CHƯƠNG XIV
Hai tuần lễ trôi qua. Gia đình ông Ngọc Quang đã trở lại với đời sống cắm trại bị gián đoạn một cách bi thảm.
Không ngày nào là họ không bàn đến Y Blơm.
- Không hiểu bây giờ ông ta ở đâu? – Hằng nói.
- Điều cốt yếu là ông ta không bị bắt ! – Việt đáp.
- Thưa ba – Hằng hỏi – chúng ta có thể đi thăm ông ấy không ạ?
- Đi bằng cách nào hả con?
- Thưa ba, thí dụ đến chỗ mấy người đốt than. Con chắc rằng nếu đi với ba sẽ dễ dàng tìm thấy lối.
- Khó lắm, làm như thế cảnh sát sẽ lưu ý đến họ. Chắc Y Blơm cũng không muốn điều đó.
- Thế không bao giờ gặp lại ông ta sao? – Hằng thở dài nói.
Một buổi chiều kia, trong khi cả nhà đang quây quần trước cửa lều thì thấy ông Thanh Tùng đi tới. Chuyện vãn một hồi, ông Ngọc Quang hỏi nhà phóng viên có chịu bỏ ý định phỏng vấn Y Blơm không?
- Bỏ ý định! – Ông Thanh Tùng đáp – Ông muốn nói rằng tôi đã gần tới mục tiêu?
- Vậy ông vẫn tiếp tục tìm kiếm hắn?
- Đúng thế, bởi vì ông Đại úy đã đổi đi nơi khác rồi, việc canh phòng đã chểnh mảng: Y Blơm không cần đề phòng nữa. Vậy trong vài ngày nữa, thể nào tôi cũng tìm thấy hắn và tờ báo Đèn Pha sẽ là tờ báo đầu tiên ở Sàigòn đăng những lời tâm sự của tên tướng cướp.
- Thưa bác, có thể không ạ? – Việt hỏi với giọng ranh mãnh.
Nó bèn chui vào lều và mang ra một tờ báo mà ông Thanh Tùng nhận ra là một phụ trương đặc biệt của tờ Sàigòn Tân Văn, vừa đưa từ quận lỵ lên tối hôm qua.
Ở trang nhất có hàng tít lớn tám cột như sau :
“Ba đứa trẻ được tướng cướp Y Blơm thù tiếp”
- Thế này là nghĩa gì? – Ông Thanh Tùng sững sờ hỏi.
- Thưa bác – Hằng đáp – thế này có nghĩa là ba anh em chúng cháu đã ở ba ngày với Y Blơm, chúng cháu đã viết thiên phóng sự và ba chúng cháu đã gởi…
- Cho báo Sàigòn Tân Văn! – Ông Thanh Tùng cười khẩy đáp – Và quí vị muốn tôi tin là câu chuyện đó có thực hay sao đó?
- Thưa bác, thực một trăm phần trăm ạ – Việt đáp – Nếu bác chịu khó đọc, là bác sẽ thấy hai gã đốt than mà bác gặp bữa đó chính là Y Blơm và cháu đó ạ!
- Thôi đi cậu! – Ông Thanh Tùng nhún vai đáp – Cậu mà là một trong hai gã đó! Muốn nuốt cho nổi, có họa là phải ngây thơ như… như…
- Như một độc giả của báo Đèn Pha! Phải không ạ? – Hằng đáp.
- Nhưng ta phải nói trước là ta không tin cậu đâu nhé! Cậu phải biết là ta cũng thuộc vào làng bịa chuyện đấy nhé!
Rồi nhà phóng viên từ biệt để đi tìm Y Blơm.
Sáng hôm sau, trong khi ông bà Ngọc Quang, Việt và Hằng đang dạo ở bờ suối thì bé Tâm chạy xuống. Nó vừa thấy ở cửa lều một vật mà tối hôm trước không thấy có. Đó là một thằng người gỗ khác.
Việt reo lên:
- Hình của tôi đây mà! Hồi đó ông Y Blơm đã bắt đầu khắc nhưng không đủ thời giờ hoàn tất! Trông này, em Hằng!
- Đúng là ông ta đã tới đây đêm qua. Đáng lẽ ta phải đoán ra ngay ông đến để đưa tặng cho con kỷ vật này… Thưa ba, có lẽ ông còn ở đâu gần đây…
Nó nhìn về phía rừng như là tìm kiếm sau mỗi bụi cây lay động hình bóng Y Blơm.
Sau vài ngày, ai cũng phải tin rằng Y Blơm đang ở gần đâu đây. Ngày nào hắn cũng bày tỏ sự có mặt của hắn: lúc thì một bó hoa rừng, lúc thì một vật bằng gỗ khắc, để cạnh cửa lều lúc ban đêm. Người ta có cảm tưởng rằng hắn không thể rời bỏ nơi mà các bạn hắn đang ở, nhưng hắn không muốn ra mặt sợ gây phiền lụy.
Một tháng nghỉ sắp hết. Tuần tới gia đình ông bà Ngọc-Quang sẽ khởi hành về Sàigòn. Một buổi sáng, trong khi cả nhà đang sửa soạn xuống bờ hồ, Việt thấy Hằng có vẻ băn khoăn.
- Em nghĩ gì vậy? – Việt hỏi.
- Em nghĩ đến ông Y Blơm. Hồi này ông ở loanh quanh gần đây. Nhưng chúng ta sắp về Sàigòn rồi, chúng ta không thể gởi thư cho ông ta được.
- Nếu ông ta chịu ra đầu thú thì hay quá. Vì ông sẽ được trắng án theo lời các ông cảnh sát.
- Điều đó không hợp với bản tính của ông. Như vậy có lẽ không bao giờ chúng ta gặp lại ông nữa.
Ông Ngọc-Quang đang xếp đồ câu vào thuyền. Bỗng nhiên, mọi người nghe thấy tiếng bé Tâm kêu thét lên. Nó vừa leo lên cái kẽ đá và bị trượt chân ngà xuống đất cao tới gần hai thước, chân đụng phải một tảng đá có cạnh. Ông Ngọc-Quang chạy bổ tới bế thằng nhỏ lên.
- Có sao không con? – bà Ngọc-Quang hỏi.
Thằng nhỏ mê man không đáp, một cẳng chân nó lủng lẳng trông rất thương tâm. Ông bố đặt chân nó nằm xuống cát.
- Chân bị gãy rồi, phải để nó nằm nguyên – ông nói – Việt chạy lên lều lấy cái chăn và giẻ để buộc, Hằng đi kiếm một thanh gỗ cho ba.
- Cái bơi chèo bị gãy hôm qua có thể dùng được ông ạ – bà Ngọc-Quang vừa nói vừa sụt sịt khóc.
- Phải đấy… Bây giờ phải hành động cho mau. Sau khi cẳng chân được cột chắc chắn, ta phải đưa con đến y sĩ ngay.
- Y sĩ! Nhưng mà làm thế nào có y sĩ?
- Chắc ở quận lỵ phải có. Nếu đi mau thì có thể về tới quận lỵ trong một tiếng rưỡi. A! Thôi chết rồi!
- Cái gì vậy hả ông ?
- Tôi quên mất rằng mình chỉ còn một chiếc bơi chèo… làm sao mà bơi thuyền được?
- Có đi bộ theo lối bờ hồ được không?
- Chắc được, nhưng đi vòng mất nhiều thì giờ lắm và tôi phải bế con.
Hai ông bà nhìn nhau lo lắng. Thằng nhỏ rên se sẽ; khi ngã xuống nó đã ngất đi; bây giờ nó không có vẻ đau lắm, nhưng người nó run rẩy.
Lúc đó, Việt đã chạy xuống, tay mang chăn và giẻ buộc. Ông bà Ngọc Quang lấy chăn cuộn Tâm vào đó. Thằng nhỏ đã tỉnh lại, nó kêu la ầm ĩ.
- Trời ơi! Đau quá ! Má ơi, má ơi ! Chân con gãy rồi, đừng mó vào tôi, tôi không muốn đi đâu hết, để tôi nằm yên ở đây.
Việt và Hằng thấy ứa lệ. Bà Ngọc Quang cảm thấy quá thất vọng. Làm thế nào mang được bé Tâm theo đường bộ? Chắc chắn là phải mất nhiều tiếng đồng hồ. Khi tới nơi vết thương của thằng nhỏ đã làm độc! Nếu người ta phải cưa chân nó? Nếu thằng nhỏ sẽ phải tàn tật suốt đời?
Bỗng nhiên có tiếng động từ trên đồi. Những đứa nhỏ quay lại thì thấy một người đàn ông mặc đồ đen từ sau bụi rậm hiện ra đang chạy xuống. Việt và Hằng cùng kêu lên:
- Y Blơm!
Phải, đúng là hắn! Không hiểu sao, hai đứa trẻ tự nhiên thấy vững dạ.
- Tôi nghe thấy tiếng kêu của bé Tâm – hắn nói với ông bà Ngọc Quang – tôi hiểu rằng bé Tâm đã bị tai nạn.
Ông Ngọc Quang kể lại vắn tắt sự việc xảy ra.
- Với tuổi của em, vết thương rất chóng bình phục – Y Blơm nói – trong vòng hai tháng thì em đi lại được như thường.
- Với điều kiện là phải chữa chạy kịp thời – bà Ngọc Quang nói – Nhưng chiếc thuyền bị gãy một bơi chèo rồi, làm sao đi tới quận lỵ được?
Nét mặt Y Blơm trở thành đăm chiêu: hắn đang suy nghĩ. Bỗng nhiên, đôi mắt hắn nhìn xuống bé Tâm với một vẻ dịu dàng đầy thương hại.
- Nếu đi đường bộ theo lối tắt – hắn nói chậm rãi – ta có thể tới quận lỵ trong hai tiếng.
- Ông có thể chỉ vẽ cho tôi con đường đi hay không? – ông Ngọc-Quang hỏi.
- Chỉ vẽ thì không thể rõ được, nhưng con đường đó tôi có thể nhắm mắt mà đi không lầm. Vậy không nên mất thì giờ nữa. Chúng ta đi ngay bây giờ. Tôi sẽ bế bé Tâm, vì tôi vẫn quen vác nặng để đi bộ trong rừng.
Hai ông bà nhìn nhau. Họ ngại rằng nếu đi về quận lỵ, Y Blơm sẽ có thể gặp cảnh sát. Tuy nhiên, mạng sống của bé Tâm có thể bị đe dọa…
- Ông Y Blơm ! – bà Ngọc-Quang ấp úng.
- Bây giờ nói nữa vô ích, vội lắm, xin đi gấp.
Bé Tâm được đặt vào hai cánh tay Y Blơm rồi bọn ngưòi đi sâu vào rừng.
Đi lâu lắm, lúc lên dốc, lúc xuống đèo rất là vất vả. Thỉnh thoảng bé Tâm thốt ra một tiếng kêu rên rỉ.
- Ngoan đi bé, sắp tới nơi rồi – Y Blơm dỗ nó.
Tới một ngọn đồi, mọi người đã trông thấy những ngôi nhà đầu tiên của quận lỵ, Y Blơm dừng lại một lát; ông Ngọc-Quang tới gần hỏi:
- Thôi, có lẽ ông không nên đi thêm nữa, rất nguy hiểm cho ông. Bây giờ đã trông thấy quận lỵ rồi, chúng tôi có thể đi tới một mình được.
Y Blơm lắc đầu:
- Không, khi xuống đến thung lũng, ông sẽ không trông thấy gì nữa, ông có thể bị lạc và đi vòng quanh hàng giờ. Tôi phải đến tận nơi mới được.
- Nhưng… cảnh sát ? – Việt nói.
Y Blơm nhún vai bước đi.
Được một quãng, họ nghe thấy tiếng chân người sau bụi rậm.
- Ông Y Blơm, xin ông… – bà Ngọc-Quang năn nỉ.
Nhưng bà chưa kịp nói hết câu thì đã thấy những họng súng từ trong bụi rậm chĩa ra tua tủa. Một lát sau, cả bọn đã bị cảnh sát vây quanh.
Viên đội trưởng là ông cảnh sát tóc hoa râm đã bênh vực cho lũ trẻ trước kia. Ông ta tiến lên đặt tay lên vai Y Blơm:
- Chúng ta đã theo mi từ nãy tới giờ. Các chú, tiến lên, bắt lấy hắn và giải về quận.
- Vô ích – Y Blơm thản nhiên đáp – tự tôi sẽ đi tới đó. Các ông để tôi mang em nhỏ này tới nơi đã, nó bị thương nặng, nếu đổi tay sẽ làm nó đau đớn lắm.
Ông cảnh sát lo sợ bị mắc mưu:
- Mi hứa danh dự rằng tới quận mi sẽ đầu hàng chứ?
Y Blơm đưa mắt nhìn về phía rừng sâu, rồi lại nhìn bé Tâm. Nếu hai tay hắn được tự do, chắc hắn sẽ biến vào rừng sâu và có thể bị trúng một viên đạn. Nhưng với đứa nhỏ trên tay thì vô kế khả thi.
- Tôi hứa… – hắn đáp.
Viên đội trưởng liền ra hiệu cho các cảnh sát viên giãn ra, chỉ cần đi theo bọn người đến quận lỵ .
Chẳng bao lâu, những nhà của quận lỵ đã hiện ra, viên đội trưởng cảnh sát chỉ cho ông Ngọc Quang phòng mạch của y sĩ, rất may là ông này có nhà. Ông cho bé Tâm vào thẳng phòng điều trị rồi chích thuốc và bó bột cho nó. Ông cho biết là chỗ gãy không có gì khó chữa và cái chân sẽ lành hẳn không để lại dấu vết gì.
Ngoài cửa phòng, Y Blơm và các cảnh sát viên theo dõi việc chữa chạy. Khi xong xuôi, viên đội trưởng bảo Y Blơm:
- Bây giờ cần phải đi.
Đôi mắt tướng cướp sáng lên. Nhưng hắn đã hứa rồi, hắn không thể chạy trốn được.
- Nếu không phải vì em nhỏ… – hắn giải thích với bà Ngọc Quang.
- Tôi hiểu lắm – bà đáp – Chúng tôi sẽ không bao giờ quên hành động cao cả của ông. Nhưng ông sẽ được tự do một ngày gần đây, tôi xin thề.
Việt và Hằng muốn chạy lại để chia tay với người bạn thân, nhưng các cảnh sát viên đã kéo Y Blơm đi.
Không ngày nào là họ không bàn đến Y Blơm.
- Không hiểu bây giờ ông ta ở đâu? – Hằng nói.
- Điều cốt yếu là ông ta không bị bắt ! – Việt đáp.
- Thưa ba – Hằng hỏi – chúng ta có thể đi thăm ông ấy không ạ?
- Đi bằng cách nào hả con?
- Thưa ba, thí dụ đến chỗ mấy người đốt than. Con chắc rằng nếu đi với ba sẽ dễ dàng tìm thấy lối.
- Khó lắm, làm như thế cảnh sát sẽ lưu ý đến họ. Chắc Y Blơm cũng không muốn điều đó.
- Thế không bao giờ gặp lại ông ta sao? – Hằng thở dài nói.
Một buổi chiều kia, trong khi cả nhà đang quây quần trước cửa lều thì thấy ông Thanh Tùng đi tới. Chuyện vãn một hồi, ông Ngọc Quang hỏi nhà phóng viên có chịu bỏ ý định phỏng vấn Y Blơm không?
- Bỏ ý định! – Ông Thanh Tùng đáp – Ông muốn nói rằng tôi đã gần tới mục tiêu?
- Vậy ông vẫn tiếp tục tìm kiếm hắn?
- Đúng thế, bởi vì ông Đại úy đã đổi đi nơi khác rồi, việc canh phòng đã chểnh mảng: Y Blơm không cần đề phòng nữa. Vậy trong vài ngày nữa, thể nào tôi cũng tìm thấy hắn và tờ báo Đèn Pha sẽ là tờ báo đầu tiên ở Sàigòn đăng những lời tâm sự của tên tướng cướp.
- Thưa bác, có thể không ạ? – Việt hỏi với giọng ranh mãnh.
Nó bèn chui vào lều và mang ra một tờ báo mà ông Thanh Tùng nhận ra là một phụ trương đặc biệt của tờ Sàigòn Tân Văn, vừa đưa từ quận lỵ lên tối hôm qua.
Ở trang nhất có hàng tít lớn tám cột như sau :
“Ba đứa trẻ được tướng cướp Y Blơm thù tiếp”
- Thế này là nghĩa gì? – Ông Thanh Tùng sững sờ hỏi.
- Thưa bác – Hằng đáp – thế này có nghĩa là ba anh em chúng cháu đã ở ba ngày với Y Blơm, chúng cháu đã viết thiên phóng sự và ba chúng cháu đã gởi…
- Cho báo Sàigòn Tân Văn! – Ông Thanh Tùng cười khẩy đáp – Và quí vị muốn tôi tin là câu chuyện đó có thực hay sao đó?
- Thưa bác, thực một trăm phần trăm ạ – Việt đáp – Nếu bác chịu khó đọc, là bác sẽ thấy hai gã đốt than mà bác gặp bữa đó chính là Y Blơm và cháu đó ạ!
- Thôi đi cậu! – Ông Thanh Tùng nhún vai đáp – Cậu mà là một trong hai gã đó! Muốn nuốt cho nổi, có họa là phải ngây thơ như… như…
- Như một độc giả của báo Đèn Pha! Phải không ạ? – Hằng đáp.
- Nhưng ta phải nói trước là ta không tin cậu đâu nhé! Cậu phải biết là ta cũng thuộc vào làng bịa chuyện đấy nhé!
Rồi nhà phóng viên từ biệt để đi tìm Y Blơm.
Sáng hôm sau, trong khi ông bà Ngọc Quang, Việt và Hằng đang dạo ở bờ suối thì bé Tâm chạy xuống. Nó vừa thấy ở cửa lều một vật mà tối hôm trước không thấy có. Đó là một thằng người gỗ khác.
Việt reo lên:
- Hình của tôi đây mà! Hồi đó ông Y Blơm đã bắt đầu khắc nhưng không đủ thời giờ hoàn tất! Trông này, em Hằng!
- Đúng là ông ta đã tới đây đêm qua. Đáng lẽ ta phải đoán ra ngay ông đến để đưa tặng cho con kỷ vật này… Thưa ba, có lẽ ông còn ở đâu gần đây…
Nó nhìn về phía rừng như là tìm kiếm sau mỗi bụi cây lay động hình bóng Y Blơm.
Sau vài ngày, ai cũng phải tin rằng Y Blơm đang ở gần đâu đây. Ngày nào hắn cũng bày tỏ sự có mặt của hắn: lúc thì một bó hoa rừng, lúc thì một vật bằng gỗ khắc, để cạnh cửa lều lúc ban đêm. Người ta có cảm tưởng rằng hắn không thể rời bỏ nơi mà các bạn hắn đang ở, nhưng hắn không muốn ra mặt sợ gây phiền lụy.
Một tháng nghỉ sắp hết. Tuần tới gia đình ông bà Ngọc-Quang sẽ khởi hành về Sàigòn. Một buổi sáng, trong khi cả nhà đang sửa soạn xuống bờ hồ, Việt thấy Hằng có vẻ băn khoăn.
- Em nghĩ gì vậy? – Việt hỏi.
- Em nghĩ đến ông Y Blơm. Hồi này ông ở loanh quanh gần đây. Nhưng chúng ta sắp về Sàigòn rồi, chúng ta không thể gởi thư cho ông ta được.
- Nếu ông ta chịu ra đầu thú thì hay quá. Vì ông sẽ được trắng án theo lời các ông cảnh sát.
- Điều đó không hợp với bản tính của ông. Như vậy có lẽ không bao giờ chúng ta gặp lại ông nữa.
Ông Ngọc-Quang đang xếp đồ câu vào thuyền. Bỗng nhiên, mọi người nghe thấy tiếng bé Tâm kêu thét lên. Nó vừa leo lên cái kẽ đá và bị trượt chân ngà xuống đất cao tới gần hai thước, chân đụng phải một tảng đá có cạnh. Ông Ngọc-Quang chạy bổ tới bế thằng nhỏ lên.
- Có sao không con? – bà Ngọc-Quang hỏi.
Thằng nhỏ mê man không đáp, một cẳng chân nó lủng lẳng trông rất thương tâm. Ông bố đặt chân nó nằm xuống cát.
- Chân bị gãy rồi, phải để nó nằm nguyên – ông nói – Việt chạy lên lều lấy cái chăn và giẻ để buộc, Hằng đi kiếm một thanh gỗ cho ba.
- Cái bơi chèo bị gãy hôm qua có thể dùng được ông ạ – bà Ngọc-Quang vừa nói vừa sụt sịt khóc.
- Phải đấy… Bây giờ phải hành động cho mau. Sau khi cẳng chân được cột chắc chắn, ta phải đưa con đến y sĩ ngay.
- Y sĩ! Nhưng mà làm thế nào có y sĩ?
- Chắc ở quận lỵ phải có. Nếu đi mau thì có thể về tới quận lỵ trong một tiếng rưỡi. A! Thôi chết rồi!
- Cái gì vậy hả ông ?
- Tôi quên mất rằng mình chỉ còn một chiếc bơi chèo… làm sao mà bơi thuyền được?
- Có đi bộ theo lối bờ hồ được không?
- Chắc được, nhưng đi vòng mất nhiều thì giờ lắm và tôi phải bế con.
Hai ông bà nhìn nhau lo lắng. Thằng nhỏ rên se sẽ; khi ngã xuống nó đã ngất đi; bây giờ nó không có vẻ đau lắm, nhưng người nó run rẩy.
Lúc đó, Việt đã chạy xuống, tay mang chăn và giẻ buộc. Ông bà Ngọc Quang lấy chăn cuộn Tâm vào đó. Thằng nhỏ đã tỉnh lại, nó kêu la ầm ĩ.
- Trời ơi! Đau quá ! Má ơi, má ơi ! Chân con gãy rồi, đừng mó vào tôi, tôi không muốn đi đâu hết, để tôi nằm yên ở đây.
Việt và Hằng thấy ứa lệ. Bà Ngọc Quang cảm thấy quá thất vọng. Làm thế nào mang được bé Tâm theo đường bộ? Chắc chắn là phải mất nhiều tiếng đồng hồ. Khi tới nơi vết thương của thằng nhỏ đã làm độc! Nếu người ta phải cưa chân nó? Nếu thằng nhỏ sẽ phải tàn tật suốt đời?
Bỗng nhiên có tiếng động từ trên đồi. Những đứa nhỏ quay lại thì thấy một người đàn ông mặc đồ đen từ sau bụi rậm hiện ra đang chạy xuống. Việt và Hằng cùng kêu lên:
- Y Blơm!
Phải, đúng là hắn! Không hiểu sao, hai đứa trẻ tự nhiên thấy vững dạ.
- Tôi nghe thấy tiếng kêu của bé Tâm – hắn nói với ông bà Ngọc Quang – tôi hiểu rằng bé Tâm đã bị tai nạn.
Ông Ngọc Quang kể lại vắn tắt sự việc xảy ra.
- Với tuổi của em, vết thương rất chóng bình phục – Y Blơm nói – trong vòng hai tháng thì em đi lại được như thường.
- Với điều kiện là phải chữa chạy kịp thời – bà Ngọc Quang nói – Nhưng chiếc thuyền bị gãy một bơi chèo rồi, làm sao đi tới quận lỵ được?
Nét mặt Y Blơm trở thành đăm chiêu: hắn đang suy nghĩ. Bỗng nhiên, đôi mắt hắn nhìn xuống bé Tâm với một vẻ dịu dàng đầy thương hại.
- Nếu đi đường bộ theo lối tắt – hắn nói chậm rãi – ta có thể tới quận lỵ trong hai tiếng.
- Ông có thể chỉ vẽ cho tôi con đường đi hay không? – ông Ngọc-Quang hỏi.
- Chỉ vẽ thì không thể rõ được, nhưng con đường đó tôi có thể nhắm mắt mà đi không lầm. Vậy không nên mất thì giờ nữa. Chúng ta đi ngay bây giờ. Tôi sẽ bế bé Tâm, vì tôi vẫn quen vác nặng để đi bộ trong rừng.
Hai ông bà nhìn nhau. Họ ngại rằng nếu đi về quận lỵ, Y Blơm sẽ có thể gặp cảnh sát. Tuy nhiên, mạng sống của bé Tâm có thể bị đe dọa…
- Ông Y Blơm ! – bà Ngọc-Quang ấp úng.
- Bây giờ nói nữa vô ích, vội lắm, xin đi gấp.
Bé Tâm được đặt vào hai cánh tay Y Blơm rồi bọn ngưòi đi sâu vào rừng.
Đi lâu lắm, lúc lên dốc, lúc xuống đèo rất là vất vả. Thỉnh thoảng bé Tâm thốt ra một tiếng kêu rên rỉ.
- Ngoan đi bé, sắp tới nơi rồi – Y Blơm dỗ nó.
Tới một ngọn đồi, mọi người đã trông thấy những ngôi nhà đầu tiên của quận lỵ, Y Blơm dừng lại một lát; ông Ngọc-Quang tới gần hỏi:
- Thôi, có lẽ ông không nên đi thêm nữa, rất nguy hiểm cho ông. Bây giờ đã trông thấy quận lỵ rồi, chúng tôi có thể đi tới một mình được.
Y Blơm lắc đầu:
- Không, khi xuống đến thung lũng, ông sẽ không trông thấy gì nữa, ông có thể bị lạc và đi vòng quanh hàng giờ. Tôi phải đến tận nơi mới được.
- Nhưng… cảnh sát ? – Việt nói.
Y Blơm nhún vai bước đi.
Được một quãng, họ nghe thấy tiếng chân người sau bụi rậm.
- Ông Y Blơm, xin ông… – bà Ngọc-Quang năn nỉ.
Nhưng bà chưa kịp nói hết câu thì đã thấy những họng súng từ trong bụi rậm chĩa ra tua tủa. Một lát sau, cả bọn đã bị cảnh sát vây quanh.
Viên đội trưởng là ông cảnh sát tóc hoa râm đã bênh vực cho lũ trẻ trước kia. Ông ta tiến lên đặt tay lên vai Y Blơm:
- Chúng ta đã theo mi từ nãy tới giờ. Các chú, tiến lên, bắt lấy hắn và giải về quận.
- Vô ích – Y Blơm thản nhiên đáp – tự tôi sẽ đi tới đó. Các ông để tôi mang em nhỏ này tới nơi đã, nó bị thương nặng, nếu đổi tay sẽ làm nó đau đớn lắm.
Ông cảnh sát lo sợ bị mắc mưu:
- Mi hứa danh dự rằng tới quận mi sẽ đầu hàng chứ?
Y Blơm đưa mắt nhìn về phía rừng sâu, rồi lại nhìn bé Tâm. Nếu hai tay hắn được tự do, chắc hắn sẽ biến vào rừng sâu và có thể bị trúng một viên đạn. Nhưng với đứa nhỏ trên tay thì vô kế khả thi.
- Tôi hứa… – hắn đáp.
Viên đội trưởng liền ra hiệu cho các cảnh sát viên giãn ra, chỉ cần đi theo bọn người đến quận lỵ .
Chẳng bao lâu, những nhà của quận lỵ đã hiện ra, viên đội trưởng cảnh sát chỉ cho ông Ngọc Quang phòng mạch của y sĩ, rất may là ông này có nhà. Ông cho bé Tâm vào thẳng phòng điều trị rồi chích thuốc và bó bột cho nó. Ông cho biết là chỗ gãy không có gì khó chữa và cái chân sẽ lành hẳn không để lại dấu vết gì.
Ngoài cửa phòng, Y Blơm và các cảnh sát viên theo dõi việc chữa chạy. Khi xong xuôi, viên đội trưởng bảo Y Blơm:
- Bây giờ cần phải đi.
Đôi mắt tướng cướp sáng lên. Nhưng hắn đã hứa rồi, hắn không thể chạy trốn được.
- Nếu không phải vì em nhỏ… – hắn giải thích với bà Ngọc Quang.
- Tôi hiểu lắm – bà đáp – Chúng tôi sẽ không bao giờ quên hành động cao cả của ông. Nhưng ông sẽ được tự do một ngày gần đây, tôi xin thề.
Việt và Hằng muốn chạy lại để chia tay với người bạn thân, nhưng các cảnh sát viên đã kéo Y Blơm đi.
*
Một tháng sau, tại tòa án Ban Mê Thuột, một nhóm
người đang đứng chờ một can nhân được tòa tha bổng, sau một phiên tòa
lịch sử. Ông Ngọc Quang đã từ Sàigòn lên cùng với một vị luật sư danh
tiếng để bào chữa cho Y Blơm, do ông đài thọ hết mọi phí tổn.
Trước hết, trạng sư đã chứng minh rằng tên “tướng cướp” không đáng kết tội về vụ giết người, vì hắn ở trong tình trạng tự vệ chánh đáng.
Còn về các tội khác, đó chỉ là những lời đồn đại vô căn cứ. Trạng sư đã dẫn đến tòa nhiều nhân chứng, toàn là những người mà Y Blơm đã giúp đỡ. Sau hết, ông ta đã đề cao sự tận tâm của người này, đã không ngần ngại hy sinh sự tự do của chính mình để cứu một đứa nhỏ.
Tòa tuyên bố Y Blơm được tha bổng.
Trước sân tòa án, ông Ngọc Quang đang đứng cùng trạng sư, Việt và Hằng. Hai đứa nhỏ đã được ông xin phép nhà trường cho nghỉ học ba ngày để lên dự phiên tòa và được gặp Y Blơm. Riêng bé Tâm và bà Ngọc Quang không có mặt vì chân thằng nhỏ chưa được lành hẳn.
Cửa tòa vừa mở, mọi người thấy Y Blơm xuất hiện, lúc này, hắn không còn là một tên cướp bị truy nã thuở trước nữa. Vẻ mặt tươi cười, áo quần bảnh bao, trông hắn rõ ra một trang thanh niên quắc thước.
Hắn chào hỏi mọi người rất niềm nở. Ông chánh án và ông trạng sư chúc mừng hắn được trở lại đời sống bình thường của một công dân tự do.
- Tôi có một sự ngạc nhiên cho ông Y Blơm – ông Ngọc Quang nói.
Rồi ông dắt hắn tới chỗ chiếc xe hơi đậu ở góc sân tòa. Một bà già nhỏ nhắn, da nhăn nheo, đang ngồi ở nệm sau và nhìn ra với đôi mắt sáng như hai hòn than. Đó là bà thân mẫu Y Blơm và ông Ngọc Quang đã đến tận buôn để đón bà ra tòa mục kích việc phóng thích con bà.
Hai mẹ con không cầm được giọt lệ vì sung sướng. Hằng bất giác nghĩ tới bài hát “Lòng mẹ”. Nó se sẽ hát: “Lòng mẹ thương con như biển Thái Bình dạt dào…”, lòng rộn lên nỗi vui mừng trước cảnh đoàn tụ của mẹ con Y Blơm. Chàng “Anh hùng sơn cước” nay đã được trở về mái ấm gia đình vui sống với mẹ già và phụng dưỡng bà với tất cả tấm lòng hiếu thảo.
Trước hết, trạng sư đã chứng minh rằng tên “tướng cướp” không đáng kết tội về vụ giết người, vì hắn ở trong tình trạng tự vệ chánh đáng.
Còn về các tội khác, đó chỉ là những lời đồn đại vô căn cứ. Trạng sư đã dẫn đến tòa nhiều nhân chứng, toàn là những người mà Y Blơm đã giúp đỡ. Sau hết, ông ta đã đề cao sự tận tâm của người này, đã không ngần ngại hy sinh sự tự do của chính mình để cứu một đứa nhỏ.
Tòa tuyên bố Y Blơm được tha bổng.
Trước sân tòa án, ông Ngọc Quang đang đứng cùng trạng sư, Việt và Hằng. Hai đứa nhỏ đã được ông xin phép nhà trường cho nghỉ học ba ngày để lên dự phiên tòa và được gặp Y Blơm. Riêng bé Tâm và bà Ngọc Quang không có mặt vì chân thằng nhỏ chưa được lành hẳn.
Cửa tòa vừa mở, mọi người thấy Y Blơm xuất hiện, lúc này, hắn không còn là một tên cướp bị truy nã thuở trước nữa. Vẻ mặt tươi cười, áo quần bảnh bao, trông hắn rõ ra một trang thanh niên quắc thước.
Hắn chào hỏi mọi người rất niềm nở. Ông chánh án và ông trạng sư chúc mừng hắn được trở lại đời sống bình thường của một công dân tự do.
- Tôi có một sự ngạc nhiên cho ông Y Blơm – ông Ngọc Quang nói.
Rồi ông dắt hắn tới chỗ chiếc xe hơi đậu ở góc sân tòa. Một bà già nhỏ nhắn, da nhăn nheo, đang ngồi ở nệm sau và nhìn ra với đôi mắt sáng như hai hòn than. Đó là bà thân mẫu Y Blơm và ông Ngọc Quang đã đến tận buôn để đón bà ra tòa mục kích việc phóng thích con bà.
Hai mẹ con không cầm được giọt lệ vì sung sướng. Hằng bất giác nghĩ tới bài hát “Lòng mẹ”. Nó se sẽ hát: “Lòng mẹ thương con như biển Thái Bình dạt dào…”, lòng rộn lên nỗi vui mừng trước cảnh đoàn tụ của mẹ con Y Blơm. Chàng “Anh hùng sơn cước” nay đã được trở về mái ấm gia đình vui sống với mẹ già và phụng dưỡng bà với tất cả tấm lòng hiếu thảo.
THÙY HƯƠNG