CHƯƠNG X
Bộ tư lên đường. Chúng rời làng đi về hướng bắc. Sau
lưng chúng là con đường mầu xám trải dài nom xa như một con ốc sên khổng
lồ bò đi để lại dấu vết, chia đôi mầu xanh của những cánh đồng.
Đằng trước mặt dốc đèo hiện ra. Một người đàn bà mặc đồ đen đi cạnh con lừa mang lổm ngổm nhiều vò nước, hẳn là bà ta từ một ngôi làng nào đó khuất trong sương mù miền cao nguyên xuống tận suối xách nước về. Càng lên cao, càng thêm tĩnh mịch. Nhìn xuống thung lũng xanh rờn, giữa những thảm cỏ cao tận gối, rải rác vài khóm cây nhỏ. Những vườn dâu và vườn đất đỏ trồng nho nổi bật lên.
Không một cánh chim trên cây hay trong bụi. Thỉnh thoảng có tiếng vỏ cây nổ lên tanh tách vì bị mặt trời thiêu đất lâu ngày. Đúng là nắng lửa miền này !
Rồi con đường như ngưng lại dưới tàng cây sên xanh sẫm, mời mọc khách lữ hành dừng lại nghỉ chân chốc lát trước khi tiếp tục lên đèo. Bên kia là vách đá cheo leo và cao chút nữa thì vực thẳm. Đâu đó, một viên đá từ cao lăn xuống kêu cong cóc, phá tan sự lặng lẽ đìu hiu... rồi vỡ nát trước mặt đoàn lữ hành ngộ nghĩnh.
Lũ trẻ mồ hôi tuôn nhễ nhại, dù là chúng ba đứa cùng kéo và đẩy xe đi. Chúng lặng lẽ không thốt một lời từ khi khởi hành, mặt trời chưa ló mặt. Bởi vì chúng đều mang nặng trong lòng những cảm nghĩ mơ hồ về quê hương, sự nghiệp, những lo ngại về mọi bất trắc trên đường. Nhưng nhờ vào tình bằng hữu, chúng đã lên đường, vốn liếng ít oi, vật dụng lèo tèo mấy thứ không đáng giá. Với chúng, sự can đảm và tình bằng hữu là đủ để xây dựng tương lai.
Trước khi xuống dốc qua bên kia núi, không ai bảo ai, chúng cũng quay nhìn lại cái chấm đỏ xa lắc tận cuối cánh đồng : đó là nơi chôn nhau cắt rốn của chúng. Dù sao, chúng cũng chỉ là những đứa trẻ chưa từng nếm trải khổ nhọc của cuộc sống phiêu lưu, hôm nay chúng lìa bỏ gia đình như những cánh chim non rời tổ ấm, dù là tổ chúng xơ xác, khô cằn.
Rồi bọn con trai ngẩng mặt nhìn trời mơ mộng trong lúc đứa con gái đi hái những cánh hoa dại, bó làm một bó, đem đặt trong hốc đá, cạnh cây trụ chỉ đỉnh đèo. Bên bó hoa dại của Mỹ Tâm còn có nhiều bó khác khô héo từ lâu, do những khách bộ hành mang dâng dưới chân tượng Đức Bà, một bức tượng nhỏ xinh xắn, tạc hình Đức Bà đội mũ triều thiên vàng sáng chói, hai tay chắp lại trước ngực, đôi mắt dịu hiền xanh biếc trong cái nhìn như khuyến khích, an ủi kẻ tha hương. Mỹ Tâm lặng lẽ quì dưới chân tượng Đức Bà dâng lên lời nguyện thầm, tha thiết chỉ riêng nó biết, và Đức Bà nữa, dĩ nhiên.
Bọn con trai kính trọng giây phút thiêng liêng đó. Sau cùng, con bé quay lại, mắt đỏ hoe làm Lâm suýt cáu nếu Phong không nhanh miệng huýt sáo khúc nhạc chiến thắng trên sân đấu và Đông Bá Tước vội vàng cất giọng trong, thanh, ấm áp hát to.
Đằng trước mặt dốc đèo hiện ra. Một người đàn bà mặc đồ đen đi cạnh con lừa mang lổm ngổm nhiều vò nước, hẳn là bà ta từ một ngôi làng nào đó khuất trong sương mù miền cao nguyên xuống tận suối xách nước về. Càng lên cao, càng thêm tĩnh mịch. Nhìn xuống thung lũng xanh rờn, giữa những thảm cỏ cao tận gối, rải rác vài khóm cây nhỏ. Những vườn dâu và vườn đất đỏ trồng nho nổi bật lên.
Không một cánh chim trên cây hay trong bụi. Thỉnh thoảng có tiếng vỏ cây nổ lên tanh tách vì bị mặt trời thiêu đất lâu ngày. Đúng là nắng lửa miền này !
Rồi con đường như ngưng lại dưới tàng cây sên xanh sẫm, mời mọc khách lữ hành dừng lại nghỉ chân chốc lát trước khi tiếp tục lên đèo. Bên kia là vách đá cheo leo và cao chút nữa thì vực thẳm. Đâu đó, một viên đá từ cao lăn xuống kêu cong cóc, phá tan sự lặng lẽ đìu hiu... rồi vỡ nát trước mặt đoàn lữ hành ngộ nghĩnh.
Lũ trẻ mồ hôi tuôn nhễ nhại, dù là chúng ba đứa cùng kéo và đẩy xe đi. Chúng lặng lẽ không thốt một lời từ khi khởi hành, mặt trời chưa ló mặt. Bởi vì chúng đều mang nặng trong lòng những cảm nghĩ mơ hồ về quê hương, sự nghiệp, những lo ngại về mọi bất trắc trên đường. Nhưng nhờ vào tình bằng hữu, chúng đã lên đường, vốn liếng ít oi, vật dụng lèo tèo mấy thứ không đáng giá. Với chúng, sự can đảm và tình bằng hữu là đủ để xây dựng tương lai.
Trước khi xuống dốc qua bên kia núi, không ai bảo ai, chúng cũng quay nhìn lại cái chấm đỏ xa lắc tận cuối cánh đồng : đó là nơi chôn nhau cắt rốn của chúng. Dù sao, chúng cũng chỉ là những đứa trẻ chưa từng nếm trải khổ nhọc của cuộc sống phiêu lưu, hôm nay chúng lìa bỏ gia đình như những cánh chim non rời tổ ấm, dù là tổ chúng xơ xác, khô cằn.
Rồi bọn con trai ngẩng mặt nhìn trời mơ mộng trong lúc đứa con gái đi hái những cánh hoa dại, bó làm một bó, đem đặt trong hốc đá, cạnh cây trụ chỉ đỉnh đèo. Bên bó hoa dại của Mỹ Tâm còn có nhiều bó khác khô héo từ lâu, do những khách bộ hành mang dâng dưới chân tượng Đức Bà, một bức tượng nhỏ xinh xắn, tạc hình Đức Bà đội mũ triều thiên vàng sáng chói, hai tay chắp lại trước ngực, đôi mắt dịu hiền xanh biếc trong cái nhìn như khuyến khích, an ủi kẻ tha hương. Mỹ Tâm lặng lẽ quì dưới chân tượng Đức Bà dâng lên lời nguyện thầm, tha thiết chỉ riêng nó biết, và Đức Bà nữa, dĩ nhiên.
Bọn con trai kính trọng giây phút thiêng liêng đó. Sau cùng, con bé quay lại, mắt đỏ hoe làm Lâm suýt cáu nếu Phong không nhanh miệng huýt sáo khúc nhạc chiến thắng trên sân đấu và Đông Bá Tước vội vàng cất giọng trong, thanh, ấm áp hát to.
*
Hai hôm đầu, cả bọn ăn những bữa ăn ngon lành do Mỹ
Tâm nấu nướng. Mỗi đứa đem theo mình cái xách vải thô trong có vài bộ
quần áo tồi tàn và một cái chăn. Mỹ Tâm có cả cái lò và vài cái soong quánh cũ
kỹ song vẫn còn dùng được. Đông Bá Tước khá hơn : vali nó đầy nhóc quần
áo đẹp . Bộ đồ bằng nhung xám dành cho ngày chúa nhật và lễ trọng móc
trong thùng xe.
Đêm chúng ngủ trong những mái lều xiêu vẹo dành cho dân du mục.
Ngày thứ ba, thủ quỹ phải móc túi để mua thực phẩm. Chúng được người nông dân coi vườn dưa tặng cho một quả dưa hấu đỏ tươi, ngọt lịm khi chúng băng ngang cánh đồng của bác ta. Chiều hôm ấy, chúng dừng lại một lữ quán tồi tàn. Một dĩa trứng tráng và một dĩa cà chua trộn xa lách, dầu chiên khét lẹt. Đông ăn ít như mèo, chỉ ba đứa kia đói lả sau một ngày vượt hơn 20 cây số dưới ánh lửa trời như nung nấu thì ngấu nghiến ngon lành, không dư một mẩu bánh nguội cũ đã hơn tuần lễ !
Đêm đó, chủ lữ quán cho phép chúng ngủ nhờ trong chuồng ngựa của ông ta.
Nhưng Lâm chưa ngủ, nó bắt Đông tập đi như thường lệ . Trong lúc thằng bé cầu nhầu, nó cao giọng lên :
- Lại giở chứng gì đây !
- Thôi ! Lâm ! Tao hết muốn...
- Dễ nghe không ! Tụi bay nghe nó nói không ? Đầu óc mày hôm nay làm sao vậy ? Ông bác sĩ ở Cốc-Đô nói gì ? Trong nhà thương người ta có dụng cụ để bắt những bộ phận tê liệt làm việc... với thời gian, và cần kiên nhẫn…
- Nhưng chúng ta ở đây, chúng ta đâu có dụng cụ máy móc gì ?
- Đông Bá Tước ! Chính tao đây ! Tao là dụng cụ để tập cho mày đây!
- Đi bộ cả ngày, tao không muốn hành mày nữa, tao thì ngồi trong xe. . .
- Thôi ! – Lâm nghiêm nghị – đừng bày đặt. Không bao giờ tay chân và đầu óc lại cãi nhau...
Thế là sau rốt, Đông phải nghe lời tay chân của nó: Đông phải tập đi với sự giúp đỡ tận tình, khéo léo của Lâm cho đến lúc mồ hôi nhỏ giọt trên trán mới được đỡ xuống đống rơm làm nệm trong chuồng ngựa của cái lữ quán tồi tàn.
Đêm chúng ngủ trong những mái lều xiêu vẹo dành cho dân du mục.
Ngày thứ ba, thủ quỹ phải móc túi để mua thực phẩm. Chúng được người nông dân coi vườn dưa tặng cho một quả dưa hấu đỏ tươi, ngọt lịm khi chúng băng ngang cánh đồng của bác ta. Chiều hôm ấy, chúng dừng lại một lữ quán tồi tàn. Một dĩa trứng tráng và một dĩa cà chua trộn xa lách, dầu chiên khét lẹt. Đông ăn ít như mèo, chỉ ba đứa kia đói lả sau một ngày vượt hơn 20 cây số dưới ánh lửa trời như nung nấu thì ngấu nghiến ngon lành, không dư một mẩu bánh nguội cũ đã hơn tuần lễ !
Đêm đó, chủ lữ quán cho phép chúng ngủ nhờ trong chuồng ngựa của ông ta.
Nhưng Lâm chưa ngủ, nó bắt Đông tập đi như thường lệ . Trong lúc thằng bé cầu nhầu, nó cao giọng lên :
- Lại giở chứng gì đây !
- Thôi ! Lâm ! Tao hết muốn...
- Dễ nghe không ! Tụi bay nghe nó nói không ? Đầu óc mày hôm nay làm sao vậy ? Ông bác sĩ ở Cốc-Đô nói gì ? Trong nhà thương người ta có dụng cụ để bắt những bộ phận tê liệt làm việc... với thời gian, và cần kiên nhẫn…
- Nhưng chúng ta ở đây, chúng ta đâu có dụng cụ máy móc gì ?
- Đông Bá Tước ! Chính tao đây ! Tao là dụng cụ để tập cho mày đây!
- Đi bộ cả ngày, tao không muốn hành mày nữa, tao thì ngồi trong xe. . .
- Thôi ! – Lâm nghiêm nghị – đừng bày đặt. Không bao giờ tay chân và đầu óc lại cãi nhau...
Thế là sau rốt, Đông phải nghe lời tay chân của nó: Đông phải tập đi với sự giúp đỡ tận tình, khéo léo của Lâm cho đến lúc mồ hôi nhỏ giọt trên trán mới được đỡ xuống đống rơm làm nệm trong chuồng ngựa của cái lữ quán tồi tàn.
*
Đông Bá Tước có mang theo trong hành lý một tấm bản
đồ miền Ân-Đô, một tập vở khá dày để làm nhật ký, có cả tấm hình màu
chụp Lâm vờn cạnh con bò đấu hung hãn của Đỗ Tân.
Thằng bé tàn tật đã xếp đặt cuộc hành trình cẩn thận: chúng sẽ đi từ từ, dọc theo bờ bể, ngang qua những vùng Li-na, U-đa, Ghi-nốc rồi chúng đến Ma-la-gu, Bích-đu sau đó hướng về Rong-đa, nơi có đấu trường nổi tiếng xưa nhất của Tây Ban Nha... Sau vùng cao nguyên Sạc-nơ là đến biên giới.
Sau tuần lễ đầu khởi hành từ San-đi-ê-gô chúng sắp đến Âu-ga. Trên cuộc hành trình, chúng được một tài xế xe vận tải cũng dừng lại dưới bóng cây để ăn trưa cho hay là trong cuộc lễ sắp tới của làng anh, người ta sẽ tổ chức đấu bò. Anh ta ba hoa :
- Này ! Các em phải biết : bò của làng anh cũng có hạng chứ không phải lơ mơ đâu nhé ?
Sau đó, anh ta còn tốt bụng đề nghị cho chúng lên xe về làng nếu chúng ưng. Bốn đứa trẻ hát vang quên cả nhọc mệt, đường xa. Tiếng hát che lấp tiếng động cơ xe và át cả tiếng ve sầu trong các vườn dâu khi xe chạy ngang gần đó.
Tại làng San-đô chỉ còn hơn tuần lễ là đến buổi lễ và có đấu bò. Đông Bá Tước sẽ đảm nhận việc gặp Hội Đồng Xã và ban tổ chức để điều đình xin cho bạn nó thử tài. Dĩ nhiên, việc này không dễ, nhưng cả bọn đều tin tưởng vào tài ăn nói của đầu óc Lâm !
Chúng không chỉ ngồi ăn cạn túi tiền mà còn lo kiếm việc trong thời gian chờ đợi kết quả.
Anh tài xế tốt bụng lại một lần nữa vì chúng, cất công đưa chúng đến một ông chủ lò gốm giàu có nhất làng. Việc mặc cả công xá thì do Đông quyết định – nó luôn luôn là đại diện cho cả bọn – còn công việc đã có ba bạn nó.
Sau cùng, chúng bằng lòng các điều kiện như sau : bốn đứa được trọ tại nhà ông chủ như tất cả các công nhân khác, được ăn bốn khẩu phần, nhưng lương thì lãnh có ba phần. Nhưng không sao, chúng rất vui lòng.
Vả chăng, Đông Bá Tước lại có việc khá hơn chúng nữa : mỗi sáng, trước khi làm việc tại lò gốm, các bạn đẩy xe đưa Đông đến nhà thờ, phía sân trái, dưới bóng cây.
Đông Bá Tước trịnh trọng soạn ra trước mặt mình một tấm ván (dùng kê làm bàn viết) đặt trên đó nào giấy viết thư, nào phong bì, lọ mực, bút v.v... Xong đâu đấy nó ngồi yên, chờ khách hàng đến tìm mình. Như tất cả đám dân quê cùng khổ trên trái đất, dân quê xứ này mù chữ khá đông : anh này nhờ Đông viết một tâm thư cho vị hôn thê, anh kia thuê viết thiệp mời bạn dự lễ ăn hỏi của mình và một anh nữa gửi cho bạn thiết làm ăn tận một tỉnh có cái tên rất hay ho : Phơ-lô-ren bên nước Ý ! Mà không phải chỉ thanh niên trẻ mới chiếu cố đến Đông, khách hàng của tay viết mướn này gồm nhiều lứa tuổi : từ anh trai trẻ gần thành hôn đến cụ già lụ khụ sắp về với đất, cụ thì viết thư cho cháu đi lập nghiệp phương xa, cụ thì giục con về để mình thấy mặt trước khi nhắm mắt, cụ lại hăm dọa nếu "mày còn rong chơi đàng điếm ở xứ người quên cả quê cha đất tổ thì đừng hòng mang tên tuổi của tao" v.v... Khách hàng phụ nữ rất hiếm. Họa hoằn mới có một vài người vợ rụt rè đến nhờ cậu thư ký viết thư cho chồng, lời lẽ mộc mạc, tin tức chừng mực, không dám âu yếm thiết tha vì... ngượng.
Đông, thiên bẩm thông minh và tế nhị, biết làm vừa ý khách hàng, trau chuốt câu văn cho hợp với cảm quan từng người, đọc lại cho họ nghe trước khi cho vào phong bì dán kín, cậu nhỏ giọng đến những đoạn nào cần bí mật hầu lũ nhỏ và đôi kẻ tò mò lảng vảng gần đó không được lọt tai.
Khách hàng của cậu bé tàn tật này tuy nghèo, nhưng tỏ ra rộng rãi với cậu hơn với những thư ký tạm của họ trước nay, vì nét mặt thiên thần, vì sự tàn tật đáng thương và vì cử chỉ lời nói dịu dàng, đáng mến của Đông.
Còn công việc của ba bạn Đông ? Chúng phải đào đất sét đem về sân, trước xưởng đồ gốm. Tại đây, chúng lựa đá sỏi vứt riêng ra, sau đó tưới nước lên rồi dùng chân nhào đất cho thật đều, cho dẻo quánh. Chúng làm việc chăm chỉ tuy tuổi còn nhỏ. Mồ hôi chúng hòa lẫn trong đống đất sét nhão dưới chân, song chúng không ta thán, kêu ca vì tấm bé chúng đã quen làm lụng và chúng biết rằng muốn có cái ăn phải đổ mồ hôi.
Được cái, bà chủ lò gốm vốn là người tốt bụng : Những bữa cơm cho nhân công luôn luôn dồi dào, đầy đủ thức ăn.
Thằng bé tàn tật đã xếp đặt cuộc hành trình cẩn thận: chúng sẽ đi từ từ, dọc theo bờ bể, ngang qua những vùng Li-na, U-đa, Ghi-nốc rồi chúng đến Ma-la-gu, Bích-đu sau đó hướng về Rong-đa, nơi có đấu trường nổi tiếng xưa nhất của Tây Ban Nha... Sau vùng cao nguyên Sạc-nơ là đến biên giới.
Sau tuần lễ đầu khởi hành từ San-đi-ê-gô chúng sắp đến Âu-ga. Trên cuộc hành trình, chúng được một tài xế xe vận tải cũng dừng lại dưới bóng cây để ăn trưa cho hay là trong cuộc lễ sắp tới của làng anh, người ta sẽ tổ chức đấu bò. Anh ta ba hoa :
- Này ! Các em phải biết : bò của làng anh cũng có hạng chứ không phải lơ mơ đâu nhé ?
Sau đó, anh ta còn tốt bụng đề nghị cho chúng lên xe về làng nếu chúng ưng. Bốn đứa trẻ hát vang quên cả nhọc mệt, đường xa. Tiếng hát che lấp tiếng động cơ xe và át cả tiếng ve sầu trong các vườn dâu khi xe chạy ngang gần đó.
Tại làng San-đô chỉ còn hơn tuần lễ là đến buổi lễ và có đấu bò. Đông Bá Tước sẽ đảm nhận việc gặp Hội Đồng Xã và ban tổ chức để điều đình xin cho bạn nó thử tài. Dĩ nhiên, việc này không dễ, nhưng cả bọn đều tin tưởng vào tài ăn nói của đầu óc Lâm !
Chúng không chỉ ngồi ăn cạn túi tiền mà còn lo kiếm việc trong thời gian chờ đợi kết quả.
Anh tài xế tốt bụng lại một lần nữa vì chúng, cất công đưa chúng đến một ông chủ lò gốm giàu có nhất làng. Việc mặc cả công xá thì do Đông quyết định – nó luôn luôn là đại diện cho cả bọn – còn công việc đã có ba bạn nó.
Sau cùng, chúng bằng lòng các điều kiện như sau : bốn đứa được trọ tại nhà ông chủ như tất cả các công nhân khác, được ăn bốn khẩu phần, nhưng lương thì lãnh có ba phần. Nhưng không sao, chúng rất vui lòng.
Vả chăng, Đông Bá Tước lại có việc khá hơn chúng nữa : mỗi sáng, trước khi làm việc tại lò gốm, các bạn đẩy xe đưa Đông đến nhà thờ, phía sân trái, dưới bóng cây.
Đông Bá Tước trịnh trọng soạn ra trước mặt mình một tấm ván (dùng kê làm bàn viết) đặt trên đó nào giấy viết thư, nào phong bì, lọ mực, bút v.v... Xong đâu đấy nó ngồi yên, chờ khách hàng đến tìm mình. Như tất cả đám dân quê cùng khổ trên trái đất, dân quê xứ này mù chữ khá đông : anh này nhờ Đông viết một tâm thư cho vị hôn thê, anh kia thuê viết thiệp mời bạn dự lễ ăn hỏi của mình và một anh nữa gửi cho bạn thiết làm ăn tận một tỉnh có cái tên rất hay ho : Phơ-lô-ren bên nước Ý ! Mà không phải chỉ thanh niên trẻ mới chiếu cố đến Đông, khách hàng của tay viết mướn này gồm nhiều lứa tuổi : từ anh trai trẻ gần thành hôn đến cụ già lụ khụ sắp về với đất, cụ thì viết thư cho cháu đi lập nghiệp phương xa, cụ thì giục con về để mình thấy mặt trước khi nhắm mắt, cụ lại hăm dọa nếu "mày còn rong chơi đàng điếm ở xứ người quên cả quê cha đất tổ thì đừng hòng mang tên tuổi của tao" v.v... Khách hàng phụ nữ rất hiếm. Họa hoằn mới có một vài người vợ rụt rè đến nhờ cậu thư ký viết thư cho chồng, lời lẽ mộc mạc, tin tức chừng mực, không dám âu yếm thiết tha vì... ngượng.
Đông, thiên bẩm thông minh và tế nhị, biết làm vừa ý khách hàng, trau chuốt câu văn cho hợp với cảm quan từng người, đọc lại cho họ nghe trước khi cho vào phong bì dán kín, cậu nhỏ giọng đến những đoạn nào cần bí mật hầu lũ nhỏ và đôi kẻ tò mò lảng vảng gần đó không được lọt tai.
Khách hàng của cậu bé tàn tật này tuy nghèo, nhưng tỏ ra rộng rãi với cậu hơn với những thư ký tạm của họ trước nay, vì nét mặt thiên thần, vì sự tàn tật đáng thương và vì cử chỉ lời nói dịu dàng, đáng mến của Đông.
Còn công việc của ba bạn Đông ? Chúng phải đào đất sét đem về sân, trước xưởng đồ gốm. Tại đây, chúng lựa đá sỏi vứt riêng ra, sau đó tưới nước lên rồi dùng chân nhào đất cho thật đều, cho dẻo quánh. Chúng làm việc chăm chỉ tuy tuổi còn nhỏ. Mồ hôi chúng hòa lẫn trong đống đất sét nhão dưới chân, song chúng không ta thán, kêu ca vì tấm bé chúng đã quen làm lụng và chúng biết rằng muốn có cái ăn phải đổ mồ hôi.
Được cái, bà chủ lò gốm vốn là người tốt bụng : Những bữa cơm cho nhân công luôn luôn dồi dào, đầy đủ thức ăn.
*
Ngày mà ban tổ chức đấu bò tiếp những người đến ghi
tên dự cuộc đấu sắp đến, Đông Bá Tước nghỉ làm việc một buổi, để lo phận
sự của mình : đến xin cho bạn được dự đấu.
Trong làng, hai thanh niên được nhận và một người thứ ba, Bắc Lộ năm ngoái đã ra sân và được công nhận là tay đấu có nhiều triển vọng. Về phần Lâm khá lắm cũng chỉ được ghi danh dự khuyết là cùng. Anh tài xế và vài người kháo nhau như thế.
Đông không góp lời nào. Trong dịp quan trọng này, nó mặc bộ y phục bằng nhung xám của mình để gặp ban tổ chức. Chứ sao : quen cậy dạ, lạ cậy áo quần, buổi sơ kiến mà ăn mặc lôi thôi họ sẽ khi cả lũ, không thèm tiếp chứ không chơi.
Phải nhận rằng khuôn mặt sáng rỡ của Đông đã thu phục được cảm tình của Ban Tổ Chức ít nhiều. Nhất là người đàn ông hút xì gà, tay đeo đầy nhẫn vàng lóng lánh, ông ta cười mỉm, khôi hài :
- Chà ! Đây là quản lý của mầm non vừa nhú lên đây !
- Giỏi lắm đó nghe ! Viết cho đẹp hơn chữ in nữa đó ?
Viên phụ tá ông ta cười, ỡm ờ giới thiệu trống không. Nhiều tiếng cười ồ lên, song Đông vẫn điềm tĩnh như không :
- Thưa ngài, vâng ! Tôi đến lo công việc cho bạn tôi đấy ạ !
Vừa nói, nó vừa trỏ Lâm – Lâm đứng cứng như khúc gỗ bên xe bạn – và tiếp :
- Thưa ngài ! Anh Lâm đây đã biết rất nhiều bò đấu...
- Ta thuộc công thức đó rồi. Anh nào đến xin ghi tên cũng biết rất nhiều bò đấu, chớ có anh nào nói khác đâu ? (giọng mỉa mai ông ta hỏi) và anh bạn của em cũng biết run sợ chứ ?
- Thưa ngài, Lâm cũng sợ, ảnh không khác chi các tay đấu tên tuổi lúc đợi bò của mình...
- Khá lắm ! Em nhỏ ! Ta chịu thứ ngôn ngữ của em !
Một người trong bọn nói, mắt nhìn thẳng vào Đông. Đông vẫn không chút nao núng, nó mở cái khăn đỏ chói ra :
- Thưa ngài, đây là quà của Đỗ Tân tặng bạn tôi. Chắc ngài thừa biết tay đấu số một Đỗ Tân ? Và chắc ngài cũng thừa hiểu không phải bỗng dưng mà ông ta tặng khăn cho một thiếu niên xa lạ...
- Em nhỏ kia ! Ta thích cười, nhưng không bằng lòng ai chế giễu ta đâu...
- Thưa ngài, trong các tội lỗi, nói dối là tội khá nặng, tôi biết điều đó như tôi biết tay tôi có mấy ngón vậy, Thưa ngài !
Rồi nó gật gù ra vẻ miễn cưỡng:
- Chắc ngài vẫn chưa tin, vậy thì tôi bắt buộc phải...
Nó ngừng lại rút tấm hình mầu bọc kỹ, giấu phía sau lưng nó, rồi cử chỉ trang trọng nó đưa cho ông ta bằng cả hai tay, giọng nó thấp xuống nhưng rắn rỏi :
- Chắc ngài nhận ra người trong tấm hình ?
- Thôi ! Em thắng keo đầu rồi đó !
Người đàn ông vui vẻ nói sau khi liếc qua tấm hình vì ông ta nhận ra Lâm, cái máy không lừa dối ai bao giờ ! ông nghĩ thầm. Quay lại các bạn, ông ta dõng dạc tuyên bố:
- Tôi đồng ý cho chú bé Lâm đấu với con bò thứ ba. Các anh thế nào ?
Đó là câu hỏi thừa, khi đầu óc quyết định thì tay chân chỉ việc tuân theo, không, phải nói là một câu hỏi lịch sự mới đúng. "Thì cũng như tao đã sắp vali xong, nhưng tao cứ nói với mày là tùy mày quyết định vậy mà !" Đông cười tươi hơn bao giờ cả, bảo bạn bằng giọng hóm hỉnh khi hai đứa trở về lò gốm.
Tối hôm ấy, Đông Bá Tước thao thức không ngủ được, nghĩa là đầu óc lo lắng quá ! Đông lôi tập nhật ký ra, ghi :
"12 tháng 5. Ngày mai là buổi đấu ra mắt khán giả đầu tiên của bạn ta. Nó mặc áo ta không vừa, tiếc quá ! Mỹ Tâm đã vá lại cái quần cho nó. Chắc không thể hà tiện được : phải mua cho nó cái áo. . . cái quần mới nữa chứ ! Phải, quần cũ bất tiện. 60 pesetas tiền thưởng sau khi thắng không là số tiền mà tay đấu số một thèm ước. Nhưng giờ đây, Lâm của ta chưa là tay đấu số một.
Ta tin nó sẽ thắng. Rồi xem, con bé Mỹ Tâm chỉ biết cầu nguyện thôi. Cũng không trách nó, nó là con gái ! Phong sẽ mừng lắm…
Ủa, mà riêng gì Phong mừng ? Tất cả bộ tư đều mừng chớ…"
Trong làng, hai thanh niên được nhận và một người thứ ba, Bắc Lộ năm ngoái đã ra sân và được công nhận là tay đấu có nhiều triển vọng. Về phần Lâm khá lắm cũng chỉ được ghi danh dự khuyết là cùng. Anh tài xế và vài người kháo nhau như thế.
Đông không góp lời nào. Trong dịp quan trọng này, nó mặc bộ y phục bằng nhung xám của mình để gặp ban tổ chức. Chứ sao : quen cậy dạ, lạ cậy áo quần, buổi sơ kiến mà ăn mặc lôi thôi họ sẽ khi cả lũ, không thèm tiếp chứ không chơi.
Phải nhận rằng khuôn mặt sáng rỡ của Đông đã thu phục được cảm tình của Ban Tổ Chức ít nhiều. Nhất là người đàn ông hút xì gà, tay đeo đầy nhẫn vàng lóng lánh, ông ta cười mỉm, khôi hài :
- Chà ! Đây là quản lý của mầm non vừa nhú lên đây !
- Giỏi lắm đó nghe ! Viết cho đẹp hơn chữ in nữa đó ?
Viên phụ tá ông ta cười, ỡm ờ giới thiệu trống không. Nhiều tiếng cười ồ lên, song Đông vẫn điềm tĩnh như không :
- Thưa ngài, vâng ! Tôi đến lo công việc cho bạn tôi đấy ạ !
Vừa nói, nó vừa trỏ Lâm – Lâm đứng cứng như khúc gỗ bên xe bạn – và tiếp :
- Thưa ngài ! Anh Lâm đây đã biết rất nhiều bò đấu...
- Ta thuộc công thức đó rồi. Anh nào đến xin ghi tên cũng biết rất nhiều bò đấu, chớ có anh nào nói khác đâu ? (giọng mỉa mai ông ta hỏi) và anh bạn của em cũng biết run sợ chứ ?
- Thưa ngài, Lâm cũng sợ, ảnh không khác chi các tay đấu tên tuổi lúc đợi bò của mình...
- Khá lắm ! Em nhỏ ! Ta chịu thứ ngôn ngữ của em !
Một người trong bọn nói, mắt nhìn thẳng vào Đông. Đông vẫn không chút nao núng, nó mở cái khăn đỏ chói ra :
- Thưa ngài, đây là quà của Đỗ Tân tặng bạn tôi. Chắc ngài thừa biết tay đấu số một Đỗ Tân ? Và chắc ngài cũng thừa hiểu không phải bỗng dưng mà ông ta tặng khăn cho một thiếu niên xa lạ...
- Em nhỏ kia ! Ta thích cười, nhưng không bằng lòng ai chế giễu ta đâu...
- Thưa ngài, trong các tội lỗi, nói dối là tội khá nặng, tôi biết điều đó như tôi biết tay tôi có mấy ngón vậy, Thưa ngài !
Rồi nó gật gù ra vẻ miễn cưỡng:
- Chắc ngài vẫn chưa tin, vậy thì tôi bắt buộc phải...
Nó ngừng lại rút tấm hình mầu bọc kỹ, giấu phía sau lưng nó, rồi cử chỉ trang trọng nó đưa cho ông ta bằng cả hai tay, giọng nó thấp xuống nhưng rắn rỏi :
- Chắc ngài nhận ra người trong tấm hình ?
- Thôi ! Em thắng keo đầu rồi đó !
Người đàn ông vui vẻ nói sau khi liếc qua tấm hình vì ông ta nhận ra Lâm, cái máy không lừa dối ai bao giờ ! ông nghĩ thầm. Quay lại các bạn, ông ta dõng dạc tuyên bố:
- Tôi đồng ý cho chú bé Lâm đấu với con bò thứ ba. Các anh thế nào ?
Đó là câu hỏi thừa, khi đầu óc quyết định thì tay chân chỉ việc tuân theo, không, phải nói là một câu hỏi lịch sự mới đúng. "Thì cũng như tao đã sắp vali xong, nhưng tao cứ nói với mày là tùy mày quyết định vậy mà !" Đông cười tươi hơn bao giờ cả, bảo bạn bằng giọng hóm hỉnh khi hai đứa trở về lò gốm.
Tối hôm ấy, Đông Bá Tước thao thức không ngủ được, nghĩa là đầu óc lo lắng quá ! Đông lôi tập nhật ký ra, ghi :
"12 tháng 5. Ngày mai là buổi đấu ra mắt khán giả đầu tiên của bạn ta. Nó mặc áo ta không vừa, tiếc quá ! Mỹ Tâm đã vá lại cái quần cho nó. Chắc không thể hà tiện được : phải mua cho nó cái áo. . . cái quần mới nữa chứ ! Phải, quần cũ bất tiện. 60 pesetas tiền thưởng sau khi thắng không là số tiền mà tay đấu số một thèm ước. Nhưng giờ đây, Lâm của ta chưa là tay đấu số một.
Ta tin nó sẽ thắng. Rồi xem, con bé Mỹ Tâm chỉ biết cầu nguyện thôi. Cũng không trách nó, nó là con gái ! Phong sẽ mừng lắm…
Ủa, mà riêng gì Phong mừng ? Tất cả bộ tư đều mừng chớ…"
_______________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG XI