CHƯƠNG II
Tảng sáng hôm sau, ông Diệp đã giục Bạch Liên và Tuấn
lên đường. Tối hôm trước ba người ngủ lại ở một trại của người Thượng.
Bạch Liên chỉ chợp ngủ được một giấc ngắn, rồi vì không quen lối ngủ sàn
của người miền sơn cước, nên nằm thao thức chờ sáng. Ông Diệp và Tuấn
được mời nếm thử thứ rượu cần nên ngủ vùi một giấc khá say.
Khi trở dậy, Bạch Liên cảm thấy mỏi mệt ghê gớm, toàn thân ê ẩm vì cả ngày hôm trước đã vượt qua một quãng đường dài trên lưng ngựa. Đêm lại không ngủ được, nằm lắng nghe gió lạnh vi vút thổi từng cơn, lay động sào sạc lá rừng, và trong đêm heo hút tiếng kêu “bóp, bóp” thoạt gần thoạt xa; tiếng “éc, éc” chập chờn đâu đó, hoà lẫn với tiếng rì rầm của loài côn trùng kéo dài tưởng như bất tận.
Nhưng khi mặt trời vừa lên, quang cảnh bừng lên một sinh khí mới. Những tia nắng hồng ấm áp xua đuổi từng cụm hơi sương bảng lảng bên các khóm cỏ lùm cây.
Không khí buổi ban mai mát lạnh. Ba người dong ngựa tiếp tục đoạn đường còn lại. Lối mòn chạy ngoằn ngoèo xuyên qua rừng, có lúc len lỏi giữa hai hàng cây rậm, có lúc chênh vênh bên sườn núi, mà phía dưới là ghềnh nước tung bọt trắng xoá.
Ba người vượt qua nhiều mỏm núi, rồi xuống một triền dốc.
Ông Diệp dừng ngựa lấy ống viễn kính ra coi, rồi nói :
- Chúng ta vừa vượt qua rặng núi án ngữ Thung lũng Rắn. Chỉ còn một quãng nữa là chúng ta sẽ tới nơi. Và chắc thế nào cũng gặp ông Quách Tiến đón ở dọc đường.
Quả nhiên chỉ mươi phút sau, khi ba người vừa xuống khỏi triền núi đã thấy một xóm nhà hiện ra phía dưới.
Thung dài và rộng trải thành một dải bình nguyên chạy sát tới chân trời và được án ngữ bằng một dãy núi khác vạch một vệt dài đậm nét lởm chởm tiếp giáp chân mây. Lòng thung xanh ngắt một mầu với những lùm cây, đồng cỏ, nương bãi xen nhau bên một giòng suối quanh co uốn khúc điểm thành những nét đậm nhạt uyển chuyển như một bức tranh thuỷ mạc.
Ông Diệp lẩm bẩm :
- Quả như lời Quách Tiến nói : một thiên đường hạ giới !
Tuấn cũng không che được cảm xúc, thốt kêu :
- Thung lũng Rắn ! Chà… đẹp thật !
Bạch Liên nói :
- Cả một lòng thung rộng như thế mà sao chỉ thấy lác đác có mươi nóc nhà thôi nhỉ ?
Ông Diệp mỉm cười :
- Chắc đó là bản của người Thượng. Trại của ông Quách Tiến còn xa. Mình phải tiếp tục đi thôi kẻo trễ.
Ba con ngựa lại tiếp tục thả dốc. Tuấn chợt cất tiếng hát. Đây là lần đầu tiên Bạch Liên nghe được giọng hát của Tuấn và không khỏi ngạc nhiên thấy giọng của Tuấn thật hay, thật ấm.
Khi trở dậy, Bạch Liên cảm thấy mỏi mệt ghê gớm, toàn thân ê ẩm vì cả ngày hôm trước đã vượt qua một quãng đường dài trên lưng ngựa. Đêm lại không ngủ được, nằm lắng nghe gió lạnh vi vút thổi từng cơn, lay động sào sạc lá rừng, và trong đêm heo hút tiếng kêu “bóp, bóp” thoạt gần thoạt xa; tiếng “éc, éc” chập chờn đâu đó, hoà lẫn với tiếng rì rầm của loài côn trùng kéo dài tưởng như bất tận.
Nhưng khi mặt trời vừa lên, quang cảnh bừng lên một sinh khí mới. Những tia nắng hồng ấm áp xua đuổi từng cụm hơi sương bảng lảng bên các khóm cỏ lùm cây.
Không khí buổi ban mai mát lạnh. Ba người dong ngựa tiếp tục đoạn đường còn lại. Lối mòn chạy ngoằn ngoèo xuyên qua rừng, có lúc len lỏi giữa hai hàng cây rậm, có lúc chênh vênh bên sườn núi, mà phía dưới là ghềnh nước tung bọt trắng xoá.
Ba người vượt qua nhiều mỏm núi, rồi xuống một triền dốc.
Ông Diệp dừng ngựa lấy ống viễn kính ra coi, rồi nói :
- Chúng ta vừa vượt qua rặng núi án ngữ Thung lũng Rắn. Chỉ còn một quãng nữa là chúng ta sẽ tới nơi. Và chắc thế nào cũng gặp ông Quách Tiến đón ở dọc đường.
Quả nhiên chỉ mươi phút sau, khi ba người vừa xuống khỏi triền núi đã thấy một xóm nhà hiện ra phía dưới.
Thung dài và rộng trải thành một dải bình nguyên chạy sát tới chân trời và được án ngữ bằng một dãy núi khác vạch một vệt dài đậm nét lởm chởm tiếp giáp chân mây. Lòng thung xanh ngắt một mầu với những lùm cây, đồng cỏ, nương bãi xen nhau bên một giòng suối quanh co uốn khúc điểm thành những nét đậm nhạt uyển chuyển như một bức tranh thuỷ mạc.
Ông Diệp lẩm bẩm :
- Quả như lời Quách Tiến nói : một thiên đường hạ giới !
Tuấn cũng không che được cảm xúc, thốt kêu :
- Thung lũng Rắn ! Chà… đẹp thật !
Bạch Liên nói :
- Cả một lòng thung rộng như thế mà sao chỉ thấy lác đác có mươi nóc nhà thôi nhỉ ?
Ông Diệp mỉm cười :
- Chắc đó là bản của người Thượng. Trại của ông Quách Tiến còn xa. Mình phải tiếp tục đi thôi kẻo trễ.
Ba con ngựa lại tiếp tục thả dốc. Tuấn chợt cất tiếng hát. Đây là lần đầu tiên Bạch Liên nghe được giọng hát của Tuấn và không khỏi ngạc nhiên thấy giọng của Tuấn thật hay, thật ấm.
*
Khỏi một khúc rẽ ông Diệp nhác thấy hai bóng nhân mã ở phía trước đang phi lại. Ông lật đật khoa tay vẫy :
- Ê, Tiến ! Bác Quách Tiến !
Đầu kia, câu trả lời như một tiếng vang đáp lại :
- Ê, Diệp ! Chào bác !
Chỉ vài phút sau, họ đã gặp nhau. Ông Quách Tiến người cao lớn, đẫy đà, mái tóc tuy đã điểm bạc nhưng vẻ người còn quắc thước khoẻ mạnh với khuôn mặt tròn trĩnh hồng hào. Tiếng nói ông sang sảng và đặc biệt nhất là hai bàn tay to dầy, không như những bàn tay mềm mỏng của người nhạc sĩ. Trông ông có vẻ một chủ trại với lối phục sức xuềnh xoàng : chiếc quần vải vàng nhăn nếp và chiếc sơ mi vải ô vuông. Ông càng to lớn hơn khi đứng bên ông Diệp. Hai người bạn già ôm lấy nhau, tay bắt mặt mừng.
Tuấn và Bạch Liên mỉm cười nhìn hai ông bạn già hàn huyên. Phía sau ông Tiến là một thiếu niên trạc 15 tuổi cũng đang liếc nhìn về phía hai người. Thiếu niên người tròn lẳn, mặt nổi đầy mụn trứng cá, tóc rậm và cứng, để rối trên vừng trán. Thoạt nhìn cũng biết ngay đây là một cậu trai đang lớn, đang trổ mã, và đang muốn làm người lớn, nhưng chưa lột bỏ hết cái ngô nghê của trẻ con.
Bạch Liên nhếch miệng cười với cậu ta một cái, tỏ vẻ gây cảm tình. Nhưng cậu trai lại nghiêm nét mặt, quan trọng xốc chiếc đai lưng như có ý khoe bộ quần áo kiểu cowboy đang mặc.
Hai ông bạn già cứ không ngớt nhắc đi nhắc lại :
- Gớm, lâu quá mới gặp bác ! Nhớ bác quá !
Cuối cùng ông Diệp như trực nhớ ra, quay lại vẫy Tuấn và Bạch Liên :
- Lại đây các con. Đây là bác Quách Tiến và con trai bác là Quách Đàm. Còn đây là cháu Tuấn và cháu Bạch Liên.
Ông Quách Tiến niềm nở :
- Hai cháu đi đường vui không ? Chắc chưa quen cưỡi ngựa nhỉ !
Tuấn đáp :
- Thưa bác vâng, đây là lần đầu tiên chúng cháu cưỡi ngựa, nên rất ngượng ngịu. Nhưng phong cảnh thì rất đẹp !
- Phải nói là cẩm tú mới đúng. Còn cháu Liên có mệt lắm không ?
- Dạ, thưa bác cháu cảm thấy như có cả ngàn mũi đanh đâm vào người !
Ông Quách Tiến cười lớn :
- Bác biết cái cảm giác ấy. Nhưng rồi sẽ quen đi. Về trại của bác, bác sẽ dành cho các cháu hai con ngựa thật tốt, có đóng yên cương hẳn hoi. Ở vùng núi non trùng điệp này, phải dùng ngựa làm phương tiện di chuyển cháu ạ.
Ông quay lại giúp ông Diệp lên ngựa :
- Mình đi thôi. Về nhà, tôi còn muốn nói với bác một điều khẩn yếu ! Bọn trẻ sẽ theo sau chúng mình và mặc cho chúng làm quen với nhau.
Hai ông bạn già dong ngựa dẫn đầu, tiếp đến Tuấn, Bạch Liên và Quách Đàm.
Thoạt đầu ba người im lặng, vì Quách Đàm còn bối rối chưa biết cách làm quen, và cứ cố che đậy sự bối rối của mình bằng vẻ mặt nghiêm trang. Bạch Liên phải mở đầu :
- Ở đây thích quá nhỉ ! Đàm ở đây luôn với ba à ?
Quách Đàm đỏ mặt ấp úng :
- Không. Tôi chỉ về đây cùng với ba mấy tháng hè mà thôi. Trong niên học, tôi ở lưu trú trong trường.
- Đàm học ở đâu ?
- Ở Đalat, chỉ có ba thường về đây, trông nom trại và làm việc. Ông tìm sự yên tĩnh ở đây để sáng tác nhạc. Thỉnh thoảng ông cũng có dựng vở tuồng cho các gánh hát nữa.
- Ba Đàm giỏi quá nhỉ. Hèn chi mà ông thân với ba của Tuấn. Hai ông thật tương đắc.
Như được trớn Đàm khoe thêm :
- Chị chưa biết, ông còn ham mê khảo cổ nữa. Hình như ông mới khám phá được điều gì quan trọng lắm chỉ mới vài hôm nay thôi.
Bạch Liên tiếp tục cười nói thật hồn nhiên, bặt thiệp.
Đàm cảm thấy bé bỏng bên người thiếu nữ tuy mảnh mai, nhưng sắc sảo khôn ngoan, xứng đáng được coi như một người chị gái. Đối với Tuấn, Đàm vẫn dè dặt. Đôi mắt của Tuấn trái với thái độ trầm lặng của anh thường ngời lên vẻ riễu cợt.
Gặp Tuấn nhìn mình Đàm thường quay mặt đi, mím chặt môi, cau mày vờ hướng về phía chân trời, như soi mói đề phòng một bất trắc. Đôi lúc, cho thêm vẻ quan trọng, Đàm bỗng dưng gò ngựa lại cho nó chồm hẳn người lên, và rút khẩu súng trường đeo bên yên ngựa cầm lên tay.
Thấy điệu bộ vây vo muốn lấy le của Đàm, Tuấn tẩm ngẩm hỏi :
- Cậu có khẩu súng gì đó ? Chắc súng bắn chim hả ?
Đàm cau trán :
- Sao anh biết là súng bắn chim ?
Tuấn cười :
- Phải súng này bắn bằng đạn chì không ?
- Ừ !
- Mấy năm trước tôi cũng có một khẩu như thế này. Vì “trẻ con” chỉ được phép chơi súng đó. Người lớn có súng khác nhưng muốn dùng phải được phép của chính phủ. Cậu đã bắn được con chim nào với khẩu súng này chưa ?
Đàm tức tối nhìn Tuấn :
- Bộ anh tưởng tôi cầm súng mà chưa biết sử dụng chắc ! Anh bạn nên nhớ là tay này bách phát bách trúng nổi danh thần xạ đó nhé !
- Bội phục ! Bội phục ! Xin thần xạ vui lòng trổ tài cho biết. Nhưng đừng bắn nhằm vào tôi nhé. Hơi đau đấy.
Đàm cáu kỉnh nói :
- Tôi không phí đạn… Nhưng anh có thấy “con mồi” đằng kia không ? Hãy trông đây !
Con “mồi” là một con chim ngói to bằng con bồ câu, đang rỉa cánh trên mỏm đá cách đấy chừng hai chục thước. Đàm nâng súng lên ngang tầm mắt, ngắm bắn. Con chim nghe tiếng súng nổ, nháo nhác nhìn rồi thong thả vỗ cánh bay đi.
Đàm vỗ đùi :
- Trúng rồi ! Nhưng vì đạn chì nên nó chỉ bị thương nhẹ. Nó sẽ bay lảo đảo một lát rồi mới rơi xuống…
- … Và chết lăn queo vì… vì sao cậu biết không ? Nó chết sặc vì cười đấy !
Bạch Liên quay lườm Tuấn, trong lúc Đàm đỏ mặt hằn học :
- Anh coi chừng tôi ạ. Cái mẽ người của anh không chắc có chịu nổi một “chưởng” của tôi đâu !
Tuấn vẫn cứ thản nhiên :
- Cậu định hạ tôi bằng chưởng gì đó ? Dù không phải là một cao thủ võ lâm, tôi cũng có thể tiếp cậu một chưởng. Và chỉ một chưởng thôi đủ cho cậu co dúm người lại !
Đàm bĩu môi :
- Chưởng gì mà hách thế ?
- À, “nách cù chưởng” ! -- Tuấn giơ hai ngón tay lên -- Chưởng lực này không cần phải vận dụng nhiều công lực, mà chỉ cần điểm trúng vào yếu huyệt dưới nách đối phương và cù một phát là đối phương lăn quay ra, chân tay co dúm lại…
Bạch Liên không nhịn được phá lên cười khanh khách. Đàm thoạt ngỡ ngàng lúc đầu, rồi cũng cất tiếng cười theo. Anh chợt nhận thấy cái khôi hài dí dỏm của Tuấn, và cũng nhận ra cái lố bịch non kém của mình, trước hai người bạn mới trưởng thành hơn.
Đàm vui vẻ bảo :
- Nếu đại huynh dùng chiêu thức “cù lét” đó thì đệ xin hàng ! Thế mới biết trên giang hồ còn rất nhiều cao thủ. Vậy, từ nãy tới giờ nếu ngu đệ có điều gì thất thố, xin đại huynh và hiền tỉ đánh chữ đại xá đi cho !
Tiếng cười lại rộ lên vui vẻ khiến hai ông bạn già phải quay đầu lại.
Ông Quách Tiến bảo bạn :
- Bác xem bọn trẻ mới gặp nhau đã tương đắc rồi. Thằng Đàm nhà tôi chắc mừng lắm. Nó chỉ được cái to xác thôi, chứ còn ngốc lắm.
Xuống hết con đường mòn quanh co bên triền núi, là tới đường vào thung lũng. Ông Quách Tiến dừng ngựa đợi bọn trẻ dặn :
- Cách đây chừng vài cây số có quận lỵ Quảng Sơn. Các con cứ thủng thẳng tới đó và đợi bác ở chợ. Bây giờ bác và bác Diệp tới đó trước có chút việc cần.
Hai ông cho ngựa phóng đi trước, để bọn trẻ lại sau.
Gọi Quảng sơn là một quận lỵ kể cũng hơi quá. Đây chỉ là một xã ấp nhỏ qui tụ một số đồng bào di cư từ các nơi tới lập nghiệp, hoặc trồng trọt cày cấy, hoặc mở tiệm buôn bán với các dân Thượng quanh vùng. Một dãy nhà tranh vách ván chạy dài thành đường phố chính. Mấy cửa tiệm tạp hoá tập trung cả ở đầu phố. Ở đấy có một trạm bưu chính, một nhà Hội đồng, dùng làm trụ sở hành chính lo mọi việc cho dân cư rải rác quanh vùng. Đằng cuối phố là chợ, một bãi trống với mươi mái lều đủ che mưa nắng.
Lúc bọn Bạch Liên, Tuấn, Đàm đến nơi thì chợ đang họp. Đàm xuống ngựa, buộc dây cương vào trước rào một ngôi nhà ven đường :
- Tụi mình vào chợ chơi một lát. Nhưng cũng chẳng có gì đáng coi…
Đối với Bạch Liên và Tuấn lại khác. Tất cả những gì ở đây đều lạ cả.
Hai người cứ tròn mắt lên nhìn những y phục sặc sỡ của những người Thượng, những khuôn mặt sạm nâu của họ, với những chiếc vòng chạm trổ họ đeo trên người. Nhiều người để mình trần, áo vắt trên mép gùi đeo sau lưng. Đàn ông có người mặc áo đàng hoàng, nhưng phía dưới sơ sài có manh khố; đàn bà vận xiêm, lại để lưng trần hở ngực. Tất cả những mẫu người rừng núi ấy qua lại, cười nói lẫn lộn với người Kinh, mua bán đổi chác, tạo thành một quang cảnh hỗn tạp thật lạ mắt vui tai.
Đàm hướng dẫn hai bạn đi một vòng chợ. Anh nói :
- Đa số những người vùng này về đây họp chợ đều đi bộ. Chỉ có Trung uý đồn trưởng và cũng kiêm luôn quận trưởng vùng này có một chiếc xe jeep. Mấy ông chức việc có xe đạp song cũng ít khi dùng vì chỉ chạy được trên đường phẳng. Hàng hoá đem tới đây đều được thồ bằng ngựa. Chỉ riêng đồn binh là được tiếp tế bằng trực thăng.
Tuấn hỏi :
- Từ đây về trại của ba Đàm còn bao xa nữa ?
- Độ hơn 11 cây số đường đồi nữa. Trại của ba lập hẻo lánh ở một nơi có thể nói là đẹp nhất vùng.
- Thế còn mỏ thiếc ?
- Nó ở khuất trên dãy đèo đằng kia, cách đây chừng 5 cây số. Kìa có một ông kỹ sư của sở mỏ cũng xuống chợ. Chào ông Phát !
Người đàn ông nghe tiếng chào ngừng bước quay lại. Ông ta đẫy đà, cổ lớn, cằm bạnh, dáng người hơi nặng nề. Thấy Đàm, ông niềm nở chào lại :
- Ồ chào cậu. Thế mà tôi vô tình không thấy chớ. Ba cậu đâu ? Có cùng đi với cậu không ?
- Dạ, thưa bác ba cháu đang có việc trong phố. Xin giới thiệu với bác đây là anh Tuấn và chị Bạch Liên ở Saigon ra chơi với cháu.
- Thế à ! Có bạn chắc cậu mừng lắm nhỉ. Thôi tôi đi nhé. Tôi đang có việc bận. Để bữa nào rảnh tôi gặp ba cậu sau.
Viên kỹ sư mỏ đi rồi, Tuấn hỏi :
- Ông ấy quen ba Đàm à ?
- Ừ, tất cả các ông trên mỏ, ba Đàm đều quen hết, ông này Đàm không ưa lắm. Mấy ông kia có cảm tình nhiều hơn.
- Trên mỏ có bao nhiêu người ?
- Kể cả ông Phát là sáu người. Tất cả đều người Việt, nhưng chỉ có bốn người là Việt Nam chính cống, còn thì Việt gốc Hoa hay gốc Pháp. Các ông ấy thường đến trại chơi với ba luôn.
Bạch Liên mua một túm “vải thiều” đem lại. Đó là thứ trái vỏ giống như trái lôm chôm, nhưng hột vải.
Tuấn vừa ăn, vừa đưa mắt dõi theo một người Thượng da sạm nâu như màu gỗ mun. Anh ta đi chân đất, nhưng đặc biệt là có mặc chiếc quần tây, đang chếnh choáng đi vào chợ.
Nhìn theo hướng mắt của Tuấn, Đàm cười nói :
- Chắc “đồng bào” kia vừa nhậu, ít ra cũng vài cút rượu cẩm. Ở đây có thứ rượu cất bằng “nếp than” gọi là rượu cẩm, nghe nói ngon lắm.
Tuấn không nói gì, vì chính lúc ấy anh để ý đến một việc khác thường.
Ông Phát đột nhiên xuất hiện trở lại, cũng đang khệnh khạng đi trong chợ. Gặp người Thượng, hai người đụng phải nhau. Ông Phát nổi giận, nắm lấy vai người Thượng co kéo la lối. Nhưng trong lúc ông Phát giằng co với người kia, Tuấn kịp nhận thấy hắn dúi nhanh vào tay ông vật gì. Rồi họ rời nhau, mỗi người đi một ngả.
Đàm thở ra :
- Trời ! Đàm đã tưởng ông Phát sẽ đánh hắn ta, thì thật lôi thôi to. Người Thượng có đông trong chợ. Họ rất hiền lành, nhưng cũng không muốn ai ức hiếp họ.
Tuấn trầm ngâm nói :
- Tôi đã gặp người Thượng này rồi. Tôi nhận ra hắn ở vết sẹo dài trên mặt. Phải, hắn là một trong bọn ba người mới gặp dọc đường chiều hôm qua – mà người đi đầu có biệt danh là Hắc Xà. Đàm có biết gì về người này không ?
- Tôi chỉ được nghe tiếng đồn thôi chứ không biết nhiều về hắn. Ba tôi có nói là đáng lý không nên để hắn trở về đây mới phải. Vì ở vùng này xem ra ai cũng ngán hắn. Nên mỗi lần hắn xuất hiện là lại sắp có chuyện.
- Chuyện gì ?
Đàm nhún vai :
- Không rõ nữa. Ở đây có thiếu gì chuyện bất trắc có thể xảy ra. Chỉ biết là mới vài hôm nay thôi ba tôi có vẻ bồn chồn lo lắng lắm.
Rồi Đàm khoa tay như xua đuổi một hình ảnh hắc ám, cười nói :
- Mà thôi đó là chuyện của người lớn, mình hơi sức đâu mà lo phải không chị Bạch Liên ?
- Ê, Tiến ! Bác Quách Tiến !
Đầu kia, câu trả lời như một tiếng vang đáp lại :
- Ê, Diệp ! Chào bác !
Chỉ vài phút sau, họ đã gặp nhau. Ông Quách Tiến người cao lớn, đẫy đà, mái tóc tuy đã điểm bạc nhưng vẻ người còn quắc thước khoẻ mạnh với khuôn mặt tròn trĩnh hồng hào. Tiếng nói ông sang sảng và đặc biệt nhất là hai bàn tay to dầy, không như những bàn tay mềm mỏng của người nhạc sĩ. Trông ông có vẻ một chủ trại với lối phục sức xuềnh xoàng : chiếc quần vải vàng nhăn nếp và chiếc sơ mi vải ô vuông. Ông càng to lớn hơn khi đứng bên ông Diệp. Hai người bạn già ôm lấy nhau, tay bắt mặt mừng.
Tuấn và Bạch Liên mỉm cười nhìn hai ông bạn già hàn huyên. Phía sau ông Tiến là một thiếu niên trạc 15 tuổi cũng đang liếc nhìn về phía hai người. Thiếu niên người tròn lẳn, mặt nổi đầy mụn trứng cá, tóc rậm và cứng, để rối trên vừng trán. Thoạt nhìn cũng biết ngay đây là một cậu trai đang lớn, đang trổ mã, và đang muốn làm người lớn, nhưng chưa lột bỏ hết cái ngô nghê của trẻ con.
Bạch Liên nhếch miệng cười với cậu ta một cái, tỏ vẻ gây cảm tình. Nhưng cậu trai lại nghiêm nét mặt, quan trọng xốc chiếc đai lưng như có ý khoe bộ quần áo kiểu cowboy đang mặc.
Hai ông bạn già cứ không ngớt nhắc đi nhắc lại :
- Gớm, lâu quá mới gặp bác ! Nhớ bác quá !
Cuối cùng ông Diệp như trực nhớ ra, quay lại vẫy Tuấn và Bạch Liên :
- Lại đây các con. Đây là bác Quách Tiến và con trai bác là Quách Đàm. Còn đây là cháu Tuấn và cháu Bạch Liên.
Ông Quách Tiến niềm nở :
- Hai cháu đi đường vui không ? Chắc chưa quen cưỡi ngựa nhỉ !
Tuấn đáp :
- Thưa bác vâng, đây là lần đầu tiên chúng cháu cưỡi ngựa, nên rất ngượng ngịu. Nhưng phong cảnh thì rất đẹp !
- Phải nói là cẩm tú mới đúng. Còn cháu Liên có mệt lắm không ?
- Dạ, thưa bác cháu cảm thấy như có cả ngàn mũi đanh đâm vào người !
Ông Quách Tiến cười lớn :
- Bác biết cái cảm giác ấy. Nhưng rồi sẽ quen đi. Về trại của bác, bác sẽ dành cho các cháu hai con ngựa thật tốt, có đóng yên cương hẳn hoi. Ở vùng núi non trùng điệp này, phải dùng ngựa làm phương tiện di chuyển cháu ạ.
Ông quay lại giúp ông Diệp lên ngựa :
- Mình đi thôi. Về nhà, tôi còn muốn nói với bác một điều khẩn yếu ! Bọn trẻ sẽ theo sau chúng mình và mặc cho chúng làm quen với nhau.
Hai ông bạn già dong ngựa dẫn đầu, tiếp đến Tuấn, Bạch Liên và Quách Đàm.
Thoạt đầu ba người im lặng, vì Quách Đàm còn bối rối chưa biết cách làm quen, và cứ cố che đậy sự bối rối của mình bằng vẻ mặt nghiêm trang. Bạch Liên phải mở đầu :
- Ở đây thích quá nhỉ ! Đàm ở đây luôn với ba à ?
Quách Đàm đỏ mặt ấp úng :
- Không. Tôi chỉ về đây cùng với ba mấy tháng hè mà thôi. Trong niên học, tôi ở lưu trú trong trường.
- Đàm học ở đâu ?
- Ở Đalat, chỉ có ba thường về đây, trông nom trại và làm việc. Ông tìm sự yên tĩnh ở đây để sáng tác nhạc. Thỉnh thoảng ông cũng có dựng vở tuồng cho các gánh hát nữa.
- Ba Đàm giỏi quá nhỉ. Hèn chi mà ông thân với ba của Tuấn. Hai ông thật tương đắc.
Như được trớn Đàm khoe thêm :
- Chị chưa biết, ông còn ham mê khảo cổ nữa. Hình như ông mới khám phá được điều gì quan trọng lắm chỉ mới vài hôm nay thôi.
Bạch Liên tiếp tục cười nói thật hồn nhiên, bặt thiệp.
Đàm cảm thấy bé bỏng bên người thiếu nữ tuy mảnh mai, nhưng sắc sảo khôn ngoan, xứng đáng được coi như một người chị gái. Đối với Tuấn, Đàm vẫn dè dặt. Đôi mắt của Tuấn trái với thái độ trầm lặng của anh thường ngời lên vẻ riễu cợt.
Gặp Tuấn nhìn mình Đàm thường quay mặt đi, mím chặt môi, cau mày vờ hướng về phía chân trời, như soi mói đề phòng một bất trắc. Đôi lúc, cho thêm vẻ quan trọng, Đàm bỗng dưng gò ngựa lại cho nó chồm hẳn người lên, và rút khẩu súng trường đeo bên yên ngựa cầm lên tay.
Thấy điệu bộ vây vo muốn lấy le của Đàm, Tuấn tẩm ngẩm hỏi :
- Cậu có khẩu súng gì đó ? Chắc súng bắn chim hả ?
Đàm cau trán :
- Sao anh biết là súng bắn chim ?
Tuấn cười :
- Phải súng này bắn bằng đạn chì không ?
- Ừ !
- Mấy năm trước tôi cũng có một khẩu như thế này. Vì “trẻ con” chỉ được phép chơi súng đó. Người lớn có súng khác nhưng muốn dùng phải được phép của chính phủ. Cậu đã bắn được con chim nào với khẩu súng này chưa ?
Đàm tức tối nhìn Tuấn :
- Bộ anh tưởng tôi cầm súng mà chưa biết sử dụng chắc ! Anh bạn nên nhớ là tay này bách phát bách trúng nổi danh thần xạ đó nhé !
- Bội phục ! Bội phục ! Xin thần xạ vui lòng trổ tài cho biết. Nhưng đừng bắn nhằm vào tôi nhé. Hơi đau đấy.
Đàm cáu kỉnh nói :
- Tôi không phí đạn… Nhưng anh có thấy “con mồi” đằng kia không ? Hãy trông đây !
Con “mồi” là một con chim ngói to bằng con bồ câu, đang rỉa cánh trên mỏm đá cách đấy chừng hai chục thước. Đàm nâng súng lên ngang tầm mắt, ngắm bắn. Con chim nghe tiếng súng nổ, nháo nhác nhìn rồi thong thả vỗ cánh bay đi.
Đàm vỗ đùi :
- Trúng rồi ! Nhưng vì đạn chì nên nó chỉ bị thương nhẹ. Nó sẽ bay lảo đảo một lát rồi mới rơi xuống…
- … Và chết lăn queo vì… vì sao cậu biết không ? Nó chết sặc vì cười đấy !
Bạch Liên quay lườm Tuấn, trong lúc Đàm đỏ mặt hằn học :
- Anh coi chừng tôi ạ. Cái mẽ người của anh không chắc có chịu nổi một “chưởng” của tôi đâu !
Tuấn vẫn cứ thản nhiên :
- Cậu định hạ tôi bằng chưởng gì đó ? Dù không phải là một cao thủ võ lâm, tôi cũng có thể tiếp cậu một chưởng. Và chỉ một chưởng thôi đủ cho cậu co dúm người lại !
Đàm bĩu môi :
- Chưởng gì mà hách thế ?
- À, “nách cù chưởng” ! -- Tuấn giơ hai ngón tay lên -- Chưởng lực này không cần phải vận dụng nhiều công lực, mà chỉ cần điểm trúng vào yếu huyệt dưới nách đối phương và cù một phát là đối phương lăn quay ra, chân tay co dúm lại…
Bạch Liên không nhịn được phá lên cười khanh khách. Đàm thoạt ngỡ ngàng lúc đầu, rồi cũng cất tiếng cười theo. Anh chợt nhận thấy cái khôi hài dí dỏm của Tuấn, và cũng nhận ra cái lố bịch non kém của mình, trước hai người bạn mới trưởng thành hơn.
Đàm vui vẻ bảo :
- Nếu đại huynh dùng chiêu thức “cù lét” đó thì đệ xin hàng ! Thế mới biết trên giang hồ còn rất nhiều cao thủ. Vậy, từ nãy tới giờ nếu ngu đệ có điều gì thất thố, xin đại huynh và hiền tỉ đánh chữ đại xá đi cho !
Tiếng cười lại rộ lên vui vẻ khiến hai ông bạn già phải quay đầu lại.
Ông Quách Tiến bảo bạn :
- Bác xem bọn trẻ mới gặp nhau đã tương đắc rồi. Thằng Đàm nhà tôi chắc mừng lắm. Nó chỉ được cái to xác thôi, chứ còn ngốc lắm.
Xuống hết con đường mòn quanh co bên triền núi, là tới đường vào thung lũng. Ông Quách Tiến dừng ngựa đợi bọn trẻ dặn :
- Cách đây chừng vài cây số có quận lỵ Quảng Sơn. Các con cứ thủng thẳng tới đó và đợi bác ở chợ. Bây giờ bác và bác Diệp tới đó trước có chút việc cần.
Hai ông cho ngựa phóng đi trước, để bọn trẻ lại sau.
Gọi Quảng sơn là một quận lỵ kể cũng hơi quá. Đây chỉ là một xã ấp nhỏ qui tụ một số đồng bào di cư từ các nơi tới lập nghiệp, hoặc trồng trọt cày cấy, hoặc mở tiệm buôn bán với các dân Thượng quanh vùng. Một dãy nhà tranh vách ván chạy dài thành đường phố chính. Mấy cửa tiệm tạp hoá tập trung cả ở đầu phố. Ở đấy có một trạm bưu chính, một nhà Hội đồng, dùng làm trụ sở hành chính lo mọi việc cho dân cư rải rác quanh vùng. Đằng cuối phố là chợ, một bãi trống với mươi mái lều đủ che mưa nắng.
Lúc bọn Bạch Liên, Tuấn, Đàm đến nơi thì chợ đang họp. Đàm xuống ngựa, buộc dây cương vào trước rào một ngôi nhà ven đường :
- Tụi mình vào chợ chơi một lát. Nhưng cũng chẳng có gì đáng coi…
Đối với Bạch Liên và Tuấn lại khác. Tất cả những gì ở đây đều lạ cả.
Hai người cứ tròn mắt lên nhìn những y phục sặc sỡ của những người Thượng, những khuôn mặt sạm nâu của họ, với những chiếc vòng chạm trổ họ đeo trên người. Nhiều người để mình trần, áo vắt trên mép gùi đeo sau lưng. Đàn ông có người mặc áo đàng hoàng, nhưng phía dưới sơ sài có manh khố; đàn bà vận xiêm, lại để lưng trần hở ngực. Tất cả những mẫu người rừng núi ấy qua lại, cười nói lẫn lộn với người Kinh, mua bán đổi chác, tạo thành một quang cảnh hỗn tạp thật lạ mắt vui tai.
Đàm hướng dẫn hai bạn đi một vòng chợ. Anh nói :
- Đa số những người vùng này về đây họp chợ đều đi bộ. Chỉ có Trung uý đồn trưởng và cũng kiêm luôn quận trưởng vùng này có một chiếc xe jeep. Mấy ông chức việc có xe đạp song cũng ít khi dùng vì chỉ chạy được trên đường phẳng. Hàng hoá đem tới đây đều được thồ bằng ngựa. Chỉ riêng đồn binh là được tiếp tế bằng trực thăng.
Tuấn hỏi :
- Từ đây về trại của ba Đàm còn bao xa nữa ?
- Độ hơn 11 cây số đường đồi nữa. Trại của ba lập hẻo lánh ở một nơi có thể nói là đẹp nhất vùng.
- Thế còn mỏ thiếc ?
- Nó ở khuất trên dãy đèo đằng kia, cách đây chừng 5 cây số. Kìa có một ông kỹ sư của sở mỏ cũng xuống chợ. Chào ông Phát !
Người đàn ông nghe tiếng chào ngừng bước quay lại. Ông ta đẫy đà, cổ lớn, cằm bạnh, dáng người hơi nặng nề. Thấy Đàm, ông niềm nở chào lại :
- Ồ chào cậu. Thế mà tôi vô tình không thấy chớ. Ba cậu đâu ? Có cùng đi với cậu không ?
- Dạ, thưa bác ba cháu đang có việc trong phố. Xin giới thiệu với bác đây là anh Tuấn và chị Bạch Liên ở Saigon ra chơi với cháu.
- Thế à ! Có bạn chắc cậu mừng lắm nhỉ. Thôi tôi đi nhé. Tôi đang có việc bận. Để bữa nào rảnh tôi gặp ba cậu sau.
Viên kỹ sư mỏ đi rồi, Tuấn hỏi :
- Ông ấy quen ba Đàm à ?
- Ừ, tất cả các ông trên mỏ, ba Đàm đều quen hết, ông này Đàm không ưa lắm. Mấy ông kia có cảm tình nhiều hơn.
- Trên mỏ có bao nhiêu người ?
- Kể cả ông Phát là sáu người. Tất cả đều người Việt, nhưng chỉ có bốn người là Việt Nam chính cống, còn thì Việt gốc Hoa hay gốc Pháp. Các ông ấy thường đến trại chơi với ba luôn.
Bạch Liên mua một túm “vải thiều” đem lại. Đó là thứ trái vỏ giống như trái lôm chôm, nhưng hột vải.
Tuấn vừa ăn, vừa đưa mắt dõi theo một người Thượng da sạm nâu như màu gỗ mun. Anh ta đi chân đất, nhưng đặc biệt là có mặc chiếc quần tây, đang chếnh choáng đi vào chợ.
Nhìn theo hướng mắt của Tuấn, Đàm cười nói :
- Chắc “đồng bào” kia vừa nhậu, ít ra cũng vài cút rượu cẩm. Ở đây có thứ rượu cất bằng “nếp than” gọi là rượu cẩm, nghe nói ngon lắm.
Tuấn không nói gì, vì chính lúc ấy anh để ý đến một việc khác thường.
Ông Phát đột nhiên xuất hiện trở lại, cũng đang khệnh khạng đi trong chợ. Gặp người Thượng, hai người đụng phải nhau. Ông Phát nổi giận, nắm lấy vai người Thượng co kéo la lối. Nhưng trong lúc ông Phát giằng co với người kia, Tuấn kịp nhận thấy hắn dúi nhanh vào tay ông vật gì. Rồi họ rời nhau, mỗi người đi một ngả.
Đàm thở ra :
- Trời ! Đàm đã tưởng ông Phát sẽ đánh hắn ta, thì thật lôi thôi to. Người Thượng có đông trong chợ. Họ rất hiền lành, nhưng cũng không muốn ai ức hiếp họ.
Tuấn trầm ngâm nói :
- Tôi đã gặp người Thượng này rồi. Tôi nhận ra hắn ở vết sẹo dài trên mặt. Phải, hắn là một trong bọn ba người mới gặp dọc đường chiều hôm qua – mà người đi đầu có biệt danh là Hắc Xà. Đàm có biết gì về người này không ?
- Tôi chỉ được nghe tiếng đồn thôi chứ không biết nhiều về hắn. Ba tôi có nói là đáng lý không nên để hắn trở về đây mới phải. Vì ở vùng này xem ra ai cũng ngán hắn. Nên mỗi lần hắn xuất hiện là lại sắp có chuyện.
- Chuyện gì ?
Đàm nhún vai :
- Không rõ nữa. Ở đây có thiếu gì chuyện bất trắc có thể xảy ra. Chỉ biết là mới vài hôm nay thôi ba tôi có vẻ bồn chồn lo lắng lắm.
Rồi Đàm khoa tay như xua đuổi một hình ảnh hắc ám, cười nói :
- Mà thôi đó là chuyện của người lớn, mình hơi sức đâu mà lo phải không chị Bạch Liên ?
___________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG III