CHƯƠNG V
BÉ THƠ KHÁM PHÁ
Sáng hôm sau, đồng hồ mới chỉ sáu giờ, cả bọn tôi đã
thức giấc. Ai cũng nóng lòng muốn biết tin tức về thi sĩ lang thang.
Chẳng hiểu ông ấy đã được trả tự do chưa hay là bị tống giam ! Tống giam
! Ông ta phạm tội gì mà bị tống giam ?
Hồi sáu giờ rưỡi, chúng tôi đã ra tới đường Chấn Mạc. Tôi dẫn cả bọn lên phố chính mua báo. Ngay trang nhất, chiếm hết ba cột, một hàng chữ lớn :
“Biên Hoà 20-8…,
“Hôm qua, vào giờ chót, bản báo được tin gã lang thang, kẻ tình nghi số một, lảng vảng trong công viên hai ngày liền rồi biệt tung cùng với thời gian bé Kính mất tích đã bị bắt giữ tại một địa điểm thuộc Thủ Đức, trong trường hợp sau đây : một vị công chức ở Saigon, về nghỉ hè tại địa điểm nói trên, một hôm vào cánh rừng nhỏ gần chợ Thủ Đức dạo chơi, chợt bắt gặp gã ngồi dựa vào một gốc cây, giở lương khô ra ăn. Vị công chức này nhận ra gã nhờ ở đặc điểm nhân dạng đã đăng rõ trên bản báo. Ông cấp tốc phi báo cho cảnh sát Thủ Đức và tên nghi can đã bị bắt giữ. Được biết tên gã : Lê văn Phương, sinh quán Ninh Bình Bắc Việt, 51 tuổi, không chỗ ở nhất định, không tiền án, nhưng rủi cho tên Phương, ngay lúc bị bắt, cảnh sát đã tìm được trong túi áo gã một cuốn sổ tay của ông Trần văn Vinh, cha ruột em Kính mất tích. Được giải ngay về Biên Hoà, nghi can đã được thẩm vấn kỹ càng nhất là về cuốn sổ tay của ông Vinh trong túi áo gã. Tên Phương cho biết là đã lượm được trong công viên Biên Hoà, trước khi rời bỏ nơi đó ít phút. Gã thấy cuốn sổ còn nhiều giấy trắng nên giữ lại để khi rảnh sẽ ghi chép thơ.
Ông bà Tám Vinh cũng cho cảnh sát biết là cuốn sổ tay ấy đích thực của ông. Ông cho bé Kính làm đồ chơi, đồng thời bà Tám Vinh cũng xác nhận bé Kính có đem theo buổi sáng hôm đi lên công viên với mẹ, để trong túi quần yếm. Cảnh sát cho rằng lúc bị bắt cóc đem đi, bé Kính đã để rơi cuốn sổ. Tên Phương lượm được, có ý giữ lại để rồi sẽ đem thủ tiêu cho mất tăm tích một món đồ có thể là tang vật buộc tội y được.
Hỏi về việc y đã bị nhiều người trông thấy băng qua mặt lộ trên đường Cẩm Bích tay dắt một em nhỏ. Lê văn Phương cho biết rằng khi từ công viên đi ra, y thấy một em bé trai đang dợm bước định sang đường, không mảy may để ý đến xe cộ qua lại như mắc cửi. y sợ em nhỏ bị nguy hiểm nên đã dắt em băng qua đường. Sang tới bờ hè, em nhỏ đi ngược lên phố chính, còn gã đi trở xuôi ra xa lộ đón xe hơi xin quá giang. Không một chiếc xe nào thuận cho gã đi nhờ. Gã đành phải đi bộ có tới gần năm cây số. Mãi sau, một chiếc xe vận tải đã cho gã quá giang.
Lời khai của gã lang thang rất khó kiểm chứng. theo tin tức nhận được giờ chót, nghi can vẫn không chịu thú nhận là đã dính líu vào vụ bắt cóc. Trong khi chờ đợi, Lê văn Phương đã bị tống giam với tội danh : lang thang không chỗ ở nhất định.
Mặt khác, cảnh sát không tiết lộ một tin tức gì về cuộc tiếp xúc bằng điện thoại giữa bọn gian và ông Nguyễn Mẫn chủ tiệm kim hoàn về món tiền chuộc bé Kính. Hình như bọn gian phi chưa ấn định rõ rệt địa điểm nạp tiền chuộc, ý chừng chúng e bị lọt ổ phục kích của các nhân viên công lực.
Cảnh sát toàn tỉnh đã được huy động. Trên một chu vi rộng lớn bao quanh thành phố, những ngôi nhà, trang trại bỏ hoang đều được canh chừng cẩn mật. Cơ quan hữu trách nghi rằng : rất có thể bé Kính đã bị giam giữ tại một nơi hẻo lánh nào đó ngoài thành phố để tiếng kêu cứu của em không lọt được tới tai mọi người.
Trăm người như một, ai nấy đều mong mỏi biến cố đau thương này sớm chấm dứt. Toàn thể dân chúng thành phố chia sẻ sự đau khổ với ông Trần văn Vinh. Theo nguồn tin chính thức, đã có nhiều người tiếp xúc với ông Nguyễn Mẫn xin góp những món tiền đáng kể cho đủ số bọn gian đòi hỏi.
Tâm nói qua một tiếng thở dài :
- Nếu quả ông lang thang có lượm được cuốn sổ tay trong công viên thì thật là sự trùng hợp vô cùng tai hại. Cảnh sát bắt buộc phải bắt giữ ông ta.
Bình :
- Đi mau về cho bé Thơ coi báo, đi ! Giờ này, chắc hẳn Thơ thức giấc rồi đó.
Bình nói đúng, bé Thơ đang nóng lòng chờ đợi ba đứa tôi đem tin mới về. Nghe nói ông híp-pi đã bị tống giam, bé Thơ lộ vẻ thất vọng, buồn bã vô cùng. Bé gật đầu chép miệng :
- Ờ… ờ ! Mọi sự đều vô cùng bất lợi cho ông ta.
Tuy nhiên, khi đọc xong mục tin, sau một hồi suy nghĩ, bé Thơ cất tiếng :
- Theo tôi, ông híp-pi chẳng phải là người ngu si gì. Nếu ông ta là thủ phạm thì dại gì ông ta lại cất giữ cuốn sổ tay trong túi áo ? Làm gì ông ấy lại chẳng đọc thấy tên bé Kính, hoặc tên một người nào đó trong gia đình bé và liệng bỏ ngay cuốn sổ đi cho mất tăm rồi chứ. Tội gì lại mua dây để buộc vào mình. Tôi cho rằng ông đã nói thật khi khai bắt được cuốn sổ đó. Có lẽ ông ta chẳng đọc báo nên không biết có vụ mất tích này. Do đó, cái tên Trần văn Vinh hoặc Trần văn Kính chẳng khiến cho ông ta để tâm chú ý đề phòng.
Bé Thơ ngừng nói để tiếp tục suy nghĩ. Đoạn :
- Các anh thấy không ? Trong vụ này có nhiều điểm còn lờ mờ lắm. Đêm qua trằn trọc mãi không ngủ, tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Các anh còn nhớ mục đầu tiên trong báo nói về việc bé Kính mất tích chứ ? Em nhỏ này không đi chơi công viên hằng ngày như những em khác. Sau một thời gian bỏ bẵng, đây là lần thứ nhất em lại được dẫn vào đó. Vậy bọn gian, chắc phải dò xét từ trước, biết sao được là sáng hôm đó bé Kính sẽ có mặt tại công viên ? Một điểm kỳ quái !
Thế rồi, nói rằng việc ông híp-pi có mặt trong công viên hai ngày liền là có gian ý. Có gian ý sao được, một khi ông ta không biết là bé Kính có sẽ đến hay không. Và bảo rằng ông ấy là đồng lõa, được chia tiền. Trong báo có nói khi bị bắt giữ, trong túi ông ta có nhiều tiền đâu ? Vả lại, nếu quả thật ông híp-pi có dính líu, tất nhiên ông đã phải bỏ đi thật xa rồi, chứ dại gì lảng vảng nội vùng Thủ Đức-Biên Hòa để dễ dàng bị thộp cổ.
Tâm cười vui, nhe cả chỗ răng sứt :
- Bé Thơ ! Về sau làm nữ luật sư được đó. Lý luận khá lắm ! Nhưng khốn nỗi các ông cảnh sát không đồng ý với Thơ thì sao ?
Bé Thơ thở dài :
- Tội nghiệp ông ấy ghê ! Hôm qua từ trên xe bước xuống trông ông ấy buồn quá. Nhất là khi ngó thấy tụi mình. Bây giờ ông ta ở trong nhà giam rồi. Tụi mình lên thăm ông ấy đi.
Hồi sáu giờ rưỡi, chúng tôi đã ra tới đường Chấn Mạc. Tôi dẫn cả bọn lên phố chính mua báo. Ngay trang nhất, chiếm hết ba cột, một hàng chữ lớn :
VỤ BÉ KÍNH MẤT TÍCH
MỘT TÊN TÒNG PHẠM ĐÃ BỊ BẮT GIỮ.
“Biên Hoà 20-8…,
“Hôm qua, vào giờ chót, bản báo được tin gã lang thang, kẻ tình nghi số một, lảng vảng trong công viên hai ngày liền rồi biệt tung cùng với thời gian bé Kính mất tích đã bị bắt giữ tại một địa điểm thuộc Thủ Đức, trong trường hợp sau đây : một vị công chức ở Saigon, về nghỉ hè tại địa điểm nói trên, một hôm vào cánh rừng nhỏ gần chợ Thủ Đức dạo chơi, chợt bắt gặp gã ngồi dựa vào một gốc cây, giở lương khô ra ăn. Vị công chức này nhận ra gã nhờ ở đặc điểm nhân dạng đã đăng rõ trên bản báo. Ông cấp tốc phi báo cho cảnh sát Thủ Đức và tên nghi can đã bị bắt giữ. Được biết tên gã : Lê văn Phương, sinh quán Ninh Bình Bắc Việt, 51 tuổi, không chỗ ở nhất định, không tiền án, nhưng rủi cho tên Phương, ngay lúc bị bắt, cảnh sát đã tìm được trong túi áo gã một cuốn sổ tay của ông Trần văn Vinh, cha ruột em Kính mất tích. Được giải ngay về Biên Hoà, nghi can đã được thẩm vấn kỹ càng nhất là về cuốn sổ tay của ông Vinh trong túi áo gã. Tên Phương cho biết là đã lượm được trong công viên Biên Hoà, trước khi rời bỏ nơi đó ít phút. Gã thấy cuốn sổ còn nhiều giấy trắng nên giữ lại để khi rảnh sẽ ghi chép thơ.
Ông bà Tám Vinh cũng cho cảnh sát biết là cuốn sổ tay ấy đích thực của ông. Ông cho bé Kính làm đồ chơi, đồng thời bà Tám Vinh cũng xác nhận bé Kính có đem theo buổi sáng hôm đi lên công viên với mẹ, để trong túi quần yếm. Cảnh sát cho rằng lúc bị bắt cóc đem đi, bé Kính đã để rơi cuốn sổ. Tên Phương lượm được, có ý giữ lại để rồi sẽ đem thủ tiêu cho mất tăm tích một món đồ có thể là tang vật buộc tội y được.
Hỏi về việc y đã bị nhiều người trông thấy băng qua mặt lộ trên đường Cẩm Bích tay dắt một em nhỏ. Lê văn Phương cho biết rằng khi từ công viên đi ra, y thấy một em bé trai đang dợm bước định sang đường, không mảy may để ý đến xe cộ qua lại như mắc cửi. y sợ em nhỏ bị nguy hiểm nên đã dắt em băng qua đường. Sang tới bờ hè, em nhỏ đi ngược lên phố chính, còn gã đi trở xuôi ra xa lộ đón xe hơi xin quá giang. Không một chiếc xe nào thuận cho gã đi nhờ. Gã đành phải đi bộ có tới gần năm cây số. Mãi sau, một chiếc xe vận tải đã cho gã quá giang.
Lời khai của gã lang thang rất khó kiểm chứng. theo tin tức nhận được giờ chót, nghi can vẫn không chịu thú nhận là đã dính líu vào vụ bắt cóc. Trong khi chờ đợi, Lê văn Phương đã bị tống giam với tội danh : lang thang không chỗ ở nhất định.
Mặt khác, cảnh sát không tiết lộ một tin tức gì về cuộc tiếp xúc bằng điện thoại giữa bọn gian và ông Nguyễn Mẫn chủ tiệm kim hoàn về món tiền chuộc bé Kính. Hình như bọn gian phi chưa ấn định rõ rệt địa điểm nạp tiền chuộc, ý chừng chúng e bị lọt ổ phục kích của các nhân viên công lực.
Cảnh sát toàn tỉnh đã được huy động. Trên một chu vi rộng lớn bao quanh thành phố, những ngôi nhà, trang trại bỏ hoang đều được canh chừng cẩn mật. Cơ quan hữu trách nghi rằng : rất có thể bé Kính đã bị giam giữ tại một nơi hẻo lánh nào đó ngoài thành phố để tiếng kêu cứu của em không lọt được tới tai mọi người.
Trăm người như một, ai nấy đều mong mỏi biến cố đau thương này sớm chấm dứt. Toàn thể dân chúng thành phố chia sẻ sự đau khổ với ông Trần văn Vinh. Theo nguồn tin chính thức, đã có nhiều người tiếp xúc với ông Nguyễn Mẫn xin góp những món tiền đáng kể cho đủ số bọn gian đòi hỏi.
Tâm nói qua một tiếng thở dài :
- Nếu quả ông lang thang có lượm được cuốn sổ tay trong công viên thì thật là sự trùng hợp vô cùng tai hại. Cảnh sát bắt buộc phải bắt giữ ông ta.
Bình :
- Đi mau về cho bé Thơ coi báo, đi ! Giờ này, chắc hẳn Thơ thức giấc rồi đó.
Bình nói đúng, bé Thơ đang nóng lòng chờ đợi ba đứa tôi đem tin mới về. Nghe nói ông híp-pi đã bị tống giam, bé Thơ lộ vẻ thất vọng, buồn bã vô cùng. Bé gật đầu chép miệng :
- Ờ… ờ ! Mọi sự đều vô cùng bất lợi cho ông ta.
Tuy nhiên, khi đọc xong mục tin, sau một hồi suy nghĩ, bé Thơ cất tiếng :
- Theo tôi, ông híp-pi chẳng phải là người ngu si gì. Nếu ông ta là thủ phạm thì dại gì ông ta lại cất giữ cuốn sổ tay trong túi áo ? Làm gì ông ấy lại chẳng đọc thấy tên bé Kính, hoặc tên một người nào đó trong gia đình bé và liệng bỏ ngay cuốn sổ đi cho mất tăm rồi chứ. Tội gì lại mua dây để buộc vào mình. Tôi cho rằng ông đã nói thật khi khai bắt được cuốn sổ đó. Có lẽ ông ta chẳng đọc báo nên không biết có vụ mất tích này. Do đó, cái tên Trần văn Vinh hoặc Trần văn Kính chẳng khiến cho ông ta để tâm chú ý đề phòng.
Bé Thơ ngừng nói để tiếp tục suy nghĩ. Đoạn :
- Các anh thấy không ? Trong vụ này có nhiều điểm còn lờ mờ lắm. Đêm qua trằn trọc mãi không ngủ, tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Các anh còn nhớ mục đầu tiên trong báo nói về việc bé Kính mất tích chứ ? Em nhỏ này không đi chơi công viên hằng ngày như những em khác. Sau một thời gian bỏ bẵng, đây là lần thứ nhất em lại được dẫn vào đó. Vậy bọn gian, chắc phải dò xét từ trước, biết sao được là sáng hôm đó bé Kính sẽ có mặt tại công viên ? Một điểm kỳ quái !
Thế rồi, nói rằng việc ông híp-pi có mặt trong công viên hai ngày liền là có gian ý. Có gian ý sao được, một khi ông ta không biết là bé Kính có sẽ đến hay không. Và bảo rằng ông ấy là đồng lõa, được chia tiền. Trong báo có nói khi bị bắt giữ, trong túi ông ta có nhiều tiền đâu ? Vả lại, nếu quả thật ông híp-pi có dính líu, tất nhiên ông đã phải bỏ đi thật xa rồi, chứ dại gì lảng vảng nội vùng Thủ Đức-Biên Hòa để dễ dàng bị thộp cổ.
Tâm cười vui, nhe cả chỗ răng sứt :
- Bé Thơ ! Về sau làm nữ luật sư được đó. Lý luận khá lắm ! Nhưng khốn nỗi các ông cảnh sát không đồng ý với Thơ thì sao ?
Bé Thơ thở dài :
- Tội nghiệp ông ấy ghê ! Hôm qua từ trên xe bước xuống trông ông ấy buồn quá. Nhất là khi ngó thấy tụi mình. Bây giờ ông ta ở trong nhà giam rồi. Tụi mình lên thăm ông ấy đi.
° ° °
Bé Thơ dịu dàng nói với ông giám thị :
- Ông làm ơn cho chúng cháu nói chuyện với ông híp-pi tóc đỏ mới bị bắt giữ hồi chiều hôm qua ấy… Được không hả ông ? Cái ông bị tình nghi bắt cóc bé Kính đó mà.
Ông giám thị trợn tròn đôi mắt :
- Lê văn Phương ? Ý chà !... Không được đâu. Tội y nặng lắm.
Bé Thơ năn nỉ :
- Ông này không dính líu gì vào vụ đó đâu ông à ! Ông cho chúng cháu…
- Dính líu hay không, chưa biết ! Có điều hiện nay có lệnh giam giữ gã thì không thể cho phép gã tiếp xúc với bất cứ ai được. Cô em có giấy phép không ?
- Dạ, không !
- Vậy thì chịu !
Bình Trọc rút sổ tay và bút chì :
- Ông cho gửi cho ông ấy mấy chữ được không ạ ?
Ông giám thị lắc đầu :
- Không được đâu các em !
Bé Thơ thất vọng ra mặt nhưng còn cố nói thêm :
- Thôi, nếu vậy ông nhắn dùm cho chúng cháu với ông ấy rằng : mấy người bạn trẻ, mấy người có con chó “bẹc giê” khổng lồ ấy, sẽ không bao giờ quên ông ấy cả. Ông nhắn dùm chúng cháu, ông nhé ! Ông hứa với chúng cháu một lời đi.
Vẻ khẩn khoản của bé Thơ khiến ông giám thị cảm động. Ông ta khẽ gật gật đầu :
- Thôi được. Để rồi coi !
Và cánh cửa văn phòng từ từ khép lại.
Rời khu nhà giam, chúng tôi quẹo ra phố chợ để bé Thơ mua dùm cho một ít thức ăn. Quay về nhà, cả bọn xúm vào gọt khoai. Không buổi sáng nào, ngày giờ lại kéo dài đến như vậy. Tôi đưa mắt lặng nhìn bé Thơ. Thơ không vui vẻ ca hát như mọi khi. Trái hẳn thế, bé lộ vẻ âu lo, không buồn cả đùa giỡn, vuốt ve con Ca Phi nữa. Gọt khoai xong, tôi rủ bé Thơ ra vườn coi thú vật, chim muông. Bé mừng rỡ :
- Ừ, phải đấy. Ra vườn có lẽ thú hơn.
Trời buổi sáng nay nắng đẹp. Khách vào thăm công viên đông đảo hơn mọi hôm. Các bà mẹ dắt con vây kín các chuồng chim, dọc theo hàng rào sắt quây hươu, nai, hoẵng.
Bé Thơ cất tiếng :
- Bé Kính bị bắt cóc khi đến xem hoẵng, nai ở kia kìa. Nếu bà mẹ cũng đi theo em thì đâu đến nỗi. Tội nghiệp quá !
Qua chỗ nhốt hươu, nai, chúng tôi tới gần một cái hồ xây. Một bầy vịt, một đàn ngỗng thanh thản lướt bơi trên làn nước trong xanh. Đang từ từ đặt bước ngắm mấy con ngỗng trắng, chợt bé Thơ dừng chân đứng khựng lại. Tôi ngạc nhiên :
- Gì thế, bé Thơ ?
Bé Thơ trả lời bằng một câu hỏi lại :
- Anh Chiêm nhận ra ai kia không ?
Tôi nhìn theo ngón tay bé Thơ chỉ về phía đầu hồ đối diện.
- Anh thử ngó kỹ em nhỏ đó coi. Trông nó giống bé Kính y hệt không ? Cũng da bánh mật, cũng quần yếm màu xanh dương.
Em nhỏ khoảng năm, sáu tuổi, trông khá giống bé Kính trong tấm hình chụp in trên báo. Một cô gái lớn tuổi đang xốc nách, nhấc em lên cao để chú bé ném ruột bánh mì cho đàn vịt, ngỗng. Bé Thơ chợt nắm cánh tay tôi :
- Nghĩ ra rồi, anh Chiêm ! Hồi nẫy ở nhà tôi có nói rằng không lẽ tụi gian phi đi bắt cóc lại nhằm một em nhỏ mới vào chơi trong công viên lần thứ nhất. Có thể là chúng đã bắt lầm. Biết đâu chúng lại chẳng chủ tâm rình bắt một em nhỏ khác trông giống bé Kính ?
- Nếu bắt lầm thì chúng đã phải đem trả lại rồi chứ.
- Cần gì phải trả lại. Đã lỡ, chúng cho lỡ luôn và tìm cách thủ lợi chứ tội gì mất công không. Khi được biết rõ rệt là cha mẹ bé Kính nghèo, bọn gian đã nhằm vào một ông nhà giàu có đủ khả năng trả một món tiền chuộc kếch sù.
- Có thể thế lắm !
- Đúng chắc rồi chứ còn “có thể, có thể” gì nữa. Vì vậy nên chúng mới ngập ngừng do dự. Anh Chiêm còn nhớ chứ : bọn gian gọi điện thoại hai mươi bốn tiếng đồng hồ sau khi vụ bắt cóc xẩy ra. Rồi đến bây giờ, chúng vẫn chưa quyết định dứt khoát được cách thức nộp tiền chuộc. Có thể đoán rằng, kế hoạch của chúng có cái gì không ổn. Bây giờ, anh Chiêm và Thơ về nhà hỏi ý kiến anh Tâm và Bình xem sao.
Về đến nơi, bé Thơ kể lại việc gặp một em nhỏ giống bé Kính đồng thời cho tất cả biết ý kiến của mình. Tâm lắc đầu tỏ vẻ không tin. Nhưng bé Thơ biện thuyết rất hăng khiến hai anh bạn tôi ngồi im thin thít. Chợt, Bình Trọc lên tiếng :
- Có lẽ ! Có lẽ ! Rất có thể mục tiêu bắt cóc của bọn gian là em nhỏ mà bé Thơ và Chiêm mới gặp. Em ấy đi với ai vậy ?
Bé Thơ :
- Người coi giữ em là một cô gái đứng tuổi. Chắc không phải chị ruột đâu. Da cô đen mà chú bé thì nâu hồng, xinh lắm.
Rồi quay nhìn tôi :
- Ta lại ra chỗ hồi nãy đi anh Chiêm. Thử tìm hiểu xem nhỏ ấy là con cái nhà ai.
Bé Thơ sốt sắng kéo tôi ra chỗ hồ xây. Cô gái và chú bé con không còn ở đó nữa. Hai đứa tôi đi về phía cầu tuột, cột đu. May quá ! Cô gái ngồi một mình trên ghế si măng, còn em nhỏ thì đang lổm ngổm bò bốn chân trên đống cát.
Làm như người rong chơi trong công viên, bé Thơ và tôi đi ngang chỗ ngồi… bên cạnh cô nọ. Bé Thơ vồn vã làm quen, nói huyên thuyên về chuyện thời tiết nắng mưa. Cô gái vui vẻ bắt chuyện. Mới nghe lọt vài tiếng, chúng tôi đã biết được ngay cô ta là người Thượng. Chắc hẳn là người làm công dẫn con ông chủ vào chơi trong công viên.
Bé Thơ khéo léo gợi chuyện. Ít phút sau, chúng tôi đã được biết chị ở Ban Mê Thuột mới xuống Biên Hoà được tám tháng nay, làm công cho ông Lê Trọng Bảo, bác sĩ giải phẫu, nhà ở đường Nguyễn Du.
- Ba má em nhỏ chắc giàu lắm. Mà tại sao lại không cho em ra biển hoặc lên Đà Lạt nghỉ mát có phải hơn không ?
- Ông “đốc” bận nhiều việc lắm. Hết làm việc trong bệnh viện lại khám bệnh ở nhà. Nhưng ngày mai đây ông sẽ cho tất cả ra Vũng Tàu, tắm biển thích lắm.
Sẵn trớn, bé Thơ hỏi thẳng :
- Chị có dẫn em nhỏ vào công viên thường không ?
- Sáng nào cũng vô hết cô à. Em Bích ở nhà có vườn rộng lắm, nhưng cứ đòi lên đây nhiều bạn, nô đùa thích hơn và được xem nai hoẵng. Riêng tôi, tôi ngán quá chỉ sợ em đi lạc. Nhất là từ hôm xẩy ra vụ thằng nhỏ mất tích. Một bước không dám rời ra nữa, thật là mệt.
Tôi săn đón :
- Thế hôm ấy chị có mặt ở đây không ?
- Không, cậu ạ ! Bữa đó bé Bích ở nhà với bà chủ. Tôi được rảnh, xin phép đi phố xem các tiệm bán hàng thật là vui. Ở trên quê tôi buồn lắm.
Bé Thơ ranh mãnh lái câu chuyện về mục tiêu :
- Bé Bích cứ vào đây là mặc quần áo thế này cho đỡ dơ dáy phải không chị ?
- Đúng thế ! Lần nào vào công viên tôi cũng cho bé mặc quần yếm như thế này. Ở nhà còn ba cái nữa cũng màu xanh dương.
- À, thế trước khi em nhỏ kia bị mất tích, chị có thường để bé Bích một mình chạy chơi tự do không ? Ra chỗ nai hoẵng kia chẳng hạn.
Chị người thượng đỏ mặt, hơi luống cuống :
- Cũng… có…, thỉnh thoảng bé Bích cứ lẻn ra chỗ nai hoẵng một mình. Nhưng bây giờ đã thôi rồi. Bà chủ đã ra lệnh cấm.
Ngay lúc ấy, bé Bích vui chân chạy một quãng xa đống cát. Chị người làm vội vàng chạy theo nắm tay lôi về. Trở lại chỗ ngồi, chị cười vui :
- Tôi quý con nít lắm cô cậu ạ ! Ở quê, tôi còn ba đứa em nữa. Hai trai một gái. Bà chủ không bằng lòng chị người làm trước vì không chăm sửa soạn cho bé Bích được sạch sẽ luôn luôn.
Rồi vui miệng, chị kể cho biết rằng ở quê chị, người ta rất thương yêu con nít, dù không phải là con ruột cũng vậy.
Chợt, chị người làm nhìn đồng hồ đeo nơi cổ tay :
- Ý, tới giờ rồi ! Tôi phải cho bé Bích về kẻo bà chủ lại lo bé bị bắt cóc.
Đáp lại lời chào tạm biệt, tôi nhìn theo bóng chị dắt tay chú nhỏ tiến ra cửa công viên. Bé Thơ vẫn ngồi lặng thinh trên ghế, đăm đăm ngó xuống đất, mải mê suy nghĩ, vầng trán cau cau. Đột nhiên, bé vùng nắm chặt cổ tay tôi :
- Anh Chiêm ! Giờ thì tôi tin chắc lắm rồi. Đứa bé tụi gian định bắt đi chính là bé Bích này đấy.
- Ông làm ơn cho chúng cháu nói chuyện với ông híp-pi tóc đỏ mới bị bắt giữ hồi chiều hôm qua ấy… Được không hả ông ? Cái ông bị tình nghi bắt cóc bé Kính đó mà.
Ông giám thị trợn tròn đôi mắt :
- Lê văn Phương ? Ý chà !... Không được đâu. Tội y nặng lắm.
Bé Thơ năn nỉ :
- Ông này không dính líu gì vào vụ đó đâu ông à ! Ông cho chúng cháu…
- Dính líu hay không, chưa biết ! Có điều hiện nay có lệnh giam giữ gã thì không thể cho phép gã tiếp xúc với bất cứ ai được. Cô em có giấy phép không ?
- Dạ, không !
- Vậy thì chịu !
Bình Trọc rút sổ tay và bút chì :
- Ông cho gửi cho ông ấy mấy chữ được không ạ ?
Ông giám thị lắc đầu :
- Không được đâu các em !
Bé Thơ thất vọng ra mặt nhưng còn cố nói thêm :
- Thôi, nếu vậy ông nhắn dùm cho chúng cháu với ông ấy rằng : mấy người bạn trẻ, mấy người có con chó “bẹc giê” khổng lồ ấy, sẽ không bao giờ quên ông ấy cả. Ông nhắn dùm chúng cháu, ông nhé ! Ông hứa với chúng cháu một lời đi.
Vẻ khẩn khoản của bé Thơ khiến ông giám thị cảm động. Ông ta khẽ gật gật đầu :
- Thôi được. Để rồi coi !
Và cánh cửa văn phòng từ từ khép lại.
Rời khu nhà giam, chúng tôi quẹo ra phố chợ để bé Thơ mua dùm cho một ít thức ăn. Quay về nhà, cả bọn xúm vào gọt khoai. Không buổi sáng nào, ngày giờ lại kéo dài đến như vậy. Tôi đưa mắt lặng nhìn bé Thơ. Thơ không vui vẻ ca hát như mọi khi. Trái hẳn thế, bé lộ vẻ âu lo, không buồn cả đùa giỡn, vuốt ve con Ca Phi nữa. Gọt khoai xong, tôi rủ bé Thơ ra vườn coi thú vật, chim muông. Bé mừng rỡ :
- Ừ, phải đấy. Ra vườn có lẽ thú hơn.
Trời buổi sáng nay nắng đẹp. Khách vào thăm công viên đông đảo hơn mọi hôm. Các bà mẹ dắt con vây kín các chuồng chim, dọc theo hàng rào sắt quây hươu, nai, hoẵng.
Bé Thơ cất tiếng :
- Bé Kính bị bắt cóc khi đến xem hoẵng, nai ở kia kìa. Nếu bà mẹ cũng đi theo em thì đâu đến nỗi. Tội nghiệp quá !
Qua chỗ nhốt hươu, nai, chúng tôi tới gần một cái hồ xây. Một bầy vịt, một đàn ngỗng thanh thản lướt bơi trên làn nước trong xanh. Đang từ từ đặt bước ngắm mấy con ngỗng trắng, chợt bé Thơ dừng chân đứng khựng lại. Tôi ngạc nhiên :
- Gì thế, bé Thơ ?
Bé Thơ trả lời bằng một câu hỏi lại :
- Anh Chiêm nhận ra ai kia không ?
Tôi nhìn theo ngón tay bé Thơ chỉ về phía đầu hồ đối diện.
- Anh thử ngó kỹ em nhỏ đó coi. Trông nó giống bé Kính y hệt không ? Cũng da bánh mật, cũng quần yếm màu xanh dương.
Em nhỏ khoảng năm, sáu tuổi, trông khá giống bé Kính trong tấm hình chụp in trên báo. Một cô gái lớn tuổi đang xốc nách, nhấc em lên cao để chú bé ném ruột bánh mì cho đàn vịt, ngỗng. Bé Thơ chợt nắm cánh tay tôi :
- Nghĩ ra rồi, anh Chiêm ! Hồi nẫy ở nhà tôi có nói rằng không lẽ tụi gian phi đi bắt cóc lại nhằm một em nhỏ mới vào chơi trong công viên lần thứ nhất. Có thể là chúng đã bắt lầm. Biết đâu chúng lại chẳng chủ tâm rình bắt một em nhỏ khác trông giống bé Kính ?
- Nếu bắt lầm thì chúng đã phải đem trả lại rồi chứ.
- Cần gì phải trả lại. Đã lỡ, chúng cho lỡ luôn và tìm cách thủ lợi chứ tội gì mất công không. Khi được biết rõ rệt là cha mẹ bé Kính nghèo, bọn gian đã nhằm vào một ông nhà giàu có đủ khả năng trả một món tiền chuộc kếch sù.
- Có thể thế lắm !
- Đúng chắc rồi chứ còn “có thể, có thể” gì nữa. Vì vậy nên chúng mới ngập ngừng do dự. Anh Chiêm còn nhớ chứ : bọn gian gọi điện thoại hai mươi bốn tiếng đồng hồ sau khi vụ bắt cóc xẩy ra. Rồi đến bây giờ, chúng vẫn chưa quyết định dứt khoát được cách thức nộp tiền chuộc. Có thể đoán rằng, kế hoạch của chúng có cái gì không ổn. Bây giờ, anh Chiêm và Thơ về nhà hỏi ý kiến anh Tâm và Bình xem sao.
Về đến nơi, bé Thơ kể lại việc gặp một em nhỏ giống bé Kính đồng thời cho tất cả biết ý kiến của mình. Tâm lắc đầu tỏ vẻ không tin. Nhưng bé Thơ biện thuyết rất hăng khiến hai anh bạn tôi ngồi im thin thít. Chợt, Bình Trọc lên tiếng :
- Có lẽ ! Có lẽ ! Rất có thể mục tiêu bắt cóc của bọn gian là em nhỏ mà bé Thơ và Chiêm mới gặp. Em ấy đi với ai vậy ?
Bé Thơ :
- Người coi giữ em là một cô gái đứng tuổi. Chắc không phải chị ruột đâu. Da cô đen mà chú bé thì nâu hồng, xinh lắm.
Rồi quay nhìn tôi :
- Ta lại ra chỗ hồi nãy đi anh Chiêm. Thử tìm hiểu xem nhỏ ấy là con cái nhà ai.
Bé Thơ sốt sắng kéo tôi ra chỗ hồ xây. Cô gái và chú bé con không còn ở đó nữa. Hai đứa tôi đi về phía cầu tuột, cột đu. May quá ! Cô gái ngồi một mình trên ghế si măng, còn em nhỏ thì đang lổm ngổm bò bốn chân trên đống cát.
Làm như người rong chơi trong công viên, bé Thơ và tôi đi ngang chỗ ngồi… bên cạnh cô nọ. Bé Thơ vồn vã làm quen, nói huyên thuyên về chuyện thời tiết nắng mưa. Cô gái vui vẻ bắt chuyện. Mới nghe lọt vài tiếng, chúng tôi đã biết được ngay cô ta là người Thượng. Chắc hẳn là người làm công dẫn con ông chủ vào chơi trong công viên.
Bé Thơ khéo léo gợi chuyện. Ít phút sau, chúng tôi đã được biết chị ở Ban Mê Thuột mới xuống Biên Hoà được tám tháng nay, làm công cho ông Lê Trọng Bảo, bác sĩ giải phẫu, nhà ở đường Nguyễn Du.
- Ba má em nhỏ chắc giàu lắm. Mà tại sao lại không cho em ra biển hoặc lên Đà Lạt nghỉ mát có phải hơn không ?
- Ông “đốc” bận nhiều việc lắm. Hết làm việc trong bệnh viện lại khám bệnh ở nhà. Nhưng ngày mai đây ông sẽ cho tất cả ra Vũng Tàu, tắm biển thích lắm.
Sẵn trớn, bé Thơ hỏi thẳng :
- Chị có dẫn em nhỏ vào công viên thường không ?
- Sáng nào cũng vô hết cô à. Em Bích ở nhà có vườn rộng lắm, nhưng cứ đòi lên đây nhiều bạn, nô đùa thích hơn và được xem nai hoẵng. Riêng tôi, tôi ngán quá chỉ sợ em đi lạc. Nhất là từ hôm xẩy ra vụ thằng nhỏ mất tích. Một bước không dám rời ra nữa, thật là mệt.
Tôi săn đón :
- Thế hôm ấy chị có mặt ở đây không ?
- Không, cậu ạ ! Bữa đó bé Bích ở nhà với bà chủ. Tôi được rảnh, xin phép đi phố xem các tiệm bán hàng thật là vui. Ở trên quê tôi buồn lắm.
Bé Thơ ranh mãnh lái câu chuyện về mục tiêu :
- Bé Bích cứ vào đây là mặc quần áo thế này cho đỡ dơ dáy phải không chị ?
- Đúng thế ! Lần nào vào công viên tôi cũng cho bé mặc quần yếm như thế này. Ở nhà còn ba cái nữa cũng màu xanh dương.
- À, thế trước khi em nhỏ kia bị mất tích, chị có thường để bé Bích một mình chạy chơi tự do không ? Ra chỗ nai hoẵng kia chẳng hạn.
Chị người thượng đỏ mặt, hơi luống cuống :
- Cũng… có…, thỉnh thoảng bé Bích cứ lẻn ra chỗ nai hoẵng một mình. Nhưng bây giờ đã thôi rồi. Bà chủ đã ra lệnh cấm.
Ngay lúc ấy, bé Bích vui chân chạy một quãng xa đống cát. Chị người làm vội vàng chạy theo nắm tay lôi về. Trở lại chỗ ngồi, chị cười vui :
- Tôi quý con nít lắm cô cậu ạ ! Ở quê, tôi còn ba đứa em nữa. Hai trai một gái. Bà chủ không bằng lòng chị người làm trước vì không chăm sửa soạn cho bé Bích được sạch sẽ luôn luôn.
Rồi vui miệng, chị kể cho biết rằng ở quê chị, người ta rất thương yêu con nít, dù không phải là con ruột cũng vậy.
Chợt, chị người làm nhìn đồng hồ đeo nơi cổ tay :
- Ý, tới giờ rồi ! Tôi phải cho bé Bích về kẻo bà chủ lại lo bé bị bắt cóc.
Đáp lại lời chào tạm biệt, tôi nhìn theo bóng chị dắt tay chú nhỏ tiến ra cửa công viên. Bé Thơ vẫn ngồi lặng thinh trên ghế, đăm đăm ngó xuống đất, mải mê suy nghĩ, vầng trán cau cau. Đột nhiên, bé vùng nắm chặt cổ tay tôi :
- Anh Chiêm ! Giờ thì tôi tin chắc lắm rồi. Đứa bé tụi gian định bắt đi chính là bé Bích này đấy.
CHƯƠNG VI
CHIẾC XE ĐEN
Hôm sau, trời chưa sáng hẳn tôi đã thức giấc. Đêm
qua, giấc ngủ đến thật khó khăn, tôi chỉ chợp mắt được chừng một hay hai
tiếng đồng hồ gì đó. Tất cả cũng chỉ vì khả năng dò tìm dấu vết của con
Ca Phi không được các ông cảnh sát công nhận. Và nhất là… nhất là sự
ngờ vực vẫn đè nặng lên số phận của nhà thơ lãng tử.
Nằm dài trên nệm, tôi băn khoăn nghĩ ngợi trong khi con Ca Phi vẫn vui vẻ hồn nhiên. Thấy tôi mở mắt, nó sáp ngay tới, ngó tôi chăm chú như muốn hỏi han :
- “Sao thế cậu Chiêm ? Có điều gì khó chịu hả ?”
Tôi nhìn đồng hồ tay : Sáu giờ rưỡi !
Không thể nằm thêm được nữa, tôi tung chăn ngồi dậy thật êm để khỏi làm kinh động các bạn, đoạn rón rén bước ra ngoài. Ca Phi theo sát gót. Không khí buổi sớm mai mát rượi khiến toàn thân tôi khoan khoái, trí óc dễ chịu thảnh thơi. Bên nhà Tường Vi, mọi người còn ngủ, cửa sổ đóng kín mít. Công viên vắng vẻ, yên tĩnh vô cùng. Trên lối đi lát si măng, một đôi công trắng thong thả đặt bước, trịnh trọng như hai ông thượng khách đi dự đại lễ. Tôi chợt nhớ buổi sáng hôm qua bác Ninh mua được báo rất sớm, liền vội vàng gọi Ca Phi, cùng nó trèo hết mười bốn bậc tam cấp, ra đường Chấn Mạc, rồi từ đó lên phố chính. Ngay đầu phố chính, một cửa tiệm chuyên bán la de, nước ngọt, thuốc lá và báo chí các loại, đã mở cửa. Ông chủ tiệm đang xếp nhật trình lên cái giá bằng gỗ. Một hàng chữ lớn đập vào mắt tôi.
Tôi hỏi mua tờ báo, đoạn quay trở về, vừa đi vừa đọc :
“Biên Hoà 19-8…
“Em Trần văn Kính, con ông Trần văn Vinh mất tích như bản báo đã đăng tải hôm qua, là nạn nhân của một vụ bắt cóc. Căn cứ vào nguồn sống rất khiêm nhượng của gia đình ông Vinh, giới chức cảnh sát cho đây chỉ là một vụ trẻ đi lạc. Nhưng hồi chiều hôm qua, ông Nguyễn Mẫn, chủ một tiệm kim hoàn nổi tiếng tại Biên Hoà đã nhận được điện thoại do bọn gian gọi tới. Chúng đòi một món tiền chuộc 500.000đ. Nạp tiền cách nào sẽ cho biết sau.
Được cấp báo, cảnh sát cũng như ông Nguyễn Mẫn đều cho rằng bọn gian đã lầm, vì ông Mẫn, đối với gia đình em Kính, không có liên hệ họ hàng, bà con gì hết. Nhưng, ngay buổi tối, một lần gọi thứ nhì chứng tỏ quan điểm “bọn gian đã lầm” là sai. Do đó, người ta tin rằng tụi bắt cóc không lạ gì tình hình kinh tế của gia đình em Kính, nên mới nói chuyện với một nhà nổi tiếng là mạnh thường quân, rất sốt sắng, tận tâm với công tác xã hội. Chúng tin rằng, ông Mẫn vì tấm lòng bác ái, sẽ bỏ tiền ra chuộc giùm ông Trần văn Vinh đứa con yêu quý.
Mặt khác, kẻ tình nghi số một, gã lang thang râu tóc đỏ vẫn biệt tung. Trong vụ bắt cóc này, gã phải đóng một vai trò quan trọng. Hẳn độc giả chưa quên sự kiện nhiều người đã trông thấy gã, khoảng 10 giờ sáng hôm ấy, từ công viên đi ra dắt theo một nhỏ con trai. Dư luận cho rằng gã lang thang này vốn quen mặt với các em nhỏ, đã được bọn gian thuê tiền, dụ dỗ em Kính dẫn ra khỏi công viên tới nơi một chiếc xe hơi chờ sẵn rồi chở đi. Và vì lý do nào gã lang thang cũng biệt dạng từ lúc đó ? Biết đâu bọn gian đã chẳng buộc gã cùng đi theo để rồi chúng sẽ sát nhân diệt khẩu. Hiện giờ, cơ quan cảnh sát hướng tất cả mũi dùi điều tra về hướng này.”
Về tới công viên, đã thấy bé Thơ đang nói chuyện với Tâm, Bình. Bé Thơ đỡ tờ báo từ tay tôi. Sau khi đọc tin vụ mất tích, Thơ la lên :
- Trời đất ! Bé Kính bị bắt cóc thật rồi. Tụi gian phi này tệ hại thật. Dám ngang nhiên tống tiền một người không quen biết gì với gia đình bé Kính cả. Phải, phải lắm, bọn chúng dư biết là dân chúng toàn tỉnh sẽ sẵn sàng chung góp cho đủ số tiền để cứu bé Kính mà. À, này, các anh thấy không ? Cảnh sát vẫn nghi ngờ ông híp-pi tóc đỏ. Nhưng con Ca Phi của chúng mình đã cho thấy là ông ta vô tội. Xe của bọn gian đậu tại đường Chấn Mạc, mà ông híp-pi lại đi ra cửa phía đường Cẩm Bích. Thêm nữa, các anh thử nghĩ xem, việc ông híp-pi được kẻ gian cho tiền để dụ em nhỏ đem ra xe không thể tin được.
Cả bọn nhao nhao :
- Đúng thế ! Đúng thế ! Nhưng chứng minh bằng cách nào ?
Thế rồi, suốt buổi sáng hôm ấy, chúng tôi tản bộ lên phố để thâu lượm tin tức.
Trên hè phố, không khí nặng nề khó thở không phải chỉ riêng vì tiết trời oi bức. Sắc diện mọi người, đa số đăm chiêu lo lắng. Vụ bé Kính mất tích gây buồn thương cho tất cả mọi người. Người dân ở đây ngày thường vui tính lắm. Bữa nay gặp nhau, họ không cười đùa hớn hở như mọi khi nữa mà chỉ để hỏi han nhau tin mới về vụ bé Kính.
Hết sức lắng tai nghe ngóng, chúng tôi chẳng thâu lượm được gì hết.
Bình Trọc đề nghị :
- Bọn mình lên Cuộc Cảnh Sát coi thử !
Tâm quắc mắt :
- Lên làm gì nữa. mấy ông cảnh sát khó tính thấy trời.
- Tôi có bảo vào hẳn trong ấy đâu. Mình chỉ lảng vảng ở ngoài cổng thôi mà. Biết đâu lại chẳng có tin hay.
Theo chân Bình Trọc, bọn tôi tiến về đường Giang Châu, nơi Cuộc Cảnh Sát toạ lạc. Khá đông người tụ tập trên vỉa hè đối diện trụ sở, đa số là các bà, bàn tán xôn xao về vụ bé Kính. Một bà cho chúng tôi hay tin là đã có thêm rất nhiều nhân viên công lực mới được biệt phái về để phụ trách việc dò tìm bé Kính.
Thoáng cái đã được một tiếng đồng hồ, kể từ lúc chúng tôi nán lại trước trụ sở Cuộc. Định bảo nhau ra về, chợt trời đổ mưa. Bé Thơ vôi vã tìm chỗ trú dưới một mái hiên. cả bọn theo vào. Con Ca Phi ngồi nép bên cạnh bé Thơ, chốc chốc lại lắc lắc cái đầu, rũ cho hết nước trong tai.
Trận mưa ngớt dần, chúng tôi sửa soạn ra về. Đột nhiên, nơi đầu đường, một chiếc xe sơn màu đen, quẹo khúc quanh gấp rút, văng nước mưa tung toé. Không hiểu sao, tim tôi bỗng đập thình thịch trong lồng ngực.
Tâm buột miệng :
- Biết đâu lại chẳng là bọn bắt cóc bé Kính đã sa lưới.
Một nhân viên từ trong trụ sở Cuộc chạy ra nói với nhân viên lái xe :
- Ông Trưởng Cuộc chờ lâu lắm rồi đó. Có đưa được gã về không đấy ?
Nhân viên lái xe gật đầu thật nhanh. Hai cánh cửa lớn phía sau hé mở. Một nhân viên cảnh sát bước xuống. Tiếp đó, một nhân viên thứ hai. Ông này quay lại ngó vào trong xe, hình như bảo một người nào trong đó cùng xuống thì phải. Một bóng người thứ ba xuất hiện. Bé Thơ vội đưa tay lên bịt miệng vừa kịp ngăn một tiếng la thảng thốt : “Trời ! Ông híp-pi !”.
Chúng tôi cũng vừa trông thấy thi sĩ lang thang. Ông ta chậm rãi xuống xe, hai cổ tay nằm gọn trong chiếc còng sáng loáng. Cũng đúng lúc ấy ông ta ngó thấy bọn tôi. Bốn đứa đang đứng dựa lưng vào bức tường đối diện trụ sở Cuộc. Nói cho đúng hơn, ông ta nhận ra bé Thơ và con chó Ca Phi. Thời gian một giây đồng hồ, sắc diện vốn buồn bã của ông ta chợt rạng rỡ hẳn lên. Không định, mà bé Thơ lại tiến lên một bước, mỉm cười với nhà thơ lãng tử. Ông ta định giơ tay trả lời nụ cười của bé Thơ nhưng vướng còng lại bỏ xuống. Một nhân viên hối thúc ông cất bước. Chưa đầy phút sau, bóng người thi sĩ lang thang đã mất hút trong trụ sở.
Mọi việc xảy ra nhanh quá, như trong một giấc mơ kỳ ảo. Bốn đứa chúng tôi chưa hết sửng sốt bàng hoàng. Trong nụ cười của nhà thơ lãng tử, bọn tôi thấy rõ một niềm thất vọng đau thương xen lẫn nét khắc khoải, yêu cầu cứu giúp. Lời nói câm nín ấy, ngoài bé Thơ, Tâm, Bình và tôi ra, chắc không còn ai nhận thấy được.
Bé Thơ trầm giọng :
- Tội nghiệp ! Ông ta bị bắt rồi !... Nhưng tôi tin chắc rằng cảnh sát không thể tìm thấy một bằng cớ nào chứng tỏ ông híp-pi có tội… vì… những bằng cớ ấy… không có.
Nằm dài trên nệm, tôi băn khoăn nghĩ ngợi trong khi con Ca Phi vẫn vui vẻ hồn nhiên. Thấy tôi mở mắt, nó sáp ngay tới, ngó tôi chăm chú như muốn hỏi han :
- “Sao thế cậu Chiêm ? Có điều gì khó chịu hả ?”
Tôi nhìn đồng hồ tay : Sáu giờ rưỡi !
Không thể nằm thêm được nữa, tôi tung chăn ngồi dậy thật êm để khỏi làm kinh động các bạn, đoạn rón rén bước ra ngoài. Ca Phi theo sát gót. Không khí buổi sớm mai mát rượi khiến toàn thân tôi khoan khoái, trí óc dễ chịu thảnh thơi. Bên nhà Tường Vi, mọi người còn ngủ, cửa sổ đóng kín mít. Công viên vắng vẻ, yên tĩnh vô cùng. Trên lối đi lát si măng, một đôi công trắng thong thả đặt bước, trịnh trọng như hai ông thượng khách đi dự đại lễ. Tôi chợt nhớ buổi sáng hôm qua bác Ninh mua được báo rất sớm, liền vội vàng gọi Ca Phi, cùng nó trèo hết mười bốn bậc tam cấp, ra đường Chấn Mạc, rồi từ đó lên phố chính. Ngay đầu phố chính, một cửa tiệm chuyên bán la de, nước ngọt, thuốc lá và báo chí các loại, đã mở cửa. Ông chủ tiệm đang xếp nhật trình lên cái giá bằng gỗ. Một hàng chữ lớn đập vào mắt tôi.
“ EM KÍNH MẤT TÍCH SÁNG HÔM QUA LÀ
NẠN NHÂN CỦA MỘT VỤ BẮT CÓC”.
Tôi hỏi mua tờ báo, đoạn quay trở về, vừa đi vừa đọc :
“Biên Hoà 19-8…
“Em Trần văn Kính, con ông Trần văn Vinh mất tích như bản báo đã đăng tải hôm qua, là nạn nhân của một vụ bắt cóc. Căn cứ vào nguồn sống rất khiêm nhượng của gia đình ông Vinh, giới chức cảnh sát cho đây chỉ là một vụ trẻ đi lạc. Nhưng hồi chiều hôm qua, ông Nguyễn Mẫn, chủ một tiệm kim hoàn nổi tiếng tại Biên Hoà đã nhận được điện thoại do bọn gian gọi tới. Chúng đòi một món tiền chuộc 500.000đ. Nạp tiền cách nào sẽ cho biết sau.
Được cấp báo, cảnh sát cũng như ông Nguyễn Mẫn đều cho rằng bọn gian đã lầm, vì ông Mẫn, đối với gia đình em Kính, không có liên hệ họ hàng, bà con gì hết. Nhưng, ngay buổi tối, một lần gọi thứ nhì chứng tỏ quan điểm “bọn gian đã lầm” là sai. Do đó, người ta tin rằng tụi bắt cóc không lạ gì tình hình kinh tế của gia đình em Kính, nên mới nói chuyện với một nhà nổi tiếng là mạnh thường quân, rất sốt sắng, tận tâm với công tác xã hội. Chúng tin rằng, ông Mẫn vì tấm lòng bác ái, sẽ bỏ tiền ra chuộc giùm ông Trần văn Vinh đứa con yêu quý.
Mặt khác, kẻ tình nghi số một, gã lang thang râu tóc đỏ vẫn biệt tung. Trong vụ bắt cóc này, gã phải đóng một vai trò quan trọng. Hẳn độc giả chưa quên sự kiện nhiều người đã trông thấy gã, khoảng 10 giờ sáng hôm ấy, từ công viên đi ra dắt theo một nhỏ con trai. Dư luận cho rằng gã lang thang này vốn quen mặt với các em nhỏ, đã được bọn gian thuê tiền, dụ dỗ em Kính dẫn ra khỏi công viên tới nơi một chiếc xe hơi chờ sẵn rồi chở đi. Và vì lý do nào gã lang thang cũng biệt dạng từ lúc đó ? Biết đâu bọn gian đã chẳng buộc gã cùng đi theo để rồi chúng sẽ sát nhân diệt khẩu. Hiện giờ, cơ quan cảnh sát hướng tất cả mũi dùi điều tra về hướng này.”
Về tới công viên, đã thấy bé Thơ đang nói chuyện với Tâm, Bình. Bé Thơ đỡ tờ báo từ tay tôi. Sau khi đọc tin vụ mất tích, Thơ la lên :
- Trời đất ! Bé Kính bị bắt cóc thật rồi. Tụi gian phi này tệ hại thật. Dám ngang nhiên tống tiền một người không quen biết gì với gia đình bé Kính cả. Phải, phải lắm, bọn chúng dư biết là dân chúng toàn tỉnh sẽ sẵn sàng chung góp cho đủ số tiền để cứu bé Kính mà. À, này, các anh thấy không ? Cảnh sát vẫn nghi ngờ ông híp-pi tóc đỏ. Nhưng con Ca Phi của chúng mình đã cho thấy là ông ta vô tội. Xe của bọn gian đậu tại đường Chấn Mạc, mà ông híp-pi lại đi ra cửa phía đường Cẩm Bích. Thêm nữa, các anh thử nghĩ xem, việc ông híp-pi được kẻ gian cho tiền để dụ em nhỏ đem ra xe không thể tin được.
Cả bọn nhao nhao :
- Đúng thế ! Đúng thế ! Nhưng chứng minh bằng cách nào ?
Thế rồi, suốt buổi sáng hôm ấy, chúng tôi tản bộ lên phố để thâu lượm tin tức.
Trên hè phố, không khí nặng nề khó thở không phải chỉ riêng vì tiết trời oi bức. Sắc diện mọi người, đa số đăm chiêu lo lắng. Vụ bé Kính mất tích gây buồn thương cho tất cả mọi người. Người dân ở đây ngày thường vui tính lắm. Bữa nay gặp nhau, họ không cười đùa hớn hở như mọi khi nữa mà chỉ để hỏi han nhau tin mới về vụ bé Kính.
Hết sức lắng tai nghe ngóng, chúng tôi chẳng thâu lượm được gì hết.
Bình Trọc đề nghị :
- Bọn mình lên Cuộc Cảnh Sát coi thử !
Tâm quắc mắt :
- Lên làm gì nữa. mấy ông cảnh sát khó tính thấy trời.
- Tôi có bảo vào hẳn trong ấy đâu. Mình chỉ lảng vảng ở ngoài cổng thôi mà. Biết đâu lại chẳng có tin hay.
Theo chân Bình Trọc, bọn tôi tiến về đường Giang Châu, nơi Cuộc Cảnh Sát toạ lạc. Khá đông người tụ tập trên vỉa hè đối diện trụ sở, đa số là các bà, bàn tán xôn xao về vụ bé Kính. Một bà cho chúng tôi hay tin là đã có thêm rất nhiều nhân viên công lực mới được biệt phái về để phụ trách việc dò tìm bé Kính.
Thoáng cái đã được một tiếng đồng hồ, kể từ lúc chúng tôi nán lại trước trụ sở Cuộc. Định bảo nhau ra về, chợt trời đổ mưa. Bé Thơ vôi vã tìm chỗ trú dưới một mái hiên. cả bọn theo vào. Con Ca Phi ngồi nép bên cạnh bé Thơ, chốc chốc lại lắc lắc cái đầu, rũ cho hết nước trong tai.
Trận mưa ngớt dần, chúng tôi sửa soạn ra về. Đột nhiên, nơi đầu đường, một chiếc xe sơn màu đen, quẹo khúc quanh gấp rút, văng nước mưa tung toé. Không hiểu sao, tim tôi bỗng đập thình thịch trong lồng ngực.
Tâm buột miệng :
- Biết đâu lại chẳng là bọn bắt cóc bé Kính đã sa lưới.
Một nhân viên từ trong trụ sở Cuộc chạy ra nói với nhân viên lái xe :
- Ông Trưởng Cuộc chờ lâu lắm rồi đó. Có đưa được gã về không đấy ?
Nhân viên lái xe gật đầu thật nhanh. Hai cánh cửa lớn phía sau hé mở. Một nhân viên cảnh sát bước xuống. Tiếp đó, một nhân viên thứ hai. Ông này quay lại ngó vào trong xe, hình như bảo một người nào trong đó cùng xuống thì phải. Một bóng người thứ ba xuất hiện. Bé Thơ vội đưa tay lên bịt miệng vừa kịp ngăn một tiếng la thảng thốt : “Trời ! Ông híp-pi !”.
Chúng tôi cũng vừa trông thấy thi sĩ lang thang. Ông ta chậm rãi xuống xe, hai cổ tay nằm gọn trong chiếc còng sáng loáng. Cũng đúng lúc ấy ông ta ngó thấy bọn tôi. Bốn đứa đang đứng dựa lưng vào bức tường đối diện trụ sở Cuộc. Nói cho đúng hơn, ông ta nhận ra bé Thơ và con chó Ca Phi. Thời gian một giây đồng hồ, sắc diện vốn buồn bã của ông ta chợt rạng rỡ hẳn lên. Không định, mà bé Thơ lại tiến lên một bước, mỉm cười với nhà thơ lãng tử. Ông ta định giơ tay trả lời nụ cười của bé Thơ nhưng vướng còng lại bỏ xuống. Một nhân viên hối thúc ông cất bước. Chưa đầy phút sau, bóng người thi sĩ lang thang đã mất hút trong trụ sở.
Mọi việc xảy ra nhanh quá, như trong một giấc mơ kỳ ảo. Bốn đứa chúng tôi chưa hết sửng sốt bàng hoàng. Trong nụ cười của nhà thơ lãng tử, bọn tôi thấy rõ một niềm thất vọng đau thương xen lẫn nét khắc khoải, yêu cầu cứu giúp. Lời nói câm nín ấy, ngoài bé Thơ, Tâm, Bình và tôi ra, chắc không còn ai nhận thấy được.
Bé Thơ trầm giọng :
- Tội nghiệp ! Ông ta bị bắt rồi !... Nhưng tôi tin chắc rằng cảnh sát không thể tìm thấy một bằng cớ nào chứng tỏ ông híp-pi có tội… vì… những bằng cớ ấy… không có.
__________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG VII, VIII