khích anh thành ra giờ này nó vẫn còn mới nguyên.
Anh cho giấy vào máy. Tôi hỏi:
- Bạn anh chỉ cách sử dụng chưa? Anh thử đánh bao giờ chưa hở anh?
- Có. Nhưng rồi anh chán nản bỏ hết. Bây giờ vì em anh sẽ bắt đầu làm lại những gì anh đã buông trôi.
- Cám ơn anh đã dành cho em sự ưu ái đó. Nghiễm, em hy vọng công việc sẽ làm anh quên thời gian. Anh sẽ thấy đời đáng sống hơn khi mình vẫn nhìn thấy cuộc đời qua tâm hồn. Trí tưởng của anh được thoát ra trên giấy anh sẽ thấy nhẹ bớt suy tư.
Tôi nói với Nghiễm thật nhiều. Tôi muốn anh phải tập đánh máy và đánh thật điêu luyện. Để với “người bạn” đó, anh có thể thổ lộ tất cả ý nghĩ đam mê, khao khát của mình. Tôi muốn Nghiễm không còn cô độc dù có tôi bên cạnh hay không. Anh có thể trở thành một nhà văn nếu anh cố gắng, và tôi tin rằng vì tôi, Nghiễm sẽ cố gắng.
Những ngón tay của Nghiễm dò dẫm trên chiếc máy đánh chữ. Anh chép miệng:
- Trước khi muốn viết được anh phải tập gõ máy cho thuần thục đã phải không Mai? Để vừa đánh vừa dò chữ… thì làm sao khá được, ý tưởng ứ đọng rồi… dồn cục thì văn chương giết độc giả mất.
Tôi cười:
- Mai kia anh trở thành một văn sĩ nổi tiếng thì đừng quên Hạ Mai nghe.
Nghiễm mơ mộng:
- Đó là một mơ ước, Hạ Mai biết không, từ ngày biết em anh bắt đầu nghĩ đến mình phải làm cái gì. Dù làm để rồi thành công thì cũng chỉ thui thủi mình anh biết. Nhưng không hiểu sao anh vẫn ước ao thực hiện, như viết một cuốn tiểu thuyết chẳng hạn.
- Hay lắm Nghiễm, em sẽ là độc giả đầu tiên của anh.
Nghiễm khôi hài:
- Và biết đâu lại không là độc giả duy nhất.
Có tiếng Hồng Quỳnh chen vô:
- Độc giả duy nhất sao được, còn em nữa chi. Ít ra nhà văn Bùi Hồng Nghiễm cũng có tới… hai độc giả hâm mộ chứ giỡn sao.
Và nó nhìn tôi, ánh mắt bao hàm sự cảm kích vô bờ. Nó ra dấu cho tôi ra cửa, nói nhỏ:
- Mày sẽ là người ơn của gia đình tao đó Mai. Vì mày mà anh Nghiễm sẽ ham sống. Mày là một vị bác sĩ đầy lòng nhân đạo. Mày đang thủ diễn một vai trò thật đẹp trên sân khấu.
Tôi ngắt lời Quỳnh:
- Sao mày cho rằng tao diễn kịch?
- Dĩ nhiên. Mày thương tao và thương hại anh Nghiễm nên muốn làm cho anh tin tưởng để giúp anh đạt được ý sống. Chứ chẳng lẽ mày yêu được một kẻ mù lòa như ảnh sao?
Tôi trách bạn:
- Ý nghĩ mày hẹp hòi quá Quỳnh ạ. Tại sao mày lại lôi kéo anh Nghiễm ra khỏi môi trường tình cảm chân thật? Tại sao tao lại không thể yêu một kẻ mù? Họ vẫn là con người. Nếu tao yêu một người mù thì tao là đôi mắt của người ấy.
- Tao không dám hy vọng một việc quá đẹp như vậy có thể đến với anh Nghiễm. Tao hiểu mày rất lý tưởng nhưng…
- Mày không cần phải nghĩ ngợi gì cả. Tao mến anh Nghiễm và muốn giúp anh vậy thôi. Nếu tao cảm thấy yêu anh là tao yêu, bằng những suy diễn thực tế và bằng chất “người” rất là trọn vẹn. Bây giờ thì chưa biết đâu…
Tôi cãi Quỳnh dù nó nói đúng. Tôi đang muốn giúp Nghiễm, ước ao anh sẽ làm được một cái gì đó cho riêng anh và cho mọi người. Anh sẽ ra khỏi bóng tối, không phải bằng ánh sáng của đôi mắt mà ánh sáng của niềm tin.
Tôi không nghĩ là tôi sẽ yêu Nghiễm, nhưng tôi hiểu phải dùng môi trường đó để lôi kéo Nghiễm ra khỏi sự bi quan. Biết bao nhiêu người tật nguyền còn thê thảm hơn Nghiễm, chỉ nhờ sự khuyến khích của người yêu mà trở nên vĩ nhân. Tôi không dám mong ở Nghiễm một thành quả vượt mức bình thường nhưng hy vọng anh tạo được niềm tin yêu trong cuộc sống.
Tôi lớn tiếng hỏi Quỳnh để Nghiễm khỏi thắc mắc:
- Mày đi chợ mua những gì vậy? Có ổi không?
- Không có ổi nhưng có xoài tượng, chịu chưa?
- Nhất. Vậy là tao có quyền làm nước mắm đường phải không?
- Anh Hai ăn xoài tượng mắm đường nhe anh Hai?
Nghiễm lắc đầu:
- Mấy em ăn đi. Để anh học, không có “ông thầy” giận chết.
Quỳnh nháy mắt cười hóm hỉnh:
- Ủa, anh Hai có sư phụ hồi nào em hổng biết?
- Phải gọi là “bà thầy” mới đúng. Bà thấy nghiêm lắm, học trò mà bê trễ là… là sao hở Hạ Mai?
- Ơ hay, anh hỏi “bà thầy” sao lại hỏi em.
- Mai này, hồi nãy ra chợ tao thấy mấy con nhỏ mặc đúng “mode” ghê lắm, chắc tụi nó vừa ở Sàigòn về. Tụi nó nhìn người dân quê bằng nửa con mắt, làm như chỉ có tụi nó là nhất.
- Mình xa Sàigòn gần một tháng, không biết con gái Sàigòn giờ mặc ra sao. Thời trang đổi thay từng giờ từng ngày, theo kịp cũng chới với.
- Tao thấy tụi nó mặc sơ mi lụa, cổ cao, tay kiểu “hiệp sĩ” bỏ trong quần pant màu gạch cua.
- Lại một kiểu mới không biết du nhập từ Âu Châu hay Mỹ Châu. Nhưng Âu hay Mỹ gì dân Á Đông mình cũng ít hy vọng mặc đẹp. Các cô chỉ nhìn trong Cathelot, nữ kiểu mẫu người ta mặc bộ quần áo đó, và rồi tưởng đâu mình cũng có dáng người lý tưởng như thế. Đôi khi làm khổ cho ánh mắt chiêm ngưỡng.
- Nếu anh không lầm thì thời trang và thanh lịch không đi đôi với nhau phải không hai cô bé?
Anh Nghiễm góp ý. Quỳnh nhí nhảnh:
- Đúng rồi anh Hai. Nhưng anh yên chí đi, Hạ Mai nó không thích theo mode đâu.
Nghiễm cười nhẹ, trở lại với công việc đang bỏ dở. Tôi và Hồng Quỳnh kéo nhau xuống bếp. Nó xẻ xoài, tôi làm nước mắm. Quỳnh dặn:
- Mày nhớ đổ nước mắm ít thôi nhe Mai. Cho đường thật nhiều. Phải dùng xoài xúc đường ăn mới ác.
Hai đứa ngồi bên dĩa xoài xanh. Quỳnh cười:
- Về Sàigòn kỳ này tao phải bỏ theo chục xoài tượng mới được. Để mang vào lớp “nhem” tụi nó. Cứ đứa nào lên trả bài mà dưới này mình đưa một miếng xoài lên là kể như nước miếng đầy miệng… hết đọc.
- Thôi mày chơi ác hoài. Lỡ Giám thị mà bắt gặp thủ phạm là mày lãnh đủ.
Quỳnh nhún vai:
- Tao cóc sợ. Nhất quỉ nhì ma, thứ ba học trò mà. Với lại năm nay bỏ thi tú tài một, kể như là năm dưỡng lão rồi. Mấy năm trước giờ này dân đệ nhị học quên ăn, quên ngủ, giờ đến lượt tụi mình lè phè. Đúng là đẻ bọc điều.
Tôi đề nghị:
- Chiều nay tụi mình đi câu cá đi Quỳnh. Ở cái lạch hôm trước đó. Coi bộ nhiều cá dữ. Tao câu thử coi có chú cá nào dính không.
- OK. Rủ anh Hai đi luôn nha… chị Hai?
Tôi đỏ mặt:
- Con khỉ. Nói gì kỳ vậy, lỡ bà già nghe được chết cả đám à.
Quỳnh cười nắc nẻ:
- Bà cụ nghe thì bà cụ mừng. Ít ra con trai cụ cũng còn số đào hoa.
- Thôi Quỳnh, đừng có đùa kiểu đó. Tao lạy mày. Tao không muốn…
- Xong rồi, bỏ chuyện đó đi. Vậy là chiều nay đi câu cá?
- Ờ, nhưng hai đứa mình đi thôi.
- Sao kỳ vậy? Bỏ anh Hai ở nhà?
- Tao muốn ảnh tập dượt cho thành thạo. Tụi mình kéo nhau đi là hết người phá rối ảnh.
__________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG 4