Thứ tư…
-
Em ơi… bi giờ em ở đâu…
Tòa
soạn đã bực lại còn mắc tức cười không ai là không nhăn.
Trong
tòa soạn, chữ viết ẩu nhất là chữ của chú Bình Ê lết tô nít. Ôi chà, cứ trung
bình 10 tiếng thì Bình ta viết tắt tới 6 tiếng. Đã thế lại còn viết tháu, khiến
nhiều hôm phải ngồi nhìn lòi cả mắt ra mới đoán được ra một tiếng. Hình như Thượng
Đế sinh ra, những người chữa bệnh đều có tật viết tháu. Bác sĩ thì chữa bệnh
nhân còn Bình thì chữa ti vi, tủ lạnh cũng là đồng hội đồng thuyền với nhau cả.
Công
việc trả lời thư hàng tuần tòa soạn khoán trắng cho chị ĐPK. Trung bình mỗi
ngày có chừng 80 lá thư bay về tòa soạn. Trong 80 lá thì chừng 50 lá chỉ gửi
bài, hay làm thẻ ; 30 lá còn lại thì ngoài bài vở ra còn kèm theo thư từ hỏi
han, tâm sự. Như vậy trung bình số thư phải trả lời mỗi tuần là trên dưới 150
chiếc. Số lượng này không thể giải quyết trong vòng 2 trang bìa trong. Vì mỗi
kỳ có vắn tắt lắm cũng chỉ trả lời được 4, 5 chục em. Vì thế mới có cái vụ trả
lời trong khu Đại Đoàn kết ở cuối hộp thư như các em thường thấy. Chị ĐPK
thường tỏ ra băn khoăn vì đã không đáp ứng được trọn vẹn lòng tin cậy hỏi han
về đủ mọi vấn đề qua thư từ của các em. Nhân đây tôi cũng mong các em thông cảm
cho chị về lý do bất khả kháng này.
Việc
cắt thư, và sắp xếp phân loại bài vở cũng là một dịch vụ mất nhiều thì giờ. Khổ
nhất là gặp phải những lá thư mà độc giả kỹ lưỡng quá. Nhiều em sau khi bỏ thư
vào phong bì dán kín rồi, còn cẩn thận bấm lia 7, 8 cái kẹp vào đủ mọi chỗ. Báo
hại, gỡ được 1 lá thư như vậy để khỏi rách ở bên trong cũng là cả một vấn đề
khổ công. Còn việc đề bao thư ở bên ngoài thì khỏi nói, có nhiều bì thư thật
tức cười. Có em chỉ ghi vỏn vẹn mấy hàng chữ “Thư về ĐỐ VUI HÀNG TUẦN” (chẳng
địa chỉ, chẳng tên báo). Lại có em đề là : “Tham dự cuộc thi giải trí ngày Xuân”
dán tem đàng hoàng rồi bỏ tót vào thùng thư bưu điện. Nhiều em khác ghi tên báo
mà không ghi địa chỉ. Có em lại ghi địa chỉ của mình choán hết mặt phong bì,
còn địa chỉ tòa soạn lại để có tí xíu ở một góc. Nhất là đối với các em xài
loại phong bì có in tiếng Mỹ.
Loại
phong bì này có 2 tiếng Phờ Rom (From)… và Tu (To)… chẳng hiểu lộn nghĩa thế
nào mà cứ bên cạnh chữ From các em ghi
địa chỉ tòa soạn, cạnh chữ To các em ghi
tên và địa chỉ của mình. Chữ From thì ở góc, chữ To thì ở giữa phong bì, báo
hại nhân viên bưu điện cứ phải mất công ngồi lấy bút nguyên tử đỏ đánh một mũi
tên đỏ vào dưới địa chỉ tòa soạn để thư tới được nơi.
Mặc
dầu những trường hợp như vậy xẩy ra rất nhiều, nhưng hầu như không một lá thư
nào bị thất lạc. Bác đưa thư đã quá quen với con số 159 Thiệu Trị rồi. Chỉ hiềm
là, vì quen quá, nên hễ cứ thấy số 159 là bác đùn thư vô tòa soạn, cho dù là
159 Thiệu Trị, hay 159 Minh Mạng, 159 Tự Đức...v.v… là những số nhà ở khu phố
khác. Những ngày đầu, tòa soạn vô ý, cứ thư gửi về là cắt phăng phăng. Đến lúc
mở thư ra đọc lại thấy là thư xỉ vả thiếu nợ, thư tìm bạn bốn phương, thư có
lời mở đầu bay bướm như “Em yêu dấu”! Ôi chà, chừng đó mới tá hỏa ra rằng mình
đã cắt thư của người khác. Rất may là tình trạng đó được tòa soạn ngăn chặn kịp
thời bằng cách trước khi cắt phải xem kỹ địa chỉ. Những thư lạc vô thì để riêng
ra, và hoàn lại cho Bưu tín Viên. Còn thư nào lỡ cắt ra rồi thì phải ngồi làm
công việc giải phẫu, chắp vá lại và giao hoàn cho người nhận!
______________________________________________________________________
Xem tiếp KỲ IV
(Trích
tuần báo Thiếu Nhi số 84, ra ngày 8-4-1973)