CHƯƠNG V
Ngày hôm sau, một cuộc họp quan trọng tại xóm Sơn-băng, giữa các đứa trẻ nghèo bạn thân của Lâm và Phong.
Dọc theo con đường nhỏ hẹp, người ta phơi quần áo dọc ngang trên dây kẽm giăng từ lan can nhà này sang nhà kia. Những căn nhà khá cao, vách loang lỗ. Những tia nắng chiếu trên các vũng nước giữa đường lấp loáng.
Trước khuôn viên thánh đường là chỗ những bậc trưởng lão đến sưởi nắng, nên bọn trẻ hẹn nhau dưới tàng cây trong công viên Đê-tơ. Trong vườn cũng có vòi phun nước và giữa hồ có tượng một con ngựa nho nhỏ bằng đồng.
Du bán báo, Bắc bán vé số, Quý bán thuốc điếu (thằng bé khá hảo tâm vẫn thường chia thuốc cho các bạn : mỗi đứa nửa điếu hay một điếu trọn khi nó có lời nhiều), sau cùng là Mị, thằng bé sống bằng nghề đánh giày. Trong bọn chỉ có một đứa bé gái, đó là Mỹ Tâm, 12 tuổi, tóc đen cứng tựa như lông la ; khuôn mặt nó sạm nắng nổi bật hai mắt trong xanh như màu hoa lưu ly. Cũng giống như Phong, Lâm là thần tượng của cô bé, nó đã tặng cho bạn sợi dây chuyền và tượng ảnh Chúa để Lâm đeo trên cổ.
Mồ côi cả cha lẫn mẹ, nó là đứa con chung của xóm Sơn-băng nghèo khổ lâu nay. Mỹ Tâm ở tại nhà Phong, vì chỉ có nhà Phong là có một buồng nhỏ khá tử tế để làm phòng riêng cho nó. Đôi khi, nó giúp mẹ Phong nấu ăn.
Thường thì nó đến trông nom lũ em của Lâm, khi bà mẹ thằng bé bận giặt giũ cho một nhà giàu trên phố. Lại đôi khi, nó đến nhà Đông Bá Tước giúp mẹ Đông Bá Tước trong việc thêu may. Tuy nghèo khổ, các bà mẹ, ông cha đã tặng nó tình thương không khác chi con ruột họ, có điều, họ nghèo quá, chỉ đủ sức lo cho nó lành sạch mà thôi. Mỗi khi nhà họ có món ngon, họ không quên để phần hay gọi con bé đến.
Bọn trẻ đã tề tựu đông đủ. Chỉ thiếu Đông, thằng bé tàn tật mà tất cả đều quí mến. Sau cùng, Đông cũng đến : bằng chiếc xe cũ kỹ, xấu xí, nó ngồi trên đó, Phong kéo phía trước. Hôm nay, Lâm đặc biệt nhường cho Phong làm ngựa kéo bạn đến nơi hội họp.
Đông thường được lũ bạn gọi là "Đông Bá Tước” là ông hoàng của bộ lạc nhỏ bé trong xóm Sơn-băng. Cái xe của nó nom quá tồi tàn : đó là một thùng gỗ phế thải được gắn vào bốn bánh xe đạp (không có lốp). Song trong cái xe cà tàng đó, thằng bé nổi bật lên như một thiên thần, như cánh sen trong bùn đặc : đôi mắt xanh biếc, trong sáng, dịu dàng, nụ cười thường nở trên đôi môi hồng, tươi tắn. Ở người nó tỏa ra một sự âu yếm, cuốn hút với khuôn mặt rạng rỡ tin yêu. Dù là đôi chân tê liệt từ thuở bé co quắp trong thùng xe thô kệch mà nó tận lực chống lại một cách vô hiệu quả, Đông Bá Tước chưa hề biểu lộ một chút sầu não, chán đời. Cũng như hầu hết đám dân cùng khổ ở đây, cha mẹ Đông Bá Tước lao tác sinh nhai ở đồng áng, trang trại, ở các gia đình khá giả, nhưng như để bù lại nỗi thiệt thòi to lớn mà nó phải chịu, họ săn sóc nó kỹ càng hơn các cha mẹ khác : áo nó luôn luôn được là thẳng nếp, hồ trắng tinh, cổ cồn cứng và tay áo kết ren cẩn thận, áo khoác ngoài bằng nhung mịn óng ả.
Đông Bá Tước còn hơn các bạn về điểm thông minh mà lại chịu khó : nó đọc và viết đúng chính tả, chữ nó đẹp nó là học sinh xuất sắc nhất lớp trong vùng.
Mỹ Tâm và bọn kia đều... thất học. Nhưng Lâm không lấy thế làm điều. Trái lại, nó vẫn đùa :
- Đông Bá Tước ! Mày sẽ cầm tay tao khi nào cần ký bản hợp đồng thứ nhất...?
Hôm nay, như thông lệ : Đông Bá Tước chủ tọa phiên họp. Lâm trải khăn đỏ và thanh gươm quý trước mặt đông đủ bạn bè. Nó bắt đầu thao thao kể lại chiến công và thỉnh thoảng Phong phụ họa, thêm mắm dặm muối cho tăng phần hấp dẫn.
Lũ trẻ say sưa, há hốc mồm để uống những lời lẽ ba hoa tuôn từ miệng hai bạn thân của chúng. Hai đứa làm chúng ngỡ như được chứng kiến tận mắt cuộc chiến đấu giữa con "Núi Đá Đen" và Lâm, như Lâm đã là tay đấu bò cừ khôi, thực thụ ; như khăn đỏ và gươm quý do chính tay Lâm sử dụng ngày hôm qua giữa hai vạn khán giả hâm mộ tài nghệ siêu phàm của bạn mình !
Giọng cao lên, Phong trịnh trọng :
- Lâm sẽ nổi tiếng nhất. Nó có cặp chân, cánh tay của một nhà nghề. Còn đầu nó...
- Đầu tao là do Đông Bá Tước. Đông sẽ là quản lý của tao, ký giấy tờ, tính sổ sách với ngân hàng, trông coi bích chương, quảng cáo, ký hợp đồng và coi chừng không cho tụi trung gian lợi dụng... Đúng không ? Bá Tước ?
- Chắc rồi ! Lâm ạ !
- Lúc đó, mẩy khỏi có ngồi trong cỗ xe cà tàng này nữa. Mày sẽ có xe tốt và cả tài xế đàng hoàng, cái xe cọc cạch này sẽ được về vườn...
- Hay lắm, nghe mát ruột lắm. Song chuyện đó còn xa lắc. Trong lúc chờ đợi, tao mong là mày đừng quên một điều đã hứa với tao.
- Quên sao được ? Hôm nay là mấy rồi ?
- Ba ngày nữa trăng tròn...
Nhìn mặt Lâm và Đông Bá Tước, tụi nhỏ biết là chúng cần nói chuyện riêng. Chúng bèn bỏ đi và dưới một tàng cây khác, chúng kháo nhau :
- Tao biết trăng tròn kỳ này sẽ có chuyện.
- Chuyện gì ?
- Ngốc ! Lâm sẽ đấu với bò trong sân...
- Muốn chắc chắn, hỏi ngay Mỹ Tâm là biết.
- Lại ngốc. Chuyện của chúng, chúng chỉ thưa riêng với Chúa thôi. Hôm qua, tao thấy Mỹ Tâm đem nến đến nhà thờ. Chúa nhật này, nó sẽ mang thêm nến...
- Thôi ! – một đứa gạt đi – Mình chớ nói xấu bạn, nhất là đừng ganh tị với Lâm.
- Ganh tị gì đâu ?
- Tao biết dư : trong tụi mình đứa nào cũng hơi ganh tị chút chút với Lâm, phải diệt cái lòng ganh tị đó. Nó không chịu đi bán từng điếu thuốc lá, vé số cũng không. Nó không thèm quì gối trước chân bọn khách ăn nhậu trong quán cóc để đánh giày. Nó gan góc, chọn con đường khó khăn mà sáng chói sau này.
- Ôi cha ! Giọng nói nghe rặt nhà thông thái Đông Bá Tước quá !
- Tao biết tụi bay cũng có ghen tị với Đông Bá Tước : nó ngồi trong thùng xe mà đầu óc bay bổng tận trên mây, chất chứa đầy những cái cao xa, hay, tốt...
Quý nói đúng : bọn chúng phải cố gắng để khỏi ganh tị với Lâm, vì Lâm là sức mạnh và sự can đảm. Nhưng phải nhận rằng chúng nể phục có mỗi mình Đông Bá Tước thôi, vì những lẽ trên. Chúng tranh nhau để làm ngựa cho ông hoàng tàn tật của chúng một cách hăng hái.
Dọc theo con đường nhỏ hẹp, người ta phơi quần áo dọc ngang trên dây kẽm giăng từ lan can nhà này sang nhà kia. Những căn nhà khá cao, vách loang lỗ. Những tia nắng chiếu trên các vũng nước giữa đường lấp loáng.
Trước khuôn viên thánh đường là chỗ những bậc trưởng lão đến sưởi nắng, nên bọn trẻ hẹn nhau dưới tàng cây trong công viên Đê-tơ. Trong vườn cũng có vòi phun nước và giữa hồ có tượng một con ngựa nho nhỏ bằng đồng.
Du bán báo, Bắc bán vé số, Quý bán thuốc điếu (thằng bé khá hảo tâm vẫn thường chia thuốc cho các bạn : mỗi đứa nửa điếu hay một điếu trọn khi nó có lời nhiều), sau cùng là Mị, thằng bé sống bằng nghề đánh giày. Trong bọn chỉ có một đứa bé gái, đó là Mỹ Tâm, 12 tuổi, tóc đen cứng tựa như lông la ; khuôn mặt nó sạm nắng nổi bật hai mắt trong xanh như màu hoa lưu ly. Cũng giống như Phong, Lâm là thần tượng của cô bé, nó đã tặng cho bạn sợi dây chuyền và tượng ảnh Chúa để Lâm đeo trên cổ.
Mồ côi cả cha lẫn mẹ, nó là đứa con chung của xóm Sơn-băng nghèo khổ lâu nay. Mỹ Tâm ở tại nhà Phong, vì chỉ có nhà Phong là có một buồng nhỏ khá tử tế để làm phòng riêng cho nó. Đôi khi, nó giúp mẹ Phong nấu ăn.
Thường thì nó đến trông nom lũ em của Lâm, khi bà mẹ thằng bé bận giặt giũ cho một nhà giàu trên phố. Lại đôi khi, nó đến nhà Đông Bá Tước giúp mẹ Đông Bá Tước trong việc thêu may. Tuy nghèo khổ, các bà mẹ, ông cha đã tặng nó tình thương không khác chi con ruột họ, có điều, họ nghèo quá, chỉ đủ sức lo cho nó lành sạch mà thôi. Mỗi khi nhà họ có món ngon, họ không quên để phần hay gọi con bé đến.
Bọn trẻ đã tề tựu đông đủ. Chỉ thiếu Đông, thằng bé tàn tật mà tất cả đều quí mến. Sau cùng, Đông cũng đến : bằng chiếc xe cũ kỹ, xấu xí, nó ngồi trên đó, Phong kéo phía trước. Hôm nay, Lâm đặc biệt nhường cho Phong làm ngựa kéo bạn đến nơi hội họp.
Đông thường được lũ bạn gọi là "Đông Bá Tước” là ông hoàng của bộ lạc nhỏ bé trong xóm Sơn-băng. Cái xe của nó nom quá tồi tàn : đó là một thùng gỗ phế thải được gắn vào bốn bánh xe đạp (không có lốp). Song trong cái xe cà tàng đó, thằng bé nổi bật lên như một thiên thần, như cánh sen trong bùn đặc : đôi mắt xanh biếc, trong sáng, dịu dàng, nụ cười thường nở trên đôi môi hồng, tươi tắn. Ở người nó tỏa ra một sự âu yếm, cuốn hút với khuôn mặt rạng rỡ tin yêu. Dù là đôi chân tê liệt từ thuở bé co quắp trong thùng xe thô kệch mà nó tận lực chống lại một cách vô hiệu quả, Đông Bá Tước chưa hề biểu lộ một chút sầu não, chán đời. Cũng như hầu hết đám dân cùng khổ ở đây, cha mẹ Đông Bá Tước lao tác sinh nhai ở đồng áng, trang trại, ở các gia đình khá giả, nhưng như để bù lại nỗi thiệt thòi to lớn mà nó phải chịu, họ săn sóc nó kỹ càng hơn các cha mẹ khác : áo nó luôn luôn được là thẳng nếp, hồ trắng tinh, cổ cồn cứng và tay áo kết ren cẩn thận, áo khoác ngoài bằng nhung mịn óng ả.
Đông Bá Tước còn hơn các bạn về điểm thông minh mà lại chịu khó : nó đọc và viết đúng chính tả, chữ nó đẹp nó là học sinh xuất sắc nhất lớp trong vùng.
Mỹ Tâm và bọn kia đều... thất học. Nhưng Lâm không lấy thế làm điều. Trái lại, nó vẫn đùa :
- Đông Bá Tước ! Mày sẽ cầm tay tao khi nào cần ký bản hợp đồng thứ nhất...?
Hôm nay, như thông lệ : Đông Bá Tước chủ tọa phiên họp. Lâm trải khăn đỏ và thanh gươm quý trước mặt đông đủ bạn bè. Nó bắt đầu thao thao kể lại chiến công và thỉnh thoảng Phong phụ họa, thêm mắm dặm muối cho tăng phần hấp dẫn.
Lũ trẻ say sưa, há hốc mồm để uống những lời lẽ ba hoa tuôn từ miệng hai bạn thân của chúng. Hai đứa làm chúng ngỡ như được chứng kiến tận mắt cuộc chiến đấu giữa con "Núi Đá Đen" và Lâm, như Lâm đã là tay đấu bò cừ khôi, thực thụ ; như khăn đỏ và gươm quý do chính tay Lâm sử dụng ngày hôm qua giữa hai vạn khán giả hâm mộ tài nghệ siêu phàm của bạn mình !
Giọng cao lên, Phong trịnh trọng :
- Lâm sẽ nổi tiếng nhất. Nó có cặp chân, cánh tay của một nhà nghề. Còn đầu nó...
- Đầu tao là do Đông Bá Tước. Đông sẽ là quản lý của tao, ký giấy tờ, tính sổ sách với ngân hàng, trông coi bích chương, quảng cáo, ký hợp đồng và coi chừng không cho tụi trung gian lợi dụng... Đúng không ? Bá Tước ?
- Chắc rồi ! Lâm ạ !
- Lúc đó, mẩy khỏi có ngồi trong cỗ xe cà tàng này nữa. Mày sẽ có xe tốt và cả tài xế đàng hoàng, cái xe cọc cạch này sẽ được về vườn...
- Hay lắm, nghe mát ruột lắm. Song chuyện đó còn xa lắc. Trong lúc chờ đợi, tao mong là mày đừng quên một điều đã hứa với tao.
- Quên sao được ? Hôm nay là mấy rồi ?
- Ba ngày nữa trăng tròn...
Nhìn mặt Lâm và Đông Bá Tước, tụi nhỏ biết là chúng cần nói chuyện riêng. Chúng bèn bỏ đi và dưới một tàng cây khác, chúng kháo nhau :
- Tao biết trăng tròn kỳ này sẽ có chuyện.
- Chuyện gì ?
- Ngốc ! Lâm sẽ đấu với bò trong sân...
- Muốn chắc chắn, hỏi ngay Mỹ Tâm là biết.
- Lại ngốc. Chuyện của chúng, chúng chỉ thưa riêng với Chúa thôi. Hôm qua, tao thấy Mỹ Tâm đem nến đến nhà thờ. Chúa nhật này, nó sẽ mang thêm nến...
- Thôi ! – một đứa gạt đi – Mình chớ nói xấu bạn, nhất là đừng ganh tị với Lâm.
- Ganh tị gì đâu ?
- Tao biết dư : trong tụi mình đứa nào cũng hơi ganh tị chút chút với Lâm, phải diệt cái lòng ganh tị đó. Nó không chịu đi bán từng điếu thuốc lá, vé số cũng không. Nó không thèm quì gối trước chân bọn khách ăn nhậu trong quán cóc để đánh giày. Nó gan góc, chọn con đường khó khăn mà sáng chói sau này.
- Ôi cha ! Giọng nói nghe rặt nhà thông thái Đông Bá Tước quá !
- Tao biết tụi bay cũng có ghen tị với Đông Bá Tước : nó ngồi trong thùng xe mà đầu óc bay bổng tận trên mây, chất chứa đầy những cái cao xa, hay, tốt...
Quý nói đúng : bọn chúng phải cố gắng để khỏi ganh tị với Lâm, vì Lâm là sức mạnh và sự can đảm. Nhưng phải nhận rằng chúng nể phục có mỗi mình Đông Bá Tước thôi, vì những lẽ trên. Chúng tranh nhau để làm ngựa cho ông hoàng tàn tật của chúng một cách hăng hái.
*
Còn lại bốn đứa : Lâm, Đông Bá Tước, Phong và Mỹ Tâm
bên vòi nước. Lâm quàng dây vào mình kéo chiếc xe cọc cạch trở về xóm.
Chúng chia tay nhau trước hiên nhà Đông Bá Tước. Lâm nói :
- Mấy ngày cuối tuần sẽ qua nhanh lắm, tối thứ bảy, nhé ? Đông Bá Tước ?
Đông Bá Tước gật đầu, nụ cười dịu dàng và đôi mắt long lanh trìu mến. Phong khôi hài bằng cách lập lại câu nói của Mỵ Lan :
- Không phải chỉ can đảm khi đối mặt với bò thôi, đâu nhé ?
- Anh nói gì vậy ? Hở ?
- Rồi anh sẽ cho em biết, đừng vội, Mỹ Tâm !
Khi Phong và Lâm khuất sau tường. Đông Bá Tước tiết lộ dự tính của chúng cho cô bé biết. Giọng run sợ, cô bé nói :
- Sao anh không ngăn lại ? Em lo quá !
- Đừng có lo lắng gì cả. Lâm sinh ra là để đấu bò...
- Anh không lo cho anh ấy sao ?
- Anh nhường cái sợ cho chị Mỵ Lan và... em nữa, Mỹ Tâm ạ ! Tiếc là anh...
Mỹ Tâm, cô bé chưa từng được làm ngựa cho Đông Bá Tước, cảm thấy thấm thía câu nói nửa chừng của đứa con trai mà nó coi như một người anh ruột thịt, nó xót thương Đông Bá Tước vô hạn và thể hiện lòng âu yếm qua cái nắm tay. Rồi nó nâng bàn tay thanh tú của Đông lên môi. Một giọt nước mắt nhỏ lên bàn tay gầy xanh của Đông làm Đông giật mình :
- Đừng khóc, em ạ ! Anh sẽ đọc thơ cho em nghe. Thơ của anh làm...
- Cảm ơn anh, anh tốt với em quá. Em, đứa bé mồ côi, nghèo khổ nhất vùng này.
- Mấy ngày cuối tuần sẽ qua nhanh lắm, tối thứ bảy, nhé ? Đông Bá Tước ?
Đông Bá Tước gật đầu, nụ cười dịu dàng và đôi mắt long lanh trìu mến. Phong khôi hài bằng cách lập lại câu nói của Mỵ Lan :
- Không phải chỉ can đảm khi đối mặt với bò thôi, đâu nhé ?
- Anh nói gì vậy ? Hở ?
- Rồi anh sẽ cho em biết, đừng vội, Mỹ Tâm !
Khi Phong và Lâm khuất sau tường. Đông Bá Tước tiết lộ dự tính của chúng cho cô bé biết. Giọng run sợ, cô bé nói :
- Sao anh không ngăn lại ? Em lo quá !
- Đừng có lo lắng gì cả. Lâm sinh ra là để đấu bò...
- Anh không lo cho anh ấy sao ?
- Anh nhường cái sợ cho chị Mỵ Lan và... em nữa, Mỹ Tâm ạ ! Tiếc là anh...
Mỹ Tâm, cô bé chưa từng được làm ngựa cho Đông Bá Tước, cảm thấy thấm thía câu nói nửa chừng của đứa con trai mà nó coi như một người anh ruột thịt, nó xót thương Đông Bá Tước vô hạn và thể hiện lòng âu yếm qua cái nắm tay. Rồi nó nâng bàn tay thanh tú của Đông lên môi. Một giọt nước mắt nhỏ lên bàn tay gầy xanh của Đông làm Đông giật mình :
- Đừng khóc, em ạ ! Anh sẽ đọc thơ cho em nghe. Thơ của anh làm...
- Cảm ơn anh, anh tốt với em quá. Em, đứa bé mồ côi, nghèo khổ nhất vùng này.
_____________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG VI