CHƯƠNG II
Buổi sáng Sàigòn nhộn nhịp như mọi ngày. Đường phố
đông nghẹt những xe. Chúng len lỏi chậm chạp tiến từng bước nhỏ, nhất là
hai con đường Công Lý và Pasteur. Hải đứng trước thương xá Tam Đa nhìn
đoàn xe nghẹt cứng, nó lách qua rừng xe để băng qua lề đường bên kia. Nó
dừng lại trước hiệu sách Khai Trí ngó dáo dác như tìm kiếm một ai. Chợt
Hải reo to :
- Kìa Phan, tao nè. Nhìn đâu vậy ?
Phan rối rít đến bên cạnh Hải, nó nói :
- Người ta đông quá. Đứng đó từ lâu, nhìn mỏi cả mắt chưa tìm ra được nếu mầy không gọi.
Hải trách bạn :
- Tao bảo với mày nhiều lần rồi, có đợi tao thì ở tại góc này. Mày cứ chờ bên kia sao gặp.
- Rồi, lần này tao nhớ đừng dặn nữa. À ! Hôm qua mày hẹn tao ở đây để nói chuyện quan trọng. Chuyện gì đâu nói ngay đi.
- Chuyện đi học đó.
- Ừ ! Đi học rồi sao nữa ?
Giận dỗi trước vẻ mặt ngơ ngác chẳng hiểu của bạn, Hải nói :
- Mày lúc nào cũng ngớ ngẩn cả. Chuyện quan trọng thế này mày cũng không biết.
- Mày muốn nói chuyện đi học tối của tao chớ gì ?
Từ nãy đến giờ Phan mới nói trúng ngay điều Hải muốn đề cập đến. Sung sướng vì bạn hiểu ý mình, Hải vui vẻ nói :
- Ừ ! Chuyện đó. Tao nghe tụi nó kháo nhau rằng đi học miễn phí phải không ? Mày học lâu chưa ?
- Hơn cả tuần nay. Mày định đi học như tao à ?
Hải vênh mặt :
- Chứ sao.
- Thế thì hay quá. Tao có bạn đi cùng đường. Tối nay đi mày nhé.
Hải ngập ngừng :
- Xin vào có khó không ?
- Dễ như ăn cháo. Tao xin giùm tụi nó hoài.
- Mày giúp tao nhé.
- Khỏi nói rồi.
Đấy, chuyện quan trọng của những đứa trẻ mồ côi phải sống bằng sức lao động của mình là như vậy. Chúng vì hoàn cảnh phải bỏ dở dang nhưng lúc nào cũng hiếu học và yêu mến khung cảnh nhà trường. Nơi đó chúng được thảnh thơi tâm trí chăm lo bài vở không phải tranh từng khách hàng để sinh sống. Các em bé may mắn được cha mẹ cho cắp sách đến trường có bao giờ xem việc học quan trọng như đám trẻ này.
Hải nghe thấy niềm vui nhẹ lan dần trong người. Nó lâng lâng nghĩ đến tối nay được ngồi bên cạnh bạn bè để thu thập từng giòng chữ, từng trang sách thân yêu mà hai năm qua nó bỏ dở. Cha mẹ mất đi cuộc đời nó rẽ sang một khúc quanh quan trọng.
Phan cắt đứt giòng tư tưởng của nó :
- Mày hay tin gì chưa Hải ?
Hải giật mình :
- Tin gì ? Lành hay dữ ?
Phan chậm rãi nói :
- Một tin buồn.
Hải nôn nóng :
- Kể tao nghe nhanh đi.
- Thằng Ba Đen chúa trùm khu vực cấm bọn mình đánh giày. Nó bảo mỗi ngày nộp cho nó tám chục đồng mới được tự do hành nghề. Nếu không tuân nó sẽ cho đàn em chận đánh và tước đồ nghề.
Hải choáng váng khi hay tin này. Mỗi ngày chạy quần quật mỏi cả chân nó chỉ kiếm đủ tiền nộp mụ Năm, đôi khi còn thiếu như tối hôm qua để về ăn đòn. Giờ lại phải nộp cho Ba Đen thì lấy tiền đâu ra. Đời nó gian nan quá. Chưa vui được bao nhiêu thì lại phải đối đầu với sự đe dọa. Nó nói trong sự uất nghẹn :
- Làm sao bây giờ ? Tao không biết phải ăn nói ra sao với đàn em Ba Đen. Tao không đủ tiền để nộp.
- Tụi nó không tha một ai. Tối hôm qua lúc mày về tao thấy tận mắt chúng đánh thằng Út trước nhà hàng Thanh Thế. Mày không hy vọng gì năn nỉ được.
Hải thẫn thờ :
- Trời ! Biết làm sao bây giờ ? Hay bọn mình sang khu vực khác ?
Phan buồn bã đáp :
- Nơi nào cũng bị bọn trùm bắt nộp tiền cả. Mày bỏ mụ Năm sống lang thang như tao có hy vọng đủ tiền nộp cho nó.
Hải lắc đầu :
- Không được đâu. Mày không ở hoàn cảnh như tao làm sao mày hiểu.
Việc trốn mụ Năm để sống đầu đường xó chợ nó đã nghĩ đến nhiều lần nhưng có lý do chính đáng đã khiến nó bỏ ngay ý định đó. Bây giờ tình cảnh đổi thay sau câu nói của Phan. Hải suy nghĩ nhiều. Lúc trước chỉ phải đem tiền về cho mụ Năm. Giờ đây lại thêm một nơi đào tiền khác. Nếu không bỏ mụ Năm nó sẽ không đủ tiền nạp Ba Đen và hậu quả của điều này nó đã rõ. Nó không thể chịu sự đòi hỏi của cả mụ Năm và Ba Đen cùng lúc. Bỏ mụ Năm nó sẽ đủ tiền nộp Ba Đen và dư dả sống đời phiêu bạt. Nhưng còn Liên, còn các bạn, còn mái nhà tạm trú ? Hải quay cuồng với điều rắc rối này. Trí nó rối ren không thể tả.
- Thôi mày ở đó suy nghĩ kỹ lời đề nghị của tao. Giờ tao phải đi kiếm mối kẻo không còn thời giờ. Hy vọng mày nghe tao. Ở với mụ Năm có sung sướng gì đâu mày ham dữ vậy. Nhiều đứa thoát được mụ ấy giờ sống sung sướng như tao. Tụi tao sống chung nhau vui lắm. Nếu có thêm mày càng hay. Thôi tao đi nghe.
Hải không buồn giữ bạn lại. Nó nghĩ tới điều Phan vừa nói. Thoát ly để sống với chúng như anh em một nhà, bênh vực, sống chết có nhau, nó thích lắm. Nhưng hình ảnh gầy gò ốm yếu và thảm thương của Liên, của Tư Hơn, Bảy Gà, Năm Nhắt hiện rõ rệt trong đầu óc nó. Không, không bao giờ nó bỏ tụi nó cả. Những đắng cay cùng chia xẻ đã thắt chặt sự liên hệ của chúng với nhau.
Nó thẫn thờ ngồi phịch bên vỉa hè nhìn đám đông người qua lại. Những tà áo đầy màu sắc lướt nhanh trước mắt nó. Từng tiếng cười nói ròn rã vô tình của người xa lạ xoáy sâu trong tim làm đau buốt cả tâm hồn. Họ có biết đâu cách họ không đầy một bước, một đứa trẻ đã phải tranh đấu với miếng cơm để đánh đổi từng chuỗi ngày dài vô vị trong đời sống.
Hải không thể nào quên được buổi cơm chiều với bạn. Những bát cơm trắng chan đầy nước mắt, mặn cả đầu môi, trên thân thể in hằn vết roi. Nó không thể nào quên được những đêm nằm bên nhau, nói nhau nghe tất cả mơ ước vụn vặt cho một mái nhà đầm ấm. Căn nhà tồi tàn, ổ rơm ẩm thấp, lạnh giá mang biết bao kỷ niệm trong đời. Không. Nó không thể quên bạn và bỏ đi một cách dễ dàng như người ta vất một chiếc lon rỗng vào thùng.
Nó gạt bỏ ý nghĩ thoát ly để sống tự do. Bạn bè còn đó tức nó phải ở lại. Cuối cùng Hải mạnh dạn băng qua đường tiến về nhà hàng bên kia đông nghẹt những khách.
- Kìa Phan, tao nè. Nhìn đâu vậy ?
Phan rối rít đến bên cạnh Hải, nó nói :
- Người ta đông quá. Đứng đó từ lâu, nhìn mỏi cả mắt chưa tìm ra được nếu mầy không gọi.
Hải trách bạn :
- Tao bảo với mày nhiều lần rồi, có đợi tao thì ở tại góc này. Mày cứ chờ bên kia sao gặp.
- Rồi, lần này tao nhớ đừng dặn nữa. À ! Hôm qua mày hẹn tao ở đây để nói chuyện quan trọng. Chuyện gì đâu nói ngay đi.
- Chuyện đi học đó.
- Ừ ! Đi học rồi sao nữa ?
Giận dỗi trước vẻ mặt ngơ ngác chẳng hiểu của bạn, Hải nói :
- Mày lúc nào cũng ngớ ngẩn cả. Chuyện quan trọng thế này mày cũng không biết.
- Mày muốn nói chuyện đi học tối của tao chớ gì ?
Từ nãy đến giờ Phan mới nói trúng ngay điều Hải muốn đề cập đến. Sung sướng vì bạn hiểu ý mình, Hải vui vẻ nói :
- Ừ ! Chuyện đó. Tao nghe tụi nó kháo nhau rằng đi học miễn phí phải không ? Mày học lâu chưa ?
- Hơn cả tuần nay. Mày định đi học như tao à ?
Hải vênh mặt :
- Chứ sao.
- Thế thì hay quá. Tao có bạn đi cùng đường. Tối nay đi mày nhé.
Hải ngập ngừng :
- Xin vào có khó không ?
- Dễ như ăn cháo. Tao xin giùm tụi nó hoài.
- Mày giúp tao nhé.
- Khỏi nói rồi.
Đấy, chuyện quan trọng của những đứa trẻ mồ côi phải sống bằng sức lao động của mình là như vậy. Chúng vì hoàn cảnh phải bỏ dở dang nhưng lúc nào cũng hiếu học và yêu mến khung cảnh nhà trường. Nơi đó chúng được thảnh thơi tâm trí chăm lo bài vở không phải tranh từng khách hàng để sinh sống. Các em bé may mắn được cha mẹ cho cắp sách đến trường có bao giờ xem việc học quan trọng như đám trẻ này.
Hải nghe thấy niềm vui nhẹ lan dần trong người. Nó lâng lâng nghĩ đến tối nay được ngồi bên cạnh bạn bè để thu thập từng giòng chữ, từng trang sách thân yêu mà hai năm qua nó bỏ dở. Cha mẹ mất đi cuộc đời nó rẽ sang một khúc quanh quan trọng.
Phan cắt đứt giòng tư tưởng của nó :
- Mày hay tin gì chưa Hải ?
Hải giật mình :
- Tin gì ? Lành hay dữ ?
Phan chậm rãi nói :
- Một tin buồn.
Hải nôn nóng :
- Kể tao nghe nhanh đi.
- Thằng Ba Đen chúa trùm khu vực cấm bọn mình đánh giày. Nó bảo mỗi ngày nộp cho nó tám chục đồng mới được tự do hành nghề. Nếu không tuân nó sẽ cho đàn em chận đánh và tước đồ nghề.
Hải choáng váng khi hay tin này. Mỗi ngày chạy quần quật mỏi cả chân nó chỉ kiếm đủ tiền nộp mụ Năm, đôi khi còn thiếu như tối hôm qua để về ăn đòn. Giờ lại phải nộp cho Ba Đen thì lấy tiền đâu ra. Đời nó gian nan quá. Chưa vui được bao nhiêu thì lại phải đối đầu với sự đe dọa. Nó nói trong sự uất nghẹn :
- Làm sao bây giờ ? Tao không biết phải ăn nói ra sao với đàn em Ba Đen. Tao không đủ tiền để nộp.
- Tụi nó không tha một ai. Tối hôm qua lúc mày về tao thấy tận mắt chúng đánh thằng Út trước nhà hàng Thanh Thế. Mày không hy vọng gì năn nỉ được.
Hải thẫn thờ :
- Trời ! Biết làm sao bây giờ ? Hay bọn mình sang khu vực khác ?
Phan buồn bã đáp :
- Nơi nào cũng bị bọn trùm bắt nộp tiền cả. Mày bỏ mụ Năm sống lang thang như tao có hy vọng đủ tiền nộp cho nó.
Hải lắc đầu :
- Không được đâu. Mày không ở hoàn cảnh như tao làm sao mày hiểu.
Việc trốn mụ Năm để sống đầu đường xó chợ nó đã nghĩ đến nhiều lần nhưng có lý do chính đáng đã khiến nó bỏ ngay ý định đó. Bây giờ tình cảnh đổi thay sau câu nói của Phan. Hải suy nghĩ nhiều. Lúc trước chỉ phải đem tiền về cho mụ Năm. Giờ đây lại thêm một nơi đào tiền khác. Nếu không bỏ mụ Năm nó sẽ không đủ tiền nạp Ba Đen và hậu quả của điều này nó đã rõ. Nó không thể chịu sự đòi hỏi của cả mụ Năm và Ba Đen cùng lúc. Bỏ mụ Năm nó sẽ đủ tiền nộp Ba Đen và dư dả sống đời phiêu bạt. Nhưng còn Liên, còn các bạn, còn mái nhà tạm trú ? Hải quay cuồng với điều rắc rối này. Trí nó rối ren không thể tả.
- Thôi mày ở đó suy nghĩ kỹ lời đề nghị của tao. Giờ tao phải đi kiếm mối kẻo không còn thời giờ. Hy vọng mày nghe tao. Ở với mụ Năm có sung sướng gì đâu mày ham dữ vậy. Nhiều đứa thoát được mụ ấy giờ sống sung sướng như tao. Tụi tao sống chung nhau vui lắm. Nếu có thêm mày càng hay. Thôi tao đi nghe.
Hải không buồn giữ bạn lại. Nó nghĩ tới điều Phan vừa nói. Thoát ly để sống với chúng như anh em một nhà, bênh vực, sống chết có nhau, nó thích lắm. Nhưng hình ảnh gầy gò ốm yếu và thảm thương của Liên, của Tư Hơn, Bảy Gà, Năm Nhắt hiện rõ rệt trong đầu óc nó. Không, không bao giờ nó bỏ tụi nó cả. Những đắng cay cùng chia xẻ đã thắt chặt sự liên hệ của chúng với nhau.
Nó thẫn thờ ngồi phịch bên vỉa hè nhìn đám đông người qua lại. Những tà áo đầy màu sắc lướt nhanh trước mắt nó. Từng tiếng cười nói ròn rã vô tình của người xa lạ xoáy sâu trong tim làm đau buốt cả tâm hồn. Họ có biết đâu cách họ không đầy một bước, một đứa trẻ đã phải tranh đấu với miếng cơm để đánh đổi từng chuỗi ngày dài vô vị trong đời sống.
Hải không thể nào quên được buổi cơm chiều với bạn. Những bát cơm trắng chan đầy nước mắt, mặn cả đầu môi, trên thân thể in hằn vết roi. Nó không thể nào quên được những đêm nằm bên nhau, nói nhau nghe tất cả mơ ước vụn vặt cho một mái nhà đầm ấm. Căn nhà tồi tàn, ổ rơm ẩm thấp, lạnh giá mang biết bao kỷ niệm trong đời. Không. Nó không thể quên bạn và bỏ đi một cách dễ dàng như người ta vất một chiếc lon rỗng vào thùng.
Nó gạt bỏ ý nghĩ thoát ly để sống tự do. Bạn bè còn đó tức nó phải ở lại. Cuối cùng Hải mạnh dạn băng qua đường tiến về nhà hàng bên kia đông nghẹt những khách.
*
- Tụi bây đi ra hết không ? Nhanh lên coi.
Tiếng người bồi quát làm Hải và một số đứa bé đánh giầy khác giật mình. Gương mặt trợn trừng của ông ta khiến tụi nó sợ sệt rút lui về phía cửa. Nhưng nhìn lại đám thực khách đông đảo, một mối hàng ngon lành làm Hải tiếc rẻ. Nó chần chừ nửa như muốn ở lại. Vẻ mặt giận dữ của ông ta vẫn không sao bằng mụ Năm mỗi lần nó về nhà với số tiền thiếu hụt đôi chút. Trong lúc nó đang chần chừ chưa quyết định đi hay ở lại thì người bồi đã xấn tới nắm lấy vai đẩy về phía trước miệng la to :
- Có đi ngay không ? Đứng đây làm gì nữa ?
Hải miễn cưỡng đi ra sau cái xô mạnh bạo đó. Người bồi định xô hẳn nó ra vỉa hè, ông ta vừa giơ tay lên, liền đó một tiếng nói ôn tồn phía sau cản lại :
- Thôi ! Anh tha cho nó đi. Em bé lại đây đánh hộ tôi đôi giầy.
Mừng rỡ Hải chạy ngay đến bên cạnh ông ta mở hộp đồ nghề. Nó ngước mắt nhìn gương mặt hiền từ của ông khách sang trọng thầm cảm ơn ông ta.
Bọn trẻ đánh giày bị đuổi ngồi thành hàng dài trước nhà hàng. Chúng nhìn Hải làm việc với con mắt thù hận. Bọn chúng kháo nhau để tìm xem Hải là đứa nào dám xâm nhập vào vùng này cướp mối chúng, đàn em Ba Đen.
Đang lấy giẻ đánh lại đôi giầy, liếc mắt ra ngoài cửa thấy bọn kia nhìn chăm chăm vào mình, Hải chột dạ. Nó giả vờ nhìn nơi khác nhưng tim đã đập mạnh và miếng giẻ không còn cầm chắc trên tay được nữa.
Hải không muốn mình lâm vào trường hợp thằng Út tối hôm qua bị đánh gục trước nhà hàng Thanh Thế. Óc nó suy nghĩ quay cuồng tìm cách đối phó. Nhà hàng không còn một cửa ra vào nào khác khả dĩ giúp nó lẩn tránh. Hải lo sợ chúng tước đoạt mất hộp đồ nghề vì đó là sự sống còn của nó.
Sau khi đánh xong đôi giày nhìn ra cửa thấy bọn kia kéo nhau đi đâu hết, Hải mừng khấp khởi. Nó nhủ thầm rằng đã hiểu lầm bọn kia và vui vẻ bước ra khỏi quán. Trên tay nó ba tờ giấy năm chục mới tinh của ông khách cho thêm còn thơm mùi giấy. Lần đầu tiên trong đời Hải được một số tiền công to như vậy. Với số tiền này nó có thể dư dả mua cho Liên chiếc kẹp tóc như lời ao ước của con bé. Tội nghiệp. Mái tóc dễ thương kia suốt năm tháng chỉ làm quen với dây cao su và sợi lát gói đồ. Hải sung sướng tưởng tượng gương mặt rạng rỡ của bé Liên khi nó đưa chiếc kẹp tóc. Nó mạnh dạn tiếp tục xách hộp gỗ đến các hàng quán, quên đi sự nguy hiểm đe dọa.
Tiếng người bồi quát làm Hải và một số đứa bé đánh giầy khác giật mình. Gương mặt trợn trừng của ông ta khiến tụi nó sợ sệt rút lui về phía cửa. Nhưng nhìn lại đám thực khách đông đảo, một mối hàng ngon lành làm Hải tiếc rẻ. Nó chần chừ nửa như muốn ở lại. Vẻ mặt giận dữ của ông ta vẫn không sao bằng mụ Năm mỗi lần nó về nhà với số tiền thiếu hụt đôi chút. Trong lúc nó đang chần chừ chưa quyết định đi hay ở lại thì người bồi đã xấn tới nắm lấy vai đẩy về phía trước miệng la to :
- Có đi ngay không ? Đứng đây làm gì nữa ?
Hải miễn cưỡng đi ra sau cái xô mạnh bạo đó. Người bồi định xô hẳn nó ra vỉa hè, ông ta vừa giơ tay lên, liền đó một tiếng nói ôn tồn phía sau cản lại :
- Thôi ! Anh tha cho nó đi. Em bé lại đây đánh hộ tôi đôi giầy.
Mừng rỡ Hải chạy ngay đến bên cạnh ông ta mở hộp đồ nghề. Nó ngước mắt nhìn gương mặt hiền từ của ông khách sang trọng thầm cảm ơn ông ta.
Bọn trẻ đánh giày bị đuổi ngồi thành hàng dài trước nhà hàng. Chúng nhìn Hải làm việc với con mắt thù hận. Bọn chúng kháo nhau để tìm xem Hải là đứa nào dám xâm nhập vào vùng này cướp mối chúng, đàn em Ba Đen.
Đang lấy giẻ đánh lại đôi giầy, liếc mắt ra ngoài cửa thấy bọn kia nhìn chăm chăm vào mình, Hải chột dạ. Nó giả vờ nhìn nơi khác nhưng tim đã đập mạnh và miếng giẻ không còn cầm chắc trên tay được nữa.
Hải không muốn mình lâm vào trường hợp thằng Út tối hôm qua bị đánh gục trước nhà hàng Thanh Thế. Óc nó suy nghĩ quay cuồng tìm cách đối phó. Nhà hàng không còn một cửa ra vào nào khác khả dĩ giúp nó lẩn tránh. Hải lo sợ chúng tước đoạt mất hộp đồ nghề vì đó là sự sống còn của nó.
Sau khi đánh xong đôi giày nhìn ra cửa thấy bọn kia kéo nhau đi đâu hết, Hải mừng khấp khởi. Nó nhủ thầm rằng đã hiểu lầm bọn kia và vui vẻ bước ra khỏi quán. Trên tay nó ba tờ giấy năm chục mới tinh của ông khách cho thêm còn thơm mùi giấy. Lần đầu tiên trong đời Hải được một số tiền công to như vậy. Với số tiền này nó có thể dư dả mua cho Liên chiếc kẹp tóc như lời ao ước của con bé. Tội nghiệp. Mái tóc dễ thương kia suốt năm tháng chỉ làm quen với dây cao su và sợi lát gói đồ. Hải sung sướng tưởng tượng gương mặt rạng rỡ của bé Liên khi nó đưa chiếc kẹp tóc. Nó mạnh dạn tiếp tục xách hộp gỗ đến các hàng quán, quên đi sự nguy hiểm đe dọa.
° ° °
Hải trở về Khánh Hội lúc trời mù mờ tối. Hôm nay nó
không sợ đòn vì vì số tiền mang về nhiều hơn mọi ngày. Chắc chắn rằng mụ
Năm sẽ hài lòng. Bé liên cũng sẽ vui mừng vì chiếc kẹp tóc nó đã khổ
công tìm và chọn lựa. Nó phấn khởi trong lòng với ý nghĩ làm cho mọi
người vui lòng. Ước gì hôm nay cả bọn đều đủ tiền để không đứa nào bị
đòn. Hải sẽ không vui tí nào nếu về nhà trong tiếng kêu khóc van xin và
tiếng quát tháo ầm ĩ. Bất giác Hải thương hại cho số phận chúng. Hôm nào
về cũng lo bị đòn và mắng chửi. Cơ cực luôn đeo đuổi.
Đang đi Hải bỗng dừng lại vì phía trước mặt nó là lũ trẻ đánh giày ban sáng chờ sẵn. Chúng đón đường Hải để mưu toan việc gì. Nó tiến từng bước chậm chạp về phía bọn kia. Thằng đầu đàn ra lệnh cho đồng bọn, nó chỉ hơn Hải năm hay sáu tuổi thôi.
- Thằng nào lại mượn tạm đồ nghề của nó coi bây.
Một thằng oắt con hùng hổ xấn ra trước mặt Hải, nó đưa tay định giật hộp gỗ. Hải lùi lại thủ thế. Tên kia được nước càng làm tới, nắm lấy tay nó. Do bản năng tự vệ, Hải đưa tay quất mạnh vào mặt thằng kia để nó buông tay ra. Thằng bé rú lên một tiếng :
- Ôi nó đánh tao tụi bây ơi.
Thằng cầm đầu hét :
- À ! Gan quá hén. Vậy đánh tụi bay.
Thế là Hải phải một mình chống cự lại với khoảng mười thằng oắt. Nó bị đè xuống đánh tơi bời. Thân thể đau nhói và tê rần cả người. Chiếc hộp gỗ vuột khỏi tay nằm lăn lóc trên mặt đường. Đồ đạc bên trong văng tứ tung.
Một tên đưa tay lục túi Hải lôi ra số tiền nó đem về nộp mụ Năm. Bọn chúng reo hò vui vẻ kéo nhau đi. Lúc đó một thanh niên chứng kiến nội vụ rượt theo và giật lại số tiền cho Hải. Thấy người lớn bọn chúng nín khe và chuồn mất.
Anh ta đỡ Hải dậy. Thu lượm đồ nghề bỏ lại vào hộp và dìu nó đi. Hải cầm lại số tiền trên tay cảm động. Nó nghẹn ngào chẳng biết nói gì cả để cám ơn. Hải lí nhí trong mồm :
- Em cám ơn anh nhiều.
- Thôi đi em. Em về đường này à ?
- Vâng. Nhà em bên Khánh hội.
- Thế là cùng đường với anh. Anh em mình đi một khoảng. À ! Em làm sao bị chúng đánh vậy ?
Hải bùi ngùi kể lại đời sống của mình và lũ trẻ dưới tay mụ Năm. Anh ta lắc đầu xót thương kiếp sống của nó. Qua cuộc nói chuyện Hải được biết thanh niên tên là Minh, hiện đang học Luật. Nghe Hải nói tới đi học lại anh Minh đề nghị nó đến nhà học chung với với hai đứa em của anh. Minh bảo :
- Mỗi tối Hải cứ đến nhà anh đi. Ở đó có thầy dạy thêm cho hai đứa em ruột của anh hiện cùng trình độ với Hải. Em đừng ngại gì cả. Các em anh sẽ mến em nhiều.
Hải cảm động trước lời nói chân thành đó, không biết nói gì hơn.
Dừng lại trước ngôi nhà lầu xây hai tầng anh Minh bảo :
- Tới nhà anh rồi. Em về một mình được không ? Hay anh đưa em một khoảng nữa nhé.
- Dạ thôi. Cám ơn anh nhiều lắm. Em về được rồi. Vả lại nhà em ở cuối hẻm kia, không xa lắm.
- Cẩn thận bọn kia nhé. Hôm nào ghé đây học. Anh chờ em lắm đó.
Còn một mình trong bóng đêm Hải đi nốt con đường còn lại. Con đường dẫn đến ngục tù nhưng chan chứa tình thương trẻ nhỏ. Con đường của biết bao vui buồn trong đời nó, Liên, Tư Hơn, Bảy gà, Năm Nhắt. Bọn trẻ bao giờ cũng dễ quên và chấp nhận kiếp sống của mình.
Đưa tay vào túi Hải gặp chiếc kẹp mua cho Liên vỡ tan trong trận đánh vừa rồi. Nó xót xa trong lòng. chiếc kẹp vỡ tan như ước mơ nhỏ nhoi của nó. Những mơ ước mỏng manh khó thành sự thật.
Bóng Hải đổ dài trong con hẻm chật hẹp. Nó ném những mảnh vụn của chiếc kẹp xuống cống gần dó. Hải không muốn thấy bộ mặt thất vọng của Liên khi nhìn thấy chiếc kẹp gãy nát trong bàn tay. Ôi ! Ước mơ của trẻ con. Niềm mơ ước mau chớm nở và cũng sớm tàn phai.
Đang đi Hải bỗng dừng lại vì phía trước mặt nó là lũ trẻ đánh giày ban sáng chờ sẵn. Chúng đón đường Hải để mưu toan việc gì. Nó tiến từng bước chậm chạp về phía bọn kia. Thằng đầu đàn ra lệnh cho đồng bọn, nó chỉ hơn Hải năm hay sáu tuổi thôi.
- Thằng nào lại mượn tạm đồ nghề của nó coi bây.
Một thằng oắt con hùng hổ xấn ra trước mặt Hải, nó đưa tay định giật hộp gỗ. Hải lùi lại thủ thế. Tên kia được nước càng làm tới, nắm lấy tay nó. Do bản năng tự vệ, Hải đưa tay quất mạnh vào mặt thằng kia để nó buông tay ra. Thằng bé rú lên một tiếng :
- Ôi nó đánh tao tụi bây ơi.
Thằng cầm đầu hét :
- À ! Gan quá hén. Vậy đánh tụi bay.
Thế là Hải phải một mình chống cự lại với khoảng mười thằng oắt. Nó bị đè xuống đánh tơi bời. Thân thể đau nhói và tê rần cả người. Chiếc hộp gỗ vuột khỏi tay nằm lăn lóc trên mặt đường. Đồ đạc bên trong văng tứ tung.
Một tên đưa tay lục túi Hải lôi ra số tiền nó đem về nộp mụ Năm. Bọn chúng reo hò vui vẻ kéo nhau đi. Lúc đó một thanh niên chứng kiến nội vụ rượt theo và giật lại số tiền cho Hải. Thấy người lớn bọn chúng nín khe và chuồn mất.
Anh ta đỡ Hải dậy. Thu lượm đồ nghề bỏ lại vào hộp và dìu nó đi. Hải cầm lại số tiền trên tay cảm động. Nó nghẹn ngào chẳng biết nói gì cả để cám ơn. Hải lí nhí trong mồm :
- Em cám ơn anh nhiều.
- Thôi đi em. Em về đường này à ?
- Vâng. Nhà em bên Khánh hội.
- Thế là cùng đường với anh. Anh em mình đi một khoảng. À ! Em làm sao bị chúng đánh vậy ?
Hải bùi ngùi kể lại đời sống của mình và lũ trẻ dưới tay mụ Năm. Anh ta lắc đầu xót thương kiếp sống của nó. Qua cuộc nói chuyện Hải được biết thanh niên tên là Minh, hiện đang học Luật. Nghe Hải nói tới đi học lại anh Minh đề nghị nó đến nhà học chung với với hai đứa em của anh. Minh bảo :
- Mỗi tối Hải cứ đến nhà anh đi. Ở đó có thầy dạy thêm cho hai đứa em ruột của anh hiện cùng trình độ với Hải. Em đừng ngại gì cả. Các em anh sẽ mến em nhiều.
Hải cảm động trước lời nói chân thành đó, không biết nói gì hơn.
Dừng lại trước ngôi nhà lầu xây hai tầng anh Minh bảo :
- Tới nhà anh rồi. Em về một mình được không ? Hay anh đưa em một khoảng nữa nhé.
- Dạ thôi. Cám ơn anh nhiều lắm. Em về được rồi. Vả lại nhà em ở cuối hẻm kia, không xa lắm.
- Cẩn thận bọn kia nhé. Hôm nào ghé đây học. Anh chờ em lắm đó.
Còn một mình trong bóng đêm Hải đi nốt con đường còn lại. Con đường dẫn đến ngục tù nhưng chan chứa tình thương trẻ nhỏ. Con đường của biết bao vui buồn trong đời nó, Liên, Tư Hơn, Bảy gà, Năm Nhắt. Bọn trẻ bao giờ cũng dễ quên và chấp nhận kiếp sống của mình.
Đưa tay vào túi Hải gặp chiếc kẹp mua cho Liên vỡ tan trong trận đánh vừa rồi. Nó xót xa trong lòng. chiếc kẹp vỡ tan như ước mơ nhỏ nhoi của nó. Những mơ ước mỏng manh khó thành sự thật.
Bóng Hải đổ dài trong con hẻm chật hẹp. Nó ném những mảnh vụn của chiếc kẹp xuống cống gần dó. Hải không muốn thấy bộ mặt thất vọng của Liên khi nhìn thấy chiếc kẹp gãy nát trong bàn tay. Ôi ! Ước mơ của trẻ con. Niềm mơ ước mau chớm nở và cũng sớm tàn phai.
______________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG III