CHƯƠNG V
Im lặng giữa em và nhỏ Ngân. Có lẽ nhỏ ấy cũng hồi
hộp như em vậy. Em thì hồi hộp đợi xem phản ứng của nhỏ ấy, còn nhỏ hồi
hộp vì không biết có vật gì trong tập.
Nhỏ Ngân đã lật đến trang có nhánh lá thuộc bài. Em nhìn Ngân, chờ nghe tiếng kêu ngạc nhiên, đôi mắt mở tròn. Nhưng lạ quá, Ngân không một chút ngạc nhiên. Nhỏ nhìn em cười mỉm và nói :
- Cảm ơn mầy nhiều lắm. Tao hiểu ý mầy rồi.
Người ngỡ ngàng lúc này lại là em. Nhỏ Ngân đã phản ứng khác hẳn với ước tính của em. Lại nữa, câu nói của nhỏ khiến em phải phân vân suy nghĩ không ít. "Tao hiểu ý mầy rồi". Em có ý gì đâu mà nhỏ ấy hiểu ? Nhỏ ấy hiểu gì ?
Nhỏ Ngân nói :
- Mầy cho tao chiếc lá thuộc bài này là có ý khuyên tao cố chăm học để trở thành học sinh giỏi trong lớp phải không ?
Nhỏ Ngân lại biết cả tên chiếc lá thuộc bài nữa! Lạ chưa?
Em hỏi :
- Mầy cũng biết chiếc lá thuộc bài à ?
Nhỏ Ngân chu môi :
- Chớ mầy tưởng tao rớt từ cung trăng xuống hay sao mà không biết !
Em mới là người từ cung trăng rớt xuống !
Nhỏ Ngân vui miệng kể :
- Mầy biết không, hồi tao còn nhỏ xíu, anh Hai tao đã từng cho tao chiếc lá này rồi. Ảnh nói : muốn thuộc bài nào cứ để chiếc lá vào trong tập có chép bài ấy, khỏi cần học cũng thuộc. Tao nghe lời làm thử. Rốt cuộc, tao bị lãnh trứng vịt vì không thuộc bài. Vậy đã hết đâu, tao còn bị cô bắt quỳ cả buổi nữa chớ...
Nhỏ Ngân kể mà em chỉ nghe loáng thoáng. Em tưởng như tai mình đang ù đi. Nhỏ Ngân vẫn vô tư tiếp :
- Lớn lên tao mới biết anh Hai tao nói dối. Người lớn họ ưa bày đặt nói nọ kia để con nít tin ghê mầy nhỉ!
Ba em đã lừa dối em đó sao ? Phải rồi. Đúng là ba đã lừa dối em. Thảo nào ba không muốn có người thứ ba biết chuyện. Ba khéo bịa đặt thì thôi : "Nếu để người thứ ba biết được, chiếc lá sẽ hết linh ứng".
Em thấy mặt mình bừng nóng.
Nhỏ Ngân hỏi :
- Kìa ! Mầy sao vậy Hương ?
- Tao... tao hơi nhức đầu.
Nhỏ Ngân mở cặp lấy chai dầu khuynh diệp trao cho em :
- Nè, bôi dầu đi. Chắc mầy bị trúng gió độc rồi.
Em nhận chai dầu :
- Cảm ơn mầy.
Ánh mắt của em lại chạm phải cuốn tập của nhỏ Ngân với nhánh lá thuộc bài em tặng nhỏ. Không hiểu sao, em bật khóc. Nhỏ Ngân hốt hoảng :
- Chuyện gì vậy Hương ? Mầy giận tao à ?
Em lắc đầu. Em nghĩ đến ba em. Ba ơi ! Sao ba nở lừa dối con gái của ba ?
Nhỏ Ngân đã lật đến trang có nhánh lá thuộc bài. Em nhìn Ngân, chờ nghe tiếng kêu ngạc nhiên, đôi mắt mở tròn. Nhưng lạ quá, Ngân không một chút ngạc nhiên. Nhỏ nhìn em cười mỉm và nói :
- Cảm ơn mầy nhiều lắm. Tao hiểu ý mầy rồi.
Người ngỡ ngàng lúc này lại là em. Nhỏ Ngân đã phản ứng khác hẳn với ước tính của em. Lại nữa, câu nói của nhỏ khiến em phải phân vân suy nghĩ không ít. "Tao hiểu ý mầy rồi". Em có ý gì đâu mà nhỏ ấy hiểu ? Nhỏ ấy hiểu gì ?
Nhỏ Ngân nói :
- Mầy cho tao chiếc lá thuộc bài này là có ý khuyên tao cố chăm học để trở thành học sinh giỏi trong lớp phải không ?
Nhỏ Ngân lại biết cả tên chiếc lá thuộc bài nữa! Lạ chưa?
Em hỏi :
- Mầy cũng biết chiếc lá thuộc bài à ?
Nhỏ Ngân chu môi :
- Chớ mầy tưởng tao rớt từ cung trăng xuống hay sao mà không biết !
Em mới là người từ cung trăng rớt xuống !
Nhỏ Ngân vui miệng kể :
- Mầy biết không, hồi tao còn nhỏ xíu, anh Hai tao đã từng cho tao chiếc lá này rồi. Ảnh nói : muốn thuộc bài nào cứ để chiếc lá vào trong tập có chép bài ấy, khỏi cần học cũng thuộc. Tao nghe lời làm thử. Rốt cuộc, tao bị lãnh trứng vịt vì không thuộc bài. Vậy đã hết đâu, tao còn bị cô bắt quỳ cả buổi nữa chớ...
Nhỏ Ngân kể mà em chỉ nghe loáng thoáng. Em tưởng như tai mình đang ù đi. Nhỏ Ngân vẫn vô tư tiếp :
- Lớn lên tao mới biết anh Hai tao nói dối. Người lớn họ ưa bày đặt nói nọ kia để con nít tin ghê mầy nhỉ!
Ba em đã lừa dối em đó sao ? Phải rồi. Đúng là ba đã lừa dối em. Thảo nào ba không muốn có người thứ ba biết chuyện. Ba khéo bịa đặt thì thôi : "Nếu để người thứ ba biết được, chiếc lá sẽ hết linh ứng".
Em thấy mặt mình bừng nóng.
Nhỏ Ngân hỏi :
- Kìa ! Mầy sao vậy Hương ?
- Tao... tao hơi nhức đầu.
Nhỏ Ngân mở cặp lấy chai dầu khuynh diệp trao cho em :
- Nè, bôi dầu đi. Chắc mầy bị trúng gió độc rồi.
Em nhận chai dầu :
- Cảm ơn mầy.
Ánh mắt của em lại chạm phải cuốn tập của nhỏ Ngân với nhánh lá thuộc bài em tặng nhỏ. Không hiểu sao, em bật khóc. Nhỏ Ngân hốt hoảng :
- Chuyện gì vậy Hương ? Mầy giận tao à ?
Em lắc đầu. Em nghĩ đến ba em. Ba ơi ! Sao ba nở lừa dối con gái của ba ?
*
Em đem chiếc lá thuộc bài ra hỏi nhiều nhỏ bạn khác.
Cũng có nhiều đứa không biết, nhưng những đứa khác chẳng lạ gì. Chúng
còn kể cho em nghe những kỷ niệm thuở nhỏ của chúng với chiếc lá thuộc
bài. Những câu chuyện đều tương tự như chuyện của nhỏ Ngân : tin lời
người lớn để lá thuộc bài vào tập bài học mà chẳng thuộc gì cả.
Nhỏ Hiếu còn cho em biết tên thật của chiếc lá thuộc bài nữa. Nhỏ khoe, nhà nhỏ có trồng một cây làm cảnh. Ba má nhỏ gọi là cây trắc bá diệp.
Em ngồi thẫn thờ trước cuốn tập có chiếc lá thuộc bài. Không, chiếc lá cây trắc bá diệp mới chính xác.
Sau những khoảnh khắc ban đầu ngỡ ngàng trước sự thật, ý oán trách ba trong em đã vơi dần. Em tự hỏi : "Ba nói dối mình với dụng ý gì ?"
Em phăng dần manh mối.
Đầu tiên, em gặp cô Thục Viên và hỏi cô có biết lá thuộc bài không ? Cô đáp :
- Lá trắc bá diệp chớ gì.
Vậy là cô biết rất rõ. Em lại hỏi :
- Thưa cô, tại sao người lớn lại bịa đặt với trẻ con rằng ai có chiếc lá thuộc bài sẽ học giỏi ?
- Đâu phải vậy. Người ta nói là ai có chiếc lá thuộc bài để vào bài học nào sẽ thuộc bài học ấy mà khỏi phải học chớ.
- Sao vậy cô ?
- Hương không biết thật à ?
- Vâng.
- Thế Hương có biết chuyện chuồn chuồn cắn rốn ba lần thì biết bơi không ?
- Em biết.
- Thì đấy, chuyện ấy hay chuyện lá thuộc bài đều nhằm tạo cho đứa trẻ một niềm tin...
- Tạo một niềm tin ?
- Đúng vậy. Theo cô, đáng lẽ người ta nói như thế này mới đúng : "Nếu để chiếc lá thuộc bài nơi bài học, sẽ học bài dễ thuộc hơn", hoặc là : "Cho chuồn chuồn cắn rốn ba lần, sẽ mau biết bơi hơn"...
Cô Thục Viên lại cho em biết thêm nhiều chuyện khác :
- Cô đố Bảo Hương chớ tại sao người ta lại bảo trẻ con mà ăn chân gà thì tay run, viết chữ xấu ?
- Viết chữ xấu thật đó cô – Em bật thốt.
Cô Thục Viên cười ngặt nghẽo :
- Đó, thấy chưa. Bảo Hương mà còn tin thì khỏi nói những đứa trẻ ít tuổi hơn. Sự thật là thế này : Chân gà có rất nhiều xương nhỏ, ăn không khéo có thể bị hóc xương như chơi. Vì sợ trẻ con bị hóc xương, người ta mới nói "Ăn xương gà tay run, viết chữ xấu". Đứa trẻ nào đi học mà không sợ viết chữ xấu, thành ra chẳng đứa nào dám ăn chân gà cả...
Em cười theo cô:
- Cô nói em mới biết.
- Lại còn chuyện ăn ốc nói mò nữa...
- Cô giải thích đi cô.
- Cô đoán là thế này. Khi ăn ốc, người ta thường dễ bị dị ứng như nổi mề đay, nếu cơ thể không hợp. Một lý do khác có thể là ăn ốc, người ta dễ bị... nhột bụng. Bởi vậy người ta mới bịa ra câu "ăn ốc nói mò".
Cô Thục Viên dừng lời một chút rồi hỏi em :
- Mà này, Hương chưa cho cô biết tại sao bỗng dưng em lại hỏi cô chuyện lá thuộc bài ?
Em chưa muốn cho cô Thục Viên biết chuyện ba em cho em chiếc lá thuộc bài. Em nói :
- Tại... em nhặt được một chiếc lá thuộc bài. Em hỏi nhỏ bạn, nó nói tên và công dụng của chiếc lá. Em chưa tin nên phải hỏi cô cho rõ...
- Phải đó. Tin làm sao được mà tin. Nếu quả đúng ai có lá thuộc bài đều học giỏi, thì làm gì có người phải xếp hạng... bốn mươi lăm trong lớp !
Nói xong, cô khúc khích cười. Em mắc cỡ quá chừng, cúi gầm mặt. Mãi một lúc sau, em mới hết thẹn, xin phép cô ra về.
Về nhà, em gặp mẹ đang ngồi vá áo. Em ngồi xuống bên mẹ và rồi em đã kể cho mẹ nghe hết mọi chuyện. Từ chuyện ba tặng em cuốn tập tới chuyện em bắt chước ba tặng nhỏ Ngân để rồi biết được sự thật. Nghe em kể xong, mẹ em lặng thinh một lúc mới nói :
- Thảo nào, Hương đổi khác hẳn. Mẹ không ngờ... Thì ra chỉ với một chiếc lá thuộc bài mà ba đã giúp Hương thoát khỏi tâm trạng buồn chán...
- Vậy là mẹ cho ba biết chuyện con bị dao động tinh thần vì bạn bè trong lớp sao ?
Mẹ ôm em vào lòng :
- Hương bỏ lỗi cho mẹ. Mẹ đã hứa sẽ giấu ba nhưng rồi mẹ lại nói cho ba biết hết. Tại tính mẹ như vậy đó. Giấu ai thì được chứ với ba, mẹ không thể giấu giếm bất cứ chuyện gì...
Em nghĩ đến sự dửng dưng của ba dù ba đã biết chuyện. Em nói:
- Ba đóng kịch tài ghê! Ba biết hết chuyện của con rồi mà làm mặt tỉnh như người chẳng biết gì...
Rồi em nhớ đến thắc mắc của mình. Em nhìn mẹ hỏi :
- Mẹ có biết ba nói dối con chuyện chiếc lá thuộc bài với dụng ý gì không ?
Mẹ em nói thật dài, giọng hồi tưởng, thiết tha :
- Điều này thì mẹ hiểu rõ hơn cả. Tuy ba không cho mẹ biết chuyện ba cho Hương chiếc lá thuộc bài nhưng mẹ vẫn hiểu. Hương nhớ lại đi nào. Ngày xưa, ba mồ côi, không thân bằng quyến thuộc. Ba vừa đi làm cho một hãng buôn, vừa đi học thêm. Sự cố gắng của ba không tránh khỏi những khó khăn như Hương đã gặp thời gian qua. Ba cũng bị những người bạn cùng hãng mỉa mai nọ kia. Nào là không biết an phận, không muốn làm công nhân, muốn học đòi làm trí thức kia... Những lời bàn tán, dè bỉu như thế đã có lúc khiến ba chán nản, định bỏ học. Nhưng rồi nhờ có nghị lực, ba đã vượt qua tất cả. Mẹ tin rằng dựa vào kinh nghiệm bản thân, ba biết rằng chỉ có nghị lực mới giúp Hương trong tình cảnh tương tự ba ngày xưa. Ba nói "Ai có chiếc lá thuộc bài, người ấy sẽ học giỏi" để giúp Hương tự tin, vững tâm mà học tập...
Em đã hiểu ra. Ngày nào đó, em đã nghĩ rằng mình còn thiếu một cái gì đó. Bây giờ, em biết đó chính là nghị lực.
Mẹ em hỏi :
- Hương còn thắc mắc gì nữa không ?
- Có mẹ à.
- Hương nói mẹ nghe nào.
- Con vẫn chưa hiểu về sự linh ứng của chiếc lá thuộc bài. Nếu nó không linh ứng thì tại sao khi con gặp bài toán khó hoặc bài khó thuộc, con nghe lời ba cầu xin "thần lá" thì sau đó con lại làm bài, học bài được như ý ?
Mẹ em giải thích :
- Đó là một hiện tượng tâm lý. Sở dĩ Hương làm toán, học bài chóng thuộc, một phần do niềm tin trong lòng con, phần khác, con đã vô tình tự kỷ ám thị mình...
- Tự kỷ ám thị là gì mẹ ?
- Tự kỷ ám thị là một phương pháp luyện ý chí. Chẳng hạn, Hương muốn uống một viên thuốc đắng, Hương sẽ tự nhẩm trong trí rằng : "Tôi sẽ uống được viên thuốc dễ dàng", thế là Hương uống dễ dàng được thật. Tương tự, trong lúc tin tưởng vào chiếc lá thuộc bài, Hương đã tự bảo mình : "Mình sẽ làm ra bài này," hoặc "Mình sẽ học thuộc bài học này". Kết quả là Hương có thể làm ra toán, học thuộc bài dễ dàng.
- Con hiểu hết rồi. Mẹ giải thích hay lắm. Và ba nữa, ba cũng hay ghê vậy đó…
Mẹ em vui vẻ hỏi :
- Vậy Hương sẽ đền ơn ba thế nào đây ?
- Con tính thế này. Ba có về, con cũng không nói cho ba biết là con đã hiểu sự thật về chiếc lá thuộc bài. Con chờ tới cuối năm học sẽ...
- Mẹ đề nghị Hương hãy làm thế này. Con cố học sao giành được một trong ba thứ hạng đầu lớp để được lãnh thưởng. Về nhà, con sẽ trao gói phần thưởng của mình lại cho ba, kèm theo cả cuốn tập có chiếc lá thuộc bài. Trong cuốn tập, Hương ghi thêm dòng chữ này : "Ba ơi ! Con đã biết hết sự thật rồi. Ba nói dối con bấy lâu nay nhé. Con bắt đền ba đó".
Em vỗ tay :
- Hay lắm. Con sẽ làm y như lời mẹ. Ba đọc xong, chắc ba sẽ ngạc nhiên lắm mẹ nhỉ?
- Hẳn đi rồi.
Em ngồi ôm gối, cười một mình, mắt mơ màng tưởng tượng đến ngày em trao gói phần thưởng mình lãnh được cho ba...
Nhỏ Hiếu còn cho em biết tên thật của chiếc lá thuộc bài nữa. Nhỏ khoe, nhà nhỏ có trồng một cây làm cảnh. Ba má nhỏ gọi là cây trắc bá diệp.
Em ngồi thẫn thờ trước cuốn tập có chiếc lá thuộc bài. Không, chiếc lá cây trắc bá diệp mới chính xác.
Sau những khoảnh khắc ban đầu ngỡ ngàng trước sự thật, ý oán trách ba trong em đã vơi dần. Em tự hỏi : "Ba nói dối mình với dụng ý gì ?"
Em phăng dần manh mối.
Đầu tiên, em gặp cô Thục Viên và hỏi cô có biết lá thuộc bài không ? Cô đáp :
- Lá trắc bá diệp chớ gì.
Vậy là cô biết rất rõ. Em lại hỏi :
- Thưa cô, tại sao người lớn lại bịa đặt với trẻ con rằng ai có chiếc lá thuộc bài sẽ học giỏi ?
- Đâu phải vậy. Người ta nói là ai có chiếc lá thuộc bài để vào bài học nào sẽ thuộc bài học ấy mà khỏi phải học chớ.
- Sao vậy cô ?
- Hương không biết thật à ?
- Vâng.
- Thế Hương có biết chuyện chuồn chuồn cắn rốn ba lần thì biết bơi không ?
- Em biết.
- Thì đấy, chuyện ấy hay chuyện lá thuộc bài đều nhằm tạo cho đứa trẻ một niềm tin...
- Tạo một niềm tin ?
- Đúng vậy. Theo cô, đáng lẽ người ta nói như thế này mới đúng : "Nếu để chiếc lá thuộc bài nơi bài học, sẽ học bài dễ thuộc hơn", hoặc là : "Cho chuồn chuồn cắn rốn ba lần, sẽ mau biết bơi hơn"...
Cô Thục Viên lại cho em biết thêm nhiều chuyện khác :
- Cô đố Bảo Hương chớ tại sao người ta lại bảo trẻ con mà ăn chân gà thì tay run, viết chữ xấu ?
- Viết chữ xấu thật đó cô – Em bật thốt.
Cô Thục Viên cười ngặt nghẽo :
- Đó, thấy chưa. Bảo Hương mà còn tin thì khỏi nói những đứa trẻ ít tuổi hơn. Sự thật là thế này : Chân gà có rất nhiều xương nhỏ, ăn không khéo có thể bị hóc xương như chơi. Vì sợ trẻ con bị hóc xương, người ta mới nói "Ăn xương gà tay run, viết chữ xấu". Đứa trẻ nào đi học mà không sợ viết chữ xấu, thành ra chẳng đứa nào dám ăn chân gà cả...
Em cười theo cô:
- Cô nói em mới biết.
- Lại còn chuyện ăn ốc nói mò nữa...
- Cô giải thích đi cô.
- Cô đoán là thế này. Khi ăn ốc, người ta thường dễ bị dị ứng như nổi mề đay, nếu cơ thể không hợp. Một lý do khác có thể là ăn ốc, người ta dễ bị... nhột bụng. Bởi vậy người ta mới bịa ra câu "ăn ốc nói mò".
Cô Thục Viên dừng lời một chút rồi hỏi em :
- Mà này, Hương chưa cho cô biết tại sao bỗng dưng em lại hỏi cô chuyện lá thuộc bài ?
Em chưa muốn cho cô Thục Viên biết chuyện ba em cho em chiếc lá thuộc bài. Em nói :
- Tại... em nhặt được một chiếc lá thuộc bài. Em hỏi nhỏ bạn, nó nói tên và công dụng của chiếc lá. Em chưa tin nên phải hỏi cô cho rõ...
- Phải đó. Tin làm sao được mà tin. Nếu quả đúng ai có lá thuộc bài đều học giỏi, thì làm gì có người phải xếp hạng... bốn mươi lăm trong lớp !
Nói xong, cô khúc khích cười. Em mắc cỡ quá chừng, cúi gầm mặt. Mãi một lúc sau, em mới hết thẹn, xin phép cô ra về.
Về nhà, em gặp mẹ đang ngồi vá áo. Em ngồi xuống bên mẹ và rồi em đã kể cho mẹ nghe hết mọi chuyện. Từ chuyện ba tặng em cuốn tập tới chuyện em bắt chước ba tặng nhỏ Ngân để rồi biết được sự thật. Nghe em kể xong, mẹ em lặng thinh một lúc mới nói :
- Thảo nào, Hương đổi khác hẳn. Mẹ không ngờ... Thì ra chỉ với một chiếc lá thuộc bài mà ba đã giúp Hương thoát khỏi tâm trạng buồn chán...
- Vậy là mẹ cho ba biết chuyện con bị dao động tinh thần vì bạn bè trong lớp sao ?
Mẹ ôm em vào lòng :
- Hương bỏ lỗi cho mẹ. Mẹ đã hứa sẽ giấu ba nhưng rồi mẹ lại nói cho ba biết hết. Tại tính mẹ như vậy đó. Giấu ai thì được chứ với ba, mẹ không thể giấu giếm bất cứ chuyện gì...
Em nghĩ đến sự dửng dưng của ba dù ba đã biết chuyện. Em nói:
- Ba đóng kịch tài ghê! Ba biết hết chuyện của con rồi mà làm mặt tỉnh như người chẳng biết gì...
Rồi em nhớ đến thắc mắc của mình. Em nhìn mẹ hỏi :
- Mẹ có biết ba nói dối con chuyện chiếc lá thuộc bài với dụng ý gì không ?
Mẹ em nói thật dài, giọng hồi tưởng, thiết tha :
- Điều này thì mẹ hiểu rõ hơn cả. Tuy ba không cho mẹ biết chuyện ba cho Hương chiếc lá thuộc bài nhưng mẹ vẫn hiểu. Hương nhớ lại đi nào. Ngày xưa, ba mồ côi, không thân bằng quyến thuộc. Ba vừa đi làm cho một hãng buôn, vừa đi học thêm. Sự cố gắng của ba không tránh khỏi những khó khăn như Hương đã gặp thời gian qua. Ba cũng bị những người bạn cùng hãng mỉa mai nọ kia. Nào là không biết an phận, không muốn làm công nhân, muốn học đòi làm trí thức kia... Những lời bàn tán, dè bỉu như thế đã có lúc khiến ba chán nản, định bỏ học. Nhưng rồi nhờ có nghị lực, ba đã vượt qua tất cả. Mẹ tin rằng dựa vào kinh nghiệm bản thân, ba biết rằng chỉ có nghị lực mới giúp Hương trong tình cảnh tương tự ba ngày xưa. Ba nói "Ai có chiếc lá thuộc bài, người ấy sẽ học giỏi" để giúp Hương tự tin, vững tâm mà học tập...
Em đã hiểu ra. Ngày nào đó, em đã nghĩ rằng mình còn thiếu một cái gì đó. Bây giờ, em biết đó chính là nghị lực.
Mẹ em hỏi :
- Hương còn thắc mắc gì nữa không ?
- Có mẹ à.
- Hương nói mẹ nghe nào.
- Con vẫn chưa hiểu về sự linh ứng của chiếc lá thuộc bài. Nếu nó không linh ứng thì tại sao khi con gặp bài toán khó hoặc bài khó thuộc, con nghe lời ba cầu xin "thần lá" thì sau đó con lại làm bài, học bài được như ý ?
Mẹ em giải thích :
- Đó là một hiện tượng tâm lý. Sở dĩ Hương làm toán, học bài chóng thuộc, một phần do niềm tin trong lòng con, phần khác, con đã vô tình tự kỷ ám thị mình...
- Tự kỷ ám thị là gì mẹ ?
- Tự kỷ ám thị là một phương pháp luyện ý chí. Chẳng hạn, Hương muốn uống một viên thuốc đắng, Hương sẽ tự nhẩm trong trí rằng : "Tôi sẽ uống được viên thuốc dễ dàng", thế là Hương uống dễ dàng được thật. Tương tự, trong lúc tin tưởng vào chiếc lá thuộc bài, Hương đã tự bảo mình : "Mình sẽ làm ra bài này," hoặc "Mình sẽ học thuộc bài học này". Kết quả là Hương có thể làm ra toán, học thuộc bài dễ dàng.
- Con hiểu hết rồi. Mẹ giải thích hay lắm. Và ba nữa, ba cũng hay ghê vậy đó…
Mẹ em vui vẻ hỏi :
- Vậy Hương sẽ đền ơn ba thế nào đây ?
- Con tính thế này. Ba có về, con cũng không nói cho ba biết là con đã hiểu sự thật về chiếc lá thuộc bài. Con chờ tới cuối năm học sẽ...
- Mẹ đề nghị Hương hãy làm thế này. Con cố học sao giành được một trong ba thứ hạng đầu lớp để được lãnh thưởng. Về nhà, con sẽ trao gói phần thưởng của mình lại cho ba, kèm theo cả cuốn tập có chiếc lá thuộc bài. Trong cuốn tập, Hương ghi thêm dòng chữ này : "Ba ơi ! Con đã biết hết sự thật rồi. Ba nói dối con bấy lâu nay nhé. Con bắt đền ba đó".
Em vỗ tay :
- Hay lắm. Con sẽ làm y như lời mẹ. Ba đọc xong, chắc ba sẽ ngạc nhiên lắm mẹ nhỉ?
- Hẳn đi rồi.
Em ngồi ôm gối, cười một mình, mắt mơ màng tưởng tượng đến ngày em trao gói phần thưởng mình lãnh được cho ba...
*
Nhỏ Ngân lên được hạng mười hai. Đó là điều em không
ngờ. Phần em, em vẫn đồng hạng với nhỏ Hạnh. Tuy đã biết chiếc lá thuộc
bài không có tác dụng gì cả, em cũng đã vững tâm học tập. Nghị lực đã
tràn đầy trong em.
Nhỏ Hạnh không còn ganh tị với em nữa. Nhỏ có vẻ như muốn làm quen với em nhưng còn e ngại. Em đã gỡ rối dùm nhỏ ấy. Một hôm em đem toán nhờ nhỏ ấy giải hộ, nhỏ vui vẻ nhận lời. Sau đó, em rủ nhỏ đi uống nước cùng nhỏ Ngân trong giờ ra chơi. Và câu chuyện trong lúc ngồi uống nước dần đưa ba đứa đến sự thân mật, vô tình tạo nên bộ ba làm cô Thục Viên rất hài lòng.
Kỳ thi đệ nhị lục cá nguyệt lại đến. Tuần lễ thi qua mau. Nhỏ Hạnh học đến xanh xao. Nhỏ Ngân thức khuya đến nỗi mắt có quầng thâm. Em cũng gắng hết sức mình.
Kết quả kỳ thi này, nhỏ Hạnh vẫn nhất. Em đứng nhì. Riêng nhỏ Ngân, nhỏ làm cả lớp cùng sửng sốt : nhỏ đứng hạng tư, chỉ dưới nhỏ Hạnh, em và nhỏ Châu!
Vậy là kết quả chung niên xem như đã xong. Ba đứa được lãnh thưởng cuối năm sẽ là nhỏ Hạnh, em và nhỏ Châu.
Mẹ em nhận được tin em báo, sung sướng đến không cầm được nước mắt. Em ôm mẹ mà nhớ lại buổi sáng ngày tựu trường. Mới đó mà một năm học đã qua đi...
Nhỏ Hạnh không còn ganh tị với em nữa. Nhỏ có vẻ như muốn làm quen với em nhưng còn e ngại. Em đã gỡ rối dùm nhỏ ấy. Một hôm em đem toán nhờ nhỏ ấy giải hộ, nhỏ vui vẻ nhận lời. Sau đó, em rủ nhỏ đi uống nước cùng nhỏ Ngân trong giờ ra chơi. Và câu chuyện trong lúc ngồi uống nước dần đưa ba đứa đến sự thân mật, vô tình tạo nên bộ ba làm cô Thục Viên rất hài lòng.
Kỳ thi đệ nhị lục cá nguyệt lại đến. Tuần lễ thi qua mau. Nhỏ Hạnh học đến xanh xao. Nhỏ Ngân thức khuya đến nỗi mắt có quầng thâm. Em cũng gắng hết sức mình.
Kết quả kỳ thi này, nhỏ Hạnh vẫn nhất. Em đứng nhì. Riêng nhỏ Ngân, nhỏ làm cả lớp cùng sửng sốt : nhỏ đứng hạng tư, chỉ dưới nhỏ Hạnh, em và nhỏ Châu!
Vậy là kết quả chung niên xem như đã xong. Ba đứa được lãnh thưởng cuối năm sẽ là nhỏ Hạnh, em và nhỏ Châu.
Mẹ em nhận được tin em báo, sung sướng đến không cầm được nước mắt. Em ôm mẹ mà nhớ lại buổi sáng ngày tựu trường. Mới đó mà một năm học đã qua đi...
________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG VI