CHƯƠNG VII
Thấy Khôi, Việt tròn mắt nhìn mình, Lan cười nói :
- Ủa, ăn đi chứ! Sao ngồi ngẩn mặt ra rứa?
Quả thật những lời Lan vừa thuật lại Khôi Việt không thể nào ngờ tới: Thầy giáo Phong bị bắt giữ trong một hang động bí mật và người kềm giữ thầy lại chính là Minh, anh của Lan.
Việt bàng hoàng hỏi :
- Rồi chị làm gì sau đó?
Lan tiếp :
- Tui đứng lại trong động và tiếp tục gọi. Nhưng tiếng gọi của tui bị sóng biển át đi. Tui muốn đi sâu thêm vào trong hang nhưng không kịp nữa...
Khôi ngắt lời :
- Chắc tại nước triều lên, nên chị sợ bị bít lối?
Lan gật đầu :
- Phải. Tui để ý những rong rêu bám trên hai vách đá và biết là mực nước có thể dâng lên tới quá nửa hang. Ở phía trên, chỗ thầy Phong vừa xuất hiện lại không có lối lên.
- Thế còn anh Minh, khi gặp chị anh có nói gì không? Tất anh phải biết lúc ấy có chị ở trong hang vì thầy Phong đã kêu tên chị?
- Anh không nói gì hết. Anh chỉ cười khi nghe tui nói có thấy anh ở trong hang và làm như không biết thầy giáo Phong là ai cả!
Khôi cau mày :
- Theo tôi thì anh ấy...
Lan cướp lời :
- Đừng vội xét đoán về ảnh. Chưa bao giờ anh nói dối tui điều gì, và hiện chừ tui vẫn tin anh rất ngay thẳng.
- Nhưng rõ ràng chị thấy anh ấy trên ngách hang cùng với thầy Phong đó thôi?
- Đúng thế! Tui cả quyết là đã thấy hai người. Song tui chắc vì một lẽ chi đó mà anh không muốn nói cho tui hay. Vì thế chiều qua, cậu mợ tui bảo tui về bên phố Hội, tui đã lánh mặt không về.
- Họ không muốn cho chị ở đây à?
- Cậu Chế Bảo muốn tui đi ngay từ chiều qua. Nhưng tui vờ sang trại bên cạnh chơi mãi gần tối mới về nên cậu nổi giận đi tìm và la hét om sòm. Đúng lúc ấy thì tui gặp hai cậu. Bây chừ tui quyết ở lại trên đảo tìm cách khám phá bằng được những điều bí ẩn đang được che giấu.
- Như thế có nguy hiểm cho chị không, chị Lan?
- Cần chi! Tui muốn ở lại cho biết số phận của thầy Phong và cả anh Minh của tui nữa.
Khôi Việt vừa ăn vừa lặng lẽ đưa mắt nhìn nhau. Cả hai đều có chung một quyết định song chưa ai muốn nói trước ý kiến của mình. Nghe Lan kể xong và hiểu rõ ý định táo bạo của nàng, Khôi Việt cảm thấy cần phải giúp Lan, không thể để nàng liều lĩnh một mình được, nên cùng thốt :
- Chúng tôi sẽ ở lại giúp chị.
Lan cảm động chớp nhanh đôi mắt. Nàng vẫn chờ đợi câu nói ấy, nên thở ra nhẹ nhõm :
- Nếu vậy chúng ta hãy bàn tính ngay cách hành động.
Dáng điệu và giọng nói đơn sơ nhưng đầy cả quyết của Lan làm Khôi Việt khâm phục. Hai anh em liền kể lại chuyện của mình, những điều tai nghe mắt thấy cùng những nghi vấn chưa tìm ra manh mối.
Tuy sống ở trên đảo lâu năm, Lan chưa từng được nghe tiếng chuông kêu. Lan chỉ nghe người ta đồn thổi, và coi câu chuyện về phố Hội cổ xưa chìm dưới đáy bể như một huyền thoại. Về việc thầy Phong mất tích, khỏi nói, cả Lan lẫn Khôi Việt đều biết, duy nguyên nhân sự có mặt đột ngột của thầy trên đảo Chàm thì chưa ai đoán được. Mảnh giấy của thầy viết mà Việt nhặt được thì lại nằm trong túi quần vướng ngoài rào dây kẽm gai.
Lan lên tiếng :
- Thực không thể hiểu tại sao một cái chuông lại kêu được ở dưới đáy biển, cũng như việc thầy Phong đột ngột hiện ra trong ngách hang! Cả hai việc đều bí mật cả. Nhưng theo ý tui, thì điều cần hơn hết là nên tìm dấu vết thầy Phong trước đã. Tài liệu quí nhất có liên quan đến thầy ấy thì cậu Việt đã để vướng ở ngoài rào rồi! Bây chừ làm sao lấy lại được?
Việt ân hận đã để rớt mảnh giấy đó, nên hăng hái nói :
- Nếu chị còn nhớ chỗ đó ở phía nào, chị chỉ vẽ đường lối tôi sẽ đi lấy về. Trời còn đang tối chưa sáng hẳn.
- Nhưng phải cẩn thận mới được.
- Ai cấm tôi lấy lại chiếc quần rách mà sợ?
Khôi đưa ra một nhận xét :
- Việt nên nghe lời chị Lan đi. Mình cần lấy tờ giấy đó mà đừng cho ai thấy, phải không chị?
Lan gật đầu :
- Hai cậu đừng để lộ hình tích là tốt hơn cả. Tui cũng làm như chưa gặp các cậu khi mô hết.
Việt nói :
- Được rồi! Tôi sẽ đi lấy mảnh giấy ấy ngay bây giờ. Rồi sau đó mình đi đâu?
Lan ngăn Việt lại :
- Khoan chút đã, để tính kỹ lại coi.
- Chỉ sợ họ thấy xuồng của mình họ giấu luôn, như hôm qua họ đã giấu cái lều vải thì mất đường về.
- Chắc họ chưa để ý tới đâu. Vả họ cũng không ngờ là có các cậu sang đảo bằng xuồng và neo ở ngoài bến.
Khôi nói :
- Nếu vậy, để tôi xuống bến sửa soạn trước. Khi nào lấy được mảnh giấy, chị Lan và Việt cứ đi thẳng xuống bến là đã có tôi chờ sẵn. Chúng mình sẽ trở về phố Hội ngay.
Nhưng Lan lắc đầu :
- Không được! Tui còn phải trở về trại đã. Tui còn muốn gặp anh Minh và để khỏi có ai nghi kỵ. Với lại, hiện giờ nước triều còn thấp, phải quá trưa mực nước mới lên tới 2 phần 3. Tui muốn lợi dụng lúc đó chúng mình vô trong hang coi may ra có khám phá thêm được điều gì chăng. Hai cậu hãy chờ đúng ba giờ, chèo xuồng đến chỗ ghềnh đá gần ngọn hải đăng chờ tui với nghe.
- Xong rồi chị cùng về phố Hội với chúng tôi chứ?
- Vâng. Tui muốn lợi dụng triệt để thời gian mình còn lưu lại đây. Cũng may chiều qua tui không chịu trở về phố Hội, và vì thế mà may mắn gặp được các cậu để cùng nhau chung sức lại.
Việt đề nghị :
- Trong khi chờ đợi tới giờ nước triều lên, tụi tôi giấu xuồng một chỗ, rồi vào trong hang thăm thú trước nhé.
- Các cậu không thể tìm ra cửa hang đó mô. Ngoài ghềnh đá có thiếu chi hang hốc tương tự như nhau vì sóng biển xói mòn. Các cậu chỉ nên chờ đúng giờ nước triều lên, chúng mình sẽ vô tuốt trong hang vì mực nước lúc ấy sẽ dâng cao quá nửa. Hy vọng mình có thể tìm đường leo lên trốc hang được.
- Sao! Chị định vào trong hang bằng xuồng à?
Lan thản nhiên đáp.
- Chớ răng nữa!
- Nhỡ bị kẹt trong đó thì sao?
- Không can chi mô. Tui đã quan sát kỹ rồi. Dù mực nước lên cao nhất cũng vẫn có đủ khoảng trống để chúng mình cho xuồng len lỏi trong đó. Và khi nước rút, xuồng mình cũng rút theo. Tui có đủ kinh nghiệm mà!
Khôi đưa mắt nhìn Việt như ngầm bảo bạn nên tin theo lời Lan. Nàng có vẻ "trội" hơn, thông thạo hơn Khôi Việt trong vụ mạo hiểm sắp tới này.
Lan tiếp :
- Miễn là các cậu có một cái xuồng thiệt tốt!
Như vậy là chương trình hành động đã được hoạch định xong. Lan nhất định gặp lại anh nàng, cố thuyết phục xem anh có chịu giải thích cho nàng biết rõ hơn chăng. Nhưng dù Minh nói hay không, Lan cũng vẫn sẽ tới ghềnh đá, cùng Khôi Việt vào hang dò xét trước khi trở về phố Hội.
Vừa bàn tính, Khôi Việt vừa thu dọn túi hành trang. Lan chỉ dẫn đường đi, theo đó thì Khôi sẽ men theo bờ biển, tìm con đường mòn xuống bến. Còn Việt thì đi ngược trở lại, tìm đến chỗ có hàng rào dây kẽm gai để lấy mảnh giấy còn trong túi quần rách vướng ở đó.
Cả hai đều phải lợi dụng lúc sương mù chưa tan, và cẩn thận núp lén đừng để cho ai bắt gặp.
Chia công tác xong, Khôi đặt ngay ngắn chiếc thang tre và giữ đầu thang cho Lan xuống. Nhưng Lan nói :
- Các cậu đeo "ba lô" nặng nên xuống trước. Để tui giữ thang cho.
Lan nói thật đúng. Chiếc thang đã ọp ẹp, lại khuyết mất vài bậc, nên muốn xuống phải rất cẩn thận.
Khôi dục :
- Việt xuống trước đi vậy, mau mau kẻo trời sáng mất.
Việt hấp tấp bước xuống. Chân anh vừa đặt vào bực thang, chiếc ba lô nặng đeo trên vai đã làm Việt mất thăng bằng, tuột tay ngã xuống.
Do bản năng tự nhiên, Việt rụt đầu lại hy vọng khi rơi xuống đất có chiếc ba lô che đỡ. Nhưng Việt không rơi xuống nền đất cứng, mà lại rơi vào hai cánh tay của một người đàn ông đang lớn tiếng gắt:
- Ủa, ăn đi chứ! Sao ngồi ngẩn mặt ra rứa?
Quả thật những lời Lan vừa thuật lại Khôi Việt không thể nào ngờ tới: Thầy giáo Phong bị bắt giữ trong một hang động bí mật và người kềm giữ thầy lại chính là Minh, anh của Lan.
Việt bàng hoàng hỏi :
- Rồi chị làm gì sau đó?
Lan tiếp :
- Tui đứng lại trong động và tiếp tục gọi. Nhưng tiếng gọi của tui bị sóng biển át đi. Tui muốn đi sâu thêm vào trong hang nhưng không kịp nữa...
Khôi ngắt lời :
- Chắc tại nước triều lên, nên chị sợ bị bít lối?
Lan gật đầu :
- Phải. Tui để ý những rong rêu bám trên hai vách đá và biết là mực nước có thể dâng lên tới quá nửa hang. Ở phía trên, chỗ thầy Phong vừa xuất hiện lại không có lối lên.
- Thế còn anh Minh, khi gặp chị anh có nói gì không? Tất anh phải biết lúc ấy có chị ở trong hang vì thầy Phong đã kêu tên chị?
- Anh không nói gì hết. Anh chỉ cười khi nghe tui nói có thấy anh ở trong hang và làm như không biết thầy giáo Phong là ai cả!
Khôi cau mày :
- Theo tôi thì anh ấy...
Lan cướp lời :
- Đừng vội xét đoán về ảnh. Chưa bao giờ anh nói dối tui điều gì, và hiện chừ tui vẫn tin anh rất ngay thẳng.
- Nhưng rõ ràng chị thấy anh ấy trên ngách hang cùng với thầy Phong đó thôi?
- Đúng thế! Tui cả quyết là đã thấy hai người. Song tui chắc vì một lẽ chi đó mà anh không muốn nói cho tui hay. Vì thế chiều qua, cậu mợ tui bảo tui về bên phố Hội, tui đã lánh mặt không về.
- Họ không muốn cho chị ở đây à?
- Cậu Chế Bảo muốn tui đi ngay từ chiều qua. Nhưng tui vờ sang trại bên cạnh chơi mãi gần tối mới về nên cậu nổi giận đi tìm và la hét om sòm. Đúng lúc ấy thì tui gặp hai cậu. Bây chừ tui quyết ở lại trên đảo tìm cách khám phá bằng được những điều bí ẩn đang được che giấu.
- Như thế có nguy hiểm cho chị không, chị Lan?
- Cần chi! Tui muốn ở lại cho biết số phận của thầy Phong và cả anh Minh của tui nữa.
Khôi Việt vừa ăn vừa lặng lẽ đưa mắt nhìn nhau. Cả hai đều có chung một quyết định song chưa ai muốn nói trước ý kiến của mình. Nghe Lan kể xong và hiểu rõ ý định táo bạo của nàng, Khôi Việt cảm thấy cần phải giúp Lan, không thể để nàng liều lĩnh một mình được, nên cùng thốt :
- Chúng tôi sẽ ở lại giúp chị.
Lan cảm động chớp nhanh đôi mắt. Nàng vẫn chờ đợi câu nói ấy, nên thở ra nhẹ nhõm :
- Nếu vậy chúng ta hãy bàn tính ngay cách hành động.
Dáng điệu và giọng nói đơn sơ nhưng đầy cả quyết của Lan làm Khôi Việt khâm phục. Hai anh em liền kể lại chuyện của mình, những điều tai nghe mắt thấy cùng những nghi vấn chưa tìm ra manh mối.
Tuy sống ở trên đảo lâu năm, Lan chưa từng được nghe tiếng chuông kêu. Lan chỉ nghe người ta đồn thổi, và coi câu chuyện về phố Hội cổ xưa chìm dưới đáy bể như một huyền thoại. Về việc thầy Phong mất tích, khỏi nói, cả Lan lẫn Khôi Việt đều biết, duy nguyên nhân sự có mặt đột ngột của thầy trên đảo Chàm thì chưa ai đoán được. Mảnh giấy của thầy viết mà Việt nhặt được thì lại nằm trong túi quần vướng ngoài rào dây kẽm gai.
Lan lên tiếng :
- Thực không thể hiểu tại sao một cái chuông lại kêu được ở dưới đáy biển, cũng như việc thầy Phong đột ngột hiện ra trong ngách hang! Cả hai việc đều bí mật cả. Nhưng theo ý tui, thì điều cần hơn hết là nên tìm dấu vết thầy Phong trước đã. Tài liệu quí nhất có liên quan đến thầy ấy thì cậu Việt đã để vướng ở ngoài rào rồi! Bây chừ làm sao lấy lại được?
Việt ân hận đã để rớt mảnh giấy đó, nên hăng hái nói :
- Nếu chị còn nhớ chỗ đó ở phía nào, chị chỉ vẽ đường lối tôi sẽ đi lấy về. Trời còn đang tối chưa sáng hẳn.
- Nhưng phải cẩn thận mới được.
- Ai cấm tôi lấy lại chiếc quần rách mà sợ?
Khôi đưa ra một nhận xét :
- Việt nên nghe lời chị Lan đi. Mình cần lấy tờ giấy đó mà đừng cho ai thấy, phải không chị?
Lan gật đầu :
- Hai cậu đừng để lộ hình tích là tốt hơn cả. Tui cũng làm như chưa gặp các cậu khi mô hết.
Việt nói :
- Được rồi! Tôi sẽ đi lấy mảnh giấy ấy ngay bây giờ. Rồi sau đó mình đi đâu?
Lan ngăn Việt lại :
- Khoan chút đã, để tính kỹ lại coi.
- Chỉ sợ họ thấy xuồng của mình họ giấu luôn, như hôm qua họ đã giấu cái lều vải thì mất đường về.
- Chắc họ chưa để ý tới đâu. Vả họ cũng không ngờ là có các cậu sang đảo bằng xuồng và neo ở ngoài bến.
Khôi nói :
- Nếu vậy, để tôi xuống bến sửa soạn trước. Khi nào lấy được mảnh giấy, chị Lan và Việt cứ đi thẳng xuống bến là đã có tôi chờ sẵn. Chúng mình sẽ trở về phố Hội ngay.
Nhưng Lan lắc đầu :
- Không được! Tui còn phải trở về trại đã. Tui còn muốn gặp anh Minh và để khỏi có ai nghi kỵ. Với lại, hiện giờ nước triều còn thấp, phải quá trưa mực nước mới lên tới 2 phần 3. Tui muốn lợi dụng lúc đó chúng mình vô trong hang coi may ra có khám phá thêm được điều gì chăng. Hai cậu hãy chờ đúng ba giờ, chèo xuồng đến chỗ ghềnh đá gần ngọn hải đăng chờ tui với nghe.
- Xong rồi chị cùng về phố Hội với chúng tôi chứ?
- Vâng. Tui muốn lợi dụng triệt để thời gian mình còn lưu lại đây. Cũng may chiều qua tui không chịu trở về phố Hội, và vì thế mà may mắn gặp được các cậu để cùng nhau chung sức lại.
Việt đề nghị :
- Trong khi chờ đợi tới giờ nước triều lên, tụi tôi giấu xuồng một chỗ, rồi vào trong hang thăm thú trước nhé.
- Các cậu không thể tìm ra cửa hang đó mô. Ngoài ghềnh đá có thiếu chi hang hốc tương tự như nhau vì sóng biển xói mòn. Các cậu chỉ nên chờ đúng giờ nước triều lên, chúng mình sẽ vô tuốt trong hang vì mực nước lúc ấy sẽ dâng cao quá nửa. Hy vọng mình có thể tìm đường leo lên trốc hang được.
- Sao! Chị định vào trong hang bằng xuồng à?
Lan thản nhiên đáp.
- Chớ răng nữa!
- Nhỡ bị kẹt trong đó thì sao?
- Không can chi mô. Tui đã quan sát kỹ rồi. Dù mực nước lên cao nhất cũng vẫn có đủ khoảng trống để chúng mình cho xuồng len lỏi trong đó. Và khi nước rút, xuồng mình cũng rút theo. Tui có đủ kinh nghiệm mà!
Khôi đưa mắt nhìn Việt như ngầm bảo bạn nên tin theo lời Lan. Nàng có vẻ "trội" hơn, thông thạo hơn Khôi Việt trong vụ mạo hiểm sắp tới này.
Lan tiếp :
- Miễn là các cậu có một cái xuồng thiệt tốt!
Như vậy là chương trình hành động đã được hoạch định xong. Lan nhất định gặp lại anh nàng, cố thuyết phục xem anh có chịu giải thích cho nàng biết rõ hơn chăng. Nhưng dù Minh nói hay không, Lan cũng vẫn sẽ tới ghềnh đá, cùng Khôi Việt vào hang dò xét trước khi trở về phố Hội.
Vừa bàn tính, Khôi Việt vừa thu dọn túi hành trang. Lan chỉ dẫn đường đi, theo đó thì Khôi sẽ men theo bờ biển, tìm con đường mòn xuống bến. Còn Việt thì đi ngược trở lại, tìm đến chỗ có hàng rào dây kẽm gai để lấy mảnh giấy còn trong túi quần rách vướng ở đó.
Cả hai đều phải lợi dụng lúc sương mù chưa tan, và cẩn thận núp lén đừng để cho ai bắt gặp.
Chia công tác xong, Khôi đặt ngay ngắn chiếc thang tre và giữ đầu thang cho Lan xuống. Nhưng Lan nói :
- Các cậu đeo "ba lô" nặng nên xuống trước. Để tui giữ thang cho.
Lan nói thật đúng. Chiếc thang đã ọp ẹp, lại khuyết mất vài bậc, nên muốn xuống phải rất cẩn thận.
Khôi dục :
- Việt xuống trước đi vậy, mau mau kẻo trời sáng mất.
Việt hấp tấp bước xuống. Chân anh vừa đặt vào bực thang, chiếc ba lô nặng đeo trên vai đã làm Việt mất thăng bằng, tuột tay ngã xuống.
Do bản năng tự nhiên, Việt rụt đầu lại hy vọng khi rơi xuống đất có chiếc ba lô che đỡ. Nhưng Việt không rơi xuống nền đất cứng, mà lại rơi vào hai cánh tay của một người đàn ông đang lớn tiếng gắt:
- Đi mô mà hấp tấp rứa?
______________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG VIII