6
Tôi nhìn lại điện tín ba tôi một lần nữa. Ba tôi gọi về
Sàigòn ngay vì má tôi đau nặng. Tôi bàng hoàng cả người. Tôi đưa thư
cho chị Hảo coi để xin phép được về với má. Chị khuyên tôi nên đi
chuyến xe sáng mai. Tôi nóng lòng bởi những dòng chữ hối thúc của ba
nhưng cũng buồn không ít.
Hơn hai tháng tôi sống ở miền quê Cao Lãnh này, với gia đình chị Hảo và gia đình Nghiễm. Hơn hai tháng tôi lột bỏ lớp vỏ thị thành để làm một cô gái quê bình dị. Biết tôi từ giã sớm hơn dự định Nghiễm sẽ buồn lắm. Hồng Quỳnh cũng thế. Nó sẽ thui thủi một mình cho đến ngày trở lại tựu trường. Nhưng biết sao hơn ! Má bịnh là điều không thể trì hoãn được.
Tôi nghĩ đến gương mặt buồn hiu của Nghiễm khi tôi báo tin này. Tôi có ý nghĩ sẽ lặng lẽ ra đi không từ giã. Tôi sợ giây phút chia tay. Tôi sợ phải nói lời giã từ với Nghiễm dù chỉ là tạm biệt. Tôi định sẽ để thư lại nhờ chị Hảo đưa. Nhưng rồi ý muốn gặp Nghiễm mãnh liệt hơn. Tôi thu xếp áo quần vào valise rồi chạy sang nhà Quỳnh.
Thấy tôi Quỳnh reo lên:
- Mới nhắc đến mày. Linh thế.
Tôi vẫy Quỳnh ra phía cửa:
- Anh Nghiễm đâu?
- Đang viết văn. “Nghề của chàng” mà. Mê rồi.
Tôi ngập ngừng, nhưng rồi cũng đành phải nói thật:
- Tao sắp đi.
Quỳnh mở to mắt:
- Đi đâu?
- Về Sàigòn.
- Mày nói ở hết hè mà.
- Ừ. Nhưng má tao bịnh nặng. Ông già đánh điện gọi về.
Quỳnh thảng thốt:
- Thật hở? Hồi nào?
- Mới lúc trưa.
- Bao giờ mày đi?
- Chị Hảo bảo mai đi chuyến xe sớm.
Quỳnh buồn hiu:
- Vậy mà tao tưởng được về Sàigòn một lượt với mày.
- Tao cũng muốn vậy. Nhưng hoàn cảnh, biết sao?
Hồng Quỳnh muốn khóc và tôi cũng rưng rưng. Tôi an ủi nó:
- Mày ở lại về sau. Còn cũng không bao nhiêu ngày nữa. Tao về cũng buồn lắm.
Giọng Quỳnh thiểu não:
- Má bịnh thì bắt buộc mày phải về rồi. Xui quá Mai hở?
- Tao sốt cả ruột. Đầu óc lộn xộn chả còn nghĩ được gì nữa.
- Mày nói cho anh Nghiễm biết chứ?
- Tao sợ Nghiễm buồn.
- Buồn là cái chắc. Nhưng trước sau gì cũng phải nói, bộ giấu được sao.
- Tao ngán phải nói với ảnh những chuyện như vậy. Tội ảnh quá.
Quỳnh thở dài:
- Có tội cũng phải ráng mà chịu chứ làm sao bây giờ.
- Hay mày nói dùm tao. Đợi tao đi rồi đã.
- Không được. Ảnh rầy tao chết. Kệ, mày nói đại đi. Vả lại còn dịp gặp chớ bộ mày đi luôn sao mà ngại. Việc này làm sao trách mày được.
- Ừ, thôi để hồi nào gần đi tao nói. Giờ để cho ảnh vui.
Quỳnh siết tay tôi:
- Thương anh tao thì thương cho trót nhe Mai. Nói khéo một chút để những ngày xa mày ảnh còn niềm tin mà sống.
- Bộ mày biết lo cho anh, còn tao không biết lo cho người yêu sao? – Tôi nói mà không biết mình đùa hay thật.
- Giờ mày ở lại với tao đến tối há. Mai sáng về lấy đồ đi luôn.
- Cũng được.
- Thôi mày vào thăm anh Nghiễm chút đi, cho ổng lên tinh thần viết cho hay. Mới rủ tao qua mày đó. Khổ quá, xa vài ba tiếng đồng hồ đã nhớ, mai mốt xa dài dài rồi làm sao sống đây.
Tôi vờ như không nghe câu than thở của bạn, đi vào phòng khách. Nghiễm đang ngồi chống tay lên máy. Nghe tiếng động anh lên tiếng:
- Hồng Quỳnh hả em?
- Mai đây anh.
Nghiễm im lặng. Tôi dịu giọng:
- Anh giận em phải không?
Giọng Nghiễm thật nhỏ:
- Anh mong lâu quá. Đang tính qua em. Sao em không qua anh sớm?
Tôi dợm muốn nói chuyện về Sàigòn lại thôi. Tôi trớ đi:
- Chị Hảo nhờ em coi nhà buổi sáng.
Nghiễm gật gù:
- Anh ích kỷ quá Mai nhỉ? Em có buồn anh không?
- Sao lại buồn anh? Chỉ vì anh thương em.
- Hiểu cho anh, Mai nhé. Chưa bao giờ anh yêu thương nên yêu em anh dồn tất cả tình thương trong đó có ghen tương, có vị kỷ. Những tính xấu không tha thứ được mà cũng khó từ bỏ trong tình yêu.
Tôi nhìn lên máy. Tờ giấy được bỏ vào đó vẫn còn trắng tinh chưa có chữ nào. Dường như đoán được ý tôi. Nghiễm nói:
- Nhớ em, buồn quá anh không làm việc nổi nữa.
- Anh như thế em không chịu đâu. Mai mốt em phải về tựu trường rồi anh bỏ luôn công việc sao?
Nghiễm chống chế:
- Mai mốt khác. Thà là không có em ở đây, anh an phận, biết mình không làm gì hơn được phải cố gắng làm việc để quên. Còn có em mà anh không gặp anh bứt rứt lắm.
Tôi không trách Nghiễm nữa. Anh có lý của anh. Con tim có những lý lẽ riêng mà lý trí không thể lay chuyển được. Tôi sắp thứ tự những trang giấy được đánh máy xong và bỏ lộn xộn trên bàn.
Nghiễm nói:
- Được gần hai chục trang rồi em. Đang đến đoạn gay cấn nhất.
- Đoạn gì anh?
- Tình yêu của họ đang ngang trái. Gia đình cô ta nhận lời gả cho một người khác.
Tôi buột miệng:
- Cô ta phải tranh đấu chứ.
Nghiễm cười buồn:
- Dĩ nhiên, nhưng cô bé ít hy vọng thắng. Cô ta gặp cản trở quá nhiều.
- Phải thắng anh ạ. Đừng cho họ phải xa nhau. Truyện phải có hậu mới được.
- Nhưng tiểu thuyết đâu phải là cuộc đời Mai nhỉ? Tiểu thuyết mình có quyền kết hợp hai nhân vật, còn thực tế… Cô bé trong truyện của anh gặp trở lực gia đình. Không ai bằng lòng cho cô ta yêu một anh mù. Cô bé cố giấu diếm nhưng một người chị của cô ta biết, thế là gia đình bắt cô ta tuyệt giao với người yêu… Anh mới viết đến đó rồi chợt nghĩ đến tình yêu hai đứa mình cũng mong manh như bọt biển nên không đủ can đảm tiếp tục…
Tôi sửng sờ. Nghiễm đang nói gì thế? Tại sao câu chuyện của Nghiễm lại trùng hợp từng đoạn với hoàn cảnh hiện tại của tôi và Nghiễm? Tại sao lại có sự ngẫu nhiên lạ lùng vậy được? Hay là Nghiễm đã biết tất cả? Không, mà chỉ có thể là một sự vô tình… Tôi chợt nghe xót xa thương Nghiễm. Không hiểu những kịch sĩ khi đóng xong một vai trò họ có bị ảnh hưởng nhân vật xâm nhập vào thực tế hay không, chứ tôi đóng vai trò người tình của Nghiễm, đã cảm thấy ý chí bị lung lay khá nhiều. Đôi khi tôi không hiểu mình đóng kịch quá hay hay quá dở? Nhưng dở hay gì thì điều làm tôi lo ngại là đôi khi tôi cảm thấy mình... yêu Nghiễm thực sự, gần gũi Nghiễm lạ lùng. Và những lời nói ra, không được chủ định trước mà do sự rung cảm của con tim thoát ra.
Nếu tôi yêu Nghiễm? Chắc chắn mọi việc sẽ không tốt đẹp hoàn toàn. Đặt thử câu hỏi để rồi lại thấy lo âu. Tôi cắn răng giấu kín suy tư trước Nghiễm. Cũng may mà anh mù, nếu không, nhìn những diễn biến trên nét mặt tôi anh sẽ đoán hiểu. Giờ phút này chính sự tật nguyền của Nghiễm đã giúp tôi giữ cho anh nhiều niềm tin.
Suốt buổi trưa Quỳnh buồn ra mặt. Tôi căn dặn mãi nó không được nói điều gì có thể làm Nghiễm nghi ngờ. Tôi ăn cơm nhà Quỳnh buổi trưa rồi buổi chiều. Lựa một lúc không có Nghiễm ở phòng khách, tôi thưa với mẹ anh để sáng mai đi. Bà cụ có vẻ buồn nhưng cũng biết rằng sự trở về của tôi là hợp lý.
Buổi tối tôi và Nghiễm ra ngồi trước sân. Tôi ngồi sát bên anh. Trời nhiều mây xám và không một ánh sao. Gió làm vương vướng lạnh. Nghĩ đến sự xa cách ngày mai, bất giác tôi ngã đầu vào vai Nghiễm.
- Em lạnh?
- Hình như gió nhiều hơn mọi hôm phải không anh?
- Gió vô tình quá em nhỉ?
Tôi thì thầm:
- Gió đâu phải là anh mà biết thương, biết chiều em.
Nghiễm quàng ôm vai tôi:
- Bớt lạnh chưa em?
- Hết rồi, anh yêu. Ở cạnh bên anh ngoại cảnh không đụng vào em được nữa.
Nghiễm cười nhẹ:
- Hạ Mai, em có giọng nói dễ yêu lắm em biết không?
Tôi lắc đầu:
- Em không biết.
- Hạ Mai. Em có mái tóc dễ thương lắm em biết không?
- Em không biết.
- Hạ Mai, em đẹp lắm em biết không?
- Em không biết.
- Hạ Mai, anh yêu em, em biết điều đó không?
- Dạ, em biết.
- Tưởng em không biết nữa là anh đánh đòn.
- Anh đánh đòn em khóc.
- Anh sẽ dỗ em. Nhưng phải đánh đòn trước đã.
Tôi phụng phịu:
- Oai dữ. Ỷ lớn bắt nạt người ta hé.
Nghiễm xoa đầu tôi như đối với một cô em nhỏ. Tôi sung sướng đón nhận những cử chỉ trìu mến từ người tình. Hương yêu dịu dàng như lời dịu dàng của Nghiễm. Trong một lúc, tôi quên đi cuộc chia tay sắp đến. Tôi ngỡ như thời gian đọng lại và hạnh phúc không bao giờ rời bỏ tôi.
- Hạ Mai.
- Gì cơ anh?
- Đêm nay có trăng không em?
Tôi ngần ngại nhìn lên bầu trời. Vầng mây đen thẳm xa hun hút kia không bao giờ đáp ứng lại các ước ao của Nghiễm. Đêm ba mươi thì làm gì có trăng?!
- Hạ Mai.
- Dạ.
- Sao chợt dưng anh thèm một vầng trăng thật đẹp. Trời có trăng không em?
Tôi không thể đắn đo được nữa. Tôi gật đầu:
- Anh mơ ước thật đúng lúc. Vầng trăng mười sáu đang mỉm cười với chúng ta đó Nghiễm.
- Ồ, trăng mười sáu. Đẹp em nhỉ? Sống trong bóng tối anh quên cả thời gian.
Tôi cố giữ cho sự nghẹn ngào khỏi lộ ra câu nói:
- Đẹp vô cùng, Nghiễm ơi. Trăng trên đầu chúng ta, trăng trước mặt chúng ta. Vầng trăng tròn và sáng lạ lùng. Không gian đang nhuộm sáng bởi hào quang của chị Hằng…
Nghiễm cắt ngang:
- Anh nhìn thấy trăng rồi… Cám ơn em, cám ơn ánh sáng của anh.
Tôi quay đi, nghiến chặt môi để khỏi bật khóc. Tôi đã nói dối để Nghiễm đạt được một ước mơ bé nhỏ của anh. Vầng trăng của đêm 30 là trăng có bằng ảo tưởng, nên trăng 30 đẹp hơn trăng rằm, hơn cả trăng 16. Nghiễm ơi! Anh mù chứ Hạ Mai đâu có mù. Nhưng em đã mù theo anh, vì em cũng vừa nhìn thấy được vầng trăng 30 tuyệt đẹp. Tha lỗi cho em nghe Nghiễm, nếu anh biết rằng vì anh, Hạ Mai đã dối anh…
Nghiễm, anh viết văn, cốt truyện người con trai mù 30 tuổi yêu một thiếu nữ. Nàng đem ánh sáng, đem niềm tin lại cho chàng và anh lấy tựa là Trăng 30. Đó là tiểu thuyết. Còn cuộc đời, anh đã được chiêm ngưỡng một đêm 30 có trăng thật thơ, thật đẹp. Trăng 30 là ở tiểu thuyết của anh hay trăng 30 là chính trong thực tại của chúng mình hở Nghiễm?...
Hơn hai tháng tôi sống ở miền quê Cao Lãnh này, với gia đình chị Hảo và gia đình Nghiễm. Hơn hai tháng tôi lột bỏ lớp vỏ thị thành để làm một cô gái quê bình dị. Biết tôi từ giã sớm hơn dự định Nghiễm sẽ buồn lắm. Hồng Quỳnh cũng thế. Nó sẽ thui thủi một mình cho đến ngày trở lại tựu trường. Nhưng biết sao hơn ! Má bịnh là điều không thể trì hoãn được.
Tôi nghĩ đến gương mặt buồn hiu của Nghiễm khi tôi báo tin này. Tôi có ý nghĩ sẽ lặng lẽ ra đi không từ giã. Tôi sợ giây phút chia tay. Tôi sợ phải nói lời giã từ với Nghiễm dù chỉ là tạm biệt. Tôi định sẽ để thư lại nhờ chị Hảo đưa. Nhưng rồi ý muốn gặp Nghiễm mãnh liệt hơn. Tôi thu xếp áo quần vào valise rồi chạy sang nhà Quỳnh.
Thấy tôi Quỳnh reo lên:
- Mới nhắc đến mày. Linh thế.
Tôi vẫy Quỳnh ra phía cửa:
- Anh Nghiễm đâu?
- Đang viết văn. “Nghề của chàng” mà. Mê rồi.
Tôi ngập ngừng, nhưng rồi cũng đành phải nói thật:
- Tao sắp đi.
Quỳnh mở to mắt:
- Đi đâu?
- Về Sàigòn.
- Mày nói ở hết hè mà.
- Ừ. Nhưng má tao bịnh nặng. Ông già đánh điện gọi về.
Quỳnh thảng thốt:
- Thật hở? Hồi nào?
- Mới lúc trưa.
- Bao giờ mày đi?
- Chị Hảo bảo mai đi chuyến xe sớm.
Quỳnh buồn hiu:
- Vậy mà tao tưởng được về Sàigòn một lượt với mày.
- Tao cũng muốn vậy. Nhưng hoàn cảnh, biết sao?
Hồng Quỳnh muốn khóc và tôi cũng rưng rưng. Tôi an ủi nó:
- Mày ở lại về sau. Còn cũng không bao nhiêu ngày nữa. Tao về cũng buồn lắm.
Giọng Quỳnh thiểu não:
- Má bịnh thì bắt buộc mày phải về rồi. Xui quá Mai hở?
- Tao sốt cả ruột. Đầu óc lộn xộn chả còn nghĩ được gì nữa.
- Mày nói cho anh Nghiễm biết chứ?
- Tao sợ Nghiễm buồn.
- Buồn là cái chắc. Nhưng trước sau gì cũng phải nói, bộ giấu được sao.
- Tao ngán phải nói với ảnh những chuyện như vậy. Tội ảnh quá.
Quỳnh thở dài:
- Có tội cũng phải ráng mà chịu chứ làm sao bây giờ.
- Hay mày nói dùm tao. Đợi tao đi rồi đã.
- Không được. Ảnh rầy tao chết. Kệ, mày nói đại đi. Vả lại còn dịp gặp chớ bộ mày đi luôn sao mà ngại. Việc này làm sao trách mày được.
- Ừ, thôi để hồi nào gần đi tao nói. Giờ để cho ảnh vui.
Quỳnh siết tay tôi:
- Thương anh tao thì thương cho trót nhe Mai. Nói khéo một chút để những ngày xa mày ảnh còn niềm tin mà sống.
- Bộ mày biết lo cho anh, còn tao không biết lo cho người yêu sao? – Tôi nói mà không biết mình đùa hay thật.
- Giờ mày ở lại với tao đến tối há. Mai sáng về lấy đồ đi luôn.
- Cũng được.
- Thôi mày vào thăm anh Nghiễm chút đi, cho ổng lên tinh thần viết cho hay. Mới rủ tao qua mày đó. Khổ quá, xa vài ba tiếng đồng hồ đã nhớ, mai mốt xa dài dài rồi làm sao sống đây.
Tôi vờ như không nghe câu than thở của bạn, đi vào phòng khách. Nghiễm đang ngồi chống tay lên máy. Nghe tiếng động anh lên tiếng:
- Hồng Quỳnh hả em?
- Mai đây anh.
Nghiễm im lặng. Tôi dịu giọng:
- Anh giận em phải không?
Giọng Nghiễm thật nhỏ:
- Anh mong lâu quá. Đang tính qua em. Sao em không qua anh sớm?
Tôi dợm muốn nói chuyện về Sàigòn lại thôi. Tôi trớ đi:
- Chị Hảo nhờ em coi nhà buổi sáng.
Nghiễm gật gù:
- Anh ích kỷ quá Mai nhỉ? Em có buồn anh không?
- Sao lại buồn anh? Chỉ vì anh thương em.
- Hiểu cho anh, Mai nhé. Chưa bao giờ anh yêu thương nên yêu em anh dồn tất cả tình thương trong đó có ghen tương, có vị kỷ. Những tính xấu không tha thứ được mà cũng khó từ bỏ trong tình yêu.
Tôi nhìn lên máy. Tờ giấy được bỏ vào đó vẫn còn trắng tinh chưa có chữ nào. Dường như đoán được ý tôi. Nghiễm nói:
- Nhớ em, buồn quá anh không làm việc nổi nữa.
- Anh như thế em không chịu đâu. Mai mốt em phải về tựu trường rồi anh bỏ luôn công việc sao?
Nghiễm chống chế:
- Mai mốt khác. Thà là không có em ở đây, anh an phận, biết mình không làm gì hơn được phải cố gắng làm việc để quên. Còn có em mà anh không gặp anh bứt rứt lắm.
Tôi không trách Nghiễm nữa. Anh có lý của anh. Con tim có những lý lẽ riêng mà lý trí không thể lay chuyển được. Tôi sắp thứ tự những trang giấy được đánh máy xong và bỏ lộn xộn trên bàn.
Nghiễm nói:
- Được gần hai chục trang rồi em. Đang đến đoạn gay cấn nhất.
- Đoạn gì anh?
- Tình yêu của họ đang ngang trái. Gia đình cô ta nhận lời gả cho một người khác.
Tôi buột miệng:
- Cô ta phải tranh đấu chứ.
Nghiễm cười buồn:
- Dĩ nhiên, nhưng cô bé ít hy vọng thắng. Cô ta gặp cản trở quá nhiều.
- Phải thắng anh ạ. Đừng cho họ phải xa nhau. Truyện phải có hậu mới được.
- Nhưng tiểu thuyết đâu phải là cuộc đời Mai nhỉ? Tiểu thuyết mình có quyền kết hợp hai nhân vật, còn thực tế… Cô bé trong truyện của anh gặp trở lực gia đình. Không ai bằng lòng cho cô ta yêu một anh mù. Cô bé cố giấu diếm nhưng một người chị của cô ta biết, thế là gia đình bắt cô ta tuyệt giao với người yêu… Anh mới viết đến đó rồi chợt nghĩ đến tình yêu hai đứa mình cũng mong manh như bọt biển nên không đủ can đảm tiếp tục…
Tôi sửng sờ. Nghiễm đang nói gì thế? Tại sao câu chuyện của Nghiễm lại trùng hợp từng đoạn với hoàn cảnh hiện tại của tôi và Nghiễm? Tại sao lại có sự ngẫu nhiên lạ lùng vậy được? Hay là Nghiễm đã biết tất cả? Không, mà chỉ có thể là một sự vô tình… Tôi chợt nghe xót xa thương Nghiễm. Không hiểu những kịch sĩ khi đóng xong một vai trò họ có bị ảnh hưởng nhân vật xâm nhập vào thực tế hay không, chứ tôi đóng vai trò người tình của Nghiễm, đã cảm thấy ý chí bị lung lay khá nhiều. Đôi khi tôi không hiểu mình đóng kịch quá hay hay quá dở? Nhưng dở hay gì thì điều làm tôi lo ngại là đôi khi tôi cảm thấy mình... yêu Nghiễm thực sự, gần gũi Nghiễm lạ lùng. Và những lời nói ra, không được chủ định trước mà do sự rung cảm của con tim thoát ra.
Nếu tôi yêu Nghiễm? Chắc chắn mọi việc sẽ không tốt đẹp hoàn toàn. Đặt thử câu hỏi để rồi lại thấy lo âu. Tôi cắn răng giấu kín suy tư trước Nghiễm. Cũng may mà anh mù, nếu không, nhìn những diễn biến trên nét mặt tôi anh sẽ đoán hiểu. Giờ phút này chính sự tật nguyền của Nghiễm đã giúp tôi giữ cho anh nhiều niềm tin.
Suốt buổi trưa Quỳnh buồn ra mặt. Tôi căn dặn mãi nó không được nói điều gì có thể làm Nghiễm nghi ngờ. Tôi ăn cơm nhà Quỳnh buổi trưa rồi buổi chiều. Lựa một lúc không có Nghiễm ở phòng khách, tôi thưa với mẹ anh để sáng mai đi. Bà cụ có vẻ buồn nhưng cũng biết rằng sự trở về của tôi là hợp lý.
Buổi tối tôi và Nghiễm ra ngồi trước sân. Tôi ngồi sát bên anh. Trời nhiều mây xám và không một ánh sao. Gió làm vương vướng lạnh. Nghĩ đến sự xa cách ngày mai, bất giác tôi ngã đầu vào vai Nghiễm.
- Em lạnh?
- Hình như gió nhiều hơn mọi hôm phải không anh?
- Gió vô tình quá em nhỉ?
Tôi thì thầm:
- Gió đâu phải là anh mà biết thương, biết chiều em.
Nghiễm quàng ôm vai tôi:
- Bớt lạnh chưa em?
- Hết rồi, anh yêu. Ở cạnh bên anh ngoại cảnh không đụng vào em được nữa.
Nghiễm cười nhẹ:
- Hạ Mai, em có giọng nói dễ yêu lắm em biết không?
Tôi lắc đầu:
- Em không biết.
- Hạ Mai. Em có mái tóc dễ thương lắm em biết không?
- Em không biết.
- Hạ Mai, em đẹp lắm em biết không?
- Em không biết.
- Hạ Mai, anh yêu em, em biết điều đó không?
- Dạ, em biết.
- Tưởng em không biết nữa là anh đánh đòn.
- Anh đánh đòn em khóc.
- Anh sẽ dỗ em. Nhưng phải đánh đòn trước đã.
Tôi phụng phịu:
- Oai dữ. Ỷ lớn bắt nạt người ta hé.
Nghiễm xoa đầu tôi như đối với một cô em nhỏ. Tôi sung sướng đón nhận những cử chỉ trìu mến từ người tình. Hương yêu dịu dàng như lời dịu dàng của Nghiễm. Trong một lúc, tôi quên đi cuộc chia tay sắp đến. Tôi ngỡ như thời gian đọng lại và hạnh phúc không bao giờ rời bỏ tôi.
- Hạ Mai.
- Gì cơ anh?
- Đêm nay có trăng không em?
Tôi ngần ngại nhìn lên bầu trời. Vầng mây đen thẳm xa hun hút kia không bao giờ đáp ứng lại các ước ao của Nghiễm. Đêm ba mươi thì làm gì có trăng?!
- Hạ Mai.
- Dạ.
- Sao chợt dưng anh thèm một vầng trăng thật đẹp. Trời có trăng không em?
Tôi không thể đắn đo được nữa. Tôi gật đầu:
- Anh mơ ước thật đúng lúc. Vầng trăng mười sáu đang mỉm cười với chúng ta đó Nghiễm.
- Ồ, trăng mười sáu. Đẹp em nhỉ? Sống trong bóng tối anh quên cả thời gian.
Tôi cố giữ cho sự nghẹn ngào khỏi lộ ra câu nói:
- Đẹp vô cùng, Nghiễm ơi. Trăng trên đầu chúng ta, trăng trước mặt chúng ta. Vầng trăng tròn và sáng lạ lùng. Không gian đang nhuộm sáng bởi hào quang của chị Hằng…
Nghiễm cắt ngang:
- Anh nhìn thấy trăng rồi… Cám ơn em, cám ơn ánh sáng của anh.
Tôi quay đi, nghiến chặt môi để khỏi bật khóc. Tôi đã nói dối để Nghiễm đạt được một ước mơ bé nhỏ của anh. Vầng trăng của đêm 30 là trăng có bằng ảo tưởng, nên trăng 30 đẹp hơn trăng rằm, hơn cả trăng 16. Nghiễm ơi! Anh mù chứ Hạ Mai đâu có mù. Nhưng em đã mù theo anh, vì em cũng vừa nhìn thấy được vầng trăng 30 tuyệt đẹp. Tha lỗi cho em nghe Nghiễm, nếu anh biết rằng vì anh, Hạ Mai đã dối anh…
Nghiễm, anh viết văn, cốt truyện người con trai mù 30 tuổi yêu một thiếu nữ. Nàng đem ánh sáng, đem niềm tin lại cho chàng và anh lấy tựa là Trăng 30. Đó là tiểu thuyết. Còn cuộc đời, anh đã được chiêm ngưỡng một đêm 30 có trăng thật thơ, thật đẹp. Trăng 30 là ở tiểu thuyết của anh hay trăng 30 là chính trong thực tại của chúng mình hở Nghiễm?...
- Hạ Mai.
- Dạ.
- Khuya rồi. Thôi em vào ngủ đi.
- Còn anh?
- Anh sẽ ngồi đây lúc nào buồn ngủ sẽ vào sau.
- Em muốn ngồi đây với anh. Em muốn ngủ trên vai anh được không Nghiễm?
- Được, nhưng sương xuống lạnh, em sẽ bị cảm Mai ạ. Nghe lời anh. Ngoan đi cưng.
- Anh ngồi đây làm gì?
- Anh muốn tắm ánh trăng.
Tôi ngước lên khoảng trời đen thăm thẳm. Vầng trăng của anh đó phải không Nghiễm? Ánh sáng chan hòa trong tâm hồn anh nên anh thấy sáng. Anh mù nên anh thấy ánh sáng. Em sáng nên khoảng tối mênh mông kia không thể đánh lừa được em… Em đánh lừa anh. Em cho anh thấy ánh sáng là anh thấy ánh sáng. Em cho anh thấy bóng tối là anh thấy bóng tối. Em yêu anh nên muốn cho anh thấy những gì thật đẹp… Anh hạnh phúc hơn em…
- Hạ Mai.
- Anh gọi em?
- Anh muốn gọi hoài tên em. Âm thanh nào thoát khỏi môi anh cũng là hai chữ Hạ Mai. Tên em như một nốt nhạc lạ…
- Em hát anh nghe nhé.
Nghiễm vuốt nhẹ lên má tôi:
- Ừ. Mai hát đi. Ngồi dưới trăng nghe người yêu hát là nhất.
- Em chỉ thuộc một bài.
- Bất cứ bài nào em thích.
Tôi nghĩ đến một đoạn của bản nhạc “Tạ từ trong đêm”… ”Thăm thẳm chiều trôi. Mai em đi rồi không người đưa lối. Khi thương mến nhau hai người hai ngả tránh sao bùi ngùi… Hẹn gặp nhau đây, đêm thâu lá đổ, sương giăng kín mờ nhạt nhòa ước mơ…”
- Hạ Mai
Tôi ngừng hát:
- Gì cơ anh?
- Bài hát buồn quá. Sao em hát bài đó Mai?
- Anh nói em hát bất cứ bài nào em thích.
- Nhưng bài hát nói đến một cuộc từ ly, anh sợ hình ảnh đó lắm em.
- Thôi em không hát nữa.
- Anh đưa em vào nghỉ nhé Mai. Khuya lắm rồi, em thức khuya hại sức khỏe anh không muốn.
Tôi đứng lên theo tay dìu của Nghiễm. Sương xuống thật lạnh. Gió đưa hương ngọc lan thơm ngào ngạt. Mấy lần tôi định nói với Nghiễm “ngày mai em đi” rồi cũng không can đảm… Tôi sợ phải nghe tiếng Nghiễm thở dài. Tôi sợ phải nhìn thấy khuôn mặt buồn vời vợi của anh.
- Dạ.
- Khuya rồi. Thôi em vào ngủ đi.
- Còn anh?
- Anh sẽ ngồi đây lúc nào buồn ngủ sẽ vào sau.
- Em muốn ngồi đây với anh. Em muốn ngủ trên vai anh được không Nghiễm?
- Được, nhưng sương xuống lạnh, em sẽ bị cảm Mai ạ. Nghe lời anh. Ngoan đi cưng.
- Anh ngồi đây làm gì?
- Anh muốn tắm ánh trăng.
Tôi ngước lên khoảng trời đen thăm thẳm. Vầng trăng của anh đó phải không Nghiễm? Ánh sáng chan hòa trong tâm hồn anh nên anh thấy sáng. Anh mù nên anh thấy ánh sáng. Em sáng nên khoảng tối mênh mông kia không thể đánh lừa được em… Em đánh lừa anh. Em cho anh thấy ánh sáng là anh thấy ánh sáng. Em cho anh thấy bóng tối là anh thấy bóng tối. Em yêu anh nên muốn cho anh thấy những gì thật đẹp… Anh hạnh phúc hơn em…
- Hạ Mai.
- Anh gọi em?
- Anh muốn gọi hoài tên em. Âm thanh nào thoát khỏi môi anh cũng là hai chữ Hạ Mai. Tên em như một nốt nhạc lạ…
- Em hát anh nghe nhé.
Nghiễm vuốt nhẹ lên má tôi:
- Ừ. Mai hát đi. Ngồi dưới trăng nghe người yêu hát là nhất.
- Em chỉ thuộc một bài.
- Bất cứ bài nào em thích.
Tôi nghĩ đến một đoạn của bản nhạc “Tạ từ trong đêm”… ”Thăm thẳm chiều trôi. Mai em đi rồi không người đưa lối. Khi thương mến nhau hai người hai ngả tránh sao bùi ngùi… Hẹn gặp nhau đây, đêm thâu lá đổ, sương giăng kín mờ nhạt nhòa ước mơ…”
- Hạ Mai
Tôi ngừng hát:
- Gì cơ anh?
- Bài hát buồn quá. Sao em hát bài đó Mai?
- Anh nói em hát bất cứ bài nào em thích.
- Nhưng bài hát nói đến một cuộc từ ly, anh sợ hình ảnh đó lắm em.
- Thôi em không hát nữa.
- Anh đưa em vào nghỉ nhé Mai. Khuya lắm rồi, em thức khuya hại sức khỏe anh không muốn.
Tôi đứng lên theo tay dìu của Nghiễm. Sương xuống thật lạnh. Gió đưa hương ngọc lan thơm ngào ngạt. Mấy lần tôi định nói với Nghiễm “ngày mai em đi” rồi cũng không can đảm… Tôi sợ phải nghe tiếng Nghiễm thở dài. Tôi sợ phải nhìn thấy khuôn mặt buồn vời vợi của anh.
__________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG 7