3
Mỵ ngừng xe trước cổng nhà. Như chạy ra mở cổng. Mỵ hỏi:
- Mẹ có nhà không Như ?
Như gật đầu:
- Dạ có.
Và nàng đứng tránh sang bên nhường lối cho Mỵ lái xe vào. Mỵ bước xuống xe. Trông Mỵ lúc nào cũng xinh đẹp. Mỵ quàng vai Như đi vào nhà. Bà Phục chạy ra đón con gái. Bà nói:
- Con về thăm nhà.
Mỵ mở xắc tay:
- Con có mang về cho mẹ xem chuỗi ngọc này, của người quen mang từ Hồng Kông về đấy mẹ. Nếu như mẹ chịu, vừa ý, con sẽ lấy lại cho mẹ.
Bà Phục đón chiếc hộp từ tay con, càu nhàu:
- Con thiệt, bày đặt làm chi cho tốn tiền. Chuỗi ngọc thì mẹ đã có rồi.
Mỵ cãi:
- Nhưng loại này mẹ chưa có đâu.
Ba mẹ con đi vào nhà. Bà Phục mở hộp ra. Vòng ngọc xanh biếc, nước ngọc nõn nà. Đẹp thực, Như reo:
- Đẹp quá mẹ.
Mỵ thêm:
- Mẹ mà đeo vào thì thấy nổi nữa.
Như nhảy qua ghế bên bà Phục, cầm chuỗi ngọc mang vào cho mẹ. Mỵ nói:
- Như thấy không, mẹ mang chuỗi này vừa đẹp vừa sang. Mẹ ngắm thử trong kính là biết liền.
Bà Phục cười, hai cô con gái lúc nào cũng xoắn xít. Như chạy vào nhà cầm tấm kiếng nhỏ ra:
- Nè, mẹ coi đẹp không ?
Bà Phục nhìn trong gương. Quả thật nước ngọc đẹp quá. Bà hỏi Mỵ:
- Bao nhiêu vậy con ?
- Rẻ mẹ ạ. Con dứt giá rồi. Mẹ cứ giữ luôn.
Bà Phục lắc đầu:
- Mẹ muốn cái gì mua cho mẹ thì mẹ trả tiền. Con biết đó, con ở nhà chồng, phải làm sao tránh tiếng dị nghị.
Mỵ chắc lưỡi:
- Mẹ khỏi lo dùm con điều đó. Chả có gì đâu mẹ.
Rồi Mỵ nhìn Như:
- Như vào cho chị xin ly nước.
Như đứng lên. Mỵ nói nhỏ:
- Mẹ, con có thai.
Bà Phục mừng rỡ:
- Thật không đấy, con đã đi bác sĩ chưa ?
Mỵ gật đầu:
- Rồi mẹ ạ.
Hai mẹ con chụm đầu bàn tán một lúc. Như bưng nước ra. Thấy mẹ và chị có vẻ bí mật, Như kêu:
- Mẹ và chị Mỵ giấu con gì đấy ?
Mỵ cười:
- Ai mà thèm giấu cô.
Bà Phục hắng giọng:
- Con sắp có cháu rồi đấy Như ạ.
Như nghi ngờ nhìn mẹ:
- Nghĩa là... chị Mỵ… thật hả mẹ ?
Bà Phục gật đầu:
- Thật chớ.
Như chạy đến ôm chị:
- Thích quá chị Mỵ. Em đỡ đầu bé nhe.
Bà Phục nhìn con:
- Phải là con gái, Như mới đỡ đầu được chứ ? Con trai làm sao mà đỡ đầu.
Không khí căn phòng tự nhiên vui hẳn lên. Câu chuyện về một đứa bé chưa tượng hình được ba người đàn bà mang ra bàn cãi xôn xao.
- Mẹ có nhà không Như ?
Như gật đầu:
- Dạ có.
Và nàng đứng tránh sang bên nhường lối cho Mỵ lái xe vào. Mỵ bước xuống xe. Trông Mỵ lúc nào cũng xinh đẹp. Mỵ quàng vai Như đi vào nhà. Bà Phục chạy ra đón con gái. Bà nói:
- Con về thăm nhà.
Mỵ mở xắc tay:
- Con có mang về cho mẹ xem chuỗi ngọc này, của người quen mang từ Hồng Kông về đấy mẹ. Nếu như mẹ chịu, vừa ý, con sẽ lấy lại cho mẹ.
Bà Phục đón chiếc hộp từ tay con, càu nhàu:
- Con thiệt, bày đặt làm chi cho tốn tiền. Chuỗi ngọc thì mẹ đã có rồi.
Mỵ cãi:
- Nhưng loại này mẹ chưa có đâu.
Ba mẹ con đi vào nhà. Bà Phục mở hộp ra. Vòng ngọc xanh biếc, nước ngọc nõn nà. Đẹp thực, Như reo:
- Đẹp quá mẹ.
Mỵ thêm:
- Mẹ mà đeo vào thì thấy nổi nữa.
Như nhảy qua ghế bên bà Phục, cầm chuỗi ngọc mang vào cho mẹ. Mỵ nói:
- Như thấy không, mẹ mang chuỗi này vừa đẹp vừa sang. Mẹ ngắm thử trong kính là biết liền.
Bà Phục cười, hai cô con gái lúc nào cũng xoắn xít. Như chạy vào nhà cầm tấm kiếng nhỏ ra:
- Nè, mẹ coi đẹp không ?
Bà Phục nhìn trong gương. Quả thật nước ngọc đẹp quá. Bà hỏi Mỵ:
- Bao nhiêu vậy con ?
- Rẻ mẹ ạ. Con dứt giá rồi. Mẹ cứ giữ luôn.
Bà Phục lắc đầu:
- Mẹ muốn cái gì mua cho mẹ thì mẹ trả tiền. Con biết đó, con ở nhà chồng, phải làm sao tránh tiếng dị nghị.
Mỵ chắc lưỡi:
- Mẹ khỏi lo dùm con điều đó. Chả có gì đâu mẹ.
Rồi Mỵ nhìn Như:
- Như vào cho chị xin ly nước.
Như đứng lên. Mỵ nói nhỏ:
- Mẹ, con có thai.
Bà Phục mừng rỡ:
- Thật không đấy, con đã đi bác sĩ chưa ?
Mỵ gật đầu:
- Rồi mẹ ạ.
Hai mẹ con chụm đầu bàn tán một lúc. Như bưng nước ra. Thấy mẹ và chị có vẻ bí mật, Như kêu:
- Mẹ và chị Mỵ giấu con gì đấy ?
Mỵ cười:
- Ai mà thèm giấu cô.
Bà Phục hắng giọng:
- Con sắp có cháu rồi đấy Như ạ.
Như nghi ngờ nhìn mẹ:
- Nghĩa là... chị Mỵ… thật hả mẹ ?
Bà Phục gật đầu:
- Thật chớ.
Như chạy đến ôm chị:
- Thích quá chị Mỵ. Em đỡ đầu bé nhe.
Bà Phục nhìn con:
- Phải là con gái, Như mới đỡ đầu được chứ ? Con trai làm sao mà đỡ đầu.
Không khí căn phòng tự nhiên vui hẳn lên. Câu chuyện về một đứa bé chưa tượng hình được ba người đàn bà mang ra bàn cãi xôn xao.
*
Dũng leo từng bực thang lên đến phòng Thụ. Chàng do dự một thoáng rồi đưa tay gõ cửa.
Tiếng Thụ:
- Cứ vào.
- Mưa gió thế này mà đi đâu vậy ?
Dũng buông mình cạnh bạn:
- Nằm xích vô tao nằm.
Thụ nhích người. Hơi ẩm của mưa theo Dũng đi vào phòng làm Thụ cũng nghe gây gây lạnh. Dũng hỏi:
- Còn thuốc không ?
Thụ với tay lên túi áo che mưa, treo trên móc bên cạnh.
- Có chuyện gì vậy Dũng ?
Dũng buông thõng:
- Tao đi lính.
Thụ vùng dậy:
- Mày nói gì ?
Dũng lập lại, âm thanh khô và sắc, không một chút thay đổi:
- Tao đi lính.
Thụ từ từ thả mình xuống ghế bố bên cạnh bạn. Trời mưa từng hạt nhỏ bên ngoài. Tiếng mưa rơi trên mái tôn nghe lộp bộp vui tai. Âm thanh đều đặn ru ngủ. Đầu óc Thụ tự dưng trống rỗng, không một ý tưởng nào ăn nhập với ý tưởng nào. Chỉ còn là sự khô cằn, sự sắc nhọn của câu nói Dũng vừa lập lại xoáy lốc trong tâm tư. Thật lâu, Thụ lên tiếng:
- Tại sao ?
- Tao hỏng rồi, không được hoãn dịch.
- Nhưng mà...
Dũng rướn người lên, cho tay vào túi quần lôi ra tờ giấy.
- Nha động viên thân ái mời đấy.
Thụ đọc tờ giấy gọi nhập ngũ của bạn. Cơn buồn xâm nhập quá bất ngờ làm Thụ chới với. Bạn bè cứ mỗi đứa đi một nẻo, mỗi năm mất thêm một ít bạn. Và chàng cuối năm ra trường cũng sẽ ra đi về một miền đèo heo xa xôi nào đó, vắng bóng người thành phố. Với gió và núi. Với cây rừng và sương khuya. Quả thật, đời con trai bây giờ, tất cả đã được ấn định đóng khung chung trong một khuôn khổ. Ra trường đi lính.
Dũng nói:
- Mày buồn hả Thụ ?
Thụ không đáp. Dũng cười nhẹ:
- Làm quái gì mày, ai cũng vậy.
- Dĩ nhiên, nhưng mày đi tao thấy mất mát.
Dũng cười lớn hơn:
- Mày mà cũng yếu vậy sao ? Câu nói đó nên dành cho con gái.
Thụ lắc đầu:
- Mày lầm. Có những khoảnh khắc người ta phải sống bằng cả sự ủy mị của tâm hồn. Tao biết là không thay đổi được gì, nhưng tao vẫn...
Dũng đập tay lên vai bạn:
- Chả có gì.
Gió mạnh đẩy bật tung cánh cửa sổ. Dũng nhỏm dậy:
- Cửa ngõ gì mà kỳ vậy?
Thụ nói:
- Đóng dùm đi.
- Tao đi nhớ Sàigòn thì ít, nhớ bạn bè thì nhiều.
Thụ muốn hỏi "và Như thì bao nhiêu?" nhưng chàng không dám hỏi, chàng sợ có lẽ. Dũng mơ màng:
- Như bây giờ đang làm gì nhỉ ?
Thụ hỏi:
- Lâu nay mày có gặp nàng thường ?
Dũng lắc đầu:
- Kể từ lúc nàng chính thức không muốn gặp tao nữa. Tụi tao chưa trông thấy nhau lại. Nhưng ai làm tao nhớ.
Thụ nhìn bạn:
- Tuyệt vọng hoàn toàn ?
Dũng lắc đầu:
- Kể ra tao cũng đã hiểu là Như không yêu tao ngay từ phút đầu. Nhưng mà chinh phục là bản tính chung của con trai. Tao thích chinh phục Như, như người ta thích hái cho kỳ được một cái hoa đẹp trên cao, thế thôi.
- Mày không yêu nàng ?
Dũng thở khói:
- Có thể. Nhiều khi vì tự ái. Dù sao cũng phải bảo là tao rất quý nàng.
Ngừng một lát, Dũng tiếp:
- Mà có lẽ tao yêu nàng thật Thụ ạ. Không ai có thể ghét Như. Nàng chả khác một thiên thần. Nàng dễ thương. Xa Sàigòn chắc tao nhớ nàng.
Hơi thuốc quyện trong không gian, hơi thuốc đọng trong câu nói ngậm ngùi của Dũng. Thụ đốt thêm điếu thuốc:
- Bao giờ mày đi ?
- Ba ngày nữa.
- Sao mau vậy ?
- Giấy gọi lâu rồi, tao không cho tụi bây hay.
Thụ thở dài:
- Ba ngày, ít quá.
Dũng nhún vai:
- Ba ngày, quá nhiều. Mày nghĩ xem, tao cần gì ở lại thêm đây. Gia đình tao không có. Bạn bè thì lơ thơ mấy đứa. Nhận được giấy đến ngày thì lo đi cho rồi, ở càng lâu càng buồn.
Thụ nhớ đến Như. Lần gặp ở nhà Nghiệp. Chàng không dám hỏi nàng, còn gặp được nữa hay không. Thụ sợ mình sẽ đánh mất tình bạn đẹp, vì một người con gái. Như dễ thương như một cánh hoa hồng, dịu dàng như một áng mây.
Chàng sẽ bị lôi cuốn nếu cứ tiếp tục gặp nàng. Sự tình cờ thường dẫn đưa đến những điều không làm mình toại ý.
Dũng trở mình:
- Tao thích hát bài "Kỷ vật cho em" của Phạm Duy từ bây giờ Thụ ạ.
- Mày chỉ nói bậy. Mày hay có ý tưởng bậy.
Dũng nhún vai:
- Ừ, anh trở về hàng cây nghiêng ngả. Anh trở về, có khi là dang dở đời em.
Thụ buồn giọng:
- Có người con gái nào chờ đợi sự trở về mà không mong một bình yên tối thiểu cho người yêu hở mày.
Đột nhiên Dũng bật cười thật lớn. Thụ không nhìn bạn. Chàng nghe trong âm thanh đó một cái gì vụn vỡ...
Tiếng Thụ:
- Cứ vào.
- Mưa gió thế này mà đi đâu vậy ?
Dũng buông mình cạnh bạn:
- Nằm xích vô tao nằm.
Thụ nhích người. Hơi ẩm của mưa theo Dũng đi vào phòng làm Thụ cũng nghe gây gây lạnh. Dũng hỏi:
- Còn thuốc không ?
Thụ với tay lên túi áo che mưa, treo trên móc bên cạnh.
- Có chuyện gì vậy Dũng ?
Dũng buông thõng:
- Tao đi lính.
Thụ vùng dậy:
- Mày nói gì ?
Dũng lập lại, âm thanh khô và sắc, không một chút thay đổi:
- Tao đi lính.
Thụ từ từ thả mình xuống ghế bố bên cạnh bạn. Trời mưa từng hạt nhỏ bên ngoài. Tiếng mưa rơi trên mái tôn nghe lộp bộp vui tai. Âm thanh đều đặn ru ngủ. Đầu óc Thụ tự dưng trống rỗng, không một ý tưởng nào ăn nhập với ý tưởng nào. Chỉ còn là sự khô cằn, sự sắc nhọn của câu nói Dũng vừa lập lại xoáy lốc trong tâm tư. Thật lâu, Thụ lên tiếng:
- Tại sao ?
- Tao hỏng rồi, không được hoãn dịch.
- Nhưng mà...
Dũng rướn người lên, cho tay vào túi quần lôi ra tờ giấy.
- Nha động viên thân ái mời đấy.
Thụ đọc tờ giấy gọi nhập ngũ của bạn. Cơn buồn xâm nhập quá bất ngờ làm Thụ chới với. Bạn bè cứ mỗi đứa đi một nẻo, mỗi năm mất thêm một ít bạn. Và chàng cuối năm ra trường cũng sẽ ra đi về một miền đèo heo xa xôi nào đó, vắng bóng người thành phố. Với gió và núi. Với cây rừng và sương khuya. Quả thật, đời con trai bây giờ, tất cả đã được ấn định đóng khung chung trong một khuôn khổ. Ra trường đi lính.
Dũng nói:
- Mày buồn hả Thụ ?
Thụ không đáp. Dũng cười nhẹ:
- Làm quái gì mày, ai cũng vậy.
- Dĩ nhiên, nhưng mày đi tao thấy mất mát.
Dũng cười lớn hơn:
- Mày mà cũng yếu vậy sao ? Câu nói đó nên dành cho con gái.
Thụ lắc đầu:
- Mày lầm. Có những khoảnh khắc người ta phải sống bằng cả sự ủy mị của tâm hồn. Tao biết là không thay đổi được gì, nhưng tao vẫn...
Dũng đập tay lên vai bạn:
- Chả có gì.
Gió mạnh đẩy bật tung cánh cửa sổ. Dũng nhỏm dậy:
- Cửa ngõ gì mà kỳ vậy?
Thụ nói:
- Đóng dùm đi.
- Tao đi nhớ Sàigòn thì ít, nhớ bạn bè thì nhiều.
Thụ muốn hỏi "và Như thì bao nhiêu?" nhưng chàng không dám hỏi, chàng sợ có lẽ. Dũng mơ màng:
- Như bây giờ đang làm gì nhỉ ?
Thụ hỏi:
- Lâu nay mày có gặp nàng thường ?
Dũng lắc đầu:
- Kể từ lúc nàng chính thức không muốn gặp tao nữa. Tụi tao chưa trông thấy nhau lại. Nhưng ai làm tao nhớ.
Thụ nhìn bạn:
- Tuyệt vọng hoàn toàn ?
Dũng lắc đầu:
- Kể ra tao cũng đã hiểu là Như không yêu tao ngay từ phút đầu. Nhưng mà chinh phục là bản tính chung của con trai. Tao thích chinh phục Như, như người ta thích hái cho kỳ được một cái hoa đẹp trên cao, thế thôi.
- Mày không yêu nàng ?
Dũng thở khói:
- Có thể. Nhiều khi vì tự ái. Dù sao cũng phải bảo là tao rất quý nàng.
Ngừng một lát, Dũng tiếp:
- Mà có lẽ tao yêu nàng thật Thụ ạ. Không ai có thể ghét Như. Nàng chả khác một thiên thần. Nàng dễ thương. Xa Sàigòn chắc tao nhớ nàng.
Hơi thuốc quyện trong không gian, hơi thuốc đọng trong câu nói ngậm ngùi của Dũng. Thụ đốt thêm điếu thuốc:
- Bao giờ mày đi ?
- Ba ngày nữa.
- Sao mau vậy ?
- Giấy gọi lâu rồi, tao không cho tụi bây hay.
Thụ thở dài:
- Ba ngày, ít quá.
Dũng nhún vai:
- Ba ngày, quá nhiều. Mày nghĩ xem, tao cần gì ở lại thêm đây. Gia đình tao không có. Bạn bè thì lơ thơ mấy đứa. Nhận được giấy đến ngày thì lo đi cho rồi, ở càng lâu càng buồn.
Thụ nhớ đến Như. Lần gặp ở nhà Nghiệp. Chàng không dám hỏi nàng, còn gặp được nữa hay không. Thụ sợ mình sẽ đánh mất tình bạn đẹp, vì một người con gái. Như dễ thương như một cánh hoa hồng, dịu dàng như một áng mây.
Chàng sẽ bị lôi cuốn nếu cứ tiếp tục gặp nàng. Sự tình cờ thường dẫn đưa đến những điều không làm mình toại ý.
Dũng trở mình:
- Tao thích hát bài "Kỷ vật cho em" của Phạm Duy từ bây giờ Thụ ạ.
- Mày chỉ nói bậy. Mày hay có ý tưởng bậy.
Dũng nhún vai:
- Ừ, anh trở về hàng cây nghiêng ngả. Anh trở về, có khi là dang dở đời em.
Thụ buồn giọng:
- Có người con gái nào chờ đợi sự trở về mà không mong một bình yên tối thiểu cho người yêu hở mày.
Đột nhiên Dũng bật cười thật lớn. Thụ không nhìn bạn. Chàng nghe trong âm thanh đó một cái gì vụn vỡ...
*
Thụ sắp lại mấy cuốn sách, tấm bảng đen sau lưng, học
trò trước mặt. Chỉ còn hơn tháng nữa thôi, mình từ giã tất cả. Bảng
đen và phấn trắng. Tình học trò và tình bạn bè. Mầu phượng đỏ và mầu
tóc xanh. Tất cả sẽ chìm đi, sẽ mất hút, xa mờ mờ. Thụ cầm viên phấn
đứng trước bảng. Tự dưng chàng vạch một đường thẳng rồi xóa đi. Thụ
không hiểu tại sao mình lại làm vậy nhưng chàng không tìm cách nào giải
thích với chính mình. Đám học trò lao xao dưới kia, gặp đời mình, rồi sẽ
chôn thân nơi đó hay gặp xó xỉnh nào. Rồi chắc mình sẽ xin đi tỉnh xa mà
sống, may ra có chút gì đầm ấm an lành. Thụ trở lại bàn mở cuốn sổ tên
gọi một dọc. Chàng nhìn vào. Lớp này là lớp cuối cùng cho cuộc đời thực
tập. Một tháng nữa ra trường. Một tháng nữa, tương lai trải dài... Thụ
nhìn thấy tên Như ở giữa. Chàng gọi:
- Trần Thị Quỳnh Như.
Một cô bé đứng lên, ra khỏi dãy bàn. Thụ tự hỏi tại sao chàng không gọi một tên nào khác mà lại tên Như ? Có phải một cách rất tình cờ, Như đi vào tâm hồn chàng mà chàng không hay ? Cô bé này đâu phải là Như, không ai là Như cả. Vậy mà chàng vẫn cứ gọi, vẫn muốn gọi, muốn nhiều lắm. Như !
Cô bé nhìn chàng chờ đợi. Thụ hỏi một câu Văn phạm . Ấp úng. Thụ cho về chỗ. Tự dưng chàng muốn bước đi.
Tan giờ dạy, Thụ đi nhanh ra cổng trường. Chàng không chối rằng mình sợ. Thụ không muốn đóng vai một kẻ phản bội. Phải, trong tình bạn dù Như không phải là người yêu của Dũng đi nữa và chính Dũng cũng thú nhận điều đó.
- Anh Thụ.
Thụ đứng sững một giây. Chàng đã biết ai gọi mình. Thụ quay lại. Ngọc Như nhìn chàng trách móc:
- Anh dạy ở đây mà không cho Như hay.
Thụ cười lịch sự:
- Không biết lớp Như học nằm đâu ?
Như chỉ tay cuối hành lang:
- Ở lầu này, anh.
Thụ ngần ngại nhìn Như, mấy cô học trò lớp đệ tam lúc nãy đi qua nhìn Thụ. Chàng nói:
- Như về bằng gì ?
- Như đi Honda. Còn anh ?
- Tôi được bạn chở.
Cả hai sánh bước bên nhau. Như ôm chiếc cặp ngang ngực, mái tóc đen chảy dài trên vai tròn lẳn. Như thật đẹp và dễ thương. Thụ mơ hồ nghe mình mong ước giá như mình được suốt đời đi bên cạnh nàng. Người con gái này hay bất cứ người con gái nào khác, rồi cũng như Mỵ thôi. Rồi cũng là của cao sang quyền quí. Mình chỉ là kẻ đứng bên ngoài lề tất cả cuộc tình đã đến và đi qua... Thụ tìm một đề tài nào cho liên tục câu chuyện:
- Như hay tin Dũng đi lính chưa ?
Như gật đầu:
- Có anh ạ. Anh Dũng có cho hay.
Thụ cúi đầu nhìn dấu giày:
- Như nghĩ sao ?
Như ôm chiếc cặp chặt hơn. Nghĩ sao ? Biết nghĩ sao bây giờ ? Nàng không là gì của Dũng cả. Tình yêu không thể bắt nó đi theo con đường này, hay lộ trình khác. Tình yêu là cái gì thật tự do. Như buồn buồn:
- Như cũng chả dám nghĩ gì. Anh Dũng rất tốt, anh ấy đi Như buồn.
Thụ nhìn nghiêng người con gái:
- Dũng mến Như nhiều.
Như đăm đăm:
- Như không dám tin vào điều đó. Nhưng nếu có xảy ra đi chăng nữa thì cũng là một việc ngoài khả năng Như.
- Như muốn nói ?
- Anh Dũng mến Như đó là quyền của anh ấy, phận Như ngay từ đầu Như đã nói với anh ấy Như chỉ có thể quý anh ấy như một người anh. Chắc anh hiểu, vấn đề tình cảm phức tạp vô song.
Thụ gật đầu, cả hai đã đến cổng. Thụ hỏi:
- Như để xe phía nào ?
- Dạ, bên kia. Anh còn dạy ở đây lâu không ?
- Tháng tới xong hết rồi.
Như mím môi:
- Lâu quá không dám lại đằng Nghiệp. Anh vẫn ở đó?
Thụ gật đầu:
- Tôi vẫn ở đó. Tại sao Như lại bảo "không dám lại đằng Nghiệp" ?
Như lắc đầu không nói. Cơn nắng trưa đốt cháy da thịt. Tự dưng Như muốn khóc. Thụ không thể nói với nàng điều gì khác ngoài những điều đó hay sao. Như muốn nói cùng với Thụ, em thương anh, thương vô cùng, thương từ buổi chiều em chờ đợi anh nơi cổng Sư Phạm, khép nép nhìn anh ra về. Tại sao anh không hiểu điều đó. Và chắc chắn là sẽ không bao giờ anh hiểu. Tự dưng Như thấy bực tức. Nàng đạp máy xe:
- Chào anh.
Thụ im lặng nhìn nàng đi xa. Con chim phượng hoàng suốt đời được nâng niu trong lồng son không bao giờ hiểu thế nào là một sự phấn đấu giữa cơn bão táp.Con chim phượng sẽ muôn đời được nâng niu, và chiếc lồng phải làm sao cho tương xứng với đời chim. Còn mình, mình chỉ là một gã phiêu du một đời lang bạt. Mình nên dừng lại trước khi tất cả đã muộn màng và mình không còn có thể dừng được nữa.
- Trần Thị Quỳnh Như.
Một cô bé đứng lên, ra khỏi dãy bàn. Thụ tự hỏi tại sao chàng không gọi một tên nào khác mà lại tên Như ? Có phải một cách rất tình cờ, Như đi vào tâm hồn chàng mà chàng không hay ? Cô bé này đâu phải là Như, không ai là Như cả. Vậy mà chàng vẫn cứ gọi, vẫn muốn gọi, muốn nhiều lắm. Như !
Cô bé nhìn chàng chờ đợi. Thụ hỏi một câu Văn phạm . Ấp úng. Thụ cho về chỗ. Tự dưng chàng muốn bước đi.
Tan giờ dạy, Thụ đi nhanh ra cổng trường. Chàng không chối rằng mình sợ. Thụ không muốn đóng vai một kẻ phản bội. Phải, trong tình bạn dù Như không phải là người yêu của Dũng đi nữa và chính Dũng cũng thú nhận điều đó.
- Anh Thụ.
Thụ đứng sững một giây. Chàng đã biết ai gọi mình. Thụ quay lại. Ngọc Như nhìn chàng trách móc:
- Anh dạy ở đây mà không cho Như hay.
Thụ cười lịch sự:
- Không biết lớp Như học nằm đâu ?
Như chỉ tay cuối hành lang:
- Ở lầu này, anh.
Thụ ngần ngại nhìn Như, mấy cô học trò lớp đệ tam lúc nãy đi qua nhìn Thụ. Chàng nói:
- Như về bằng gì ?
- Như đi Honda. Còn anh ?
- Tôi được bạn chở.
Cả hai sánh bước bên nhau. Như ôm chiếc cặp ngang ngực, mái tóc đen chảy dài trên vai tròn lẳn. Như thật đẹp và dễ thương. Thụ mơ hồ nghe mình mong ước giá như mình được suốt đời đi bên cạnh nàng. Người con gái này hay bất cứ người con gái nào khác, rồi cũng như Mỵ thôi. Rồi cũng là của cao sang quyền quí. Mình chỉ là kẻ đứng bên ngoài lề tất cả cuộc tình đã đến và đi qua... Thụ tìm một đề tài nào cho liên tục câu chuyện:
- Như hay tin Dũng đi lính chưa ?
Như gật đầu:
- Có anh ạ. Anh Dũng có cho hay.
Thụ cúi đầu nhìn dấu giày:
- Như nghĩ sao ?
Như ôm chiếc cặp chặt hơn. Nghĩ sao ? Biết nghĩ sao bây giờ ? Nàng không là gì của Dũng cả. Tình yêu không thể bắt nó đi theo con đường này, hay lộ trình khác. Tình yêu là cái gì thật tự do. Như buồn buồn:
- Như cũng chả dám nghĩ gì. Anh Dũng rất tốt, anh ấy đi Như buồn.
Thụ nhìn nghiêng người con gái:
- Dũng mến Như nhiều.
Như đăm đăm:
- Như không dám tin vào điều đó. Nhưng nếu có xảy ra đi chăng nữa thì cũng là một việc ngoài khả năng Như.
- Như muốn nói ?
- Anh Dũng mến Như đó là quyền của anh ấy, phận Như ngay từ đầu Như đã nói với anh ấy Như chỉ có thể quý anh ấy như một người anh. Chắc anh hiểu, vấn đề tình cảm phức tạp vô song.
Thụ gật đầu, cả hai đã đến cổng. Thụ hỏi:
- Như để xe phía nào ?
- Dạ, bên kia. Anh còn dạy ở đây lâu không ?
- Tháng tới xong hết rồi.
Như mím môi:
- Lâu quá không dám lại đằng Nghiệp. Anh vẫn ở đó?
Thụ gật đầu:
- Tôi vẫn ở đó. Tại sao Như lại bảo "không dám lại đằng Nghiệp" ?
Như lắc đầu không nói. Cơn nắng trưa đốt cháy da thịt. Tự dưng Như muốn khóc. Thụ không thể nói với nàng điều gì khác ngoài những điều đó hay sao. Như muốn nói cùng với Thụ, em thương anh, thương vô cùng, thương từ buổi chiều em chờ đợi anh nơi cổng Sư Phạm, khép nép nhìn anh ra về. Tại sao anh không hiểu điều đó. Và chắc chắn là sẽ không bao giờ anh hiểu. Tự dưng Như thấy bực tức. Nàng đạp máy xe:
- Chào anh.
Thụ im lặng nhìn nàng đi xa. Con chim phượng hoàng suốt đời được nâng niu trong lồng son không bao giờ hiểu thế nào là một sự phấn đấu giữa cơn bão táp.Con chim phượng sẽ muôn đời được nâng niu, và chiếc lồng phải làm sao cho tương xứng với đời chim. Còn mình, mình chỉ là một gã phiêu du một đời lang bạt. Mình nên dừng lại trước khi tất cả đã muộn màng và mình không còn có thể dừng được nữa.
*
Như phóng xe chạy như bay. Nỗi bực tức nhanh chóng
tràn vào đầu óc làm vỡ những tế bào đang bắt đầu cô đọng. Thụ có thể
hững hờ và vô tâm đến như thế sao ? Thụ có thể xem thường nàng đến thế
sao ? Mình không đủ khả năng làm cho Thụ thấu hiểu được tất cả. Như
muốn khóc, xe cộ trước mặt như nhảy múa. Dòng nước mắt tự dưng tuôn đầy
gò má. Như lắc đầu thật mạnh cố xua đuổi những ám ảnh trong đầu óc. Một
chiếc taxi chạy từ trong con hẻm kế bên quẹo nhanh ra. Như kêu lên một
tiếng và nàng lịm người đi không còn biết gì nữa.
Khi Như tỉnh dậy, nàng thấy đầu óc mình tê rần, những cảm giác khó chịu nặng chình chịch nữa. Như cố tình nhướng mắt nhưng mắt nàng dường như chỉ thấy một mầu đen và tai Như lùng bùng. Như đưa tay lên, bàn tay nàng chạm phải những lằn băng vải. Như muốn hét lên một tiếng. Nhưng nàng thấy mình không đủ can đảm. Hơi thở nàng chừng như muốn nghẹn lại. Như muốn khóc nhưng nước mắt có lẽ đã chảy ngược vào vì bờ mi đã bị ngăn chặn bởi lằn băng vải.
Như nằm bất động rất lâu trong trạng thái hầu như vô cảm giác. Nàng không hiểu mình nghĩ gì bây giờ nữa. Tất cả chỉ còn là những hình ảnh ghê sợ và khủng khiếp. Đêm tối trước mặt , đêm tối sau lưng. Đêm tối bao trùm không gian và thời gian nàng đang sống, đang thở.
Một bàn tay dịu dàng nắm lấy tay Như. Tiếng bà Phục vang lên:
- Con !
Như nấc trong nước mắt:
- Mẹ ơi !
- Nín đi, con rán đừng khóc.
- Mẹ ơi ! Sao thế này hả mẹ ?
Bà Phục xót xa nhìn con gái. Bà biết trả lời nó như thế nào bây giờ đây ? Đứa con gái xinh đẹp ngoan ngoãn buổi sáng còn nhí nhảnh trước khi đi học. Đứa con gái đó bây giờ đang nằm đây bất động, đôi mắt bị băng kín, không biết bao giờ tìm được ánh sáng. Giọng bà nghẹn lại:
- Con không sao cả đâu. Hãy bình tĩnh mà dưỡng bịnh vài ngày nữa sẽ khỏi.
Như quờ quạng nắm tay mẹ. Bà Phục ôm chặc bàn tay cô gái:
- Mẹ, mẹ nói thật đi mẹ, con có sao không, có phải con mù rồi phải không hả mẹ ?
Bà Phục cắn chặt môi:
- Không, con đừng nói bậy. Mẹ đã bảo là con rán đợi vài hôm đi, không có gì nguy hiểm cả.
Tai nạn đã xảy ra. Và Như bị trọng thương ở mắt khi nàng té xuống. Có tiếng cửa phòng mở két két.
Như hỏi:
- Ai vậy mẹ ?
- Chị Mỵ con ạ.
Mỵ đến bên em. Như kêu:
- Chị My.
Mỵ đưa khăn lau giòng nước mắt, ngồi xuống cạnh em:
- Chị Mỵ đây. Như thấy trong người thế nào ?
- Em tỉnh lắm chị ạ. Chị Mỵ, mẹ giấu em nhưng chị đừng giấu em nghe chị Mỵ. Em có làm sao không hả chị Mỵ ? Em làm sao phải chịu như vậy chị Mỵ ?
Hai mẹ con nhìn nhau. Mỵ nói:
- Không, mẹ làm sao mà lại dối em được. Mẹ bảo thật đó, chỉ vài hôm thôi làm em sẽ khỏe và lành lặn.
Như lắc đầu:
- Em không tin tình trạng của em có thể khả quan. Chị Mỵ, mẹ, em đâu phải là một đứa con nít. Hãy nói thật cho em đi, cho em đủ can đảm sống.
Bà Phục bật khóc nức nở. Mỵ lôi mẹ ra khỏi phòng.
- Mẹ, mẹ làm như thế nó chết mất.
- Nhưng mẹ không kềm được.
- Mình sẽ giúp nó hy vọng. Con tin nó sẽ khỏi. Mình phải làm nó lạc quan hơn.
Bà Phục vẫn thút thít khóc. Mỵ tiếp:
- Con đánh điện cho bố rồi. Chắc nội mai hay chiều nay bố về đó. Thôi bây giờ để một mình con ở đây với Như. Mẹ về nhà đi.
Bà Phục cau mày:
- Để mẹ ở đây với em.
Mỵ lắc đầu:
- Mẹ nên về nghỉ, con sẽ coi chừng nó và giúp nó bớt buồn. Mẹ tin con.
Bà Phục mếu máo:
- Con rán làm nó đừng nghĩ quẩn. Thiệt mẹ rầu quá. Gia tài có hai đứa con gái.
Mỵ giục:
- Thôi mẹ, vài hôm nó về rồi.
Bà Phục ôm mặt Như:
- Mẹ về nấu cháo cho con ăn nghe. Chị Mỵ ở lại, lát nữa mẹ lên.
Như hỏi:
- Chị Mỵ ở lại với em hả ?
Mỵ gật đầu. Chợt nhớ em không trông thấy, nàng vội nói:
- Ừ, chị ở lại.
Như cố nhướng mắt, nhưng vô ích. Bà Phục cúi hôn nàng. Như nghe một giọt nước mắt của bà rơi xuống trên mặt mình. Nàng nắm chặt hai bàn tay vào nhau. Tất cả là đêm.
Khi Như tỉnh dậy, nàng thấy đầu óc mình tê rần, những cảm giác khó chịu nặng chình chịch nữa. Như cố tình nhướng mắt nhưng mắt nàng dường như chỉ thấy một mầu đen và tai Như lùng bùng. Như đưa tay lên, bàn tay nàng chạm phải những lằn băng vải. Như muốn hét lên một tiếng. Nhưng nàng thấy mình không đủ can đảm. Hơi thở nàng chừng như muốn nghẹn lại. Như muốn khóc nhưng nước mắt có lẽ đã chảy ngược vào vì bờ mi đã bị ngăn chặn bởi lằn băng vải.
Như nằm bất động rất lâu trong trạng thái hầu như vô cảm giác. Nàng không hiểu mình nghĩ gì bây giờ nữa. Tất cả chỉ còn là những hình ảnh ghê sợ và khủng khiếp. Đêm tối trước mặt , đêm tối sau lưng. Đêm tối bao trùm không gian và thời gian nàng đang sống, đang thở.
Một bàn tay dịu dàng nắm lấy tay Như. Tiếng bà Phục vang lên:
- Con !
Như nấc trong nước mắt:
- Mẹ ơi !
- Nín đi, con rán đừng khóc.
- Mẹ ơi ! Sao thế này hả mẹ ?
Bà Phục xót xa nhìn con gái. Bà biết trả lời nó như thế nào bây giờ đây ? Đứa con gái xinh đẹp ngoan ngoãn buổi sáng còn nhí nhảnh trước khi đi học. Đứa con gái đó bây giờ đang nằm đây bất động, đôi mắt bị băng kín, không biết bao giờ tìm được ánh sáng. Giọng bà nghẹn lại:
- Con không sao cả đâu. Hãy bình tĩnh mà dưỡng bịnh vài ngày nữa sẽ khỏi.
Như quờ quạng nắm tay mẹ. Bà Phục ôm chặc bàn tay cô gái:
- Mẹ, mẹ nói thật đi mẹ, con có sao không, có phải con mù rồi phải không hả mẹ ?
Bà Phục cắn chặt môi:
- Không, con đừng nói bậy. Mẹ đã bảo là con rán đợi vài hôm đi, không có gì nguy hiểm cả.
Tai nạn đã xảy ra. Và Như bị trọng thương ở mắt khi nàng té xuống. Có tiếng cửa phòng mở két két.
Như hỏi:
- Ai vậy mẹ ?
- Chị Mỵ con ạ.
Mỵ đến bên em. Như kêu:
- Chị My.
Mỵ đưa khăn lau giòng nước mắt, ngồi xuống cạnh em:
- Chị Mỵ đây. Như thấy trong người thế nào ?
- Em tỉnh lắm chị ạ. Chị Mỵ, mẹ giấu em nhưng chị đừng giấu em nghe chị Mỵ. Em có làm sao không hả chị Mỵ ? Em làm sao phải chịu như vậy chị Mỵ ?
Hai mẹ con nhìn nhau. Mỵ nói:
- Không, mẹ làm sao mà lại dối em được. Mẹ bảo thật đó, chỉ vài hôm thôi làm em sẽ khỏe và lành lặn.
Như lắc đầu:
- Em không tin tình trạng của em có thể khả quan. Chị Mỵ, mẹ, em đâu phải là một đứa con nít. Hãy nói thật cho em đi, cho em đủ can đảm sống.
Bà Phục bật khóc nức nở. Mỵ lôi mẹ ra khỏi phòng.
- Mẹ, mẹ làm như thế nó chết mất.
- Nhưng mẹ không kềm được.
- Mình sẽ giúp nó hy vọng. Con tin nó sẽ khỏi. Mình phải làm nó lạc quan hơn.
Bà Phục vẫn thút thít khóc. Mỵ tiếp:
- Con đánh điện cho bố rồi. Chắc nội mai hay chiều nay bố về đó. Thôi bây giờ để một mình con ở đây với Như. Mẹ về nhà đi.
Bà Phục cau mày:
- Để mẹ ở đây với em.
Mỵ lắc đầu:
- Mẹ nên về nghỉ, con sẽ coi chừng nó và giúp nó bớt buồn. Mẹ tin con.
Bà Phục mếu máo:
- Con rán làm nó đừng nghĩ quẩn. Thiệt mẹ rầu quá. Gia tài có hai đứa con gái.
Mỵ giục:
- Thôi mẹ, vài hôm nó về rồi.
Bà Phục ôm mặt Như:
- Mẹ về nấu cháo cho con ăn nghe. Chị Mỵ ở lại, lát nữa mẹ lên.
Như hỏi:
- Chị Mỵ ở lại với em hả ?
Mỵ gật đầu. Chợt nhớ em không trông thấy, nàng vội nói:
- Ừ, chị ở lại.
Như cố nhướng mắt, nhưng vô ích. Bà Phục cúi hôn nàng. Như nghe một giọt nước mắt của bà rơi xuống trên mặt mình. Nàng nắm chặt hai bàn tay vào nhau. Tất cả là đêm.
________________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG 4