CHƯƠNG III
Sinh thẫn thờ nhìn bức tượng trước mặt, kêu lên nho nhỏ: "Trời ơi ! Ra
cái súng không dùng được, đạn còn nằm trong lều xanh, sao mà chủ tớ mình
xui xẻo quá vậy kìa". Rồi nó thở dài đánh sượt một cái. Bốp nửa thức
nửa ngủ, mõm gác trên chân tiểu chủ, tai vểnh lên như muốn chia sớt nỗi
lo lắng của Sinh. Sinh nói với Bốp :
- Tao biết tụi mình có thể trốn trong rừng, chừng vài ba ngày là mình sẽ tới làng và báo tin cho cảnh sát... Nhưng để làm gì chớ ? Có lợi gì đâu ? Vì lúc đó chủ mình sẽ chết vì vết thương hay là bị tụi khốn tìm giết mất rồi !
Chao ơi ! Trách nhiệm trĩu nặng trên đôi vai gầy của nó, sao mà nó khổ vậy, hở trời ? Rồi Sinh ngắm nghía cái đồng hồ đeo tay, đẹp thật : kim và các con số chỉ giờ tỏa ra ánh sáng dạ quang xanh dịu, mát mắt. Một cái đồng hồ tay ! Thần diệu biết là chừng nào ! Nhưng cũng nguy hiểm chớ không dễ dàng đâu. Ai mà tin là ông Ngọc Sơn cho mình ? Họ sẽ vu là mình ăn cắp của chủ ngay. "Với lại – Sinh đau nhói trong lòng khi nghĩ đến đây – nếu ông chủ chết thì mình cũng chẳng thiết chi đến cái đồng hồ quí giá này nữa. Thình lình, Sinh giận dữ, nói với con vật:
- Không ! Ông chủ không chết ! Tao không chịu như vậy, ổng tốt quá phải không ? Mày sẽ ra sao nếu ổng bỏ mày ? Tao cũng vậy... không có ổng, làm sao...
Bốp gầm gừ ra vẻ biểu đồng tình rồi đến ngồi ngay dưới chân Sinh, ngẩng đầu chờ lệnh. Sinh đứng lên với ý chí quả quyết: phải đi thăm dò quanh đó và tìm phương kế giúp chủ mình.
Sinh ra đến cửa lớn, cửa này là một phiến đá to chạm trổ công phu, hai bên có hai cột cũng là những tác phẩm điêu khắc giá trị. Rễ cây bồ đề che mất một phần. Một trong hai cột nghiêng nghiêng như chực đổ nếu không nhờ rễ cây bồ đề giữ lại. Một ý kiến nảy ra trong óc Sinh, nó bật thành lời:
- Mình làm ngã cây cột này đúng lúc thằng Khâm đi ngang đây là nó dẹp ruột tức thì.
Sinh lại gần cột, ra sức đẩy thử, song nó vững quá, không hề rung rinh chút nào. Thình lình, Sinh nghe tiếng chân hươu chạy trong rừng. Chắc là có cọp đây ! Nghĩ tới đó, Sinh nổi da gà khắp mình, nó chưa quên tấm thảm kịch đã cướp mất cha mẹ : một con mèo rừng to lớn, có vằn khắp mình đã nhảy lên vồ mẹ nó, nghe tiếng kêu cứu, cha nó xông đến nhưng con thú dữ đã xoay qua giết luôn người đàn ông can đảm.
Sinh nuốt ực hai giòng nước mắt thống khổ như chực tuôn ra, nỗi đau xót vò xé lòng nó. Nó nhớ đến cái tên Sinh mà nó mang đây cũng do ông Ngọc Sơn đặt cho. Tên thật nó là "Amalta", tiếng địa phương có nghĩa là bông hoa, vì cha mẹ nó hiếm hoi sinh được có mỗi mình nó, nó lại nhỏ nhoi, mảnh khảnh như con gái nên họ chọn cho nó cái tên đó. Khi cha mẹ nó chết, đã có người đổi tên nó là "Sót", nghĩa là đứa trẻ được may mắn sống sót sau cái tai nạn hổ về làng.
Nhưng ông Ngọc Sơn không bằng lòng tên đó, ông cho là nó sẽ tủi thân vì cái tên "Sót" và khó quên được cái chết thảm của cha mẹ. Ông đổi là Sinh, theo ông, tên này tốt hơn mà cũng có ý nghĩa nữa!
Sinh không muốn tiêu ma ý chí, nếu cứ quay về dĩ vãng đau buồn. Nó vặn cao tim đèn để tìm ánh sáng giúp mình vững dạ hơn. Chợt Sinh cảm thấy có vật gì rơi ngay chân mình, Sinh bưng đèn xem xét, ra một con ong chết. Sinh ngẩng đầu lên thì thấy có rất nhiều tổ ong rừng đóng trên cao, trên cánh cửa.
A ! Có mật ong ! Sinh rất thích mật ong, nhất là mật ong rừng. Nước dãi ứa ra đầy miệng. Sinh quên cả sợ. Thấy tổ ong thằng bé chợt nhớ ra mình nhịn đói từ chiều, và Sinh nghĩ ngay đến việc ăn mật đỡ lòng.
Chẳng khó khăn gì nếu mình biết cách. Sinh từng nhiều lần lấy nấm hương đốt gần tổ ong, mùi thơm của nấm làm ong ngủ say, nhờ vậy có thể lấy mật dễ dàng không bị ong đốt.
Nhưng tại đây, giờ này, muốn có nấm hương phải ra ngoài tìm, Sinh đâu dám: lỡ gặp báo thì sao ? Chưa kể thằng Khâm đang rình cũng nên. Suy đi tính lại đủ cách: có thể đẩy cho tổ ong rơi xuống, tổ ong rừng bằng đất sét vỡ ra và lấy mật được ngay, nhưng bọn ong tức giận sẽ chực hờm sẵn mà đốt tất cả sinh vật nào lảng vảng lại gần để trả thù !
Bị ong đốt để ăn được mật thì có thú vị gì ? Thà đói còn hơn. Thằng bé buồn rầu ngồi lặng, lắng nghe dạ dày như bào nạo bên trong. Đột nhiên, như một tia sáng lóe ra trong đêm tối: Sinh nghĩ đến chuyện dùng ong trị tội bọn sát nhân ! Ý nghĩ đó làm Sinh bừng bừng hy vọng, lại lạc quan như cũ . Sao không ? Hàng vạn con ong trong các tổ trên kia sẽ là đồng minh đắc lực của Sinh, sẽ làm Giang Khâm phải bó tay và khẩu súng sẽ trở thành vô dụng.
Sinh cười khan, thích thú, ngẩng nhìn và đếm kỹ các tổ ong. Có tất cả những mười một tổ, không ! mười hai chớ ! Chỉ cần làm rơi xuống một tổ là tất cả sẽ ùa ra chích kẻ có mặt tại đó tức thì, kỳ chết chưa tha.
Làm sao cho rơi một tổ ong mả mình khỏi bị chích đây ? Sinh moi óc suy tính kế hoạch. Ờ ! Phải: cần có một sợi dây để buộc sẵn vô đó, rồi chờ khi...
Bốp vểnh một tai, một tai thì xụ xuống, có lẽ nó mừng vì đây là lần thứ nhất từ đầu hôm đến giờ nó được thấy tiểu chủ có vẻ vui. Sinh không chú ý đến con vật vì mải băn khoăn: làm sao tìm được sợi dây ?
Sau cùng, Sinh đứng lên, lẳng lặng lại bên cây đèn, vặn nhỏ tim xuống, đem đặt vào chỗ khuất cho ánh sáng khỏi tràn ra ngoài, đoạn bảo Bốp :
- Đứng canh đó nghe không ? Đừng chạy theo tao, chừng nào tao kêu hẵng ra tiếp cứu !
Bốp ra dáng tuân lệnh tiểu chủ, lui vào trong rồi nằm xuống, dỏng tai lên với vẻ can đảm, tự tin. Sinh vượt qua hàng rào chằng chịt bằng rễ bồ đề không chút khó khăn, rồi tiến về phía trại. Định lợi dụng bóng tối để đến gần thùng vật dụng của Tư Gấc lục tìm sợi dây nhưng thất vọng biết bao: Sinh thấy ánh lửa trại bập bùng soi sáng cả một vùng rừng thưa, gần trại, tiếng nổ tí tách vui tai. Đúng là Giang Khâm đã cắt đặt sự canh phòng cẩn mật. Sinh lại gần chút nữa thì thấy hắn và Tư Gấc đang ngồi hút thuốc. "Chắc hai tên kia ngủ, chốc nữa sẽ thay nhau”, Sinh tự nhủ. Thế là đành trở về tay không. Nhưng nó không ngừng moi óc nghĩ cách tìm ra một sợi dây. Một sợi dây ! Một ý kiến khác chợt đến : Sinh lập tức xé cái áo nỉ đang mặc trong mình ra thành từng sợi nhỏ, nối lại với nhau làm nên một cái dây dài trên mười thước, như ý muốn.
Nó lại vặn cao tim đèn lên để ánh sáng đủ chiếu ngay cửa ra vào, rồi nó trèo lên, dọc theo cái trụ nghiêng để lên đến bên trên cánh cửa, sát hai tổ ong thấp nhất. Vừa tròng cái thòng lọng vào tổ ong, Sinh vừa hồi hộp nín thở vì nếu ong mà hay được thì chúng sẽ thịt kẻ thù tức thì. May mắn làm sao: trong các tổ ong, tiếng quạt cánh của các bầy ong thợ vẫn rì rào đều đặn, không ngừng, không một dấu hiệu khác thường. Sinh thả một đầu dây dọc theo cái cột rồi bắt đầu leo xuống.
Khi Giang Khâm lò dò vào đây – Sinh nghĩ – Mình chỉ việc giật mạnh một cái là hai tổ ong rớt ngay đầu hắn. Sinh tưởng như mình nắm chắc phần thắng trong tay, hết sức yên lòng, vặn nhỏ tim đèn rồi nằm xuống đất. Bốp cuốn tròn cạnh Sinh, cả hai, người và vật sưởi nhờ hơi ấm của nhau. Tội nghiệp thằng bé, con chó còn có bộ lông, nó thì trần trụi, chỉ còn cái quần soọc mà thôi.
Sinh muốn thức canh chừng, nhưng quá mệt mỏi và xúc động từ chiều nên nó không chống nổi. Chỉ mười phút sau, cũng như con Bốp, nó ngáy đều...
Những tia nắng vàng của bình minh chiếu trên đỉnh Hy Mã Lạp Sơn
làm tuyết trắng ngả màu vàng rực. Sau các đỉnh núi, nền trời từ đen đổi
sang xám, xà cừ rồi xanh lá mạ và cuối cùng xanh da trời thật nhạt, ánh
sáng buổi hừng đông xuyên từ đông sang tây.
Bốp choàng dậy, ngáp thật dài, đưa cả cái lưỡi màu hồng và răng trắng ngà ra ngoài. Tiếng ngáp của Bốp đánh thức Sinh. Thằng bé rùng mình một cái mạnh, he hé mắt rồi nhắm lại liền. Tất cả các đứa trẻ đều không ưa dậy sớm và Sinh, dù sao vẫn chỉ là đứa trẻ không hơn nên... cũng vậy. Nhưng đúng lúc Sinh toan nhắm mắt ngủ tiếp thì Bốp nhắc tiểu chủ bằng cách nằm sát vào Sinh. Cử chỉ âu yếm này làm Sinh tỉnh táo tức khắc: cậu nhớ ngay đến hoàn cảnh khó khăn của thầy trò mình, chỉ một chớp mắt Sinh ôn lại mọi việc ghê gớm như tuồng chỉ có trong giấc ngủ : Giang Khâm, cái khay bằng vàng khối, con dao nhọn, ông chủ bị thương, mình bị giết hụt v.v... Và ngay cả lời đe dọa ghê gớm: tao sẽ trở lại vào rạng đông của tên hiếu sát, Sinh cũng nhớ mồn một.
Bốp ngáp thêm lần nữa gần sái quai hàm rồi vươn vai và lấy cẳng gãi ở cổ.
- Suỵt ! Suỵt ! Im nào !
Bốp gầm gừ tỏ ý than phiền sự khó tính bất ngờ của tiểu chủ, đưa mắt dò hỏi rồi như chợt nhớ ông Ngọc Sơn nằm với vết thương ở gian bên cạnh liền chạy vào thăm. Sinh bằng lòng lắm, vì cậu bé sợ Bốp ở lại với mình thì nó sẽ làm lộ sự có mặt của mình khi tên gian ác đến.
Trước khi hành động, Sinh cũng qua bên đó thăm chừng chủ. Ông Sơn có vẻ đang ngủ ngon. Tần ngần nhìn chủ một lát rồi Sinh ra lệnh cho Bốp ngồi cạnh. Bốp tỏ ý ngạc nhiên, song nó bắt gặp tia mắt cương quyết của Sinh đành vâng lời .
Sinh trở lại hành lang và nấp sau cái cột nghiêng. Suốt đêm sương xuống nhiều quá: quần Sinh ướt như mới giặt xong, Sinh cảm thấy gây gấy rét và càng lúc càng lạnh thêm. Để đủ sức chống đỡ, nó xoa hai tay vào nhau thật mạnh rồi chà xát hai chân, nó nghe dễ chịu, bớt tê cóng phần nào.
Ánh sáng tăng dần, mặt trời lên khá cao, đủ để những tia nắng vàng tươi có thể xuyên qua cành cây, kẽ lá soi sáng lâu đài; ánh sáng chói lọi khiến tòa lâu đài hoang phế bỗng như rực rỡ hắn lên, có sinh khí một cách bất ngờ, tia nắng làm cho những món đồ khảm xà cừ dù mạng nhện giăng ngang, giăng dọc vẫn lấp lánh một cách ưa nhìn. "Mình sang như một ông hoàng, chớ đâu phải chuyện chơi ?” Sinh khôi hài nghĩ.
Bỗng một tiếng động khẽ làm Sinh chú ý. Không sao : chỉ là một chú chuột không đáng sợ, dù là nó to gần bằng con mèo con. Nó chạy nhanh thoăn thoắt, đến giữa hành lang và dừng lại trước một tia nắng chói, rồi nó đưa hai chân trước lên, giống như con đại thử, ngồi chễm chệ tại đó, vuốt vuốt mấy sợi râu mép bằng hai cẳng trước. Bây giờ thì Sinh không khỏi so sánh nó với một cụ già sưởi nắng trước cửa, trong những buổi sáng mùa đông có nắng !
Sinh vẫn lặng lẽ quan sát, chú chuột kêu lên mấy tiếng nho nhỏ ; như nghe lời mời gọi của đồng loại, chỉ trong một nhoáng vô số chuột từ khắp hang hốc chui ra tấp nập. Sinh như không tin ở đôi mắt cũng như ở tai mình : mười phút trước đây khắp dãy hành lang vắng chỉ nghe tiếng vo ve của ong trên tổ, giờ đây tiếng chuột chí chóe, khua khoắng khắp nơi ! Chúng cắn nhau, đuổi nhau đùa giỡn thật lộn xộn, vô trật tự.
Sinh đâm lo: chúng sẽ làm cho chìm mất tiếng động của bước chân Giang Khâm khi tên này đến cũng nên ? Sinh hết kiên nhẫn giang một tay chống lên cột, đổi thế ngồi. Chợt Sinh hoảng hốt vì hậu quả nguy hiểm của cử động vừa rồi: hàng ngàn đôi mắt tròn xoe nhìn trân trân vào mặt Sinh, hàng vạn chiếc chân lao xao tức thì ngưng lại như chúng biến thành tượng đá. Vốn không ưa và rất sợ loài chuột, lần này Sinh càng sợ hơn : Nếu chúng đồng loạt tấn công Sinh, có lẽ cậu bé bị xé nát bởi những chiếc răng nhọn hoắt, trắng nhởn kia và bao nhiêu máu trong mình Sinh sẽ chảy hết trước khi cậu tìm ra chỗ trốn ?
Sinh đứng lặng, không dám khinh thường, lũ chuột vẫn trân trân nhìn Sinh không nhúc nhích, song một phút sau chúng hoạt động lại như cũ. Tiếng đùa giỡn rượt đuổi khua khoắng của chúng lần này to hơn, át hết tiếng động bên ngoài.
Sinh hết sợ chúng tấn công mình lại sợ Giang Khâm đến mà mình không nghe thấy, như vậy làm sao Sinh có thể giật dây đúng lúc cho tổ ong rơi ngay đầu hắn đây, hả trời cao ? Chắc là mình thất bại rồi ! Thằng Khâm sẽ bắn mình hai phát súng liên tiếp, bắn Bốp một viên nữa vị chi là ba rồi thì... Sinh rùng mình một cái, khi nghĩ đến cái cảnh bọn chuột hoang tụm lại mời nhau nhập tiệc bằng xác mình và con Bốp đáng thương ! Chúng sẽ ăn trong vài ngày mới hết hay chỉ một vài giờ đây ? Trong lúc đó ông chủ sẽ thế nào...?
Bỗng, tất cả bầy chuột nhốn nháo kia lại im sững như tượng, con mắt láo liên. Sinh hy vọng lắng tai kỹ, xem có phải tiếng chân Khâm bước vào ? Tụi chuột rất thính tai, nếu chúng ngừng lại chắc là có gì đây... Sinh nắm cứng sợi dây và nằm mọp xuống rất khẽ, tai áp sát mặt đất để nghe ngóng cho chính xác. Vẫn im phăng phắc. Rồi lạ thay, không phải bước chân mà Sinh nghe có tiếng soàn soạt rất lạ kỳ và cả không gian như cô đọng lại nặng nề, ong không bay và ngừng cả tiếng vo ve. Sinh sốt ruột ngẩng đầu lên chú mục nhìn về hướng hành lang chan hòa ánh sáng.
Thật kỳ quái : y như có chiếc đũa thần vừa biến lũ chuột ra bất động, chúng đang trong lúc đưa chân vuốt râu, đang nằm, đang ngồi, đang há mõm cắn nhau, đang xoãi chân, đang chạy, tất cả, tất cả bấy giờ đều nhìn sững về một hướng. Sinh ngạc nhiên cũng đưa mắt về hướng ấy xem thử con vật gì đã thôi miên lũ chuột và cậu nghẹn thở vì khiếp đảm : một con rắn to cự đại đang thong thả bò trên mấy bức khảm dưới đất. Tiếng soàn soạt là do vẩy nó chạm vào đất, vào bức khảm mỗi lần nó trườn mình tới, gây ra.
Vị tân khách không ai mời này là một con rắn hổ mang, một con vật nguy hiểm đáng sợ của rừng già ! Dễ chừng nó dài hơn hai thước.
Thấy nó, Sinh cũng im sững như lũ chuột. Mặt tái mét, Sinh chỉ giương to mắt nhìn nó nhoài tới, nhoài lui giữa đám chuột hoang, tuyệt nhiên không hề nghĩ đến chuyện tẩu thoát. Con rắn độc chợt ngẩng đầu lên cao hơn sáu mươi phân, rồi trong lúc cái đầu đong đưa như các vũ nữ Ấn Độ, cái cổ mềm nhún của nó căng phồng lên dần y như một quả bóng được bơm hơi. Lúc này, Sinh cũng trông rõ đặc điểm của loài hổ mang đáng sợ, hai vòng tròn quanh mắt như người mang kính, vì vậy, người ta còn phong cho loài này biệt danh : rắn đeo kính !
Nó chọn trong số chuột đông đảo một con thật béo. Đầu nó lắc lư. Bị thôi miên, con vật cũng lắc lư theo nhịp của đôi mắt kính. Đột nhiên con rắn phóng tới nhanh như một làn chớp cắn ngay vào hầu con vật (Sinh biết rằng răng hổ mang có hai đặc điểm : rất linh động và có một ống dẫn nọc độc – giống như một cái kim tiêm – khi nó cắn vào sinh vật nào tức thì chân răng nó ấn sâu vào nướu răng và thọc vào một cái túi nhỏ chứa nọc, nọc liền theo ống dẫn thẳng vào cơ thể sinh vật bị cắn).
Cắn con chuột rồi, rắn quấn con vật lại để nó khỏi chạy vuột trước khi nọc ngấm.
Sinh rùng mình, tưởng như có ai áp một cục nước đá vào ót mình, nhưng Sinh lại nóng lên, mồ hôi toát ra nhớp nháp.
Lũ chuột bấy giờ hết sửng sốt, chúng đã hoàn hồn, kêu chí chóe, tìm đường chạy trốn. Chúng chen lấn nhau, tản mác ra tứ phía, chui vào những hang hốc nào gần nhất.
Chỉ một giây sau, con vật ngắn số không vùng vẫy nữa, nó chỉ còn là cái xác cứng đờ. Rắn thả chuột ra, xem xét kỹ trước khi thưởng thức món thịt ngon lành.
Đúng vào lúc ấy Giang Khâm xuất hiện, khẩu súng trên tay sẵn sàng nhả đạn. Hắn chui qua các rễ cây chằng chịt để bước vào cửa. Giang Khâm cũng kinh ngạc đứng khựng lại khi bước qua thềm độ một thước. Phần con rắn mang kính chừng như đã nhận ra sự rung động đáng ngờ của mặt đất, tức thì nó quay lại để ứng phó, miếng chụp trên đầu nó phồng lên một cách đáng sợ. Sinh ngồi lặng, vì con rắn dữ đã làm cho nó quên phắt Giang Khâm trước mặt dù nó vẫn lăm lăm sợi dây trong tay chờ đợi phút này. Trễ quá rồi: tên sát nhân đã vào đến bên trong trước khi Sinh kịp hành động.
Tên gian hùng rất thận trọng mỗi bước chân, hắn e rằng có thể Sinh nấp đâu đó để bắn lén hắn, song hắn không mấy lo ngại, hắn là tay súng cừ khôi và hắn đã mở khóa an toàn cũng như đã nạp đạn sẵn rồi. Tóm lại, Giang Khâm đã sắp đặt mọi việc kỹ càng, chỉ còn có một điều không bao giờ hắn có thể tiên liệu là... con rắn bất ngờ chờ đón hắn !
Ác nhân và ác vật cùng lặng lẽ rình nhau, chỉ một lúc mà Sinh tưởng như lâu hàng tháng… Máu trong người Sinh như đông lại vì quá đỗi kinh hoàng. Đột nhiên, rắn nhoài mình, phóng đến nhanh như chớp tấn công, khoảng cách giữa đôi bên giảm đi gần hai thước mà tên Giang Khâm vẫn chưa kịp có phản ứng nào.
Tuy thế, quả đúng như lời hắn từng tự phụ, rằng giống dân Bản Thượng không bao giờ bắn hụt đối thủ: Sinh có cảm tưởng như khẩu súng tự động nhảy phóc lên vai hắn... và "đoàng" một tiếng tưởng như rách màng tai Sinh đồng thời ánh lửa lóe sáng trước mũi súng át cả ánh sáng của vầng dương chiếu vào từ các cửa sổ đổ nát của lâu đài.. Sinh nhắm kín hai mắt lại.
Một giây sau, khi nó mở mắt ra, con ác vật đã nằm bất động dài ngoằng trên bức khảm. Và cũng đúng giữa lúc đó, có tiếng hai vật lạ từ trên cửa rơi đánh bịch xuống như hai quả banh, vỡ ra tung tóe làm nhiều mảnh trên mặt đất. Thì ra, vì giật mình do tiếng nổ gây nên, Sinh đã giật dây mà không kịp suy tính chuẩn bị chi cả.
Giang Khâm đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, nhảy tràn qua một bên, hắn chỉ vừa kịp thấy hai khối đất sét vàng rơi xuống, chưa kịp nhận ra đó là thứ gì thì đã nghe đau nhói nơi cổ... và tiếng ong vo vo mỗi lúc một lớn dần. Hoảng hốt, hắn lấy tay đập mạnh nơi cổ, giết được con ong đã đốt mình nhưng tiếp ngay đó một con ong khác chích vào cánh tay hắn thêm mũi nữa, và một con nữa chích thêm mũi nữa và con nữa, con nữa... Tên sát nhân múa may như người phát cuồng, vừa la hét, chửi rủa vừa đập bầy ong. Sau rốt, hắn hiểu rằng hắn không thể chống lại hàng vạn địch thủ lợi hại với những khí giới nhọn như mũi kim có tẩm thuốc độc, hắn bèn ù chạy, vừa chạy vừa lột khăn quấn tóc ra che đầu và cổ. Đàn ong đuổi theo chích thả cửa vào cổ tay và bàn tay Giang Khâm.
Một tiếng hét thình lình làm Sinh giật mình lần nữa, kèm theo một tiếng "huỵch" nặng nề như một thân cây đổ xuống sau nhát rìu sắc bén làm Sinh hiểu rằng tên gian vừa vấp ngã bên ngoài.
Tiếng vo ve nhỏ dần chứng tỏ đàn ong giận dữ đang rượt theo địch thủ. Song không phải chúng bay đi hết. Còn một số đậu trên xác rắn thi nhau chích.
Bỗng Sinh nghe đau nhói nơi cổ tay trái, nó hiểu ngay là mình bị ong chích, Sinh ngồi im như tượng đá, không dám xuýt xoa. Thật tựa như một ông y tá độc ác đốt nóng cây kim mà lụi vào tay Sinh. Một phút trôi qua, Sinh nhức nhối khó chịu, cổ tay sưng vù, nhưng thằng bé đáng thương hiểu rằng chỉ một cử động nhỏ cũng làm đàn ong phát điên lên trở lại, và im lặng là cách tốt nhất để khỏi bị ong khám phá ra.
Ngoài cái quần đùi độc nhất, nó không áo, không khăn để che chở cho thân mình, Sinh sẽ bị chích như một cái gối nhỏ găm kim nếu hàng ngàn con ong đậu trên mình rắn rời xác con vật, quay sang hỏi thăm mình. Sinh từng thấy người làng chết vì ong đốt nhiều quá, cũng đã thấy xác một con bò sưng vù vì nọc độc của ong rừng.
Mũi đốt thứ hai cũng đau như mũi trước, ngay trên cánh vai trần của Sinh, mặc dù cố sức nó vẫn kêu khẽ lên một tiếng. Hình như mấy con ong lảng vảng gần đó chỉ chờ có thế : Sinh bị nốt mũi chích thứ ba, rồi thứ tư. Sinh lặng người chịu đau, không kêu một tiếng.
- Tao biết tụi mình có thể trốn trong rừng, chừng vài ba ngày là mình sẽ tới làng và báo tin cho cảnh sát... Nhưng để làm gì chớ ? Có lợi gì đâu ? Vì lúc đó chủ mình sẽ chết vì vết thương hay là bị tụi khốn tìm giết mất rồi !
Chao ơi ! Trách nhiệm trĩu nặng trên đôi vai gầy của nó, sao mà nó khổ vậy, hở trời ? Rồi Sinh ngắm nghía cái đồng hồ đeo tay, đẹp thật : kim và các con số chỉ giờ tỏa ra ánh sáng dạ quang xanh dịu, mát mắt. Một cái đồng hồ tay ! Thần diệu biết là chừng nào ! Nhưng cũng nguy hiểm chớ không dễ dàng đâu. Ai mà tin là ông Ngọc Sơn cho mình ? Họ sẽ vu là mình ăn cắp của chủ ngay. "Với lại – Sinh đau nhói trong lòng khi nghĩ đến đây – nếu ông chủ chết thì mình cũng chẳng thiết chi đến cái đồng hồ quí giá này nữa. Thình lình, Sinh giận dữ, nói với con vật:
- Không ! Ông chủ không chết ! Tao không chịu như vậy, ổng tốt quá phải không ? Mày sẽ ra sao nếu ổng bỏ mày ? Tao cũng vậy... không có ổng, làm sao...
Bốp gầm gừ ra vẻ biểu đồng tình rồi đến ngồi ngay dưới chân Sinh, ngẩng đầu chờ lệnh. Sinh đứng lên với ý chí quả quyết: phải đi thăm dò quanh đó và tìm phương kế giúp chủ mình.
Sinh ra đến cửa lớn, cửa này là một phiến đá to chạm trổ công phu, hai bên có hai cột cũng là những tác phẩm điêu khắc giá trị. Rễ cây bồ đề che mất một phần. Một trong hai cột nghiêng nghiêng như chực đổ nếu không nhờ rễ cây bồ đề giữ lại. Một ý kiến nảy ra trong óc Sinh, nó bật thành lời:
- Mình làm ngã cây cột này đúng lúc thằng Khâm đi ngang đây là nó dẹp ruột tức thì.
Sinh lại gần cột, ra sức đẩy thử, song nó vững quá, không hề rung rinh chút nào. Thình lình, Sinh nghe tiếng chân hươu chạy trong rừng. Chắc là có cọp đây ! Nghĩ tới đó, Sinh nổi da gà khắp mình, nó chưa quên tấm thảm kịch đã cướp mất cha mẹ : một con mèo rừng to lớn, có vằn khắp mình đã nhảy lên vồ mẹ nó, nghe tiếng kêu cứu, cha nó xông đến nhưng con thú dữ đã xoay qua giết luôn người đàn ông can đảm.
Sinh nuốt ực hai giòng nước mắt thống khổ như chực tuôn ra, nỗi đau xót vò xé lòng nó. Nó nhớ đến cái tên Sinh mà nó mang đây cũng do ông Ngọc Sơn đặt cho. Tên thật nó là "Amalta", tiếng địa phương có nghĩa là bông hoa, vì cha mẹ nó hiếm hoi sinh được có mỗi mình nó, nó lại nhỏ nhoi, mảnh khảnh như con gái nên họ chọn cho nó cái tên đó. Khi cha mẹ nó chết, đã có người đổi tên nó là "Sót", nghĩa là đứa trẻ được may mắn sống sót sau cái tai nạn hổ về làng.
Nhưng ông Ngọc Sơn không bằng lòng tên đó, ông cho là nó sẽ tủi thân vì cái tên "Sót" và khó quên được cái chết thảm của cha mẹ. Ông đổi là Sinh, theo ông, tên này tốt hơn mà cũng có ý nghĩa nữa!
Sinh không muốn tiêu ma ý chí, nếu cứ quay về dĩ vãng đau buồn. Nó vặn cao tim đèn để tìm ánh sáng giúp mình vững dạ hơn. Chợt Sinh cảm thấy có vật gì rơi ngay chân mình, Sinh bưng đèn xem xét, ra một con ong chết. Sinh ngẩng đầu lên thì thấy có rất nhiều tổ ong rừng đóng trên cao, trên cánh cửa.
A ! Có mật ong ! Sinh rất thích mật ong, nhất là mật ong rừng. Nước dãi ứa ra đầy miệng. Sinh quên cả sợ. Thấy tổ ong thằng bé chợt nhớ ra mình nhịn đói từ chiều, và Sinh nghĩ ngay đến việc ăn mật đỡ lòng.
Chẳng khó khăn gì nếu mình biết cách. Sinh từng nhiều lần lấy nấm hương đốt gần tổ ong, mùi thơm của nấm làm ong ngủ say, nhờ vậy có thể lấy mật dễ dàng không bị ong đốt.
Nhưng tại đây, giờ này, muốn có nấm hương phải ra ngoài tìm, Sinh đâu dám: lỡ gặp báo thì sao ? Chưa kể thằng Khâm đang rình cũng nên. Suy đi tính lại đủ cách: có thể đẩy cho tổ ong rơi xuống, tổ ong rừng bằng đất sét vỡ ra và lấy mật được ngay, nhưng bọn ong tức giận sẽ chực hờm sẵn mà đốt tất cả sinh vật nào lảng vảng lại gần để trả thù !
Bị ong đốt để ăn được mật thì có thú vị gì ? Thà đói còn hơn. Thằng bé buồn rầu ngồi lặng, lắng nghe dạ dày như bào nạo bên trong. Đột nhiên, như một tia sáng lóe ra trong đêm tối: Sinh nghĩ đến chuyện dùng ong trị tội bọn sát nhân ! Ý nghĩ đó làm Sinh bừng bừng hy vọng, lại lạc quan như cũ . Sao không ? Hàng vạn con ong trong các tổ trên kia sẽ là đồng minh đắc lực của Sinh, sẽ làm Giang Khâm phải bó tay và khẩu súng sẽ trở thành vô dụng.
Sinh cười khan, thích thú, ngẩng nhìn và đếm kỹ các tổ ong. Có tất cả những mười một tổ, không ! mười hai chớ ! Chỉ cần làm rơi xuống một tổ là tất cả sẽ ùa ra chích kẻ có mặt tại đó tức thì, kỳ chết chưa tha.
Làm sao cho rơi một tổ ong mả mình khỏi bị chích đây ? Sinh moi óc suy tính kế hoạch. Ờ ! Phải: cần có một sợi dây để buộc sẵn vô đó, rồi chờ khi...
Bốp vểnh một tai, một tai thì xụ xuống, có lẽ nó mừng vì đây là lần thứ nhất từ đầu hôm đến giờ nó được thấy tiểu chủ có vẻ vui. Sinh không chú ý đến con vật vì mải băn khoăn: làm sao tìm được sợi dây ?
Sau cùng, Sinh đứng lên, lẳng lặng lại bên cây đèn, vặn nhỏ tim xuống, đem đặt vào chỗ khuất cho ánh sáng khỏi tràn ra ngoài, đoạn bảo Bốp :
- Đứng canh đó nghe không ? Đừng chạy theo tao, chừng nào tao kêu hẵng ra tiếp cứu !
Bốp ra dáng tuân lệnh tiểu chủ, lui vào trong rồi nằm xuống, dỏng tai lên với vẻ can đảm, tự tin. Sinh vượt qua hàng rào chằng chịt bằng rễ bồ đề không chút khó khăn, rồi tiến về phía trại. Định lợi dụng bóng tối để đến gần thùng vật dụng của Tư Gấc lục tìm sợi dây nhưng thất vọng biết bao: Sinh thấy ánh lửa trại bập bùng soi sáng cả một vùng rừng thưa, gần trại, tiếng nổ tí tách vui tai. Đúng là Giang Khâm đã cắt đặt sự canh phòng cẩn mật. Sinh lại gần chút nữa thì thấy hắn và Tư Gấc đang ngồi hút thuốc. "Chắc hai tên kia ngủ, chốc nữa sẽ thay nhau”, Sinh tự nhủ. Thế là đành trở về tay không. Nhưng nó không ngừng moi óc nghĩ cách tìm ra một sợi dây. Một sợi dây ! Một ý kiến khác chợt đến : Sinh lập tức xé cái áo nỉ đang mặc trong mình ra thành từng sợi nhỏ, nối lại với nhau làm nên một cái dây dài trên mười thước, như ý muốn.
Nó lại vặn cao tim đèn lên để ánh sáng đủ chiếu ngay cửa ra vào, rồi nó trèo lên, dọc theo cái trụ nghiêng để lên đến bên trên cánh cửa, sát hai tổ ong thấp nhất. Vừa tròng cái thòng lọng vào tổ ong, Sinh vừa hồi hộp nín thở vì nếu ong mà hay được thì chúng sẽ thịt kẻ thù tức thì. May mắn làm sao: trong các tổ ong, tiếng quạt cánh của các bầy ong thợ vẫn rì rào đều đặn, không ngừng, không một dấu hiệu khác thường. Sinh thả một đầu dây dọc theo cái cột rồi bắt đầu leo xuống.
Khi Giang Khâm lò dò vào đây – Sinh nghĩ – Mình chỉ việc giật mạnh một cái là hai tổ ong rớt ngay đầu hắn. Sinh tưởng như mình nắm chắc phần thắng trong tay, hết sức yên lòng, vặn nhỏ tim đèn rồi nằm xuống đất. Bốp cuốn tròn cạnh Sinh, cả hai, người và vật sưởi nhờ hơi ấm của nhau. Tội nghiệp thằng bé, con chó còn có bộ lông, nó thì trần trụi, chỉ còn cái quần soọc mà thôi.
Sinh muốn thức canh chừng, nhưng quá mệt mỏi và xúc động từ chiều nên nó không chống nổi. Chỉ mười phút sau, cũng như con Bốp, nó ngáy đều...
*
Bốp choàng dậy, ngáp thật dài, đưa cả cái lưỡi màu hồng và răng trắng ngà ra ngoài. Tiếng ngáp của Bốp đánh thức Sinh. Thằng bé rùng mình một cái mạnh, he hé mắt rồi nhắm lại liền. Tất cả các đứa trẻ đều không ưa dậy sớm và Sinh, dù sao vẫn chỉ là đứa trẻ không hơn nên... cũng vậy. Nhưng đúng lúc Sinh toan nhắm mắt ngủ tiếp thì Bốp nhắc tiểu chủ bằng cách nằm sát vào Sinh. Cử chỉ âu yếm này làm Sinh tỉnh táo tức khắc: cậu nhớ ngay đến hoàn cảnh khó khăn của thầy trò mình, chỉ một chớp mắt Sinh ôn lại mọi việc ghê gớm như tuồng chỉ có trong giấc ngủ : Giang Khâm, cái khay bằng vàng khối, con dao nhọn, ông chủ bị thương, mình bị giết hụt v.v... Và ngay cả lời đe dọa ghê gớm: tao sẽ trở lại vào rạng đông của tên hiếu sát, Sinh cũng nhớ mồn một.
Bốp ngáp thêm lần nữa gần sái quai hàm rồi vươn vai và lấy cẳng gãi ở cổ.
- Suỵt ! Suỵt ! Im nào !
Bốp gầm gừ tỏ ý than phiền sự khó tính bất ngờ của tiểu chủ, đưa mắt dò hỏi rồi như chợt nhớ ông Ngọc Sơn nằm với vết thương ở gian bên cạnh liền chạy vào thăm. Sinh bằng lòng lắm, vì cậu bé sợ Bốp ở lại với mình thì nó sẽ làm lộ sự có mặt của mình khi tên gian ác đến.
Trước khi hành động, Sinh cũng qua bên đó thăm chừng chủ. Ông Sơn có vẻ đang ngủ ngon. Tần ngần nhìn chủ một lát rồi Sinh ra lệnh cho Bốp ngồi cạnh. Bốp tỏ ý ngạc nhiên, song nó bắt gặp tia mắt cương quyết của Sinh đành vâng lời .
Sinh trở lại hành lang và nấp sau cái cột nghiêng. Suốt đêm sương xuống nhiều quá: quần Sinh ướt như mới giặt xong, Sinh cảm thấy gây gấy rét và càng lúc càng lạnh thêm. Để đủ sức chống đỡ, nó xoa hai tay vào nhau thật mạnh rồi chà xát hai chân, nó nghe dễ chịu, bớt tê cóng phần nào.
Ánh sáng tăng dần, mặt trời lên khá cao, đủ để những tia nắng vàng tươi có thể xuyên qua cành cây, kẽ lá soi sáng lâu đài; ánh sáng chói lọi khiến tòa lâu đài hoang phế bỗng như rực rỡ hắn lên, có sinh khí một cách bất ngờ, tia nắng làm cho những món đồ khảm xà cừ dù mạng nhện giăng ngang, giăng dọc vẫn lấp lánh một cách ưa nhìn. "Mình sang như một ông hoàng, chớ đâu phải chuyện chơi ?” Sinh khôi hài nghĩ.
Bỗng một tiếng động khẽ làm Sinh chú ý. Không sao : chỉ là một chú chuột không đáng sợ, dù là nó to gần bằng con mèo con. Nó chạy nhanh thoăn thoắt, đến giữa hành lang và dừng lại trước một tia nắng chói, rồi nó đưa hai chân trước lên, giống như con đại thử, ngồi chễm chệ tại đó, vuốt vuốt mấy sợi râu mép bằng hai cẳng trước. Bây giờ thì Sinh không khỏi so sánh nó với một cụ già sưởi nắng trước cửa, trong những buổi sáng mùa đông có nắng !
Sinh vẫn lặng lẽ quan sát, chú chuột kêu lên mấy tiếng nho nhỏ ; như nghe lời mời gọi của đồng loại, chỉ trong một nhoáng vô số chuột từ khắp hang hốc chui ra tấp nập. Sinh như không tin ở đôi mắt cũng như ở tai mình : mười phút trước đây khắp dãy hành lang vắng chỉ nghe tiếng vo ve của ong trên tổ, giờ đây tiếng chuột chí chóe, khua khoắng khắp nơi ! Chúng cắn nhau, đuổi nhau đùa giỡn thật lộn xộn, vô trật tự.
Sinh đâm lo: chúng sẽ làm cho chìm mất tiếng động của bước chân Giang Khâm khi tên này đến cũng nên ? Sinh hết kiên nhẫn giang một tay chống lên cột, đổi thế ngồi. Chợt Sinh hoảng hốt vì hậu quả nguy hiểm của cử động vừa rồi: hàng ngàn đôi mắt tròn xoe nhìn trân trân vào mặt Sinh, hàng vạn chiếc chân lao xao tức thì ngưng lại như chúng biến thành tượng đá. Vốn không ưa và rất sợ loài chuột, lần này Sinh càng sợ hơn : Nếu chúng đồng loạt tấn công Sinh, có lẽ cậu bé bị xé nát bởi những chiếc răng nhọn hoắt, trắng nhởn kia và bao nhiêu máu trong mình Sinh sẽ chảy hết trước khi cậu tìm ra chỗ trốn ?
Sinh đứng lặng, không dám khinh thường, lũ chuột vẫn trân trân nhìn Sinh không nhúc nhích, song một phút sau chúng hoạt động lại như cũ. Tiếng đùa giỡn rượt đuổi khua khoắng của chúng lần này to hơn, át hết tiếng động bên ngoài.
Sinh hết sợ chúng tấn công mình lại sợ Giang Khâm đến mà mình không nghe thấy, như vậy làm sao Sinh có thể giật dây đúng lúc cho tổ ong rơi ngay đầu hắn đây, hả trời cao ? Chắc là mình thất bại rồi ! Thằng Khâm sẽ bắn mình hai phát súng liên tiếp, bắn Bốp một viên nữa vị chi là ba rồi thì... Sinh rùng mình một cái, khi nghĩ đến cái cảnh bọn chuột hoang tụm lại mời nhau nhập tiệc bằng xác mình và con Bốp đáng thương ! Chúng sẽ ăn trong vài ngày mới hết hay chỉ một vài giờ đây ? Trong lúc đó ông chủ sẽ thế nào...?
Bỗng, tất cả bầy chuột nhốn nháo kia lại im sững như tượng, con mắt láo liên. Sinh hy vọng lắng tai kỹ, xem có phải tiếng chân Khâm bước vào ? Tụi chuột rất thính tai, nếu chúng ngừng lại chắc là có gì đây... Sinh nắm cứng sợi dây và nằm mọp xuống rất khẽ, tai áp sát mặt đất để nghe ngóng cho chính xác. Vẫn im phăng phắc. Rồi lạ thay, không phải bước chân mà Sinh nghe có tiếng soàn soạt rất lạ kỳ và cả không gian như cô đọng lại nặng nề, ong không bay và ngừng cả tiếng vo ve. Sinh sốt ruột ngẩng đầu lên chú mục nhìn về hướng hành lang chan hòa ánh sáng.
Thật kỳ quái : y như có chiếc đũa thần vừa biến lũ chuột ra bất động, chúng đang trong lúc đưa chân vuốt râu, đang nằm, đang ngồi, đang há mõm cắn nhau, đang xoãi chân, đang chạy, tất cả, tất cả bấy giờ đều nhìn sững về một hướng. Sinh ngạc nhiên cũng đưa mắt về hướng ấy xem thử con vật gì đã thôi miên lũ chuột và cậu nghẹn thở vì khiếp đảm : một con rắn to cự đại đang thong thả bò trên mấy bức khảm dưới đất. Tiếng soàn soạt là do vẩy nó chạm vào đất, vào bức khảm mỗi lần nó trườn mình tới, gây ra.
Vị tân khách không ai mời này là một con rắn hổ mang, một con vật nguy hiểm đáng sợ của rừng già ! Dễ chừng nó dài hơn hai thước.
Thấy nó, Sinh cũng im sững như lũ chuột. Mặt tái mét, Sinh chỉ giương to mắt nhìn nó nhoài tới, nhoài lui giữa đám chuột hoang, tuyệt nhiên không hề nghĩ đến chuyện tẩu thoát. Con rắn độc chợt ngẩng đầu lên cao hơn sáu mươi phân, rồi trong lúc cái đầu đong đưa như các vũ nữ Ấn Độ, cái cổ mềm nhún của nó căng phồng lên dần y như một quả bóng được bơm hơi. Lúc này, Sinh cũng trông rõ đặc điểm của loài hổ mang đáng sợ, hai vòng tròn quanh mắt như người mang kính, vì vậy, người ta còn phong cho loài này biệt danh : rắn đeo kính !
Nó chọn trong số chuột đông đảo một con thật béo. Đầu nó lắc lư. Bị thôi miên, con vật cũng lắc lư theo nhịp của đôi mắt kính. Đột nhiên con rắn phóng tới nhanh như một làn chớp cắn ngay vào hầu con vật (Sinh biết rằng răng hổ mang có hai đặc điểm : rất linh động và có một ống dẫn nọc độc – giống như một cái kim tiêm – khi nó cắn vào sinh vật nào tức thì chân răng nó ấn sâu vào nướu răng và thọc vào một cái túi nhỏ chứa nọc, nọc liền theo ống dẫn thẳng vào cơ thể sinh vật bị cắn).
Cắn con chuột rồi, rắn quấn con vật lại để nó khỏi chạy vuột trước khi nọc ngấm.
Sinh rùng mình, tưởng như có ai áp một cục nước đá vào ót mình, nhưng Sinh lại nóng lên, mồ hôi toát ra nhớp nháp.
Lũ chuột bấy giờ hết sửng sốt, chúng đã hoàn hồn, kêu chí chóe, tìm đường chạy trốn. Chúng chen lấn nhau, tản mác ra tứ phía, chui vào những hang hốc nào gần nhất.
Chỉ một giây sau, con vật ngắn số không vùng vẫy nữa, nó chỉ còn là cái xác cứng đờ. Rắn thả chuột ra, xem xét kỹ trước khi thưởng thức món thịt ngon lành.
Đúng vào lúc ấy Giang Khâm xuất hiện, khẩu súng trên tay sẵn sàng nhả đạn. Hắn chui qua các rễ cây chằng chịt để bước vào cửa. Giang Khâm cũng kinh ngạc đứng khựng lại khi bước qua thềm độ một thước. Phần con rắn mang kính chừng như đã nhận ra sự rung động đáng ngờ của mặt đất, tức thì nó quay lại để ứng phó, miếng chụp trên đầu nó phồng lên một cách đáng sợ. Sinh ngồi lặng, vì con rắn dữ đã làm cho nó quên phắt Giang Khâm trước mặt dù nó vẫn lăm lăm sợi dây trong tay chờ đợi phút này. Trễ quá rồi: tên sát nhân đã vào đến bên trong trước khi Sinh kịp hành động.
Tên gian hùng rất thận trọng mỗi bước chân, hắn e rằng có thể Sinh nấp đâu đó để bắn lén hắn, song hắn không mấy lo ngại, hắn là tay súng cừ khôi và hắn đã mở khóa an toàn cũng như đã nạp đạn sẵn rồi. Tóm lại, Giang Khâm đã sắp đặt mọi việc kỹ càng, chỉ còn có một điều không bao giờ hắn có thể tiên liệu là... con rắn bất ngờ chờ đón hắn !
Ác nhân và ác vật cùng lặng lẽ rình nhau, chỉ một lúc mà Sinh tưởng như lâu hàng tháng… Máu trong người Sinh như đông lại vì quá đỗi kinh hoàng. Đột nhiên, rắn nhoài mình, phóng đến nhanh như chớp tấn công, khoảng cách giữa đôi bên giảm đi gần hai thước mà tên Giang Khâm vẫn chưa kịp có phản ứng nào.
Tuy thế, quả đúng như lời hắn từng tự phụ, rằng giống dân Bản Thượng không bao giờ bắn hụt đối thủ: Sinh có cảm tưởng như khẩu súng tự động nhảy phóc lên vai hắn... và "đoàng" một tiếng tưởng như rách màng tai Sinh đồng thời ánh lửa lóe sáng trước mũi súng át cả ánh sáng của vầng dương chiếu vào từ các cửa sổ đổ nát của lâu đài.. Sinh nhắm kín hai mắt lại.
Một giây sau, khi nó mở mắt ra, con ác vật đã nằm bất động dài ngoằng trên bức khảm. Và cũng đúng giữa lúc đó, có tiếng hai vật lạ từ trên cửa rơi đánh bịch xuống như hai quả banh, vỡ ra tung tóe làm nhiều mảnh trên mặt đất. Thì ra, vì giật mình do tiếng nổ gây nên, Sinh đã giật dây mà không kịp suy tính chuẩn bị chi cả.
Giang Khâm đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, nhảy tràn qua một bên, hắn chỉ vừa kịp thấy hai khối đất sét vàng rơi xuống, chưa kịp nhận ra đó là thứ gì thì đã nghe đau nhói nơi cổ... và tiếng ong vo vo mỗi lúc một lớn dần. Hoảng hốt, hắn lấy tay đập mạnh nơi cổ, giết được con ong đã đốt mình nhưng tiếp ngay đó một con ong khác chích vào cánh tay hắn thêm mũi nữa, và một con nữa chích thêm mũi nữa và con nữa, con nữa... Tên sát nhân múa may như người phát cuồng, vừa la hét, chửi rủa vừa đập bầy ong. Sau rốt, hắn hiểu rằng hắn không thể chống lại hàng vạn địch thủ lợi hại với những khí giới nhọn như mũi kim có tẩm thuốc độc, hắn bèn ù chạy, vừa chạy vừa lột khăn quấn tóc ra che đầu và cổ. Đàn ong đuổi theo chích thả cửa vào cổ tay và bàn tay Giang Khâm.
Một tiếng hét thình lình làm Sinh giật mình lần nữa, kèm theo một tiếng "huỵch" nặng nề như một thân cây đổ xuống sau nhát rìu sắc bén làm Sinh hiểu rằng tên gian vừa vấp ngã bên ngoài.
Tiếng vo ve nhỏ dần chứng tỏ đàn ong giận dữ đang rượt theo địch thủ. Song không phải chúng bay đi hết. Còn một số đậu trên xác rắn thi nhau chích.
Bỗng Sinh nghe đau nhói nơi cổ tay trái, nó hiểu ngay là mình bị ong chích, Sinh ngồi im như tượng đá, không dám xuýt xoa. Thật tựa như một ông y tá độc ác đốt nóng cây kim mà lụi vào tay Sinh. Một phút trôi qua, Sinh nhức nhối khó chịu, cổ tay sưng vù, nhưng thằng bé đáng thương hiểu rằng chỉ một cử động nhỏ cũng làm đàn ong phát điên lên trở lại, và im lặng là cách tốt nhất để khỏi bị ong khám phá ra.
Ngoài cái quần đùi độc nhất, nó không áo, không khăn để che chở cho thân mình, Sinh sẽ bị chích như một cái gối nhỏ găm kim nếu hàng ngàn con ong đậu trên mình rắn rời xác con vật, quay sang hỏi thăm mình. Sinh từng thấy người làng chết vì ong đốt nhiều quá, cũng đã thấy xác một con bò sưng vù vì nọc độc của ong rừng.
Mũi đốt thứ hai cũng đau như mũi trước, ngay trên cánh vai trần của Sinh, mặc dù cố sức nó vẫn kêu khẽ lên một tiếng. Hình như mấy con ong lảng vảng gần đó chỉ chờ có thế : Sinh bị nốt mũi chích thứ ba, rồi thứ tư. Sinh lặng người chịu đau, không kêu một tiếng.
_________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG IV