CHƯƠNG IV
- Hải học khá lắm. Thầy tin rằng em sẽ đủ sức vào
trung học niên khóa tới. Em cứ giữ mãi sức học, sự thành công sẽ đến với
em dễ dàng.
Thầy Tân đến dạy tại tư gia anh Minh có nhận xét về Hải như thế. Thầy trạc ba mươi, gương mặt từ tốn sau đôi kính trắng, trông thầy nghiêm trang hẳn lên.
Hải bắt đầu đi học lại sau hai năm bỏ quên. Sau đêm tình cờ quen biết với Minh, hải trở thành một đứa em của anh ta. Tuy nó không thể bỏ mụ Năm đến sống với gia đình anh nhưng gia đình Minh ai cũng xem nó như một đứa con, em dễ bảo. Mỗi đêm chờ mụ Năm đi đánh bạc, Hải chạy vội đến nhà Minh cho kịp buổi học. Ba tháng nay không ngày nào nó bỏ một buổi học nào.
Cuộc đời Hải đổi mới từ khi quen biết Minh. Nó không còn đi đánh giày vì mụ Năm sợ Hải bị tước đoạt đồ nghề tốn tiền mua sắm nên mụ đổi nghề cho nó. Bây giờ Hải mang chồng vé số trên tay thay vì hộp gỗ chứa giẻ lau, xi-ra và bàn chải. Công việc làm ăn mới này khá tiền nên mụ Năm hài lòng và không tỏ ý bực tức khi phải đổi nghề Hải một cách bất đắc dĩ.
Hải thay đổi cuộc sống vì giờ đây nó có nơi học hành đàng hoàng. Không còn những đêm ra ngồi ngoài cột đèn mượn sách đọc cho tới khuya. Chỗ nào không hiểu nó có người giải đáp khỏi phải ấm ức trong bụng như trước.
Nó thay đổi nhưng mụ Năm không bao giờ thay đổi. Mỗi ngày mụ chờ bọn trẻ mang tiền về để ngồi vào sòng suốt đêm, sáng hôm sau nằm ngủ như chết trong khi chúng tiếp tục chạy kiếm ra tiền. Mụ sống thảnh thơi trên trên đồng tiền mồ hôi trẻ con. Đồng tiền kiếm ra bởi những bàn tay gầy guộc xanh xao, những bàn chân nhỏ bé kéo lê khắp nẻo đường Sàigòn. Mồ hôi chúng đổ ra để đánh đổi từng bát cơm, chén cháo, trận đòn dở sống dở chết. Chúng sinh ra để chịu mọi đắng cay cuộc đời chồng chất trên mớ tuổi đời thơ dại.
Mỗi khi nghe thầy nói tới cuộc thi vào đệ Thất, Hải không khỏi tủi thân. Nó học vì ham thích muốn tiếp tục sau mấy năm dở dang. Ngoài ra Hải không ao ước đậu vào một trường công. Lúc còn cha mẹ đó là niềm ước muốn thật sự của nó. Hải mơ ước được học đệ Thất trong một trường công. Đó là nỗi ước mơ ngày xưa, cách đây hai năm. Bây giờ cuộc đời đổi khác. Có đậu vào trường công Hải cũng không sao theo học được. Suốt ngày nó quần quật với việc làm, có rảnh rỗi đâu đến trường. Hải buồn bã nói :
- Thưa thầy em không bao giờ dám nghĩ tới điều đó.
Nhận ra sự lỡ lời của mình thầy Tân bảo nó :
- Thầy thành thật xin lỗi Hải. Vô tình thầy khơi cho em chuyện buồn trong lúc em cố quên để vui học.
Hải gượng cười :
- Em đâu dám buồn thầy. Đó là số phận.
Hai chữ số phận Hải nói trong nỗi xót xa, cay đắng ở đầu môi. Thầy Tân nghe hai tiếng ấy vang động trong lòng mình. Thầy không biết phải nói gì để xoa dịu niềm đau khổ dằn vặt bám víu lấy thân thể nhỏ bé đó. Thầy mong lời nói an ủi của mình sẽ giúp hải quên tất cả, dù trong chốc lát để trở lại tâm hồn bình thường như bao đứa trẻ khác trong giờ học. Thầy khuyên nhủ nó :
- Thầy hiểu Hải rất nhiều. Nhưng em đừng vì đó mà buồn phiền quá đáng không tốt. Cuộc đời sẽ còn nhiều thay đổi. Biết đâu sau này em sẽ tiếp tục được sự học còn dở dang. Nhiều bậc vĩ nhân bắt đầu cuộc đời mình bằng sự khốn cùng. Em cố vui để học là thầy vui lòng.
Cúi đầu xuống, Hải nói nhỏ :
- Em xin nghe lời thầy nói. Em sẽ quên hết.
Và Hải thật sự quên tất cả trong giờ học. Nhiều hôm nó cắp sách đến với những lằn roi in trên tay, trên má. Nhìn vết đỏ ửng lộ ra sau chiếc áo rách thầy Tân chỉ còn biết quay mặt đi thở dài. Thầy không muốn khơi lại sự đau khổ mà thằng bé đã can đảm dứt khoát quên đi theo lời hứa.
Thầy Tân đến dạy tại tư gia anh Minh có nhận xét về Hải như thế. Thầy trạc ba mươi, gương mặt từ tốn sau đôi kính trắng, trông thầy nghiêm trang hẳn lên.
Hải bắt đầu đi học lại sau hai năm bỏ quên. Sau đêm tình cờ quen biết với Minh, hải trở thành một đứa em của anh ta. Tuy nó không thể bỏ mụ Năm đến sống với gia đình anh nhưng gia đình Minh ai cũng xem nó như một đứa con, em dễ bảo. Mỗi đêm chờ mụ Năm đi đánh bạc, Hải chạy vội đến nhà Minh cho kịp buổi học. Ba tháng nay không ngày nào nó bỏ một buổi học nào.
Cuộc đời Hải đổi mới từ khi quen biết Minh. Nó không còn đi đánh giày vì mụ Năm sợ Hải bị tước đoạt đồ nghề tốn tiền mua sắm nên mụ đổi nghề cho nó. Bây giờ Hải mang chồng vé số trên tay thay vì hộp gỗ chứa giẻ lau, xi-ra và bàn chải. Công việc làm ăn mới này khá tiền nên mụ Năm hài lòng và không tỏ ý bực tức khi phải đổi nghề Hải một cách bất đắc dĩ.
Hải thay đổi cuộc sống vì giờ đây nó có nơi học hành đàng hoàng. Không còn những đêm ra ngồi ngoài cột đèn mượn sách đọc cho tới khuya. Chỗ nào không hiểu nó có người giải đáp khỏi phải ấm ức trong bụng như trước.
Nó thay đổi nhưng mụ Năm không bao giờ thay đổi. Mỗi ngày mụ chờ bọn trẻ mang tiền về để ngồi vào sòng suốt đêm, sáng hôm sau nằm ngủ như chết trong khi chúng tiếp tục chạy kiếm ra tiền. Mụ sống thảnh thơi trên trên đồng tiền mồ hôi trẻ con. Đồng tiền kiếm ra bởi những bàn tay gầy guộc xanh xao, những bàn chân nhỏ bé kéo lê khắp nẻo đường Sàigòn. Mồ hôi chúng đổ ra để đánh đổi từng bát cơm, chén cháo, trận đòn dở sống dở chết. Chúng sinh ra để chịu mọi đắng cay cuộc đời chồng chất trên mớ tuổi đời thơ dại.
Mỗi khi nghe thầy nói tới cuộc thi vào đệ Thất, Hải không khỏi tủi thân. Nó học vì ham thích muốn tiếp tục sau mấy năm dở dang. Ngoài ra Hải không ao ước đậu vào một trường công. Lúc còn cha mẹ đó là niềm ước muốn thật sự của nó. Hải mơ ước được học đệ Thất trong một trường công. Đó là nỗi ước mơ ngày xưa, cách đây hai năm. Bây giờ cuộc đời đổi khác. Có đậu vào trường công Hải cũng không sao theo học được. Suốt ngày nó quần quật với việc làm, có rảnh rỗi đâu đến trường. Hải buồn bã nói :
- Thưa thầy em không bao giờ dám nghĩ tới điều đó.
Nhận ra sự lỡ lời của mình thầy Tân bảo nó :
- Thầy thành thật xin lỗi Hải. Vô tình thầy khơi cho em chuyện buồn trong lúc em cố quên để vui học.
Hải gượng cười :
- Em đâu dám buồn thầy. Đó là số phận.
Hai chữ số phận Hải nói trong nỗi xót xa, cay đắng ở đầu môi. Thầy Tân nghe hai tiếng ấy vang động trong lòng mình. Thầy không biết phải nói gì để xoa dịu niềm đau khổ dằn vặt bám víu lấy thân thể nhỏ bé đó. Thầy mong lời nói an ủi của mình sẽ giúp hải quên tất cả, dù trong chốc lát để trở lại tâm hồn bình thường như bao đứa trẻ khác trong giờ học. Thầy khuyên nhủ nó :
- Thầy hiểu Hải rất nhiều. Nhưng em đừng vì đó mà buồn phiền quá đáng không tốt. Cuộc đời sẽ còn nhiều thay đổi. Biết đâu sau này em sẽ tiếp tục được sự học còn dở dang. Nhiều bậc vĩ nhân bắt đầu cuộc đời mình bằng sự khốn cùng. Em cố vui để học là thầy vui lòng.
Cúi đầu xuống, Hải nói nhỏ :
- Em xin nghe lời thầy nói. Em sẽ quên hết.
Và Hải thật sự quên tất cả trong giờ học. Nhiều hôm nó cắp sách đến với những lằn roi in trên tay, trên má. Nhìn vết đỏ ửng lộ ra sau chiếc áo rách thầy Tân chỉ còn biết quay mặt đi thở dài. Thầy không muốn khơi lại sự đau khổ mà thằng bé đã can đảm dứt khoát quên đi theo lời hứa.
° ° °
Hôm nay sau buổi học Hải ngồi nán lại chơi một tí
theo lời yêu cầu của tuấn, Tú, hai em của anh Minh. Chúng mến Hải vì nó
hiền lành và học giỏi. Sự thông minh của Hải biểu lộ qua các buổi học
khiến chúng thích Hải hơn.
Ngoài ra, cuộc sống cơ cực của Hải đã làm chúng thương hại. Có hôm ngồi trên xe hơi đến trường, nhìn bên kia đường Tuấn trông thấy Hải ôm vé số mời rao trong một hàng ăn ngoài bến tàu.
Hải chưa biết Tuấn định nói gì với mình nên còn ngần ngừ đứng đó. Tuấn cảm thấy điều mình sắp nói ra đây thật quan trọng vì nó sẽ thay đổi cả cuộc đời Hải, nếp sống Hải. Nó đề nghị ra ngoài hiên nhà cho mát.
Đêm khuya trời trong vắt. Trăng tròn toả một thứ ánh sáng đặc biệt sáng rộng. Nhưng ánh sáng kia không che lấp được những tia sáng yếu ớt của các vì sao lấp lánh trên cao. Ánh sáng các vì sao soi thủng bóng đêm. Theo lời anh Minh, ánh sáng đó cũng như sự cố gắng vượt khỏi kiếp sống hiện tại của Hải. Lúc nào mây che án đi ánh sáng của mặt trăng, lúc đó người ta mới thấy những tia sáng của sao trời rực lên như vừa xuyên được màn đêm dầy đặc. Ánh trăng kia chính là mụ Năm. Có khi nào mụ Năm thực sự buông rơi bọn trẻ khỏi tay mụ, lúc đó chúng sẽ tìm được một kiếp sống khác tươi mát hơn. Nhưng trăng còn có lúc lu mờ vì mây phủ, còn mụ Năm sẽ không bao giờ buông tha đám trẻ vô tội này. Những lúc nghĩ đến đây anh Minh thường bảo Hải :
- Em hiện sống như một vì sao vô danh trong muôn nghìn vì sao khác. Để rồi một ngày nào đó em sẽ va chạm với từng khối thiên thể khác và chịu số phận vỡ tan trong âm thầm. Có còn chăng là ánh sáng loé lên lần cuối cùng của một vì sao báo hiệu sắp tắt. Cuộc sống em không thể kết thúc như thế. Anh cố gắng biến em thành một thứ sao bắc đẩu, sáng nhất và không biến theo thời gian.
Tuấn lên tiếng để đánh tan không khí yên lặng, khó hiểu này. Nó bảo :
- Em nghe ba má bàn với anh Minh đem anh về nuôi như chúng em. Anh bằng lòng chứ ? Chúng em sẽ không phân biệt danh từ con nuôi và con ruột đâu. Anh Hai đừng nghi ngờ chuyện đó.
Hải buồn rầu đáp :
- Không được Tuấn à. Tôi còn có em Liên nhờ sự che chở của tôi trước những trận đòn tàn bạo của má Năm. Không rồi lấy ai bênh vực nó ? Tôi cám ơn hai bác đã có lòng nghĩ đến nhưng kiếp sống của tôi là như thế.
Tuấn đề nghị :
- Em sẽ nói ba má mang luôn Liên về nuôi với anh. Điều này chắc ba má chấp thuận.
- Còn bạn bè của Hải. Hải không thể bỏ rơi chúng vì đã cùng khổ cực có nhau trong mái lá tồi tàn ấy. Làm sao Hải quên được những khi đau yếu có nhau. Không lẽ hai bác nuôi luôn cả bọn tôi ?
Tuấn gật gù :
- Ừ nhỉ ! Rắc rối quá.
- Ngoài ra má Năm sẽ không để yên cho Hải đến đây chung sống với gia đình Tuấn. Má sẽ bắt Hải về với mọi giá mà má Năm có lý do chánh đáng giữ Hải lại.
Tuấn căm phẫn :
- Bà ấy có lý do, bằng cớ nào để bắt anh sống mãi trong ngục tù ?
- Má Năm được mợ Hải giao phó chức vụ giám hộ. Má có đủ giấy tờ về Hải. Đó là lý do chánh đáng nhất.
Nhìn lên bầu trời trong sáng. Đêm đã khuya, tiếng xe cộ trên đường thưa dần để thay thế vào đó tiếng chó sủa bóng đêm. Hải từ giã bạn ra về.
- Thôi Hải về kẻo trời tối.
- Vâng. Anh về nhớ mai lại nhé, em chờ đó.
- Hải không quên đâu.
Bóng Hải ngập ngừng dưới ngọn đèn đường vàng vọt tiến về phía con hẻm hôi hám. Tuấn nhìn theo cho đến khi Hải khuất hẳn trong cánh cửa nhà xe cũ kỹ. Bất giác nó xót thương cho số phận của Hải và tất cả những đứa trẻ cùng sống trong căn nhà kia, căn nhà của tủi nhục và đòn vọt.
Ngoài ra, cuộc sống cơ cực của Hải đã làm chúng thương hại. Có hôm ngồi trên xe hơi đến trường, nhìn bên kia đường Tuấn trông thấy Hải ôm vé số mời rao trong một hàng ăn ngoài bến tàu.
Hải chưa biết Tuấn định nói gì với mình nên còn ngần ngừ đứng đó. Tuấn cảm thấy điều mình sắp nói ra đây thật quan trọng vì nó sẽ thay đổi cả cuộc đời Hải, nếp sống Hải. Nó đề nghị ra ngoài hiên nhà cho mát.
Đêm khuya trời trong vắt. Trăng tròn toả một thứ ánh sáng đặc biệt sáng rộng. Nhưng ánh sáng kia không che lấp được những tia sáng yếu ớt của các vì sao lấp lánh trên cao. Ánh sáng các vì sao soi thủng bóng đêm. Theo lời anh Minh, ánh sáng đó cũng như sự cố gắng vượt khỏi kiếp sống hiện tại của Hải. Lúc nào mây che án đi ánh sáng của mặt trăng, lúc đó người ta mới thấy những tia sáng của sao trời rực lên như vừa xuyên được màn đêm dầy đặc. Ánh trăng kia chính là mụ Năm. Có khi nào mụ Năm thực sự buông rơi bọn trẻ khỏi tay mụ, lúc đó chúng sẽ tìm được một kiếp sống khác tươi mát hơn. Nhưng trăng còn có lúc lu mờ vì mây phủ, còn mụ Năm sẽ không bao giờ buông tha đám trẻ vô tội này. Những lúc nghĩ đến đây anh Minh thường bảo Hải :
- Em hiện sống như một vì sao vô danh trong muôn nghìn vì sao khác. Để rồi một ngày nào đó em sẽ va chạm với từng khối thiên thể khác và chịu số phận vỡ tan trong âm thầm. Có còn chăng là ánh sáng loé lên lần cuối cùng của một vì sao báo hiệu sắp tắt. Cuộc sống em không thể kết thúc như thế. Anh cố gắng biến em thành một thứ sao bắc đẩu, sáng nhất và không biến theo thời gian.
Tuấn lên tiếng để đánh tan không khí yên lặng, khó hiểu này. Nó bảo :
- Em nghe ba má bàn với anh Minh đem anh về nuôi như chúng em. Anh bằng lòng chứ ? Chúng em sẽ không phân biệt danh từ con nuôi và con ruột đâu. Anh Hai đừng nghi ngờ chuyện đó.
Hải buồn rầu đáp :
- Không được Tuấn à. Tôi còn có em Liên nhờ sự che chở của tôi trước những trận đòn tàn bạo của má Năm. Không rồi lấy ai bênh vực nó ? Tôi cám ơn hai bác đã có lòng nghĩ đến nhưng kiếp sống của tôi là như thế.
Tuấn đề nghị :
- Em sẽ nói ba má mang luôn Liên về nuôi với anh. Điều này chắc ba má chấp thuận.
- Còn bạn bè của Hải. Hải không thể bỏ rơi chúng vì đã cùng khổ cực có nhau trong mái lá tồi tàn ấy. Làm sao Hải quên được những khi đau yếu có nhau. Không lẽ hai bác nuôi luôn cả bọn tôi ?
Tuấn gật gù :
- Ừ nhỉ ! Rắc rối quá.
- Ngoài ra má Năm sẽ không để yên cho Hải đến đây chung sống với gia đình Tuấn. Má sẽ bắt Hải về với mọi giá mà má Năm có lý do chánh đáng giữ Hải lại.
Tuấn căm phẫn :
- Bà ấy có lý do, bằng cớ nào để bắt anh sống mãi trong ngục tù ?
- Má Năm được mợ Hải giao phó chức vụ giám hộ. Má có đủ giấy tờ về Hải. Đó là lý do chánh đáng nhất.
Nhìn lên bầu trời trong sáng. Đêm đã khuya, tiếng xe cộ trên đường thưa dần để thay thế vào đó tiếng chó sủa bóng đêm. Hải từ giã bạn ra về.
- Thôi Hải về kẻo trời tối.
- Vâng. Anh về nhớ mai lại nhé, em chờ đó.
- Hải không quên đâu.
Bóng Hải ngập ngừng dưới ngọn đèn đường vàng vọt tiến về phía con hẻm hôi hám. Tuấn nhìn theo cho đến khi Hải khuất hẳn trong cánh cửa nhà xe cũ kỹ. Bất giác nó xót thương cho số phận của Hải và tất cả những đứa trẻ cùng sống trong căn nhà kia, căn nhà của tủi nhục và đòn vọt.
______________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG V