CHƯƠNG IX
Việt lẻn ra trước tiên. Cuộc gặp gỡ bất thần với Minh
vừa rồi đã làm sáng tỏ thêm nhiều điều, song cũng chưa ai đoán được rồi
sẽ kết thúc ra sao. Điều quan hệ là Việt phải làm sao lấy lại được mảnh
giấy còn vướng trong túi quần móc ngoài hàng rào kẽm.
Việc này, đối với Việt không có gì khó, nhất là sương sớm còn giăng mờ trên đảo sẽ giúp cho công tác của Việt dễ hoàn thành. Vả lại, theo Việt nghĩ, không ai có thể trách một thanh niên đi tìm lại cái quần rách của mình.
Vừa lần theo con đường mòn theo hướng Lan đã chỉ, Việt vừa nghĩ đến kết quả đạt được khi anh nắm chắc mảnh giấy của thầy Phong trong tay. Mảnh giấy đó bây giờ Việt mới thấy nó quan trọng. Nó chứng thật sự có mặt của thầy Phong trên đảo Chàm, và khi trở về Hội An, Khôi Việt có thể tự tiếp xúc với nhà chức trách xin họ can thiệp, khỏi cần phải chờ chú Triều Dương. Có mảnh giấy đó với bút tích của thầy Phong, người ta sẽ không cho những điều Khôi,Việt thuật lại là bịa đặt.
Lối mòn Việt đang đi, đầy gò đống gập ghềnh, và nhiều bụi gai án ngữ. Qua được vài khúc quanh, Việt bỗng có cảm tưởng như đang bị có người theo dõi. Cảm tưởng đó thật mơ hồ, nhưng ai đã đi một mình giữa nơi hoang vắng, trong rừng sâu hay ngoài bãi tha ma chẳng hạn, thường vẫn bị cảm tưởng đó xâm lấn. Nó làm gai ốc mình nổi lên, cứ muốn ngó ngoái lại phía sau, và nếu không giữ được bình tĩnh rất dễ bị xúc động, hoặc chùn chân muốn xỉu, hoặc hét lên rồi cuống cuồng phóng chạy như bị ma đuổi.
Việt thận trọng từng bước. Chân anh đặt nhẹ trên mặt đất ẩm, cố tránh cho những gai góc khỏi cứa vào đùi, vậy mà âm vang của bước chân nghe vẫn cứ rõ mồn một.
Việt đã từng trải qua những giây phút xông xáo đơn độc, nên tuy hồi hộp, anh vẫn không hề nao núng. Tới hàng rào gai, Việt lần theo, lòng tự nhủ không nên hấp tấp và vừa đi vừa lắng tai nghe ngóng. Men theo rào thật khó đi, vì cỏ sắc mọc đầy. Thỉnh thoảng Việt phải dừng lại sờ tay lên sợi kẽm để khỏi bị lạc đường. Đảo Chàm vẫn vắng lặng hoàn toàn, chỉ nghe văng vẳng tiếng sóng rì rào ngoài biển theo gió sớm mơ hồ vọng lại. Đột nhiên sợi dây kẽm của hàng rào rung động, như có ai chạm phải. Việt lặng người, cố nhìn thủng màn sương mờ đặc, và anh chợt nhận ra có tiếng chân bước âm thầm trên cỏ. Thoạt đầu Việt ngờ đó là những bước chân khỉ, vì bọn "giặc khởi" theo lời Lan cho biết, thường hay ra ngủ ngoài ghềnh đá. Chúng không dám ngủ trong rừng Chàm, vì ở đó có rất nhiều trăn. Giống này, lại rất ưa thịt khỉ, nên để khỏi bị tuyệt giống, họ hàng nhà khỉ cứ tối đến thường dắt díu nhau ra những mỏm đá cheo leo ngoài ghềnh nằm ngủ đến tảng sáng mới về rừng.
Nhưng không phải, vì tiếng chân tiến tới gần nghe rõ cả tiếng nói đông đảo của một nhóm người.
Việt hoảng hốt bỏ chạy. Lần này Việt tưởng mình bị theo dõi thật sự, và bọn người kia đang đuổi phía sau lưng. Vừa chạy Việt vừa khom mình ẩn núp và cố nén hơi thở để khỏi bị lộ. Đến địa điểm có ba tảng đá lớn như một hòn giả sơn vĩ đại nằm cách rào chừng vài chục thước Việt mừng rỡ biết mình đang chạy đúng hướng Lan đã chỉ dẫn. Anh vượt qua và đến khúc quẹo thì Việt bỗng hụt chân ngã lộn nhào. Cái ngã đã làm Việt quay người trở lại. Anh nằm mẹp giữa đám cỏ rậm chỗ vừa ngã xuống và nhìn thấy nhiều bóng người xuất hiện.
Họ có tất cả năm người, đi theo hàng dọc, kẻ trước người sau, và kỳ lạ hơn hết là quần áo họ mặc toàn bằng cao su bó chẽn lấy thân hình. Họ tiến đến chỗ ba mỏm đá. Người đi đầu nhìn đồng hồ, điệu bộ như hối thúc người đi sau khỏi trễ giờ. Tất cả đều rảo bước song hình như họ đi một cách khó khăn vì dưới chân có mang thứ giày rất nặng.
Thấy họ rẽ ngang về phía mỏm đá, Việt thở phào nhẹ nhõm. Anh yên trí chờ đợi họ đi qua. Nhưng Việt bỗng sững người ra nhìn. Bọn người đi thẳng đến vách đá cúi mình tiến vào, rồi biến luôn như có phép tàng hình. Quên mọi nguy hiểm, Việt nhỏm người lên cố nhìn cho rõ. Hai người đã lần lượt bước vào trong hang đá. Còn lại ba người đang tiếp tục vào theo. Việt thầm hỏi: "Phải chăng họ đang chui vào một cửa hang? Và họ vào đó làm gì?" Việt nghĩ đến những người đi làm nghề gỡ tổ chim Yến. Nhưng chỗ đó có phải là một hang động không? Và có phải nơi chim Yến đến làm tổ hay không? Đang phân vân, Việt chợt thấy người cuối cùng trong bọn họ quay đầu lại.
Anh vội mọp người xuống. Khi ngửng lên bóng người ấy đã mất hút. Và cũng chính lúc ấy, Việt bỗng nghe có tiếng chuông văng vẳng nổi lên.
Tiếng chuông đổ hồi rồi im bặt. Lắng tai chỉ còn nghe thoang thoáng tiếng hải âu kêu chập chờn ngoài mặt biển. Chờ đợi một lát khá lâu Việt mới dám nhỏm người khỏi chỗ nấp.
Đồng hồ tay của Việt chỉ đúng 6 giờ. Anh thầm nghĩ: Tiếng chuông vừa nghe đúng là tiếng chuông mà Khôi, Việt đã nghe chiều hôm trước. Chắc hẳn không phải ngẫu nhiên mà nó gióng lên. Ngày hôm qua nó kêu vào lúc 6 giờ chiều. Sáng nay vừa đúng 6 giờ nó cũng lại kêu.
Nếu tiếng chuông đổ hồi đúng giờ giấc như thế, tất phải có một ý gì. Việt tiếc rằng không có Khôi ở đây để nêu lên điểm nhận xét đó.
Việt ngẩng đầu lên, hai tay chống lên mặt cỏ ướt cố gắng nhìn lần nữa... Cả năm bóng người đều đã biến hết.
Thận trọng, Việt rón rén lại chỗ ba tảng đá. Chúng đứng tựa vào nhau, sừng sững giữa khoảng đất trống, trông như một quái vật khổng lồ, đen ngòm và bất động trong sương. Những tảng đá dị hình đó không thiếu ở dọc miền duyên hải, nên Việt chẳng lấy làm ngạc nhiên. Anh chỉ băn khoăn về sự biến mất của nhóm người vừa rồi. Thoạt đầu Việt đoán họ nấp trong các kẽ đá, hoặc đã lách mình qua để đi tắt ra nương rẫy cho gần. Nhưng qua màn sương, tuyệt nhiên không thấy bóng ai cả. Tiếng nói chuyện rì rầm của họ mà Việt vừa nghe, tắt lịm ngay cùng với âm thanh văng vẳng của tiếng chuông như đột nhiên được một cánh cửa đậy kín lại. Trong ba tảng đá này, đứng dựa nhau thành khối chân vạc liệu có một cánh cửa nào chăng?
Tuy đang vội, cần phải đi lấy mảnh giấy vướng ngoài rào gai, nhưng Việt vẫn không thể nào ngăn được tính hiếu kỳ. Anh tiến vào khối đá và chợt nhận thức được: những âm thanh vừa nghe, – tiếng người nói và tiếng chuông kêu – lịm tắt dưới lòng đất. Như vậy tức là bọn người kia đang ở dưới.
Họ đã đi xuống. Nhưng họ xuống bằng cách nào?
Dưới chân ba khối đá, đất rắn đầy sỏi không có một kẽ hở! Chẳng lẽ bọn năm người kia đều có phép độn thổ hay sao? Việt không còn tin ở mình nữa. Anh đâm ngờ vực những điều vừa thấy, vừa nghe chỉ là do trí tưởng tượng của anh mà thôi!
Đang lò dò bước sâu vào kẽ đá, Việt bỗng cảm thấy đất dưới chân chuyển động, làm Việt mất thăng bằng, ngã đập đầu vào vách đá. Mặt đất dưới chân Việt đột nhiên kênh lên độ vài tấc, rồi sập ngay xuống. Việt muốn nghẹt thở khi khám phá ra điều bất ngờ này. Thì ra bọn năm người đã xuống dưới đất bằng một cửa hầm bí mật. Nhưng xuống đó làm gì? Và họ mở nắp hầm bằng cách nào đây?
Việt quýnh người lên khi nhớ đến phần công tác của mình. Lan và Khôi đã dặn trước là sương sớm sẽ tan dần vào lúc mặt trời mọc, và chính từ lúc ấy, theo như chương trình đã định Việt phải lấy xong mảnh giấy ra bến gặp Khôi.
Việt đưa mắt nhìn quanh, màn sương tan mỏng hơn trước nhưng ánh bình minh chưa hiện. Đảo Chàm vẫn còn đắm mình trong cơn ngái ngủ.
Việt lần lại chỗ cửa hầm, tìm thử cách mở. Anh sờ soạng trên mặt đất, cố nhớ lại khoảng mình vừa đứng, và dùng cả tay lẫn chân để gõ, đập xuống đất, nhưng mặt đất đặc cứng, rắn như si măng.
Dùng sức một hồi thấy mệt mỏi vô ích, Việt mới sực nhớ là vừa rồi có lẽ anh đã chạm nhằm vào một hệ thống chuyển động máy móc nào đó khiến nắp hầm vừa mở, thì Việt mất thăng bằng ngã văng ra chỗ khác nên nó lại sập xuống. Nắp hầm đó không thể dùng sức để mở được. Phải tìm cách để nó tự chuyển động.
Và, Việt đã tìm ra cách đó. Hồi nãy khi tiến vào vách đá chật hẹp, trong lúc sờ soạng tìm lối, tay Việt đã chạm nhằm một nút bấm, nút bấm đó ăn chuyền xuống dưới đất làm chuyển động bộ máy đóng mở nắp hầm – Tìm ra được nút bấm đó, được ngụy trang hết sức kín đáo – Việt ấn thử. Nắp hầm từ từ mở lên. Việt rùng mình, chỉ kịp thấy một lỗ hổng đen ngòm, sâu thẳm, và trước khi chiếc nắp sập xuống, anh còn nghe được cả tiếng sóng biển ì ầm từ dưới ấy đưa lên.
Việc này, đối với Việt không có gì khó, nhất là sương sớm còn giăng mờ trên đảo sẽ giúp cho công tác của Việt dễ hoàn thành. Vả lại, theo Việt nghĩ, không ai có thể trách một thanh niên đi tìm lại cái quần rách của mình.
Vừa lần theo con đường mòn theo hướng Lan đã chỉ, Việt vừa nghĩ đến kết quả đạt được khi anh nắm chắc mảnh giấy của thầy Phong trong tay. Mảnh giấy đó bây giờ Việt mới thấy nó quan trọng. Nó chứng thật sự có mặt của thầy Phong trên đảo Chàm, và khi trở về Hội An, Khôi Việt có thể tự tiếp xúc với nhà chức trách xin họ can thiệp, khỏi cần phải chờ chú Triều Dương. Có mảnh giấy đó với bút tích của thầy Phong, người ta sẽ không cho những điều Khôi,Việt thuật lại là bịa đặt.
Lối mòn Việt đang đi, đầy gò đống gập ghềnh, và nhiều bụi gai án ngữ. Qua được vài khúc quanh, Việt bỗng có cảm tưởng như đang bị có người theo dõi. Cảm tưởng đó thật mơ hồ, nhưng ai đã đi một mình giữa nơi hoang vắng, trong rừng sâu hay ngoài bãi tha ma chẳng hạn, thường vẫn bị cảm tưởng đó xâm lấn. Nó làm gai ốc mình nổi lên, cứ muốn ngó ngoái lại phía sau, và nếu không giữ được bình tĩnh rất dễ bị xúc động, hoặc chùn chân muốn xỉu, hoặc hét lên rồi cuống cuồng phóng chạy như bị ma đuổi.
Việt thận trọng từng bước. Chân anh đặt nhẹ trên mặt đất ẩm, cố tránh cho những gai góc khỏi cứa vào đùi, vậy mà âm vang của bước chân nghe vẫn cứ rõ mồn một.
Việt đã từng trải qua những giây phút xông xáo đơn độc, nên tuy hồi hộp, anh vẫn không hề nao núng. Tới hàng rào gai, Việt lần theo, lòng tự nhủ không nên hấp tấp và vừa đi vừa lắng tai nghe ngóng. Men theo rào thật khó đi, vì cỏ sắc mọc đầy. Thỉnh thoảng Việt phải dừng lại sờ tay lên sợi kẽm để khỏi bị lạc đường. Đảo Chàm vẫn vắng lặng hoàn toàn, chỉ nghe văng vẳng tiếng sóng rì rào ngoài biển theo gió sớm mơ hồ vọng lại. Đột nhiên sợi dây kẽm của hàng rào rung động, như có ai chạm phải. Việt lặng người, cố nhìn thủng màn sương mờ đặc, và anh chợt nhận ra có tiếng chân bước âm thầm trên cỏ. Thoạt đầu Việt ngờ đó là những bước chân khỉ, vì bọn "giặc khởi" theo lời Lan cho biết, thường hay ra ngủ ngoài ghềnh đá. Chúng không dám ngủ trong rừng Chàm, vì ở đó có rất nhiều trăn. Giống này, lại rất ưa thịt khỉ, nên để khỏi bị tuyệt giống, họ hàng nhà khỉ cứ tối đến thường dắt díu nhau ra những mỏm đá cheo leo ngoài ghềnh nằm ngủ đến tảng sáng mới về rừng.
Nhưng không phải, vì tiếng chân tiến tới gần nghe rõ cả tiếng nói đông đảo của một nhóm người.
Việt hoảng hốt bỏ chạy. Lần này Việt tưởng mình bị theo dõi thật sự, và bọn người kia đang đuổi phía sau lưng. Vừa chạy Việt vừa khom mình ẩn núp và cố nén hơi thở để khỏi bị lộ. Đến địa điểm có ba tảng đá lớn như một hòn giả sơn vĩ đại nằm cách rào chừng vài chục thước Việt mừng rỡ biết mình đang chạy đúng hướng Lan đã chỉ dẫn. Anh vượt qua và đến khúc quẹo thì Việt bỗng hụt chân ngã lộn nhào. Cái ngã đã làm Việt quay người trở lại. Anh nằm mẹp giữa đám cỏ rậm chỗ vừa ngã xuống và nhìn thấy nhiều bóng người xuất hiện.
Họ có tất cả năm người, đi theo hàng dọc, kẻ trước người sau, và kỳ lạ hơn hết là quần áo họ mặc toàn bằng cao su bó chẽn lấy thân hình. Họ tiến đến chỗ ba mỏm đá. Người đi đầu nhìn đồng hồ, điệu bộ như hối thúc người đi sau khỏi trễ giờ. Tất cả đều rảo bước song hình như họ đi một cách khó khăn vì dưới chân có mang thứ giày rất nặng.
Thấy họ rẽ ngang về phía mỏm đá, Việt thở phào nhẹ nhõm. Anh yên trí chờ đợi họ đi qua. Nhưng Việt bỗng sững người ra nhìn. Bọn người đi thẳng đến vách đá cúi mình tiến vào, rồi biến luôn như có phép tàng hình. Quên mọi nguy hiểm, Việt nhỏm người lên cố nhìn cho rõ. Hai người đã lần lượt bước vào trong hang đá. Còn lại ba người đang tiếp tục vào theo. Việt thầm hỏi: "Phải chăng họ đang chui vào một cửa hang? Và họ vào đó làm gì?" Việt nghĩ đến những người đi làm nghề gỡ tổ chim Yến. Nhưng chỗ đó có phải là một hang động không? Và có phải nơi chim Yến đến làm tổ hay không? Đang phân vân, Việt chợt thấy người cuối cùng trong bọn họ quay đầu lại.
Anh vội mọp người xuống. Khi ngửng lên bóng người ấy đã mất hút. Và cũng chính lúc ấy, Việt bỗng nghe có tiếng chuông văng vẳng nổi lên.
Tiếng chuông đổ hồi rồi im bặt. Lắng tai chỉ còn nghe thoang thoáng tiếng hải âu kêu chập chờn ngoài mặt biển. Chờ đợi một lát khá lâu Việt mới dám nhỏm người khỏi chỗ nấp.
Đồng hồ tay của Việt chỉ đúng 6 giờ. Anh thầm nghĩ: Tiếng chuông vừa nghe đúng là tiếng chuông mà Khôi, Việt đã nghe chiều hôm trước. Chắc hẳn không phải ngẫu nhiên mà nó gióng lên. Ngày hôm qua nó kêu vào lúc 6 giờ chiều. Sáng nay vừa đúng 6 giờ nó cũng lại kêu.
Nếu tiếng chuông đổ hồi đúng giờ giấc như thế, tất phải có một ý gì. Việt tiếc rằng không có Khôi ở đây để nêu lên điểm nhận xét đó.
Việt ngẩng đầu lên, hai tay chống lên mặt cỏ ướt cố gắng nhìn lần nữa... Cả năm bóng người đều đã biến hết.
Thận trọng, Việt rón rén lại chỗ ba tảng đá. Chúng đứng tựa vào nhau, sừng sững giữa khoảng đất trống, trông như một quái vật khổng lồ, đen ngòm và bất động trong sương. Những tảng đá dị hình đó không thiếu ở dọc miền duyên hải, nên Việt chẳng lấy làm ngạc nhiên. Anh chỉ băn khoăn về sự biến mất của nhóm người vừa rồi. Thoạt đầu Việt đoán họ nấp trong các kẽ đá, hoặc đã lách mình qua để đi tắt ra nương rẫy cho gần. Nhưng qua màn sương, tuyệt nhiên không thấy bóng ai cả. Tiếng nói chuyện rì rầm của họ mà Việt vừa nghe, tắt lịm ngay cùng với âm thanh văng vẳng của tiếng chuông như đột nhiên được một cánh cửa đậy kín lại. Trong ba tảng đá này, đứng dựa nhau thành khối chân vạc liệu có một cánh cửa nào chăng?
Tuy đang vội, cần phải đi lấy mảnh giấy vướng ngoài rào gai, nhưng Việt vẫn không thể nào ngăn được tính hiếu kỳ. Anh tiến vào khối đá và chợt nhận thức được: những âm thanh vừa nghe, – tiếng người nói và tiếng chuông kêu – lịm tắt dưới lòng đất. Như vậy tức là bọn người kia đang ở dưới.
Họ đã đi xuống. Nhưng họ xuống bằng cách nào?
Dưới chân ba khối đá, đất rắn đầy sỏi không có một kẽ hở! Chẳng lẽ bọn năm người kia đều có phép độn thổ hay sao? Việt không còn tin ở mình nữa. Anh đâm ngờ vực những điều vừa thấy, vừa nghe chỉ là do trí tưởng tượng của anh mà thôi!
Đang lò dò bước sâu vào kẽ đá, Việt bỗng cảm thấy đất dưới chân chuyển động, làm Việt mất thăng bằng, ngã đập đầu vào vách đá. Mặt đất dưới chân Việt đột nhiên kênh lên độ vài tấc, rồi sập ngay xuống. Việt muốn nghẹt thở khi khám phá ra điều bất ngờ này. Thì ra bọn năm người đã xuống dưới đất bằng một cửa hầm bí mật. Nhưng xuống đó làm gì? Và họ mở nắp hầm bằng cách nào đây?
Việt quýnh người lên khi nhớ đến phần công tác của mình. Lan và Khôi đã dặn trước là sương sớm sẽ tan dần vào lúc mặt trời mọc, và chính từ lúc ấy, theo như chương trình đã định Việt phải lấy xong mảnh giấy ra bến gặp Khôi.
Việt đưa mắt nhìn quanh, màn sương tan mỏng hơn trước nhưng ánh bình minh chưa hiện. Đảo Chàm vẫn còn đắm mình trong cơn ngái ngủ.
Việt lần lại chỗ cửa hầm, tìm thử cách mở. Anh sờ soạng trên mặt đất, cố nhớ lại khoảng mình vừa đứng, và dùng cả tay lẫn chân để gõ, đập xuống đất, nhưng mặt đất đặc cứng, rắn như si măng.
Dùng sức một hồi thấy mệt mỏi vô ích, Việt mới sực nhớ là vừa rồi có lẽ anh đã chạm nhằm vào một hệ thống chuyển động máy móc nào đó khiến nắp hầm vừa mở, thì Việt mất thăng bằng ngã văng ra chỗ khác nên nó lại sập xuống. Nắp hầm đó không thể dùng sức để mở được. Phải tìm cách để nó tự chuyển động.
Và, Việt đã tìm ra cách đó. Hồi nãy khi tiến vào vách đá chật hẹp, trong lúc sờ soạng tìm lối, tay Việt đã chạm nhằm một nút bấm, nút bấm đó ăn chuyền xuống dưới đất làm chuyển động bộ máy đóng mở nắp hầm – Tìm ra được nút bấm đó, được ngụy trang hết sức kín đáo – Việt ấn thử. Nắp hầm từ từ mở lên. Việt rùng mình, chỉ kịp thấy một lỗ hổng đen ngòm, sâu thẳm, và trước khi chiếc nắp sập xuống, anh còn nghe được cả tiếng sóng biển ì ầm từ dưới ấy đưa lên.
*
Nếu Việt nán lại thêm lúc nữa, hẳn anh sẽ khám phá
thêm được nhiều điều. Chẳng hạn anh sẽ mò ra cách năm người kia mở nắp
hầm như thế nào, lối xuống hầm ra sao, và không chừng bốc đồng lên dám
lần mò xem họ đi đâu nữa. Nhưng Việt không thể nán lại được. Anh nhớ đến
một lời khuyên của chú Triều Dương: Nên khôn ngoan hơn là liều lĩnh.
Việt chọn sự khôn ngoan, nên dù bị máu anh hùng cám dỗ, anh cả quyết rút lui. Hơn nữa Việt còn phải đến hàng rào gai trước khi sương mù tan biến.
Việt quay trở lại, lần bước theo hàng rào, cố nhớ xem chiếc quần đã vướng mắc ở khoảng nào. Qua con dốc lên tới mô đất cao. Việt nhớ ngay ra chính chỗ này, chiều qua, Khôi đã nhảy qua rào, băng vào cánh đồng, và bên kia mô đất là chỗ Việt... bị Lan đuổi kịp.
Đứng trên mô đất, Việt đưa mắt tìm trước chiếc quần rách của mình, trước khi xuống lấy. Nó kia rồi. Nó vẫn còn mắc dính trên dây kẽm, phất phơ trước gió như một lá cờ.
Nhưng Việt hoảng hốt thụt vội người xuống. Anh vừa trông thấy có một người đàn ông nằm ngay cạnh đó. Hắn nằm đó làm gì mà như có vẻ canh chừng chiếc quần rách của Việt? Hắn đã lục túi lấy mất mảnh giấy kia chưa? Dù sao thì không phải vô cớ mà hắn đến nằm ăn vạ ở đó. Hắn có vẻ bồn chồn, luôn đảo mắt nhìn quanh, như sợ ai bắt gặp. Nếu hắn sợ, tại sao hắn lại ra nằm đây ngay sát bên hàng rào?
Trong khi Việt thầm hỏi như thế thì sương đêm bắt đầu tan loãng. Người đàn ông chắc đã lợi dụng lúc sương mù dày đặc để ra đây. Và biết đâu không cùng một mục đích như Việt. Tìm cái quần rách để chiếm đoạt mảnh giấy?
Việt leo lại lên mô đất. Anh phải liều, để nếu cần thì tranh đoạt lại mảnh giấy nọ. Nhưng khi Việt nhô được người lên, thì người đàn ông đã cắm đầu bỏ chạy. Hắn chạy vào trong đảo, lẩn núp bên những lùm cây rậm. Việt không hy vọng gì đuổi kịp hắn nữa. Nhìn lại mảnh quần rách vẫn còn phất phơ trước gió.
Việt nhìn theo người đàn ông cho đến khi bóng hắn khuất dạng. Và anh thắc mắc: Tại sao bỗng nhiên hắn lại bỏ chạy như thế? Hắn lẩn trốn ai, trong khi không có ai đuổi kịp hắn cả?!
Việt nhảy xuống hàng rào gai, gỡ vội lấy chiếc quần. Anh yên tâm thấy mọi thứ trong túi quần còn nguyên. Gã đàn ông đã không lấy một thứ nào. Mảnh giấy thầy Phong viết vẫn còn ở túi bên trái, với chiếc la bàn của Việt. Túi bên phải Việt lấy lại con dao và cây bút nguyên tử. Một sợi dây dài thắt gút ở khuy quần chợt làm Việt để ý. Anh kéo sợi dây và nhận ra đầu dây kia được buộc vào một cổ chai nút kín đặt dấu trên cỏ. Việt rủn người nghĩ đến cạm bẫy mà bọn khủng bố thường dùng: một sợi dây mắc vào một khối chất nổ, chỉ cần chạm vào sợi dây đó là... banh xác! Nhưng chậm rồi, Việt đã kéo sợi dây ấy, và đã thấy cái chai. Nếu nổ thì nó đã nổ ngay và Việt đã... lãnh đủ rồi! Việt ngồi xuống, dè dặt nhấc cái chai lên. Đầu mối dây buộc trên cổ chai, có cột thêm mảnh giấy: Lấy cái chai này và trốn ngay. Các anh đang nguy.
Việt bỏ vội cái chai và mọi vật anh vừa lấy lại vào trong áo, rồi lẩn nhanh ra con đường mòn xuống bến! Người đàn ông vừa rồi có lẽ đoán biết Việt sẽ tới đây lấy chiếc quần chăng? Hay ít nữa là Minh đã nói với hắn? Dù sao thì hắn đã báo động cho Việt biết là các anh đang lâm nguy. Như thế cũng đủ làm cho Việt hối hả. Anh vừa đi vừa chạy, con đường mòn nhiều chỗ dễ ẩn nấp, nên Việt thấy yên tâm phần nào.
Tới hốc đá hai anh em đã ẩn mưa hôm trước, Việt ngồi lại nghỉ chân cho đỡ mệt. Anh lần vào trong áo lôi cái chai ra. Ngoài vỏ chai, có một mảnh giấy bao quanh, với mấy giòng chữ :
Trong chai này có đựng một tài liệu vô cùng quan trọng. Cần đưa gấp đến nơi tiếp nhận. Địa chỉ ở trong chai.
Chữ viết vội vàng nguệch ngoạc. Hình như người lạ có ý định ném cái chai này xuống bể, rồi không hiểu tại sao hắn lại thôi? Tuồng chữ này Việt thấy hồ nghi quá. Anh lôi mảnh giấy của thầy Phong ra so thử. Đúng rồi. Việt nghi không sai. Hai mảnh giấy cùng một tuồng chữ. Nếu vậy thì chính là thầy Phong đã ra đợi Việt ngoài hàng rào, và đã bỏ chạy khi sương núi bắt đầu tan. Việt mở lưỡi dao định cắt sợi dây buộc tờ giấy bao quanh chai xem mặt sau thầy Phong còn viết những gì, thì chợt nghe có tiếng nổ. Việt đứng bật lên, lắng nghe.
Một tiếng nổ nữa tiếp theo. Lần này Việt nghe vẳng lên từ dưới bến. Chết rồi! Khôi đang bị tấn công? Việt không kịp suy nghĩ hơn nữa, nhét vội mọi thứ vào người rồi lao mình ra bờ biển.
Việt chọn sự khôn ngoan, nên dù bị máu anh hùng cám dỗ, anh cả quyết rút lui. Hơn nữa Việt còn phải đến hàng rào gai trước khi sương mù tan biến.
Việt quay trở lại, lần bước theo hàng rào, cố nhớ xem chiếc quần đã vướng mắc ở khoảng nào. Qua con dốc lên tới mô đất cao. Việt nhớ ngay ra chính chỗ này, chiều qua, Khôi đã nhảy qua rào, băng vào cánh đồng, và bên kia mô đất là chỗ Việt... bị Lan đuổi kịp.
Đứng trên mô đất, Việt đưa mắt tìm trước chiếc quần rách của mình, trước khi xuống lấy. Nó kia rồi. Nó vẫn còn mắc dính trên dây kẽm, phất phơ trước gió như một lá cờ.
Nhưng Việt hoảng hốt thụt vội người xuống. Anh vừa trông thấy có một người đàn ông nằm ngay cạnh đó. Hắn nằm đó làm gì mà như có vẻ canh chừng chiếc quần rách của Việt? Hắn đã lục túi lấy mất mảnh giấy kia chưa? Dù sao thì không phải vô cớ mà hắn đến nằm ăn vạ ở đó. Hắn có vẻ bồn chồn, luôn đảo mắt nhìn quanh, như sợ ai bắt gặp. Nếu hắn sợ, tại sao hắn lại ra nằm đây ngay sát bên hàng rào?
Trong khi Việt thầm hỏi như thế thì sương đêm bắt đầu tan loãng. Người đàn ông chắc đã lợi dụng lúc sương mù dày đặc để ra đây. Và biết đâu không cùng một mục đích như Việt. Tìm cái quần rách để chiếm đoạt mảnh giấy?
Việt leo lại lên mô đất. Anh phải liều, để nếu cần thì tranh đoạt lại mảnh giấy nọ. Nhưng khi Việt nhô được người lên, thì người đàn ông đã cắm đầu bỏ chạy. Hắn chạy vào trong đảo, lẩn núp bên những lùm cây rậm. Việt không hy vọng gì đuổi kịp hắn nữa. Nhìn lại mảnh quần rách vẫn còn phất phơ trước gió.
Việt nhìn theo người đàn ông cho đến khi bóng hắn khuất dạng. Và anh thắc mắc: Tại sao bỗng nhiên hắn lại bỏ chạy như thế? Hắn lẩn trốn ai, trong khi không có ai đuổi kịp hắn cả?!
Việt nhảy xuống hàng rào gai, gỡ vội lấy chiếc quần. Anh yên tâm thấy mọi thứ trong túi quần còn nguyên. Gã đàn ông đã không lấy một thứ nào. Mảnh giấy thầy Phong viết vẫn còn ở túi bên trái, với chiếc la bàn của Việt. Túi bên phải Việt lấy lại con dao và cây bút nguyên tử. Một sợi dây dài thắt gút ở khuy quần chợt làm Việt để ý. Anh kéo sợi dây và nhận ra đầu dây kia được buộc vào một cổ chai nút kín đặt dấu trên cỏ. Việt rủn người nghĩ đến cạm bẫy mà bọn khủng bố thường dùng: một sợi dây mắc vào một khối chất nổ, chỉ cần chạm vào sợi dây đó là... banh xác! Nhưng chậm rồi, Việt đã kéo sợi dây ấy, và đã thấy cái chai. Nếu nổ thì nó đã nổ ngay và Việt đã... lãnh đủ rồi! Việt ngồi xuống, dè dặt nhấc cái chai lên. Đầu mối dây buộc trên cổ chai, có cột thêm mảnh giấy: Lấy cái chai này và trốn ngay. Các anh đang nguy.
Việt bỏ vội cái chai và mọi vật anh vừa lấy lại vào trong áo, rồi lẩn nhanh ra con đường mòn xuống bến! Người đàn ông vừa rồi có lẽ đoán biết Việt sẽ tới đây lấy chiếc quần chăng? Hay ít nữa là Minh đã nói với hắn? Dù sao thì hắn đã báo động cho Việt biết là các anh đang lâm nguy. Như thế cũng đủ làm cho Việt hối hả. Anh vừa đi vừa chạy, con đường mòn nhiều chỗ dễ ẩn nấp, nên Việt thấy yên tâm phần nào.
Tới hốc đá hai anh em đã ẩn mưa hôm trước, Việt ngồi lại nghỉ chân cho đỡ mệt. Anh lần vào trong áo lôi cái chai ra. Ngoài vỏ chai, có một mảnh giấy bao quanh, với mấy giòng chữ :
Trong chai này có đựng một tài liệu vô cùng quan trọng. Cần đưa gấp đến nơi tiếp nhận. Địa chỉ ở trong chai.
Chữ viết vội vàng nguệch ngoạc. Hình như người lạ có ý định ném cái chai này xuống bể, rồi không hiểu tại sao hắn lại thôi? Tuồng chữ này Việt thấy hồ nghi quá. Anh lôi mảnh giấy của thầy Phong ra so thử. Đúng rồi. Việt nghi không sai. Hai mảnh giấy cùng một tuồng chữ. Nếu vậy thì chính là thầy Phong đã ra đợi Việt ngoài hàng rào, và đã bỏ chạy khi sương núi bắt đầu tan. Việt mở lưỡi dao định cắt sợi dây buộc tờ giấy bao quanh chai xem mặt sau thầy Phong còn viết những gì, thì chợt nghe có tiếng nổ. Việt đứng bật lên, lắng nghe.
Một tiếng nổ nữa tiếp theo. Lần này Việt nghe vẳng lên từ dưới bến. Chết rồi! Khôi đang bị tấn công? Việt không kịp suy nghĩ hơn nữa, nhét vội mọi thứ vào người rồi lao mình ra bờ biển.
_______________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG X