Phần Thứ Tư
Vượng của Trân
I
Trân có quyền gọi Vượng là của Trân chứ ? Anh ! Căn
nhà trên đường Trịnh Hoài Đức và gần một trăm ngàn sau khi đã lo ma chay
cho người bác, sau cùng, là vốn liếng của Trân. Nhờ sự tranh đấu của
anh An, Trân được ba má cho ra ở nhà bác với hai đứa em. Rồi một tháng
sau, thêm hai đứa nữa. Dù vẫn còn thuộc quyền ba má, nhưng trên một khía
cạnh nào đó, xem như Trân đã được tự do. Trân quyết định bỏ học sau khi
hỏi ý kiến của nhiều người. Với số vốn trong tay, Trân thuê đóng một ít
bàn ghế học sinh. Trân muốn tiếp nối cái nghiệp dạy học của bác. Trân
muốn làm một cô giáo, để tự lập, để giúp đỡ gia đình, nhất là lấy cho
được tình thương của má anh An, người không sinh nhưng có công dưỡng
dục, theo lời trăn trối của bác Trân.
Thầy Hiệu trưởng thương, xin cho cái giấy phép dễ dàng. Người chủ tiệm mộc là ba của một người bạn cùng lớp thông cảm, lấy giá rẻ. Anh của một người bạn khác vẽ dùm tấm bảng “Lớp mẫu giáo Huyền Trân” chỉ lấy tiền khung, thiếc. Lối xóm giúp đỡ, giới thiệu được gần ba mươi học trò. Trân khởi nghiệp từ đó.
Nhưng Vượng của Trân. Anh đã đến với Trân vào một buổi tối thật bất ngờ. Anh xuất hiện như một lạ lùng khôn tả. Mấy đứa em Trân kêu rối lên : “Anh Vượng tới, anh Vượng tới”. Con Hồng đòi quà, thằng Chí bá cổ. Anh ngồi trên bàn của học trò Trân, những cái bàn chỉ vừa cao bằng cái ghế bình thường, đen đủi, gầy nhưng ánh mắt cương nghị. Trân rót nước mời và hỏi :
- Anh ở trại tạm cư mới về ?
Anh gật đầu. Uống một ngụm nước rồi mới đáp :
- Chúng tôi đã dời đoàn công tác về An Lợi. Cô nhi viện Long Thành cũ.
- Vậy mà Trân không nghe anh An nói gì cả.
- An chưa biết chuyện này. Sáng nay, nó còn trở lại Bình Dương. Không gặp ai, hỏi thăm, tất nó hiểu.
- Anh ghé lại Biên Hòa chắc có việc ?
- Tôi về bỏ giặt mấy bộ quần áo. Cũng vì nghe tin Trân đã bỏ học. Hơn tháng nay rồi, An không cho tôi biết gì về Trân cả, sau đám tang thầy Bằng.
- Phải, Trân đã nghỉ học và hiện đang là cô giáo. Anh mừng cho Trân chứ ?
Anh đã ngửa mặt lên, lắc đầu. Khá lâu, anh mới nói :
- Tôi không muốn Trân bỏ học chút nào.
- Tại sao ?
- Không hiểu tại sao nữa !
Trân nói nhỏ : “Anh đâu có quyền muốn hay không muốn”. Anh gật đầu :
- Xin lỗi Trân, đáng lẽ tôi phải nói là tôi mong rằng Trân không bỏ học…
- Nhiều khi, miếng ăn quan trọng hơn sự học, anh ạ.
- Miếng ăn của Trân chưa cần.
- Nhưng Trân muốn giúp đỡ gia đình và có chút tự do. Tự do quan trọng hơn miếng ăn…
- Còn gì nữa không ? Tôi nghĩ có một thứ quan trọng hơn mọi thứ…
- Anh cho Trân biết.
Anh bỗng cười :
- Chúng ta đang tranh luận chăng ?
- Nếu anh muốn nghĩ là thế.
- Tôi muốn Trân xác định rõ. Vì tôi chỉ trả lời câu hỏi vừa rồi nếu đây là một cuộc tranh luận, tôi ở một tư thế ngang hàng Trân.
- Vâng, thì chúng ta đang tranh luận.
- Quan trọng hơn tất cả là tình yêu.
Anh Vượng ! Đó có phải là một lời tỏ tình chính thức ? Đẹp mà che giấu được ngại ngùng.
- Trân thấy anh hơi chủ quan. Nếu là anh An, quan trọng hơn tất cả sẽ là lý tưởng.
- Lý tưởng không tình cảm là một thứ lý tưởng chết. Trân nghĩ rằng An không nghĩ đến tình yêu bao giờ sao ? Tôi không tin như thế.
- Chúng ta đang tranh luận hay đang bàn về cá nhân anh An ?
- Xin lỗi Trân. Tôi muốn nói rằng đời sống tình cảm rất quan trọng. Nó ảnh hưởng tất cả, từ sự tự do, lý tưởng đến miếng ăn thường nhật… Nó có thể thay đổi thật nhiều việc…
- Thí dụ ?
- Thí dụ… vì yêu, người ta có thể thay đổi theo người yêu.
Trân đã cười, nửa đùa nửa thực với anh :
- Giả sử anh là người yêu của Trân, Anh bắt Trân phải thay đổi hiện tại thế nào ?
- Không thay đổi mà là cố gắng thêm. Tự học để dự kỳ thi tú tài cuối năm. Tôi nghĩ, điều đó không khó lắm.
Nói xong, anh vội cải chính ngay :
- Tôi vừa nói với tư cách một người bạn. Xin Trân hiểu…
Anh từ An Lợi về Biên Hòa, tới căn nhà bé nhỏ của Trân trên con đường Trịnh Hoài Đức chỉ để nói với Trân chừng đó. Ít ỏi quá. Nhưng đầy đủ quá. Xưa nay, người ta có nhiều cách tỏ tình. Có người nói thẳng. Có người mượn những dòng chữ. Có người gởi tặng người mình thầm yêu tấm gương với hàng chữ “chân dung của người tôi yêu”. Trân thương sự tỏ tình uy quyền của anh, như nhớ mãi những gì mình đã nói với nhau – trong tư thế hai người bạn tranh luận – hôm ấy. Tiễn anh ra về, Trân hứa : “Trân sẽ làm theo ý mong của anh”. Anh nhìn Trân trìu mến, thật lâu, trong bóng đêm.
Tình yêu chúng mình từ đó. Vượng ơi. Anh An là an ủi đời Trân nhưng anh còn là an ủi lớn lao hơn. Chúng mình mới chỉ nói với nhau trong phạm vi tình bạn, nhưng cùng ngầm hiểu là tình yêu. Hãy tiếp tục như thế Vượng nhé. Hãy tiếp tục với nhau, và nuôi tình yêu ngày một lớn.
Thầy Hiệu trưởng thương, xin cho cái giấy phép dễ dàng. Người chủ tiệm mộc là ba của một người bạn cùng lớp thông cảm, lấy giá rẻ. Anh của một người bạn khác vẽ dùm tấm bảng “Lớp mẫu giáo Huyền Trân” chỉ lấy tiền khung, thiếc. Lối xóm giúp đỡ, giới thiệu được gần ba mươi học trò. Trân khởi nghiệp từ đó.
Nhưng Vượng của Trân. Anh đã đến với Trân vào một buổi tối thật bất ngờ. Anh xuất hiện như một lạ lùng khôn tả. Mấy đứa em Trân kêu rối lên : “Anh Vượng tới, anh Vượng tới”. Con Hồng đòi quà, thằng Chí bá cổ. Anh ngồi trên bàn của học trò Trân, những cái bàn chỉ vừa cao bằng cái ghế bình thường, đen đủi, gầy nhưng ánh mắt cương nghị. Trân rót nước mời và hỏi :
- Anh ở trại tạm cư mới về ?
Anh gật đầu. Uống một ngụm nước rồi mới đáp :
- Chúng tôi đã dời đoàn công tác về An Lợi. Cô nhi viện Long Thành cũ.
- Vậy mà Trân không nghe anh An nói gì cả.
- An chưa biết chuyện này. Sáng nay, nó còn trở lại Bình Dương. Không gặp ai, hỏi thăm, tất nó hiểu.
- Anh ghé lại Biên Hòa chắc có việc ?
- Tôi về bỏ giặt mấy bộ quần áo. Cũng vì nghe tin Trân đã bỏ học. Hơn tháng nay rồi, An không cho tôi biết gì về Trân cả, sau đám tang thầy Bằng.
- Phải, Trân đã nghỉ học và hiện đang là cô giáo. Anh mừng cho Trân chứ ?
Anh đã ngửa mặt lên, lắc đầu. Khá lâu, anh mới nói :
- Tôi không muốn Trân bỏ học chút nào.
- Tại sao ?
- Không hiểu tại sao nữa !
Trân nói nhỏ : “Anh đâu có quyền muốn hay không muốn”. Anh gật đầu :
- Xin lỗi Trân, đáng lẽ tôi phải nói là tôi mong rằng Trân không bỏ học…
- Nhiều khi, miếng ăn quan trọng hơn sự học, anh ạ.
- Miếng ăn của Trân chưa cần.
- Nhưng Trân muốn giúp đỡ gia đình và có chút tự do. Tự do quan trọng hơn miếng ăn…
- Còn gì nữa không ? Tôi nghĩ có một thứ quan trọng hơn mọi thứ…
- Anh cho Trân biết.
Anh bỗng cười :
- Chúng ta đang tranh luận chăng ?
- Nếu anh muốn nghĩ là thế.
- Tôi muốn Trân xác định rõ. Vì tôi chỉ trả lời câu hỏi vừa rồi nếu đây là một cuộc tranh luận, tôi ở một tư thế ngang hàng Trân.
- Vâng, thì chúng ta đang tranh luận.
- Quan trọng hơn tất cả là tình yêu.
Anh Vượng ! Đó có phải là một lời tỏ tình chính thức ? Đẹp mà che giấu được ngại ngùng.
- Trân thấy anh hơi chủ quan. Nếu là anh An, quan trọng hơn tất cả sẽ là lý tưởng.
- Lý tưởng không tình cảm là một thứ lý tưởng chết. Trân nghĩ rằng An không nghĩ đến tình yêu bao giờ sao ? Tôi không tin như thế.
- Chúng ta đang tranh luận hay đang bàn về cá nhân anh An ?
- Xin lỗi Trân. Tôi muốn nói rằng đời sống tình cảm rất quan trọng. Nó ảnh hưởng tất cả, từ sự tự do, lý tưởng đến miếng ăn thường nhật… Nó có thể thay đổi thật nhiều việc…
- Thí dụ ?
- Thí dụ… vì yêu, người ta có thể thay đổi theo người yêu.
Trân đã cười, nửa đùa nửa thực với anh :
- Giả sử anh là người yêu của Trân, Anh bắt Trân phải thay đổi hiện tại thế nào ?
- Không thay đổi mà là cố gắng thêm. Tự học để dự kỳ thi tú tài cuối năm. Tôi nghĩ, điều đó không khó lắm.
Nói xong, anh vội cải chính ngay :
- Tôi vừa nói với tư cách một người bạn. Xin Trân hiểu…
Anh từ An Lợi về Biên Hòa, tới căn nhà bé nhỏ của Trân trên con đường Trịnh Hoài Đức chỉ để nói với Trân chừng đó. Ít ỏi quá. Nhưng đầy đủ quá. Xưa nay, người ta có nhiều cách tỏ tình. Có người nói thẳng. Có người mượn những dòng chữ. Có người gởi tặng người mình thầm yêu tấm gương với hàng chữ “chân dung của người tôi yêu”. Trân thương sự tỏ tình uy quyền của anh, như nhớ mãi những gì mình đã nói với nhau – trong tư thế hai người bạn tranh luận – hôm ấy. Tiễn anh ra về, Trân hứa : “Trân sẽ làm theo ý mong của anh”. Anh nhìn Trân trìu mến, thật lâu, trong bóng đêm.
Tình yêu chúng mình từ đó. Vượng ơi. Anh An là an ủi đời Trân nhưng anh còn là an ủi lớn lao hơn. Chúng mình mới chỉ nói với nhau trong phạm vi tình bạn, nhưng cùng ngầm hiểu là tình yêu. Hãy tiếp tục như thế Vượng nhé. Hãy tiếp tục với nhau, và nuôi tình yêu ngày một lớn.
II
Mình đã đi bên nhau không biết bao nhiêu lần trên con
đường bóng mát ấy. Anh đã bỏ một ngày công tác nơi trại tạm cư. Trân đã
nói dối ba má đến nhà một người bạn. Yêu nhau cởi áo cho nhau, về nhà
dối mẹ qua cầu gió bay. Vượng ơi. Mình có tội lỗi không khi đi chơi với
nhau. Im lặng nhiều hơn trò chuyện. Người ta vẫn bảo tình học trò thơ
mộng. Tình mình như thế là thơ mộng ? Thơ mộng kỳ khôi. Những câu chuyện
mình nói với nhau – thỉnh thoảng – chỉ câu chuyện không dính líu gì
tới vấn đề tình cảm.
- Trân đã nộp đơn thi rồi chứ ?
- Đã xong rồi anh. Nhờ thầy hiệu trưởng giúp, Trân nộp đơn với tư cách một học sinh công lập.
- Bài vở thế nào ?
- Đã xong trọn vẹn một lần. Từ nay tới ngày thi, Trân có thể ôn lại lần thứ nhì.
- Và hy vọng ?
- Trân tin tưởng.
Chuyện học của Trân. Rồi im lặng. Rồi đi tới đi lui. Cây cao bóng mát. Con đường đá sỏi, vắng vẻ. Một lúc, anh đọc thơ. Thi sĩ dữ. Tôi trở về con dốc nhỏ. Một chiều nắng nhạt buồn tênh. Nắng chờn vờn thềm đất đỏ. Gợi hồn tôi nhớ mông mênh. Tôi trở về con dốc nhỏ. Đếm từng viên sỏi tàn dương. Đếm từng tia vàng tuôn đổ. Bám trên loang lổ vôi tường.
- Anh có vẻ thích con dốc nhỏ cổng trường mình lắm thì phải ?
- Tôi có một kỷ niệm khó quên ở đó.
- Anh có thể kể cho Trân nghe được chứ ?
- Câu chuyện có hơi lãng mạn và trẻ con.
- Tức là khi anh còn bé ?
- Khoảng lớp 8, lớp 9 gì đó. Tôi theo một cô nhỏ bên Trần Thượng Xuyên. Cô nhỏ thường đón xe trễ tại đầu con dốc. Tôi ra sớm cũng chịu khó chờ để về cùng xe. Được một năm thì cô nhỏ dọn nhà đi tỉnh khác mất. Tôi vẫn chưa biết tên.
Trân cười bảo anh :
- Anh chẳng khác chàng Trương Chi tình si thổi sáo.
Anh cười. Câu nói duy nhất hôm đó, có liên quan tới tình cảm chúng mình là câu nói của anh sau đó :
- Trân có ghen không ?
Trân cười không đáp. Tiếng chim ríu rít đuổi nhau trên ngọn cây. Tiếng xe ngoài đường thỉnh thoảng vụt qua. Khung cảnh đẹp và thơ mộng quá. Nhưng quanh đi quẩn lại, câu chuyện vẫn không vượt khỏi giới hạn của câu thơ Kiều “Tình trong như đã, mặt ngoài còn e”.
- Bao giờ trường anh mới học lại ?
- Không học lại, nhưng sắp thi cuối năm.
- Như vây, anh sẽ phải cùng các bạn trong đoàn công tác trở về trường để sửa soạn thi ?
- Chúng tôi sẽ chia phiên nhau. Tới ngày thi của người nào, người ấy sẽ về.
- Trân lo sợ cho anh.
- Tôi chưa từng biết thi hỏng.
Nói xong, anh vội tiếp ngay :
- Xin lỗi Trân, tôi vô tình. Tôi quên đã có lần Trân không may.
- Trân không dám trách anh.
Vượng ơi. Trân thích cái tình yêu mờ ảo của chúng ta. Nó thoáng hiện trong những câu đối thoại tầm thường. Không như thứ tình yêu trắng trợn, rẻ tiền trong các vở tuồng xã hội. Anh yêu em. Em yêu anh. Những tiếng ấy nghe nó giả trá, mất hẳn sự thiêng liêng, cao quý. Mỗi con người chỉ có một con tim. Mình đã để trái tim nhìn nhau, mà không nói, như là sợ rằng nếu nói ra, tình yêu sẽ bay đi, tình yêu sẽ vỡ tan. Vượng ơi. Ngày gặp gỡ anh tại nhà Thầy Bằng, bác Trân, gần một năm về trước, có khi nào chúng ta ngờ rằng tình yêu lại đến. Trân ngày nay không còn là một cô nữ sinh ngây thơ ngày xưa nữa. Người con gái biết yêu, kể như đã trưởng thành, dù là trước tuổi pháp lý. Vả, Trân đang sống đời tự lập. Cô giáo Huyền Trân, ca sĩ học trò. Nhiều vị phụ huynh vì mến mà gọi Trân như thế. Họ là khán giả của đêm trình diễn Đại nhạc hội. Một anh phu xe xích lô, một hôm tình cờ Trân đón đi, đã nhìn Trân và hỏi có phải cô là cô nữ sinh hát trường ca hôm trước ? Anh phu xe khen Trân không ngớt – Trân hiểu sự thành thực của anh ta, nhưng trong cái thành thực đó vẫn pha thêm không ít khách sáo – và Vượng biết không, anh ta luôn luôn cằn nhằn cái ông điều khiển, đứng lù lù làm anh ta phải nghiêng qua một bên mới thấy mặt Trân được. Anh Vượng dễ ghét của anh phu xe xích lô, nếu Trân không nghe lời anh, lời Thủy, nhất định bỏ ban hợp ca, thì làm gì Trân được cái vinh dự đó. Lớp mẫu giáo Huyền Trân mở chưa đầy hai tháng mà hầu như mọi người đều biết tiếng. Trân tin rằng phải nhờ cái danh “cô ca sĩ học trò” phần lớn.
- Trân nghe tin Định sẽ tổ chức một buổi công tác cứu trợ tại An Lợi. Chắc thế nào Định cũng nhờ anh giúp đỡ.
- Nếu Định tới, tôi sẽ nhờ An giúp. Tôi đang bận lo công tác dựng nhà cho đồng bào. Đây có lẽ là công tác cuối cùng của chúng tôi trước khi từ giã đồng bào chiến nạn.
- Trân mong rằng ngày công tác Định tổ chức, sẽ có mặt mình. Trân rất muốn biết những gì anh đang làm. Đó là lý tưởng ?
- An đã khiến tôi nghĩ như thế.
Gần trưa, mình mới từ giã nhau trong quyến luyến. Trân trở về nhà để kịp lo cơm trưa cho mấy đứa em. Má Trân tới chơi hỏi :
- Con tới nhà bạn chơi vui chứ ?
Trân đáp :
- Dạ vui.
Trân thấy thẹn khi phải nói dối. Yêu nên phải nói dối. Đó có phải là tội lỗi không Vượng ?
- Trân đã nộp đơn thi rồi chứ ?
- Đã xong rồi anh. Nhờ thầy hiệu trưởng giúp, Trân nộp đơn với tư cách một học sinh công lập.
- Bài vở thế nào ?
- Đã xong trọn vẹn một lần. Từ nay tới ngày thi, Trân có thể ôn lại lần thứ nhì.
- Và hy vọng ?
- Trân tin tưởng.
Chuyện học của Trân. Rồi im lặng. Rồi đi tới đi lui. Cây cao bóng mát. Con đường đá sỏi, vắng vẻ. Một lúc, anh đọc thơ. Thi sĩ dữ. Tôi trở về con dốc nhỏ. Một chiều nắng nhạt buồn tênh. Nắng chờn vờn thềm đất đỏ. Gợi hồn tôi nhớ mông mênh. Tôi trở về con dốc nhỏ. Đếm từng viên sỏi tàn dương. Đếm từng tia vàng tuôn đổ. Bám trên loang lổ vôi tường.
- Anh có vẻ thích con dốc nhỏ cổng trường mình lắm thì phải ?
- Tôi có một kỷ niệm khó quên ở đó.
- Anh có thể kể cho Trân nghe được chứ ?
- Câu chuyện có hơi lãng mạn và trẻ con.
- Tức là khi anh còn bé ?
- Khoảng lớp 8, lớp 9 gì đó. Tôi theo một cô nhỏ bên Trần Thượng Xuyên. Cô nhỏ thường đón xe trễ tại đầu con dốc. Tôi ra sớm cũng chịu khó chờ để về cùng xe. Được một năm thì cô nhỏ dọn nhà đi tỉnh khác mất. Tôi vẫn chưa biết tên.
Trân cười bảo anh :
- Anh chẳng khác chàng Trương Chi tình si thổi sáo.
Anh cười. Câu nói duy nhất hôm đó, có liên quan tới tình cảm chúng mình là câu nói của anh sau đó :
- Trân có ghen không ?
Trân cười không đáp. Tiếng chim ríu rít đuổi nhau trên ngọn cây. Tiếng xe ngoài đường thỉnh thoảng vụt qua. Khung cảnh đẹp và thơ mộng quá. Nhưng quanh đi quẩn lại, câu chuyện vẫn không vượt khỏi giới hạn của câu thơ Kiều “Tình trong như đã, mặt ngoài còn e”.
- Bao giờ trường anh mới học lại ?
- Không học lại, nhưng sắp thi cuối năm.
- Như vây, anh sẽ phải cùng các bạn trong đoàn công tác trở về trường để sửa soạn thi ?
- Chúng tôi sẽ chia phiên nhau. Tới ngày thi của người nào, người ấy sẽ về.
- Trân lo sợ cho anh.
- Tôi chưa từng biết thi hỏng.
Nói xong, anh vội tiếp ngay :
- Xin lỗi Trân, tôi vô tình. Tôi quên đã có lần Trân không may.
- Trân không dám trách anh.
Vượng ơi. Trân thích cái tình yêu mờ ảo của chúng ta. Nó thoáng hiện trong những câu đối thoại tầm thường. Không như thứ tình yêu trắng trợn, rẻ tiền trong các vở tuồng xã hội. Anh yêu em. Em yêu anh. Những tiếng ấy nghe nó giả trá, mất hẳn sự thiêng liêng, cao quý. Mỗi con người chỉ có một con tim. Mình đã để trái tim nhìn nhau, mà không nói, như là sợ rằng nếu nói ra, tình yêu sẽ bay đi, tình yêu sẽ vỡ tan. Vượng ơi. Ngày gặp gỡ anh tại nhà Thầy Bằng, bác Trân, gần một năm về trước, có khi nào chúng ta ngờ rằng tình yêu lại đến. Trân ngày nay không còn là một cô nữ sinh ngây thơ ngày xưa nữa. Người con gái biết yêu, kể như đã trưởng thành, dù là trước tuổi pháp lý. Vả, Trân đang sống đời tự lập. Cô giáo Huyền Trân, ca sĩ học trò. Nhiều vị phụ huynh vì mến mà gọi Trân như thế. Họ là khán giả của đêm trình diễn Đại nhạc hội. Một anh phu xe xích lô, một hôm tình cờ Trân đón đi, đã nhìn Trân và hỏi có phải cô là cô nữ sinh hát trường ca hôm trước ? Anh phu xe khen Trân không ngớt – Trân hiểu sự thành thực của anh ta, nhưng trong cái thành thực đó vẫn pha thêm không ít khách sáo – và Vượng biết không, anh ta luôn luôn cằn nhằn cái ông điều khiển, đứng lù lù làm anh ta phải nghiêng qua một bên mới thấy mặt Trân được. Anh Vượng dễ ghét của anh phu xe xích lô, nếu Trân không nghe lời anh, lời Thủy, nhất định bỏ ban hợp ca, thì làm gì Trân được cái vinh dự đó. Lớp mẫu giáo Huyền Trân mở chưa đầy hai tháng mà hầu như mọi người đều biết tiếng. Trân tin rằng phải nhờ cái danh “cô ca sĩ học trò” phần lớn.
- Trân nghe tin Định sẽ tổ chức một buổi công tác cứu trợ tại An Lợi. Chắc thế nào Định cũng nhờ anh giúp đỡ.
- Nếu Định tới, tôi sẽ nhờ An giúp. Tôi đang bận lo công tác dựng nhà cho đồng bào. Đây có lẽ là công tác cuối cùng của chúng tôi trước khi từ giã đồng bào chiến nạn.
- Trân mong rằng ngày công tác Định tổ chức, sẽ có mặt mình. Trân rất muốn biết những gì anh đang làm. Đó là lý tưởng ?
- An đã khiến tôi nghĩ như thế.
Gần trưa, mình mới từ giã nhau trong quyến luyến. Trân trở về nhà để kịp lo cơm trưa cho mấy đứa em. Má Trân tới chơi hỏi :
- Con tới nhà bạn chơi vui chứ ?
Trân đáp :
- Dạ vui.
Trân thấy thẹn khi phải nói dối. Yêu nên phải nói dối. Đó có phải là tội lỗi không Vượng ?
III
Thủy uống nguyên một ống thuốc an thần. Nhỏ bạn của
Trân dại dột quá Vượng ạ. May mà người nhà biết kịp. Nhỏ đang nằm trong
bệnh viện. Người xanh và yếu hẳn sau khi nơi đây rửa ruột. Ba má Thủy
nói nhỏ giận lẫy người lớn, đã mắng nhỏ bỏ đi chơi suốt một buổi chiều
mà không cho ai hay biết. Trân không tin Thủy hành động với lý do như
thế. Trân đợi lúc vắng người, quyết tìm hiểu cho ra sự thực. Thủy muốn
giấu, nhưng rồi cuối cùng nhỏ cũng tâm sự thực. Trân hỏi :
- Tại sao Thủy lại bỏ đi lang thang suốt cả buổi chiều ?
Thủy đáp mà ứa nước mắt :
- Sáng hôm ấy, Thủy thấy anh An chở một người con gái.
Vượng. Con gái ghen thì dễ sợ lắm, anh ạ. Đừng bao giờ nói đến chữ ngờ ở những trường hợp này. Thủy vẫn thường được mọi người khen là hiếu để. Khi Trân có quyết định ra đi, Thủy biết được, nhỏ có nói với Trân, dù sao thì tình cha nghĩa mẹ vẫn hơn. Nhưng nhỏ đã định hủy mình. Tình yêu ươm tươi sự sống. Nhưng ghen nhiều khi giết chết sự sống. Tỉnh lỵ xôn xao khi nhà báo lấy được tin, đăng với hàng tựa đậm. Thủy khóc mà nói với Trân :
- Tao hối hận quá. Tao đã làm buồn lòng ba má tao.
Trân an ủi bạn :
- Tao sẽ hỏi lại anh An cho ra lẽ. Tuy nhiên, tao không tin rằng người con gái kia có liên hệ tình cảm với anh ấy.
- Không mà vòng tay ôm ngang lưng.
Trân muốn bật cười. Trân nhớ đến một bài hát vui thường hát trong những buổi sinh hoạt. Và thật khôi hài, Thủy là người đề nghị hát bài đó hơn ai cả. Bài hát có câu “Yêu nhau đâu cứ phải ngồi sau xe, ngồi sau xe chứ ngồi sau xe, chưa chắc đã là thương nhau”. Trân nói với Thủy :
- Không phải Trân bênh anh. Nhưng Trân tin rằng anh An chưa hề nghĩ đến người con gái nào. Có thể cô kia chỉ là bạn cùng đoàn công tác với anh ấy.
Thủy lắc đầu :
- Dù thế nào đi nữa thì tao cũng đã quyết quên đi. Tao muốn làm một người con ngoan hơn làm một người tình si.
Thủy nói thế nhưng sau đó thì lại khác. Có phải con gái thường thiếu cương quyết không anh ? Trân muốn làm ông Tơ bà Nguyệt. Trân muốn rằng mình nghĩ đúng, để khỏi gợn dù một chút tư tưởng xấu nào về anh An. Do đó, ngay ngày cuối tuần, khi anh An về, Trân cho anh biết ngay cớ sự. Trân nói :
- Đối với mọi người thì Thủy tự tử vì bị ba má la rầy, nhưng sự thực mà chỉ có Thủy, em và bây giờ là anh biết, là Thủy tìm cái chết dại dột là vì anh.
- Thủy dại quá. Và nông nổi nữa. Tao không ngờ.
- Nhưng cô gái là một người bạn trong đoàn công tác của anh chứ ?
- Nếu Thủy biết nghĩ như mày !
- Em mừng vì mình đoán đúng.
- Chị Phượng học cùng lớp tao trên Đại học. Hôm đó, tao chở chị về Biên Hòa sắm thêm một ít dụng cụ bếp nước. Chị nhát đi xe gắn máy nên phải ôm lưng tao. Chỉ có thế thôi.
- Nhưng Thủy đã ghen. Nó yêu anh, điều đó chắc anh đã biết từ lâu rồi chứ ?
Anh An chép miệng, đáp nhỏ :
- Tao biết chứ.
- Em sẽ cho Thủy biết sự thực. Tuy nhiên, em cũng mong rằng anh cho Thủy biết rõ lòng anh đối với nó…
Anh An không nói gì thêm. Tối hôm đó, khi Trân bảo đến nhà Thủy chơi, anh vội đưa cho Trân một cuốn sổ nhỏ và nói : “Nhờ mày đưa cho Thủy đọc tập này”. Rồi như thẹn thùng, anh quay trở lại phòng thật nhanh. Thủy và Trân ngồi trong phòng riêng của Thủy. Nhỏ lấy cuốn tập anh An gởi ra đọc. Và nhỏ khóc ngon lành. Em lấy cuốn tập nhỏ, hỏi bạn :
- Tao đọc được chứ, Thủy ?
Thủy gật đầu nhẹ. Trân lật cuốn tập. Những dòng chữ quen thuộc của anh An giúp Trân hiểu mọi chuyện. Thủy đã khóc vì sung sướng, Vượng ạ. Bây giờ thì Trân phải nhận là anh nghĩ đúng. Anh An đã yêu chứ không phải còn dửng dưng như Trân tưởng. Nhưng anh kín đáo quá. Anh âm thầm quá. Anh nghĩ đến Thủy từ ngày còn học tại Ngô Quyền. Anh vẫn ước mong được tiến tới với Thủy. Nhưng anh cũng lo sợ Thủy không thể đợi đến ngày anh ra trường. Anh yêu, và không muốn người yêu phải đau buồn vì chờ đợi. Đó là lý do anh câm lặng bấy lâu nay.
Vượng ơi. Tình yêu trăm nghìn bộ mặt. Thật khó lường, thật khó ngờ. Nhìn Thủy khóc mà lòng Trân mở hội. Tình yêu giữa Thủy và anh An đã mở ngõ. Thủy nói :
- Tao chờ anh An được mà. Tại sao anh không cho tao biết sớm ?
Những lời trách trong tình yêu nồng thắm mà chan chứa ý nghĩa. Trân bỗng muốn trêu Thủy. Trân cất tiếng hát nho nhỏ : “Yêu nhau đâu cứ phải giận nhau. Giận nhau chưa chắc đã yêu nhau thứ thiệt…”. Thủy nín khóc, cười méo mó dễ thương. Nhỏ nói khẽ với Trân :
- Đừng cho ai biết chuyện này nghe Trân.
Trân đã hứa với bạn. Nhưng Trân kể lại với anh. Trân thất hứa vì sao, anh biết chứ, anh Vượng ?
- Tại sao Thủy lại bỏ đi lang thang suốt cả buổi chiều ?
Thủy đáp mà ứa nước mắt :
- Sáng hôm ấy, Thủy thấy anh An chở một người con gái.
Vượng. Con gái ghen thì dễ sợ lắm, anh ạ. Đừng bao giờ nói đến chữ ngờ ở những trường hợp này. Thủy vẫn thường được mọi người khen là hiếu để. Khi Trân có quyết định ra đi, Thủy biết được, nhỏ có nói với Trân, dù sao thì tình cha nghĩa mẹ vẫn hơn. Nhưng nhỏ đã định hủy mình. Tình yêu ươm tươi sự sống. Nhưng ghen nhiều khi giết chết sự sống. Tỉnh lỵ xôn xao khi nhà báo lấy được tin, đăng với hàng tựa đậm. Thủy khóc mà nói với Trân :
- Tao hối hận quá. Tao đã làm buồn lòng ba má tao.
Trân an ủi bạn :
- Tao sẽ hỏi lại anh An cho ra lẽ. Tuy nhiên, tao không tin rằng người con gái kia có liên hệ tình cảm với anh ấy.
- Không mà vòng tay ôm ngang lưng.
Trân muốn bật cười. Trân nhớ đến một bài hát vui thường hát trong những buổi sinh hoạt. Và thật khôi hài, Thủy là người đề nghị hát bài đó hơn ai cả. Bài hát có câu “Yêu nhau đâu cứ phải ngồi sau xe, ngồi sau xe chứ ngồi sau xe, chưa chắc đã là thương nhau”. Trân nói với Thủy :
- Không phải Trân bênh anh. Nhưng Trân tin rằng anh An chưa hề nghĩ đến người con gái nào. Có thể cô kia chỉ là bạn cùng đoàn công tác với anh ấy.
Thủy lắc đầu :
- Dù thế nào đi nữa thì tao cũng đã quyết quên đi. Tao muốn làm một người con ngoan hơn làm một người tình si.
Thủy nói thế nhưng sau đó thì lại khác. Có phải con gái thường thiếu cương quyết không anh ? Trân muốn làm ông Tơ bà Nguyệt. Trân muốn rằng mình nghĩ đúng, để khỏi gợn dù một chút tư tưởng xấu nào về anh An. Do đó, ngay ngày cuối tuần, khi anh An về, Trân cho anh biết ngay cớ sự. Trân nói :
- Đối với mọi người thì Thủy tự tử vì bị ba má la rầy, nhưng sự thực mà chỉ có Thủy, em và bây giờ là anh biết, là Thủy tìm cái chết dại dột là vì anh.
- Thủy dại quá. Và nông nổi nữa. Tao không ngờ.
- Nhưng cô gái là một người bạn trong đoàn công tác của anh chứ ?
- Nếu Thủy biết nghĩ như mày !
- Em mừng vì mình đoán đúng.
- Chị Phượng học cùng lớp tao trên Đại học. Hôm đó, tao chở chị về Biên Hòa sắm thêm một ít dụng cụ bếp nước. Chị nhát đi xe gắn máy nên phải ôm lưng tao. Chỉ có thế thôi.
- Nhưng Thủy đã ghen. Nó yêu anh, điều đó chắc anh đã biết từ lâu rồi chứ ?
Anh An chép miệng, đáp nhỏ :
- Tao biết chứ.
- Em sẽ cho Thủy biết sự thực. Tuy nhiên, em cũng mong rằng anh cho Thủy biết rõ lòng anh đối với nó…
Anh An không nói gì thêm. Tối hôm đó, khi Trân bảo đến nhà Thủy chơi, anh vội đưa cho Trân một cuốn sổ nhỏ và nói : “Nhờ mày đưa cho Thủy đọc tập này”. Rồi như thẹn thùng, anh quay trở lại phòng thật nhanh. Thủy và Trân ngồi trong phòng riêng của Thủy. Nhỏ lấy cuốn tập anh An gởi ra đọc. Và nhỏ khóc ngon lành. Em lấy cuốn tập nhỏ, hỏi bạn :
- Tao đọc được chứ, Thủy ?
Thủy gật đầu nhẹ. Trân lật cuốn tập. Những dòng chữ quen thuộc của anh An giúp Trân hiểu mọi chuyện. Thủy đã khóc vì sung sướng, Vượng ạ. Bây giờ thì Trân phải nhận là anh nghĩ đúng. Anh An đã yêu chứ không phải còn dửng dưng như Trân tưởng. Nhưng anh kín đáo quá. Anh âm thầm quá. Anh nghĩ đến Thủy từ ngày còn học tại Ngô Quyền. Anh vẫn ước mong được tiến tới với Thủy. Nhưng anh cũng lo sợ Thủy không thể đợi đến ngày anh ra trường. Anh yêu, và không muốn người yêu phải đau buồn vì chờ đợi. Đó là lý do anh câm lặng bấy lâu nay.
Vượng ơi. Tình yêu trăm nghìn bộ mặt. Thật khó lường, thật khó ngờ. Nhìn Thủy khóc mà lòng Trân mở hội. Tình yêu giữa Thủy và anh An đã mở ngõ. Thủy nói :
- Tao chờ anh An được mà. Tại sao anh không cho tao biết sớm ?
Những lời trách trong tình yêu nồng thắm mà chan chứa ý nghĩa. Trân bỗng muốn trêu Thủy. Trân cất tiếng hát nho nhỏ : “Yêu nhau đâu cứ phải giận nhau. Giận nhau chưa chắc đã yêu nhau thứ thiệt…”. Thủy nín khóc, cười méo mó dễ thương. Nhỏ nói khẽ với Trân :
- Đừng cho ai biết chuyện này nghe Trân.
Trân đã hứa với bạn. Nhưng Trân kể lại với anh. Trân thất hứa vì sao, anh biết chứ, anh Vượng ?
IV
Trân đến địa điểm tập hợp từ 6 giờ sáng. Trời còn
sớm, ẩm sương. Đứng nơi đầu con dốc nhỏ đợi các bạn, Trân thấy cô đơn
quá. Giờ này tại An Lợi, anh đang làm gì ? Anh đã thức dậy, lo cắt đặt
công tác cho các bạn hay đang giở chồng cours, đọc sơ qua vài bài học ?
Chỉ còn nửa tháng nữa là đến ngày thi phần nhất. Trân không lo sợ hồi
hộp như năm rồi, mà Trân nôn nóng chờ mong. Trân muốn được hoàn trả món
nợ học vấn càng sớm càng tốt. Để chứng tỏ cho mọi người biết rằng Trân
vẫn cố học dù đã ra đời, nhưng nhất là, để chứng minh sự cố gắng của
Trân đối với anh. Nghe anh An nói, anh đã qua kỳ thi viết như anh ấy,
anh đang chờ vào thực tập. Trân mừng và thầm cầu nguyện cả anh cùng anh
An cùng đậu. Có thế mới tỏ rõ trời đất chí công và giúp các anh có điều
kiện dễ dàng hơn trong những việc làm sắp tới. Người lớn, luôn luôn lo
lắng cho con em, không muốn cho con em làm bất cứ việc gì có thể ảnh
hưởng không tốt đến việc học. Tuổi trẻ, những người muốn làm việc này,
việc nọ, chỉ có một cách cố học, không để vấp ngã một chặng nào, mới lấy
được lòng tin của người lớn.
Thủy, Quỳnh, Hồng đến một lượt với nhau trên chiếc xe gắn máy của Quỳnh. Thắng xe không ăn lắm, lết xuống con dốc nhỏ khiến cả ba kêu oái oái. May mà dừng kịp trước khi đụng phải cánh cổng trường cách không đầy một thước. Các nam nữ sinh ghi tên trong đoàn công tác cũng lục đục tới trước cổng trường. Thủy mặc âu phục. Nhỏ hỏi Trân :
- Coi được không, nhỏ ?
- Đẹp lắm. Gọn gàng nữa. Có lẽ tao cũng phải may một bộ như mày mới được.
- Để đi công tác ?
- Chứ gì.
- Mày làm như công tác kỳ này sẵn sàng lắm vậy. Mấy năm mới có một lần chứ bộ.
Hồng hỏi :
- Anh An đâu ?
- Anh ấy ở An Lợi đợi sẵn. Định đã liên lạc với anh ấy. Chút nữa hỏi Định thì biết ngay. Nhưng mà Quỳnh, mày định đi xuống An Lợi bằng xe gắn máy hả ?
- Ừ, tao có người quen dưới ấy. Đem xe theo để tiện bắt liên lạc, công tác xong tụi mình kéo tới vườn cây người đó phá chơi.
Cả bọn vỗ tay reo mừng. Định tới với chiếc xe cam nhông mượn được của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn. Giáo sư L. cầm máy phóng thanh nói lớn :
- Các em học sinh đứng vào từng toán như đã phân chia để điểm danh rồi lên xe.
Tiếng điểm danh từng toán vang lên. Chen lấn nhau và chen lấn với những tiếng cười nói ồn ào. Hồng hỏi Định :
- Mấy giờ mình về anh Định ?
Định cười :
- Chưa đi mà chị đã đòi về rồi à ? Khoảng ba, bốn giờ chiều.
Hồng xí một tiếng :
- Người ta hỏi cho biết chứ bộ !
Định cười nói huề rồi lo cho các toán lên xe. Con trai leo xe như khỉ trong lúc bọn nữ sinh luống cuống buồn cười. Anh tài xế vui vẻ nói với tất cả trước khi lên xe mở máy :
- Giữ thành xe cho chắc nghe quý vị. Coi chừng xe thắng gấp thì té nhào cả bọn đó.
Thủy nói lớn :
- Cám ơn anh đã báo trước.
Quỳnh tiếp :
- Nhưng hy vọng anh không thắng gấp !
Tiếng hát vang lên lồng lộng trong gió. “Đoàn người tưng bừng về trong cơn gió, hồn như đám mây trắng lững lờ, giang hồ không bờ không bến đẹp như kiếp Bô-ê-miên…” Gió mát đến lạnh. Tóc bọn con gái rối tung. Đến ngã ba Tam Hiệp xa lộ thì xe thắng gấp. Lần thứ nhất. Bọn nam sinh hú lên khoái chí trong khi bọn nữ sinh la rền trời. Lúc xe bon bon trên xa lộ, tự nhiên nam nữ chia đôi, con trai về một phía, con gái phía khác. Định cầm đầu phe con trai, thách thức :
- Hai bên hát đua. Bên này hát xong một bài thì bên kia phải hát tiếp một bài tức thì. Chậm trễ một chút kể là thua.
Rồi không đợi bên nữ sinh đồng ý, Định bắt giọng cho các bạn hát ngay : Ôi tổ quốc ta đã nghe lời réo gọi, trong tiếng hờn trong máu lửa ngợp trời, từng giây nghe quê hương xót xa đầy trong cơn thê lương…
Phe nữ sinh hướng cả về phía Trân chờ đợi. Trân cười bảo các bạn yên chí, mình sẽ thắng. Những ù ú u u ù bên con trai vừa dứt, xe đã tới ngã tư xa lộ Vũng Tàu, Trân bắt giọng : Tôi đi từ Ải Nam Quan… Giọng hát của phe nữ sinh vang lên giữa những ánh mắt ngạc nhiên của khách lạ bên đường. Bên con trai có những tiếng chỉ trích :
- Ăn gian, không giao hát trường ca…
Bên con gái vẫn hát. Thủy nói vọng qua :
- Ai bảo không giao trước, rán chịu.
Đến bài thứ ba của cả hai phe thì đến địa điểm. Định ra dấu cho các bạn ngưng hát rồi tự tuyên bố thắng cuộc :
- Phe con trai thắng vì hát ba bài khác nhau trong khi phe con gái tuy hát ba lần nhưng chỉ là một bài. Hoan hô phe ta…
Bọn con gái phản đối ầm ĩ. Giáo sư L. không hiểu rõ đầu đuôi nhưng cũng cười vui. Anh An đứng chờ sẵn, hỏi :
- Có chuyện gì mà vui thế ? Quý vị ?
Định khoe :
- Tụi em chia phe hát thi và phe con trai toàn thắng…
Hồng kêu :
- Ăn gian mà vinh dự gì.
Trân nhận thấy Định luôn luôn tính toán. Định có vẻ là một con người mưu cơ, nhiều khi đến quỷ quyệt. Nếu Định được hướng đúng đường thì với bộ óc ghê gớm đó, Định làm được nhiều việc đáng kể.
Con đường dẫn vào trại tạm cư gồ ghề. Chiếc xe chạy chậm, lo tránh đồng bào và trẻ nít đi ngược chiều. Hai người lính gác cổng hạ sợi dây xích ngăn xe xuống, cười chào đón đoàn công tác. Vượng của Trân và một người trung niên mặc quần áo đen tiến ra tiếp giáo sư L. và Định. Người trung niên được giới thiệu là trưởng trại tạm cư, bắt tay giáo sư L. và Định. Bàn bạc với nhau một lúc thì anh trở lại với bọn học sinh :
- Hôm nay, chúng mình có hai việc để làm. Việc thứ nhất là phân phát phẩm vật cho đồng bào tại một số trại. Việc thứ nhì là giúp đoàn công tác chúng tôi dựng sườn dãy nhà cho đồng bào sắp từ Bình Dương về. Yêu cầu các bạn chia làm hai toán. Các bạn có thể tìm bạn bè mình thích đi chung một toán, nhưng dù sao thì số lượng hai toán cũng phải ngang nhau.
Học sinh nam nữ phân chia xong xuôi, Thủy, Hồng, Quỳnh và Trân còn dùng dằng chưa quyết. Trân hỏi anh An :
- Anh dẫn toán nào ?
Anh An đáp :
- Tao đi với toán dựng nhà.
Trân đẩy Thủy về phía anh, nói nhỏ vào tai người bạn gái : “Về phe ổng đi”. Thủy kéo theo Hồng, Hồng níu Quỳnh. Cuối cùng, Trân đâm ra lạc lõng. Toán anh An, với Hồng, Thủy, Quỳnh trở nên đông hơn toán của anh. Định nói :
- Bên đó đông quá, yêu cầu chị Trân qua bên này…
Thế là Thủy được dịp trả miếng Trân : “Về phe ổng đi”.
Công tác ở An Lợi không khác việc ở Bình Dương là mấy. Có khác chăng là nơi đây phần đông là đồng bào thiểu số, Thượng, Miên. Những người dân thiểu số thật hiền lành, chất phác, nhận từng phẩm vật trao tặng không kêu nài, chê bai gì cả. Định vừa làm việc, vừa kể cho Trân nghe :
- Hồi nãy, tôi phát cho một bác người Thượng cục xà bông thơm, bác ấy trợn mắt nói với tôi rằng : “Bộ cậu chê tui ở dơ lắm sao mà cho tui xà bông ? “. Tôi đành xin lỗi cho xong. Chị nhớ lấy điều đó nghe.
Trân cũng vui miệng kể lại :
- Thì mới rồi đây, Trân phát cho một chị người Miên một bộ quần áo… đàn ông. Chị ấy đem trả và nói : “Cái này làm sao tôi bận ?”.
Anh đang đào hố rác với một số nam sinh, ngừng tay hỏi :
- Ở đây có tay nào viết bài đăng báo không ?
- Chi vậy anh ?
- Để làm một màn phỏng vấn mọi người. Mỗi người chỉ cần kể một kỷ niệm của mình cũng đủ để viết thành một bài báo dài giá trị rồi…
Giáo sư L. cũng góp tiếng :
- Theo tôi nghĩ, kỷ niệm để giữ riêng vẫn quý hơn…
Tự nhiên Trân nhớ đến buổi sáng đi chơi với anh ở Thủ Đức, Trân cười. Nhìn về phía anh, Trân cũng bắt gặp anh cười. Bốn mắt nhìn nhau đồng lõa.
Đột nhiên, trong bầu không gian vắng lặng mà vui tươi với công việc làm không ngơi tay, mà tiếng chuyện trò cũng không ngớt, một tiếng nổ vang lên dữ dội. Tất cả ngừng tay làm việc hỏi nhau :
- Chuyện gì vậy ?
Anh nhíu mày hướng về phía tiếng nổ, cũng là hướng toán anh An dựng nhà. Anh nói :
- Có lẽ một trái nổ cũ, khi nơi này còn là vùng giao tranh phát nổ… Không hiểu có ai bị nạn không?
Trân bỗng thấy mí mắt giựt mấy cái. Rồi trong tầm mắt Trân, một đám đông từ xa kéo lại. Những gương mặt học sinh tái xanh nhớn nhác chạy nhanh về phía Trân. Một em nữ sinh vừa nói vừa run :
- Lựu đạn nổ hai ba người bị thương…
Trân chạy lại phía đám đông đang khiêng những người bị nạn. Anh cũng chạy lại. Trân kêu lên thất thanh :
- Anh An ơi ! Anh có sao không ?
Anh An, trong tay hai học sinh mười một, phía trước ngực đẫm máu, khẽ lắc đầu và gượng nói :
- Nhẹ thôi, chắc không sao.
Anh đỡ anh An vào trong lều. Ba học sinh nam nữ khác cũng được chuyển vào. Tương đối, các em này nhẹ hơn. Lộc bị xây xát nơi khuỷu tay vì tiếng nổ làm em sợ quá, té nhào xuống đất. Quát bị một miểng nhỏ nơi chân. Thân bị hai vết sau lưng. Riêng anh An, bốn năm vết lớn nơi ngực, một miểng nơi tay. Trân khóc nhìn anh băng bó cho anh mình. Giáo sư L. lo lắng cho Lộc, Quát, Thân. Quát kể :
- Em đang chặt một nhánh cây thì vướng phải một sợi dây, em dằng đứt dây mới thấy trái lựu đạn rơi xuống. Anh An đứng gần đó nghe em kêu chạy ngay lại, đẩy em về phía sau và lấy chân đá trái đạn đi. Nhưng nó đang lưng chừng không thì nổ…
Anh An nói với anh :
- Mày lo tiếp tục công việc. Để tao nghỉ được rồi.
Trân hỏi :
- Anh liệu có sao không ? Em lo quá.
- Không sao. Lựu đạn loại thường, Vượng đã lấy mảnh ra hết.
Công việc bị ngưng trệ đến gần tiếng đồng hồ mới tiếp tục. Nhưng từ đó trở đi, việc có vẻ uể oải hẳn. Mọi người xoay quanh vụ nổ. Anh cho biết thỉnh thoảng nơi đây vẫn xảy ra một vụ tương tự. Tuy nhiên, may mắn là chưa lần nào nguy hiểm đến chết người. Trân bỗng dưng lo sợ vu vơ. Anh An đã bị nạn. Rồi một ngày nào, đến lượt anh ?
Hai giờ rưỡi, giáo sư L. ra lệnh trở về. Vị giáo sư trẻ, có tiếng là nhiệt huyết trong trường ít nói hẳn. Có lẽ ông mải lo đến việc phải trình bày cho gia đình ba học sinh bị nạn hiểu rõ tai nạn của chuyến đi. Định cũng không dấu được vẻ bồn chồn, lo lắng. Quỳnh nói :
- Thôi, bỏ vụ đi vườn nghe tụi bây.
Không đứa nào phản đối cả. Anh An không chịu về, đòi ở lại trại. Anh cũng căn dặn Trân không nên nói cho ba má biết, sợ ba má buồn. Anh tin tưởng vết thương sẽ mau lành, tuần sau trở về, người nhà sẽ không còn thấy gì nữa. Lúc tiễn đoàn công tác ra xe, Trân đã tần ngần nhìn Vượng. Như hiểu ý Trân, anh đã nói :
- Mỗi người đều có một số phần. Trân lo lắng cũng vậy thôi. Mình ăn ở hiền lành, chắc trời chẳng hại.
Rồi anh pha trò cốt để Trân vui :
- Có lẽ An nó có làm điều gì quấy nên bị trời phạt đó, Trân à.
Xe chạy nhanh trên đường trường. Nhưng không có tiếng hát nào vang lên cả. Cũng như tất cả, Trân nghĩ đến vụ nổ. Trân lo cho anh An. Và thầm lo cho cả anh nữa. Vượng ơi.
Thủy, Quỳnh, Hồng đến một lượt với nhau trên chiếc xe gắn máy của Quỳnh. Thắng xe không ăn lắm, lết xuống con dốc nhỏ khiến cả ba kêu oái oái. May mà dừng kịp trước khi đụng phải cánh cổng trường cách không đầy một thước. Các nam nữ sinh ghi tên trong đoàn công tác cũng lục đục tới trước cổng trường. Thủy mặc âu phục. Nhỏ hỏi Trân :
- Coi được không, nhỏ ?
- Đẹp lắm. Gọn gàng nữa. Có lẽ tao cũng phải may một bộ như mày mới được.
- Để đi công tác ?
- Chứ gì.
- Mày làm như công tác kỳ này sẵn sàng lắm vậy. Mấy năm mới có một lần chứ bộ.
Hồng hỏi :
- Anh An đâu ?
- Anh ấy ở An Lợi đợi sẵn. Định đã liên lạc với anh ấy. Chút nữa hỏi Định thì biết ngay. Nhưng mà Quỳnh, mày định đi xuống An Lợi bằng xe gắn máy hả ?
- Ừ, tao có người quen dưới ấy. Đem xe theo để tiện bắt liên lạc, công tác xong tụi mình kéo tới vườn cây người đó phá chơi.
Cả bọn vỗ tay reo mừng. Định tới với chiếc xe cam nhông mượn được của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn. Giáo sư L. cầm máy phóng thanh nói lớn :
- Các em học sinh đứng vào từng toán như đã phân chia để điểm danh rồi lên xe.
Tiếng điểm danh từng toán vang lên. Chen lấn nhau và chen lấn với những tiếng cười nói ồn ào. Hồng hỏi Định :
- Mấy giờ mình về anh Định ?
Định cười :
- Chưa đi mà chị đã đòi về rồi à ? Khoảng ba, bốn giờ chiều.
Hồng xí một tiếng :
- Người ta hỏi cho biết chứ bộ !
Định cười nói huề rồi lo cho các toán lên xe. Con trai leo xe như khỉ trong lúc bọn nữ sinh luống cuống buồn cười. Anh tài xế vui vẻ nói với tất cả trước khi lên xe mở máy :
- Giữ thành xe cho chắc nghe quý vị. Coi chừng xe thắng gấp thì té nhào cả bọn đó.
Thủy nói lớn :
- Cám ơn anh đã báo trước.
Quỳnh tiếp :
- Nhưng hy vọng anh không thắng gấp !
Tiếng hát vang lên lồng lộng trong gió. “Đoàn người tưng bừng về trong cơn gió, hồn như đám mây trắng lững lờ, giang hồ không bờ không bến đẹp như kiếp Bô-ê-miên…” Gió mát đến lạnh. Tóc bọn con gái rối tung. Đến ngã ba Tam Hiệp xa lộ thì xe thắng gấp. Lần thứ nhất. Bọn nam sinh hú lên khoái chí trong khi bọn nữ sinh la rền trời. Lúc xe bon bon trên xa lộ, tự nhiên nam nữ chia đôi, con trai về một phía, con gái phía khác. Định cầm đầu phe con trai, thách thức :
- Hai bên hát đua. Bên này hát xong một bài thì bên kia phải hát tiếp một bài tức thì. Chậm trễ một chút kể là thua.
Rồi không đợi bên nữ sinh đồng ý, Định bắt giọng cho các bạn hát ngay : Ôi tổ quốc ta đã nghe lời réo gọi, trong tiếng hờn trong máu lửa ngợp trời, từng giây nghe quê hương xót xa đầy trong cơn thê lương…
Phe nữ sinh hướng cả về phía Trân chờ đợi. Trân cười bảo các bạn yên chí, mình sẽ thắng. Những ù ú u u ù bên con trai vừa dứt, xe đã tới ngã tư xa lộ Vũng Tàu, Trân bắt giọng : Tôi đi từ Ải Nam Quan… Giọng hát của phe nữ sinh vang lên giữa những ánh mắt ngạc nhiên của khách lạ bên đường. Bên con trai có những tiếng chỉ trích :
- Ăn gian, không giao hát trường ca…
Bên con gái vẫn hát. Thủy nói vọng qua :
- Ai bảo không giao trước, rán chịu.
Đến bài thứ ba của cả hai phe thì đến địa điểm. Định ra dấu cho các bạn ngưng hát rồi tự tuyên bố thắng cuộc :
- Phe con trai thắng vì hát ba bài khác nhau trong khi phe con gái tuy hát ba lần nhưng chỉ là một bài. Hoan hô phe ta…
Bọn con gái phản đối ầm ĩ. Giáo sư L. không hiểu rõ đầu đuôi nhưng cũng cười vui. Anh An đứng chờ sẵn, hỏi :
- Có chuyện gì mà vui thế ? Quý vị ?
Định khoe :
- Tụi em chia phe hát thi và phe con trai toàn thắng…
Hồng kêu :
- Ăn gian mà vinh dự gì.
Trân nhận thấy Định luôn luôn tính toán. Định có vẻ là một con người mưu cơ, nhiều khi đến quỷ quyệt. Nếu Định được hướng đúng đường thì với bộ óc ghê gớm đó, Định làm được nhiều việc đáng kể.
Con đường dẫn vào trại tạm cư gồ ghề. Chiếc xe chạy chậm, lo tránh đồng bào và trẻ nít đi ngược chiều. Hai người lính gác cổng hạ sợi dây xích ngăn xe xuống, cười chào đón đoàn công tác. Vượng của Trân và một người trung niên mặc quần áo đen tiến ra tiếp giáo sư L. và Định. Người trung niên được giới thiệu là trưởng trại tạm cư, bắt tay giáo sư L. và Định. Bàn bạc với nhau một lúc thì anh trở lại với bọn học sinh :
- Hôm nay, chúng mình có hai việc để làm. Việc thứ nhất là phân phát phẩm vật cho đồng bào tại một số trại. Việc thứ nhì là giúp đoàn công tác chúng tôi dựng sườn dãy nhà cho đồng bào sắp từ Bình Dương về. Yêu cầu các bạn chia làm hai toán. Các bạn có thể tìm bạn bè mình thích đi chung một toán, nhưng dù sao thì số lượng hai toán cũng phải ngang nhau.
Học sinh nam nữ phân chia xong xuôi, Thủy, Hồng, Quỳnh và Trân còn dùng dằng chưa quyết. Trân hỏi anh An :
- Anh dẫn toán nào ?
Anh An đáp :
- Tao đi với toán dựng nhà.
Trân đẩy Thủy về phía anh, nói nhỏ vào tai người bạn gái : “Về phe ổng đi”. Thủy kéo theo Hồng, Hồng níu Quỳnh. Cuối cùng, Trân đâm ra lạc lõng. Toán anh An, với Hồng, Thủy, Quỳnh trở nên đông hơn toán của anh. Định nói :
- Bên đó đông quá, yêu cầu chị Trân qua bên này…
Thế là Thủy được dịp trả miếng Trân : “Về phe ổng đi”.
Công tác ở An Lợi không khác việc ở Bình Dương là mấy. Có khác chăng là nơi đây phần đông là đồng bào thiểu số, Thượng, Miên. Những người dân thiểu số thật hiền lành, chất phác, nhận từng phẩm vật trao tặng không kêu nài, chê bai gì cả. Định vừa làm việc, vừa kể cho Trân nghe :
- Hồi nãy, tôi phát cho một bác người Thượng cục xà bông thơm, bác ấy trợn mắt nói với tôi rằng : “Bộ cậu chê tui ở dơ lắm sao mà cho tui xà bông ? “. Tôi đành xin lỗi cho xong. Chị nhớ lấy điều đó nghe.
Trân cũng vui miệng kể lại :
- Thì mới rồi đây, Trân phát cho một chị người Miên một bộ quần áo… đàn ông. Chị ấy đem trả và nói : “Cái này làm sao tôi bận ?”.
Anh đang đào hố rác với một số nam sinh, ngừng tay hỏi :
- Ở đây có tay nào viết bài đăng báo không ?
- Chi vậy anh ?
- Để làm một màn phỏng vấn mọi người. Mỗi người chỉ cần kể một kỷ niệm của mình cũng đủ để viết thành một bài báo dài giá trị rồi…
Giáo sư L. cũng góp tiếng :
- Theo tôi nghĩ, kỷ niệm để giữ riêng vẫn quý hơn…
Tự nhiên Trân nhớ đến buổi sáng đi chơi với anh ở Thủ Đức, Trân cười. Nhìn về phía anh, Trân cũng bắt gặp anh cười. Bốn mắt nhìn nhau đồng lõa.
Đột nhiên, trong bầu không gian vắng lặng mà vui tươi với công việc làm không ngơi tay, mà tiếng chuyện trò cũng không ngớt, một tiếng nổ vang lên dữ dội. Tất cả ngừng tay làm việc hỏi nhau :
- Chuyện gì vậy ?
Anh nhíu mày hướng về phía tiếng nổ, cũng là hướng toán anh An dựng nhà. Anh nói :
- Có lẽ một trái nổ cũ, khi nơi này còn là vùng giao tranh phát nổ… Không hiểu có ai bị nạn không?
Trân bỗng thấy mí mắt giựt mấy cái. Rồi trong tầm mắt Trân, một đám đông từ xa kéo lại. Những gương mặt học sinh tái xanh nhớn nhác chạy nhanh về phía Trân. Một em nữ sinh vừa nói vừa run :
- Lựu đạn nổ hai ba người bị thương…
Trân chạy lại phía đám đông đang khiêng những người bị nạn. Anh cũng chạy lại. Trân kêu lên thất thanh :
- Anh An ơi ! Anh có sao không ?
Anh An, trong tay hai học sinh mười một, phía trước ngực đẫm máu, khẽ lắc đầu và gượng nói :
- Nhẹ thôi, chắc không sao.
Anh đỡ anh An vào trong lều. Ba học sinh nam nữ khác cũng được chuyển vào. Tương đối, các em này nhẹ hơn. Lộc bị xây xát nơi khuỷu tay vì tiếng nổ làm em sợ quá, té nhào xuống đất. Quát bị một miểng nhỏ nơi chân. Thân bị hai vết sau lưng. Riêng anh An, bốn năm vết lớn nơi ngực, một miểng nơi tay. Trân khóc nhìn anh băng bó cho anh mình. Giáo sư L. lo lắng cho Lộc, Quát, Thân. Quát kể :
- Em đang chặt một nhánh cây thì vướng phải một sợi dây, em dằng đứt dây mới thấy trái lựu đạn rơi xuống. Anh An đứng gần đó nghe em kêu chạy ngay lại, đẩy em về phía sau và lấy chân đá trái đạn đi. Nhưng nó đang lưng chừng không thì nổ…
Anh An nói với anh :
- Mày lo tiếp tục công việc. Để tao nghỉ được rồi.
Trân hỏi :
- Anh liệu có sao không ? Em lo quá.
- Không sao. Lựu đạn loại thường, Vượng đã lấy mảnh ra hết.
Công việc bị ngưng trệ đến gần tiếng đồng hồ mới tiếp tục. Nhưng từ đó trở đi, việc có vẻ uể oải hẳn. Mọi người xoay quanh vụ nổ. Anh cho biết thỉnh thoảng nơi đây vẫn xảy ra một vụ tương tự. Tuy nhiên, may mắn là chưa lần nào nguy hiểm đến chết người. Trân bỗng dưng lo sợ vu vơ. Anh An đã bị nạn. Rồi một ngày nào, đến lượt anh ?
Hai giờ rưỡi, giáo sư L. ra lệnh trở về. Vị giáo sư trẻ, có tiếng là nhiệt huyết trong trường ít nói hẳn. Có lẽ ông mải lo đến việc phải trình bày cho gia đình ba học sinh bị nạn hiểu rõ tai nạn của chuyến đi. Định cũng không dấu được vẻ bồn chồn, lo lắng. Quỳnh nói :
- Thôi, bỏ vụ đi vườn nghe tụi bây.
Không đứa nào phản đối cả. Anh An không chịu về, đòi ở lại trại. Anh cũng căn dặn Trân không nên nói cho ba má biết, sợ ba má buồn. Anh tin tưởng vết thương sẽ mau lành, tuần sau trở về, người nhà sẽ không còn thấy gì nữa. Lúc tiễn đoàn công tác ra xe, Trân đã tần ngần nhìn Vượng. Như hiểu ý Trân, anh đã nói :
- Mỗi người đều có một số phần. Trân lo lắng cũng vậy thôi. Mình ăn ở hiền lành, chắc trời chẳng hại.
Rồi anh pha trò cốt để Trân vui :
- Có lẽ An nó có làm điều gì quấy nên bị trời phạt đó, Trân à.
Xe chạy nhanh trên đường trường. Nhưng không có tiếng hát nào vang lên cả. Cũng như tất cả, Trân nghĩ đến vụ nổ. Trân lo cho anh An. Và thầm lo cho cả anh nữa. Vượng ơi.
V
Học trò của Trân vừa về hết, Trân xuống bếp lo cơm nước cho bốn đứa em thì anh đến. Câu hỏi đầu tiên của anh là :
- Làm bài được chứ, Trân ?
Trân nghĩ rằng anh rất hài lòng với câu đáp của mình :
- Rất hoàn toàn.
Anh cười. Nụ cười ý nghĩa vô cùng. Rồi anh xem, năm nay, nhất định tên Trân sẽ có trên bảng danh sách thí sinh đậu. Trân ước tính, ít lắm, Trân cũng được Bình thứ. Quà tặng cho anh đó. Cho mối tình thầm lặng của chúng ta.
- Tôi cũng vừa xem kết quả.
- Anh đậu rồi ?
- Và An nữa.
- Trân mừng quá. Trưa nay, anh ở lại dùng cơm với Trân nghe ?
- Trân quên An mất rồi.
- Bây giờ Trân mới thấy tình cảm làm con người trở thành bạc bẽo. Trân đáng trách quá anh Vượng nhỉ ? Anh An không về cùng anh ?
- An thay tôi điều hành công việc đằng An Lợi. Chúng tôi đã hoàn thành xong hai dãy nhà, còn dãy nhà cuối nữa là chu toàn công tác, cả bọn mới yên tâm từ giã đồng bào được.
Trân nhắc lại lời mời :
- Anh ở lại dùng cơm trưa với Trân chứ ?
Anh gật đầu :
- Chút nữa tôi sẽ trở lại.
Bữa cơm trưa đó thật vui. Đãi anh thi đậu món tôm lăn bột Trân vẫn thường nghe nói anh thích. Đãi anh thi đậu món canh ngót Trân trồng được sau nhà. Và cuối cùng, đãi anh và Trân, đãi mối tình mình món xào mực ống. Thằng Chí nói :
- Kỳ này anh Vượng ốm nhom.
Anh gầy lắm đó nghe Vượng. Trân mong sao dãy nhà cuối hoàn thành để anh và anh An trở về nghỉ ngơi. Chẳng thà các anh bận rộn với việc tổ chức lớp hướng dẫn học sinh vừa thi đậu vào lớp 6 Ngô Quyền đi. Chứ công tác cứu trợ nặng nhọc, tiêu dùng nhiều sinh lực của các anh quá. Anh khen Trân :
- Món ăn ngon lắm. Trân khéo tay thật.
Như một người chồng khen vợ. Như những lời mật ngọt mà Trân nghĩ rằng ai, trên đời này và trong tình yêu, cũng ước ao.
- Chút nữa, cơm nước xong, tôi sẽ cho Trân biết một tin quan trọng.
- Anh làm Trân hồi hộp quá.
- Hãy nén hồi hộp lại để chút nữa mà vui mừng.
Don mâm cho nhanh. Ăn tráng miệng cho chóng. Hối bốn đứa em đi rửa miệng. Chế bình trà. Dọn bộ tách. Trân bận rộn, vướng víu buồn cười. Chắc anh cười Trân nôn nóng. Tại anh bí mật chứ đâu phải tại Trân.
- Xong xuôi rồi, anh nói cho Trân biết đi.
Anh cười, khá lâu mới chịu nói :
- Sau khi Trân có kết quả xong, tôi sẽ theo ba má đến nhà Trân thưa chuyện…
Trân đỏ mặt vì sung sướng. Tiếng anh như ước mộng :
- Lễ chạm ngõ chỉ để chính thức hóa cho chúng ta. Trân đợi tôi đến ngày ra trường…
- Ba má anh đã bằng lòng ?
- Và cả ba má Trân nữa kìa. Trân chưa biết chuyện đó à ? An đã nói với hai bác…
- Hôm nọ, Trân có nghe má Trân nói sắp có người tới dạm. Nhưng không ngờ là anh…
Vượng ơi. Tình mình đẹp quá. Vuông tròn quá. Vì Trân, vì tình yêu, anh đã biến đổi từ một chàng trai quan niệm vị kỷ thành một thanh niên lấy con đường hướng tha làm bước tiến. Cũng từ tình yêu, Trân vui với hoàn cảnh riêng, quên đi những nỗi buồn đã vương vào hồn mình, quên cả thân phận côi cút. Má anh An, Trân đã xem như mẹ ruột, như người mẹ trong tấm hình lớn lộng khuôn treo giữa nhà kia. Bác ba của Trân nghĩ đúng, và có lẽ bác đã hài lòng thấy Trân dần chiếm được cảm tình, sự thương yêu trìu mến của má anh An. Trân cảm được sự trìu mến tự thâm tâm chứ không phải còn bởi bất cứ lý do nào khác. Tình yêu là phép mầu phải không Vượng. Phép mầu xóa lấp những khổ đau.
- Làm bài được chứ, Trân ?
Trân nghĩ rằng anh rất hài lòng với câu đáp của mình :
- Rất hoàn toàn.
Anh cười. Nụ cười ý nghĩa vô cùng. Rồi anh xem, năm nay, nhất định tên Trân sẽ có trên bảng danh sách thí sinh đậu. Trân ước tính, ít lắm, Trân cũng được Bình thứ. Quà tặng cho anh đó. Cho mối tình thầm lặng của chúng ta.
- Tôi cũng vừa xem kết quả.
- Anh đậu rồi ?
- Và An nữa.
- Trân mừng quá. Trưa nay, anh ở lại dùng cơm với Trân nghe ?
- Trân quên An mất rồi.
- Bây giờ Trân mới thấy tình cảm làm con người trở thành bạc bẽo. Trân đáng trách quá anh Vượng nhỉ ? Anh An không về cùng anh ?
- An thay tôi điều hành công việc đằng An Lợi. Chúng tôi đã hoàn thành xong hai dãy nhà, còn dãy nhà cuối nữa là chu toàn công tác, cả bọn mới yên tâm từ giã đồng bào được.
Trân nhắc lại lời mời :
- Anh ở lại dùng cơm trưa với Trân chứ ?
Anh gật đầu :
- Chút nữa tôi sẽ trở lại.
Bữa cơm trưa đó thật vui. Đãi anh thi đậu món tôm lăn bột Trân vẫn thường nghe nói anh thích. Đãi anh thi đậu món canh ngót Trân trồng được sau nhà. Và cuối cùng, đãi anh và Trân, đãi mối tình mình món xào mực ống. Thằng Chí nói :
- Kỳ này anh Vượng ốm nhom.
Anh gầy lắm đó nghe Vượng. Trân mong sao dãy nhà cuối hoàn thành để anh và anh An trở về nghỉ ngơi. Chẳng thà các anh bận rộn với việc tổ chức lớp hướng dẫn học sinh vừa thi đậu vào lớp 6 Ngô Quyền đi. Chứ công tác cứu trợ nặng nhọc, tiêu dùng nhiều sinh lực của các anh quá. Anh khen Trân :
- Món ăn ngon lắm. Trân khéo tay thật.
Như một người chồng khen vợ. Như những lời mật ngọt mà Trân nghĩ rằng ai, trên đời này và trong tình yêu, cũng ước ao.
- Chút nữa, cơm nước xong, tôi sẽ cho Trân biết một tin quan trọng.
- Anh làm Trân hồi hộp quá.
- Hãy nén hồi hộp lại để chút nữa mà vui mừng.
Don mâm cho nhanh. Ăn tráng miệng cho chóng. Hối bốn đứa em đi rửa miệng. Chế bình trà. Dọn bộ tách. Trân bận rộn, vướng víu buồn cười. Chắc anh cười Trân nôn nóng. Tại anh bí mật chứ đâu phải tại Trân.
- Xong xuôi rồi, anh nói cho Trân biết đi.
Anh cười, khá lâu mới chịu nói :
- Sau khi Trân có kết quả xong, tôi sẽ theo ba má đến nhà Trân thưa chuyện…
Trân đỏ mặt vì sung sướng. Tiếng anh như ước mộng :
- Lễ chạm ngõ chỉ để chính thức hóa cho chúng ta. Trân đợi tôi đến ngày ra trường…
- Ba má anh đã bằng lòng ?
- Và cả ba má Trân nữa kìa. Trân chưa biết chuyện đó à ? An đã nói với hai bác…
- Hôm nọ, Trân có nghe má Trân nói sắp có người tới dạm. Nhưng không ngờ là anh…
Vượng ơi. Tình mình đẹp quá. Vuông tròn quá. Vì Trân, vì tình yêu, anh đã biến đổi từ một chàng trai quan niệm vị kỷ thành một thanh niên lấy con đường hướng tha làm bước tiến. Cũng từ tình yêu, Trân vui với hoàn cảnh riêng, quên đi những nỗi buồn đã vương vào hồn mình, quên cả thân phận côi cút. Má anh An, Trân đã xem như mẹ ruột, như người mẹ trong tấm hình lớn lộng khuôn treo giữa nhà kia. Bác ba của Trân nghĩ đúng, và có lẽ bác đã hài lòng thấy Trân dần chiếm được cảm tình, sự thương yêu trìu mến của má anh An. Trân cảm được sự trìu mến tự thâm tâm chứ không phải còn bởi bất cứ lý do nào khác. Tình yêu là phép mầu phải không Vượng. Phép mầu xóa lấp những khổ đau.
________________________________________________________________________
Xem tiếp PHẦN THỨ NĂM