CHƯƠNG II
Tôi gấp quyển Kinh Tế học, đưa tay hất sang một bên, cử chỉ gần như là bất cần. Quyển sách nằm hờ hững trên mặt bàn như nỗi chán chường uể oải của tôi sau những ngày buông thả. Tủ sách bày biện thật gọn ghẽ chứng tỏ con người của tôi rất trật tự. Mọi người nhìn vào có thể nghĩ như vậy. Tôi mỉm cười chua chát.
Tôi đưa mắt nhìn qua một lượt từ trái sang phải... Đệ Tứ, đệ Tam, đệ Nhị, đệ Nhất... Thời vàng son đó đã qua rồi. Tôi không thể tìm lại được. Nếu có, chỉ là một thoáng nhớ len nhẹ vào hồn, để lại trong tôi nhiều nuối tiếc, xót xa. Cái thuở mà tôi chỉ biết vùi đầu vào sách vở theo đúng lý tưởng của đời mình đã mất rồi.
Tôi vẽ một con số không thật to lên mặt bàn. Tương lai của tôi đó. Tôi nghĩ như vậy. Mà chắc chắn thì đúng hơn vì mùa thi gần kề mà chồng cours còn cao ngất. Thật tai hại. Kết quả của một năm học lè phè chỉ biết thụ hưởng và phá phách. Tôi ân hận và tôi tự trách mình đã không đủ nghị lực để kềm hãm bước chân tôi. Con đường tôi đi thật nhiều chông gai. Tôi nghĩ tôi có thể vượt qua tất cả để bước chân tôi thanh thản. Nhưng tôi đã lầm. Để bây giờ tôi vấp ngã, nằm sấp lên thật phi lý.
Tia nắng đầu tiên lọt vào căn phòng ấm cúng của tôi khiến tôi giật mình. Đã bốn giờ hơn. Tôi đứng dậy vặn mình, rời bàn học, sửa soạn đến nhà Diễm. Tôi cũng chẳng hiểu tôi đến nhà Diễm để làm gì. Chỉ biết rằng đó là lời hẹn, lời hẹn ban sáng, và tôi phải đúng hẹn thế thôi.
Công việc thay quần áo của một thằng con trai thật giản dị và quá quen thuộc nên chỉ trong chớp mắt tôi đã sửa soạn xong. Tôi gài cửa sổ để nắng khỏi lùa vào căn phòng của tôi, trước khi đặt chân xuống dưới nhà.
Thúy, em gái tôi, đang ngồi học ở phòng khách, thấy tôi, ngẩng mặt lên hỏi:
- Anh đi đâu đó?
Tôi với tay lấy chìa khóa trên tủ đáp:
- Anh đến Diễm.
- Anh đi lâu không?
- Chưa biết! Bố mẹ có về nói anh qua Diễm có chút việc.
- Vâng!
- Em có cần gì không?
- Định nhờ anh mua cho em quyển Triết… nhưng thôi! Để mai vậy.
- Triết hả? Để anh bảo thằng Dũng đưa cho. Nó còn giữ của anh mà! Anh đi nghe.
- Vâng!
Tôi rời khỏi nhà, nối đuôi thiên hạ trên đường Võ Di Nguy hướng về Gia Định. Tôi có cảm tưởng chiếc xe đã thuộc đường và chính nó đang đưa tôi đến nhà Diễm chứ không phải do tôi điều khiển. Nhà Diễm nằm trên đường Chi Lăng, cách nhà tôi khoảng hai cây số. Con đường rộng rãi, phẳng phiu như xa lộ. Giá cuộc đời tôi cũng đi trên con đường này… thật không còn gì bằng! Nhưng… (chữ nhưng định mệnh) đó chỉ là một giấc mơ. Mà đã là giấc mơ thì không bao giờ thành sự thật.
Tôi yêu những giấc mơ kỳ quái vô vọng đó, bởi tôi muốn trong tôi luôn luôn có một chút hy vọng. Hy vọng để mà sống. Hy vọng để mà vươn lên. Cho dù niềm hy vọng có mòn mỏi, tôi vẫn mơ. Tôi đã được sinh ra để chấp nhận tất cả những gì trời ban cho tôi. Vì thế nếu có đổi thay, tôi nghĩ đó là sự an bài của Thượng Đế và tôi phải cúi đầu ngoan ngoãn thọ nhận!
Cuộc sống thật là phức tạp. Tôi nghĩ vậy! Và càng lớn tôi càng thấy cuộc đời thật phiền toái, đầy rẫy ưu tư. Có đôi lúc tôi chán nản đến độ muốn thu mình khổ hạnh trong một nhà dòng nào đó, như vậy có lẽ còn sướng hơn. Ý tưởng đi tu luôn luôn đến với tôi nhưng cuộc đời còn gắn bó với tôi quá vì thế tôi không thể thực hiện những ý định của mình. Tôi bất lực trước mọi hoàn cảnh. Lời thú tội nghe thật nao lòng. Tâm trạng của tôi bi đát quá. Không ai hiểu tôi cả! Ngay cả gia đình tôi và Diễm. Tôi lại nghĩ về Diễm với câu hỏi: “Tại sao Diễm yêu tôi?”. Thật khó mà trả lời bởi vì chính tôi, tôi còn chưa hiểu tại sao tôi yêu Diễm nữa là!...
Mười phút! Đó là khoảng thời gian di chuyển từ nhà tôi đến nhà Diễm. Căn nhà bé nhỏ xinh xinh nằm giữa khu vườn không lấy gì làm rộng lắm nhưng cũng đủ để mọi người thấy thèm thuồng. Nhất là những người sông chen chúc trong thành phố này! Nét đẹp mộng mơ của nó đã quyến rũ tôi vì thế mỗi lần đặt chân đến đây, tôi có thói quen dựng xe ngoài cổng, và đứng ngắm căn nhà và khu vườn trong giây lát rồi mới chịu bấm chuông. Tôi thèm được sống nơi đây. Ước muốn quá tham lam.
Chị người làm mở cổng, ló ra một nửa khuôn mặt sau cánh cổng sắt:
- Ủa cậu! Mời cậu vô!
Tôi lách mình, dắt xe vào:
- Cảm ơn chị.
Chị người làm nói sau lưng tôi:
- Cô Diễm đang sửa soạn, mời cậu vào phòng khách ngồi chờ chút xíu cô xuống liền.
Tôi dựng xe:
- Chị để mặc tôi.
- Ủa cậu! Mời cậu vô!
Tôi lách mình, dắt xe vào:
- Cảm ơn chị.
Chị người làm nói sau lưng tôi:
- Cô Diễm đang sửa soạn, mời cậu vào phòng khách ngồi chờ chút xíu cô xuống liền.
Tôi dựng xe:
- Chị để mặc tôi.
Tôi dừng lại giữa bậc tam cấp. Không hiểu nghĩ sao tôi quay trở lại, tiến về
phía trái vườn, ngồi trên chiếc xích đu trẻ con.
Chờ chưa được bao lâu, Diễm xuất hiện rực rỡ trong bộ quần áo màu hồng. Nụ cười Diễm thật tươi, tươi như cuộc đời Diễm, tươi như bộ quần áo Diễm đang khoác trên người.
Chờ chưa được bao lâu, Diễm xuất hiện rực rỡ trong bộ quần áo màu hồng. Nụ cười Diễm thật tươi, tươi như cuộc đời Diễm, tươi như bộ quần áo Diễm đang khoác trên người.
Diễm nói với tôi, giọng trách móc:
- Anh chê phòng khách nhà Diễm hả?
Tôi đùa:
- Khoan đã! Hình như anh chờ hơi lâu.
Diễm chẳng vừa:
- Mới có mấy phút mà đã than. Người ta chờ nhau cả ngày thì sao?
Tôi hơi bối rối:
- Phịa, ai bảo Diễm vậy?
Diễm ngồi xuống cạnh tôi:
- Chẳng ai bảo cả. Luật của những kẻ yêu nhau là như vậy.
- Ghê nhỉ! Học ở đâu vậy?
- Truyện!
- Tiểu thuyết?
- Không! Đầu độc! Diễm chỉ đọc Tuổi Hoa thôi.
- Ngoan!
- Chưa gì anh đã tỏ uy quyền rồi. Anh trả lời câu hỏi của Diễm đi.
- Câu gì? À!... anh nào dám chê. Nhưng anh thích ngồi ngoài này hơn.
Diễm im lặng, tôi tiếp:
- Ngồi ngoài này có vẻ thơ mộng, tự nhiên.
- Anh tìm được chỗ dạy chưa?
- Chưa!
- Anh dạy Diễm đi!
- Không dám!
- À!... Anh chỉ thích dạy người khác thôi. Phải mà! Diễm biết mà!
- Ghen tầm bậy!
Diễm nghiến răng, véo tôi một cái thật đau:
- Bậy hả? Có không?
Tôi suýt xoa:
- Không!
- Thế thì tại sao?
- Anh mà dạy thì em chỉ dốt thêm chứ không tiến được.
- Anh chê phòng khách nhà Diễm hả?
Tôi đùa:
- Khoan đã! Hình như anh chờ hơi lâu.
Diễm chẳng vừa:
- Mới có mấy phút mà đã than. Người ta chờ nhau cả ngày thì sao?
Tôi hơi bối rối:
- Phịa, ai bảo Diễm vậy?
Diễm ngồi xuống cạnh tôi:
- Chẳng ai bảo cả. Luật của những kẻ yêu nhau là như vậy.
- Ghê nhỉ! Học ở đâu vậy?
- Truyện!
- Tiểu thuyết?
- Không! Đầu độc! Diễm chỉ đọc Tuổi Hoa thôi.
- Ngoan!
- Chưa gì anh đã tỏ uy quyền rồi. Anh trả lời câu hỏi của Diễm đi.
- Câu gì? À!... anh nào dám chê. Nhưng anh thích ngồi ngoài này hơn.
Diễm im lặng, tôi tiếp:
- Ngồi ngoài này có vẻ thơ mộng, tự nhiên.
- Anh tìm được chỗ dạy chưa?
- Chưa!
- Anh dạy Diễm đi!
- Không dám!
- À!... Anh chỉ thích dạy người khác thôi. Phải mà! Diễm biết mà!
- Ghen tầm bậy!
Diễm nghiến răng, véo tôi một cái thật đau:
- Bậy hả? Có không?
Tôi suýt xoa:
- Không!
- Thế thì tại sao?
- Anh mà dạy thì em chỉ dốt thêm chứ không tiến được.
Diễm chợt hiểu. Cô nàng e thẹn cúi gằm mặt xuống, má ửng đỏ. Hạnh phúc đã đến
trong tầm tay. Diễm nghĩ gì? Có phải Diễm đang nhìn thấy một tương lai thật đẹp,
thật huy hoàng của tôi và Diễm? Có phải Diễm đang nhìn thấy một hạnh phúc tuyệt
vời của hai kẻ yêu nhau? Không hiểu Diễm có toại nguyện với những ước mơ thầm
kín đó không? Riêng tôi, tôi cảm thấy hạnh phúc mong manh quá. Tương lai xa vời
quá. Dù sao Diễm và tôi còn quá trẻ. Những ý tưởng cho tương lai bây giờ thật
quá sớm. Khả năng của chúng tôi chưa thể tạo dựng được cuộc đời. Chúng tôi còn
lệ thuộc vào muôn ngàn sự thay đổi. Và biết đâu Diễm với tôi phải xa nhau chì
vì một trong ngàn cái thay đổi đó. Cuộc đời không đẹp như ta tưởng. Nhưng Diễm
nào có biết. Diễm chưa đủ trí khôn để hiểu rằng đường đời có rất nhiều chông
gai và bão tố. Mà trong tình yêu, bão tố đến thật bất ngờ, thật hung hãn và
tràn đầy nước mắt.
Tôi phá tan bầu không khí yên lặng:
- Diễm đọc “Love story” chưa?
Diễm đáp:
- Chưa!... Mà có phải nó quay thành phim mới chiếu tháng trước không anh?
- Ừ!
- Thế thì Diễm xem phim rồi. Hay ghê anh nhỉ. Bài hát của nó xúc động ghê.
Tôi mơ màng:
- Một chuyện tình buồn và thành kiến “phân chia giai cấp”…
- Diễm đọc “Love story” chưa?
Diễm đáp:
- Chưa!... Mà có phải nó quay thành phim mới chiếu tháng trước không anh?
- Ừ!
- Thế thì Diễm xem phim rồi. Hay ghê anh nhỉ. Bài hát của nó xúc động ghê.
Tôi mơ màng:
- Một chuyện tình buồn và thành kiến “phân chia giai cấp”…
Tôi định nói gì đó lại thôi. Nhưng ý nghĩ của tôi không lọt khỏi đôi mắt Diễm.
Diễm nhìn thẳng vào mắt tôi:
- Tại sao anh lại nghĩ như vây?
Tôi giả vờ:
- Nghĩ cái gì?
Diễm phụng phịu:
- Anh đừng chối. Anh còn nghi ngờ Diễm. Diễm yêu anh là Diễm yêu con người của anh kìa. Diễm không muốn anh so sánh như vậy.
- Nên thực tế một chút Diễm ạ.
- Diễm rất thực tế. Anh yếu quá. Anh mà còn nghĩ vẩn vơ như vậy nữa, Diễm giận anh cho coi.
- Cám ơn Diễm.
- Không ơn huệ gì hết. Anh liệu hồn.
- Tại sao anh lại nghĩ như vây?
Tôi giả vờ:
- Nghĩ cái gì?
Diễm phụng phịu:
- Anh đừng chối. Anh còn nghi ngờ Diễm. Diễm yêu anh là Diễm yêu con người của anh kìa. Diễm không muốn anh so sánh như vậy.
- Nên thực tế một chút Diễm ạ.
- Diễm rất thực tế. Anh yếu quá. Anh mà còn nghĩ vẩn vơ như vậy nữa, Diễm giận anh cho coi.
- Cám ơn Diễm.
- Không ơn huệ gì hết. Anh liệu hồn.
Lại hăm dọa. Bắt đầu hăm dọa thì đúng hơn. Trong bất cứ cuộc tình nào cũng vậy.
Các cô luôn luôn nắm ưu thế nhờ những ngón đòn lợi hại như: giận hờn, khóc lóc
v.v… và “hung tợn” thì ngắt véo, cấu xé, “chí lớn không đựng đầy đôi mắt giai
nhân”. Tôi thấy tôi thật hèn. Hèn khi đứng trước mặt Diễm. Hèn khi tôi cầm một
đóa hoa hồng có gai.
Biết thế nhưng tôi vẫn thích được giận hờn, ngắt véo… vì tôi nghĩ đó là những cử
chỉ đáng yêu của người con gái, biểu lộ tình yêu đã lên cao đến độ. Tôi có cảm
tưởng khi mình yêu phải cố tình gây nhiều sôi nổi như những chuyện người ta viết
thành truyện. Nói theo một nhà văn nào đó mà tôi quên mất rồi thì đó là cái
“thú đau thương” khi yêu và được yêu. Yêu khổ và nhức đầu quá thể nhưng tôi vẫn
thích yêu. Thật lạ lùng.
Diễm đập vào cánh tay tôi:
- Anh!
Tôi hơi nghiêng đầu lại:
- Gì?
Diễm tiếp:
- Bao giờ anh thi?
Tôi đáp:
- Tháng tám.
- Bài vở anh học xong hết chưa?
- Chưa! Còn một nửa.
Diễm lập lại:
- Một nửa?
Tôi gật đầu:
- Ừ!
- Anh chán học?
- Có thể!... Khung cảnh Đại Học không đẹp như Diễm nghĩ đâu, nó chỉ là cái vỏ bề ngoài; bên trong rách nát. Anh đã bị sa lầy. Các bạn anh đã bị sa lầy. Nói chung, tuổi trẻ đã bị sa lầy trong nếp sống lè phè, thụ hưởng ở Đại Học. Diễm có thể tưởng tượng rằng hằng ngày, tụi anh vẫn cắp sách đến trường nhưng không bao giờ vào lớp. Chưa bao giờ tụi anh nghĩ đến tương lai. Nghĩa là tụi anh chỉ biết trốn trong cái vỏ sinh viên, núp sau cái bóng khuôn viên trường Luật để mà ăn chơi phè phỡn. Dĩ nhiên anh không dám nói tất cả nhưng đa số bọn anh là như vậy. Và trong đa số đó, có anh.
- Có anh?
- Ừ. Anh là nạn nhân của trận cuồng phong đó. Anh chỉ là một cá nhân yếu đuối bị lôi cuốn vào tập thể xô bồ đó. Anh không đủ nghị lực để rút chân ra khỏi vòng cương tỏa của nó. Và chính anh, anh chấp nhận nó lúc nào anh cũng chẳng hay. Có đôi lúc chợt tỉnh ngộ, anh muốn trở lại từ khởi điểm. Nhưng anh không đủ can đảm vì đã quá muộn. Và anh nhận thấy anh sẽ cô đơn, thừa thãi trong khuôn viên trường Luật. Bây giờ anh mới thấy những năm ôm sách vở đến trường ở bậc Tiểu học và Trung học thật quí báu, thật đẹp.
- Anh!
Tôi hơi nghiêng đầu lại:
- Gì?
Diễm tiếp:
- Bao giờ anh thi?
Tôi đáp:
- Tháng tám.
- Bài vở anh học xong hết chưa?
- Chưa! Còn một nửa.
Diễm lập lại:
- Một nửa?
Tôi gật đầu:
- Ừ!
- Anh chán học?
- Có thể!... Khung cảnh Đại Học không đẹp như Diễm nghĩ đâu, nó chỉ là cái vỏ bề ngoài; bên trong rách nát. Anh đã bị sa lầy. Các bạn anh đã bị sa lầy. Nói chung, tuổi trẻ đã bị sa lầy trong nếp sống lè phè, thụ hưởng ở Đại Học. Diễm có thể tưởng tượng rằng hằng ngày, tụi anh vẫn cắp sách đến trường nhưng không bao giờ vào lớp. Chưa bao giờ tụi anh nghĩ đến tương lai. Nghĩa là tụi anh chỉ biết trốn trong cái vỏ sinh viên, núp sau cái bóng khuôn viên trường Luật để mà ăn chơi phè phỡn. Dĩ nhiên anh không dám nói tất cả nhưng đa số bọn anh là như vậy. Và trong đa số đó, có anh.
- Có anh?
- Ừ. Anh là nạn nhân của trận cuồng phong đó. Anh chỉ là một cá nhân yếu đuối bị lôi cuốn vào tập thể xô bồ đó. Anh không đủ nghị lực để rút chân ra khỏi vòng cương tỏa của nó. Và chính anh, anh chấp nhận nó lúc nào anh cũng chẳng hay. Có đôi lúc chợt tỉnh ngộ, anh muốn trở lại từ khởi điểm. Nhưng anh không đủ can đảm vì đã quá muộn. Và anh nhận thấy anh sẽ cô đơn, thừa thãi trong khuôn viên trường Luật. Bây giờ anh mới thấy những năm ôm sách vở đến trường ở bậc Tiểu học và Trung học thật quí báu, thật đẹp.
Vài giây yên lặng, Diễm hỏi:
- Bây giờ anh tính sao?
Vẫn trong trạng thái chán nản, tôi hỏi lại:
- Tính sao là tính sao?
- Tương lai của anh!
- Tương lai!? Thật gần gũi mà cũng thật xa vời. Thuở còn ngồi ở Võ Trường Toản, anh ao ước mình sẽ nuốt trôi hai phần Tú Tài để lên bậc Đại Học! Hồi đó anh còn ngây thơ quá nên anh nghĩ lý tưởng và tương lai đời mình chỉ giản dị có thế. Bây giờ anh đã toại nguyện để rồi anh bỡ ngỡ, xa lạ, chán nản… và kết quả anh không biết anh học để làm gì? Có phải anh đang đi học không? Tương lai thì muôn ngàn lần chưa nghĩ đến chỉ vì cái quan niệm “ngần ấy đã quá đủ”. Tiếp tục học để lấy được cử nhân càng tốt. Còn không thì thôi, cũng chẳng hề hấn gì. Trăm thằng như một. Đứa nào cũng nghĩ tới mảnh bằng Tú Tài 2, đã quá đủ để ngước mặt nhìn đời. Thật tai hại! Thật bi thảm!... Anh vừa tự thú. Anh muốn làm lại cuộc đời Diễm ạ. Nhưng anh thấy khó mà làm được.
- Anh!... Hay là…
- Diễm cứ nói.
- Hay là anh đổi khoa? Ngày xưa Diễm thấy anh giỏi Toán Lý Hóa lắm mà. Tại sao anh không theo Khoa học?
- Anh cũng định nói với Diễm như vậy. Đúng ra con đường của anh đi phải là Khoa học. Lỗi tại anh. Anh đã không dứt khoát với sự lôi cuốn của bạn bè. Tụi nó bảo một năm trời bù đầu bù óc ở Khoa học để lấy chứng chỉ MPC “khổ” lắm. Mà giá trị của nó cũng chẳng là bao. Chi bằng ghi tên vào Luật,, thật phè phỡn mà cũng thật dễ lấy chứng chỉ. Anh chưa đủ trí khôn và nghị lực để tự quyết định tương lai đời mình vì thế anh đi theo bạn bè. Bây giờ anh mới thấy mình ngu.
Diễm ngắt lời tôi:
- Cũng còn kịp anh ạ.
Tôi mỉm cười chua chát:
- Anh hy vọng như vậy. Dù sao cũng đã lỡ rồi. Coi như mình trễ một năm. Niên khóa tới anh quay sang học Khoa học.
Khuôn mặt Diễm tươi tắn hẳn lên, đôi mắt phát ra những tia nhìn tin tưởng:
- Thật nhé anh.
Tôi cảm động:
- Thật.
- Anh đừng đi lính nghe.
Tôi bật cười:
- Đi lính đâu phải chuyện dễ.
Diễm vùng vằng:
- Anh cứ đùa không à? Ban sáng anh làm Diễm hết hồn. Diễm chỉ sợ anh bỏ học thật nên Diễm phải mời anh đến đây để Diễm…
- Khuyên răn và dạy dỗ!
Diễm nhìn tôi:
- Gần như vậy.
Tôi hỏi:
- Quyền gì?
Diễm đáp, thật lém lỉnh:
- Quyền làm người yêu của anh.
- To nhỉ?
- Chứ sao! Quyền làm người yêu lớn lắm. Còn nhiều “giới cấm” dành cho anh. Để từ từ rồi Diễm sẽ áp dụng với anh.
- Hăm dọa!?
- Không hăm dọa đâu. Rồi anh sẽ thấy “uy quyền” của Diễm. Anh mà lộn xộn thì anh biết!
- Bây giờ anh tính sao?
Vẫn trong trạng thái chán nản, tôi hỏi lại:
- Tính sao là tính sao?
- Tương lai của anh!
- Tương lai!? Thật gần gũi mà cũng thật xa vời. Thuở còn ngồi ở Võ Trường Toản, anh ao ước mình sẽ nuốt trôi hai phần Tú Tài để lên bậc Đại Học! Hồi đó anh còn ngây thơ quá nên anh nghĩ lý tưởng và tương lai đời mình chỉ giản dị có thế. Bây giờ anh đã toại nguyện để rồi anh bỡ ngỡ, xa lạ, chán nản… và kết quả anh không biết anh học để làm gì? Có phải anh đang đi học không? Tương lai thì muôn ngàn lần chưa nghĩ đến chỉ vì cái quan niệm “ngần ấy đã quá đủ”. Tiếp tục học để lấy được cử nhân càng tốt. Còn không thì thôi, cũng chẳng hề hấn gì. Trăm thằng như một. Đứa nào cũng nghĩ tới mảnh bằng Tú Tài 2, đã quá đủ để ngước mặt nhìn đời. Thật tai hại! Thật bi thảm!... Anh vừa tự thú. Anh muốn làm lại cuộc đời Diễm ạ. Nhưng anh thấy khó mà làm được.
- Anh!... Hay là…
- Diễm cứ nói.
- Hay là anh đổi khoa? Ngày xưa Diễm thấy anh giỏi Toán Lý Hóa lắm mà. Tại sao anh không theo Khoa học?
- Anh cũng định nói với Diễm như vậy. Đúng ra con đường của anh đi phải là Khoa học. Lỗi tại anh. Anh đã không dứt khoát với sự lôi cuốn của bạn bè. Tụi nó bảo một năm trời bù đầu bù óc ở Khoa học để lấy chứng chỉ MPC “khổ” lắm. Mà giá trị của nó cũng chẳng là bao. Chi bằng ghi tên vào Luật,, thật phè phỡn mà cũng thật dễ lấy chứng chỉ. Anh chưa đủ trí khôn và nghị lực để tự quyết định tương lai đời mình vì thế anh đi theo bạn bè. Bây giờ anh mới thấy mình ngu.
Diễm ngắt lời tôi:
- Cũng còn kịp anh ạ.
Tôi mỉm cười chua chát:
- Anh hy vọng như vậy. Dù sao cũng đã lỡ rồi. Coi như mình trễ một năm. Niên khóa tới anh quay sang học Khoa học.
Khuôn mặt Diễm tươi tắn hẳn lên, đôi mắt phát ra những tia nhìn tin tưởng:
- Thật nhé anh.
Tôi cảm động:
- Thật.
- Anh đừng đi lính nghe.
Tôi bật cười:
- Đi lính đâu phải chuyện dễ.
Diễm vùng vằng:
- Anh cứ đùa không à? Ban sáng anh làm Diễm hết hồn. Diễm chỉ sợ anh bỏ học thật nên Diễm phải mời anh đến đây để Diễm…
- Khuyên răn và dạy dỗ!
Diễm nhìn tôi:
- Gần như vậy.
Tôi hỏi:
- Quyền gì?
Diễm đáp, thật lém lỉnh:
- Quyền làm người yêu của anh.
- To nhỉ?
- Chứ sao! Quyền làm người yêu lớn lắm. Còn nhiều “giới cấm” dành cho anh. Để từ từ rồi Diễm sẽ áp dụng với anh.
- Hăm dọa!?
- Không hăm dọa đâu. Rồi anh sẽ thấy “uy quyền” của Diễm. Anh mà lộn xộn thì anh biết!
Kèm theo câu nói đó là một cái véo thật đau. Tôi buột miệng kêu một tiếng “ái”.
Không hẹn, cả hai chúng tôi quay nhìn nhau. Tôi nhìn thật lâu vào đôi mắt Diễm…
không còn ngôn ngữ nào để mà diễn tả tâm trạng tôi lúc này. Tôi thấy khuôn mặt
tôi nằm ngoan ngoãn trong đó… Giây phút này, tôi muốn quên tất cả để được ngủ
vùi trong đôi mắt Diễm…
______________________________________________________________________