CHƯƠNG X
Sau một giờ chuẩn bị, đoàn người sẵn sàng tiến vào
rừng. Võng được làm bằng hai khúc cây to và những dây đan, họ mang theo
vài giỏ thức ăn và đèn dầu để có thể đi suốt đêm. Sinh được lên võng với
Bốp, không phải nằm chung mà là hai cái đàng hoàng.
- Thấy chưa ? Bốp, tao tiên tri mà ! Mình thành con ông hoàng kể từ phút này !
Khoảng ba giờ trưa, một tên dân làng nhanh nhẹn nhất lên đường đi Chanipur. Và bốn giờ họ khởi hành. Tất cả có hai mươi hai người, không kể Giang Khâm. Giữa đoàn người, bốn trai làng lực lưỡng khiêng hai cái võng, trên có Sinh và con Bốp. Người và vật đưa mắt nhìn nhau sung sướng không thốt nên lời.
Đêm xuống trước khi đoàn người đến vực. Họ dừng lại nghỉ một lúc. Vài người đốt lửa sáng rực trong khi mấy người khác dọn bữa ra. Ăn xong, họ tức thì nhổ trại theo lệnh ông Xã trưởng.
Mặc kệ Giang Khâm phàn nàn, nài nỉ, ông Xã vẫn giữ vững lập trường. Hai giờ sau, hắn nhất định ngừng lại, nói :
- Tôi không đi xa được nữa. Tôi mệt lắm. Tôi cần nghỉ ngơi lấy sức. Tôi đi ngủ bây giờ đây !
Viên Xã trưởng trông nhỏ nhắn bên cạnh hắn, nhưng tinh thần rất vững. Giọng sang sảng, ông ra lệnh :
- Giang Khâm ! Anh phải theo chúng ta. Nếu anh cãi lời ta, ta sẽ dùng võ lực buộc anh, đừng trách. Khi nào gặp lại ông Ngọc Sơn, sự thật sẽ sáng tỏ. Nếu ông ta chết, tức là thằng bé nói dối, bằng ngược lại, tôi không muốn bị cảnh sát trách là đã thả anh đi. Hiện giờ anh thuộc quyền tôi cũng như thằng bé.
Giang Khâm buộc lòng phải theo lời ông Xã, vì hắn cô thân lại không có khí giới cầm tay. Song cặp mắt hắn dữ dằn như thể có thể nuốt tươi ngay ông già râu xám. Chưa bao giờ Giang Khâm cảm thấy mình nhục nhã đến mức ấy : vẫn tự hào luôn luôn làm kẻ chỉ huy, nay phải cúi đầu tuân lệnh một ông già quê mùa, nhỏ bé và dốt nát ! Giang Khâm tức lộn gan.
Khi bình minh ló dạng, đoàn người chậm lại và Sinh được phép xuống đất, riêng Bốp vẫn nằm trên võng để người ta khiêng đi vì vết thương cạnh sườn làm độc, mỗi cử động làm con vật đau thêm.
Mặt trời lên đến đỉnh đầu, người ta bỗng thấy Kha và Hiếu xuất hiện, theo sau là tên hỏa đầu quân béo phệ, cả ba dáng bộ không được bình tĩnh chút nào. Thật tình chúng đã theo lệnh Khâm : trở lại giết ông Ngọc Sơn, nhưng chúng không tìm thấy ông, và bây giờ, trong lúc đang do dự, chờ Khâm trở lại chia vàng, chúng không bao giờ có thể ngờ đến cảnh tượng xảy ra trước mắt.
Dân làng ngừng lại, ông Xã tiến lên trước, theo kế bên là Sinh, nó đã nhìn ra chỗ quen thuộc : khu rừng thưa nơi có căn lều xanh, cách đó vài bước ngắn.
- Xin chào ! Xin chào quí bạn !
Kha cất giọng một cách khó khăn, mắt nhìn Giang Khâm như dò hỏi. Ông Xã trả lời :
- Xin chào quí bạn !
Tia mắt quỉ quyệt của Giang Khâm nói rất nhiều với Kha, tên này lên tiếng liền sau đó:
- Thật là quý hóa, nhưng tiếc thay : trễ quá rồi. Phải chi các bạn đến từ hôm qua.
Giang Khâm nhắm mắt lại để khỏi để lộ vẻ mừng rỡ trên khuôn mặt tàn ác. Cuộc hành trình thật khó nhọc, vất vả mà mỗi bước chân tiến lên, hắn lại cảm thấy ông Ngọc Sơn khó chết hơn. Sinh cũng thế, hy vọng chủ sống cứ tăng theo bước chân. Nhưng những lời vừa thốt lên của tên Kha làm nó nghẹn ngào, thống khổ tràn ngập lòng nó. Mọi sinh vật trước mắt như đảo lộn. ông Ngọc Sơn chết ? Sinh phục xuống khóc ròng. Ông Xã bình tĩnh hỏi :
- Sao lạ vậy ? Thằng bé nói với ta là vết thương đã được băng bó, ông ấy ăn uống được và sắp bình phục kia mà ?
- Đúng vậy, thưa ông Xã, nhưng hai hôm nay, ông trở bịnh, ông sốt lại trong khi anh Khâm tức giận đuổi theo thằng Sinh... và rồi... ổng nổi điên lên...
- Sao lại có chuyện nổi điên ? Tôi chưa từng nghe nói người điên chết trong hai ngày...
- Thưa ông Xã, đúng vậy ! Điên thì chết chóc gì ? Nhưng tại vầy đây : ông lên cơn bỏ chạy vô rừng, tụi tui rượt theo không kịp, phần trời tối quá, mà ổng không có mang theo đuốc hay khí giới gì hết, ông Xã nghĩ coi điên mà biết gì ?
Hiếu thêm :
- Tụi tui thương quá, nhưng rồi cũng chịu thua, rừng già tối om, thưa ông Xã, mà lúc đó, khỉ nó kêu lên ghê quá, chúng tôi không dám thò mặt vô sâu hơn. Chắc ông Xã cũng hiểu, khi khỉ kêu to trong rừng là báo hiệu có cọp, báo gần đâu đó, ai dại gì mà đi nạp mạng cho ác thú?
Im lặng bao quanh toán người của ông Xã. Dù sao đi nữa, ai cũng hiểu tình cảnh của ba tên giúp việc của ông Ngọc Sơn, không ai trách móc gì. Một người hỏi :
- Anh đã tìm ra xác ông chủ chưa ?
- Xác hả ? Anh nói như người thành phố không bằng ! Cọp mà đói thì còn hòng gì nó chừa xác lại, có họa chút xương thừa... Hãy theo tôi mà xem cho rõ.
Đoàn người nối bước theo Kha. Họ băng qua rừng thưa, bỏ võng, thức ăn, và các vật nặng lại, Bốp muốn chạy theo nhưng bị cột lại một gốc cây nhỏ, nó tức, sủa ầm lên, tìm cách bứt dây.
Đi sâu vào ừng, vòng quanh một bụi rậm, mọi người dừng lại khi nghe tiếng con vật rền rĩ, hai người cẩn thận tiến lại phía đó và chỉ thấy một con nai chạy trốn. Rồi họ đến một bụi rậm nữa và thấy vài miếng xương vụn, gãy, không có chút thịt nào sót lại.
Mọi người khựng lại. Mối xúc động lan nhanh: trong làng họ thì cái cảnh này không lạ chi, một người đàn bà đi lấy nước bị cọp vồ, tha đi hay đứa trẻ mất xác không phải là chuyện hiếm có. Sự tang tóc đè nặng trong không khí vài phút, bỗng một tiếng cười phá tan im lặng... Ông Xã bất bình, ông rất ghét kẻ bất nhã, ai mà dám cười trong trường hợp đáng buồn này ? Ông muốn biết, thì ra chính là Sinh. Sinh giải thích :
- Đó là xương con báo mà tôi giết thịt cho chủ tôi ăn. Chính tôi đã đốt lửa. Nhìn kỹ xem, đây là đống tro do tôi đốt lửa, tàn đó. Không phải xương chủ tôi đâu.
Dân làng ngơ ngác hồi lâu. Cái gì kỳ vậy kìa ? Ai nói thật ? Ai nói dối ?
Đột nhiên có tiếng chó sủa vang lên, không phải tiếng sủa giận dữ mà tiếng sủa reo mừng, báo hiệu điềm lành. Sinh reo to :
- Con Bốp đã tìm thấy chủ tôi ! Không có gì làm nó vui được vậy !
Thằng bé vụt chạy về phía chó sủa. Giang Khâm hét :
- Chận nó lại ! Nó chạy trốn giờ !
Trước khi ông Xã ra lệnh, mười tên dân làng đã rượt theo Sinh, Tư Gấc chạy không kịp đành ở lại sau, len lét hỏi nhỏ Hiếu :
- Chúng ta làm sao đây ? Chắc là nó nói đúng ? Xương mình thấy không phải của ông Sơn đâu…
- Đừng nói bậy ! – Hiếu nạt Gấc, hắn nói theo ý muốn, chứ không phải theo sự thật – không phải xương ổng thì xương ai ? Ổng đã...
Nhưng hắn nghẹn họng, khi tiếng Sinh vang động rừng già :
- Ông chủ ơi ! Đừng sợ, ra đi !
Tiếng chó gióng giả vui hơn. Giang Khâm rượt theo Sinh, bỗng hắn khựng lại : trong rừng rậm um tùm, những đám bụi thấp lay động mà không có chút gió nào lướt qua, rồi một cái đầu nhô ra khỏi đám lá xanh :
- Chào ông Xã ! Chào tất cả...
Phải ! Chính ông Ngọc Sơn ! Ông xanh xao, chân đứng không vững, nhưng mắt ông xanh biếc, tỏa ra ánh sáng yêu đời.
- Chắc không ai ngờ là tôi sống được, nhất là các anh, có đúng vậy không ? Tôi, tôi rất mừng được gặp các anh!
Khuôn mặt đanh ác của Giang Khâm xám ngoét. Lần này, hắn sợ hãi thật tình. Môi run run, hắn như sắp nói gì rồi nhanh như chớp, hắn gạt tên dân làng ra một bên, vùng chạy vô rừng. Kha cũng chạy theo. Hiếu chưa kịp phản ứng thì bị hai người bên cạnh giữ lại. Tư Gấc khỏi nói : hắn đứng yên như cái cây mọc rễ xuống đất, hắn kiệt sức rồi, mồ hôi tuôn như tắm.
Trên chục người lực lưỡng rượt theo Giang Khâm. Chỉ trong nửa giờ, họ tóm cổ được hắn. Khâm bị trói, mặt sưng vù chứng tỏ hắn đã chống cự mãnh liệt trước khi bị bắt.
Tư Gấc thú hết mọi tội lỗi với ông Ngọc Sơn, hy vọng được khoan hồng. Kha cũng bị tóm sau vài phút.
Đêm xuống. Người ta đốt một ngọn lửa thật to tại khu rừng thưa. Bốn tên tù bị cột cứng như bốn khúc dồi, mỗi tên nghĩ một cách đến những hình phạt đang chờ ngoài đảo Andaman.
Từ Gấc nói như rên :
- Thật là thiên bất dung gian, lưới trời lồng lộng...
Hiếu và Khả rầu rĩ, lặng im trong khi Giang Khâm nổi xung, mắng Gấc :
- Thôi ! Câm lại ! Mở miệng là chữ vọt ra liền !
- Thấy chưa ? Bốp, tao tiên tri mà ! Mình thành con ông hoàng kể từ phút này !
Khoảng ba giờ trưa, một tên dân làng nhanh nhẹn nhất lên đường đi Chanipur. Và bốn giờ họ khởi hành. Tất cả có hai mươi hai người, không kể Giang Khâm. Giữa đoàn người, bốn trai làng lực lưỡng khiêng hai cái võng, trên có Sinh và con Bốp. Người và vật đưa mắt nhìn nhau sung sướng không thốt nên lời.
Đêm xuống trước khi đoàn người đến vực. Họ dừng lại nghỉ một lúc. Vài người đốt lửa sáng rực trong khi mấy người khác dọn bữa ra. Ăn xong, họ tức thì nhổ trại theo lệnh ông Xã trưởng.
Mặc kệ Giang Khâm phàn nàn, nài nỉ, ông Xã vẫn giữ vững lập trường. Hai giờ sau, hắn nhất định ngừng lại, nói :
- Tôi không đi xa được nữa. Tôi mệt lắm. Tôi cần nghỉ ngơi lấy sức. Tôi đi ngủ bây giờ đây !
Viên Xã trưởng trông nhỏ nhắn bên cạnh hắn, nhưng tinh thần rất vững. Giọng sang sảng, ông ra lệnh :
- Giang Khâm ! Anh phải theo chúng ta. Nếu anh cãi lời ta, ta sẽ dùng võ lực buộc anh, đừng trách. Khi nào gặp lại ông Ngọc Sơn, sự thật sẽ sáng tỏ. Nếu ông ta chết, tức là thằng bé nói dối, bằng ngược lại, tôi không muốn bị cảnh sát trách là đã thả anh đi. Hiện giờ anh thuộc quyền tôi cũng như thằng bé.
Giang Khâm buộc lòng phải theo lời ông Xã, vì hắn cô thân lại không có khí giới cầm tay. Song cặp mắt hắn dữ dằn như thể có thể nuốt tươi ngay ông già râu xám. Chưa bao giờ Giang Khâm cảm thấy mình nhục nhã đến mức ấy : vẫn tự hào luôn luôn làm kẻ chỉ huy, nay phải cúi đầu tuân lệnh một ông già quê mùa, nhỏ bé và dốt nát ! Giang Khâm tức lộn gan.
Khi bình minh ló dạng, đoàn người chậm lại và Sinh được phép xuống đất, riêng Bốp vẫn nằm trên võng để người ta khiêng đi vì vết thương cạnh sườn làm độc, mỗi cử động làm con vật đau thêm.
Mặt trời lên đến đỉnh đầu, người ta bỗng thấy Kha và Hiếu xuất hiện, theo sau là tên hỏa đầu quân béo phệ, cả ba dáng bộ không được bình tĩnh chút nào. Thật tình chúng đã theo lệnh Khâm : trở lại giết ông Ngọc Sơn, nhưng chúng không tìm thấy ông, và bây giờ, trong lúc đang do dự, chờ Khâm trở lại chia vàng, chúng không bao giờ có thể ngờ đến cảnh tượng xảy ra trước mắt.
Dân làng ngừng lại, ông Xã tiến lên trước, theo kế bên là Sinh, nó đã nhìn ra chỗ quen thuộc : khu rừng thưa nơi có căn lều xanh, cách đó vài bước ngắn.
- Xin chào ! Xin chào quí bạn !
Kha cất giọng một cách khó khăn, mắt nhìn Giang Khâm như dò hỏi. Ông Xã trả lời :
- Xin chào quí bạn !
Tia mắt quỉ quyệt của Giang Khâm nói rất nhiều với Kha, tên này lên tiếng liền sau đó:
- Thật là quý hóa, nhưng tiếc thay : trễ quá rồi. Phải chi các bạn đến từ hôm qua.
Giang Khâm nhắm mắt lại để khỏi để lộ vẻ mừng rỡ trên khuôn mặt tàn ác. Cuộc hành trình thật khó nhọc, vất vả mà mỗi bước chân tiến lên, hắn lại cảm thấy ông Ngọc Sơn khó chết hơn. Sinh cũng thế, hy vọng chủ sống cứ tăng theo bước chân. Nhưng những lời vừa thốt lên của tên Kha làm nó nghẹn ngào, thống khổ tràn ngập lòng nó. Mọi sinh vật trước mắt như đảo lộn. ông Ngọc Sơn chết ? Sinh phục xuống khóc ròng. Ông Xã bình tĩnh hỏi :
- Sao lạ vậy ? Thằng bé nói với ta là vết thương đã được băng bó, ông ấy ăn uống được và sắp bình phục kia mà ?
- Đúng vậy, thưa ông Xã, nhưng hai hôm nay, ông trở bịnh, ông sốt lại trong khi anh Khâm tức giận đuổi theo thằng Sinh... và rồi... ổng nổi điên lên...
- Sao lại có chuyện nổi điên ? Tôi chưa từng nghe nói người điên chết trong hai ngày...
- Thưa ông Xã, đúng vậy ! Điên thì chết chóc gì ? Nhưng tại vầy đây : ông lên cơn bỏ chạy vô rừng, tụi tui rượt theo không kịp, phần trời tối quá, mà ổng không có mang theo đuốc hay khí giới gì hết, ông Xã nghĩ coi điên mà biết gì ?
Hiếu thêm :
- Tụi tui thương quá, nhưng rồi cũng chịu thua, rừng già tối om, thưa ông Xã, mà lúc đó, khỉ nó kêu lên ghê quá, chúng tôi không dám thò mặt vô sâu hơn. Chắc ông Xã cũng hiểu, khi khỉ kêu to trong rừng là báo hiệu có cọp, báo gần đâu đó, ai dại gì mà đi nạp mạng cho ác thú?
Im lặng bao quanh toán người của ông Xã. Dù sao đi nữa, ai cũng hiểu tình cảnh của ba tên giúp việc của ông Ngọc Sơn, không ai trách móc gì. Một người hỏi :
- Anh đã tìm ra xác ông chủ chưa ?
- Xác hả ? Anh nói như người thành phố không bằng ! Cọp mà đói thì còn hòng gì nó chừa xác lại, có họa chút xương thừa... Hãy theo tôi mà xem cho rõ.
Đoàn người nối bước theo Kha. Họ băng qua rừng thưa, bỏ võng, thức ăn, và các vật nặng lại, Bốp muốn chạy theo nhưng bị cột lại một gốc cây nhỏ, nó tức, sủa ầm lên, tìm cách bứt dây.
Đi sâu vào ừng, vòng quanh một bụi rậm, mọi người dừng lại khi nghe tiếng con vật rền rĩ, hai người cẩn thận tiến lại phía đó và chỉ thấy một con nai chạy trốn. Rồi họ đến một bụi rậm nữa và thấy vài miếng xương vụn, gãy, không có chút thịt nào sót lại.
Mọi người khựng lại. Mối xúc động lan nhanh: trong làng họ thì cái cảnh này không lạ chi, một người đàn bà đi lấy nước bị cọp vồ, tha đi hay đứa trẻ mất xác không phải là chuyện hiếm có. Sự tang tóc đè nặng trong không khí vài phút, bỗng một tiếng cười phá tan im lặng... Ông Xã bất bình, ông rất ghét kẻ bất nhã, ai mà dám cười trong trường hợp đáng buồn này ? Ông muốn biết, thì ra chính là Sinh. Sinh giải thích :
- Đó là xương con báo mà tôi giết thịt cho chủ tôi ăn. Chính tôi đã đốt lửa. Nhìn kỹ xem, đây là đống tro do tôi đốt lửa, tàn đó. Không phải xương chủ tôi đâu.
Dân làng ngơ ngác hồi lâu. Cái gì kỳ vậy kìa ? Ai nói thật ? Ai nói dối ?
Đột nhiên có tiếng chó sủa vang lên, không phải tiếng sủa giận dữ mà tiếng sủa reo mừng, báo hiệu điềm lành. Sinh reo to :
- Con Bốp đã tìm thấy chủ tôi ! Không có gì làm nó vui được vậy !
Thằng bé vụt chạy về phía chó sủa. Giang Khâm hét :
- Chận nó lại ! Nó chạy trốn giờ !
Trước khi ông Xã ra lệnh, mười tên dân làng đã rượt theo Sinh, Tư Gấc chạy không kịp đành ở lại sau, len lét hỏi nhỏ Hiếu :
- Chúng ta làm sao đây ? Chắc là nó nói đúng ? Xương mình thấy không phải của ông Sơn đâu…
- Đừng nói bậy ! – Hiếu nạt Gấc, hắn nói theo ý muốn, chứ không phải theo sự thật – không phải xương ổng thì xương ai ? Ổng đã...
Nhưng hắn nghẹn họng, khi tiếng Sinh vang động rừng già :
- Ông chủ ơi ! Đừng sợ, ra đi !
Tiếng chó gióng giả vui hơn. Giang Khâm rượt theo Sinh, bỗng hắn khựng lại : trong rừng rậm um tùm, những đám bụi thấp lay động mà không có chút gió nào lướt qua, rồi một cái đầu nhô ra khỏi đám lá xanh :
- Chào ông Xã ! Chào tất cả...
Phải ! Chính ông Ngọc Sơn ! Ông xanh xao, chân đứng không vững, nhưng mắt ông xanh biếc, tỏa ra ánh sáng yêu đời.
- Chắc không ai ngờ là tôi sống được, nhất là các anh, có đúng vậy không ? Tôi, tôi rất mừng được gặp các anh!
Khuôn mặt đanh ác của Giang Khâm xám ngoét. Lần này, hắn sợ hãi thật tình. Môi run run, hắn như sắp nói gì rồi nhanh như chớp, hắn gạt tên dân làng ra một bên, vùng chạy vô rừng. Kha cũng chạy theo. Hiếu chưa kịp phản ứng thì bị hai người bên cạnh giữ lại. Tư Gấc khỏi nói : hắn đứng yên như cái cây mọc rễ xuống đất, hắn kiệt sức rồi, mồ hôi tuôn như tắm.
Trên chục người lực lưỡng rượt theo Giang Khâm. Chỉ trong nửa giờ, họ tóm cổ được hắn. Khâm bị trói, mặt sưng vù chứng tỏ hắn đã chống cự mãnh liệt trước khi bị bắt.
Tư Gấc thú hết mọi tội lỗi với ông Ngọc Sơn, hy vọng được khoan hồng. Kha cũng bị tóm sau vài phút.
Đêm xuống. Người ta đốt một ngọn lửa thật to tại khu rừng thưa. Bốn tên tù bị cột cứng như bốn khúc dồi, mỗi tên nghĩ một cách đến những hình phạt đang chờ ngoài đảo Andaman.
Từ Gấc nói như rên :
- Thật là thiên bất dung gian, lưới trời lồng lộng...
Hiếu và Khả rầu rĩ, lặng im trong khi Giang Khâm nổi xung, mắng Gấc :
- Thôi ! Câm lại ! Mở miệng là chữ vọt ra liền !
*
Sinh giúp chủ nằm xuống và nhét mùng xuống nệm cẩn
thận. Nó chào ông rồi bưng đèn định lui ra. Ông Xã sai người dọn cho
thằng bé can đảm trung tín một chỗ thật tốt, dưới gốc cây to. Ông nói
bằng giọng âu yếm :
- Thằng Sinh thật đúng là anh hùng, tuy nó còn nhỏ. Tụi bay – ý ông muốn trỏ bọn Giang Khâm – không đáng xách giày cho nó ! Tao ưng có đứa con như vậy !
Ông Ngọc Sơn gọi Sinh lại gần :
- Này con ! Hãy nghe đây : ta không biết làm cách nào để đền ơn con cho xứng. Không có con, ta đã mất xác trong rừng già. Ta thật lòng biết ơn con. Bây giờ con hãy nói con muốn gì đi ! Cứ nói, ta sẽ chìu con...
Sinh nghe như mình lại sắp khóc. Kỳ chưa: sung sướng mà cũng ứa nước mắt được ư ! Nó quẹt vội hai giống lệ nóng, run rẩy trả lời :
- Thưa ông chủ, con biết ông cần một tên đầy tớ khi ông trở về thành phố. Một đứa đầy tớ để đem áo quần sạch tới mỗi sáng khi ông thức giấc và mỗi tối khi ông đi làm về. Một người đầy tớ để đánh thức ông khi ông ngủ quên, bưng trà đến mỗi sáng. Đó, thưa ông con muốn vậy !
Giọng nói cảm động của Sinh làm Bốp nằm bên giường chủ chú ý. Bốp cảm thấy có điều quan trọng sắp xảy ra, nó nhổm dậy, liếm mép mùng. Sinh đặt tay lên đầu con chó chờ đợi chủ trả lời. Bốp liếm bàn tay gầy của Sinh và vẫy đuôi vui vẻ nhưng mắt không rời hai chủ, phản chiếu ánh sáng của ngọn đèn. Bỗng như chợt nhớ ra, Sinh nói thêm :
- Con cũng xin ông cho con nuôi Bốp nữa...
Ông Ngọc Sơn cười, thong thả trả lời Sinh :
- Cái sau thì được, cái trước thì... không ! Ta không muốn con làm người giúp việc.
Sinh há hốc miệng, suýt kêu to nếu không cố gắng. Như vậy là thế nào ? Chính ông chủ vừa mới nói nó muốn gì cũng được kia mà. Nhưng ông Ngọc Sơn đã tiếp:
- Phải ! Ta ghét hai tiếng đầy tớ mà con vừa nhắc đến ! Không ! Con sẽ ở cạnh ta từ nay trở đi. Nhưng vì con đã xử sự với ta như đứa con đối với người cha, nên ta có bổn phận cũng coi con như con ruột của ta, ta muốn thế ! Con không còn cha mẹ, nên ta sẽ nhận con làm con, ta sẽ là cha nuôi của con !
Sinh không rõ nghĩa tiếng cha nuôi, song cũng mang máng hiểu. À ! Như vậy, từ nay nó sẽ không còn là đứa trẻ vô gia đình, lạc lõng bơ vơ ? Nó sẽ gọi ông Ngọc Sơn bằng tiếng "CHA" êm ái mà lâu lắm nó không còn được gọi, kể từ khi cha nó bị hổ phân thây !
Sinh sung sướng quá ! Nó toan nói "cám ơn ông chủ" thì ông Ngọc Sơn đã lại hỏi :
- Thế nào ? Con có bằng lòng không ? Sao không trả lời ta ?
Cùng lúc ấy, nó nhìn đôi mắt xanh biếc và làn da trắng mát của ông Ngọc Sơn. Rồi nó nhìn lại mình: đen thui, đen cậy ! Sinh nghẹn ngào, lắc đầu thưa :
- Dạ, thưa ông chủ, chắc không được, người ta sẽ cười ông chủ, người ta sẽ nói : "con gì không giống cha ?" con không muốn ông chủ buồn...
Ông Ngọc Sơn không tỏ ra phật ý, ông chỉ cười, ôn tồn bảo nó:
- Này Sinh ! Con có thương ta không ?
- Dạ, thưa ông chủ, con thương ông chủ lắm ! Con đã...
- Thì ta đã biết, song tại sao con đã thương ta mà còn do dự, không chịu làm con ta ? Ta không sợ ai cười, sao con lại sợ ?
Sinh bí, không trả lời được, ông Ngọc Sơn thêm :
- Con có thấy máu ta chảy trong đêm nọ khi ta bị Giang Khâm đâm không ?
- Dạ thấy (Sinh ngơ ngác vì câu hỏi vô lý, song cũng trả lời).
- Nó mầu gì ?
- Dạ, đỏ, đỏ tươi. (Lại một câu vô lý nữa, Sinh trả lời và nghĩ thầm).
- Còn con, khi con đứt tay vì gọt khoai cho Tư Gấc, máu con chảy ra mầu gì ?
- Dạ, cũng đỏ nữa, thưa ông chủ !
- Vậy là đủ ! Máu con cũng đỏ như máu của ta. Bề ngoài không ăn thua chi. Tâm hồn con cao đẹp, ta quí tâm hồn đó. Ta sung sướng nhận con làm con của ta! Sinh ! (giọng ông xúc động) Lại đây với cha nào !
Sinh chỉ chờ có thế ! Nó lao vào vòng tay người đàn ông da trắng, úp mặt vào ngực ông, khóc nức lên. Ông Ngọc Sơn không ngăn nó khóc… ông để mặc nó vì chính ông, ông cũng cùng tâm trạng của Sinh.
Giây lâu, ông vuốt tóc Sinh và hỏi :
- Bây giờ con đã bằng lòng chớ ? Ta muốn nghe con nói hai tiếng đó.
Sinh nhoẻn cười, nước mắt còn mọng trên mi :
- Dạ, con bằng lòng, thưa… ông chủ...
- Không ! phải nói "thưa cha" !
- Thưa ... khó quá …. chắc con phải tập...
- Khỏi cần phải tập, hãy nói đi, ngoan nào !
- Dạ ! Con nói đây : con bằng lòng lắm thưa... CHA !
- Tốt lắm rồi ! Cha cảm ơn con ! Nhưng còn một điều nữa, con phải hứa.
- Con xin hứa, một chục điều cũng được...
- Không ! Một điều thôi : con có nhớ những khi rảnh, ta bảo con tập đọc và tập viết, con vẫn từ chối chớ...
- Thưa cha, con nhớ…
- Bây giờ không nên thế. Rồi đây khi cha lành vết thương, con sẽ đi học, học tại trường đàng hoàng...
- Thưa, có khó lắm không ?
- Cũng hơi khó đấy. Nhưng cha tin con học được. Học không khó hơn bắn báo và qua cầu dây đâu.
- Vâng ! Con sẽ học.
Sinh lại nhoẻn cười. Sự sung sướng vì có cha làm nó tự tin thêm. Ừ ! cái gì khó hơn tìm phương hướng trong rừng già ? Cái gì khó hơn bắn một con báo ? Cái gì khó hơn qua cầu dây ? Cái gì khó hơn dọa một tên khát máu chỉ bằng cái súng không có đạn ? Vậy mà Sinh làm được hết ! Sinh cười lên thành tiếng, giọng chắc nịch.
- Dạ, con sẽ đi học để cha bằng lòng, con học được thưa cha !
- Thằng Sinh thật đúng là anh hùng, tuy nó còn nhỏ. Tụi bay – ý ông muốn trỏ bọn Giang Khâm – không đáng xách giày cho nó ! Tao ưng có đứa con như vậy !
Ông Ngọc Sơn gọi Sinh lại gần :
- Này con ! Hãy nghe đây : ta không biết làm cách nào để đền ơn con cho xứng. Không có con, ta đã mất xác trong rừng già. Ta thật lòng biết ơn con. Bây giờ con hãy nói con muốn gì đi ! Cứ nói, ta sẽ chìu con...
Sinh nghe như mình lại sắp khóc. Kỳ chưa: sung sướng mà cũng ứa nước mắt được ư ! Nó quẹt vội hai giống lệ nóng, run rẩy trả lời :
- Thưa ông chủ, con biết ông cần một tên đầy tớ khi ông trở về thành phố. Một đứa đầy tớ để đem áo quần sạch tới mỗi sáng khi ông thức giấc và mỗi tối khi ông đi làm về. Một người đầy tớ để đánh thức ông khi ông ngủ quên, bưng trà đến mỗi sáng. Đó, thưa ông con muốn vậy !
Giọng nói cảm động của Sinh làm Bốp nằm bên giường chủ chú ý. Bốp cảm thấy có điều quan trọng sắp xảy ra, nó nhổm dậy, liếm mép mùng. Sinh đặt tay lên đầu con chó chờ đợi chủ trả lời. Bốp liếm bàn tay gầy của Sinh và vẫy đuôi vui vẻ nhưng mắt không rời hai chủ, phản chiếu ánh sáng của ngọn đèn. Bỗng như chợt nhớ ra, Sinh nói thêm :
- Con cũng xin ông cho con nuôi Bốp nữa...
Ông Ngọc Sơn cười, thong thả trả lời Sinh :
- Cái sau thì được, cái trước thì... không ! Ta không muốn con làm người giúp việc.
Sinh há hốc miệng, suýt kêu to nếu không cố gắng. Như vậy là thế nào ? Chính ông chủ vừa mới nói nó muốn gì cũng được kia mà. Nhưng ông Ngọc Sơn đã tiếp:
- Phải ! Ta ghét hai tiếng đầy tớ mà con vừa nhắc đến ! Không ! Con sẽ ở cạnh ta từ nay trở đi. Nhưng vì con đã xử sự với ta như đứa con đối với người cha, nên ta có bổn phận cũng coi con như con ruột của ta, ta muốn thế ! Con không còn cha mẹ, nên ta sẽ nhận con làm con, ta sẽ là cha nuôi của con !
Sinh không rõ nghĩa tiếng cha nuôi, song cũng mang máng hiểu. À ! Như vậy, từ nay nó sẽ không còn là đứa trẻ vô gia đình, lạc lõng bơ vơ ? Nó sẽ gọi ông Ngọc Sơn bằng tiếng "CHA" êm ái mà lâu lắm nó không còn được gọi, kể từ khi cha nó bị hổ phân thây !
Sinh sung sướng quá ! Nó toan nói "cám ơn ông chủ" thì ông Ngọc Sơn đã lại hỏi :
- Thế nào ? Con có bằng lòng không ? Sao không trả lời ta ?
Cùng lúc ấy, nó nhìn đôi mắt xanh biếc và làn da trắng mát của ông Ngọc Sơn. Rồi nó nhìn lại mình: đen thui, đen cậy ! Sinh nghẹn ngào, lắc đầu thưa :
- Dạ, thưa ông chủ, chắc không được, người ta sẽ cười ông chủ, người ta sẽ nói : "con gì không giống cha ?" con không muốn ông chủ buồn...
Ông Ngọc Sơn không tỏ ra phật ý, ông chỉ cười, ôn tồn bảo nó:
- Này Sinh ! Con có thương ta không ?
- Dạ, thưa ông chủ, con thương ông chủ lắm ! Con đã...
- Thì ta đã biết, song tại sao con đã thương ta mà còn do dự, không chịu làm con ta ? Ta không sợ ai cười, sao con lại sợ ?
Sinh bí, không trả lời được, ông Ngọc Sơn thêm :
- Con có thấy máu ta chảy trong đêm nọ khi ta bị Giang Khâm đâm không ?
- Dạ thấy (Sinh ngơ ngác vì câu hỏi vô lý, song cũng trả lời).
- Nó mầu gì ?
- Dạ, đỏ, đỏ tươi. (Lại một câu vô lý nữa, Sinh trả lời và nghĩ thầm).
- Còn con, khi con đứt tay vì gọt khoai cho Tư Gấc, máu con chảy ra mầu gì ?
- Dạ, cũng đỏ nữa, thưa ông chủ !
- Vậy là đủ ! Máu con cũng đỏ như máu của ta. Bề ngoài không ăn thua chi. Tâm hồn con cao đẹp, ta quí tâm hồn đó. Ta sung sướng nhận con làm con của ta! Sinh ! (giọng ông xúc động) Lại đây với cha nào !
Sinh chỉ chờ có thế ! Nó lao vào vòng tay người đàn ông da trắng, úp mặt vào ngực ông, khóc nức lên. Ông Ngọc Sơn không ngăn nó khóc… ông để mặc nó vì chính ông, ông cũng cùng tâm trạng của Sinh.
Giây lâu, ông vuốt tóc Sinh và hỏi :
- Bây giờ con đã bằng lòng chớ ? Ta muốn nghe con nói hai tiếng đó.
Sinh nhoẻn cười, nước mắt còn mọng trên mi :
- Dạ, con bằng lòng, thưa… ông chủ...
- Không ! phải nói "thưa cha" !
- Thưa ... khó quá …. chắc con phải tập...
- Khỏi cần phải tập, hãy nói đi, ngoan nào !
- Dạ ! Con nói đây : con bằng lòng lắm thưa... CHA !
- Tốt lắm rồi ! Cha cảm ơn con ! Nhưng còn một điều nữa, con phải hứa.
- Con xin hứa, một chục điều cũng được...
- Không ! Một điều thôi : con có nhớ những khi rảnh, ta bảo con tập đọc và tập viết, con vẫn từ chối chớ...
- Thưa cha, con nhớ…
- Bây giờ không nên thế. Rồi đây khi cha lành vết thương, con sẽ đi học, học tại trường đàng hoàng...
- Thưa, có khó lắm không ?
- Cũng hơi khó đấy. Nhưng cha tin con học được. Học không khó hơn bắn báo và qua cầu dây đâu.
- Vâng ! Con sẽ học.
Sinh lại nhoẻn cười. Sự sung sướng vì có cha làm nó tự tin thêm. Ừ ! cái gì khó hơn tìm phương hướng trong rừng già ? Cái gì khó hơn bắn một con báo ? Cái gì khó hơn qua cầu dây ? Cái gì khó hơn dọa một tên khát máu chỉ bằng cái súng không có đạn ? Vậy mà Sinh làm được hết ! Sinh cười lên thành tiếng, giọng chắc nịch.
- Dạ, con sẽ đi học để cha bằng lòng, con học được thưa cha !
Sàigòn 24-11-69
MINH QUÂN và MỸ LAN
MINH QUÂN và MỸ LAN