CHƯƠNG VI
Nhìn xấp vé số trên tay vơi đi khá nhiều Hải mừng thầm. Hôm nay đắt hàng quá. Nó vui sướng vì đủ tiền đem về nộp mụ Năm.
Từ khi có thêm lão Sáu, sự thiếu hụt luôn đe dọa mụ Năm. Tiền bọn trẻ mang về lúc trước chỉ đủ cung phụng cho mụ ngồi đánh bài một ngày. Nay số tiền đó phải chia sẻ bớt cho lão Sáu la cà, say sưa nơi quán nhậu.
Sự thiếu hụt đe dọa khiến mụ Năm càng đòi hỏi ở đám trẻ nhỏ nhiều hơn. Chúng phải làm việc gấp bội. Nhưng mồ hôi bọn trẻ đổ ra càng nhiều, số tiền gia tăng vẫn không đủ cho sự đòi hỏi quá đáng. Nhiều lúc kiếm tiền về đưa hết cho mụ Năm đến khi lão Sáu say nhè kháo tiền, không còn, chúng bị một trận nên thân.
Tiền bạc đã làm mờ mắt hai chị em mụ Năm. Cả ngày mỗi khi họ gặp nhau đều sinh cãi vã về vấn đề tiền bạc. Có một hôm Hải đi về nấp sau cánh cửa chứng kiến một màn cãi lộn giữa hai người.
Trên bộ ván cũ dành cho lão Sáu, mụ Năm đang đếm tiền. Bên cạnh mụ, lão Sáu say rượu khật khưỡng đứng không vững. Nhìn xấp giấy bạc mắt hắn sáng lên. Giọng lão lè nhè nói :
- Chị đưa tui một chút mua rượu.
Mụ Năm vẫn tỉnh bơ đếm tiền như không thèm để ý. Lão Sáu vẫn kiên nhẫn :
- Chị chia tui chút đỉnh, chị Năm.
Hải thấy mụ Năm nguýt dài :
- Hứ ! Tiền dư đâu cho mày đem cúng vô chai rượu. Nói hoài hổng biết mắc cỡ.
Lão Sáu nổi quạu :
- Chị nói gì kỳ vậy ? Chị không tiền, vậy chứ cầm gì trên tay đó ? Chắc giấy vụn ?
Mụ Năm không vừa :
- Ừ ! Giấy vụn, không cho mày đó.
- Chị nói vậy mà nghe được. Tiền nhiều quá cho tôi một ít ăn nhằm gì.
- Ở đó không ăn nhằm. Tiền này tao phải đem qua mụ Sáu. Hồi hôm đánh thua tao phải vay hẹn nay trả.
- Tưởng ai chứ mụ Sáu quen quá, khất vài bữa nữa chẳng sao.
- Để mụ ấy qua đây cào nhà mày ?
Thấy lão Sáu lôi thôi mụ Năm bực mình. Mụ không còn thời giờ đôi co với lão nên sẵng giọng nói :
- Mày nhây quá, dai còn hơn đỉa. Tao nói không cho là không cho. Mày muốn uống rượu thì đi làm kiếm tiền lấy. Đây là tiền mồ hôi của tao dư đâu mua rượu.
Tức giận run cả người, lão Sáu quát :
- Tiền mồ hôi của chị ? Nói không biết mắc cỡ. Mồ hôi của bọn trẻ thì đúng hơn. Chị có đổ giọt mồ hôi nào đâu. Tối ngày ngồi sòng bài rồi lăn ra ngủ, thức dậy khảo tiền chứ công lao gì. Tôi không muốn nói sự thật tại chị ức hiếp tôi mới nói.
Câu nói vừa rồi như gáo nước lạnh tạt vào mặt mụ Năm. Mụ cứng họng không cãi nữa. Đây là lần đầu tiên mụ bị người ta nói thẳng vào mặt sự thật khốn nạn đó. Người đã vạch rõ tim đen của mụ không ai khác hơn đứa em trai nghiện ngập, chính sâu rượu đã thúc đẩy lão nói lên sự thật đau lòng từ lâu mụ giấu kín. Mụ lắp bắp trong mồm :
- Mày nói với tao như vậy hả ?
- Chắc chị sợ ?
Mụ Năm tức giận bỏ đi. Còn lại một mình trong căn nhà lão Sáu điên tiết lên vì ma men hành hạ. Lão đập phá tứ tung rồi bỏ ra quán rượu.
Từ đó mối bất hoà càng ngày càng gia tăng. Khoảng trống cách biệt trong gia đình hiện ra rõ rệt. Bọn trẻ như sống trong địa ngục, một thứ địa ngục chôn vùi những ngày xanh của chúng, giết chết đi mầm mống thương yêu.
Tất cả chỉ còn là thù hận.
Từ khi có thêm lão Sáu, sự thiếu hụt luôn đe dọa mụ Năm. Tiền bọn trẻ mang về lúc trước chỉ đủ cung phụng cho mụ ngồi đánh bài một ngày. Nay số tiền đó phải chia sẻ bớt cho lão Sáu la cà, say sưa nơi quán nhậu.
Sự thiếu hụt đe dọa khiến mụ Năm càng đòi hỏi ở đám trẻ nhỏ nhiều hơn. Chúng phải làm việc gấp bội. Nhưng mồ hôi bọn trẻ đổ ra càng nhiều, số tiền gia tăng vẫn không đủ cho sự đòi hỏi quá đáng. Nhiều lúc kiếm tiền về đưa hết cho mụ Năm đến khi lão Sáu say nhè kháo tiền, không còn, chúng bị một trận nên thân.
Tiền bạc đã làm mờ mắt hai chị em mụ Năm. Cả ngày mỗi khi họ gặp nhau đều sinh cãi vã về vấn đề tiền bạc. Có một hôm Hải đi về nấp sau cánh cửa chứng kiến một màn cãi lộn giữa hai người.
Trên bộ ván cũ dành cho lão Sáu, mụ Năm đang đếm tiền. Bên cạnh mụ, lão Sáu say rượu khật khưỡng đứng không vững. Nhìn xấp giấy bạc mắt hắn sáng lên. Giọng lão lè nhè nói :
- Chị đưa tui một chút mua rượu.
Mụ Năm vẫn tỉnh bơ đếm tiền như không thèm để ý. Lão Sáu vẫn kiên nhẫn :
- Chị chia tui chút đỉnh, chị Năm.
Hải thấy mụ Năm nguýt dài :
- Hứ ! Tiền dư đâu cho mày đem cúng vô chai rượu. Nói hoài hổng biết mắc cỡ.
Lão Sáu nổi quạu :
- Chị nói gì kỳ vậy ? Chị không tiền, vậy chứ cầm gì trên tay đó ? Chắc giấy vụn ?
Mụ Năm không vừa :
- Ừ ! Giấy vụn, không cho mày đó.
- Chị nói vậy mà nghe được. Tiền nhiều quá cho tôi một ít ăn nhằm gì.
- Ở đó không ăn nhằm. Tiền này tao phải đem qua mụ Sáu. Hồi hôm đánh thua tao phải vay hẹn nay trả.
- Tưởng ai chứ mụ Sáu quen quá, khất vài bữa nữa chẳng sao.
- Để mụ ấy qua đây cào nhà mày ?
Thấy lão Sáu lôi thôi mụ Năm bực mình. Mụ không còn thời giờ đôi co với lão nên sẵng giọng nói :
- Mày nhây quá, dai còn hơn đỉa. Tao nói không cho là không cho. Mày muốn uống rượu thì đi làm kiếm tiền lấy. Đây là tiền mồ hôi của tao dư đâu mua rượu.
Tức giận run cả người, lão Sáu quát :
- Tiền mồ hôi của chị ? Nói không biết mắc cỡ. Mồ hôi của bọn trẻ thì đúng hơn. Chị có đổ giọt mồ hôi nào đâu. Tối ngày ngồi sòng bài rồi lăn ra ngủ, thức dậy khảo tiền chứ công lao gì. Tôi không muốn nói sự thật tại chị ức hiếp tôi mới nói.
Câu nói vừa rồi như gáo nước lạnh tạt vào mặt mụ Năm. Mụ cứng họng không cãi nữa. Đây là lần đầu tiên mụ bị người ta nói thẳng vào mặt sự thật khốn nạn đó. Người đã vạch rõ tim đen của mụ không ai khác hơn đứa em trai nghiện ngập, chính sâu rượu đã thúc đẩy lão nói lên sự thật đau lòng từ lâu mụ giấu kín. Mụ lắp bắp trong mồm :
- Mày nói với tao như vậy hả ?
- Chắc chị sợ ?
Mụ Năm tức giận bỏ đi. Còn lại một mình trong căn nhà lão Sáu điên tiết lên vì ma men hành hạ. Lão đập phá tứ tung rồi bỏ ra quán rượu.
Từ đó mối bất hoà càng ngày càng gia tăng. Khoảng trống cách biệt trong gia đình hiện ra rõ rệt. Bọn trẻ như sống trong địa ngục, một thứ địa ngục chôn vùi những ngày xanh của chúng, giết chết đi mầm mống thương yêu.
Tất cả chỉ còn là thù hận.
*
- Hôm nay bán khá không mà rảnh rang ngồi đây ?
Tiếng nói của Phan làm Hải giật mình. Nó quay về phía sau nhận ra thằng bạn thân đã cùng nó lê gót khắp nẻo đường Sàigòn hành nghề đánh giày.
Phan đặt chiếc hộp gỗ xuống vỉa hè rồi ngồi cạnh Hải. Nó đưa mắt nhìn cảnh người qua lại rộn rịp chiều thứ bảy. Rạp chớp bóng REX đầy nghẹt những người. Khán giả đứng lan ra cả vỉa hè và công viên đường Lê Lợi với dãy xe gắn máy dài hun hút. Mọi người thong thả bát phố sau một tuần mệt mỏi.
- Lúc này làm ăn khá không ?
Phan trả lời bạn :
- Không khá mấy nhưng cũng đỡ hơn trước nhiều.
Hải thắc mắc :
- Mày nói đỡ như thế nào ?
- Thằng chúa trùm Ba Đen bị cảnh sát hốt hôm tuần trước.
- Nghĩa là bây giờ mày khỏi nộp thuế cho nó mỗi ngày ?
- Chứ sao. Nhờ đó đời sống đỡ vất vả hơn. Mày biết không, mỗi ngày nạp nó tám chục bạc đâu phải ít. Số tiền này đủ tao ăn hai dĩa cơm bình dân. Còn nó chắc không bao lâu nữa tao phải đổi nghề.
Hải cười nói :
- Còn nó mày phải đổi nghề. Riêng tao ngược lại, không còn nó tao sẽ đổi nghề.
- Mày muốn trở về nghề cũ ?
- Ừ ! Mày thử tính xem bán vé số như thế này tao đâu có dư tiền. Mất bao nhiêu vé số tao phải nộp cho mụ Năm bấy nhiêu tiền. Nếu đánh giày bữa nào hên được nhiều tiền. Sau khi đưa cho mụ đủ số tao còn dư chút ít để dành mua cho Liên một cái áo ấm. Mùa lạnh tới rồi nó có mỗi chiếc áo mỏng dính ấy chịu sao nổi.
- Mày nói phải đấy. Đổi nghề đi để tao với mày còn đi chung với nhau. Hai đứa đi hai chỗ như bây giờ lâu lâu mới gặp mặt. Không có mày tao buồn thấy mồ.
- Tao cũng vậy.
Trời tối dần. Ánh đèn màu từ các hộp đêm sáng rực tạo thêm vẻ đẹp về đêm cho thành phố Sàigòn, một thành phố ban ngày nắng như thiêu đốt. Hai đứa trẻ giờ chỉ còn là hai bóng đen nhỏ bé ngồi cạnh bên nhau trên hè phố, khuất trong bóng tối. Những tà áo sặc sỡ sóng bước bên nhau trong tiếng cười nói ròn rã. Họ không để ý đến hai đứa bé đang xây mộng, một mộng ước thật bình dị của trẻ lang thang : một mái nhà êm ấm…
Tiếng nói của Phan làm Hải giật mình. Nó quay về phía sau nhận ra thằng bạn thân đã cùng nó lê gót khắp nẻo đường Sàigòn hành nghề đánh giày.
Phan đặt chiếc hộp gỗ xuống vỉa hè rồi ngồi cạnh Hải. Nó đưa mắt nhìn cảnh người qua lại rộn rịp chiều thứ bảy. Rạp chớp bóng REX đầy nghẹt những người. Khán giả đứng lan ra cả vỉa hè và công viên đường Lê Lợi với dãy xe gắn máy dài hun hút. Mọi người thong thả bát phố sau một tuần mệt mỏi.
- Lúc này làm ăn khá không ?
Phan trả lời bạn :
- Không khá mấy nhưng cũng đỡ hơn trước nhiều.
Hải thắc mắc :
- Mày nói đỡ như thế nào ?
- Thằng chúa trùm Ba Đen bị cảnh sát hốt hôm tuần trước.
- Nghĩa là bây giờ mày khỏi nộp thuế cho nó mỗi ngày ?
- Chứ sao. Nhờ đó đời sống đỡ vất vả hơn. Mày biết không, mỗi ngày nạp nó tám chục bạc đâu phải ít. Số tiền này đủ tao ăn hai dĩa cơm bình dân. Còn nó chắc không bao lâu nữa tao phải đổi nghề.
Hải cười nói :
- Còn nó mày phải đổi nghề. Riêng tao ngược lại, không còn nó tao sẽ đổi nghề.
- Mày muốn trở về nghề cũ ?
- Ừ ! Mày thử tính xem bán vé số như thế này tao đâu có dư tiền. Mất bao nhiêu vé số tao phải nộp cho mụ Năm bấy nhiêu tiền. Nếu đánh giày bữa nào hên được nhiều tiền. Sau khi đưa cho mụ đủ số tao còn dư chút ít để dành mua cho Liên một cái áo ấm. Mùa lạnh tới rồi nó có mỗi chiếc áo mỏng dính ấy chịu sao nổi.
- Mày nói phải đấy. Đổi nghề đi để tao với mày còn đi chung với nhau. Hai đứa đi hai chỗ như bây giờ lâu lâu mới gặp mặt. Không có mày tao buồn thấy mồ.
- Tao cũng vậy.
Trời tối dần. Ánh đèn màu từ các hộp đêm sáng rực tạo thêm vẻ đẹp về đêm cho thành phố Sàigòn, một thành phố ban ngày nắng như thiêu đốt. Hai đứa trẻ giờ chỉ còn là hai bóng đen nhỏ bé ngồi cạnh bên nhau trên hè phố, khuất trong bóng tối. Những tà áo sặc sỡ sóng bước bên nhau trong tiếng cười nói ròn rã. Họ không để ý đến hai đứa bé đang xây mộng, một mộng ước thật bình dị của trẻ lang thang : một mái nhà êm ấm…
*
Vừa về đến đầu ngõ Hải gặp ngay Liên. Dường như Liên
đứng đợi nó từ lâu. Gặp Hải, Liên chạy vội tới nắm tay nó vẻ mặt lo
lắng. Hải không biết chuyện gì xảy ra ở nhà đến đỗi Liên phải đợi nó để
nói. Gương mặt lộ vẻ sợ hãi của con bé làm Hải cảm động. Nó hỏi :
- Ở nhà ai làm gì em ?
- Không. Chẳng ai làm gì em cả.
- Vậy sao em có cử chỉ kỳ lạ vậy ?
Liên nói nhỏ như sợ ai khác nghe được :
- Vụ của anh đi học đó.
- Ra làm sao ? Anh chẳng hiểu gì cả.
- Má Năm mới khám phá ra và đang la hét om sòm trong nhà. Má bảo anh về sẽ nát xương.
Giọng con bé trở nên van lơn :
- Anh Hải, anh trốn đi kẻo chết đòn.
Chưa hiểu nội vụ ra sao cả Hải nói :
- Không, anh không trốn đâu cả. Để vào nhà xem sao. Chưa chi đã vội chạy trốn.
Hải không hiểu tại sao mụ Năm lại phát giác ra. Nó đã cẩn thận giấu hai quyển vở trong kẹt nhà làm sao mụ ấy nghi ngờ và bắt gặp được. Chắc chắn rằng không đứa nào trong nhà nói cho mụ hay điều này. Chúng mến Hải và mong cho Hải có chỗ học hành đàng hoàng. Còn lão Sáu làm sao biết được ? Hải lén đi học vào lúc lão chè chén say sưa ngoài quán hay lăn kềnh trên bộ ván ngủ khò. Thật khó hiểu.
- Lão Sáu hay vụ này chưa ?
- Chưa. Từ sáng đến giờ ông ta đi đâu mất. Em cũng không hiểu tại sao má Năm biết được chuyện này. Em lo cho anh quá.
- Không sao đâu.
- Má Năm để sẵn thanh củi trên bàn chờ anh về. Em sợ quá lén ra đây báo cho anh biết trước.
Hải ngạc nhiên :
- Trời ! Sao em dại vậy ? Lỡ mụ ấy không thấy em ở nhà có phải ốm đòn không.
- Em lo cho anh.
- Thôi, cứ vào thản nhiên với anh kẻo mụ ấy nghi ngờ phiền lắm.
Trong nhà, la hét một hồi khan hơi nên mụ Năm ngồi nghỉ mệt. Mụ ta đang tìm cách tra khảo nó cho hả giận. Hơi thở mụ hồng hộc như vừa qua trận đánh vật. Tai mụ lắng nghe từng tiếng động báo cho biết Hải về gần tới cửa.
Bọn trẻ còn lại sợ sệt ngồi im lặng trong kẹt. Chúng sắp sửa chứng kiến một màn tra khảo mà nạn nhân là Hải, đứa bạn đáng yêu của chúng. Năm Nhắt sợ đến nỗi không dám ngồi ngoài, nó núp sau lưng Tư Hơn và Bảy Gà.
Đợi lâu không thấy Hải, mụ Năm quát :
- Thằng Tư đâu. Chạy ra ngoài ngõ xem thằng ôn dịch kia về chưa lôi đầu vào đây.
Tư Hơn nghe gọi đến mình giật bắn người, tim đập thình thịch. Nó đứng dậy lẹ làng như cái máy rồi chạy ra cửa. Tư Hơn đứng khựng lại vì nó nhận ra Liên và Hải núp bên kẹt cửa hồi nào. Tư Hơn nháy mắt ra dấu rồi quay vào ấp úng nói :
- Dạ, nó đang về tới.
Tư Hơn riu ríu trở lại ngồi chỗ cũ.
Bóng Hải và Liên hiện ra ở khung cửa như kim châm vào người, mụ Năm ngồi bật dậy kéo tai nó lôi xềnh xệch vào giữa nhà. Nhìn thấy Liên sợ sệt dựa bên khung cửa mụ quát :
- À ! Lại có con này nữa. Chạy cho nó hay đặng trốn hả con ? Không chạy thoát tao đâu.
Mụ nói tiếp :
- Để mày chốc nữa hay. Giờ tao phải bận vì ông con này.
Mụ với tay lấy thanh củi trên bàn định đánh Hải. Sợ hãi nó giằng khỏi tay mụ nhưng không sao vuột khỏi. Mụ quất cho nó một cây vào lưng ngã lăn ra đất miệng nói :
- Mày đi bêu xấu tao cả xóm hay sao ?
Hải run run trả lời :
- Dạ con đâu dám.
- Lúc nào mày cũng nói đâu dám ! Trước mặt tao là thế còn sau lưng tao mày chửi vào mặt tao. Nè nghe tao hỏi: ai cho phép mày đi học ?
- Dạ, không ai cho cả.
- Mày lộng quá. Dám tự ý vác đầu đến nhà người ta học để người ta khinh tao, cười tao. Mày muốn vậy lắm phải không ?
Mụ nói oang oang trong khi Hải cúi đầu yên lặng nghe.
- Mày làm như vậy để họ khinh tao, bảo tao là con mẹ không có nhân đức. Bắt tụi bây đi làm kiếm tiền nuôi tao. Tao nghe nhiều rồi mà. Đừng khiến người ta nói tao nữa. Mày có hiểu điều đó ?
Nói xong mụ tiếp tục đánh túi bụi vào người thằng bé. Nó té lăn trên nền nhà bị mụ dùng chân đạp mấy cái thật mạnh. Hải điếng người trước trận đòn hung bạo nằm yên không nhúc nhích nổi. Nó rã rời từng cánh tay, đốt xương.
Mụ Năm lồng lên như con thú dữ. Mụ tru tréo lên như bị ai cắt tiết. Vừa lúc đó lão Sáu về tới. Mụ bỏ Hải xông ra túm lấy lão phân trần :
- Mầy không được tích sự gì cả. Mỗi một việc trông chừng nó mà cũng không xong.
- Tui có rảnh đâu mà dòm ngó nó hoài.
- Phải rồi, mày có rảnh ngoài quán nhậu chứ đâu ngó ngàng gì tới nhà cửa, để nó trốn đi bêu xấu tao với mày khắp xóm.
Vừa về tới nhà gặp ngay chuyện bực mình cộng thêm với vụ tên chủ quán vừa rồi không bán thiếu chịu rượu cho mình, lão cáu tiết, tuy không hiểu ất giáp gì cả lão cũng hùng hổ vào nhà thét :
- Đứa nào… thằng nào… đâu ?
Mụ Năm châm dầu thêm vô lửa nói :
- Còn thằng nào nữa. Nó nằm vạ giữa nhà kìa.
- À ! Thằng nhãi này ghê nhỉ. Được để xem mày tới đâu cho biết.
Vừa qua một trận dở chết nay lại thêm trận đòn của lão Sáu, Hải không đủ hơi sức đâu chống đỡ. Nó nằm im chịu trận.
Trong cơn mê chập choạng nó nghe mụ Năm la :
- Tao qua nhà nó xem sao. Nó dám chứa chấp mày làm nhục tao, giờ tao làm xấu lại nó xem ai thiệt.
Hải giật mình ú ớ nói :
- Má… đừng qua nhà người ta… tội nghiệp. Má cứ… đánh con… đừng đi.
Lão Sáu đá nó một cái quát :
- Nằm yên đó đừng lộn xộn.
Hải nghe tiếng mụ la vang cả xóm và khuất dần ngoài ngõ. Cơn đau khiến Hải chìm dần vào giấc mê hỗn loạn.
Cả xóm giật mình vì tiếng mụ Năm oang oang trước nhà Minh. Hai con chó berger thấy người lạ trước cửa sủa om lên. Hàng xóm hai bên đường hé cửa ra nhìn mụ Năm diễn trò.
Trong nhà, gia đình Minh xấu hổ vì mụ Năm làm dữ nên không dám bước ra. Không thấy ai mở cửa mụ Năm tức tối xỉa xói bằng những danh từ không mấy êm tai.
Đêm đó cả xóm náo động vì mụ Năm dai sức chửi rủa tới khuya mới im. Gia đình Minh phải chịu những lời cay độc chỉ vì mang một tội : Muốn giúp Hải trở thành một đứa trẻ như mọi đứa trẻ khác, có học thức. Một thứ sao bắc đẩu sáng ngời trên trời đen tối.
- Ở nhà ai làm gì em ?
- Không. Chẳng ai làm gì em cả.
- Vậy sao em có cử chỉ kỳ lạ vậy ?
Liên nói nhỏ như sợ ai khác nghe được :
- Vụ của anh đi học đó.
- Ra làm sao ? Anh chẳng hiểu gì cả.
- Má Năm mới khám phá ra và đang la hét om sòm trong nhà. Má bảo anh về sẽ nát xương.
Giọng con bé trở nên van lơn :
- Anh Hải, anh trốn đi kẻo chết đòn.
Chưa hiểu nội vụ ra sao cả Hải nói :
- Không, anh không trốn đâu cả. Để vào nhà xem sao. Chưa chi đã vội chạy trốn.
Hải không hiểu tại sao mụ Năm lại phát giác ra. Nó đã cẩn thận giấu hai quyển vở trong kẹt nhà làm sao mụ ấy nghi ngờ và bắt gặp được. Chắc chắn rằng không đứa nào trong nhà nói cho mụ hay điều này. Chúng mến Hải và mong cho Hải có chỗ học hành đàng hoàng. Còn lão Sáu làm sao biết được ? Hải lén đi học vào lúc lão chè chén say sưa ngoài quán hay lăn kềnh trên bộ ván ngủ khò. Thật khó hiểu.
- Lão Sáu hay vụ này chưa ?
- Chưa. Từ sáng đến giờ ông ta đi đâu mất. Em cũng không hiểu tại sao má Năm biết được chuyện này. Em lo cho anh quá.
- Không sao đâu.
- Má Năm để sẵn thanh củi trên bàn chờ anh về. Em sợ quá lén ra đây báo cho anh biết trước.
Hải ngạc nhiên :
- Trời ! Sao em dại vậy ? Lỡ mụ ấy không thấy em ở nhà có phải ốm đòn không.
- Em lo cho anh.
- Thôi, cứ vào thản nhiên với anh kẻo mụ ấy nghi ngờ phiền lắm.
Trong nhà, la hét một hồi khan hơi nên mụ Năm ngồi nghỉ mệt. Mụ ta đang tìm cách tra khảo nó cho hả giận. Hơi thở mụ hồng hộc như vừa qua trận đánh vật. Tai mụ lắng nghe từng tiếng động báo cho biết Hải về gần tới cửa.
Bọn trẻ còn lại sợ sệt ngồi im lặng trong kẹt. Chúng sắp sửa chứng kiến một màn tra khảo mà nạn nhân là Hải, đứa bạn đáng yêu của chúng. Năm Nhắt sợ đến nỗi không dám ngồi ngoài, nó núp sau lưng Tư Hơn và Bảy Gà.
Đợi lâu không thấy Hải, mụ Năm quát :
- Thằng Tư đâu. Chạy ra ngoài ngõ xem thằng ôn dịch kia về chưa lôi đầu vào đây.
Tư Hơn nghe gọi đến mình giật bắn người, tim đập thình thịch. Nó đứng dậy lẹ làng như cái máy rồi chạy ra cửa. Tư Hơn đứng khựng lại vì nó nhận ra Liên và Hải núp bên kẹt cửa hồi nào. Tư Hơn nháy mắt ra dấu rồi quay vào ấp úng nói :
- Dạ, nó đang về tới.
Tư Hơn riu ríu trở lại ngồi chỗ cũ.
Bóng Hải và Liên hiện ra ở khung cửa như kim châm vào người, mụ Năm ngồi bật dậy kéo tai nó lôi xềnh xệch vào giữa nhà. Nhìn thấy Liên sợ sệt dựa bên khung cửa mụ quát :
- À ! Lại có con này nữa. Chạy cho nó hay đặng trốn hả con ? Không chạy thoát tao đâu.
Mụ nói tiếp :
- Để mày chốc nữa hay. Giờ tao phải bận vì ông con này.
Mụ với tay lấy thanh củi trên bàn định đánh Hải. Sợ hãi nó giằng khỏi tay mụ nhưng không sao vuột khỏi. Mụ quất cho nó một cây vào lưng ngã lăn ra đất miệng nói :
- Mày đi bêu xấu tao cả xóm hay sao ?
Hải run run trả lời :
- Dạ con đâu dám.
- Lúc nào mày cũng nói đâu dám ! Trước mặt tao là thế còn sau lưng tao mày chửi vào mặt tao. Nè nghe tao hỏi: ai cho phép mày đi học ?
- Dạ, không ai cho cả.
- Mày lộng quá. Dám tự ý vác đầu đến nhà người ta học để người ta khinh tao, cười tao. Mày muốn vậy lắm phải không ?
Mụ nói oang oang trong khi Hải cúi đầu yên lặng nghe.
- Mày làm như vậy để họ khinh tao, bảo tao là con mẹ không có nhân đức. Bắt tụi bây đi làm kiếm tiền nuôi tao. Tao nghe nhiều rồi mà. Đừng khiến người ta nói tao nữa. Mày có hiểu điều đó ?
Nói xong mụ tiếp tục đánh túi bụi vào người thằng bé. Nó té lăn trên nền nhà bị mụ dùng chân đạp mấy cái thật mạnh. Hải điếng người trước trận đòn hung bạo nằm yên không nhúc nhích nổi. Nó rã rời từng cánh tay, đốt xương.
Mụ Năm lồng lên như con thú dữ. Mụ tru tréo lên như bị ai cắt tiết. Vừa lúc đó lão Sáu về tới. Mụ bỏ Hải xông ra túm lấy lão phân trần :
- Mầy không được tích sự gì cả. Mỗi một việc trông chừng nó mà cũng không xong.
- Tui có rảnh đâu mà dòm ngó nó hoài.
- Phải rồi, mày có rảnh ngoài quán nhậu chứ đâu ngó ngàng gì tới nhà cửa, để nó trốn đi bêu xấu tao với mày khắp xóm.
Vừa về tới nhà gặp ngay chuyện bực mình cộng thêm với vụ tên chủ quán vừa rồi không bán thiếu chịu rượu cho mình, lão cáu tiết, tuy không hiểu ất giáp gì cả lão cũng hùng hổ vào nhà thét :
- Đứa nào… thằng nào… đâu ?
Mụ Năm châm dầu thêm vô lửa nói :
- Còn thằng nào nữa. Nó nằm vạ giữa nhà kìa.
- À ! Thằng nhãi này ghê nhỉ. Được để xem mày tới đâu cho biết.
Vừa qua một trận dở chết nay lại thêm trận đòn của lão Sáu, Hải không đủ hơi sức đâu chống đỡ. Nó nằm im chịu trận.
Trong cơn mê chập choạng nó nghe mụ Năm la :
- Tao qua nhà nó xem sao. Nó dám chứa chấp mày làm nhục tao, giờ tao làm xấu lại nó xem ai thiệt.
Hải giật mình ú ớ nói :
- Má… đừng qua nhà người ta… tội nghiệp. Má cứ… đánh con… đừng đi.
Lão Sáu đá nó một cái quát :
- Nằm yên đó đừng lộn xộn.
Hải nghe tiếng mụ la vang cả xóm và khuất dần ngoài ngõ. Cơn đau khiến Hải chìm dần vào giấc mê hỗn loạn.
Cả xóm giật mình vì tiếng mụ Năm oang oang trước nhà Minh. Hai con chó berger thấy người lạ trước cửa sủa om lên. Hàng xóm hai bên đường hé cửa ra nhìn mụ Năm diễn trò.
Trong nhà, gia đình Minh xấu hổ vì mụ Năm làm dữ nên không dám bước ra. Không thấy ai mở cửa mụ Năm tức tối xỉa xói bằng những danh từ không mấy êm tai.
Đêm đó cả xóm náo động vì mụ Năm dai sức chửi rủa tới khuya mới im. Gia đình Minh phải chịu những lời cay độc chỉ vì mang một tội : Muốn giúp Hải trở thành một đứa trẻ như mọi đứa trẻ khác, có học thức. Một thứ sao bắc đẩu sáng ngời trên trời đen tối.
______________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG VII