CHƯƠNG XI
Gia đình Chương ở một ngôi biệt thự xây cất theo lối cổ, có vườn rộng
bao quanh. Tôi lưỡng lự khá lâu trước cánh cửa sắt rồi mới giơ tay bấm
chuông. Trước đây hai ngày khi tôi nhận lời Chương, tôi đã thú thật với
anh là tôi đã cạn tiền lộ phí. Chương phải cho tôi mượn tạm và sau khi
chỉ dẫn qua loa đường lối, chúng tôi không gặp lại nhau nữa. Tôi đã
tới đây một mình.
Chuông vừa reo tôi đã nghe tiếng chân dồn dập chạy ra. Cánh cổng mở, một chú bé khoảng bảy, tám tuổi xuất hiện nhìn tôi bằng cặp mắt đen láy.
Tôi hỏi:
- Phải em là bé Việt không?
Chú bé gật đầu:
- Đúng rồi, tên em là Việt, nhưng má em cứ gọi là thằng cu Tý nên cả nhà gọi em là Tý Việt.
Tý Việt có vẻ dễ mến lạ. Tôi mỉm cười nói:
- Còn tôi tên Khánh. Tôi là cô giáo của em.
- Chị? Chị là cô giáo... mới?
Tý Việt tròn mắt nhìn tôi, rồi quay lưng trở vào, vừa chạy vừa reo:
- Má, lại có một cô giáo nữa tới này má!
Tôi theo sau em. Từ cổng vào tôi đi qua một con đường trải sỏi. Ngôi biệt thự nằm lui về phía tay trái, giữa khu vườn rộng râm mát bóng cây.
Một thiếu phụ gương mặt mệt nhọc nằm dài trên chiếc ghế vải, mỉm cười nhìn tôi. Bà cất tiếng khi tôi đến gần:
- Cô tha lỗi cho cháu, nó hỗn quá!
- Dạ, thưa... em ngoan lắm ạ.
Tý Việt cười toét:
- Vậy mà má cứ la con hoài. Con cũng ngoan lắm chứ bộ!
Bà mẹ nhẹ nhàng rầy con:
- Con đi chơi chỗ khác đi Việt.
Tý Việt tránh xa vài bước, rồi đứng lại tò mò nhìn chúng tôi. Tôi im lặng bối rối. Bà Võ Quốc Oai – bà mẹ Chương – cũng không kém ngạc nhiên:
- Mời cô ngồi.
Tôi kéo chiếc ghế cạnh đấy khép nép ngồi xuống, và vẫn chưa biết mở lời ra sao.
- Cô... cô đến thăm tôi có chuyện gì không?
Nghe bà mẹ của Chương hỏi như thế, tôi bỗng thấy bàng hoàng. Tôi hoảng hốt với ý nghĩ: Chương chưa nói gì với mẹ về tôi sao?
Tý Việt đã giúp tôi thoát cơn bối rối:
- Má, đây là cô giáo mới của con mà. Nom chị ấy tức cười quá! Còn con nít ghê má nhỉ.
- Đừng nói nhảm, con. Cô đây còn trẻ quá, chưa kèm dạy con được.
Quả như điều tôi dự đoán: thì ra Chương chưa nói gì về tôi thật! Tôi phải bíu chặt vào thành ghế để khỏi chạy vội ra cổng...
Nhưng túi tôi đã cạn hết tiền. Tý Việt lại rất dễ thương và vẻ đẹp phúc hậu của bà mẹ với mái tóc sớm điểm bạc trên khuôn mặt đượm u buồn bỗng dưng làm tôi lưu luyến.
Tôi cố gắng nói:
- Thưa bà, chính anh Chương, con trai của bà đã yêu cầu cháu đến kèm cho bé Việt.
Nghe tôi nói vậy bà có vẻ như vừa ngỡ ngàng, lẫn thích thú:
- Chương! Cái thằng thật quái gở. Cô gặp con tôi ở đâu?
- Thưa, chúng cháu gặp nhau ngoài Trung, trong một nghĩa trang...
- Một nghĩa trang?
- Vâng. Cháu đang tìm việc làm; mà anh Chương thì biết bà đang cần một người kèm dạy bé Việt, nên anh có đề nghị với cháu...
- Vậy mà Chương nó chẳng nói gì cho tôi biết cả. Thằng điên thật! Ồ, mà cháu đừng bối rối nghe cháu. Để bác hỏi lại Chương và suy nghĩ kỹ xem.. Trong lúc chờ đợi cháu cứ làm quen với Tý Việt đi.
Bà rời tấm ghế dài trở vào trong nhà với chiếc nạng chống.
Còn lại tôi với Tý Việt, tôi hỏi:
- Má em bị tai nạn xe cộ phải không?
Tôi liên tưởng đến tai nạn của cô tôi, nhưng Tý Việt lắc đầu:
- Không, má em té thang lầu. Hiện giờ má em khỏi rồi nên mới đi lại được, chứ trước kia má nằm liệt một chỗ. Chị ra vườn chơi với em đi. Mình chơi trò mèo chuột đuổi nhau nhé chị...
Mới nói hết câu chú bé tinh nghịch đã thoi một đấm vào lưng tôi.
- Chị bị rồi!
Và nó phóng chạy như một chú thỏ. Tôi cười, đuổi theo.
Tý Việt nhảy lên một mô đất, phóng sang chiếc ghế đá, rồi đu mình lên cành sồi. Cây sồi to lớn cành lá um tùm che phủ một góc vườn.
Tôi đã từng chơi trò cút bắt này hồi nhỏ. Chuyện leo cây chuyền cành là việc rất thường đối với một cô gái ở miệt vườn. Tý Việt ngộ nghĩnh quá. Nói lôi cuốn tôi vào trò chơi của nó. Thấy tôi hưởng ứng, đuổi theo, nó mừng rỡ reo:
- Mìn chơi trò khỉ leo cây nha chị!
Tôi bật cười:
- Cám ơn! Chị không phải là khỉ!
- Thế mình là chim vậy. Chị là con chim xanh, em là con chim vàng. Hai đứa mình bị một con rắn rượt bắt.
Để khỏi bị rắn ăn thịt, chúng tôi chuyền từ cành thấp lên cành cao. Đùa nghịch một lúc, Tý Việt thấm mệt, tụt xuống. Nhưng nó không xuống đất mà lại hạ chân trên bờ tường rào. Tôi lo sợ thầm mong nó đừng ngã, sẵn sàng xuống theo hộ vệ cho nó. Nhưng tà áo tôi bị vướng một nhánh lá. Đến trình diện với mẹ Chương tôi đã chọn mặc chiếc áo tôi ưng ý nhất. Sợ áo bị rách, tôi loay hoay tháo gỡ.
Giữa lúc ấy thì cánh cửa phía hông nhà đói diện với cây sồi xịch mở. Và bà Oai bước ra.
Bà không ra một mình, song không phải Chương theo sau bà, mà là một ông, dáng người chững chạc, đôn hậu, hẳn đây là chồng bà, đang thận trọng dìu bà xuống bậc thềm.
Không thể bất thần từ trên cây tụt xuống, tôi đành đứng nguyên không động đậy. Tý Việt đã mất dạng phía cuối vườn.
Tôi mong ông bà Oai sớm rời khỏi nơi tôi ẩn nấp, nhưng bà Oai chỉ nhắc được những bước thật nhẹ, khiến tôi nghe hết một phần câu chuyện giữa hai người.
Ông Oai nói:
- Rắc rối quá! Đáng lẽ mình phải để tôi nói thẳng với thằng Chương.
- Khoan đã mình! Nó đang ở trong phòng; em thấy dáng điệu nó tội nghiệp quá.
- Chẳng hiểu nó có những ý tưởng quái gở gì trong đầu? Mình có chắc nó không gặp cô gái ấy ở Saigon không?
- Em tin nó nói thật. Nó vốn là thằng con ngay thẳng. Và cô gái kia nữa, coi bộ đơn sơ, chân thật lắm. Mới thoạt nhìn cô ta sao em có cảm xúc kỳ lạ lắm, mình à.
- Mình định giữ cô gái đó kèm Tý Việt hả?
- Em chưa tính sao hết. Trước hết là vì em không thể yên lòng giao phó con mình cho một cô gái còn non nớt, thiếu kinh nghiệm kèm dạy được. Sau nữa để tránh mọi rắc rối có thể xảy ra, em muốn biết rõ về gia cảnh cô ta đã. Theo em biết, cô ta có một người cô ruột ở quận Phong Điền. Em nghĩ mình nên giữ cô ta lại chờ tin của người cô đó xem sao.
- Dĩ nhiên, trong khi chờ đợi mình phải cho cô ấy tạm trú ít lâu... chớ không lẽ đuổi cô ta ra đường. Nhưng có phải đấy là lý do duy nhất đã làm em thay đổi ý kiến không?
- Không, đây là em theo ý của Chương thôi. Em có hỏi nó: "Tại sao con có ý định kỳ cục như vậy?" Thì nó gượng gạo trả lời: "Má đang cần người kèm dạy Tý Việt... còn cô ấy muốn kiếm việc làm... con thấy cô ta có vẻ đứng đắn, thùy mị nên mới đề nghị cô ấy về giúp má." Rồi bỗng nhiên nó nhìn thẳng mặt em, thú nhận: "Với lại cô ta làm con lưu ý vì cô ta có biết qua chuyện chiếc tàu Bạch Phượng."
Ông Oai giật mình:
- Nó còn nói gì nữa không?
- Không. Nhưng khi nói câu ấy mặt nó tái đi... Em tự hỏi...
Ít phút im lặng, rồi ông Oai thở dài;
- Đáng lẽ chúng ta phải cho Chương biết việc này từ lâu rồi.
- Vâng... mình nói đúng, chỉ tại em không đủ can đảm nên mới năn nỉ mình khoan nói với nó, bởi em thấy mọi sự đang êm xuôi tốt đẹp. Chứ em đâu có ngờ!
- Nếu bệnh thương hàn không làm chậm của nó mất một năm học thì năm nay nó đã thi tú tài rồi... và mình cũng vẫn phải nói cho nó biết.
- Em coi cái bệnh thương hàn nó mắc phải là một điều may, chậm thêm một năm, đối với em, đó là một năm ân huệ! Một năm của hạnh phúc gia đình... mà vợ chồng mình được hưởng từ trước tới nay.
- Không thể như trước được nữa em ạ. Chương đã thay đổi. Nó lớn rồi.
- Dạ... em cũng thấy như thế. Nhiều lúc nó cau có, bẳn tính, không thể hiểu hổi tâm trạng nó ra sao. Cũng chính vì thế mà em muốn lưu cô bé kia lại ít lâu; nhờ cô ta biết đâu mình chẳng rõ thêm được ít nhiều?
- Cô ta thì biết gì về chuyện chiếc tàu Bạch Phượng? Hồi xảy ra vụ đắm tàu, tôi chắc cô ấy chỉ mới là một hài nhi.
- Không em muốn nói là: điều mình có thể biết về những ý nghĩ của Chương kìa...
Tôi không nghe thêm được gì hơn nữa. Cành cây tôi đứng, có lẽ không chịu đựng lâu sức nặng của tôi oằn dần xuống, kêu đến rắc một cái, và ném tôi ngã chổng vó xuống đất, vừa đúng lúc ông bà Oai dợm chân bước tới.
Hai ông bà sửng sốt nhìn tôi. Ông Oai đưa tay nâng tôi dậy, mỉm cười:
- Cô xuất hiện thật ngộ! Phải chăng cô là nàng Tiên Mộc nên mới từ ngọn cây xuống?
Tôi đỏ mặt ấp úng:
- Dạ... thưa... cháu xin lỗi ông bà. Chúng cháu đang chơi trò cút bắt...
Bà Oai thương hại vẻ lúng túng của tôi, nói với chồng:
- Đây là cô giáo mới của Tý Việt đó mình.
Hướng về tôi bà hỏi:
- Tôi chưa được biết tên cô là gì nhỉ?
- Thưa, cháu là Nguyễn bảo Khánh.
Ông Oai gật đầu:
- Cô có cái tên khá hay! Tôi hy vọng cô sẽ hợp với cháu Việt, và mong cô cứ tự nhiên, như người trong gia đình chúng tôi vậy, cô Khánh nhé.
Chuông vừa reo tôi đã nghe tiếng chân dồn dập chạy ra. Cánh cổng mở, một chú bé khoảng bảy, tám tuổi xuất hiện nhìn tôi bằng cặp mắt đen láy.
Tôi hỏi:
- Phải em là bé Việt không?
Chú bé gật đầu:
- Đúng rồi, tên em là Việt, nhưng má em cứ gọi là thằng cu Tý nên cả nhà gọi em là Tý Việt.
Tý Việt có vẻ dễ mến lạ. Tôi mỉm cười nói:
- Còn tôi tên Khánh. Tôi là cô giáo của em.
- Chị? Chị là cô giáo... mới?
Tý Việt tròn mắt nhìn tôi, rồi quay lưng trở vào, vừa chạy vừa reo:
- Má, lại có một cô giáo nữa tới này má!
Tôi theo sau em. Từ cổng vào tôi đi qua một con đường trải sỏi. Ngôi biệt thự nằm lui về phía tay trái, giữa khu vườn rộng râm mát bóng cây.
Một thiếu phụ gương mặt mệt nhọc nằm dài trên chiếc ghế vải, mỉm cười nhìn tôi. Bà cất tiếng khi tôi đến gần:
- Cô tha lỗi cho cháu, nó hỗn quá!
- Dạ, thưa... em ngoan lắm ạ.
Tý Việt cười toét:
- Vậy mà má cứ la con hoài. Con cũng ngoan lắm chứ bộ!
Bà mẹ nhẹ nhàng rầy con:
- Con đi chơi chỗ khác đi Việt.
Tý Việt tránh xa vài bước, rồi đứng lại tò mò nhìn chúng tôi. Tôi im lặng bối rối. Bà Võ Quốc Oai – bà mẹ Chương – cũng không kém ngạc nhiên:
- Mời cô ngồi.
Tôi kéo chiếc ghế cạnh đấy khép nép ngồi xuống, và vẫn chưa biết mở lời ra sao.
- Cô... cô đến thăm tôi có chuyện gì không?
Nghe bà mẹ của Chương hỏi như thế, tôi bỗng thấy bàng hoàng. Tôi hoảng hốt với ý nghĩ: Chương chưa nói gì với mẹ về tôi sao?
Tý Việt đã giúp tôi thoát cơn bối rối:
- Má, đây là cô giáo mới của con mà. Nom chị ấy tức cười quá! Còn con nít ghê má nhỉ.
- Đừng nói nhảm, con. Cô đây còn trẻ quá, chưa kèm dạy con được.
Quả như điều tôi dự đoán: thì ra Chương chưa nói gì về tôi thật! Tôi phải bíu chặt vào thành ghế để khỏi chạy vội ra cổng...
Nhưng túi tôi đã cạn hết tiền. Tý Việt lại rất dễ thương và vẻ đẹp phúc hậu của bà mẹ với mái tóc sớm điểm bạc trên khuôn mặt đượm u buồn bỗng dưng làm tôi lưu luyến.
Tôi cố gắng nói:
- Thưa bà, chính anh Chương, con trai của bà đã yêu cầu cháu đến kèm cho bé Việt.
Nghe tôi nói vậy bà có vẻ như vừa ngỡ ngàng, lẫn thích thú:
- Chương! Cái thằng thật quái gở. Cô gặp con tôi ở đâu?
- Thưa, chúng cháu gặp nhau ngoài Trung, trong một nghĩa trang...
- Một nghĩa trang?
- Vâng. Cháu đang tìm việc làm; mà anh Chương thì biết bà đang cần một người kèm dạy bé Việt, nên anh có đề nghị với cháu...
- Vậy mà Chương nó chẳng nói gì cho tôi biết cả. Thằng điên thật! Ồ, mà cháu đừng bối rối nghe cháu. Để bác hỏi lại Chương và suy nghĩ kỹ xem.. Trong lúc chờ đợi cháu cứ làm quen với Tý Việt đi.
Bà rời tấm ghế dài trở vào trong nhà với chiếc nạng chống.
Còn lại tôi với Tý Việt, tôi hỏi:
- Má em bị tai nạn xe cộ phải không?
Tôi liên tưởng đến tai nạn của cô tôi, nhưng Tý Việt lắc đầu:
- Không, má em té thang lầu. Hiện giờ má em khỏi rồi nên mới đi lại được, chứ trước kia má nằm liệt một chỗ. Chị ra vườn chơi với em đi. Mình chơi trò mèo chuột đuổi nhau nhé chị...
Mới nói hết câu chú bé tinh nghịch đã thoi một đấm vào lưng tôi.
- Chị bị rồi!
Và nó phóng chạy như một chú thỏ. Tôi cười, đuổi theo.
Tý Việt nhảy lên một mô đất, phóng sang chiếc ghế đá, rồi đu mình lên cành sồi. Cây sồi to lớn cành lá um tùm che phủ một góc vườn.
Tôi đã từng chơi trò cút bắt này hồi nhỏ. Chuyện leo cây chuyền cành là việc rất thường đối với một cô gái ở miệt vườn. Tý Việt ngộ nghĩnh quá. Nói lôi cuốn tôi vào trò chơi của nó. Thấy tôi hưởng ứng, đuổi theo, nó mừng rỡ reo:
- Mìn chơi trò khỉ leo cây nha chị!
Tôi bật cười:
- Cám ơn! Chị không phải là khỉ!
- Thế mình là chim vậy. Chị là con chim xanh, em là con chim vàng. Hai đứa mình bị một con rắn rượt bắt.
Để khỏi bị rắn ăn thịt, chúng tôi chuyền từ cành thấp lên cành cao. Đùa nghịch một lúc, Tý Việt thấm mệt, tụt xuống. Nhưng nó không xuống đất mà lại hạ chân trên bờ tường rào. Tôi lo sợ thầm mong nó đừng ngã, sẵn sàng xuống theo hộ vệ cho nó. Nhưng tà áo tôi bị vướng một nhánh lá. Đến trình diện với mẹ Chương tôi đã chọn mặc chiếc áo tôi ưng ý nhất. Sợ áo bị rách, tôi loay hoay tháo gỡ.
Giữa lúc ấy thì cánh cửa phía hông nhà đói diện với cây sồi xịch mở. Và bà Oai bước ra.
Bà không ra một mình, song không phải Chương theo sau bà, mà là một ông, dáng người chững chạc, đôn hậu, hẳn đây là chồng bà, đang thận trọng dìu bà xuống bậc thềm.
Không thể bất thần từ trên cây tụt xuống, tôi đành đứng nguyên không động đậy. Tý Việt đã mất dạng phía cuối vườn.
Tôi mong ông bà Oai sớm rời khỏi nơi tôi ẩn nấp, nhưng bà Oai chỉ nhắc được những bước thật nhẹ, khiến tôi nghe hết một phần câu chuyện giữa hai người.
Ông Oai nói:
- Rắc rối quá! Đáng lẽ mình phải để tôi nói thẳng với thằng Chương.
- Khoan đã mình! Nó đang ở trong phòng; em thấy dáng điệu nó tội nghiệp quá.
- Chẳng hiểu nó có những ý tưởng quái gở gì trong đầu? Mình có chắc nó không gặp cô gái ấy ở Saigon không?
- Em tin nó nói thật. Nó vốn là thằng con ngay thẳng. Và cô gái kia nữa, coi bộ đơn sơ, chân thật lắm. Mới thoạt nhìn cô ta sao em có cảm xúc kỳ lạ lắm, mình à.
- Mình định giữ cô gái đó kèm Tý Việt hả?
- Em chưa tính sao hết. Trước hết là vì em không thể yên lòng giao phó con mình cho một cô gái còn non nớt, thiếu kinh nghiệm kèm dạy được. Sau nữa để tránh mọi rắc rối có thể xảy ra, em muốn biết rõ về gia cảnh cô ta đã. Theo em biết, cô ta có một người cô ruột ở quận Phong Điền. Em nghĩ mình nên giữ cô ta lại chờ tin của người cô đó xem sao.
- Dĩ nhiên, trong khi chờ đợi mình phải cho cô ấy tạm trú ít lâu... chớ không lẽ đuổi cô ta ra đường. Nhưng có phải đấy là lý do duy nhất đã làm em thay đổi ý kiến không?
- Không, đây là em theo ý của Chương thôi. Em có hỏi nó: "Tại sao con có ý định kỳ cục như vậy?" Thì nó gượng gạo trả lời: "Má đang cần người kèm dạy Tý Việt... còn cô ấy muốn kiếm việc làm... con thấy cô ta có vẻ đứng đắn, thùy mị nên mới đề nghị cô ấy về giúp má." Rồi bỗng nhiên nó nhìn thẳng mặt em, thú nhận: "Với lại cô ta làm con lưu ý vì cô ta có biết qua chuyện chiếc tàu Bạch Phượng."
Ông Oai giật mình:
- Nó còn nói gì nữa không?
- Không. Nhưng khi nói câu ấy mặt nó tái đi... Em tự hỏi...
Ít phút im lặng, rồi ông Oai thở dài;
- Đáng lẽ chúng ta phải cho Chương biết việc này từ lâu rồi.
- Vâng... mình nói đúng, chỉ tại em không đủ can đảm nên mới năn nỉ mình khoan nói với nó, bởi em thấy mọi sự đang êm xuôi tốt đẹp. Chứ em đâu có ngờ!
- Nếu bệnh thương hàn không làm chậm của nó mất một năm học thì năm nay nó đã thi tú tài rồi... và mình cũng vẫn phải nói cho nó biết.
- Em coi cái bệnh thương hàn nó mắc phải là một điều may, chậm thêm một năm, đối với em, đó là một năm ân huệ! Một năm của hạnh phúc gia đình... mà vợ chồng mình được hưởng từ trước tới nay.
- Không thể như trước được nữa em ạ. Chương đã thay đổi. Nó lớn rồi.
- Dạ... em cũng thấy như thế. Nhiều lúc nó cau có, bẳn tính, không thể hiểu hổi tâm trạng nó ra sao. Cũng chính vì thế mà em muốn lưu cô bé kia lại ít lâu; nhờ cô ta biết đâu mình chẳng rõ thêm được ít nhiều?
- Cô ta thì biết gì về chuyện chiếc tàu Bạch Phượng? Hồi xảy ra vụ đắm tàu, tôi chắc cô ấy chỉ mới là một hài nhi.
- Không em muốn nói là: điều mình có thể biết về những ý nghĩ của Chương kìa...
Tôi không nghe thêm được gì hơn nữa. Cành cây tôi đứng, có lẽ không chịu đựng lâu sức nặng của tôi oằn dần xuống, kêu đến rắc một cái, và ném tôi ngã chổng vó xuống đất, vừa đúng lúc ông bà Oai dợm chân bước tới.
Hai ông bà sửng sốt nhìn tôi. Ông Oai đưa tay nâng tôi dậy, mỉm cười:
- Cô xuất hiện thật ngộ! Phải chăng cô là nàng Tiên Mộc nên mới từ ngọn cây xuống?
Tôi đỏ mặt ấp úng:
- Dạ... thưa... cháu xin lỗi ông bà. Chúng cháu đang chơi trò cút bắt...
Bà Oai thương hại vẻ lúng túng của tôi, nói với chồng:
- Đây là cô giáo mới của Tý Việt đó mình.
Hướng về tôi bà hỏi:
- Tôi chưa được biết tên cô là gì nhỉ?
- Thưa, cháu là Nguyễn bảo Khánh.
Ông Oai gật đầu:
- Cô có cái tên khá hay! Tôi hy vọng cô sẽ hợp với cháu Việt, và mong cô cứ tự nhiên, như người trong gia đình chúng tôi vậy, cô Khánh nhé.
________________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG XII