Thằng Hậu thấy nó rượt theo một tên cướp bịt mặt, tướng tá cao lớn vạm vỡ. Đến sát tên nầy, nó giựt phăng túi bạc hắn quẩy trên vai, đạp cho một đạp té nhào. Cái sức mạnh dị thường của nó bấy giờ hình như quên phứt nó chỉ là một đứa bé con! Tên cướp "trâu cui" lăn lộn đau đớn như xương bị gãy vụn cả.
Nhưng, bất thình lình hắn bật dậy, với một khẩu súng lục trong tay, chĩa vào mình thằng bé:
- Giơ tay lên! Khà khà! Chết rồi nhỏ ơi!...
Bây giờ thì tới phiên thằng Hậu bị rượt. Nó cố chạy thật nhanh. Nhưng quái, hai chân nó cứng đơ như hai khúc củi, nhấc từng bước hết sức khó khăn. Tuy thế tên cướp vẫn đuổi theo không kịp. Hắn tức giận, nổ súng. Lạ quá! Rõ ràng hắn chỉ có mỗi một khẩu súng lục, vậy mà bắn ra nghe hàng loạt hàng loạt không biết bao nhiêu loại súng khác nhau. Đạn bay veo véo trên đầu, thằng Hậu cúi mọp người, kinh khiếp.
Bất chợt, như bị ai kéo chân, nó té lộn mèo, thét to lên một tiếng. Choàng tỉnh, nó mới hay mình đang nằm ngủ trên giường, và những gì vừa thấy chỉ là chiêm bao.
Thường thường khi tỉnh dậy sau một cơn ác mộng, người ta cảm thấy nhẹ nhõm, mừng như thoát nạn thật. Nhưng ở đây, tinh thần thằng Hậu không tìm được sự xoa dịu đó. Tiếng súng! Ồ, tiếng súng vẫn còn, và có phần dữ dội hơn nữa! Nó đã thức hẳn nên không nghe lầm đâu! Thì ra tiếng súng có thật, nỗ ròn rã vang vào giấc chiêm bao của nó, chứ không phải tiếng súng ở trong giấc chiêm bao.
Bỗng, liền đó, chân nó lại bị giựt mạnh:
- Dậy, dậy Hậu! Dậy xuống hầm mau!
Cái giọng quen thuộc, đầy vẻ hoảng hốt, của má nó. Thoáng một giây, nó đã hiểu ngay có chuyện gì rồi. Không đợi giục lần nữa nó chỗi dậy, phóng lẹ xuống đất, theo chân má nó, vội vàng chui xuống miệng hầm tối thui như cái hang chuột, ở cạnh bồ lúa trong góc nhà.
Dưới hầm đã có người, và lần lượt thêm mấy người nữa chui xuống. Có tiếng một bà lão run run hỏi:
- Xuống hết chưa bây?
Giọng đàn ông trả lời:
- Xuống hết rồi má!
Cửa hầm được bịt lại bằng một bao trấu to. Bóng tối thêm dài, ngột ngạt. Thằng Hậu dụi mắt, nhìn soát từng bóng người cao thấp chen chúc ngồi chật trong hầm. Nó hơi yên tâm khi nhận ra đủ mặt cả: Bà Tư, bà nội nó, ngồi góc trong kia ; kế bên bà là thiếm Bảy, má nó, chị Lượm của nó ngồi sát bên trái nó đây ; trấn ở cửa hầm là chú Bảy, ba nó. Im lặng, người nào cũng lo sợ phập phồng.
Đây không phải là lần đầu tiên họ nghe tiếng súng nổ nhiều và gần, song họ vẫn không dằn được sự kinh hãi. Vào những giờ phút nầy, họ cảm thấy con người mình yếu đuối nhỏ nhen quá. Chết chóc tai nạn có thể đến bất cứ lúc nào, vô phương chống đỡ, họ chỉ còn cách là chui rúc vào hầm trú để tránh. Nhưng, ở trong hầm trú, họ có được vững dạ đâu?
Cái hầm trú bom trú đạn của gia đình chú Bảy không hẹp lắm, có thể trải chiếu cả nhà nằm sắp lớp bên trong được. Nó được đào sâu xuống đất, quanh miệng lấp đất sét dày ba bốn tấc, chỉ chừa một cửa ra vào vừa một người chui. Nóc hầm lót một bộ ván gỗ dày, trên chất mấy lớp bao trấu cao nghệu. Hầm xem ra vững chắc như vậy, nhưng chú Bảy vẫn cứ lo, băn khoăn không rõ đạn có xuyên qua nổi không. Còn những kẽ nứt nhỏ, chú tưởng tượng như đạn có mắt, chúng sẽ theo đó mà chui vào. Chú nhặt gạch, gỗ ém mấy chỗ ấy lại, làm như mấy mẩu vụn đó, đạn không làm gì nổi.
Bên ngoài súng vẫn nổ ròn rã, kinh hồn, và càng lúc như càng tiến đến gần nhà hơn. Một loạt súng nổ sát vách, dội tai, dội lồng ngực mấy người dưới hầm. Họ cúi mọp, ôm nhau chết điếng. Đạn bay veo véo lạnh người, chạm tàu chuối tàu dừa lạc xạc, rơi lộp bộp ngoài sân, rớt lõm bõm xuống rạch. Một viên đạn phóng vào nhà trên, không biết trúng vật gì rơi loảng xoảng.
Có mấy tiếng kêu than nho nhỏ. Rồi giọng run run khàn khàn của bà Tư cất lên, với câu kinh cầu nguyện lập đi lập lại. Lời cầu của bà như rên như rỉ, càng làm tăng thêm sự ghê rợn. Nhưng không ai phản đối, phần vì kính nể bà, phần vì đó là điều hợp lý. Phải, trong hoàn cảnh nầy, người ta chỉ còn biết cầu nguyện, trông vào sự che chở của các đấng thiêng liêng mà thôi!
Vụt, tiếng súng im bặt. Đêm quê lại chìm trong sự tĩnh mịch bình thường, như chẳng có việc gì xảy ra cả. Có lẽ trận đánh đã kết thúc. Nhưng chưa ai dám rời hầm trú vội. Sự kinh hãi lắng dịu dần, mọi người thấy phần nào dễ chịu. Và, người ta bắt đầu bàn bạc chuyện trò.
Cô Lượm lên tiếng trước nhất:
- Bây giờ chừng mấy giờ rồi?
Chú Bảy:
- Khoảng một hai giờ.
- "Đụng" ở đâu mà nghe gần quá?
Chú Bảy lại đáp phỏng chừng:
- Hồi đâu nghe đâu ở dưới cầu đúc, rồi lần lần lên tới xóm mình. Chắc "mấy chả" đánh xuống dưới rồi bị lính đánh bật trở lên đa.
- Không biết "họ" rút khỏi đây chưa?
Câu hỏi chẳng được ai trả lời, vì nào ai biết được điều đó. Tiếng súng đã dứt nhưng hiểm nguy vẫn còn quanh quẩn đâu đây.
Bà Tư nói:
- Vái trời cho êm luôn!
Thiếm Bảy chắc lưỡi:
- Rầu quá! Giặc giã gì đâu mà cứ đánh tới đánh lui hoài, làm sao sống nổi!
Im lặng một lúc, thiếm lẩm bẩm:
- Không biết giờ này thằng Hùng nó làm gì? Có phải lội sình lội bùn đi hành quân hay không?
Hùng là con trai đầu lòng của chú thiếm. Anh đi lính trên một năm nay, phục vụ tại một đơn vị xa xôi hẻo lánh ở miền Trung. Thiếm Bảy thương anh lắm. Mỗi khi nghe tin có trận đánh lớn, hoặc mỗi lần có vụ chạm súng trong quận nhà, thiếm lại chạnh nhớ đến thằng lính con mình mà lo lắng không ít.
Nghe nhắc đến Hùng, chú Bảy cũng buồn, nhưng chú bảo:
- Lặn lội đánh trận là chuyện thường trong đời lính, có gì mà má nó băn khoăn? Làm trai thời buổi loạn lạc mà.
- Đành vậy, nhưng làm sao mình khỏi lo cho con được?
Thằng Hậu xen vào:
- Má đừng lo! Anh Hùng tài ghê lắm, có lặn lội, có đánh trận ngày nầy qua ngày khác, đêm nầy qua đêm khác cũng không việc gì đâu! Để rồi má coi, mai mốt anh Hùng ảnh về chơi, mạnh khỏe như thường!
Bà Tư nói:
- Bây nhắc thằng Hùng làm tao nhớ nó quá! Cái thằng chó! Hôm trước nó về phép thấy cái ống ngoáy cây của tao cũ quá, nó nói để lần sau về đem cho tao một cái ống ngoáy làm bằng vỏ đạn. Hổng hiểu sao tới nay lâu quá chưa thấy nó về?
Thằng Hậu lại có dịp tía lia:
- Con biết tại sao rồi nội ơi!
- Tại sao vậy con?
- Tại ảnh muốn kiếm cho nội một cái vỏ đạn thiệt đẹp, đẹp nhứt Việt Nam, đẹp nhứt thế giới, nhưng tới nay vẫn chưa gặp nên ảnh còn đi tìm hoài đó!
Mọi người cười xòa, tạm quên bao sự lo âu. Chú Bảy bảo:
- Coi bộ êm rồi đa! Để tui ra nghe ngóng coi!
Thằng Hậu reo:
- Cho con ra với! Ở trong nầy bực bội thấy mồ!
- Khoan đã mầy! Để tao ra trước một lát đã.
Nói đoạn chú Bảy vẹt bao trấu chận cửa hầm chui ra. Nhưng chú vừa mới ló đầu ra ngoài, thình lình:
- Đoành! Đoành! Đoành! Véo! Véo!...
Súng lại nổ, dữ dội không kém ban nãy! Chú Bảy lại rút vội xuống hầm, bịt kín cửa lại. Sự kinh khiếp hãi hùng lại dâng lên, nghẹt thở.
Sau đó, súng cứ lúc nổ lúc im, không dứt hẳn. Trận chiến gay go kéo dài. Hình như chưa bên nào đẩy lui được bên nào cả.
Nằm im trong hầm trú, thỉnh thoảng mọi người chợt nghe có tiếng chân bước lạo xạo bên hè, tiếng gọi nhau, tiếng còi hiệu lanh lảnh, và cả tiếng rên siết từng hồi ghê rợn. Tưởng tượng cảnh chết chóc đang diễn ra ngoài kia, ai cũng rùng mình: Những bóng đen lăm lăm súng thép, băng mình qua các bụi rậm, chốc chốc lại chồm lên, ria từng loạt đạn kinh hồn ; những thây ngã gục, quằn quại, nhầy nhụa máu me... ôi khủng khiếp!
Người ta trông sáng từng phút từng giờ. Tiếng gà gáy sáng thường khi không ai để ý, bây giờ người ta hết sức đợi nghe. Nhưng đêm hiểm ác như cố kéo dài ra mãi. Và, lũ gà, không biết có kinh khiếp rúc đầu vào cánh hay không, mà quá lâu không nghe gáy một tiếng nào!
Trong đám chen chúc dưới hầm, chỉ có thằng Hậu là có vẻ bình thản hơn hết. Lúc đầu nó cũng sợ ghê hồn, nhưng mãi rồi như quen đi, mặc súng nổ bao nhiêu thì nổ, nó không thèm để ý nữa. Mệt mỏi, nó nằm co dưới đáy hầm, ngủ khò lúc nào không hay.
Thằng Hậu thức dậy thì thấy chỉ còn có một mình nằm chèo queo dưới hầm. Nó chui ra khỏi hầm, thấy trời đã sáng bét. Có tiếng lục đục, tiếng chắc lưỡi than vắn than dài trên nhà trên, nó bước lên xem. Bà Tư đang ngồi nhặt nhạnh gì đó trước tủ thờ. Thằng Hậu hỏi:
- Cái chi vậy nội?
Bà Tư run run cầm giơ lên mấy mảnh sứ:
- Cái lục bình! Bể rồi!
Thằng Hậu la lên:
- Chèng đéc ơi! Uổng quá!
Bà Tư rầu rầu:
- Ừ, uổng quá!
Thằng hậu lại ngồi bên bà, phụ nhặt từng mảnh sứ văng tung tóe:
- Hồi hôm mình nghe có cái gì bị trúng đạn rớt bể, chắc nó đó chớ gì, hả nội?
- Ừ!
Bà Tư buồn ghê lắm. Cái lục bình nầy là vật cổ nhất nhà, và được bà quí nhất nhà. Đó là di vật của ông Tư để lại. Nguyên lục bình làm bằng sứ trắng, cao cỡ ba gang tay, hình nhiều mặt, có vẽ mấy ông Tiên ngồi đánh cờ dưới cội tùng, nét vẽ rõ ràng tỉ mỉ bằng mực xanh, nhìn vào cứ tưởng như được sống lại cái thời xa xưa nào ở bên Tàu ấy. Hồi còn sanh tiền, ông Tư cũng quí cái lục bình nầy vô cùng. Ông hay tìm hoa đẹp cắm vào đó, đem đặt lên bàn thờ, rồi cứ xăm xoi ngắm nghía mãi. Nhất là ngày TẾT, cái lục bình, với một cành Mai già cằn cỗi đơm hoa vàng, lơ thơ mấy chiếc lá non, một làn hương ẻo lả bay quyện, đối với ông, thật không có hình ảnh nào đẹp bằng.
Ông Tư mất đi, cái lục bình còn đó. Bấy giờ bà Tư lại hay tưng tiu chăm sóc nó, để gợi nhớ đến ông. Bà đã tìm lại được bóng dáng người xưa, dư vị ngày xưa phảng phất qua cái lục bình nầy. Thế mà, nó đã vỡ nát! Còn gì buồn hơn?
Thằng Hậu hỏi bà nó:
- Cái lục bình nầy bể tiêu rồi, để nói ba con mua cái khác hén nội?
Bà Tư gật đầu:
- Ừ, nhưng làm sao kiếm được cái tốt như vậy?
- Chắc được nội ơi! Hôm trước con đi tỉnh thấy chỗ bán đồ cổ, có bày lục bình đủ thứ hết.
- Vậy hả? Nhưng chắc không có cái nào giống cái nầy đâu!
Phải, trên đời nầy làm sao có được một cái lục bình thứ hai dính dấp đến những chuyện xưa cũ của đời bà như cái nầy. Nó quí ở chỗ đó. Nó "độc nhất vô nhị" ở chỗ đó.
Thằng Hậu hỏi:
- Gom mấy mảnh bể nầy quăng cho rồi hả nội?
Bà Tư gạt ngang:
- Bậy nà! Đi kiếm cho nội một miếng giấy tốt, gói hết lại cất để dành.
Thằng bé hơi ngạc nhiên, nhưng nó cũng vâng lời ngay. Nó nghe người lớn bảo, ai đau ban cua, dùng mảnh sứ cổ lể sẽ hết liền. Có lẽ bà nội nó để dành mảnh lục bình bể dùng vào việc đó chăng?
Tìm được một miếng giấy dầu to, thằng Hậu vừa đem lại cho bà Tư thì nghe có tiếng gọi ngoài cửa:
- Hậu! Làm gì đó mậy?
À, thằng Tiến bạn thân nó. Nó bước ra, giơ tay chào theo kiểu nhà binh:
- Không làm gì hết.
- Vậy đi "quan sát bãi chiến trường" chơi?
Câu nói nghe hấp dẫn.
- Nhưng tao chưa súc miệng, chưa ăn sáng.
- Thì làm lẹ lên, tao đợi!
Lập tức, thằng Hậu bước ra sau sàn nước. Tại đây nó bắt gặp cái khạp nước nhỏ cũng bị trúng đạn, vỡ đôi, nằm khềnh ra đó. Nhìn chếch sang chuồng heo, nó thấy một nhánh sầu riêng bị gãy lìa.
Súc miệng xong, thằng hậu vào nhà lục cơm nguội ăn. Thằng Tiến ngồi kế bên. Hai đứa nói chuyện đánh nhau trong đêm, cãi vã om sòm.
Nồi cơm đã vét sạch, thằng Hậu quăng đũa chén lên vạc, hỏi:
- Mầy thấy ba má với chị Lượm tao đâu không?
Thằng Tiến đáp:
- Chị Lượm thì tao không biết, chắc chỉ đi chợ. Còn ba má mầy ở bên nhà tao á.
- Ổng bả làm gì ở bển?
- Thì cũng xúm bàn chuyện hồi hôm với ba má tao á mà!... Thôi, đi chứ?
- Ừ, đi thì đi!
- Tao muốn tìm mấy cái vỏ đạn to.
- Tao cũng vậy.
- Tao giao, thằng nào thấy trước thì lượm, không được giành giựt nghe!
- Ừ, chơi ngon mà mậy!
Hai đứa không đi đâu xa, bãi chiến đêm rồi chính là khu vườn tược xung quanh nhà, có thể kể cả nhà chúng nữa. Đi qua những gốc dừa, những bụi rậm, những hố trũng, chúng hay bắt gặp những dấu chân, dấu cỏ bị giẫm nát, những vỏ đạn vung vãi. Thằng Hậu ra vẻ rất thành thạo:
- Vỏ đạn cạc-bin nè!
- Vỏ đạn tom-xong nè!
Thằng Tiến hỏi:
- Sao mầy biết?
- Anh Hùng tao chỉ.
Cái gì cũng anh Hùng nó nhất hết! Nó làm thằng Tiến phục lăn anh Hùng nó, phục lăn nó luôn.
Đi quanh quẩn, xục xạo mãi, chưa đứa nào tìm được một vỏ đạn to ưng ý. Và, chắc chắn là không khi nào chúng tìm ra được. Đây chỉ là một cuộc chạm súng nhỏ, thường thôi, người ta đâu có dùng súng lớn.
Bỗng:
- Ý! Hình như...
Thằng Tiến vụt la lên, khi bước ngang một lối mòn, hai bên xanh rì mắc cỡ. Tiếng la to, kinh ngạc, khiến thằng Hậu đi gần đó giựt mình, chạy lại.
- Cái gì vậy?
- Hình như lựu đạn!
- Đâu?
- Kia kìa!
Theo tay chỉ của bạn, thằng Hậu nhìn thấy ba quả kim khí màu xanh xám to bằng nắm tay nó, nằm kề nhau, ở cạnh một bụi kim quít, trông chẳng khác ba trứng chim to. Đến lượt nó la:
- Lựu đạn! Lựu đạn thiệt!
Thằng Tiến rùn vai, thè lưỡi:
- Ghê quá!
Thoạt nhìn một loại khí giới giết người nào, người ta cũng thấy rờn rợn, vì liên tưởng đến sự sát hại khủng khiếp của nó. Chỉ những kẻ hiểu rõ về loại khí giới đó, mới không sợ hãi thôi. Thằng Hậu chẳng biết có rành lựu đạn hay không, mà tỉnh tuồng bảo bạn:
- Ghê quái gì mậy? Để tao lượm coi chơi!
Nói đoạn nó dợm bước, nhưng thằng Tiến vội níu tay lại:
- Đừng mầy! Nó nổ chết bây giờ!
Thằng Hậu cười ngất:
- Mầy làm như hễ rờ tới nó là nó nổ liền! Nếu vậy làm sao lính dám đeo trong mình? Đừng lo, anh Hùng tao có chỉ cho tao biết về lựu đạn mà mậy!
Tin bạn mình giỏi, nghe nó nói có lý, lại thêm tánh tò mò, thằng Tiến không cản nữa, buông tay cho thằng Hậu bước vào bụi kim quít, nhặt được ba quả lựu đạn đem ra:
- Lựu đạn nầy chắc của "mấy ổng" làm rơi.
- Sao mầy biết?
- Hình dáng nó hơi khác với lựu đạn thường thấy lính mang.
Đưa hai quả cho bạn, thằng Hậu tiếp bảo:
- Cầm bớt giùm tao, để tao chỉ cách làm nổ lựu đạn cho mầy biết.
Thấy thằng Tiến có vẻ ngần ngại, nó gắt:
- Cầm đại đi! Vậy chớ tao cầm đây có sao đâu? Mầy nhát như thỏ!
Thằng Tiến đành tiếp lấy:
- Mầy chỉ cách làm nổ thôi, chớ đừng làm nó nổ thiệt đó!
- Tao đâu có ngu!
Giơ cao quả lựu đạn còn giữ lại, thằng Hậu nói:
- Coi nè! Muốn làm nổ trái lựu đạn nầy, mầy chỉ việc rút cái chốt an toàn nầy ra, buông cái thìa nầy, và, quăng đi. Dễ ợt!
- Rủi mình quăng không kịp, nó nổ ngay tại chỗ làm sao?
- Không có chuyện đó được. Rút chốt, buông thìa rồi, lựu đạn không nổ liền đâu, bốn năm giây sau nó mới nổ. Thời gian đó đủ cho mầy quăng đi xa lắc rồi. Nhiều khi mầy quăng sớm quá, rớt xuống chưa nổ, kẻ địch lượm quăng trở lại mầy, chết queo!
- Úy mẹt ơi, ớn quá!
- Để tránh chuyện đó, người ta không quăng trái lựu đạn đi liền. Bốn năm giây có thể ước lượng được bằng cách đếm từ 331 đến 336. Rút chốt, buông thìa xong, người ta đếm từ 331 đến 333 mới quăng là cách hay nhất... À quên, còn một điều nữa, trái lựu đạn đã rút chốt, nhưng nếu mình cứ kẹp chặt cái thìa không cho bung ra, thì để tới tết nó cũng không nổ.
Thằng Hậu trố mắt, chăm chú nghe. Thằng Hậu dứt lời, nó kêu lên thán phục :
- Cha! Mầy học ở đâu mà rành quá vậy?
- Đã nói anh Hùng chỉ tao mà!
- Thôi, bây giờ đem mấy trái lựu đạn nầy xuống bót nạp chứ hả?
- Không được đâu, cầm đi bất tiện lắm!
- Vậy cứ để lại đây, rồi báo cho lính tới lấy?
- Ừ, nhưng để hai trái thôi.
- Còn một trái?
Thằng Hậu kề tai bạn, bảo nhỏ, như sợ có ai rình nghe được:
- Để tao làm nổ thử chơi!
Thằng Tiến trợn mắt:
- Hả? Mầy nói cái gì? Làm nổ lựu đạn chơi? Thôi, xin can cha nội! Nguy hiểm lắm!
- Nguy hiểm thật, nhưng nguy cho người bị liệng, chớ người liệng có hề hấn gì?... Nè, có dịp sử dụng súng đạn chơi, bỏ qua uổng lắm! Tao còn ước được có cây súng bắn thử chơi nữa à!
- Nhưng làm nổ, rủi người ta nghe được thì có chuyện lôi thôi đó!
- Dại gì mình làm nổ ở đây? Ra tuốt ngoài sau mé ruộng á, quăng xuống cái đầm lớn gần bụi tre gai, kiếm tôm cá luôn. Mầy phải biết, với một trái lựu đạn nầy, bao nhiêu cá tép ở dưới đầm cũng phải nổi lên hết, vớt cho mỏi tay!... Thôi, bỏ hai trái lựu đạn mầy cầm lại chỗ cũ đi, rồi đi mầy!
Sau đó, hai đứa cặp kè đi thẳng ra mé sau vườn, tiếp giáp với ruộng. Ở đây không gần nhà nào, giờ nầy cũng chẳng ai lui tới.
Dừng chân bên bờ một cái đầm rộng, thằng Hậu bảo:
- Mầy coi kỹ coi có ai không?
Thằng Tiến đảo mắt nhìn quanh. Vắng lặng, chỉ có mấy con sóc kêu "cọc cọc", phóng chuyền từ tàu dừa nầy sang tàu dừa kia như làm trò xiếc, lũ chim ríu rít bay nhảy ở trên cây, tiếng nghe quen tai đến tưởng như không có.
- Hổng ai hết. Nhưng... Sao tao ghê quá mầy!
- Sợ thì lại đằng mả đá kia mà núp, xem tao làm, thỏ đế!
Mặc bạn chế, thằng Tiến bước ngay lại cái mả đá to nằm gần đấy, ngồi thụp xuống bên hông, hai tay bịt tai, ló đầu trố mắt theo dõi cái thằng bạn táo gan táo mật, xem nó làm thế nào.
Đằng nầy, thằng Hậu cầm lăm lăm quả lựu đạn, sửa soạn ném đi. Nó đưa mắt nhìn khắp mặt đầm tìm đích nhắm. Đầm rộng, nước trong phẳng lặng, phản chiếu bóng cây bóng cỏ ven bờ. Rau muống lục bình mọc lan khắp nơi. Vài ba con chuồn chuồn nhởn nhơ bay đậu hết chỗ nầy tới chỗ khác. Một con cá lóc to len lén trồi lên ăn mống, rồi quẫy đuôi lặn mất dưới đám rong dày bịt. Thằng Hậu mỉm cười:
- Giỡn mặt hả mậy? Một lát nữa thì giãy tê tê nghe em!
Nó nghĩ đến con cá nướng trui thoa mỡ hành, mà bắt thèm bắt đói, mặc dù trong bụng còn đầy cơm nguội.
Nó lùi ra xa, định ném quả lựu đạn tới giữa đầm. Đưa lên miệng cắn xuôi mấu gài chốt an toàn, nó giựt mạnh chốt an toàn ra. Bây giờ chỉ việc ném mạnh quả lựu đạn tới trước và nằm rạp xuống, không để ngực chạm đất, thế thôi! Nhưng, bỗng dưng nó cảm thấy hồi hộp lạ. Trấn tĩnh, nó bảo thầm:
- Hồi hộp khỉ gì? Còn dễ hơn đốt một cây pháo!
Và, nó buông thìa lựu đạn:
- Ầm!...
Một tiếng nổ kinh hồn. Quả lựu đạn nổ ngay khi thằng bé chưa kịp ném!...
(Trích từ tạp chí Tuổi Hoa số 103, ra ngày 1-4-1969)
Bên ngoài súng vẫn nổ ròn rã, kinh hồn, và càng lúc như càng tiến đến gần nhà hơn. Một loạt súng nổ sát vách, dội tai, dội lồng ngực mấy người dưới hầm. Họ cúi mọp, ôm nhau chết điếng. Đạn bay veo véo lạnh người, chạm tàu chuối tàu dừa lạc xạc, rơi lộp bộp ngoài sân, rớt lõm bõm xuống rạch. Một viên đạn phóng vào nhà trên, không biết trúng vật gì rơi loảng xoảng.
Có mấy tiếng kêu than nho nhỏ. Rồi giọng run run khàn khàn của bà Tư cất lên, với câu kinh cầu nguyện lập đi lập lại. Lời cầu của bà như rên như rỉ, càng làm tăng thêm sự ghê rợn. Nhưng không ai phản đối, phần vì kính nể bà, phần vì đó là điều hợp lý. Phải, trong hoàn cảnh nầy, người ta chỉ còn biết cầu nguyện, trông vào sự che chở của các đấng thiêng liêng mà thôi!
Vụt, tiếng súng im bặt. Đêm quê lại chìm trong sự tĩnh mịch bình thường, như chẳng có việc gì xảy ra cả. Có lẽ trận đánh đã kết thúc. Nhưng chưa ai dám rời hầm trú vội. Sự kinh hãi lắng dịu dần, mọi người thấy phần nào dễ chịu. Và, người ta bắt đầu bàn bạc chuyện trò.
Cô Lượm lên tiếng trước nhất:
- Bây giờ chừng mấy giờ rồi?
Chú Bảy:
- Khoảng một hai giờ.
- "Đụng" ở đâu mà nghe gần quá?
Chú Bảy lại đáp phỏng chừng:
- Hồi đâu nghe đâu ở dưới cầu đúc, rồi lần lần lên tới xóm mình. Chắc "mấy chả" đánh xuống dưới rồi bị lính đánh bật trở lên đa.
- Không biết "họ" rút khỏi đây chưa?
Câu hỏi chẳng được ai trả lời, vì nào ai biết được điều đó. Tiếng súng đã dứt nhưng hiểm nguy vẫn còn quanh quẩn đâu đây.
Bà Tư nói:
- Vái trời cho êm luôn!
Thiếm Bảy chắc lưỡi:
- Rầu quá! Giặc giã gì đâu mà cứ đánh tới đánh lui hoài, làm sao sống nổi!
Im lặng một lúc, thiếm lẩm bẩm:
- Không biết giờ này thằng Hùng nó làm gì? Có phải lội sình lội bùn đi hành quân hay không?
Hùng là con trai đầu lòng của chú thiếm. Anh đi lính trên một năm nay, phục vụ tại một đơn vị xa xôi hẻo lánh ở miền Trung. Thiếm Bảy thương anh lắm. Mỗi khi nghe tin có trận đánh lớn, hoặc mỗi lần có vụ chạm súng trong quận nhà, thiếm lại chạnh nhớ đến thằng lính con mình mà lo lắng không ít.
Nghe nhắc đến Hùng, chú Bảy cũng buồn, nhưng chú bảo:
- Lặn lội đánh trận là chuyện thường trong đời lính, có gì mà má nó băn khoăn? Làm trai thời buổi loạn lạc mà.
- Đành vậy, nhưng làm sao mình khỏi lo cho con được?
Thằng Hậu xen vào:
- Má đừng lo! Anh Hùng tài ghê lắm, có lặn lội, có đánh trận ngày nầy qua ngày khác, đêm nầy qua đêm khác cũng không việc gì đâu! Để rồi má coi, mai mốt anh Hùng ảnh về chơi, mạnh khỏe như thường!
Bà Tư nói:
- Bây nhắc thằng Hùng làm tao nhớ nó quá! Cái thằng chó! Hôm trước nó về phép thấy cái ống ngoáy cây của tao cũ quá, nó nói để lần sau về đem cho tao một cái ống ngoáy làm bằng vỏ đạn. Hổng hiểu sao tới nay lâu quá chưa thấy nó về?
Thằng Hậu lại có dịp tía lia:
- Con biết tại sao rồi nội ơi!
- Tại sao vậy con?
- Tại ảnh muốn kiếm cho nội một cái vỏ đạn thiệt đẹp, đẹp nhứt Việt Nam, đẹp nhứt thế giới, nhưng tới nay vẫn chưa gặp nên ảnh còn đi tìm hoài đó!
Mọi người cười xòa, tạm quên bao sự lo âu. Chú Bảy bảo:
- Coi bộ êm rồi đa! Để tui ra nghe ngóng coi!
Thằng Hậu reo:
- Cho con ra với! Ở trong nầy bực bội thấy mồ!
- Khoan đã mầy! Để tao ra trước một lát đã.
Nói đoạn chú Bảy vẹt bao trấu chận cửa hầm chui ra. Nhưng chú vừa mới ló đầu ra ngoài, thình lình:
- Đoành! Đoành! Đoành! Véo! Véo!...
Súng lại nổ, dữ dội không kém ban nãy! Chú Bảy lại rút vội xuống hầm, bịt kín cửa lại. Sự kinh khiếp hãi hùng lại dâng lên, nghẹt thở.
Sau đó, súng cứ lúc nổ lúc im, không dứt hẳn. Trận chiến gay go kéo dài. Hình như chưa bên nào đẩy lui được bên nào cả.
Nằm im trong hầm trú, thỉnh thoảng mọi người chợt nghe có tiếng chân bước lạo xạo bên hè, tiếng gọi nhau, tiếng còi hiệu lanh lảnh, và cả tiếng rên siết từng hồi ghê rợn. Tưởng tượng cảnh chết chóc đang diễn ra ngoài kia, ai cũng rùng mình: Những bóng đen lăm lăm súng thép, băng mình qua các bụi rậm, chốc chốc lại chồm lên, ria từng loạt đạn kinh hồn ; những thây ngã gục, quằn quại, nhầy nhụa máu me... ôi khủng khiếp!
Người ta trông sáng từng phút từng giờ. Tiếng gà gáy sáng thường khi không ai để ý, bây giờ người ta hết sức đợi nghe. Nhưng đêm hiểm ác như cố kéo dài ra mãi. Và, lũ gà, không biết có kinh khiếp rúc đầu vào cánh hay không, mà quá lâu không nghe gáy một tiếng nào!
Trong đám chen chúc dưới hầm, chỉ có thằng Hậu là có vẻ bình thản hơn hết. Lúc đầu nó cũng sợ ghê hồn, nhưng mãi rồi như quen đi, mặc súng nổ bao nhiêu thì nổ, nó không thèm để ý nữa. Mệt mỏi, nó nằm co dưới đáy hầm, ngủ khò lúc nào không hay.
*
Thằng Hậu thức dậy thì thấy chỉ còn có một mình nằm chèo queo dưới hầm. Nó chui ra khỏi hầm, thấy trời đã sáng bét. Có tiếng lục đục, tiếng chắc lưỡi than vắn than dài trên nhà trên, nó bước lên xem. Bà Tư đang ngồi nhặt nhạnh gì đó trước tủ thờ. Thằng Hậu hỏi:
- Cái chi vậy nội?
Bà Tư run run cầm giơ lên mấy mảnh sứ:
- Cái lục bình! Bể rồi!
Thằng Hậu la lên:
- Chèng đéc ơi! Uổng quá!
Bà Tư rầu rầu:
- Ừ, uổng quá!
Thằng hậu lại ngồi bên bà, phụ nhặt từng mảnh sứ văng tung tóe:
- Hồi hôm mình nghe có cái gì bị trúng đạn rớt bể, chắc nó đó chớ gì, hả nội?
- Ừ!
Bà Tư buồn ghê lắm. Cái lục bình nầy là vật cổ nhất nhà, và được bà quí nhất nhà. Đó là di vật của ông Tư để lại. Nguyên lục bình làm bằng sứ trắng, cao cỡ ba gang tay, hình nhiều mặt, có vẽ mấy ông Tiên ngồi đánh cờ dưới cội tùng, nét vẽ rõ ràng tỉ mỉ bằng mực xanh, nhìn vào cứ tưởng như được sống lại cái thời xa xưa nào ở bên Tàu ấy. Hồi còn sanh tiền, ông Tư cũng quí cái lục bình nầy vô cùng. Ông hay tìm hoa đẹp cắm vào đó, đem đặt lên bàn thờ, rồi cứ xăm xoi ngắm nghía mãi. Nhất là ngày TẾT, cái lục bình, với một cành Mai già cằn cỗi đơm hoa vàng, lơ thơ mấy chiếc lá non, một làn hương ẻo lả bay quyện, đối với ông, thật không có hình ảnh nào đẹp bằng.
Ông Tư mất đi, cái lục bình còn đó. Bấy giờ bà Tư lại hay tưng tiu chăm sóc nó, để gợi nhớ đến ông. Bà đã tìm lại được bóng dáng người xưa, dư vị ngày xưa phảng phất qua cái lục bình nầy. Thế mà, nó đã vỡ nát! Còn gì buồn hơn?
Thằng Hậu hỏi bà nó:
- Cái lục bình nầy bể tiêu rồi, để nói ba con mua cái khác hén nội?
Bà Tư gật đầu:
- Ừ, nhưng làm sao kiếm được cái tốt như vậy?
- Chắc được nội ơi! Hôm trước con đi tỉnh thấy chỗ bán đồ cổ, có bày lục bình đủ thứ hết.
- Vậy hả? Nhưng chắc không có cái nào giống cái nầy đâu!
Phải, trên đời nầy làm sao có được một cái lục bình thứ hai dính dấp đến những chuyện xưa cũ của đời bà như cái nầy. Nó quí ở chỗ đó. Nó "độc nhất vô nhị" ở chỗ đó.
Thằng Hậu hỏi:
- Gom mấy mảnh bể nầy quăng cho rồi hả nội?
Bà Tư gạt ngang:
- Bậy nà! Đi kiếm cho nội một miếng giấy tốt, gói hết lại cất để dành.
Thằng bé hơi ngạc nhiên, nhưng nó cũng vâng lời ngay. Nó nghe người lớn bảo, ai đau ban cua, dùng mảnh sứ cổ lể sẽ hết liền. Có lẽ bà nội nó để dành mảnh lục bình bể dùng vào việc đó chăng?
Tìm được một miếng giấy dầu to, thằng Hậu vừa đem lại cho bà Tư thì nghe có tiếng gọi ngoài cửa:
- Hậu! Làm gì đó mậy?
À, thằng Tiến bạn thân nó. Nó bước ra, giơ tay chào theo kiểu nhà binh:
- Không làm gì hết.
- Vậy đi "quan sát bãi chiến trường" chơi?
Câu nói nghe hấp dẫn.
- Nhưng tao chưa súc miệng, chưa ăn sáng.
- Thì làm lẹ lên, tao đợi!
Lập tức, thằng Hậu bước ra sau sàn nước. Tại đây nó bắt gặp cái khạp nước nhỏ cũng bị trúng đạn, vỡ đôi, nằm khềnh ra đó. Nhìn chếch sang chuồng heo, nó thấy một nhánh sầu riêng bị gãy lìa.
Súc miệng xong, thằng hậu vào nhà lục cơm nguội ăn. Thằng Tiến ngồi kế bên. Hai đứa nói chuyện đánh nhau trong đêm, cãi vã om sòm.
Nồi cơm đã vét sạch, thằng Hậu quăng đũa chén lên vạc, hỏi:
- Mầy thấy ba má với chị Lượm tao đâu không?
Thằng Tiến đáp:
- Chị Lượm thì tao không biết, chắc chỉ đi chợ. Còn ba má mầy ở bên nhà tao á.
- Ổng bả làm gì ở bển?
- Thì cũng xúm bàn chuyện hồi hôm với ba má tao á mà!... Thôi, đi chứ?
- Ừ, đi thì đi!
- Tao muốn tìm mấy cái vỏ đạn to.
- Tao cũng vậy.
- Tao giao, thằng nào thấy trước thì lượm, không được giành giựt nghe!
- Ừ, chơi ngon mà mậy!
Hai đứa không đi đâu xa, bãi chiến đêm rồi chính là khu vườn tược xung quanh nhà, có thể kể cả nhà chúng nữa. Đi qua những gốc dừa, những bụi rậm, những hố trũng, chúng hay bắt gặp những dấu chân, dấu cỏ bị giẫm nát, những vỏ đạn vung vãi. Thằng Hậu ra vẻ rất thành thạo:
- Vỏ đạn cạc-bin nè!
- Vỏ đạn tom-xong nè!
Thằng Tiến hỏi:
- Sao mầy biết?
- Anh Hùng tao chỉ.
Cái gì cũng anh Hùng nó nhất hết! Nó làm thằng Tiến phục lăn anh Hùng nó, phục lăn nó luôn.
Đi quanh quẩn, xục xạo mãi, chưa đứa nào tìm được một vỏ đạn to ưng ý. Và, chắc chắn là không khi nào chúng tìm ra được. Đây chỉ là một cuộc chạm súng nhỏ, thường thôi, người ta đâu có dùng súng lớn.
Bỗng:
- Ý! Hình như...
Thằng Tiến vụt la lên, khi bước ngang một lối mòn, hai bên xanh rì mắc cỡ. Tiếng la to, kinh ngạc, khiến thằng Hậu đi gần đó giựt mình, chạy lại.
- Cái gì vậy?
- Hình như lựu đạn!
- Đâu?
- Kia kìa!
Theo tay chỉ của bạn, thằng Hậu nhìn thấy ba quả kim khí màu xanh xám to bằng nắm tay nó, nằm kề nhau, ở cạnh một bụi kim quít, trông chẳng khác ba trứng chim to. Đến lượt nó la:
- Lựu đạn! Lựu đạn thiệt!
Thằng Tiến rùn vai, thè lưỡi:
- Ghê quá!
Thoạt nhìn một loại khí giới giết người nào, người ta cũng thấy rờn rợn, vì liên tưởng đến sự sát hại khủng khiếp của nó. Chỉ những kẻ hiểu rõ về loại khí giới đó, mới không sợ hãi thôi. Thằng Hậu chẳng biết có rành lựu đạn hay không, mà tỉnh tuồng bảo bạn:
- Ghê quái gì mậy? Để tao lượm coi chơi!
Nói đoạn nó dợm bước, nhưng thằng Tiến vội níu tay lại:
- Đừng mầy! Nó nổ chết bây giờ!
Thằng Hậu cười ngất:
- Mầy làm như hễ rờ tới nó là nó nổ liền! Nếu vậy làm sao lính dám đeo trong mình? Đừng lo, anh Hùng tao có chỉ cho tao biết về lựu đạn mà mậy!
Tin bạn mình giỏi, nghe nó nói có lý, lại thêm tánh tò mò, thằng Tiến không cản nữa, buông tay cho thằng Hậu bước vào bụi kim quít, nhặt được ba quả lựu đạn đem ra:
- Lựu đạn nầy chắc của "mấy ổng" làm rơi.
- Sao mầy biết?
- Hình dáng nó hơi khác với lựu đạn thường thấy lính mang.
Đưa hai quả cho bạn, thằng Hậu tiếp bảo:
- Cầm bớt giùm tao, để tao chỉ cách làm nổ lựu đạn cho mầy biết.
Thấy thằng Tiến có vẻ ngần ngại, nó gắt:
- Cầm đại đi! Vậy chớ tao cầm đây có sao đâu? Mầy nhát như thỏ!
Thằng Tiến đành tiếp lấy:
- Mầy chỉ cách làm nổ thôi, chớ đừng làm nó nổ thiệt đó!
- Tao đâu có ngu!
Giơ cao quả lựu đạn còn giữ lại, thằng Hậu nói:
- Coi nè! Muốn làm nổ trái lựu đạn nầy, mầy chỉ việc rút cái chốt an toàn nầy ra, buông cái thìa nầy, và, quăng đi. Dễ ợt!
- Rủi mình quăng không kịp, nó nổ ngay tại chỗ làm sao?
- Không có chuyện đó được. Rút chốt, buông thìa rồi, lựu đạn không nổ liền đâu, bốn năm giây sau nó mới nổ. Thời gian đó đủ cho mầy quăng đi xa lắc rồi. Nhiều khi mầy quăng sớm quá, rớt xuống chưa nổ, kẻ địch lượm quăng trở lại mầy, chết queo!
- Úy mẹt ơi, ớn quá!
- Để tránh chuyện đó, người ta không quăng trái lựu đạn đi liền. Bốn năm giây có thể ước lượng được bằng cách đếm từ 331 đến 336. Rút chốt, buông thìa xong, người ta đếm từ 331 đến 333 mới quăng là cách hay nhất... À quên, còn một điều nữa, trái lựu đạn đã rút chốt, nhưng nếu mình cứ kẹp chặt cái thìa không cho bung ra, thì để tới tết nó cũng không nổ.
Thằng Hậu trố mắt, chăm chú nghe. Thằng Hậu dứt lời, nó kêu lên thán phục :
- Cha! Mầy học ở đâu mà rành quá vậy?
- Đã nói anh Hùng chỉ tao mà!
- Thôi, bây giờ đem mấy trái lựu đạn nầy xuống bót nạp chứ hả?
- Không được đâu, cầm đi bất tiện lắm!
- Vậy cứ để lại đây, rồi báo cho lính tới lấy?
- Ừ, nhưng để hai trái thôi.
- Còn một trái?
Thằng Hậu kề tai bạn, bảo nhỏ, như sợ có ai rình nghe được:
- Để tao làm nổ thử chơi!
Thằng Tiến trợn mắt:
- Hả? Mầy nói cái gì? Làm nổ lựu đạn chơi? Thôi, xin can cha nội! Nguy hiểm lắm!
- Nguy hiểm thật, nhưng nguy cho người bị liệng, chớ người liệng có hề hấn gì?... Nè, có dịp sử dụng súng đạn chơi, bỏ qua uổng lắm! Tao còn ước được có cây súng bắn thử chơi nữa à!
- Nhưng làm nổ, rủi người ta nghe được thì có chuyện lôi thôi đó!
- Dại gì mình làm nổ ở đây? Ra tuốt ngoài sau mé ruộng á, quăng xuống cái đầm lớn gần bụi tre gai, kiếm tôm cá luôn. Mầy phải biết, với một trái lựu đạn nầy, bao nhiêu cá tép ở dưới đầm cũng phải nổi lên hết, vớt cho mỏi tay!... Thôi, bỏ hai trái lựu đạn mầy cầm lại chỗ cũ đi, rồi đi mầy!
Sau đó, hai đứa cặp kè đi thẳng ra mé sau vườn, tiếp giáp với ruộng. Ở đây không gần nhà nào, giờ nầy cũng chẳng ai lui tới.
Dừng chân bên bờ một cái đầm rộng, thằng Hậu bảo:
- Mầy coi kỹ coi có ai không?
Thằng Tiến đảo mắt nhìn quanh. Vắng lặng, chỉ có mấy con sóc kêu "cọc cọc", phóng chuyền từ tàu dừa nầy sang tàu dừa kia như làm trò xiếc, lũ chim ríu rít bay nhảy ở trên cây, tiếng nghe quen tai đến tưởng như không có.
- Hổng ai hết. Nhưng... Sao tao ghê quá mầy!
- Sợ thì lại đằng mả đá kia mà núp, xem tao làm, thỏ đế!
Mặc bạn chế, thằng Tiến bước ngay lại cái mả đá to nằm gần đấy, ngồi thụp xuống bên hông, hai tay bịt tai, ló đầu trố mắt theo dõi cái thằng bạn táo gan táo mật, xem nó làm thế nào.
Đằng nầy, thằng Hậu cầm lăm lăm quả lựu đạn, sửa soạn ném đi. Nó đưa mắt nhìn khắp mặt đầm tìm đích nhắm. Đầm rộng, nước trong phẳng lặng, phản chiếu bóng cây bóng cỏ ven bờ. Rau muống lục bình mọc lan khắp nơi. Vài ba con chuồn chuồn nhởn nhơ bay đậu hết chỗ nầy tới chỗ khác. Một con cá lóc to len lén trồi lên ăn mống, rồi quẫy đuôi lặn mất dưới đám rong dày bịt. Thằng Hậu mỉm cười:
- Giỡn mặt hả mậy? Một lát nữa thì giãy tê tê nghe em!
Nó nghĩ đến con cá nướng trui thoa mỡ hành, mà bắt thèm bắt đói, mặc dù trong bụng còn đầy cơm nguội.
Nó lùi ra xa, định ném quả lựu đạn tới giữa đầm. Đưa lên miệng cắn xuôi mấu gài chốt an toàn, nó giựt mạnh chốt an toàn ra. Bây giờ chỉ việc ném mạnh quả lựu đạn tới trước và nằm rạp xuống, không để ngực chạm đất, thế thôi! Nhưng, bỗng dưng nó cảm thấy hồi hộp lạ. Trấn tĩnh, nó bảo thầm:
- Hồi hộp khỉ gì? Còn dễ hơn đốt một cây pháo!
Và, nó buông thìa lựu đạn:
- Ầm!...
Một tiếng nổ kinh hồn. Quả lựu đạn nổ ngay khi thằng bé chưa kịp ném!...
THUẦN GIANG
(Trích từ tạp chí Tuổi Hoa số 103, ra ngày 1-4-1969)