CHƯƠNG XIII
HAI NĂM RÕ MƯỜI
Mười lăm phút sau, một chiếc xe lớn của cảnh sát đã chở mọi người tới chân đường dốc Vạn Sinh. Tất cả xuống đi bộ. Tôi đi trước làm hướng đạo cho ông Trưởng Cuộc và bốn nhân viên.
Vừa đặt chân tới bậc thềm ai cũng bàng hoàng sửng sốt trước một
quang cảnh thật cảm động : bé Kính thức giấc từ lúc nào, tỉnh táo, đang
cười vui với ba má tức ông bà Tám Vinh. Phía sau, áp lưng vào tường, ba
kẻ gian phi đứng sừng sững, hai tay chắp lại với nhau, đặt trên đầu. Ca
Phi ngồi chồm chỗm trước mặt, theo dõi cử động của từng người.
Ông Trưởng Cuộc và bốn nhân viên cảnh sát ngây người, hết nhìn bọn gian, con Ca Phi, lại đến bé Kính và bốn chúng tôi. Trong lúc đi xe, tôi đã kể chuyện kỹ lưỡng từ đầu tới cuối, các ông vẫn bán tín bán nghi. Nay trước sự thật hiển nhiên, nỗi vui mừng khiến toán nhân viên công lực cảm động không nói nên lời.
Một lúc sau, ông Trưởng Cuộc mới ra lệnh cho nhân viên còng tay ba tên gian phi, bắt ngồi vào một góc nhà, rồi quay ra hỏi bọn tôi :
- Thế ra bốn em đây và con chó khôn ngoan này đã… Tôi không thể ngờ các em lại giỏi giang đến thế. Đường lối các em theo dò ra sao, kể lại tôi nghe. Ngay chính tôi, tôi cũng không nghi cho ai, ngoài gã lang thang.
Bình Trọc nhanh nhẩu trả lời :
- Thưa ông Trưởng Cuộc ! Thật ra cũng là nhờ ông thi sĩ lang thang đấy ạ !
- Ủa ! Em nói sao ?
- Tụi cháu tin rằng ông ta không dính líu một chút nào vào vụ bắt cóc này. Vì thế, bốn đứa cháu mới bàn nhau ra tay tìm kiếm.
- Các em nói cho rõ ra đi !
Ông bà Tám Vinh trong lúc vui mừng quá sức đã bồng bé Kính ra về từ lúc nào. Chúng tôi lần lượt kể cho ông Trưởng Cuộc nghe việc điều tra, hỏi dò tin tức ra sao.
Tâm hắng giọng :
- Thưa ông Trưởng Cuộc ! Cũng nhờ bé Thơ, bạn của chúng cháu đây mà mấy anh em đã theo dò được vết tích của gã này, – Tâm chỉ hai Ngữ – tên gã là Hai Ngữ. Gã đã có một thời kỳ giúp việc cho ông Nguyễn Mẫn chủ tiệm kim hoàn, sau đó làm cho bác sĩ Bảo, rồi lại có thời gian phụ giúp trồng tỉa trong công viên thành phố nữa.
Một nhân viên cảnh sát tỏ vẻ ngạc nhiên :
- Ông Nguyễn Mẫn chủ tiệm vàng thì tôi biết. Nhưng còn bác sĩ Bảo, không hiểu ông có gì liên hệ tới vụ này.
- Chính ra bọn gian định bắt cóc con bác sĩ Bảo thay vì bé Kính.
- Thật vậy ư ? Do đâu mà các em biết được như thế ?
- Em nhỏ con bác sĩ Bảo trông rất giống bé Kính, sáng nào cũng lên công viên nô đùa. Chị người làm đi theo coi giữ em nhỏ trông lại hao hao giống bà Tám Vinh má bé Kính.
Ông Trưởng Cuộc ngạc nhiên hết sức, không còn biết nói gì hơn, chỉ nhắc đi nhắc lại mãi một câu :
- Không thể ngờ được ! Không thể ngờ được… Sự trùng hợp này tự các em khám phá ra. Tôi không thể ngờ mới chút xíu tuổi đầu mà các em đã làm được công việc của người lớn. Thế rồi, từ chỗ khám phá ra sự trùng hợp ấy, các em lần lần tìm ra được dấu vết bọn kia ?
Bình láu táu :
- Thưa ông Trưởng Cuộc ! Cứ riêng bốn đứa cháu đây thì chưa chắc. Một phần lớn là nhờ con Ca Phi đây. Không có Ca Phi chắc chúng cháu không thể phác giác ra được cái hang…
- Hang ? Hang gì ? Ở đâu ?
- Dạ, cái hang nguyên trước là một cái lò gạch cũ, sau đào dài, sâu thêm ra làm một cái hang để trồng nấm. Bọn gian đem bé Kính giấu tại hang này, ở bên kia bờ sông Biên Hòa, thưa ông Trưởng Cuộc. Thế rồi, nếu không có Ca Phi, chúng cháu cũng chưa tìm ra được cửa một cái cống ngầm xây toàn bằng đá tảng, bên trong khô ráo, ăn thông ra sông Biên Hòa.
- Một cái cống ngầm ?
- Vâng ! Cũng may là cái cống ngầm này bị sụt một quãng, lối đi nghẽn tắc, bọn gian bị chận đường. Nếu không, giờ phút này chắc gì bé Kính đã được cười vui thích thú trong vòng tay mẹ.
Câu chuyện mỗi người nói một câu, không lớp lang thứ tự, thành thử ông Trưởng Cuộc Cảnh Sát cùng các nhân viên chưa biết rõ được từ đầu chí đuôi thế nào.
Toán nhân viên công lực liền nhao nhao lên tiếng yêu cầu chúng tôi kể lại từ đầu. Thế là Tâm đứng ra thuật lại việc dò xét truy lùng bọn gian, từng điểm một. Có chi tiết nào quên, đã có bé Thơ, Bình hoặc tôi bổ túc thêm. Câu chuyện nhờ Tâm trình bày thật rõ ràng, mạch lạc, đã khiến ông Trưởng Cuộc Cảnh Sát và các nhân viên luôn luôn gật đầu công nhận. Không còn một điểm nào đáng nghi ngờ nữa. Các ông nhìn bọn tôi, ánh mắt đượm vẻ trìu mến bao dung xen lẫn niềm kính phục. Nhất là khi Tâm kể tới đoạn chót, lúc chúng tôi bắt quả tang bọn gian phi, đem theo bé Kính, đang khiêng đá dọn lối đi trong cống ngầm ăn thông ra bờ sông, ra lệnh cho Ca Phi và cả bọn liều mạng xông lên bắt giữ chúng, các ông đã sững sờ kinh ngạc hết sức : không có con chó và chúng tôi chỉ chậm chân chút xíu là bé Kính sẽ không còn hy vọng về với cha mẹ nữa. Ông Trưởng Cuộc, tôi đoán chừng cũng là một người cha gương mẫu trong gia đình, ngồi im nghe Tâm kể chuyện, nét mặt cảm động. Giọng ông nói cố làm ra vẻ bình tĩnh cứng rắn, nhưng tôi vẫn nhận được nhiều âm thanh xúc động nghẹn ngào :
- Ngoan lắm ! Giỏi lắm ! Các em can đảm lắm ! Bây giờ tôi và các ông đây tin là thật rồi. Tôi và các ông bạn đồng nghiệp có mặt tại đây thành thực ngợi khen các em và con chó khôn ngoan của các em, nghe !
Đoạn, quay nhìn bọn gian phi đang ngồi gục đầu im lặng nghe chuyện, ông quát lớn :
- Thế nào ? Bọn kia ! Những lời kể tội các người đó đúng hay sai, hả ?
Bọn gian, không tên nào hé răng nói một tiếng. Chúng tiếp tục ngồi im. Ông Trưởng Cuộc và các nhân viên thay phiên nhau hỏi cung. Bốn chúng tôi ngồi chung trên hai cái ghế còn dư, vui vẻ đợi chờ. Thì ra tên đồng bọn của Hai Ngữ tên là Sáu Vạn, nhỏ con hơn, nhưng nét mặt lộ vẻ thâm hiểm hơn Hai Ngữ. Căn nhà sập sệ này, Sáu Vạn đến ở mới được ba tuần nay cùng với người vợ đồng thời là đồng lõa của gã. Như Hai Ngữ, gã cũng đã làm đủ nghề, có một chiếc xe hơi cũ. Chính chiếc xe hơi ấy đã được sử dụng trong việc bắt cóc bé Kính.
Một nhân viên cảnh sát buộc bọn gian phi khai rõ chương trình kế hoạch làm việc phi pháp vừa rồi ra sao. Tên nọ đổ thừa cho tên kia để tránh né phần nào trách nhiệm. Nhưng rồi toán nhân viên công lực cũng biết được : đúng như chúng tôi đã dự đoán, chính Hai Ngữ là người chủ trương việc bắt cóc con trai bác sĩ Bảo để vừa báo được mối thù bị đuổi, vừa được món tiền chuộc. Nhưng vợ Sáu Vạn lại bắt lầm bé Kính. Y thị đã đưa một gói kẹo ra dụ dỗ em nhỏ. Việc lỡ rồi, ba kẻ gian phi đành giữ bé Kính lại làm con tin để đòi tiền chuộc nơi một nhà giàu lớn tại Biên Hòa do Hai Ngữ chọn lựa.
Cảnh sát hỏi tại sao lại phải đưa bé Kính ra khỏi thành phố, giấu giếm tại hang nấm dơ dáy đó thay vì sử dụng cái cống cạn tại đây, trên con đường dốc Vạn Sinh này.
Hai Ngữ :
- Vâng ! Thưa ông Trưởng Cuộc ! Chính tôi đã đưa ra ý kiến ấy vì trước tôi có làm cho tổ hợp trồng nấm nên có sẵn chìa khóa. Nhưng dù thế nào tôi cũng sẽ đem trả thằng nhỏ mà. Do đó mới đem nó trở lại thành phố.
- Đem bằng cách nào ?
- Bằng chiếc xe hơi của Sáu Vạn. Thoạt tiên, tôi ghé về nhà riêng tại ấp Tân Lập lấy một cái túi đựng khoai. Nhưng không kiếm được cái nào lớn. Tôi liền lên đây, con đường Vạn Sinh này, nhờ vợ Sáu Vạn kiếm cho một cái. Rồi tôi trở lại hang nấm. Ở đó, Sáu Vạn đã chờ sẵn, giấu xe hơi vào một chỗ thật kín. Để thằng nhỏ không kêu la được trong khi đi đường, tôi đã cho nó uống thuốc ngủ, đút vào trong túi vẫn dùng đựng khoai tây.
Tới tỉnh, tôi cõng cái túi lên lưng, leo dốc Vạn Sinh rồi tới đây.
- Nhưng tại sao các anh lại không đem thằng bé trả cho người ta ?
Ba tên gian phi đưa mắt nhìn nhau thật nhanh. Người đàn bà lên tiếng :
- Chúng tôi sắp đem nó đi trả, sắp đem trả thật mà. Nhưng phải chờ đêm khuya, khi cả thành phố đi ngủ đã.
Lời nói dối của mụ ta khiến tôi giận sôi lên :
- Thưa ông Trưởng Cuộc. Mụ này nói dối ! Hồi nãy cháu rình trên mái nhà đã nghe rõ hết. Bọn gian định đem em nhỏ đi đâu đó, không phải đem trả đâu !
Người đàn bà đưa mắt nguýt tôi một cái thật dài rồi im bặt. Sáu Vạn có ý muốn thú tội :
- Lỗi do tên Hai Ngữ mà ra cả. Phải không Hai Ngữ ? Khăn bịt mặt của hắn bị tụt đúng lúc thằng nhỏ tỉnh dậy trên con đường đi đến đây này. Nhất định là hắn đã bị lộ diện rồi. Do đó, đem trả thằng bé là một điều rất nguy hiểm. Bởi vậy, chúng tôi quyết định đem nó đi giấu tại một nơi nào đó để có tìm ra được cũng còn lâu.
Hai Ngữ chối cãi :
- Tôi không à nghe ! Tôi không muốn như thế đâu, nghe !
Sáu Vạn nổi giận :
- Xin lỗi ! Anh cũng đã thỏa thuận rồi lại còn “không muốn như thế” gì nữa.
Đoạn, quay nhìn ông Trưởng Cuộc :
- Thưa ông, chúng tôi muốn bỏ trốn kia đấy. Nhưng mỗi ngày qua đi, việc đào tẩu lại thêm một khó. Thời hạn mười hai tiếng đồng hồ cũng vừa hết. Cảnh sát chắc đã bố trí đủ bốn phương tám hướng rồi. Đột nhiên, tôi nhớ ra là ở góc sân nhà này có một cái bể cạn. Khi nhấc tấm vỉ sắt lên, bất ngờ lại thấy một lối đi vào cái cống cạn xây chắc chắn, hướng về phía bờ sông. Tôi chợt có ý nghĩ : theo lối này ra bờ sông, gặp chiếc ghe nào đó, xin quá giang thì có thể thoát được.
Sáu Vạn nói đúng. Khi bị chúng tôi bắt gặp, bọn gian đang trên đường đào tẩu. Nhưng trốn đi đâu? Chúng định đem bé Kính tới nơi nào ?
Người đàn bà nói thêm :
- Chúng tôi có ý định đem thằng nhỏ xuống thuyền. Rồi khi thuyền ghé bến nào đó, chúng tôi sẽ lợi dụng cơ hội, trốn lên bờ, bỏ đi.
Lời khai của thị khiến bốn chúng tôi nổi ốc cùng mình. Nếu chúng không bị chận đứng kịp thời, số phận bé Kính sẽ ra sao ? Càng nghĩ, chúng tôi lại càng giật mình thon thót.
Ý chừng ông Trưởng Cuộc cũng cùng chung một cảm nghĩ nên thấy ông quay nhìn chúng tôi :
- Các em ! Các em ! Việc công ích các em vừa mới thực hiện đây quả thực là phi thường, phi thường ! Tôi… tôi…
Cơn xúc động khiến ông nghẹn ngào chẳng nói nên lời. Ông đứng lên, đưa hai tay nắm tay từng người một rồi đến bé Thơ. Ông nắm hai bàn tay bé Thơ thật lâu, run giọng :
- Con gái tôi cũng lên năm như bé Kính. Tưởng tượng rằng nó lọt vào tay tụi hung thần ác quỷ kia…
Nhưng rồi hình như tự nhận thấy mình đã lộ vẻ yếu mềm, một điều không thích hợp với tinh thần chức nghiệp hiện tại, ông Trưởng Cuộc hướng về bọn gian quát lớn :
- Thế còn số tiền chuộc các anh để đâu ? Nói mau !
Hai gã đàn ông lặng thinh, vờ như không nghe tiếng. Riêng mụ đàn bà, tương đối sáng suốt hơn, biết rằng công việc làm ăn phi pháp đã mười phần thất bại, có giấu giếm cũng chẳng được nào, đành khai thật. Số tiền chuộc hiện để dưới cống cạn trong một cái túi bằng vải vàng. Bình Trọc liền dẫn một nhân viên cảnh sát xuống cống. Chưa đầy ba phút sau, ông này đã đem lên cái túi “ka ki” đầy căng toàn giấy bạc. Một bó lớn toàn giấy năm trăm đồng lòi cả ra miệng túi. Gặp lúc khác, được thấy một túi tiền lớn như vậy chắc hẳn chúng tôi đã vui thích lắm. Nhưng hiện giờ, còn mải nghĩ về bé Kính nên chẳng ai để ý lắm.
Ông Trưởng Cuộc thở ra một hơi thật dài :
- Chà ! Nhiều tiền quá ! Tài sản của cả thành phố chung góp lại giúp ông bà Tám Vinh để chuộc bé Kính đấy.
Thế rồi, trong khi các nhân viên cảnh sát kiểm điểm lại xem số tiền còn đủ như trước không, tôi yêu cầu ông Trưởng Cuộc cho biết món tiền chuộc này đã được giao nạp cho bọn gian bằng cách nào và tại đâu.
- Chính tôi, hiện tôi cũng chưa hiểu rõ cho lắm. Chỉ biết rằng ba má bé Kính và ông Nguyễn Mẫn chủ tiệm kim hoàn đã thân hành đến Cuộc yêu cầu với tôi một điều là : cảnh sát chỉ can thiệp sau khi bọn gian đã trả lại bé Kính. Tôi hứa và đã giữ lời hứa. Nhưng bây giờ thì… thôi, mọi sự rắc rối đã chấm dứt, xong rồi, xong hết rồi.
Bé Thơ sán lại :
- Thưa ông Trưởng Cuộc ! Xong rồi ? Xong hết rồi ? Theo cháu nghĩ thì… còn, vẫn còn chứ ạ ! Bọn bắt cóc đã bị bắt giữ. Vâng, thế là xong rồi. Nhưng… nhưng… còn… còn những người bị tình nghi hiện vẫn bị giam giữ.
Ông Trưởng Cuộc ngạc nhiên :
- Sao ? Em muốn nói cái gì chứ ?
- A… a… cháu… à không ! Không ! Cháu muốn nói : không phải những người bị tình nghi mà chỉ có… có… một người bị tình nghi thôi. Mà người đó lại là “bạn” của chúng cháu.
- Bạn của các em ?
- Vâng ! Ông “chàng híp-pi”, thi sĩ lang thang tóc đỏ, râu đỏ đó, thưa ông Trưởng Cuộc ! Qua cuộc hỏi cung vừa rồi thì liệu ông lang thang có còn bị trách nhiệm gì nữa không ạ ?
- Dĩ nhiên là không rồi ! Có điều là sao anh ta lại dại dột đi lượm cuốn sổ tay của ông Tám Vinh ba bé Kính làm gì, làm tôi và các nhân viên mất công điều tra vô hiệu quả. Và kỳ quái nhất là không hiểu tại sao anh ta cứ im thin thít không chịu cho biết lý do nào đã khiến đương sự luôn luôn có mặt trong công viên gần chỗ các trẻ em chơi.
- Thế bây giờ ông định thế nào về ông ta, thưa ông Trưởng Cuộc ?
- Dĩ nhiên là tôi sẽ trả lại tự do cho anh ta chứ. Bây giờ các em theo tôi về Cuộc để bổ túc lời khai. Sau đó, tôi sẽ dẫn các em xuống nhà tạm giam gặp anh chàng lang thang ấy.
Dứt lời, ông quay nhìn mấy nhân viên đang hì hục cố đóng miệng cái túi đầy giấy bạc mãi mà không được ra lệnh :
- Các anh đưa ba tên kia về Cuộc. Tôi đi bộ về sau.
Tay bị còng, Hai Ngữ, Sáu Vạn và mụ đàn bà riu ríu lên xe cùng với ba nhân viên cảnh sát. Đúng lúc tôi dắt Ca Phi dợm chân bước ra khỏi căn nhà hắc ám, chợt một bàn tay không biết của ai nhẹ đặt lên vai. Khẽ giật mình, tôi quay lại. Tưởng ai, hóa ra ông cảnh sát, bữa gặp tại Cuộc, đã nghi ngờ khả năng của Ca Phi trong việc dò tìm dấu vết gian phi.
- Tôi có lời ngợi khen chú em cùng các bạn. Các chú em giỏi lắm. Nhất là con chó Ca Phi. Này, chú em ! Chú em có muốn bán lại con chó ấy không ? Chúng tôi sẽ trả cho chú em một giá thật cao.
Bán Ca Phi ? Bán con chó yêu quý của tôi ? Không, không bao giờ ! Ngay cả nghĩ, tôi cũng không hề nghĩ đến huống hồ là bán thật. Cho dù các ông ấy có trả cho tôi tất cả số bạc trong cái túi to tướng hồi nẫy, tôi cũng không chịu.
Tôi cúi xuống, ôm cổ Ca Phi, sát mặt nó vào mặt tôi, thích thú ngửi cái mùi giống mùi khói khen khét và nồng ấm của nó :
- Ca Phi ! Ca Phi ! Ca Phi yêu quý ! Không khi nào chúng mình xa nhau hết nghe, Ca Phi ! Chiêm yêu quý Ca Phi quá mà, xa Ca Phi sao được. Nhất là sau cái chiến công oanh liệt vừa rồi.
Ông Trưởng Cuộc và bốn nhân viên cảnh sát ngây người, hết nhìn bọn gian, con Ca Phi, lại đến bé Kính và bốn chúng tôi. Trong lúc đi xe, tôi đã kể chuyện kỹ lưỡng từ đầu tới cuối, các ông vẫn bán tín bán nghi. Nay trước sự thật hiển nhiên, nỗi vui mừng khiến toán nhân viên công lực cảm động không nói nên lời.
Một lúc sau, ông Trưởng Cuộc mới ra lệnh cho nhân viên còng tay ba tên gian phi, bắt ngồi vào một góc nhà, rồi quay ra hỏi bọn tôi :
- Thế ra bốn em đây và con chó khôn ngoan này đã… Tôi không thể ngờ các em lại giỏi giang đến thế. Đường lối các em theo dò ra sao, kể lại tôi nghe. Ngay chính tôi, tôi cũng không nghi cho ai, ngoài gã lang thang.
Bình Trọc nhanh nhẩu trả lời :
- Thưa ông Trưởng Cuộc ! Thật ra cũng là nhờ ông thi sĩ lang thang đấy ạ !
- Ủa ! Em nói sao ?
- Tụi cháu tin rằng ông ta không dính líu một chút nào vào vụ bắt cóc này. Vì thế, bốn đứa cháu mới bàn nhau ra tay tìm kiếm.
- Các em nói cho rõ ra đi !
Ông bà Tám Vinh trong lúc vui mừng quá sức đã bồng bé Kính ra về từ lúc nào. Chúng tôi lần lượt kể cho ông Trưởng Cuộc nghe việc điều tra, hỏi dò tin tức ra sao.
Tâm hắng giọng :
- Thưa ông Trưởng Cuộc ! Cũng nhờ bé Thơ, bạn của chúng cháu đây mà mấy anh em đã theo dò được vết tích của gã này, – Tâm chỉ hai Ngữ – tên gã là Hai Ngữ. Gã đã có một thời kỳ giúp việc cho ông Nguyễn Mẫn chủ tiệm kim hoàn, sau đó làm cho bác sĩ Bảo, rồi lại có thời gian phụ giúp trồng tỉa trong công viên thành phố nữa.
Một nhân viên cảnh sát tỏ vẻ ngạc nhiên :
- Ông Nguyễn Mẫn chủ tiệm vàng thì tôi biết. Nhưng còn bác sĩ Bảo, không hiểu ông có gì liên hệ tới vụ này.
- Chính ra bọn gian định bắt cóc con bác sĩ Bảo thay vì bé Kính.
- Thật vậy ư ? Do đâu mà các em biết được như thế ?
- Em nhỏ con bác sĩ Bảo trông rất giống bé Kính, sáng nào cũng lên công viên nô đùa. Chị người làm đi theo coi giữ em nhỏ trông lại hao hao giống bà Tám Vinh má bé Kính.
Ông Trưởng Cuộc ngạc nhiên hết sức, không còn biết nói gì hơn, chỉ nhắc đi nhắc lại mãi một câu :
- Không thể ngờ được ! Không thể ngờ được… Sự trùng hợp này tự các em khám phá ra. Tôi không thể ngờ mới chút xíu tuổi đầu mà các em đã làm được công việc của người lớn. Thế rồi, từ chỗ khám phá ra sự trùng hợp ấy, các em lần lần tìm ra được dấu vết bọn kia ?
Bình láu táu :
- Thưa ông Trưởng Cuộc ! Cứ riêng bốn đứa cháu đây thì chưa chắc. Một phần lớn là nhờ con Ca Phi đây. Không có Ca Phi chắc chúng cháu không thể phác giác ra được cái hang…
- Hang ? Hang gì ? Ở đâu ?
- Dạ, cái hang nguyên trước là một cái lò gạch cũ, sau đào dài, sâu thêm ra làm một cái hang để trồng nấm. Bọn gian đem bé Kính giấu tại hang này, ở bên kia bờ sông Biên Hòa, thưa ông Trưởng Cuộc. Thế rồi, nếu không có Ca Phi, chúng cháu cũng chưa tìm ra được cửa một cái cống ngầm xây toàn bằng đá tảng, bên trong khô ráo, ăn thông ra sông Biên Hòa.
- Một cái cống ngầm ?
- Vâng ! Cũng may là cái cống ngầm này bị sụt một quãng, lối đi nghẽn tắc, bọn gian bị chận đường. Nếu không, giờ phút này chắc gì bé Kính đã được cười vui thích thú trong vòng tay mẹ.
Câu chuyện mỗi người nói một câu, không lớp lang thứ tự, thành thử ông Trưởng Cuộc Cảnh Sát cùng các nhân viên chưa biết rõ được từ đầu chí đuôi thế nào.
Toán nhân viên công lực liền nhao nhao lên tiếng yêu cầu chúng tôi kể lại từ đầu. Thế là Tâm đứng ra thuật lại việc dò xét truy lùng bọn gian, từng điểm một. Có chi tiết nào quên, đã có bé Thơ, Bình hoặc tôi bổ túc thêm. Câu chuyện nhờ Tâm trình bày thật rõ ràng, mạch lạc, đã khiến ông Trưởng Cuộc Cảnh Sát và các nhân viên luôn luôn gật đầu công nhận. Không còn một điểm nào đáng nghi ngờ nữa. Các ông nhìn bọn tôi, ánh mắt đượm vẻ trìu mến bao dung xen lẫn niềm kính phục. Nhất là khi Tâm kể tới đoạn chót, lúc chúng tôi bắt quả tang bọn gian phi, đem theo bé Kính, đang khiêng đá dọn lối đi trong cống ngầm ăn thông ra bờ sông, ra lệnh cho Ca Phi và cả bọn liều mạng xông lên bắt giữ chúng, các ông đã sững sờ kinh ngạc hết sức : không có con chó và chúng tôi chỉ chậm chân chút xíu là bé Kính sẽ không còn hy vọng về với cha mẹ nữa. Ông Trưởng Cuộc, tôi đoán chừng cũng là một người cha gương mẫu trong gia đình, ngồi im nghe Tâm kể chuyện, nét mặt cảm động. Giọng ông nói cố làm ra vẻ bình tĩnh cứng rắn, nhưng tôi vẫn nhận được nhiều âm thanh xúc động nghẹn ngào :
- Ngoan lắm ! Giỏi lắm ! Các em can đảm lắm ! Bây giờ tôi và các ông đây tin là thật rồi. Tôi và các ông bạn đồng nghiệp có mặt tại đây thành thực ngợi khen các em và con chó khôn ngoan của các em, nghe !
Đoạn, quay nhìn bọn gian phi đang ngồi gục đầu im lặng nghe chuyện, ông quát lớn :
- Thế nào ? Bọn kia ! Những lời kể tội các người đó đúng hay sai, hả ?
Bọn gian, không tên nào hé răng nói một tiếng. Chúng tiếp tục ngồi im. Ông Trưởng Cuộc và các nhân viên thay phiên nhau hỏi cung. Bốn chúng tôi ngồi chung trên hai cái ghế còn dư, vui vẻ đợi chờ. Thì ra tên đồng bọn của Hai Ngữ tên là Sáu Vạn, nhỏ con hơn, nhưng nét mặt lộ vẻ thâm hiểm hơn Hai Ngữ. Căn nhà sập sệ này, Sáu Vạn đến ở mới được ba tuần nay cùng với người vợ đồng thời là đồng lõa của gã. Như Hai Ngữ, gã cũng đã làm đủ nghề, có một chiếc xe hơi cũ. Chính chiếc xe hơi ấy đã được sử dụng trong việc bắt cóc bé Kính.
Một nhân viên cảnh sát buộc bọn gian phi khai rõ chương trình kế hoạch làm việc phi pháp vừa rồi ra sao. Tên nọ đổ thừa cho tên kia để tránh né phần nào trách nhiệm. Nhưng rồi toán nhân viên công lực cũng biết được : đúng như chúng tôi đã dự đoán, chính Hai Ngữ là người chủ trương việc bắt cóc con trai bác sĩ Bảo để vừa báo được mối thù bị đuổi, vừa được món tiền chuộc. Nhưng vợ Sáu Vạn lại bắt lầm bé Kính. Y thị đã đưa một gói kẹo ra dụ dỗ em nhỏ. Việc lỡ rồi, ba kẻ gian phi đành giữ bé Kính lại làm con tin để đòi tiền chuộc nơi một nhà giàu lớn tại Biên Hòa do Hai Ngữ chọn lựa.
Cảnh sát hỏi tại sao lại phải đưa bé Kính ra khỏi thành phố, giấu giếm tại hang nấm dơ dáy đó thay vì sử dụng cái cống cạn tại đây, trên con đường dốc Vạn Sinh này.
Hai Ngữ :
- Vâng ! Thưa ông Trưởng Cuộc ! Chính tôi đã đưa ra ý kiến ấy vì trước tôi có làm cho tổ hợp trồng nấm nên có sẵn chìa khóa. Nhưng dù thế nào tôi cũng sẽ đem trả thằng nhỏ mà. Do đó mới đem nó trở lại thành phố.
- Đem bằng cách nào ?
- Bằng chiếc xe hơi của Sáu Vạn. Thoạt tiên, tôi ghé về nhà riêng tại ấp Tân Lập lấy một cái túi đựng khoai. Nhưng không kiếm được cái nào lớn. Tôi liền lên đây, con đường Vạn Sinh này, nhờ vợ Sáu Vạn kiếm cho một cái. Rồi tôi trở lại hang nấm. Ở đó, Sáu Vạn đã chờ sẵn, giấu xe hơi vào một chỗ thật kín. Để thằng nhỏ không kêu la được trong khi đi đường, tôi đã cho nó uống thuốc ngủ, đút vào trong túi vẫn dùng đựng khoai tây.
Tới tỉnh, tôi cõng cái túi lên lưng, leo dốc Vạn Sinh rồi tới đây.
- Nhưng tại sao các anh lại không đem thằng bé trả cho người ta ?
Ba tên gian phi đưa mắt nhìn nhau thật nhanh. Người đàn bà lên tiếng :
- Chúng tôi sắp đem nó đi trả, sắp đem trả thật mà. Nhưng phải chờ đêm khuya, khi cả thành phố đi ngủ đã.
Lời nói dối của mụ ta khiến tôi giận sôi lên :
- Thưa ông Trưởng Cuộc. Mụ này nói dối ! Hồi nãy cháu rình trên mái nhà đã nghe rõ hết. Bọn gian định đem em nhỏ đi đâu đó, không phải đem trả đâu !
Người đàn bà đưa mắt nguýt tôi một cái thật dài rồi im bặt. Sáu Vạn có ý muốn thú tội :
- Lỗi do tên Hai Ngữ mà ra cả. Phải không Hai Ngữ ? Khăn bịt mặt của hắn bị tụt đúng lúc thằng nhỏ tỉnh dậy trên con đường đi đến đây này. Nhất định là hắn đã bị lộ diện rồi. Do đó, đem trả thằng bé là một điều rất nguy hiểm. Bởi vậy, chúng tôi quyết định đem nó đi giấu tại một nơi nào đó để có tìm ra được cũng còn lâu.
Hai Ngữ chối cãi :
- Tôi không à nghe ! Tôi không muốn như thế đâu, nghe !
Sáu Vạn nổi giận :
- Xin lỗi ! Anh cũng đã thỏa thuận rồi lại còn “không muốn như thế” gì nữa.
Đoạn, quay nhìn ông Trưởng Cuộc :
- Thưa ông, chúng tôi muốn bỏ trốn kia đấy. Nhưng mỗi ngày qua đi, việc đào tẩu lại thêm một khó. Thời hạn mười hai tiếng đồng hồ cũng vừa hết. Cảnh sát chắc đã bố trí đủ bốn phương tám hướng rồi. Đột nhiên, tôi nhớ ra là ở góc sân nhà này có một cái bể cạn. Khi nhấc tấm vỉ sắt lên, bất ngờ lại thấy một lối đi vào cái cống cạn xây chắc chắn, hướng về phía bờ sông. Tôi chợt có ý nghĩ : theo lối này ra bờ sông, gặp chiếc ghe nào đó, xin quá giang thì có thể thoát được.
Sáu Vạn nói đúng. Khi bị chúng tôi bắt gặp, bọn gian đang trên đường đào tẩu. Nhưng trốn đi đâu? Chúng định đem bé Kính tới nơi nào ?
Người đàn bà nói thêm :
- Chúng tôi có ý định đem thằng nhỏ xuống thuyền. Rồi khi thuyền ghé bến nào đó, chúng tôi sẽ lợi dụng cơ hội, trốn lên bờ, bỏ đi.
Lời khai của thị khiến bốn chúng tôi nổi ốc cùng mình. Nếu chúng không bị chận đứng kịp thời, số phận bé Kính sẽ ra sao ? Càng nghĩ, chúng tôi lại càng giật mình thon thót.
Ý chừng ông Trưởng Cuộc cũng cùng chung một cảm nghĩ nên thấy ông quay nhìn chúng tôi :
- Các em ! Các em ! Việc công ích các em vừa mới thực hiện đây quả thực là phi thường, phi thường ! Tôi… tôi…
Cơn xúc động khiến ông nghẹn ngào chẳng nói nên lời. Ông đứng lên, đưa hai tay nắm tay từng người một rồi đến bé Thơ. Ông nắm hai bàn tay bé Thơ thật lâu, run giọng :
- Con gái tôi cũng lên năm như bé Kính. Tưởng tượng rằng nó lọt vào tay tụi hung thần ác quỷ kia…
Nhưng rồi hình như tự nhận thấy mình đã lộ vẻ yếu mềm, một điều không thích hợp với tinh thần chức nghiệp hiện tại, ông Trưởng Cuộc hướng về bọn gian quát lớn :
- Thế còn số tiền chuộc các anh để đâu ? Nói mau !
Hai gã đàn ông lặng thinh, vờ như không nghe tiếng. Riêng mụ đàn bà, tương đối sáng suốt hơn, biết rằng công việc làm ăn phi pháp đã mười phần thất bại, có giấu giếm cũng chẳng được nào, đành khai thật. Số tiền chuộc hiện để dưới cống cạn trong một cái túi bằng vải vàng. Bình Trọc liền dẫn một nhân viên cảnh sát xuống cống. Chưa đầy ba phút sau, ông này đã đem lên cái túi “ka ki” đầy căng toàn giấy bạc. Một bó lớn toàn giấy năm trăm đồng lòi cả ra miệng túi. Gặp lúc khác, được thấy một túi tiền lớn như vậy chắc hẳn chúng tôi đã vui thích lắm. Nhưng hiện giờ, còn mải nghĩ về bé Kính nên chẳng ai để ý lắm.
Ông Trưởng Cuộc thở ra một hơi thật dài :
- Chà ! Nhiều tiền quá ! Tài sản của cả thành phố chung góp lại giúp ông bà Tám Vinh để chuộc bé Kính đấy.
Thế rồi, trong khi các nhân viên cảnh sát kiểm điểm lại xem số tiền còn đủ như trước không, tôi yêu cầu ông Trưởng Cuộc cho biết món tiền chuộc này đã được giao nạp cho bọn gian bằng cách nào và tại đâu.
- Chính tôi, hiện tôi cũng chưa hiểu rõ cho lắm. Chỉ biết rằng ba má bé Kính và ông Nguyễn Mẫn chủ tiệm kim hoàn đã thân hành đến Cuộc yêu cầu với tôi một điều là : cảnh sát chỉ can thiệp sau khi bọn gian đã trả lại bé Kính. Tôi hứa và đã giữ lời hứa. Nhưng bây giờ thì… thôi, mọi sự rắc rối đã chấm dứt, xong rồi, xong hết rồi.
Bé Thơ sán lại :
- Thưa ông Trưởng Cuộc ! Xong rồi ? Xong hết rồi ? Theo cháu nghĩ thì… còn, vẫn còn chứ ạ ! Bọn bắt cóc đã bị bắt giữ. Vâng, thế là xong rồi. Nhưng… nhưng… còn… còn những người bị tình nghi hiện vẫn bị giam giữ.
Ông Trưởng Cuộc ngạc nhiên :
- Sao ? Em muốn nói cái gì chứ ?
- A… a… cháu… à không ! Không ! Cháu muốn nói : không phải những người bị tình nghi mà chỉ có… có… một người bị tình nghi thôi. Mà người đó lại là “bạn” của chúng cháu.
- Bạn của các em ?
- Vâng ! Ông “chàng híp-pi”, thi sĩ lang thang tóc đỏ, râu đỏ đó, thưa ông Trưởng Cuộc ! Qua cuộc hỏi cung vừa rồi thì liệu ông lang thang có còn bị trách nhiệm gì nữa không ạ ?
- Dĩ nhiên là không rồi ! Có điều là sao anh ta lại dại dột đi lượm cuốn sổ tay của ông Tám Vinh ba bé Kính làm gì, làm tôi và các nhân viên mất công điều tra vô hiệu quả. Và kỳ quái nhất là không hiểu tại sao anh ta cứ im thin thít không chịu cho biết lý do nào đã khiến đương sự luôn luôn có mặt trong công viên gần chỗ các trẻ em chơi.
- Thế bây giờ ông định thế nào về ông ta, thưa ông Trưởng Cuộc ?
- Dĩ nhiên là tôi sẽ trả lại tự do cho anh ta chứ. Bây giờ các em theo tôi về Cuộc để bổ túc lời khai. Sau đó, tôi sẽ dẫn các em xuống nhà tạm giam gặp anh chàng lang thang ấy.
Dứt lời, ông quay nhìn mấy nhân viên đang hì hục cố đóng miệng cái túi đầy giấy bạc mãi mà không được ra lệnh :
- Các anh đưa ba tên kia về Cuộc. Tôi đi bộ về sau.
Tay bị còng, Hai Ngữ, Sáu Vạn và mụ đàn bà riu ríu lên xe cùng với ba nhân viên cảnh sát. Đúng lúc tôi dắt Ca Phi dợm chân bước ra khỏi căn nhà hắc ám, chợt một bàn tay không biết của ai nhẹ đặt lên vai. Khẽ giật mình, tôi quay lại. Tưởng ai, hóa ra ông cảnh sát, bữa gặp tại Cuộc, đã nghi ngờ khả năng của Ca Phi trong việc dò tìm dấu vết gian phi.
- Tôi có lời ngợi khen chú em cùng các bạn. Các chú em giỏi lắm. Nhất là con chó Ca Phi. Này, chú em ! Chú em có muốn bán lại con chó ấy không ? Chúng tôi sẽ trả cho chú em một giá thật cao.
Bán Ca Phi ? Bán con chó yêu quý của tôi ? Không, không bao giờ ! Ngay cả nghĩ, tôi cũng không hề nghĩ đến huống hồ là bán thật. Cho dù các ông ấy có trả cho tôi tất cả số bạc trong cái túi to tướng hồi nẫy, tôi cũng không chịu.
Tôi cúi xuống, ôm cổ Ca Phi, sát mặt nó vào mặt tôi, thích thú ngửi cái mùi giống mùi khói khen khét và nồng ấm của nó :
- Ca Phi ! Ca Phi ! Ca Phi yêu quý ! Không khi nào chúng mình xa nhau hết nghe, Ca Phi ! Chiêm yêu quý Ca Phi quá mà, xa Ca Phi sao được. Nhất là sau cái chiến công oanh liệt vừa rồi.
CHƯƠNG XIV
ĐIỀU BÍ MẬT CỦA NHÀ THƠ LÃNG TỬ
Sáng hôm sau, đồng hồ mới điểm bẩy giờ, tôi đã thức giấc, mặc dầu đêm quá ngắn, ngủ chưa đã mắt. Ngồi chừng mấy phút hết ngái ngủ tôi đã nghĩ ngay đến bé Kính.
Hôm qua, chưa kịp để tụi tôi trông rõ mặt, em đã được ba má ôm
ấp, bồng bế về nhà. Bé Kính còn nhỏ thế chắc chưa thể nào biết được mối
nguy cơ ghê gớm em vừa trải qua. Nhưng ba má em, nhất định là phải sung
sướng lắm. Ông bà Tám Vinh vui mừng đến nỗi không ngủ được là cái chắc.
Có lẽ suốt đêm, ba má em chỉ loanh quanh lẩn quẩn bên giường đứa con
trai duy nhất, ngắm nhìn em say ngủ mà vui sướng đến ứa nước mắt.
Thế rồi, mọi việc tuần tự tái diễn trong trí nhớ : những giây phút nghẹt thở bốn đứa tôi phải trải qua, lúc đột kích bọn gian, bắt giữ chúng trong cống cạn, lúc nhân viên công lực điều tra hỏi cung từng tên một. Nhất là khi từ Cuộc Cảnh Sát đi ra, lúc đó đã vào khoảng nửa đêm, bị chụp hình dưới ánh đèn chớp nhoáng của các phóng viên, ký giả. Tin vui “bé Kính đã trở về” được loan truyền trong toàn thị xã nhanh như một ánh chớp.
Khi bước ra khỏi trụ sở Cuộc, bé Thơ đã cuống quít cả chân tay, đôi lúc lại la lên, hoặc bật cười khanh khách. Tôi có cảm tưởng là toàn thể dân chúng thị xã đều có mặt. Mọi người vây quanh chúng tôi, hỏi han rối rít, các phóng viện giương máy chụp hình, chụp lia lịa. Không riêng gì bé Thơ, tất cả bốn người chúng tôi đều luống cuống, nhưng trong lòng hân hoan không bút nào tả xiết.
Có nhiều người trong đám đông hô lớn :
- Ca Phi ! Ca Phi ! Con chó khôn ngoan Ca Phi đâu ? Cho chúng tôi coi mặt nó một chút !
Chúng tôi định lờ đi làm như không nghe tiếng, nhưng bị la ó dữ quá, bắt buộc phải “khiêng” Ca Phi lên, cho nó đặt hai chân trước, một trên vai Tâm, một trên… đầu tôi. Ba bốn cái máy hình đưa sát tận nơi, thi nhau bấm lách cách khiến Ca Phi ngơ ngác chẳng hiểu người ở đâu mà lắm thế và họ múa may quay cuồng la hét cái gì dữ vậy. Nhưng thấy chúng tôi cười vui thích thú, nó cũng yên lòng, chỉ thè cái lưỡi dài đỏ hỏn ra mà thở hồng hộc, chốc chốc lại rít lên ra điều khoái trá. Nếu tình trạng bủa vây cứ kéo dài như thế, chắc chúng tôi không thể nào mở được lối đi trại cải huấn được. May sao, ông Trưởng Cuộc đã dành cho bốn chúng tôi và Ca Phi một chiếc xe Jeep. Nhờ thế, cả bọn mới đi thoát được.
Tôi nhớ lại lúc bé Thơ, Tâm, Bình, tôi và Ca Phi đến cổng nhà giam, trước bức tường cao trên có dây kẽm gai, rồi đến khuôn mặt ông lang thang khi được trả tự do, xuất hiện trên ngưỡng cửa. Chợt bắt gặp chúng tôi cùng Ca Phi đứng trên vỉa hè, sắc diện ông vụt tươi hẳn lên.
- À, à ! Các cháu ! Các cháu ! À, à…
Tiếng nói tắc nghẹn trong cuống họng, ông đưa hai tay nắm lấy tay chúng tôi, nước mắt ứ đôi mi thâm quầng. Ông cúi xuống hôn hít Ca Phi, hòa lẫn tóc râu với bộ lông đen vàng của nó.
Lúc đó đã một giờ đêm. Bé Thơ hỏi đêm nay ông về đâu.
- Về đâu hả cháu ? Ồ ! Lo gì điều đó ! Chú về đâu cũng được mà. Vào đâu cũng là nhà, ngã đâu cũng là giường được.
Bình Trọc nói ngay :
- Nếu vậy, chú về nhà ương cây trong công viên với tụi cháu đi, chú !
Thi sĩ lang thang cười buồn :
- Về với cháu ! Về nhà ương cây với các cháu ! Các cháu lại chịu hạ mình ngủ chung nhà với một tên lãng tử như chú sao ?
Chúng tôi phải xúm xít vào nói mãi, ông lang thang mới chịu theo về…
Và hiện giờ, ông còn ngủ, nơi kia, trong tận góc nhà xa tít như có ý hết sức giữ gìn để khỏi làm phiền chúng tôi.
Đột nhiên, Tâm vươn vai ngáp một cái thật lớn. Tiếp đó, lại đến Bình đưa hai tay gãi cái đầu trọc. Các bạn tôi thức giấc. Ca Phi chạy lại chào mừng hai người bạn thân của chủ nó bằng cách nhằm đúng hai cái mặt còn ngái ngủ mà liếm thật ngon lành. Ngắm nhìn sắc diện Tâm, Bình, tôi biết ngay là hai người ngủ chưa đã mắt và hiện cũng đang có ý nghĩ như tôi : “đêm ngắn quá nhưng thật yên vui”.
Một lúc sau, ông lang thang cũng thức giấc. Quỳ hai gối trên nệm cỏ khô, ông ta nhẹ nhàng gấp lại tấm mền chúng tôi đã cho mượn để đắp ban đêm. Biết bao tư tưởng vẩn lên trong trí óc khiến tôi đăm chiêu suy nghĩ : Con người kỳ lạ thật ! Tế nhị, chu đáo, cử chỉ nhẹ nhàng, ký ức chứa chất toàn những bài thơ tuyệt tác, sắc diện trí thức thông minh, ngụy trang dưới bộ tóc, trong hàm râu bụi đời đỏ quạch, không hiểu vì đâu ông lại cứ lang thang như một mảnh hồn hoang vất vưởng, đau khổ triền miên, đến nỗi không còn thì giờ mà bảo trọng lấy hình hài thân xác nữa.
Ba chúng tôi chạy lại, vây quanh thi sĩ lang thang, tha thiết mời ông dùng với chúng tôi bữa ăn lót dạ.
Ông ta từ chối :
- Cám ơn các cháu ! Chú không thể nhận lời mời quý hóa của các cháu vì chú không muốn quấy nhiễu các cháu nhiều hơn nữa. Vả lại, chú cần phải đi gấp !
Chợt có tiếng bé Thơ :
- Cái gì ?... Đi gấp ? Chú ghét tụi cháu lắm sao mà đòi đi gấp dữ vậy ?
Thi sĩ lang thang ngẩng đầu âu yếm nhìn bé Thơ và Tường Vi đang bước vào, miệng mỉm nụ cười tươi để lộ hàm răng trắng, đều và đẹp. Ông do dự, ngập ngừng thấy rõ. Đoạn, ông ngồi xuống một khúc cây lớn bằng cái thớt tụi tôi vẫn dùng làm ghế ngồi tạm.
Bé Thơ mừng quýnh :
- Để cháu dọn bữa chú ăn lót dạ. Chú xứng đáng quá mà !
- Xứng đáng ? Chú mà xứng đáng ? Một kẻ không nhà, lang thang, lãng tử…
Bé Thơ giơ tay ngắt ngang :
- Xứng đáng thật chứ còn gì nữa ! Này nhé, nếu chú không có tính tình dễ dàng, yêu quý con nít, chắc gì chúng cháu đã gắng công tìm cách cứu chú và từ chỗ đó mới tìm ra được bé Kính.
Ăn điểm tâm xong, ông lang thang đứng dậy, sửa soạn ra đi, thì ngay lúc đó, trên lối vào nhà ương cây, một thiếu phụ tay dắt một em nhỏ, đang đặt bước đi vào.
Bình Trọc nhanh mắt, nhìn thấy trước, reo lên :
- Kìa, bà Tám Vinh ! Cả bé Kính nữa ! Ồ, thú quá !
Hai mẹ con bà Tám thong thả bước vào. Chưa ngồi yên chỗ, bà mẹ đã cười vui :
- Đêm qua, vui mừng quá đỗi nên vội vã bồng em Kính về nhà. Thành thử quên bẵng mất không có một lời nào cám ơn các cháu và con chó Ca Phi. Bác thành thực xin lỗi các cháu nhé !
Rồi đột nhiên, không một ai ngờ trước được, bà Tám chạy tới nắm tay chúng tôi kéo cho quây tụ lại, rồi giang rộng hai tay, bà ôm choàng lấy cả bọn, nước mắt rưng rưng :
- Suốt đời, không bao giờ hai bác quên ơn các cháu và con chó can đảm có một không hai của các cháu.
Ông lang thang lặng nhìn cảnh tượng đang diễn ra trước mặt, ánh mắt thoáng mờ đi trong một giây.
Bà Tám quay nhìn bé Kính :
- Cả em Kính cũng hết sức cám ơn các anh các chị đấy. Coi kìa ! Thằng nhỏ chắc đã quên hết, chẳng còn nhớ gì đến những phút thập phần nguy hiểm vừa qua nữa.
Bà mẹ nói đúng. Chú bé má phính, đang mải nô đùa với Ca Phi. Hai bắp chân bụ sữa chới với, chới với chỉ rình trèo lên lưng con chó mà cưỡi như cưỡi ngựa. Ca Phi cũng lộ vẻ thích thú vô cùng.
Qua một tiếng thở dài, ông lang thang cất giọng trầm buồn :
- Không hiểu dân chúng trong thị xã suy luận thế nào mà lại đi ngờ cho tôi. Làm sao tôi lại có thể xuống tay bắt cóc một thằng nhỏ đẹp đẽ xinh xắn như thế này được nhỉ ?... Nhưng, nói thực mà nghe, một phần lỗi cũng do tôi. Lẽ ra, tôi nên giải thích, nói rõ lý do tại sao tôi lại có mặt tại Biên Hòa, trong cái công viên này mấy hôm liền như thế. Nhưng… không thể, không thể được ! Trên sức chịu đựng của tôi nhiều quá !
Mọi cái đầu, trừ bé Kính đều quay lại phía ông lang thang, hết thẩy mấy cặp mắt đều ngó ông chăm chú.
Bé Thơ giọng hờn dỗi :
- Ngay cả với chúng cháu, chú cũng không thể nói được, hả chú ?
Lại một nụ cười buồn trên cặp môi khô héo :
- Với các cháu… thì khác. Nhất định là chú phải nói chứ !
Thế rồi, đưa hai tay bồng bé Kính, đặt cho ngồi lên lòng, thi sĩ lang thang kể chuyện đời ông.
“Ngược giòng thời gian, xưa kia, ông có một người chị ruột. Người chị ruột thương yêu, bao bọc ông không khác một vị hiền mẫu, vì ngay từ thuở ấu thơ, hai chị em đã mồ côi cả cha lẫn mẹ. Mặc dầu làm việc vất vả, địa vị lại rất khiêm nhường, làm công giữ em cho một gia đình giàu có, bà chị ấy hy sinh tất cả lạc thú của riêng mình để có đủ tiền cho em trai ăn học. Thế rồi, một buổi kia, cách đây 6 năm, đúng 15 tháng tám, một viên đạn lạc, không biết từ đâu bắn tới, bà chị bị trúng đạn chết ngay tại chỗ. Do đó, mỗi năm cứ đúng dịp này, ông trở lại đây, trong cái công viên nơi bà chị thường dẫn đám nhỏ con ông chủ vào chạy đùa nô giỡn và cũng chính là nơi bà ngồi viết thư cho em trai, trên một chiếc ghế đá, gần sát chỗ cây đu, cầu tuột.”
- Đó ! Tất cả bí mật của đời tôi là thế đó. Có thể được chăng là với bất cứ ai tôi cũng nói hết ra ? Liệu người đời có hiểu cho rằng : một niềm đau khổ tuyệt cùng có thể biến đổi một kiếp sống bình thường như muôn ngàn kiếp sống bình thường khác thành một kiếp gió bụi lang thang ! Từ một thanh niên tráng kiện yêu đời, ham sống, tôi đã biến thành một tên lãng tử hay “thi sĩ lang thang” cũng vậy, như các cháu vẫn thường gọi.
Năm ngón tay mềm mại, thuôn dài, ngón tay đặc biệt nghệ sĩ, đưa lên nhẹ xoa đôi má no tròn của bé Kính, nhà thơ lãng tử điềm đạm tiếp theo :
- Bé Kính còn bé quá nên bây giờ chưa hiểu được lời chú nói. Nhưng khi cháu lớn khôn má sẽ giảng giải cho cháu nghe rằng : cháu đã được cứu thoát nhờ tấm lòng mến thương của hai cô gái nhỏ và ba cậu trai trên dưới 15 tuổi đối với một ông già gần như không quen biết gì họ, cũng chẳng phải thân thuộc bà con. Và rồi lúc đó bé mới thấy rằng câu chuyện ngày hôm nay là đẹp, vô cùng đẹp.
Dứt lời, ông lang thang đặt bé Kính xuống, đưa tay túm gọn miệng túi vải, âu yếm nắm tay chúng tôi từng người một, ngả đầu chào bà Tám Vinh, nhẹ xoa làn má phính của bé Kính, vuốt khẽ đầu con Ca Phi rồi bước ra. Đế giày cao su nhẹ vang trên lối đi lát si măng.
Chưa đầy phút sau, bóng dáng nhà thơ lãng tử đã khuất lấp sau hai hàng lệ liễu.
Thế rồi, mọi việc tuần tự tái diễn trong trí nhớ : những giây phút nghẹt thở bốn đứa tôi phải trải qua, lúc đột kích bọn gian, bắt giữ chúng trong cống cạn, lúc nhân viên công lực điều tra hỏi cung từng tên một. Nhất là khi từ Cuộc Cảnh Sát đi ra, lúc đó đã vào khoảng nửa đêm, bị chụp hình dưới ánh đèn chớp nhoáng của các phóng viên, ký giả. Tin vui “bé Kính đã trở về” được loan truyền trong toàn thị xã nhanh như một ánh chớp.
Khi bước ra khỏi trụ sở Cuộc, bé Thơ đã cuống quít cả chân tay, đôi lúc lại la lên, hoặc bật cười khanh khách. Tôi có cảm tưởng là toàn thể dân chúng thị xã đều có mặt. Mọi người vây quanh chúng tôi, hỏi han rối rít, các phóng viện giương máy chụp hình, chụp lia lịa. Không riêng gì bé Thơ, tất cả bốn người chúng tôi đều luống cuống, nhưng trong lòng hân hoan không bút nào tả xiết.
Có nhiều người trong đám đông hô lớn :
- Ca Phi ! Ca Phi ! Con chó khôn ngoan Ca Phi đâu ? Cho chúng tôi coi mặt nó một chút !
Chúng tôi định lờ đi làm như không nghe tiếng, nhưng bị la ó dữ quá, bắt buộc phải “khiêng” Ca Phi lên, cho nó đặt hai chân trước, một trên vai Tâm, một trên… đầu tôi. Ba bốn cái máy hình đưa sát tận nơi, thi nhau bấm lách cách khiến Ca Phi ngơ ngác chẳng hiểu người ở đâu mà lắm thế và họ múa may quay cuồng la hét cái gì dữ vậy. Nhưng thấy chúng tôi cười vui thích thú, nó cũng yên lòng, chỉ thè cái lưỡi dài đỏ hỏn ra mà thở hồng hộc, chốc chốc lại rít lên ra điều khoái trá. Nếu tình trạng bủa vây cứ kéo dài như thế, chắc chúng tôi không thể nào mở được lối đi trại cải huấn được. May sao, ông Trưởng Cuộc đã dành cho bốn chúng tôi và Ca Phi một chiếc xe Jeep. Nhờ thế, cả bọn mới đi thoát được.
Tôi nhớ lại lúc bé Thơ, Tâm, Bình, tôi và Ca Phi đến cổng nhà giam, trước bức tường cao trên có dây kẽm gai, rồi đến khuôn mặt ông lang thang khi được trả tự do, xuất hiện trên ngưỡng cửa. Chợt bắt gặp chúng tôi cùng Ca Phi đứng trên vỉa hè, sắc diện ông vụt tươi hẳn lên.
- À, à ! Các cháu ! Các cháu ! À, à…
Tiếng nói tắc nghẹn trong cuống họng, ông đưa hai tay nắm lấy tay chúng tôi, nước mắt ứ đôi mi thâm quầng. Ông cúi xuống hôn hít Ca Phi, hòa lẫn tóc râu với bộ lông đen vàng của nó.
Lúc đó đã một giờ đêm. Bé Thơ hỏi đêm nay ông về đâu.
- Về đâu hả cháu ? Ồ ! Lo gì điều đó ! Chú về đâu cũng được mà. Vào đâu cũng là nhà, ngã đâu cũng là giường được.
Bình Trọc nói ngay :
- Nếu vậy, chú về nhà ương cây trong công viên với tụi cháu đi, chú !
Thi sĩ lang thang cười buồn :
- Về với cháu ! Về nhà ương cây với các cháu ! Các cháu lại chịu hạ mình ngủ chung nhà với một tên lãng tử như chú sao ?
Chúng tôi phải xúm xít vào nói mãi, ông lang thang mới chịu theo về…
Và hiện giờ, ông còn ngủ, nơi kia, trong tận góc nhà xa tít như có ý hết sức giữ gìn để khỏi làm phiền chúng tôi.
Đột nhiên, Tâm vươn vai ngáp một cái thật lớn. Tiếp đó, lại đến Bình đưa hai tay gãi cái đầu trọc. Các bạn tôi thức giấc. Ca Phi chạy lại chào mừng hai người bạn thân của chủ nó bằng cách nhằm đúng hai cái mặt còn ngái ngủ mà liếm thật ngon lành. Ngắm nhìn sắc diện Tâm, Bình, tôi biết ngay là hai người ngủ chưa đã mắt và hiện cũng đang có ý nghĩ như tôi : “đêm ngắn quá nhưng thật yên vui”.
Một lúc sau, ông lang thang cũng thức giấc. Quỳ hai gối trên nệm cỏ khô, ông ta nhẹ nhàng gấp lại tấm mền chúng tôi đã cho mượn để đắp ban đêm. Biết bao tư tưởng vẩn lên trong trí óc khiến tôi đăm chiêu suy nghĩ : Con người kỳ lạ thật ! Tế nhị, chu đáo, cử chỉ nhẹ nhàng, ký ức chứa chất toàn những bài thơ tuyệt tác, sắc diện trí thức thông minh, ngụy trang dưới bộ tóc, trong hàm râu bụi đời đỏ quạch, không hiểu vì đâu ông lại cứ lang thang như một mảnh hồn hoang vất vưởng, đau khổ triền miên, đến nỗi không còn thì giờ mà bảo trọng lấy hình hài thân xác nữa.
Ba chúng tôi chạy lại, vây quanh thi sĩ lang thang, tha thiết mời ông dùng với chúng tôi bữa ăn lót dạ.
Ông ta từ chối :
- Cám ơn các cháu ! Chú không thể nhận lời mời quý hóa của các cháu vì chú không muốn quấy nhiễu các cháu nhiều hơn nữa. Vả lại, chú cần phải đi gấp !
Chợt có tiếng bé Thơ :
- Cái gì ?... Đi gấp ? Chú ghét tụi cháu lắm sao mà đòi đi gấp dữ vậy ?
Thi sĩ lang thang ngẩng đầu âu yếm nhìn bé Thơ và Tường Vi đang bước vào, miệng mỉm nụ cười tươi để lộ hàm răng trắng, đều và đẹp. Ông do dự, ngập ngừng thấy rõ. Đoạn, ông ngồi xuống một khúc cây lớn bằng cái thớt tụi tôi vẫn dùng làm ghế ngồi tạm.
Bé Thơ mừng quýnh :
- Để cháu dọn bữa chú ăn lót dạ. Chú xứng đáng quá mà !
- Xứng đáng ? Chú mà xứng đáng ? Một kẻ không nhà, lang thang, lãng tử…
Bé Thơ giơ tay ngắt ngang :
- Xứng đáng thật chứ còn gì nữa ! Này nhé, nếu chú không có tính tình dễ dàng, yêu quý con nít, chắc gì chúng cháu đã gắng công tìm cách cứu chú và từ chỗ đó mới tìm ra được bé Kính.
Ăn điểm tâm xong, ông lang thang đứng dậy, sửa soạn ra đi, thì ngay lúc đó, trên lối vào nhà ương cây, một thiếu phụ tay dắt một em nhỏ, đang đặt bước đi vào.
Bình Trọc nhanh mắt, nhìn thấy trước, reo lên :
- Kìa, bà Tám Vinh ! Cả bé Kính nữa ! Ồ, thú quá !
Hai mẹ con bà Tám thong thả bước vào. Chưa ngồi yên chỗ, bà mẹ đã cười vui :
- Đêm qua, vui mừng quá đỗi nên vội vã bồng em Kính về nhà. Thành thử quên bẵng mất không có một lời nào cám ơn các cháu và con chó Ca Phi. Bác thành thực xin lỗi các cháu nhé !
Rồi đột nhiên, không một ai ngờ trước được, bà Tám chạy tới nắm tay chúng tôi kéo cho quây tụ lại, rồi giang rộng hai tay, bà ôm choàng lấy cả bọn, nước mắt rưng rưng :
- Suốt đời, không bao giờ hai bác quên ơn các cháu và con chó can đảm có một không hai của các cháu.
Ông lang thang lặng nhìn cảnh tượng đang diễn ra trước mặt, ánh mắt thoáng mờ đi trong một giây.
Bà Tám quay nhìn bé Kính :
- Cả em Kính cũng hết sức cám ơn các anh các chị đấy. Coi kìa ! Thằng nhỏ chắc đã quên hết, chẳng còn nhớ gì đến những phút thập phần nguy hiểm vừa qua nữa.
Bà mẹ nói đúng. Chú bé má phính, đang mải nô đùa với Ca Phi. Hai bắp chân bụ sữa chới với, chới với chỉ rình trèo lên lưng con chó mà cưỡi như cưỡi ngựa. Ca Phi cũng lộ vẻ thích thú vô cùng.
Qua một tiếng thở dài, ông lang thang cất giọng trầm buồn :
- Không hiểu dân chúng trong thị xã suy luận thế nào mà lại đi ngờ cho tôi. Làm sao tôi lại có thể xuống tay bắt cóc một thằng nhỏ đẹp đẽ xinh xắn như thế này được nhỉ ?... Nhưng, nói thực mà nghe, một phần lỗi cũng do tôi. Lẽ ra, tôi nên giải thích, nói rõ lý do tại sao tôi lại có mặt tại Biên Hòa, trong cái công viên này mấy hôm liền như thế. Nhưng… không thể, không thể được ! Trên sức chịu đựng của tôi nhiều quá !
Mọi cái đầu, trừ bé Kính đều quay lại phía ông lang thang, hết thẩy mấy cặp mắt đều ngó ông chăm chú.
Bé Thơ giọng hờn dỗi :
- Ngay cả với chúng cháu, chú cũng không thể nói được, hả chú ?
Lại một nụ cười buồn trên cặp môi khô héo :
- Với các cháu… thì khác. Nhất định là chú phải nói chứ !
Thế rồi, đưa hai tay bồng bé Kính, đặt cho ngồi lên lòng, thi sĩ lang thang kể chuyện đời ông.
“Ngược giòng thời gian, xưa kia, ông có một người chị ruột. Người chị ruột thương yêu, bao bọc ông không khác một vị hiền mẫu, vì ngay từ thuở ấu thơ, hai chị em đã mồ côi cả cha lẫn mẹ. Mặc dầu làm việc vất vả, địa vị lại rất khiêm nhường, làm công giữ em cho một gia đình giàu có, bà chị ấy hy sinh tất cả lạc thú của riêng mình để có đủ tiền cho em trai ăn học. Thế rồi, một buổi kia, cách đây 6 năm, đúng 15 tháng tám, một viên đạn lạc, không biết từ đâu bắn tới, bà chị bị trúng đạn chết ngay tại chỗ. Do đó, mỗi năm cứ đúng dịp này, ông trở lại đây, trong cái công viên nơi bà chị thường dẫn đám nhỏ con ông chủ vào chạy đùa nô giỡn và cũng chính là nơi bà ngồi viết thư cho em trai, trên một chiếc ghế đá, gần sát chỗ cây đu, cầu tuột.”
- Đó ! Tất cả bí mật của đời tôi là thế đó. Có thể được chăng là với bất cứ ai tôi cũng nói hết ra ? Liệu người đời có hiểu cho rằng : một niềm đau khổ tuyệt cùng có thể biến đổi một kiếp sống bình thường như muôn ngàn kiếp sống bình thường khác thành một kiếp gió bụi lang thang ! Từ một thanh niên tráng kiện yêu đời, ham sống, tôi đã biến thành một tên lãng tử hay “thi sĩ lang thang” cũng vậy, như các cháu vẫn thường gọi.
Năm ngón tay mềm mại, thuôn dài, ngón tay đặc biệt nghệ sĩ, đưa lên nhẹ xoa đôi má no tròn của bé Kính, nhà thơ lãng tử điềm đạm tiếp theo :
- Bé Kính còn bé quá nên bây giờ chưa hiểu được lời chú nói. Nhưng khi cháu lớn khôn má sẽ giảng giải cho cháu nghe rằng : cháu đã được cứu thoát nhờ tấm lòng mến thương của hai cô gái nhỏ và ba cậu trai trên dưới 15 tuổi đối với một ông già gần như không quen biết gì họ, cũng chẳng phải thân thuộc bà con. Và rồi lúc đó bé mới thấy rằng câu chuyện ngày hôm nay là đẹp, vô cùng đẹp.
Dứt lời, ông lang thang đặt bé Kính xuống, đưa tay túm gọn miệng túi vải, âu yếm nắm tay chúng tôi từng người một, ngả đầu chào bà Tám Vinh, nhẹ xoa làn má phính của bé Kính, vuốt khẽ đầu con Ca Phi rồi bước ra. Đế giày cao su nhẹ vang trên lối đi lát si măng.
Chưa đầy phút sau, bóng dáng nhà thơ lãng tử đã khuất lấp sau hai hàng lệ liễu.
Saigon, ngày 6-07-1974
Mùa mưa.
NAM QUÂN
Mùa mưa.
NAM QUÂN