CHƯƠNG I
NHẬT KÝ CỦA NGUYỄN THỊ DUY AN
Ngày… tháng… năm…
“ 1 giờ trưa.
“ Vậy là anh Chính bị tống giam thật sự. Đơn xin tại ngoại của anh bị bác. Chữ ký của ông dự thẩm đã đưa anh từ cuộc đời tự do vào khám lạnh.
“Mình và má đi đón anh, hy vọng anh sẽ được tại ngoại, sống với gia đình chờ ngày hầu tòa… Ai ngờ. Má khóc quá làm mình cố dằn mà nước mắt vẫn trào.
“ Tự dưng mình thấy ghét ông dự thẩm lạ lùng. Sao ông ta ác thế không biết? Ông ta lấy cớ anh Chính là đầu não của một “băng” du đãng nên không thể cho tại ngoại được, như vậy phải thả hết tòng phạm, không được. Kể ra mình đau lòng vì anh bị tù tội khổ sở, nhưng xét cho cùng thì anh có tội phải để luật pháp trừng trị chứ. Công nhận là anh mình làm quấy nhiều… Chỉ tội cho má, nghe anh Chính bị tống giam má muốn xỉu luôn…
“Bây giờ má hối đi làm đơn thăm nuôi nữa đây. Không biết có dễ dàng không nhỉ? Mình ngán mấy vụ đến tòa án quá, mà không đi thì nhà còn ai… Thôi kệ, mình vô tội không lẽ người ta bắt giam?
“12 giờ đêm…
“Mệt mỏi quá mà sao không ngủ được nhỉ? Triệu chứng khó ngủ làm mình lo ngại. Sợ nhất là thức để nghe từng tiếng đêm qua hồn.
“Suốt buổi chiều đi lo đơn xin thăm nuôi cho anh Chính. Ông già ngồi bên ngoài phòng dự thẩm cũng khá tử tế, nhờ thế mà có đơn ngay.
“Thôi, thế cho má yên tâm. Đơn thăm thứ ba, nuôi thứ sáu. Vậy là mỗi tuần anh Chính gặp gia đình một lần, và nhận quà hai lần, cũng tạm đủ.
“Bài Vạn Vật ngày mai chưa học nữa. Đi ban A mà làm biếng học bài có hy vọng làm cô tú... trượt. Đỡ cái là mình học mau thuộc.
“Hình như có tiếng ho của má. Tội nghiệp, má lo nghĩ quá nhiều, nhất là từ ngày anh Chính bị bắt. Trước má cũng than thở hoài vì sự hư hỏng của anh, nhưng còn đỡ hơn bây giờ. Má nói một câu nghe đứt ruột: “ Con không có cha như nhà không có nóc. Ba bây mất rồi tao dạy tụi bây không nổi”.
“Thôi, cố dỗ giấc ngủ chứ. Không có sáng mai vào lớp cứ gật lên gật xuống không giống ai hết thì mệt…”
Ngày… tháng… Năm …
“10 giờ sáng.
“Vừa giúp má làm món thịt chà bông để bới cho anh Chính. Gần hai lon Guigoz đầy. Má chăm chú xé từng sớ thịt, sợ mình cho nhiều nước mắm sẽ mặn… Tình mẹ thương con không thể nào lường được.
“Chiều nay mình sẽ đưa má vào thăm anh. Đơn thăm nuôi do mình đứng tên và dán ảnh mình, nhưng hy vọng xin cho má cùng vô được.
“Chưa đi thăm “tù” lần nào. Cũng ngài ngại gì đâu… Không biết người ta đối xử với mình ra sao? Và đối xử với anh mình ra sao?
“2 giờ chiều.
“Má vừa đi chợ về. Một giỏ đầy trái cây và đồ hộp. Điệu này hai mẹ con xách nhừ tay. Má nói phải bới nhiều cho đủ anh Chính ăn trong ba ngày, “nó đã gầy ốm sẵn, thiếu ăn nữa làm sao nó sống”. Má nói như vậy.Thôi kệ, để bà cụ lo cho vừa ý. Má còn nhớ món bánh gai “ruột” của anh Chính nữa, mua một lần luôn hai chục.
“Cha, đi thăm anh mình không biết phải mặc áo dài màu gì nhỉ? Hay mặc patte-tunique? À, mà người ta ở tù, mình không nên phô trương sự sung sướng của tự do quá, chắc anh ấy tủi, thôi mặc áo dài trắng đi học thường cho xong.”
*
Chiếc taxi dừng trước cửa khám Chí Hòa, được gọi bằng
một danh từ dịu dàng hơn là “Trung Tâm Cải Huấn Chí Hòa”. An trả tiền,
xách giỏ xuống theo mẹ. Hai mẹ con xách hai giỏ đầy thức ăn. Những người
bán hàng hai bên đường lên tiếng mời mua quà cho tù nhân, thấy giỏ thức
ăn đầy lại thôi.
An cầm đơn. Qua trạm gác đầu dễ dàng. Chiều nắng không gắt lắm. Một chút hồi hộp len trong lòng cô bé. An cảm thấy lo lo… có lẽ vì lần đầu tiên đi vào thế giới tội phạm. Bà Thục cũng không hơn gì. Bà run giọng hỏi con gái:
- Không biết thằng Chính nó ra sao? Má lo quá An à.
- Lát nữa gặp ảnh rồi, má phải bình tĩnh mới được. Đừng có khóc lóc làm ảnh tủi thân. Bây giờ mình phải an ủi ảnh nhiều.
Nói với mẹ để tự trấn an mình, nhưng An không hiểu khi gặp anh nàng sẽ như thế nào? Phải nói những gì bây giờ? Thường ngày ở nhà, hai anh em ít khi trò chuyện với nhau. An lo học hành, lủi thủi trong nhà với mẹ trong khi Chính lêu lổng nhập bè nhập bạn ăn chơi. Chính chỉ gặp em khi nào nhờ cô bé giặt ủi vài bộ đồ, hay cần tí tiền còm đưa bạn gái đi ciné. An thương anh, tiền dành dụm được đôi khi đưa hết cho Chính để rồi không bao giờ nhận lại.
An tự nhủ mình sẽ phải nói nhiều, thật nhiều với anh. Nói cho Chính hiểu nỗi khổ tâm của mẹ, nỗi lo sợ của em… Đây có lẽ là dịp duy nhất để Chính nghe mà không thể bĩu môi quay đi, lấy Honda vọt nhanh ra cổng.
Chung quanh bà Thục và An, những người đàn ông, đàn bà, già trẻ cũng tay mang tay xách đi thăm thân nhân. Mẹ con An theo lớp người đến khu nhận đơn thăm nuôi. An đưa cho người đàn ông đứng bên chiếc bàn gỗ. Anh ta cầm đơn, liếc sơ qua rồi bảo nàng:
- Cô để giỏ đồ ăn cho người ta khám đã.
- Thưa vâng.
Nàng nhấc luôn giỏ trên tay mẹ cho hai người đàn ông kế đó. Người ta lấy từng món đồ trong giỏ, mở ra coi, thọc đũa vào lon guigoz đựng thịt chà bông và xẻ đôi mấy ổ bánh mì trước cặp mắt ngơ ngác của Ân. Cô bé rụt rè:
- Ông… làm vậy để chi hở ông?
Anh ta vui vẻ giải thích:
- Đề phòng gởi vũ khí, dao nhọn hay bất cứ vật gì phạm nhân có thể dùng để tự sát, vượt ngục. Cũng có thể là ma túy được đưa vào theo lối này cô ạ.
- Nhưng… trong lon thịt thì được, chứ một ổ bánh mì nguyên vẹn như thế kia làm sao mà bỏ gì vào đấy được
- Cô ngây thơ lắm. Người ta có thể đặt một ổ bánh mì “đặc biệt” cho những vật muốn gởi vào rồi mới lên khuôn nướng thì sao? Cô không biết chứ, chuyện gì người ta còn dám làm nữa là.
An thôi không hỏi. Nàng chợt nhớ đến những câu chuyện vượt ngục ly kỳ dưới nhiều hình thức táo bạo đăng trên báo hay trong những tiểu thuyết gián điệp, chiến tranh… Nhưng đó chỉ là những thí dụ quá xa vời đối với nàng… bây giờ mới là thực tế. Thực tế cũng có khám lạnh, có những người tù và… có lẽ họ cũng rất muốn vượt ngục.
- Cô Nguyễn thị Duy An.
Tiếng kêu của người đàn ông làm An giật mình. Nàng chưa biết nói sao anh ta đã hỏi:
- Phải cô là Nguyễn thị Duy An?
- Dạ vâng.
- Cô đi thăm phạm nhân Nguyễn Duy Chính?
- Anh Chính là gì của cô?
An hơi bực mình. Sao anh ta kém thông minh thế nhỉ? Trong đơn thăm nuôi nàng đã ghi rõ là em gái, và chỉ cần đọc họ và chữ lót trong hai cái tên cũng thừa biết, thế mà anh ta lại hỏi… nhưng ở đây không phải là nơi cho nàng cãi lý. An đành trả lời:
- Tôi là em.
- Em ruột?
- Vâng.
- Cô cho thẻ căn cước.
An mở ví lấy căn cước, dằn hơi mạnh vào tay anh ta. Anh ta không để ý đến cử chỉ bực bội của cô gái, thản nhiên cầm lấy, ghi vào cuốn sổ. Tờ đơn được chuyển cho người khác cầm vô trong.
- Thưa ông má tôi cùng vào được không ạ?
- Ai đứng tên trong đơn mới được vô. Bà cụ cảm phiền ở đây chờ chứ không vô được.
Nhìn sự thất vọng trên mặt mẹ, An năn nỉ:
- Ông làm ơn giúp cách nào cho má tôi vô được không ông? Bà cụ nóng lòng thăm anh tôi quá… hay là má tôi vô thay tôi hở ông?
- Tôi rất tiếc là không được.
An nhìn mẹ:
- Làm sao bây giờ má?
Bà Thục mếu máo:
- Con nói với người ta thử lần nữa coi. Má đi đến đây mà không thăm nó được làm sao mà yên tâm đi về.
An ngước nhìn lên người đàn ông, khẩn khoản:
- Ông cố gắng giúp dùm má tôi lần này… cho bà cụ yên trí chút đi ông. Tôi xin lỗi là không rõ thể thức làm đơn thăm nuôi nên ghi tên tôi vào… thật ra sự có mặt của má tôi cần hơn.
Dường như cảm động vì những lời chí tình của cô gái, người đàn ông ra chiều suy nghĩ rồi gật gù:
- Thôi được, tôi thông cảm để cho bà cụ vô lần nầy.
Bà Thục rối rít:
- Cám ơn chú. Có chú giúp mẹ con tôi đỡ quá.
An không nói gì, nắm tay mẹ theo người hướng dẫn qua cánh cửa sắt nặng nề. Những tù nhân mang bảng tên và số đính bài trên ngực áo lăng xăng khiêng những giỏ càng xế đựng quà cáp của thân nhân phạm nhân vào tận nơi thăm nuôi. An và bà Thục được chỉ ngồi trên một chiếc băng dài cạnh cái bàn đá. Lại gọi tên thân nhân để kiểm soát đơn. An nhăn mặt vì những thủ tục lỉnh kỉnh đó nhưng không làm sao hơn.
An nhìn thấy sự nóng nảy trên ánh mắt bà Thục. Nàng nói nhỏ với mẹ:
-Anh Hai sắp ra rồi đó. Má liệu mà an ủi ảnh nhen.
Bà Thục khẽ gật đầu. Người đàn bà ngồi cạnh An hỏi:
- Cháu thăm ai trong này?
- Dạ, anh cháu.
Bà ta nhìn sang bà Thục:
- Bà đây là mẹ?
- Vâng, mẹ cháu.
Người đàn bà thở dài:
- Cơ khổ. Con cái có nước hành cha hành mẹ không ai bằng. Thằng con bác cũng thế. Khổ với nó cả mấy tháng nay.
An tò mò:
- Anh ấy… sao mà bị tù hả bác?
- Nó mua xe, mua trúng xe gian của người ta sao đó, rồi tụi kia bị bắt, khai luôn nó.
- Xui quá, đã mất tiền lại còn bị tù bác nhỉ.
Người đàn bà phân trần:
- Nó đã bị giam gần hai tháng rồi đó cô. Tôi cứ phải tuần hai lần đi nuôi… nghĩ thương con, dù gì cũng không nỡ la rầy nó. Mà đâu chỉ có thăm nuôi không, còn cả trăm thứ, luật sư luật siếc nữa chứ.
- Dạ. Bác nghĩ cũng phải. Có ai muốn bị tù tội đâu.
Bà ta nhìn An, hỏi lại:
- Còn anh cô bị tội gì vậy?
Tự dưng An nói dối:
- Anh cháu bị nghi ngờ về… chính trị sao đó.
Nàng thấy nói tội “chính trị” có vẻ... tư cách hơn là tội du đãng. Người đàn bà ra vẻ hiểu biết:
- Ờ, mấy cậu học sinh, sinh viên bây giờ toàn vậy không. Học hành không lo cứ lo biểu tình, xuống đường… mà coi chừng, mấy cái tội đó nặng chớ không phải chơi đâu.
Trót phóng lao phải theo lao, An nói cho qua chuyện:
- Gia đình cháu cũng đang cố lo cho ảnh.
- Gần xử chưa?
- Dạ chưa. Anh cháu mới bị giam mấy ngày.
- Chà, còn lâu lắm.
Hai người ngừng câu chuyện vì phạm nhân đã bắt đầu ra. Người đàn bà ngóng cổ chờ con. Bà Thục và An cũng mở lớn mắt để mong thấy Chính.
Người con trai mặc áo chemise xanh, quần jean đi gần sau chót tốp người, tiến ra đảo mắt nhìn quanh rồi kêu lên:
- Má.
Bà Thục nghẹn ngào:
- Chính. Lại đây con.
Chính sà ngồi bên băng ghế đối diện, lặng yên.
- Anh hai.
- Cả An nữa. Sao có đơn sớm vậy em?
Lâu rồi, An mới nghe ở anh một câu nói êm dịu. Nàng rưng rưng nước mắt:
- Ở nhà lo quá, làm đơn xin đi thăm anh sớm, má cứ khóc đòi đi thăm ngay hôm đầu mà người ta không cho.
- Vậy là mau lắm đó. Anh tưởng cũng tuần sau má và em mới vô.
Bà Thục nhìn con:
- Con… có sao không Chính? Nói má nghe. Má lo cho mày mất ăn mất ngủ con ơi. Ham bạn ham bè chi cho tù tội khổ thân…
An bóp khẽ tay mẹ ra hiệu cho bà đừng kể lể khóc lóc. Nàng hiểu bà lại sắp sửa giảng “moral” cho anh, bài moral tình thương dài dằng dặc và không phải lúc. Chính nói:
- Thôi má, coi như sự xui xẻo của mình. Vô đây là con yên thân rồi, hôm ở Tổng Nha mới lo bị người ta “dợt” chớ về đến đây là chỉ chờ ra tòa thôi.
- Họ tra khảo con nhiều không?
- Dạ không. Mình khai hết, đừng cứng đầu thôi chớ má.
- Khổ không anh Hai?
Chính nhún vai:
- Dân bụi đời mà thấm gì em. Đâm thuê, chém mướn còn chưa ngán.
- Nữa. Cũng cái giọng đó. Mầy làm khổ mẹ chưa vừa sao Chính. Kỳ này về bỏ chưa con?
- Về con đăng lính má à. Vô lính lỡ có nổi máu “anh hùng” người ta kêu là ba gai chứ không phải du đãng. Con đi lính tác chiến, khỏi thèm đi lính kiểng ở thành phố.
An nói nhỏ:
- Anh nói chi cho má buồn. Để cho bà già yên chớ, má mà đau ốm nữa là mệt.
Chính gật gù:
- Em ở nhà ráng lo cho má, an ủi má, anh lỡ kẹt rồi không biết ra sao.
- Nhắm có... lâu lắm không anh?
Chính lắc đầu:
- Anh cũng không rõ. Phải ra dự thẩm đối chất mấy lần, rồi kết thúc hồ sơ mới đến lúc xử… chắc cũng vài ba tháng.
- Lâu dữ vậy hả anh?
- Ăn nhằm gì. Đó là anh nói trường hợp nhanh nhất. Có khi nằm cả năm mới đi xử thì sao.
- Trời đất, anh nói nghe sợ quá. Anh mà tù cả năm chắc má chết luôn.
Chính thở ra:
- Đành chịu, mình có tội phải chịu hình phạt. Anh giờ này như cá nằm trên thớt, dao chặt xuống hồi nào không hay.
Chính quay lại nói với bà Thục:
- Con xin lỗi đã làm má buồn. Vào đây rồi con mới thấy tự do là quí, tình gia đình là cần. Dù sao, hy vọng tội trạng con không nặng lắm đâu.
- Tội con không nặng sao không được tại ngoại?
- Luật bây giờ dự thẩm không có quyền cho tại ngoại má à. Phải đợi kết thúc hồ sơ xong lên phòng luận tội mới xin Chánh Án tại ngoại được.
An bật cười:
- Anh hai dạo này rành luật dữ.
Nàng nhìn Chính kỹ hơn: Chính có gầy đi nhưng không đến nỗi hốc hác. Mắt có quầng chứng tỏ anh mất ngủ và điều quan trọng là Chính mặc một bộ đồ… rất lạ.
- Anh hai mặc quần áo ai vậy?
- Của thằng bạn chung phòng anh đó.
- Bộ đồ hôm trước anh hai mặc đâu?
- Tụi nó lấy rồi.
- Sao vậy anh hai?
Thấy em gái có vẻ ngạc nhiên, Chính giải thích:
- Hôm mới vào anh ở khu AB, bị tụi nó đánh hội đồng và lột hết áo quần, cả cái đồng hồ và giây nịt hít cốc nữa, chả còn gì, phải mượn đồ tụi nó mặc. Giờ thì anh qua khu AH, đỡ nhiều rồi.
- Cùng là tù với nhau, sao người ta lại đánh anh?
- Đó là luật thứ hai sau luật tòa án. Đứa nào mạnh đánh lại được thì làm sếp. Trong tù cũng có vua như ai, vua tù còn ngon à em, được cung phụng đầy đủ.
- Em tưởng vào đây ai cũng như nhau.
- Đồng ý. Nhưng đó là trên lý thuyết. Thực tế lại khác.
Chính chỉ tay sang bên cạnh:
- Em thấy mấy người đứng trong lưới đó không?
An nhìn, gật đầu:
- Nãy giờ em không để ý. Sao mấy người đó lại đứng cách màng lưới, không được ngồi như mình hả anh?
- Họ ở khu AB, tức là mới vô hay là những trại không có công tác, phải đứng lưới và thời hạn cũng ít hơn tụi anh.
- Anh có công tác? Còn những người kia ở không?
- Ừ. Họ cũng làm nhưng làm trực sinh trong trại, khu AH của anh là trại Công Vụ, lên văn phòng làm việc hay giữ an ninh trật tự trại vậy đó.
- Hèn gì bảng tên anh có chữ Trật Tự.
Chính cười:
- Ở ngoài mình phá rối trật tự, vô đây lại… giữ trật tự người ta, tréo cẳng ngỗng.
Hai anh em noi chuyện quên sự có mặt của mẹ. Bà Thục chợt hỏi con:
- Họ mua đèn cầy chi nhiều vậy Chính?
- Để nấu ăn đó má.
- Nấu bằng đèn cầy?
- Dạ. Đèn cầy hay dầu lửa. Để hâm đồ ăn, nấu nước uống má à.
- Con cần không?
- Thôi má, con không biết nấu nướng. Tụi nó nấu dùm cho tiền tụi nó được rồi. Má cứ bới đồ ăn nấu sẵn hay đồ hộp cho con là đủ. Nhớ gởi chuối thường xuyên cho con, trong này thiếu chất tươi.
Bà Thục nhìn con, ánh mắt người mẹ bao la niềm thương mến. Chính quay đi không dám nhìn mẹ lâu. Tâm hồn thằng con trai phóng đãng chợt mềm trước tình mẫu tử thiêng liêng. An nhìn mẹ, nhìn anh, nàng không để ý đến đôi mắt chăm chú của một phạm nhân đứng bên góc lưới.
An cầm đơn. Qua trạm gác đầu dễ dàng. Chiều nắng không gắt lắm. Một chút hồi hộp len trong lòng cô bé. An cảm thấy lo lo… có lẽ vì lần đầu tiên đi vào thế giới tội phạm. Bà Thục cũng không hơn gì. Bà run giọng hỏi con gái:
- Không biết thằng Chính nó ra sao? Má lo quá An à.
- Lát nữa gặp ảnh rồi, má phải bình tĩnh mới được. Đừng có khóc lóc làm ảnh tủi thân. Bây giờ mình phải an ủi ảnh nhiều.
Nói với mẹ để tự trấn an mình, nhưng An không hiểu khi gặp anh nàng sẽ như thế nào? Phải nói những gì bây giờ? Thường ngày ở nhà, hai anh em ít khi trò chuyện với nhau. An lo học hành, lủi thủi trong nhà với mẹ trong khi Chính lêu lổng nhập bè nhập bạn ăn chơi. Chính chỉ gặp em khi nào nhờ cô bé giặt ủi vài bộ đồ, hay cần tí tiền còm đưa bạn gái đi ciné. An thương anh, tiền dành dụm được đôi khi đưa hết cho Chính để rồi không bao giờ nhận lại.
An tự nhủ mình sẽ phải nói nhiều, thật nhiều với anh. Nói cho Chính hiểu nỗi khổ tâm của mẹ, nỗi lo sợ của em… Đây có lẽ là dịp duy nhất để Chính nghe mà không thể bĩu môi quay đi, lấy Honda vọt nhanh ra cổng.
Chung quanh bà Thục và An, những người đàn ông, đàn bà, già trẻ cũng tay mang tay xách đi thăm thân nhân. Mẹ con An theo lớp người đến khu nhận đơn thăm nuôi. An đưa cho người đàn ông đứng bên chiếc bàn gỗ. Anh ta cầm đơn, liếc sơ qua rồi bảo nàng:
- Cô để giỏ đồ ăn cho người ta khám đã.
- Thưa vâng.
Nàng nhấc luôn giỏ trên tay mẹ cho hai người đàn ông kế đó. Người ta lấy từng món đồ trong giỏ, mở ra coi, thọc đũa vào lon guigoz đựng thịt chà bông và xẻ đôi mấy ổ bánh mì trước cặp mắt ngơ ngác của Ân. Cô bé rụt rè:
- Ông… làm vậy để chi hở ông?
Anh ta vui vẻ giải thích:
- Đề phòng gởi vũ khí, dao nhọn hay bất cứ vật gì phạm nhân có thể dùng để tự sát, vượt ngục. Cũng có thể là ma túy được đưa vào theo lối này cô ạ.
- Nhưng… trong lon thịt thì được, chứ một ổ bánh mì nguyên vẹn như thế kia làm sao mà bỏ gì vào đấy được
- Cô ngây thơ lắm. Người ta có thể đặt một ổ bánh mì “đặc biệt” cho những vật muốn gởi vào rồi mới lên khuôn nướng thì sao? Cô không biết chứ, chuyện gì người ta còn dám làm nữa là.
An thôi không hỏi. Nàng chợt nhớ đến những câu chuyện vượt ngục ly kỳ dưới nhiều hình thức táo bạo đăng trên báo hay trong những tiểu thuyết gián điệp, chiến tranh… Nhưng đó chỉ là những thí dụ quá xa vời đối với nàng… bây giờ mới là thực tế. Thực tế cũng có khám lạnh, có những người tù và… có lẽ họ cũng rất muốn vượt ngục.
- Cô Nguyễn thị Duy An.
Tiếng kêu của người đàn ông làm An giật mình. Nàng chưa biết nói sao anh ta đã hỏi:
- Phải cô là Nguyễn thị Duy An?
- Dạ vâng.
- Cô đi thăm phạm nhân Nguyễn Duy Chính?
- Anh Chính là gì của cô?
An hơi bực mình. Sao anh ta kém thông minh thế nhỉ? Trong đơn thăm nuôi nàng đã ghi rõ là em gái, và chỉ cần đọc họ và chữ lót trong hai cái tên cũng thừa biết, thế mà anh ta lại hỏi… nhưng ở đây không phải là nơi cho nàng cãi lý. An đành trả lời:
- Tôi là em.
- Em ruột?
- Vâng.
- Cô cho thẻ căn cước.
An mở ví lấy căn cước, dằn hơi mạnh vào tay anh ta. Anh ta không để ý đến cử chỉ bực bội của cô gái, thản nhiên cầm lấy, ghi vào cuốn sổ. Tờ đơn được chuyển cho người khác cầm vô trong.
- Thưa ông má tôi cùng vào được không ạ?
- Ai đứng tên trong đơn mới được vô. Bà cụ cảm phiền ở đây chờ chứ không vô được.
Nhìn sự thất vọng trên mặt mẹ, An năn nỉ:
- Ông làm ơn giúp cách nào cho má tôi vô được không ông? Bà cụ nóng lòng thăm anh tôi quá… hay là má tôi vô thay tôi hở ông?
- Tôi rất tiếc là không được.
An nhìn mẹ:
- Làm sao bây giờ má?
Bà Thục mếu máo:
- Con nói với người ta thử lần nữa coi. Má đi đến đây mà không thăm nó được làm sao mà yên tâm đi về.
An ngước nhìn lên người đàn ông, khẩn khoản:
- Ông cố gắng giúp dùm má tôi lần này… cho bà cụ yên trí chút đi ông. Tôi xin lỗi là không rõ thể thức làm đơn thăm nuôi nên ghi tên tôi vào… thật ra sự có mặt của má tôi cần hơn.
Dường như cảm động vì những lời chí tình của cô gái, người đàn ông ra chiều suy nghĩ rồi gật gù:
- Thôi được, tôi thông cảm để cho bà cụ vô lần nầy.
Bà Thục rối rít:
- Cám ơn chú. Có chú giúp mẹ con tôi đỡ quá.
An không nói gì, nắm tay mẹ theo người hướng dẫn qua cánh cửa sắt nặng nề. Những tù nhân mang bảng tên và số đính bài trên ngực áo lăng xăng khiêng những giỏ càng xế đựng quà cáp của thân nhân phạm nhân vào tận nơi thăm nuôi. An và bà Thục được chỉ ngồi trên một chiếc băng dài cạnh cái bàn đá. Lại gọi tên thân nhân để kiểm soát đơn. An nhăn mặt vì những thủ tục lỉnh kỉnh đó nhưng không làm sao hơn.
An nhìn thấy sự nóng nảy trên ánh mắt bà Thục. Nàng nói nhỏ với mẹ:
-Anh Hai sắp ra rồi đó. Má liệu mà an ủi ảnh nhen.
Bà Thục khẽ gật đầu. Người đàn bà ngồi cạnh An hỏi:
- Cháu thăm ai trong này?
- Dạ, anh cháu.
Bà ta nhìn sang bà Thục:
- Bà đây là mẹ?
- Vâng, mẹ cháu.
Người đàn bà thở dài:
- Cơ khổ. Con cái có nước hành cha hành mẹ không ai bằng. Thằng con bác cũng thế. Khổ với nó cả mấy tháng nay.
An tò mò:
- Anh ấy… sao mà bị tù hả bác?
- Nó mua xe, mua trúng xe gian của người ta sao đó, rồi tụi kia bị bắt, khai luôn nó.
- Xui quá, đã mất tiền lại còn bị tù bác nhỉ.
Người đàn bà phân trần:
- Nó đã bị giam gần hai tháng rồi đó cô. Tôi cứ phải tuần hai lần đi nuôi… nghĩ thương con, dù gì cũng không nỡ la rầy nó. Mà đâu chỉ có thăm nuôi không, còn cả trăm thứ, luật sư luật siếc nữa chứ.
- Dạ. Bác nghĩ cũng phải. Có ai muốn bị tù tội đâu.
Bà ta nhìn An, hỏi lại:
- Còn anh cô bị tội gì vậy?
Tự dưng An nói dối:
- Anh cháu bị nghi ngờ về… chính trị sao đó.
Nàng thấy nói tội “chính trị” có vẻ... tư cách hơn là tội du đãng. Người đàn bà ra vẻ hiểu biết:
- Ờ, mấy cậu học sinh, sinh viên bây giờ toàn vậy không. Học hành không lo cứ lo biểu tình, xuống đường… mà coi chừng, mấy cái tội đó nặng chớ không phải chơi đâu.
Trót phóng lao phải theo lao, An nói cho qua chuyện:
- Gia đình cháu cũng đang cố lo cho ảnh.
- Gần xử chưa?
- Dạ chưa. Anh cháu mới bị giam mấy ngày.
- Chà, còn lâu lắm.
Hai người ngừng câu chuyện vì phạm nhân đã bắt đầu ra. Người đàn bà ngóng cổ chờ con. Bà Thục và An cũng mở lớn mắt để mong thấy Chính.
Người con trai mặc áo chemise xanh, quần jean đi gần sau chót tốp người, tiến ra đảo mắt nhìn quanh rồi kêu lên:
- Má.
Bà Thục nghẹn ngào:
- Chính. Lại đây con.
Chính sà ngồi bên băng ghế đối diện, lặng yên.
- Anh hai.
- Cả An nữa. Sao có đơn sớm vậy em?
Lâu rồi, An mới nghe ở anh một câu nói êm dịu. Nàng rưng rưng nước mắt:
- Ở nhà lo quá, làm đơn xin đi thăm anh sớm, má cứ khóc đòi đi thăm ngay hôm đầu mà người ta không cho.
- Vậy là mau lắm đó. Anh tưởng cũng tuần sau má và em mới vô.
Bà Thục nhìn con:
- Con… có sao không Chính? Nói má nghe. Má lo cho mày mất ăn mất ngủ con ơi. Ham bạn ham bè chi cho tù tội khổ thân…
An bóp khẽ tay mẹ ra hiệu cho bà đừng kể lể khóc lóc. Nàng hiểu bà lại sắp sửa giảng “moral” cho anh, bài moral tình thương dài dằng dặc và không phải lúc. Chính nói:
- Thôi má, coi như sự xui xẻo của mình. Vô đây là con yên thân rồi, hôm ở Tổng Nha mới lo bị người ta “dợt” chớ về đến đây là chỉ chờ ra tòa thôi.
- Họ tra khảo con nhiều không?
- Dạ không. Mình khai hết, đừng cứng đầu thôi chớ má.
- Khổ không anh Hai?
Chính nhún vai:
- Dân bụi đời mà thấm gì em. Đâm thuê, chém mướn còn chưa ngán.
- Nữa. Cũng cái giọng đó. Mầy làm khổ mẹ chưa vừa sao Chính. Kỳ này về bỏ chưa con?
- Về con đăng lính má à. Vô lính lỡ có nổi máu “anh hùng” người ta kêu là ba gai chứ không phải du đãng. Con đi lính tác chiến, khỏi thèm đi lính kiểng ở thành phố.
An nói nhỏ:
- Anh nói chi cho má buồn. Để cho bà già yên chớ, má mà đau ốm nữa là mệt.
Chính gật gù:
- Em ở nhà ráng lo cho má, an ủi má, anh lỡ kẹt rồi không biết ra sao.
- Nhắm có... lâu lắm không anh?
Chính lắc đầu:
- Anh cũng không rõ. Phải ra dự thẩm đối chất mấy lần, rồi kết thúc hồ sơ mới đến lúc xử… chắc cũng vài ba tháng.
- Lâu dữ vậy hả anh?
- Ăn nhằm gì. Đó là anh nói trường hợp nhanh nhất. Có khi nằm cả năm mới đi xử thì sao.
- Trời đất, anh nói nghe sợ quá. Anh mà tù cả năm chắc má chết luôn.
Chính thở ra:
- Đành chịu, mình có tội phải chịu hình phạt. Anh giờ này như cá nằm trên thớt, dao chặt xuống hồi nào không hay.
Chính quay lại nói với bà Thục:
- Con xin lỗi đã làm má buồn. Vào đây rồi con mới thấy tự do là quí, tình gia đình là cần. Dù sao, hy vọng tội trạng con không nặng lắm đâu.
- Tội con không nặng sao không được tại ngoại?
- Luật bây giờ dự thẩm không có quyền cho tại ngoại má à. Phải đợi kết thúc hồ sơ xong lên phòng luận tội mới xin Chánh Án tại ngoại được.
An bật cười:
- Anh hai dạo này rành luật dữ.
Nàng nhìn Chính kỹ hơn: Chính có gầy đi nhưng không đến nỗi hốc hác. Mắt có quầng chứng tỏ anh mất ngủ và điều quan trọng là Chính mặc một bộ đồ… rất lạ.
- Anh hai mặc quần áo ai vậy?
- Của thằng bạn chung phòng anh đó.
- Bộ đồ hôm trước anh hai mặc đâu?
- Tụi nó lấy rồi.
- Sao vậy anh hai?
Thấy em gái có vẻ ngạc nhiên, Chính giải thích:
- Hôm mới vào anh ở khu AB, bị tụi nó đánh hội đồng và lột hết áo quần, cả cái đồng hồ và giây nịt hít cốc nữa, chả còn gì, phải mượn đồ tụi nó mặc. Giờ thì anh qua khu AH, đỡ nhiều rồi.
- Cùng là tù với nhau, sao người ta lại đánh anh?
- Đó là luật thứ hai sau luật tòa án. Đứa nào mạnh đánh lại được thì làm sếp. Trong tù cũng có vua như ai, vua tù còn ngon à em, được cung phụng đầy đủ.
- Em tưởng vào đây ai cũng như nhau.
- Đồng ý. Nhưng đó là trên lý thuyết. Thực tế lại khác.
Chính chỉ tay sang bên cạnh:
- Em thấy mấy người đứng trong lưới đó không?
An nhìn, gật đầu:
- Nãy giờ em không để ý. Sao mấy người đó lại đứng cách màng lưới, không được ngồi như mình hả anh?
- Họ ở khu AB, tức là mới vô hay là những trại không có công tác, phải đứng lưới và thời hạn cũng ít hơn tụi anh.
- Anh có công tác? Còn những người kia ở không?
- Ừ. Họ cũng làm nhưng làm trực sinh trong trại, khu AH của anh là trại Công Vụ, lên văn phòng làm việc hay giữ an ninh trật tự trại vậy đó.
- Hèn gì bảng tên anh có chữ Trật Tự.
Chính cười:
- Ở ngoài mình phá rối trật tự, vô đây lại… giữ trật tự người ta, tréo cẳng ngỗng.
Hai anh em noi chuyện quên sự có mặt của mẹ. Bà Thục chợt hỏi con:
- Họ mua đèn cầy chi nhiều vậy Chính?
- Để nấu ăn đó má.
- Nấu bằng đèn cầy?
- Dạ. Đèn cầy hay dầu lửa. Để hâm đồ ăn, nấu nước uống má à.
- Con cần không?
- Thôi má, con không biết nấu nướng. Tụi nó nấu dùm cho tiền tụi nó được rồi. Má cứ bới đồ ăn nấu sẵn hay đồ hộp cho con là đủ. Nhớ gởi chuối thường xuyên cho con, trong này thiếu chất tươi.
Bà Thục nhìn con, ánh mắt người mẹ bao la niềm thương mến. Chính quay đi không dám nhìn mẹ lâu. Tâm hồn thằng con trai phóng đãng chợt mềm trước tình mẫu tử thiêng liêng. An nhìn mẹ, nhìn anh, nàng không để ý đến đôi mắt chăm chú của một phạm nhân đứng bên góc lưới.
______________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG II