CHƯƠNG
II
“Hú
u u u u u u u…”
Lại
có tiếng ma hú. Nhưng lần này nó chẳng làm cho ai hoảng sợ, vì nó từ trong máy
ghi âm của Cảnh phát ra.
Ba
cậu thám tử đang hội họp tại bản doanh bí mật để nghe cuốn băng đã ghi được hôm
trước.
-
Xếp Linh ạ, không còn tiếng hú nào khác nữa – Cảnh nói – Chỉ còn cuộc đối thoại
giữa những người hiện diện. Mình đã tắt máy khi mọi người đã vào hết trong biệt
thự.
Tuy
nhiên, Linh vẫn chú ý nghe cuốn băng cho đến hết. Rồi cậu tắt máy đi, tay bóp
môi ra vẻ suy nghĩ lung lắm.
-
Tiếng hú này – cậu nói – minh cho là tiếng một người. Một người đang chạy xuống
cầu thang và ngưng lại khi hết hơi.
-
Đúng vậy! – Cảnh nói – Cậu nên nhớ rằng sự thực đã xảy ra đúng như thế. Ông
Trịnh Thường đã té từ trên đầu cầu thang xuống và bị gãy cổ. Trong khi ngã, có
thể ông đã hú lên.
-
Tốp – Phúc vội nói xen vào – Sự việc đó đã xảy ra từ sáu chục năm nay thì bây
giờ ông lão còn hú thế nào được nữa!
-
Ấy, tiếng hú mà các cậu đã nghe thấy có thể là tiếng dội xa xưa của một tiếng
hú đã vang lên từ trên nửa thế kỷ nay – Linh nói với một giọng đầy chữ nghĩa.
-
Ôi! Thôi đi xếp! Những tiếng hú đã già sáu chục tuổi mà nay còn nghe thấy. Xin
thú thật là mình không thích chuyện đó đâu nhé.
-
Cảnh! Cậu là quản thủ thư viện kiêm thông tín viên. Vậy yêu cầu cậu lập cho một
phúc trình đầy đủ về vụ này – Linh nói.
-
Tuân lệnh! – Cảnh đáp – Vì có tin là ngôi biệt thự đó sắp bị phá hủy, mình thấy
có thể viết một thiên phóng sự cho tờ báo của trường, nên mình đã quyết định đi
thăm nó cùng với Phúc. Tụi này có mang theo máy ghi âm để đọc cảm tưởng vào đó
thay vì ghi chép.
Tụi
này tới đó chừng năm phút thì trăng lên. Bầu không khí có vẻ ghê rợn mà hai đứa lại nghe thấy tiếng hú tới hai lần
rồi, nên trong lòng cũng thấy hoang mang. Mặc dầu vậy, tụi này cũng vẫn bấm cho
máy chạy, hy vọng là con ma sẽ hú lên lần thứ ba. Thì quả nhiên đúng như thế,
tiếng hú ghi vào cuốn băng là tiếng hú thứ ba vậy.
-
Tốt lắm – Linh nói – Cậu đã phản ứng như một thám tử chính cống vậy. Rồi sao
nữa?
Cảnh
bèn thuật lại việc gặp bọn người đi tới và tất cả các biến chuyển đã xảy ra
trong biệt thự.
-
Cậu nên để ý : không thấy có một vết chân nào cả – Phúc xác định.
-
Thế có bao nhiêu người đã mục kích bóng ma cùng với hai cậu? – Linh hỏi.
-
Sáu người – Phúc đáp.
-
Bảy người – Cảnh đính chính.
-
Không, sáu người, mình nhớ chắc chắn, vì mình đã đếm cẩn thận. Này nhé : ông
cao lớn, ông nói giọng trầm trầm, ông bế cho chó xinh xinh, ông đeo mục kỉnh và
hai ông nữa.
-
Ừ, có lẽ cậu nói đúng – Cảnh nhìn nhận – Mình đã đếm tới ba lần, nhưng đếm
trong khi mọi người đang đi quan sát trong nhà. Mình thấy một lần sáu người và
hai lần bảy người.
-
Điều này có lẽ ít quan hệ – Linh nhận xét, và cậu quên mất cái thước ngọc của
nhà trinh thám : “Trong một vụ án ly kỳ, chính những chi tiết nhỏ nhặt lại là
quan hệ”. – Bây giờ xin cậu Cảnh cho mình biết tiếp lịch sử ngôi biệt thự đi.
-
Thực ra thì mình không biết gì nhiều đâu. Sau khi bóng ma biến mất, số người đã
chia làm hai bọn : Một bọn đi khỏi và một bọn đi báo nhà chức trách. Cảnh sát
đã tới ngay sau đó để điều tra, vì sáng nay các báo chí toàn đăng chuyện bóng
ma vùng Phú Lâm. May quá, họ cũng có đăng cả lịch sử của ngôi nhà, vì mình đã
lục lọi trong thư viện mà chẳng kiếm ra tài liệu chi cả.
Theo
báo chí, ngôi biệt thự đã được xây cất từ 70 hay 80 năm nay. Chủ nhân là ông
Trịnh Thường, hồi đó là chủ một chiếc tàu chạy đường Hồng Kông, Thượng Hải để
buôn bán với Trung Quốc. Ông là một nhân vật ghê gớm, hay là kỳ bí thì đúng
hơn. Ông đã gặp sự gì rắc rối trên đất Tầu và đã hấp tấp trở về Việt Nam,
mang theo một cô vợ trẻ người Trung Hoa, con nhà quý tộc và có sắc đẹp diễm lệ.
Người thì nói ông sợ sự trả thù của một gia đình quý tộc Trung Hoa, có lẽ là
gia đình nhà vợ, người lại nói ông có sự bất hòa với người em dâu ở Chợ Lớn. Dầu
sao ông cũng đã tới ẩn dật ở vùng Phú Lâm này, hồi đó còn hoang vu.
Ông
đã sống ở đây một đời sống vương giả với một bọn gia nhân người Hoa kiều.
Thường ông hay bận một chiếc áo gấm xanh dài rộng, như những nhà quí phái Mãn
Châu. Một hôm, có người mang lương thực từ Chợ Lớn đến giao tại biệt thự, thấy
nhà bỏ trống mà xác ông Trịnh Thường thì nằm sóng sượt chết ở chân cầu thang,
cổ bị gẫy.
Cảnh
sát đã tới điều tra và kết luận rằng chủ nhân đã uống rượu say, bị ngã từ trên
lầu xuống và các gia nhân đã bỏ trốn hết vì sợ liên lụy, còn bà vợ ông cũng mất
tích luôn.
Hình
như tất cả bọn người này đã ra ẩn náu trong khu Hoa kiều ở Chợ Lớn.
Người
em dâu đã được thừa hưởng cái gia tài của ông Trịnh Thường để lại. Với số tiền
mặt, bà đã tậu một đồn điền trà ở Bảo Lộc. Nhưng bà không chịu bán hoặc về ở
tại ngôi biệt thự Phú Lâm bao giờ cả. Sau đó bà qua đời và người con là bà Ngọc
Sương bây giờ đã bán ngôi biệt thự cho một hãng thầu. Họ bắt đầu cho thợ đập
phá để xây cất những nhà cửa tối tân.
-
Bản phúc trình của cậu đầy đủ lắm – Linh khen ngợi – Bây giờ thì chúng ta điểm
báo.
Linh
giở ba tờ báo ra bàn, họ đã in những tít lớn như sau:
MỘT
BÓNG MA KHỦNG BỐ VÙNG PHÚ LÂM.
MỘT
BÓNG MA TẨU THOÁT KHỎI NGÔI BIỆT THỰ ĐANG BỊ PHÁ HỦY.
NẠN
THIẾU NHÀ ĐANG ĐE DỌA CÁC HỒN MA.
Ba
cậu đang thảo luận sôi nổi thì có tiếng của bà cô từ dưới nhà gọi lên:
-
Cảnh ơi! Ba cháu kêu, cả Phúc nữa. Xuống đây mau, việc thượng khẩn.
__________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG III