CHƯƠNG IV
Đàm khoằm ngón tay, chìa ra :
- Trước hết anh phải thề, không được tiết lộ với ai kia.
Tuấn ngoắc ngón tay mình vào ngón của Đàm, gật đầu :
- Xin thề.
- Được rồi, tụi mình ăn đã rồi tôi nói cho nghe.
Ăn xong bữa điểm tâm Đàm thở ra khoan khoái :
- Anh có biết chiều qua lúc anh và chị Bạch Liên tìm gọi tôi về ăn cơm thì tôi đang ở đâu không?
- Không.
- Tôi đang ở trên cây ổi.
- Nấp làm gì trên ấy ?
- Lúc đầu, tôi chỉ định leo lên hái vài trái ổi chín cho chị Liên thôi. Nhưng vừa trèo được nửa chừng thì ba tôi và bác Diệp từ trong nhà đi ra, tản bộ ngang phía dưới. Hai ông vừa đi vừa nói chuyện, nên những điều họ nói tôi đều nghe được.
- Hai ông bố nói những gì ?
- Tôi nghe mang máng như có người vừa khám phá ra cái gì đó ở trên mỏ, hay ở trên đền Chàm thì phải. Vì tôi nghe bác Diệp nói : “Sao không tìm cách mở thử ra coi cho biết.” Nhưng ba tôi bảo : “Ông Hùng không chịu.” Ông Hùng là Giám đốc sở mỏ. Ông đã cho niêm phong cái đó và chờ thư trả lời.
- Thư nào ?
- Không biết. Hai bố không nói rõ, nhưng chắc chắn là họ có khám phá ra được sự gì !
Tuấn trầm ngâm :
- Ở mỏ tất nhiên họ phải đào nhiều hầm hố. Biết đâu trong lúc đào họ không gặp được vàng, hoặc có thể là thứ quặng quí như quặng “uranium”…
Đàm há hốc miệng :
- Quặng uranium ? Để làm bom nguyên tử !
- Là nói ví dụ thế thôi, chứ ở vùng này chắc gì đã có. Cậu nghe hai bố nói những gì nữa ?
- Hai bố bàn bạc nhiều lắm, nghe không rõ. Ba tôi nói là vì sự khám phá đó mà tình hình trở nên nghiêm trọng, và Chính quyền phải kịp thời ngăn chặn. Với lại, theo ba tôi nhận xét, thì mấy ngày nay có nhiều người lạ đổ về thung lũng Rắn. Bác Diệp cũng công nhận như thế. Bác cho biết hôm về đây, trọ lại một buôn Thượng ở dọc đường, bác để ý hình như có sự tập họp khác thường.
Tuấn gật đầu :
- Đúng thế. Tụi tôi có gặp cả tướng cướp Hắc Xà thì phải. Hai bố có nhắc tới nhân vật này không?
- Tôi không nghe, nhưng nếu có chuyện gì xảy ra tôi đoan chắc với anh là chính “Hắc Xà đầu lĩnh” có nhúng tay vào. Hắn là hạng người rất nguy hiểm. À, mà anh có biết câu chuyện của một nhân vật Chiêm Thành tên là Trà Toàn không ?
Tuấn gật đầu :
- Có. Trà Toàn là vị vua cuối cùng của Chiêm Thành.
- Phải. Ba tôi kể rằng : ngày xưa dân Chiêm Thành đã có một thời oanh liệt, nên Trà Toàn đã đem quân ra đánh phá Mộc Châu.
Tuấn đính chính :
- Hóa Châu chứ không phải Mộc Châu.
Đàm nhún vai :
- Vâng, thì Hóa Châu ! Đại huynh thuộc sử hẳn cũng biết Trà Toàn đại bại trong trận ấy, vì bị vua ta là…
- Vua Lê Thánh tông thân chinh đánh dẹp. Trà Toàn đại bại rút lui về Đồ Bàn, nhưng bị vua Lê thúc quân đuổi đánh và bị bắt trị tội. Năm ấy là năm Canh Thìn tức là năm 1470 !
Đàm lại nhún vai. Anh thán phục trí nhớ của Tuấn và không khỏi bực mình càu nhàu :
- Thôi đủ rồi. Anh hãy để dành mà thi “Đố vui để học” của đài V.T.T.H.
Bây giờ, trở lại vấn đề Trà Toàn. Khi bị vua Lê đuổi đánh, Đồ Bàn thất thủ, Trà Toàn có đem theo vàng bạc châu báu chạy trốn. Nhưng khi ông ta bị bắt, kho châu báu ấy đã được chôn dấu đâu mất.
Tuấn ngắt lời :
- Chuyện của vị vua cuối cùng đất Chiêm Thành có liên quan gì đến bí mật ở vùng này không ?
- Có chứ. Hai ông bố của chúng mình đã bàn đến vấn đề ấy dưới gốc cây ổi. Hai bố cho rằng bọn tay sai của thực dân và C.S rất có thể đã lợi dụng câu chuyện đó để xúi bẩy tướng lạc thảo Hắc Xà nổi loạn. Ngoài ra còn chuyện kho tàng ấy nữa. Biết đâu nó chẳng được chôn dấu đâu đây ?
Tuấn vỗ tay lên trán, lẩm bẩm :
- Kho vàng của Trà Toàn ! Kho vàng…
Bất giác Tuấn đưa mắt nhìn về phía sở mỏ. Đàm theo dõi tia mắt của bạn vùng thốt :
- Trời, thôi đúng rồi… có lẽ trên mỏ họ đã tìm thấy chăng ?
- Đúng hơn, theo tôi nghĩ, nếu kho vàng ấy có thật, nó phải được chôn dấu trong đền mới phải. Khoảng cách từ mỏ tới ngôi đền Chàm có xa lắm không ?
- Chỉ độ hơn một ngàn thước. Nhưng ngôi đền, như tôi vừa nói, đã hoàn toàn sụp đổ trong một trận động đất rồi.
- Dù bị sụp đổ, thì vị trí của nó vẫn còn đó. Mà kho vàng nếu được chôn dấu, tất phải nằm dưới đất sâu. Không biết ở trên mỏ người ta có đào được những đường hầm dài cả ngàn thước không nhỉ ?
Đàm mở tròn mắt nhìn Tuấn, rồi như hiểu được ý nghĩ của bạn muốn nói gì, thốt reo :
- Dĩ nhiên là được. Đào một đường hầm đối với dân mỏ dễ ợt mà ! Tôi đã thấy họ làm rồi. Họ nổ mìn rồi cho “goòng” vào chỗ những đất đá sụp xuống chở ra bằng đường rầy. Anh nghĩ đúng đó! Có lẽ trong khi đào hầm, họ đã gặp kho tàng của Trà Toàn chôn dấu !
Tuấn mỉm cười :
- Tùy cậu, nhưng đấy chỉ là giả thuyết thôi nhé. Chưa có gì chắc cả !
Đàm hăm hở :
- Khỏi còn hồ nghi gì nữa. Ba tôi đã nói với bác Diệp là trên mỏ người ta xì xào ghê lắm. Tất nhiên khám phá ra được điều bí mật như thế họ phải dấu nhẹm đi chứ. Ai dại gì nói hở ra để mọi người xông vào tranh cướp ?
Tuấn nói :
- Nếu đúng như tụi mình nghĩ, thì ai là người đã khám phá ra kho tàng của Trà Toàn ?
- Chắc ông Hùng, ông giám đốc sở mỏ. Dĩ nhiên cả mấy ông kỹ sư trên ấy cũng biết…
- Và cả hai ông bố nhà mình nữa ! Theo như ba Đàm nói thì ông Hùng đã báo cho chính phủ biết rồi. Như thế là phải lắm.
- Phải cái khỉ khô gì ? Nói ví dụ như anh với tôi, chúng mình khám phá ra một kho tàng chôn dấu dưới đất, chúng mình cứ lặng lẽ đào lên rồi chia nhau chứ !
Tuấn cười :
- Không thể giản dị như thế được. Những tài sản vô chủ phải thuộc về Quốc gia. Ai tìm được một kho tàng chôn dấu phải khai báo với nhà chức trách để chính quyền truy nguyên xem kho tàng đó thuộc về ai. Nếu không có người thừa kế, nghĩa là vô chủ, tức nhiên của ấy thuộc về sở hữu của Quốc gia. Người tìm ra kho tàng chỉ được hưởng một phần nào theo luật định.
Đàm vỗ đùi :
- Anh vừa nói tới người thừa kế phải không ? Nếu đúng đây là kho tàng của Trà Toàn chôn dấu, nói chung của người Chiêm Thành , thì…
- Thì sao ?
Mặt Đàm ngây ra :
- Hắc Xà ! Việc này hẳn có liên quan tới tên tướng cướp ấy. Có lẽ hắn đã phong thanh biết chuyện này rồi và đang bí mật tập họp thủ hạ…
Nhưng Tuấn chợt đưa tay lên miệng :
- Xuỵt, im !
- Trước hết anh phải thề, không được tiết lộ với ai kia.
Tuấn ngoắc ngón tay mình vào ngón của Đàm, gật đầu :
- Xin thề.
- Được rồi, tụi mình ăn đã rồi tôi nói cho nghe.
Ăn xong bữa điểm tâm Đàm thở ra khoan khoái :
- Anh có biết chiều qua lúc anh và chị Bạch Liên tìm gọi tôi về ăn cơm thì tôi đang ở đâu không?
- Không.
- Tôi đang ở trên cây ổi.
- Nấp làm gì trên ấy ?
- Lúc đầu, tôi chỉ định leo lên hái vài trái ổi chín cho chị Liên thôi. Nhưng vừa trèo được nửa chừng thì ba tôi và bác Diệp từ trong nhà đi ra, tản bộ ngang phía dưới. Hai ông vừa đi vừa nói chuyện, nên những điều họ nói tôi đều nghe được.
- Hai ông bố nói những gì ?
- Tôi nghe mang máng như có người vừa khám phá ra cái gì đó ở trên mỏ, hay ở trên đền Chàm thì phải. Vì tôi nghe bác Diệp nói : “Sao không tìm cách mở thử ra coi cho biết.” Nhưng ba tôi bảo : “Ông Hùng không chịu.” Ông Hùng là Giám đốc sở mỏ. Ông đã cho niêm phong cái đó và chờ thư trả lời.
- Thư nào ?
- Không biết. Hai bố không nói rõ, nhưng chắc chắn là họ có khám phá ra được sự gì !
Tuấn trầm ngâm :
- Ở mỏ tất nhiên họ phải đào nhiều hầm hố. Biết đâu trong lúc đào họ không gặp được vàng, hoặc có thể là thứ quặng quí như quặng “uranium”…
Đàm há hốc miệng :
- Quặng uranium ? Để làm bom nguyên tử !
- Là nói ví dụ thế thôi, chứ ở vùng này chắc gì đã có. Cậu nghe hai bố nói những gì nữa ?
- Hai bố bàn bạc nhiều lắm, nghe không rõ. Ba tôi nói là vì sự khám phá đó mà tình hình trở nên nghiêm trọng, và Chính quyền phải kịp thời ngăn chặn. Với lại, theo ba tôi nhận xét, thì mấy ngày nay có nhiều người lạ đổ về thung lũng Rắn. Bác Diệp cũng công nhận như thế. Bác cho biết hôm về đây, trọ lại một buôn Thượng ở dọc đường, bác để ý hình như có sự tập họp khác thường.
Tuấn gật đầu :
- Đúng thế. Tụi tôi có gặp cả tướng cướp Hắc Xà thì phải. Hai bố có nhắc tới nhân vật này không?
- Tôi không nghe, nhưng nếu có chuyện gì xảy ra tôi đoan chắc với anh là chính “Hắc Xà đầu lĩnh” có nhúng tay vào. Hắn là hạng người rất nguy hiểm. À, mà anh có biết câu chuyện của một nhân vật Chiêm Thành tên là Trà Toàn không ?
Tuấn gật đầu :
- Có. Trà Toàn là vị vua cuối cùng của Chiêm Thành.
- Phải. Ba tôi kể rằng : ngày xưa dân Chiêm Thành đã có một thời oanh liệt, nên Trà Toàn đã đem quân ra đánh phá Mộc Châu.
Tuấn đính chính :
- Hóa Châu chứ không phải Mộc Châu.
Đàm nhún vai :
- Vâng, thì Hóa Châu ! Đại huynh thuộc sử hẳn cũng biết Trà Toàn đại bại trong trận ấy, vì bị vua ta là…
- Vua Lê Thánh tông thân chinh đánh dẹp. Trà Toàn đại bại rút lui về Đồ Bàn, nhưng bị vua Lê thúc quân đuổi đánh và bị bắt trị tội. Năm ấy là năm Canh Thìn tức là năm 1470 !
Đàm lại nhún vai. Anh thán phục trí nhớ của Tuấn và không khỏi bực mình càu nhàu :
- Thôi đủ rồi. Anh hãy để dành mà thi “Đố vui để học” của đài V.T.T.H.
Bây giờ, trở lại vấn đề Trà Toàn. Khi bị vua Lê đuổi đánh, Đồ Bàn thất thủ, Trà Toàn có đem theo vàng bạc châu báu chạy trốn. Nhưng khi ông ta bị bắt, kho châu báu ấy đã được chôn dấu đâu mất.
Tuấn ngắt lời :
- Chuyện của vị vua cuối cùng đất Chiêm Thành có liên quan gì đến bí mật ở vùng này không ?
- Có chứ. Hai ông bố của chúng mình đã bàn đến vấn đề ấy dưới gốc cây ổi. Hai bố cho rằng bọn tay sai của thực dân và C.S rất có thể đã lợi dụng câu chuyện đó để xúi bẩy tướng lạc thảo Hắc Xà nổi loạn. Ngoài ra còn chuyện kho tàng ấy nữa. Biết đâu nó chẳng được chôn dấu đâu đây ?
Tuấn vỗ tay lên trán, lẩm bẩm :
- Kho vàng của Trà Toàn ! Kho vàng…
Bất giác Tuấn đưa mắt nhìn về phía sở mỏ. Đàm theo dõi tia mắt của bạn vùng thốt :
- Trời, thôi đúng rồi… có lẽ trên mỏ họ đã tìm thấy chăng ?
- Đúng hơn, theo tôi nghĩ, nếu kho vàng ấy có thật, nó phải được chôn dấu trong đền mới phải. Khoảng cách từ mỏ tới ngôi đền Chàm có xa lắm không ?
- Chỉ độ hơn một ngàn thước. Nhưng ngôi đền, như tôi vừa nói, đã hoàn toàn sụp đổ trong một trận động đất rồi.
- Dù bị sụp đổ, thì vị trí của nó vẫn còn đó. Mà kho vàng nếu được chôn dấu, tất phải nằm dưới đất sâu. Không biết ở trên mỏ người ta có đào được những đường hầm dài cả ngàn thước không nhỉ ?
Đàm mở tròn mắt nhìn Tuấn, rồi như hiểu được ý nghĩ của bạn muốn nói gì, thốt reo :
- Dĩ nhiên là được. Đào một đường hầm đối với dân mỏ dễ ợt mà ! Tôi đã thấy họ làm rồi. Họ nổ mìn rồi cho “goòng” vào chỗ những đất đá sụp xuống chở ra bằng đường rầy. Anh nghĩ đúng đó! Có lẽ trong khi đào hầm, họ đã gặp kho tàng của Trà Toàn chôn dấu !
Tuấn mỉm cười :
- Tùy cậu, nhưng đấy chỉ là giả thuyết thôi nhé. Chưa có gì chắc cả !
Đàm hăm hở :
- Khỏi còn hồ nghi gì nữa. Ba tôi đã nói với bác Diệp là trên mỏ người ta xì xào ghê lắm. Tất nhiên khám phá ra được điều bí mật như thế họ phải dấu nhẹm đi chứ. Ai dại gì nói hở ra để mọi người xông vào tranh cướp ?
Tuấn nói :
- Nếu đúng như tụi mình nghĩ, thì ai là người đã khám phá ra kho tàng của Trà Toàn ?
- Chắc ông Hùng, ông giám đốc sở mỏ. Dĩ nhiên cả mấy ông kỹ sư trên ấy cũng biết…
- Và cả hai ông bố nhà mình nữa ! Theo như ba Đàm nói thì ông Hùng đã báo cho chính phủ biết rồi. Như thế là phải lắm.
- Phải cái khỉ khô gì ? Nói ví dụ như anh với tôi, chúng mình khám phá ra một kho tàng chôn dấu dưới đất, chúng mình cứ lặng lẽ đào lên rồi chia nhau chứ !
Tuấn cười :
- Không thể giản dị như thế được. Những tài sản vô chủ phải thuộc về Quốc gia. Ai tìm được một kho tàng chôn dấu phải khai báo với nhà chức trách để chính quyền truy nguyên xem kho tàng đó thuộc về ai. Nếu không có người thừa kế, nghĩa là vô chủ, tức nhiên của ấy thuộc về sở hữu của Quốc gia. Người tìm ra kho tàng chỉ được hưởng một phần nào theo luật định.
Đàm vỗ đùi :
- Anh vừa nói tới người thừa kế phải không ? Nếu đúng đây là kho tàng của Trà Toàn chôn dấu, nói chung của người Chiêm Thành , thì…
- Thì sao ?
Mặt Đàm ngây ra :
- Hắc Xà ! Việc này hẳn có liên quan tới tên tướng cướp ấy. Có lẽ hắn đã phong thanh biết chuyện này rồi và đang bí mật tập họp thủ hạ…
Nhưng Tuấn chợt đưa tay lên miệng :
- Xuỵt, im !
*
Tuấn dướn người, nghiêng đầu nghe ngóng. Có tiếng vó ngựa rồn rập tới gần. Đàm nói :
- Chắc chú B’Him đưa chị Bạch Liên đi tìm tụi mình. Nhất định đừng để cho họ biết mình ở đây, nghe đại huynh ? “Cấm thành” của tụi mình mà !
- Đồng ý, nhưng…
- Không nhưng gì hết. Mình dấu luôn cả chị Bạch Liên. Đàn bà họ hay phá bĩnh mình nhiều thứ lắm !
Tuấn không khỏi mỉm cười về câu nói của Đàm. Như để giải thích thêm Đàm tiếp :
- Ở nhà, lắm lúc tôi cứ bị chị Dung cự nự hoài. Chị ấy không bao giờ để mình yên làm những điều mình thích.
Tiếng vó ngựa đã tới gần. Đàm ra dấu cho Tuấn ngồi yên, bò sát ra mép đá nhìn xuống. Anh bỗng giật mình quay lại thì thào :
- Không phải họ… Anh lại đây mà coi !
Tuấn bò lại nép bên Đàm. Phía dưới, cách tảng đá hai người nấp độ một trăm thước có đường mòn lượn quanh các mô đá. Trên đường thấp thoáng ba bóng nhân mã nối đuôi nhau. Người đi đầu và cuối là người Thượng. Người thứ ba đi giữa là một thanh niên Việt Nam cao lớn, nét mặt rắn rỏi, mái tóc tung rối trên trán. Thanh niên ngồi thẳng mình trên ngựa, xem chừng không được thoải mái, hai tay quặt ra phía sau lưng.
Đoàn nhân mã đó men dưới tảng đá của Tuấn và Đàm đang nấp. Tuấn chợt nhận ra con ngựa của người thanh niên Việt do người Thượng đi đầu dắt, còn thanh niên bị trói thúc ké hai tay. Chờ cho bọn họ đi khuất Tuấn mới hỏi Đàm :
- Ai thế ?
- Tôi không biết hai người Thượng, nhưng người thanh niên kia là Phong. Anh ta là một người vui tính, tháo vát, làm đủ mọi nghề và thường qua lại vùng này.
- Anh ta bị trói, không biết họ định đưa anh ấy đi đâu ?
Đàm lắc đầu :
- Chịu… không đoán nổi.
- Hay tụi mình thử theo xem ?
- Tôi cũng định như thế.
Cả hai vơ vội lấy thức ăn còn lại cho vào túi và tuột xuống khỏi “vọng đài”. Hai con ngựa vẫn bình thản gặm cỏ trên vũng nước.
Đàm nói :
- Mình không nên đi ngựa vì sẽ bị lộ. Cứ để chúng đấy, lát nữa mình sẽ quay lại tìm sau.
Hai người chạy ngược trở lại cửa hang xuống đường mòn, đảo mắt nhìn quanh. Mặt trời lúc ấy đã lên cao, nhưng cảnh vật vẫn hoàn toàn chìm lắng vào trong hoang vắng. Theo tiếng vó ngựa gõ lóc cóc, Tuấn Đàm tới một mô đất. Đàm leo lên nằm áp bụng xuống nghe ngóng. Khá lâu Đàm xuống cho biết :
- Không thấy họ đâu cả.
Tuấn thắc mắc :
- Lạ nhỉ ! Họ chưa thể đi xa được, vì không thể phóng nhanh với một người bị trói dẫn theo. Hay họ…
Nhưng Tuấn chợt im. Một giọng nói vừa đột ngột cất lên chỉ cách chỗ hai người nấp chừng mươi bước. Giọng nói đầu lơ lớ của người Thượng, tiếp đến giọng gay gắt của Phong. Hình như Phong cưỡng lại không chịu tới một nơi mà hai người kia muốn đến.
Cuộc cãi vã kéo dài chừng ít phút : Phong vẫn nhất định phản kháng trong lúc hai người Thượng giận dữ quát tháo. Đàm và Tuấn câm nín nép sát bên nhau, băn khoăn lo sợ không biết phải làm gì.
- Chắc chú B’Him đưa chị Bạch Liên đi tìm tụi mình. Nhất định đừng để cho họ biết mình ở đây, nghe đại huynh ? “Cấm thành” của tụi mình mà !
- Đồng ý, nhưng…
- Không nhưng gì hết. Mình dấu luôn cả chị Bạch Liên. Đàn bà họ hay phá bĩnh mình nhiều thứ lắm !
Tuấn không khỏi mỉm cười về câu nói của Đàm. Như để giải thích thêm Đàm tiếp :
- Ở nhà, lắm lúc tôi cứ bị chị Dung cự nự hoài. Chị ấy không bao giờ để mình yên làm những điều mình thích.
Tiếng vó ngựa đã tới gần. Đàm ra dấu cho Tuấn ngồi yên, bò sát ra mép đá nhìn xuống. Anh bỗng giật mình quay lại thì thào :
- Không phải họ… Anh lại đây mà coi !
Tuấn bò lại nép bên Đàm. Phía dưới, cách tảng đá hai người nấp độ một trăm thước có đường mòn lượn quanh các mô đá. Trên đường thấp thoáng ba bóng nhân mã nối đuôi nhau. Người đi đầu và cuối là người Thượng. Người thứ ba đi giữa là một thanh niên Việt Nam cao lớn, nét mặt rắn rỏi, mái tóc tung rối trên trán. Thanh niên ngồi thẳng mình trên ngựa, xem chừng không được thoải mái, hai tay quặt ra phía sau lưng.
Đoàn nhân mã đó men dưới tảng đá của Tuấn và Đàm đang nấp. Tuấn chợt nhận ra con ngựa của người thanh niên Việt do người Thượng đi đầu dắt, còn thanh niên bị trói thúc ké hai tay. Chờ cho bọn họ đi khuất Tuấn mới hỏi Đàm :
- Ai thế ?
- Tôi không biết hai người Thượng, nhưng người thanh niên kia là Phong. Anh ta là một người vui tính, tháo vát, làm đủ mọi nghề và thường qua lại vùng này.
- Anh ta bị trói, không biết họ định đưa anh ấy đi đâu ?
Đàm lắc đầu :
- Chịu… không đoán nổi.
- Hay tụi mình thử theo xem ?
- Tôi cũng định như thế.
Cả hai vơ vội lấy thức ăn còn lại cho vào túi và tuột xuống khỏi “vọng đài”. Hai con ngựa vẫn bình thản gặm cỏ trên vũng nước.
Đàm nói :
- Mình không nên đi ngựa vì sẽ bị lộ. Cứ để chúng đấy, lát nữa mình sẽ quay lại tìm sau.
Hai người chạy ngược trở lại cửa hang xuống đường mòn, đảo mắt nhìn quanh. Mặt trời lúc ấy đã lên cao, nhưng cảnh vật vẫn hoàn toàn chìm lắng vào trong hoang vắng. Theo tiếng vó ngựa gõ lóc cóc, Tuấn Đàm tới một mô đất. Đàm leo lên nằm áp bụng xuống nghe ngóng. Khá lâu Đàm xuống cho biết :
- Không thấy họ đâu cả.
Tuấn thắc mắc :
- Lạ nhỉ ! Họ chưa thể đi xa được, vì không thể phóng nhanh với một người bị trói dẫn theo. Hay họ…
Nhưng Tuấn chợt im. Một giọng nói vừa đột ngột cất lên chỉ cách chỗ hai người nấp chừng mươi bước. Giọng nói đầu lơ lớ của người Thượng, tiếp đến giọng gay gắt của Phong. Hình như Phong cưỡng lại không chịu tới một nơi mà hai người kia muốn đến.
Cuộc cãi vã kéo dài chừng ít phút : Phong vẫn nhất định phản kháng trong lúc hai người Thượng giận dữ quát tháo. Đàm và Tuấn câm nín nép sát bên nhau, băn khoăn lo sợ không biết phải làm gì.
_______________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG V