Chiều chiều, trên con đường trong công viên dọc theo bờ sông, gió sông
thổi vào mát rượi. Hai bên đường, những cây dừa cao đang ngất ngưởng như
những bợm nhậu. Xen giữa chúng, những cặp giai nhân tài tử đang ngồi
thủ thỉ trên những chiếc băng đá mầu xanh đỏ, hoặc những gia đình vợ
chồng, con cái đang đùa giỡn trên những mảng cỏ non, xanh dưới những gốc
cây Quỳnh trổ hoa vàng, lốm đốm giữa những đám lá xanh non. Công viên
những chiều trở nên nhộn nhịp, đầy người hứng gió.
Giữa những cảnh vui vẻ ấm cúng đó, nếu ai để ý trừ ngày chúa nhật còn
ngày nào cũng như ngày nào, sẽ thấy một thanh niên trạc 20 tuổi, mặt cúi
gầm, dáng suy tư buồn rầu lững thững cuốc bộ trên con đường dọc công
viên đó. Ai biết được hắn có tâm sự uẩn ức hay đau khổ gì đâu? Mà cũng
chẳng ai thèm để ý đến hắn vì hắn thật nghèo nàn. Hắn mặc chiếc quần
kaki loang lổ dầu mỡ chỉ còn nhận thấy lốm đốm ít điểm xanh, chiếc áo
thì không thể nhận ra mầu nguyên thủy, nó nhuộm một mầu nhớt khô dầy
đặc. Tay chân hắn cũng bị bó một mầu nhớt khô như thế.
Hắn thường đi tới "nhà mát"...
Cái nhà bốn mái ngói cất theo kiểu đình chùa, làm ngay bên mé sông được
bắc vào bờ bởi chiếc cầu cho những tao nhân mặc khách ra nghỉ mát sau
những giờ làm việc mệt mỏi. Đáng lẽ thì thế đấy, nhưng bây giờ nó đổi
ngược, nơi đây rất ít được nhũng nhà quý phái đó viếng mà là chỗ cho
những người hành khất trải chiếu nằm dài trên sàn ngủ. Hoặc cho những
học sinh bị bắt buộc đi học, chúng "cúp cua" ra đây tắm hoặc tụm năm tụm
bẩy "tranh luận" những đề mục "bất hủ". Cô độc hơn, chúng dõi mắt nhìn
trời mây, miệng phì phèo điếu Basto đỏ. Hắn cũng là một trong những hạng
người hay chiếu cố ngôi nhà mát này.
... Hắn xuống một trong hai cái thang sắt bắc hai bên nhà mát từ sàn
xuống sông để rửa chân tay, hắn vốc nước rửa mặt rồi leo lên ngồi tựa
vào lan can ngủ gà ngủ gật. Tới tối hắn mới đứng lên, đi đến quán ăn rẻ
tiền quen thuộc.
Hôm nay là thứ bảy. Hắn nghỉ buổi chiều. Hắn ngồi tựa lan can ngủ như
mọi ngày. Thình lình hắn đổ kềnh vào chân một thằng bé. Thằng bé này
khoảng mười hai, mười ba tuổi ăn mặc rất bảnh, tay đeo đồng hồ, chiếc
cặp kê trên thành lan can trước mặt. Hai tay từ trên cặp chống đầu dõi
mắt nhìn xa. Thằng bé bị quỵ chân xuống. Chiếc cặp không người giữ rớt
xuống sông. Nó đứng lên hốt hoảng. Chàng thanh niên vội vàng nhảy tùm
xuống sông vớt cặp leo lên. Lúc này trên nhà mát chỉ có hai đứa nó và
vài ông cụ già ngủ còng queo ở góc bên kia. Mở cặp ra, thằng bé vừa sụt
sịt vừa móc khăn ra lau từng cuốn tập bị ướt dở dang. Sau một hồi lúng
túng, chàng thanh niên mới mở miệng xin lỗi:
- Xin lỗi em nhé. Tôi...
- Dạ... dạ...
Thế rồi chúng lại im chẳng đứa nào nói gì nữa.
Lúc này, thằng bé đã lau hết những cuốn tập ướt, đang dồn vào cặp. Chàng thanh niên hỏi:
- Mấy giờ rồi em?
Thằng bé đưa tay coi đồng hồ rồi nói:
- Dạ... 5 giờ ạ.
- Em trốn học phải không?
Mặt thằng bé đỏ bừng. Nó lúng túng, mắt nhìn chòng chọc vào chàng thanh niên:
- Dạ... ạ... ạ.
Nó chỉ đáp có thế rồi tính chạy. Chàng thanh niên vội nắm tay nó và bảo:
- Ủa... không, tôi hỏi chơi vậy thôi... Bây giờ mới 5 giờ em vô học cũng
hết được rồi mà về hay đi lang thang lỡ người nhà gặp thì chết... Ở đây
nói chuyện, tôi kể cho em nghe chuyện này cho đỡ buồn...
Thằng bé nghe nói thế nó xiêu lòng ngay. Vì thật thế, chàng thanh niên
nói trúng cái tâm trạng: tấn thối lưỡng nan của nó. Nó đứng tần ngần
nhìn chàng thanh niên, nó có thấy anh này khá đẹp trai lại có vẻ hiền
lành thật thà nữa. Nó liền cúi xuống thổi cát bụi trên sàn để lấy chỗ
sạch rồi cả hai cùng ngồi xuống. Chàng thanh niên ra dáng suy tư rồi
trầm ngâm kể:
*
Ở Hà Nội, trong xóm lao động phố Hàng Đào có một gia đình hai ông bà chỉ
có một thằng con trai. Họ cưng nó lắm. Cha nó làm nghề khuân vác, mẹ nó
bán hàng rong. Thằng con của họ rất đẹp trai, bộ mặt sáng sủa vuông
chạnh, tai to, cổ lớn, nó là khuôn mẫu tiêu biểu hết sức trung thực cho
câu ngạn ngữ: "Cổ to, tai lớn mặt vuông chữ điền". Nó khôi ngô dễ thương
thật. Nó là thần tượng của những người sắp có con, ai ai cũng muốn có
một đứa con như nó. Mà ngay cả đến cha mẹ nó cũng rất thỏa mãn khi có
nó. Vào nhà nó ai thấy cũng khen đại để như: "Ông bà sanh được một cậu
này bằng mười lần sanh của chúng tôi". Hoặc có những cụ già lên mặt thày
bói chỉ nó nói: "Thằng này về sau không làm ông nọ ông kia tôi chớ
phải"... Cha mẹ nó cũng mong muốn và tin tưởng thế. Họ nuông chiều nâng
niu nó bổ dưỡng cho nó. Họ ăn cơm hẩm với rau đi làm, còn nó thì ngày
nào cũng hai bữa cơm "tám" (1) với trứng gà luộc hay thịt nạc kho.
Ngày tháng trôi qua nó lớn trước tuổi, mới 5 tuổi mà trông nó lớn như
những đứa trẻ 6 - 7 tuổi khác. Cha mẹ nó rất dè sẻn, dành dụm, chắt bóp để
cho nó vào trường sơ học, nội trú để các bà sơ chăm sóc. Nó học rất chăm
ngoan lại thêm thiên phú nên nó rất giỏi. Tháng nào cũng có giấy khen
thưởng hạng nhất, hạng nhì gởi về cha mẹ nó. Họ rất vui sướng quên cả
gian lao vất vả. Họ lại càng dè sẻn hơn đến nổi ốm tong teo để có tiền
tẩm bổ cho nó hòng mua được những phút vui sướng ở những ngày đầu tháng.
Họ đem khoe với tất cả hàng xóm láng giềng để được những lời khen vô
cùng đầy đủ.
Nó học một năm mẫu giáo ; năm năm Tiểu học. Sáu năm trôi qua nó thi một
phát được ngay bằng tiểu học. Bố nó thích quá quên rằng số tiền trong
túi là tiền mồ hôi nước mắt cực nhọc khuân những kiện hàng nặng trĩu
dưới trời nắng chang chang, mồ hôi đầm đìa, hay những khi trời lạnh căm
căm với chiếc áo vá hai ba tầng, chân tay tê cóng. Có khi vì vác nặng
trời lạnh run, ngã quỵ xuống lại bị các "cai" đến chửi mắng đấm đá.
Những lúc đó ông lẩm bẩm: "Con ông làm ông quận, ông tỉnh mày biết tay
ta". Niềm hy vọng này làm cho ông phấn chấn, thấy như mình đã trả thù
được trước mắt rồi vậy... Ông bỏ số tiền dành dụm được mở tiệc mời bà
con hàng xóm đến ăn mừng con thi đỗ.
Sau đó nó lại được thi vào trường Trung học nhà nước. Nó vẫn chăm học. Nó sống sung sướng như bao nhiêu đứa con các nhà trưởng giả khác. Nó không biết bố nó làm phu vì không bao giờ cha mẹ nó cho nó biết về chuyện làm ăn. Có những lúc nó hỏi: "Sao bố mặc áo rách thế?", ông chỉ ứa nước mắt mỉm cười nhìn nó âu yếm nói: " Vất đi hoài của con ạ, còn mặc được may cái khác làm gì cho tốn tiền ; với lại bố mặc quàng qué thế nào xong thôi ấy mà". Nó cũng tin bố nó tiếc cái áo còn tốt chứ nó có biết đâu bố nó nhịn để may cho nó.
Năm nay đã là năm thứ tư rồi. Nó bắt đầu vác những quyển sách dày cộm về nhà. Có những lần nó "học" tới cả 1 giờ khuya. Mẹ nó mỗi lần nghe hàng xóm hỏi: "Sao cậu nhà bà học khuya thế?" Bà hãnh diện trả lời: "Nó học cao rồi ấy mà. Tôi thấy nó mang những quyển sách dầy... dầy... là... Nó bảo nhà trường cho mượn về nó đọc hết trang này đến trang khác có hôm tới cả một giờ khuya đấy." Rồi bà cũng không quên phê bình: " Phải chúng mình thì ngồi sao được? Mỏi mắt chết chứ lị. Thế mà... có hôm tôi khuyên nó, nó còn gào lên với tôi đấy" Ai nghe xong cũng khen nó chăm chỉ chứ có ai biết đâu nó đã du nhập từ những thằng bạn con nhà giầu có vào trí óc một cái nết xấu tai hại: Nó mướn những quyển tiểu thuyết "kiếm hiệp ba xu" hay "tình cảm sướt mướt" về để bịt mắt cha mẹ nó. Cuối năm nó thi Trung học phổ thông không đỗ. Cha mẹ nó hơi chán ngán nhưng họ và những người hàng xóm đều cho rằng: vì nó chăm quá hóa ra yếu ớt, bải hoải. Học nhiều quá nên rối trí... Họ khuyên nó: "Thua keo này bày keo khác cậu ạ." "Cậu còn ít tuổi ấy mà... mà lần sau cậu học ít ít chứ để còn khỏe mạnh lấy sức mà nhớ chứ." Nó lặng thinh. Lòng hối hận tràn trề. Nó bỏ cơm một ngày, cha mẹ nó thấy nó bỏ cơm tưởng nó có chí lắm. Vì thi không đậu buồn đến nỗi bỏ cơm theo họ là người có chí lớn lắm. Họ đổi cái buồn của họ thành vui để khuyên giải nó. Lúc đó nó hối hận thật. Nó ăn năn thề quyết năm sau chăm chỉ học hành.
Ba tháng hè trôi qua nó nhập trường. Cái hối hận của nó bị những luồng gió biển mà cha mẹ nó cho đi nghỉ mát cuốn đi hết. Niên khóa trôi qua. Chứng nào tật ấy. Vì những ma lực tiểu thuyết hấp dẫn quá. Nó mơ mộng được thành cao thủ võ lâm. Mỗi sáng nó ra sau nhà hồi tưởng lại những chiêu thức rồi tung ra. Hàn tàn hay Hỏa chướng chẳng thấy nhưng nó vẫn thích nhào lộn, tung chưởng tới tấp. Có những hôm mẹ nó dậy sớm, qua khe cửa nhìn ra thấy con múa rối rít, bà lại thích thú, mỉm cười cho rằng năm vừa rồi vì học nhiều yếu sức nên năm nay nó "tập thể dục" cho khỏe mạnh đấy. Bà đem chuyện học lại cho chồng nghe rồi cả hai cùng vui vẻ hy vọng tràn trề. Họ như nhìn thấy cái mảnh bằng trung học phổ thông mà con họ nắm được. Ông dự tính trước: Được trung học tới tú tài này. Nghĩ tới đó ông bật cười. Ông mường tượng cái ngày mà hàng xóm khi nói chuyện với con ông phải một tí, "cậu Tú..." hai tí, "cậu Tú..." Nhưng việc gì đến nó đã đến...
Kéo bảng hai ngày rồi con ông chưa về... ông mong mỏi, nó biệt tăm...
Phần nó đến ngày thi thì nó vào phòng ngồi cắn bút, hết giờ nộp cái đầu bài không giải được rồi ra... Dĩ nhiên nó không đỗ. Nó xấu hổ quá không dám về nhà nữa... Định mệnh đưa đẩy nó: Nó nghe nói người ta mộ người vào Nam, nó cũng nghe nói ở trong Nam dễ làm ăn lắm. Nó tin tưởng với mảnh bằng sơ học vào Nam chắc là... cha đời rồi. Nhưng, chữ nhưng tai ác đã banh mắt nó cho nó thấy nó chỉ ví được bằng hạt cát trong sa mạc. Nó chẳng làm gì nên được với cái "tài" hiện tại. Cạo mủ ở các đồn điền cao su ư? Nó không làm được ; vì từ nhỏ nó đã sống trong sự nuông chiều, đầy đủ, không bao giờ mó tới việc gì gọi là nặng nhọc cả nên làm sao làm được cái việc cực khổ ấy, hơn nữa nó còn nhỏ sao chịu được với rừng hoang, gió độc, muỗi độc, vắt...
Sau đó nó lại được thi vào trường Trung học nhà nước. Nó vẫn chăm học. Nó sống sung sướng như bao nhiêu đứa con các nhà trưởng giả khác. Nó không biết bố nó làm phu vì không bao giờ cha mẹ nó cho nó biết về chuyện làm ăn. Có những lúc nó hỏi: "Sao bố mặc áo rách thế?", ông chỉ ứa nước mắt mỉm cười nhìn nó âu yếm nói: " Vất đi hoài của con ạ, còn mặc được may cái khác làm gì cho tốn tiền ; với lại bố mặc quàng qué thế nào xong thôi ấy mà". Nó cũng tin bố nó tiếc cái áo còn tốt chứ nó có biết đâu bố nó nhịn để may cho nó.
Năm nay đã là năm thứ tư rồi. Nó bắt đầu vác những quyển sách dày cộm về nhà. Có những lần nó "học" tới cả 1 giờ khuya. Mẹ nó mỗi lần nghe hàng xóm hỏi: "Sao cậu nhà bà học khuya thế?" Bà hãnh diện trả lời: "Nó học cao rồi ấy mà. Tôi thấy nó mang những quyển sách dầy... dầy... là... Nó bảo nhà trường cho mượn về nó đọc hết trang này đến trang khác có hôm tới cả một giờ khuya đấy." Rồi bà cũng không quên phê bình: " Phải chúng mình thì ngồi sao được? Mỏi mắt chết chứ lị. Thế mà... có hôm tôi khuyên nó, nó còn gào lên với tôi đấy" Ai nghe xong cũng khen nó chăm chỉ chứ có ai biết đâu nó đã du nhập từ những thằng bạn con nhà giầu có vào trí óc một cái nết xấu tai hại: Nó mướn những quyển tiểu thuyết "kiếm hiệp ba xu" hay "tình cảm sướt mướt" về để bịt mắt cha mẹ nó. Cuối năm nó thi Trung học phổ thông không đỗ. Cha mẹ nó hơi chán ngán nhưng họ và những người hàng xóm đều cho rằng: vì nó chăm quá hóa ra yếu ớt, bải hoải. Học nhiều quá nên rối trí... Họ khuyên nó: "Thua keo này bày keo khác cậu ạ." "Cậu còn ít tuổi ấy mà... mà lần sau cậu học ít ít chứ để còn khỏe mạnh lấy sức mà nhớ chứ." Nó lặng thinh. Lòng hối hận tràn trề. Nó bỏ cơm một ngày, cha mẹ nó thấy nó bỏ cơm tưởng nó có chí lắm. Vì thi không đậu buồn đến nỗi bỏ cơm theo họ là người có chí lớn lắm. Họ đổi cái buồn của họ thành vui để khuyên giải nó. Lúc đó nó hối hận thật. Nó ăn năn thề quyết năm sau chăm chỉ học hành.
Ba tháng hè trôi qua nó nhập trường. Cái hối hận của nó bị những luồng gió biển mà cha mẹ nó cho đi nghỉ mát cuốn đi hết. Niên khóa trôi qua. Chứng nào tật ấy. Vì những ma lực tiểu thuyết hấp dẫn quá. Nó mơ mộng được thành cao thủ võ lâm. Mỗi sáng nó ra sau nhà hồi tưởng lại những chiêu thức rồi tung ra. Hàn tàn hay Hỏa chướng chẳng thấy nhưng nó vẫn thích nhào lộn, tung chưởng tới tấp. Có những hôm mẹ nó dậy sớm, qua khe cửa nhìn ra thấy con múa rối rít, bà lại thích thú, mỉm cười cho rằng năm vừa rồi vì học nhiều yếu sức nên năm nay nó "tập thể dục" cho khỏe mạnh đấy. Bà đem chuyện học lại cho chồng nghe rồi cả hai cùng vui vẻ hy vọng tràn trề. Họ như nhìn thấy cái mảnh bằng trung học phổ thông mà con họ nắm được. Ông dự tính trước: Được trung học tới tú tài này. Nghĩ tới đó ông bật cười. Ông mường tượng cái ngày mà hàng xóm khi nói chuyện với con ông phải một tí, "cậu Tú..." hai tí, "cậu Tú..." Nhưng việc gì đến nó đã đến...
Kéo bảng hai ngày rồi con ông chưa về... ông mong mỏi, nó biệt tăm...
Phần nó đến ngày thi thì nó vào phòng ngồi cắn bút, hết giờ nộp cái đầu bài không giải được rồi ra... Dĩ nhiên nó không đỗ. Nó xấu hổ quá không dám về nhà nữa... Định mệnh đưa đẩy nó: Nó nghe nói người ta mộ người vào Nam, nó cũng nghe nói ở trong Nam dễ làm ăn lắm. Nó tin tưởng với mảnh bằng sơ học vào Nam chắc là... cha đời rồi. Nhưng, chữ nhưng tai ác đã banh mắt nó cho nó thấy nó chỉ ví được bằng hạt cát trong sa mạc. Nó chẳng làm gì nên được với cái "tài" hiện tại. Cạo mủ ở các đồn điền cao su ư? Nó không làm được ; vì từ nhỏ nó đã sống trong sự nuông chiều, đầy đủ, không bao giờ mó tới việc gì gọi là nặng nhọc cả nên làm sao làm được cái việc cực khổ ấy, hơn nữa nó còn nhỏ sao chịu được với rừng hoang, gió độc, muỗi độc, vắt...
Lúc đó nó cảm nghe hối hận, nhớ cha mẹ nhưng về sao được? Bằng phương
tiện nào? Tiền chẳng có một xu. Cay đắng quá! Bụng đói mốc meo. Nó ngồi
cú rũ trong công viên dưới gốc cây dừa này (năm năm về trước). Nói tới
đây, chàng thanh niên ấy chỉ cho thằng bé gốc dừa ở gần góc công viên
rồi kể tiếp:
Vị mằn mặn thấm vào lưỡi nó, nó nuốt ừng ực, nuốt cái đau khổ hối hận đang dâng lên. Nó ngồi khóc từ trưa tới tối mà không hay. Người cảnh binh tới đuổi nó ra. Lúc đó nó mới chợt tỉnh. Nó đi lang thang khắp đường phố, sau cùng nó vào chợ nhặt những lá cải bắp già mà người ta thải, nhai ngấu nghiến rồi nó cũng no...
Hôm sau đó nó lại đi lang thang, đứng ngẩn ngơ ở các đầu phố. Chợt có ông già đứng bên cạnh nhìn ngay mặt nó buột miệng: "Anh này hôi quá!" Phải, cả nửa tháng rồi nó chưa tắm cũng như chưa thay quần áo một lần. Nó cúi mặt tiu nghỉu. Hình như dáng điệu đó làm ông già hối hận. Ông làm quen, hỏi:
- Xin lỗi... A... anh làm nghề gì vậy?
Nó buông thõng:
- Cháu đang thất nghiệp.
- Anh mồ côi sao?
- Vâng.
Ông già liền rủ nó về làm thợ sửa xe cho ông, vì ông có tiệm sửa xe đạp và xe gắn máy. Nó bằng lòng...
Nó rất thông minh nên sau một năm nó đã sửa được cả xe hơi. Nó được lên công. Lương nó được 1000 nó ăn hết 500. Nó thấy đời đã đem lại cho nó một an ủi nhỏ, nó liền nghĩ cách "làm lại cuộc đời". Một năm sau nó bắt đầu đi học. Ban ngày nó vẫn làm, đến tối nó đi học. Ban ngày nó nổi tiếng là một thợ máy giỏi, khách hàng đông nhưng cứ đến 8 giờ vẫn với bộ đồ thợ máy dơ dáy nó vào ngồi ghế học sinh. Hiện nó sống với những ngày thử thách.
Vị mằn mặn thấm vào lưỡi nó, nó nuốt ừng ực, nuốt cái đau khổ hối hận đang dâng lên. Nó ngồi khóc từ trưa tới tối mà không hay. Người cảnh binh tới đuổi nó ra. Lúc đó nó mới chợt tỉnh. Nó đi lang thang khắp đường phố, sau cùng nó vào chợ nhặt những lá cải bắp già mà người ta thải, nhai ngấu nghiến rồi nó cũng no...
Hôm sau đó nó lại đi lang thang, đứng ngẩn ngơ ở các đầu phố. Chợt có ông già đứng bên cạnh nhìn ngay mặt nó buột miệng: "Anh này hôi quá!" Phải, cả nửa tháng rồi nó chưa tắm cũng như chưa thay quần áo một lần. Nó cúi mặt tiu nghỉu. Hình như dáng điệu đó làm ông già hối hận. Ông làm quen, hỏi:
- Xin lỗi... A... anh làm nghề gì vậy?
Nó buông thõng:
- Cháu đang thất nghiệp.
- Anh mồ côi sao?
- Vâng.
Ông già liền rủ nó về làm thợ sửa xe cho ông, vì ông có tiệm sửa xe đạp và xe gắn máy. Nó bằng lòng...
Nó rất thông minh nên sau một năm nó đã sửa được cả xe hơi. Nó được lên công. Lương nó được 1000 nó ăn hết 500. Nó thấy đời đã đem lại cho nó một an ủi nhỏ, nó liền nghĩ cách "làm lại cuộc đời". Một năm sau nó bắt đầu đi học. Ban ngày nó vẫn làm, đến tối nó đi học. Ban ngày nó nổi tiếng là một thợ máy giỏi, khách hàng đông nhưng cứ đến 8 giờ vẫn với bộ đồ thợ máy dơ dáy nó vào ngồi ghế học sinh. Hiện nó sống với những ngày thử thách.
*
- Anh kể chuyện ở đâu nghe hấp dẫn quá! À, nó tên gì anh?
- Bằng.
- À không... em hỏi... anh tên gì?
- Bằng.
- Vậy thì ra anh là...
- Đúng, anh vừa kể cuộc đời anh đó.
Thằng bé trố mắt ngạc nhiên. Đột nhiên nó ù té chạy vì nó vừa thấy trời sập tối và nó muốn rời chỗ gần tối để đi tìm chỗ sáng cho ngày mai. Bằng đoán biết tâm trạng của nó, anh mỉm cười sung sướng. Bằng liên tưởng tới mình vừa làm một việc thiện. Thân phận anh đang trôi lênh đênh giữa dòng với mảnh ván nhỏ, nước chảy xiết không hy vọng tấp được vào bờ. Anh chợt thấy có người đang lội xuống ở ven bờ để bơi ra tắm mát. Anh đã vẫy tay hét lớn: "Đừng ra, ra thì chết, nước sẽ cuốn anh đi." Và câu thức tỉnh của anh đã làm người kia sáng mắt biết dòng sông mát, giữa sông rộng tha hồ bơi lội nhưng nguy hiểm, nó sẽ cuốn đi ngay khi mình ra tới giữa dòng. Bằng phủi quần đứng lên và tiếp tục sống với cái nghiệp dĩ trời định để đền bù cái tội bất hiếu chàng đã làm.
Duyên
______________
(1) Cơm nấu bằng gạo tám - một loại gạo ngon.
(Trích từ tạp chí Tuổi Hoa số 90, ra ngày 1-5-1968)
Không có nhận xét nào:
Không cho phép có nhận xét mới.