CHƯƠNG
XV
Ông
Hồng Phong và Linh đã tới đồn điền Thanh Lâm.
Bà
Ngọc Sương nói với giọng mệt mỏi:
-
Chẳng ai thấy gì cả. Tất cả mọi người , kể cả con nít, đều đã đi kiếm dấu hỏi
mà chưa ai kiếm ra được.
-
Sao lại kiếm dấu hỏi? – Ông Thuận hỏi.
Ông
cũng có vẻ mệt lả, quấn áo nát nhầu.
Linh
bèn giải thích rằng, những dấu hỏi được dùng làm mật hiệu cho ba cậu thám tử.
Nếu tay Cảnh và Phúc được tự do, thế nào hai cậu cũng để lại dấu hỏi trên con
đường đã đi qua.
-
Vậy có lẽ họ đã bị lạc trong vùng đồng hoang – ông Thuận nói – Nếu họ ở trong
thung lũng đồn điền thì tất nhiên chúng tôi đã tìm thấy từ lâu rồi.
-
Có lẽ vậy – ông Hồng Phong đáp với giọng lạnh lùng – Tuy nhiên, thưa bà, cậu
Linh đây có điều gì muốn trình bày, xin bà vui lòng nghe cho.
Bốn
người đang ngồi tại phòng khách rộng rãi. Bà Ngọc Sương và ông Thuận tỏ ý rất
chăm chú. Với một giọng nghiêm trọng, Linh bắt đầu nói:
-
Thưa bà, lúc bình nhật, cháu vẫn thường tự vấn đáp về cái “tại sao” và cái “thế
nào” của sự vật, và chính đó là công việc mà cháu đã làm trong vụ này. Thật
vậy, cái bóng ma và tiếng hú của nó đã làm cháu bận tâm vô cùng. Cháu nghĩ rằng
nếu bóng ma đã hú ở trong nhà thì chắc bên ngoài chẳng ai có thể nghe thấy
được. Nên cháu đã đến tận nơi để thí nghiệm.
Nếu
cho rằng bóng ma đã ra ngoài dạo chơi và hú lên thì quả là một điều khó tin.
Mặt
khác, những lời khai về con số người đã vô thăm biệt thự tối hôm đó không phù
hợp với nhau. Ông thì nói là có sáu người, ông lại nói là có bảy người. Riêng
cháu thì nghĩ rằng ông nào nói cũng đúng cả.
Bởi
vì có thể là sáu người đã cùng đi tới biệt thự. Người thứ bảy đã đứng đợi sẵn,
và hắn đã hú lên, rồi hắn vào nhập bọn với sáu người kia.
-
Rất hợp lý – ông Hồng Phong nhấn mạnh – Ông Thanh tra Duy Đức và tôi đáng lẽ
phải nghĩ đến điều đó trước mới phải.
Bà
Ngọc Sương chau mày, còn ông Thuận thì có vẻ xúc động.
-
Có lý thì rất có lý – ông nói – Nhưng tôi tự hỏi tại sao ai lại đùa giỡn như
vậy?
-
Thưa ông, làm như vậy để người khác chú ý – Linh đáp – Khi muốn cho người khác
chú ý thường người ta làm gì? Người ta kêu lên.
-
Thế sao lại có việc ngẫu nhiên là sáu người rủ nhau vào biệt thự? – Ông Thuận
hỏi.
-
Thưa, không phải là ngẫu nhiên đâu ạ. Năm ông đã được ông thứ sáu thuyết phục
để vào thăm biệt thự ạ.
-
Nếu không thế thì sự trùng hợp rất khó tin – Ông Hồng Phong phụ họa.
-
Một ông đã đi dạo trong khu đó – Linh nói tiếp – để rủ những ông khác vào quan
sát. Khi người đồng lõa của ông đó đã thấy nhóm người tới gần biệt thự, hắn bèn
hú lên.
Ông
Thuận ra vẻ luống cuống, chớp chớp đôi mắt nhìn Linh.
-
Nhưng để làm gì? – Bà Ngọc Sương hỏi – Đùa cợt trẻ con như thế có mục đích gì?
-
Ấy, thưa bà, đó không phải là một sự đùa cợt hay một hành động trẻ con đâu ạ –
ông Hồng Phong đáp – Cậu Linh đã giải thích cho tôi nghe những điều suy luận
của cậu lúc ngồi trên xe và tôi thấy rất xác đáng. Trong vụ này, hai kẻ đồng
lõa đã dụng ý dẫn vào biệt thự một số nhân chứng có thể xác nhận đã trông thấy
bóng ma.
-
Rồi sao nữa? Thật là khó hiểu – ông Thuận hỏi.
-
Cháu Linh – ông Hồng Phong nói – Bây giờ là tới lúc cháu phải cho nghe cuốn
băng đi.
Chiếc
máy ghi âm đã sẵn sàng. Linh bấm nút. Một tiếng hú ghê rợn phát ra. Bà Ngọc
Sương và ông Thuận giựt bắn mình.
-
Đây mới là quãng đầu – ông Hồng Phong nói – Xin quí vị nghe cẩn thận quãng sau
và cho tôi biết quí vị có nhận ra tiếng một người nào không.
Cuốn
băng điện tử tiếp tục quay. Mọi người nghe thấy cuộc đối thoại của những người
hiện diện bữa đó.
-
Chúng ta phải vào trong nhà – một ông có giọng trầm trầm nói – Chúng ta muốn
xem ngôi biệt thự trước khi…
-
Thôi! – bà Ngọc Sương vừa hét vừa đứng phắt dậy, đôi mắt trợn tròn.
Linh
hãm máy ghi âm lại. Bà Ngọc Sương liền quay lại ông Thuận:
-
Đúng là anh! – bà nói – Đúng là tiếng nói của anh khi anh thủ vai trò những tên
phản bội trong ban kịch của trường đại học!
-
Sau khi nghe lại nhiều lần cuốn băng – Linh nói – chính cháu cũng nhận ra tiếng
nói của ông Thuận, và nhất là cách phát âm của ông. Để cải trang, hôm đó ông đã
dán thêm một bộ râu giả mà ban đêm khó ai phân biệt.
Lúc
đó, sắc mặt ông Thuận đã tái mét và ông không còn muốn chối cãi gì nữa.
-
Thưa cô, tôi xin nói hết – ông lẩm bẩm.
-
Rất hoan hỷ được biết điều đó – bà Ngọc Sương đáp với giọng lạnh lùng – Nói đi,
tôi nghe đây.
Ông
Thuận bèn cung khai nội vụ. Tất cả đã khởi sự khi bà Ngọc Sương được tin Châu ở
Hồng Kông và đã gọi cậu về Việt Nam.
Vì cậu là cháu tứ đại của cụ Trịnh Thường, bà sẽ cho cậu đồn điền Thanh Lâm.
-
Thưa cô, tôi vẫn tự tin là thừa kế của cô – Thuận nói tiếp – Dầu sao thì tôi
cũng đã dành tất cả cuộc đời tôi cho công việc khai thác đó. Mà bỗng nhiên nó
sẽ lọt vào tay kẻ khác.
-
Kể tiếp đi – bà Ngọc Sương lạnh lùng nói.
-
Do đó, một ý kiến nảy qua đầu tôi – Thuận vừa nói vừa lau mồ hôi trên trán –
Tôi đã xây cất kho đựng trà, mua nhiều máy móc, tôi đã vay nợ của bạn bè, tôi
bảo họ đòi rất gấp để cô có cảm tưởng rằng cô bị nợ nần quá nhiêu. Hơn nữa, tôi
lại tuyển tên Ngưu làm quản lý và những bạn của hắn làm thợ thuyền, công nhân :
Nhiệm vụ của chúng là làm cháy kho, phá máy móc, làm hư trà, chết ngựa v.v…
Để
bù lại số lỗ lã đó, cô đã quyết định bán ngôi biệt thự Phú Lâm đi, trong khi cô
đã thề là không bao giờ bán nó.
-
Phải – bà Ngọc Sương đáp – Mà tôi đã thề như vậy với cụ Trịnh Thường và tôi vẫn
muốn giữ lời thề đó cho má tôi. Nhưng tình thế đã tuyệt vọng. Tôi cần phải trả
những món nợ do anh vay.
Linh
nghe rất chăm chú. Cậu đã đoán biết ông Thuận là thủ phạm, nhưng cậu chưa hiểu
rõ các chi tiết của tội ác ông đã làm.
-
Khi bán được ngôi biệt thự, cô sẽ có thể lành mạnh hóa công việc khai thác đồn
điền, và mưu đồ của tôi là làm cho cô bị khánh kiệt rồi nhân đó tôi sẽ mua lại
được đồn điền của cô, sẽ không thể thực hiện được nữa. Đúng lúc đó thì tôi nhận
được một tin.
-
Tin gì? – Ông Hồng Phong hỏi.
-
Tôi phải về Chợ Lớn để gặp một ông già người Huê Kiều tên là Lâm Kiệt. Lúc đó
phải bịt mắt nên tôi không rõ cuộc gặp gỡ đã diễn ra ở địa điểm nào. Ông già ấy
nói đã mua lại tất cả giấy nợ của đồn điền.
-
Ông ấy làm như vậy với mục đích gì? – Bà Ngọc Sương hỏi.
-
Một nữ gia nhân của gia đình ông ta trước kia là người hầu của cụ bà Trịnh
Thường, được tin qua báo chí rằng ngôi biệt thự sắp bị phá hủy, người đó bèn
tiết lộ một điều bí mật mà chị ta đã giữ kín từ nhiều năm.
Chị
ta nói với Lâm Kiệt rằng xác cụ bà Trịnh Thường đã được quàn trong một căn
phòng xây kín và mang ở cổ chuỗi ngọc huyền diệu mà vụ Trịnh Thường đã đem từ
Trung Quốc về năm xưa.
Mặt
khác, ông già Lâm Kiệt cũng dò la tin tức của tôi, ông ấy biết rằng tôi muốn
được hưởng cái đồn điền trong khi việc bán ngôi biệt thự lại sẽ cứu vãn tình
thế cho cô. Ông ta bèn bày với tôi một mưu kế như sau:
-
Tôi phải làm thế nào để mọi người tin rằng ngôi biệt thự có ma để chẳng ai dám
mua. Như vậy, tôi sẽ có đủ thời giờ để tìm ra căn phòng xây kín và đoạt lấy
chuỗi ngọc. Tôi sẽ tuyên bố rằng tôi đã phát giác ra bộ hài cốt trong nhà và
theo tôi thì ngôi nhà có ma thực.
-
Cao kế, cao kế! – ông Hồng Phong phê bình.
-
Sau đó, tôi sẽ bán lại chuỗi ngọc cho ông Lâm Kiệt với giá 40 triệu bạc. Để
chắc ăn hơn, tôi sẽ cho con ma dọn nhà đến đồn điền để làm cho bọn công nhân
phải khiếp đảm và cô bị khánh kiệt.
Tới
khi không thể bán được ngôi biệt thự Phú Lâm, mùa trà lại bị mất, rồi ông Lâm
Kiệt lại thúc nợ, cô sẽ bó buộc phải sang nhượng cái đồn điền này đi. Ông Lâm
Kiệt chiếm được nó rồi sẽ bán lại cho tôi với giá tiền chuỗi ngọc. Như vậy, cả
hai chúng tôi sẽ đạt được điều ước muốn : ông ta thì được chuỗi ngọc, còn tôi
thì được cái đồn điền.
Như
vậy thật là giản dị. Tuy nhiên, một sự trục trặc đã xảy ra : nhà thầu đã khởi
công phá hủy ngôi nhà sớm hơn là dự liệu.
Tôi
bèn phải hộc tốc tới Phú Lâm cùng tên Ngưu, vì sợ rằng họ sẽ tìm thấy hài cốt
của cụ bà Trịnh Thường. Nếu trường hợp
này xảy ra, chuỗi ngọc sẽ phải trả về cho cô Sương và tôi không thể bán nó cho
ông Lâm Kiệt được nữa.
Tối
đến, tôi để tên Ngưu đứng nấp sau bụi cây cạnh nhà. Rồi tôi đi dạo gần đó và rủ
những người mà tôi thuyết phục được tới xem ngôi biệt thự dưới ánh trăng. Tên
Ngưu đã hú lên 3 lần. Chúng tôi vào biệt thự. Bóng ma đã hiện lên như trù liệu.
Mấy
người trong bọn chúng tôi đã đi báo cảnh sát. Còn tôi và tên Ngưu thì tìm cách
lảng đi không ai để ý. Hắn về thẳng đồn điền, còn tôi ở lại Phú Lâm.
Hôm
sau, tôi trở lại biệt thự để tìm kiếm căn phòng bí mật. Rủi thay, bọn thợ đã
khám phá ra căn phòng đó trước tôi. Thành thử khi có thể lấy được chuỗi ngọc
thì không phải chỉ có một mình tôi : ông Hồng Phong, ông Thanh tra Duy Đức và
cậu Linh cũng có mặt. Kết quả là tôi không có thể bán chuỗi ngọc cho ông Lâm
Kiệt một cách lén lút. Khi tôi về tới đây thì ông già ấy gọi dây nói cho tôi :
ông đã đọc báo và thấy hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan của tôi. Ông bèn xúi tôi
dàn cảnh một vụ ăn trộm chuỗi ngọc.
Linh
nói với vẻ khoái chí:
-
Chính cháu đã nghi ngờ điều đó, vì cháu thấy ông đã dính líu vào nội vụ tới hai
lần liên tiếp : Khi bóng ma hiện hình trong phòng bà Ngọc Sương và khi chuỗi
ngọc bị mất trộm. Suy luận : có lẽ chính ông đã dàn cảnh bóng ma đã hiện hình
và chính ông sẽ thụ hưởng món đồ mất trộm. Kết luận : vì tên Ngưu và ông đã
cùng trở về nhà và có đầy đủ thời giờ để dàn cảnh vụ trộm giả tạo, hai người có
lẽ là đồng lõa.
-
Rất đúng – ông Thuận cúi đầu nhìn nhận – Tôi đã cho bóng ma hiện lên trong
phòng cô Sương để gieo rắc sự khủng khiếp. Rồi tôi đã rút chuỗi ngọc từ tủ sắt
ra để các cậu trông thấy.
Sự
việc tiếp diễn đã được sửa soạn kỹ lưỡng. Ba kẻ thủ hạ của tên Ngưu phải nói đã
trông thấy ma trong nhà kho, làm cho công nhân hoảng sợ và tên Ngưu phải bối
rối chạy về phi báo cho tôi hay. Tôi cũng vờ làm ra vẻ hoảng hốt và quên không
khóa tủ sắt vì phải đi ngay tới nơi nhà kho.
Khi
tôi trở về, tên Ngưu trói tôi lại và đoạt lấy chuỗi ngọc. Hắn phải trả lại cho
tôi hôm nay nhưng hắn đã không trả.
Thuận
nói tiếp với giọng bực tức:
-
Hắn nói với tôi rằng hắn sẽ tự đem bán chuỗi ngọc cho ông già Lâm Kiệt. Hắn tin
rằng tôi sẽ không dám tố cáo hắn vì sợ lộ vai trò của chính tôi trong vụ này.
Thằng khốn kiếp! Cả ngày hôm nay tôi chẳng thấy mặt nó đâu, chắc nó đang ở Chợ
Lớn để trả giá với lão Tầu già.
-
Đáng kiếp cho anh lắm – bà Sương nói – Anh đã hành động như một tên sát nhân.
Nhưng bây giờ điều tôi lo sợ không phải là chuỗi ngọc, mà chính là sự an toàn
của ba cậu nhỏ. Các cậu Châu, Phúc, Cảnh hiện giờ ở đâu? Trả lời đi.
Thuận
lắc đầu:
-
Tôi không rõ.
Bỗng
Linh như có một linh cảm:
-
Có lẽ các bạn cháu đã nghi ngờ tên Ngưu nên hắn đã bắt cóc họ để triệt đường tố
cáo hắn.
Ông
Hồng Phong gật đầu nói:
-
Điều ấy có lý lắm, nhất là hắn cũng đang vắng mặt lúc này.
-
Tôi hiểu tên Ngưu có thể nhốt các cậu như thế nào, nhưng hắn làm cách nào để
giấu những con ngựa? – Thuận nói – Cả mấy chục người đã lục soát thung lũng và
khu đồng hoang bên kia.
-
Nếu ai thấy được một dấu hỏi thì tốt quá – Linh thở dài nói – Tôi biết Phúc và
Cảnh vẫn đánh dấu lộ trình đi qua.
Vừa
lúc đó, xẩm Lý vào báo tin có ông nhân viên cảnh sát tới.
-
Ông ấy có tìm ra các cậu nhỏ không? – Bà sương vừa đứng dậy vừa hỏi.
Ông
kia lắc đầu bước vào:
-
Thưa bà, không kiếm ra, nhưng bà có hứa thưởng cho ai thấy một cái dấu hỏi. Và
đây, có thằng bé đã thấy.
Một
thằng nhỏ, từ trước vẫn núp sau lưng ông nhân viên cảnh sát, lúc đó bước ra.
-
Cháu thấy một dấu hỏi như thế này! – Nó vừa nói vừa lấy tay vẽ lên trên không
khí một cái dấu hỏi. Nó nói tiếp:
-
Cha cháu bảo là bà chủ hứa thưởng hai ngàn đồng về cái dấu này.
Thằng
nhỏ nhìn bà Ngọc Sương với con mắt bẽn lẽn và hy vọng. Rồi nó hỏi tiếp:
-
Cháu có được hai ngàn không, thưa bà chủ?
-
Có chứ, có chứ. Vậy cháu thấy dấu đó ở đâu?
-
Trong một chiếc thùng, trên con đường tới đồng hoang.
-
Trong một chiếc thùng ở đồng hoang? – Ông Hồng Phong nhắc lại với vẻ thất vọng.
-
Thưa bác, cháu nghĩ ta cũng nên đi coi thử xem thế nào – Linh nói.
-
Để tôi đi với – bà Ngọc Sương nói với giọng quả quyết – Lý ơi, đưa tao cái áo
choàng đây.
-
Tôi cũng xin đi cùng – Thuận đề nghị,
-
Không, không – cô Sương cắt ngang – Anh , anh phải ở nhà.
Sau
đó mười phút, xe đã tới đồng hoang. Đứa nhỏ chỉ hai cái thùng bỏ bên vệ đường.
-
Kìa, trong cái thùng thứ nhất.
Mọi
người xuống xe và, dưới ánh đèn bấm, họ thấy trong thùng một dấu hỏi vẽ bằng
phấn xanh. Linh nhận ra là dấu của Cảnh.
-
Tôi hiểu rồi – bà Ngọc Sương nói – Tên Ngưu đã
chuyên chở các cậu ấy bằng cách này để không ai để ý đây mà.
-
Có lẽ họ đã về Chợ Lớn – ông Hồng Phong phụ họa – Họ sang một chiếc xe khác ở
chỗ này. Bây giờ chúng ta về để tôi đi báo các Ty cảnh sát liên hệ.
Xe
quay trở lại, bỗng Linh nom thấy một miếng giấy trắng mắc ở bụi gai gần đó. Cậu
bèn xin phép chạy ra xem cái gì.
Linh
nhận ra là một trang giấy xé ở cuốn sổ, mang chữ viết của Cảnh như sau:
Đường
hầm
Cầu
cứu
???
-
Như thế này là nghĩa làm sao? – ông Hồng Phong hỏi.
-
Thưa bác – Linh đáp – Cảnh có ý nói họ bị giam trong đường hầm.
Vẻ
lo âu hiện rõ trên nét mặt mọi người.
-
Mảnh giấy của Cảnh – Linh nói – có nghĩa là Phúc, Châu và Cảnh đang lâm nguy.
Bây giờ làm cách nào để cứu cấp?
__________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG XVI