CHƯƠNG III
Trong thời gian chờ đợi để được làm chủ một cái xe như ai, tôi tự hứa sẽ tạo dịp làm mẹ tôi tin tưởng tôi, bằng lòng tôi mỗi khi được làm tài xế tạm, vào những lúc chị Thu bận học.
Nào ngờ đâu, hè xong nhà tôi thêm người mới: anh Hùng ! Anh ấy là em chị Cúc – con bác tôi – vào học. Hùng là tay chì: anh chở mẹ tôi đi đều đều, ngang nhiên chiếm cái chức vụ tài xế của chị Thu, cái chức mà đúng ra người thừa hưởng phải là tôi.
Một phần vì mẹ có vẻ tin cẩn anh hơn, phần khác là do trường anh thường được đóng cửa và bè bạn anh thì hăng say tranh đấu gì đó. Chị Thu, chị Cúc đều miệt mài đèn sách – Tôi không nói ngoa đâu: mỗi lần tôi vào phòng hai chị đều thấy hai chị chong đèn và sách vở cao ngập đến vai !
Tôi thấy nản lòng quá đỗi. Tôi nguyền rủa cái phân khoa Đại học của anh Hùng rồi lại chê thầm cả anh ấy: có thể anh ấy hèn, không chịu tranh đấu với bạn bè cũng nên ? Ờ ! Tại sao trong lúc bạn đồng học của mình tranh đấu thì mình lại không tham dự để tỏ tình đoàn kết, mà cứ ở nhà làm tài xế chớ ? Gặp tôi coi, tôi sẽ… Khốn: tôi còn nhỏ quá – về tuổi tác và học lực, chứ còn cái bộ dạng bề ngoài của tôi, nhất là không nhìn thấy mặt tôi, đố ai dám cho là tôi còn nhỏ – cho nên tôi dở dở dang dang chẳng được trò gì cả. Tôi chưa đủ tài sức để mẹ tôi tin cẩn hay là vì mẹ tôi quá nhát gan ?
Cách đây nửa năm tôi chán cái trò dắt xe ra cất xe vô cho người này, người kia, bây giờ tôi trở lại siêng năng trong dịch vụ hèn mọn ấy. Thật ra, không phải tôi tốt với các chị mà vì tôi thèm được ngồi chễm chệ trên xe, được mở công tắc, rồ ga, được phóng xe ra khỏi hẻm, được… nói chung thì tôi mong được tỏ ra người lớn, độc lập (cũng tựa như mấy cậu tôi lúc trước họ thèm được hút thuốc, thắt cà vạt vậy đó mà. Tôi, tôi cũng như họ lúc đó, song tôi không thèm mấy trò nhãi tép ấy, tôi ưng đột nhập vào thế giới người lớn, tôi hoan hỉ khi nghĩ rằng trong giòng suối cuồn cuộn hơi xăng, ngột ngạt vì khói, ầm ỹ vì tiếng động cơ, tôi được tham dự, tôi là một trong những kẻ gây nên tiếng động, làn khói. Tôi cũng như ai kia: sử dụng và làm chủ một cái xe hai bánh rất mực hùng dũng thời trang ! Tài không đợi tuổi: tôi há thua ai ?)
Đã lâu lắm, tôi không có dịp để trổ tài. Mỗi ngày tôi đều đều lên xe buýt của nhà trường để đi học và trở về nhà, trừ ngày chúa nhật. Quên, ngày chúa nhật tôi cũng được gia nhập vào thế giới sôi động náo nhiệt của đô thị, nhưng than ôi, thú vị gì khi người như tôi mà làm chủ một cái xe đạp cà tàng – do chị Thu chuyển nhượng khá lâu – và lộ trình thì lại quá ngắn: từ Nguyễn Thiện Thuật ra đến Hồng Thập Tự (để đến trụ sở Hồng Thập Tự họp) phỏng có bao xa mà kể ? Xoàng quá !
Tôi ấm ức không chịu nổi, chỉ những mong có dịp để trổ tài, và cơ hội đến: nhằm vào một ngày lễ, trường tôi cho nghỉ học. Tôi có thói dậy trưa, nhưng sáng đó, tôi còn mắt nhắm, mắt mở bước xuống chân cầu thang thì nghe tiếng cậu Kh. đang nói chuyện với mẹ tôi. Cậu vừa mới đậu bác sĩ, được trưng dụng vào ngành Quân y và sắp ra đơn vị tận Ninh Hòa. Trong các cậu, em ruột và em họ mẹ tôi, thì cậu Kh. là một cậu hiền lành nhất, ba phải nhất, dễ tính nhất, hễ mỗi lần cậu đến, tức thì chỉ hai phút sau là chị Thu hay tôi đã lấy được chìa khóa xe cậu mà dong ruổi ra khỏi hẻm liền. Mẹ tôi rất không bằng lòng chuyện này, nhưng cậu đã cười xòa, làm mẹ tôi chẳng những chỉ nguôi giận mà còn nhớ đến kỷ niệm cũ bằng một câu như sau :
- Chị quên rằng lịch sử là một trò tái diễn hay sao ? Lúc trước mỗi lần chị ngừng xe đạp trước nhà, vào nói chuyện với mẹ là tụi em lấy xe chị đi dạo liền, bây giờ các cháu cũng vậy, có gì mà phải cáu lên ?
- Em đừng bênh vực tụi nó – mẹ tôi lập nghiêm ngay sau đó – làm sao so sánh một cái xe đạp với cái mini-lambretta được, chưa kể cái tỉnh lỵ Phan Rang một dúm người, năm ba cái xe, còn Sài gòn, nhất là Sài gòn hiện nay: xe cộ như mắc cửi…
- Nó không đi xa đâu, em dặn rồi, nó chỉ đi một vòng trong hẻm thôi mà…
Tôi biết rằng trong bao lâu câu nói của cậu còn hiệu lực, thì chị em tôi còn được lấy xe cậu mà dạo một vòng…
Lâu lắm, cậu bận lo thi cử không đến thăm mẹ tôi, tôi thì đang thèm, ước… vì thế, chỉ trong vòng hai phút là tôi rửa mặt thay áo xong, ngồi lại bàn ăn.
Mẹ tôi hỏi :
- Cậu ăn sáng chưa ? Ăn với cháu luôn ?
- Chưa, chị ạ, phải rồi ! (Quay sang chị Thu) Dọn cậu ăn với nghe ?
Chị Thu dạ to một tiếng và lo xuống bếp. Thình lình chị hét toáng lên :
- Mẹ ơi ! Mẹ ! Con đứt tay…
Mẹ tôi vội vàng đứng lên, lại tủ thuốc, lấy lọ thuốc đỏ và bông, đi xuống. Thừa dịp đó, tôi nói nhỏ với cậu Kh. :
- Cậu cho con đi xe một chút, nghe ?
- Ừ ! Mà lâu mau ? Coi chừng mẹ la đa ! Với lại cậu sắp lên trường nhận sự vụ lệnh đây…
- Con đi một chút thôi mà. Mấy giờ cậu lên trường ?
Cậu coi đồng hồ rồi trả lời :
- Tám giờ rưỡi cậu đi, bây giờ…
- Con đi một chút thôi, con sẽ về trước tám giờ rưỡi.
- Được ! Đi đi ! Nhớ cẩn thận nghe !
Vậy là tôi nốc vội cốc sữa, quẹt miệng bằng tay áo – không phải tôi không biết phép vệ sinh, nhưng nếu tôi xuống nhà dưới lấy khăn ướt lau, mẹ tôi kêu lại thì hỏng việc – rồi phóng thẳng ra hiên.
Nào ngờ đâu, hè xong nhà tôi thêm người mới: anh Hùng ! Anh ấy là em chị Cúc – con bác tôi – vào học. Hùng là tay chì: anh chở mẹ tôi đi đều đều, ngang nhiên chiếm cái chức vụ tài xế của chị Thu, cái chức mà đúng ra người thừa hưởng phải là tôi.
Một phần vì mẹ có vẻ tin cẩn anh hơn, phần khác là do trường anh thường được đóng cửa và bè bạn anh thì hăng say tranh đấu gì đó. Chị Thu, chị Cúc đều miệt mài đèn sách – Tôi không nói ngoa đâu: mỗi lần tôi vào phòng hai chị đều thấy hai chị chong đèn và sách vở cao ngập đến vai !
Tôi thấy nản lòng quá đỗi. Tôi nguyền rủa cái phân khoa Đại học của anh Hùng rồi lại chê thầm cả anh ấy: có thể anh ấy hèn, không chịu tranh đấu với bạn bè cũng nên ? Ờ ! Tại sao trong lúc bạn đồng học của mình tranh đấu thì mình lại không tham dự để tỏ tình đoàn kết, mà cứ ở nhà làm tài xế chớ ? Gặp tôi coi, tôi sẽ… Khốn: tôi còn nhỏ quá – về tuổi tác và học lực, chứ còn cái bộ dạng bề ngoài của tôi, nhất là không nhìn thấy mặt tôi, đố ai dám cho là tôi còn nhỏ – cho nên tôi dở dở dang dang chẳng được trò gì cả. Tôi chưa đủ tài sức để mẹ tôi tin cẩn hay là vì mẹ tôi quá nhát gan ?
Cách đây nửa năm tôi chán cái trò dắt xe ra cất xe vô cho người này, người kia, bây giờ tôi trở lại siêng năng trong dịch vụ hèn mọn ấy. Thật ra, không phải tôi tốt với các chị mà vì tôi thèm được ngồi chễm chệ trên xe, được mở công tắc, rồ ga, được phóng xe ra khỏi hẻm, được… nói chung thì tôi mong được tỏ ra người lớn, độc lập (cũng tựa như mấy cậu tôi lúc trước họ thèm được hút thuốc, thắt cà vạt vậy đó mà. Tôi, tôi cũng như họ lúc đó, song tôi không thèm mấy trò nhãi tép ấy, tôi ưng đột nhập vào thế giới người lớn, tôi hoan hỉ khi nghĩ rằng trong giòng suối cuồn cuộn hơi xăng, ngột ngạt vì khói, ầm ỹ vì tiếng động cơ, tôi được tham dự, tôi là một trong những kẻ gây nên tiếng động, làn khói. Tôi cũng như ai kia: sử dụng và làm chủ một cái xe hai bánh rất mực hùng dũng thời trang ! Tài không đợi tuổi: tôi há thua ai ?)
Đã lâu lắm, tôi không có dịp để trổ tài. Mỗi ngày tôi đều đều lên xe buýt của nhà trường để đi học và trở về nhà, trừ ngày chúa nhật. Quên, ngày chúa nhật tôi cũng được gia nhập vào thế giới sôi động náo nhiệt của đô thị, nhưng than ôi, thú vị gì khi người như tôi mà làm chủ một cái xe đạp cà tàng – do chị Thu chuyển nhượng khá lâu – và lộ trình thì lại quá ngắn: từ Nguyễn Thiện Thuật ra đến Hồng Thập Tự (để đến trụ sở Hồng Thập Tự họp) phỏng có bao xa mà kể ? Xoàng quá !
Tôi ấm ức không chịu nổi, chỉ những mong có dịp để trổ tài, và cơ hội đến: nhằm vào một ngày lễ, trường tôi cho nghỉ học. Tôi có thói dậy trưa, nhưng sáng đó, tôi còn mắt nhắm, mắt mở bước xuống chân cầu thang thì nghe tiếng cậu Kh. đang nói chuyện với mẹ tôi. Cậu vừa mới đậu bác sĩ, được trưng dụng vào ngành Quân y và sắp ra đơn vị tận Ninh Hòa. Trong các cậu, em ruột và em họ mẹ tôi, thì cậu Kh. là một cậu hiền lành nhất, ba phải nhất, dễ tính nhất, hễ mỗi lần cậu đến, tức thì chỉ hai phút sau là chị Thu hay tôi đã lấy được chìa khóa xe cậu mà dong ruổi ra khỏi hẻm liền. Mẹ tôi rất không bằng lòng chuyện này, nhưng cậu đã cười xòa, làm mẹ tôi chẳng những chỉ nguôi giận mà còn nhớ đến kỷ niệm cũ bằng một câu như sau :
- Chị quên rằng lịch sử là một trò tái diễn hay sao ? Lúc trước mỗi lần chị ngừng xe đạp trước nhà, vào nói chuyện với mẹ là tụi em lấy xe chị đi dạo liền, bây giờ các cháu cũng vậy, có gì mà phải cáu lên ?
- Em đừng bênh vực tụi nó – mẹ tôi lập nghiêm ngay sau đó – làm sao so sánh một cái xe đạp với cái mini-lambretta được, chưa kể cái tỉnh lỵ Phan Rang một dúm người, năm ba cái xe, còn Sài gòn, nhất là Sài gòn hiện nay: xe cộ như mắc cửi…
- Nó không đi xa đâu, em dặn rồi, nó chỉ đi một vòng trong hẻm thôi mà…
Tôi biết rằng trong bao lâu câu nói của cậu còn hiệu lực, thì chị em tôi còn được lấy xe cậu mà dạo một vòng…
Lâu lắm, cậu bận lo thi cử không đến thăm mẹ tôi, tôi thì đang thèm, ước… vì thế, chỉ trong vòng hai phút là tôi rửa mặt thay áo xong, ngồi lại bàn ăn.
Mẹ tôi hỏi :
- Cậu ăn sáng chưa ? Ăn với cháu luôn ?
- Chưa, chị ạ, phải rồi ! (Quay sang chị Thu) Dọn cậu ăn với nghe ?
Chị Thu dạ to một tiếng và lo xuống bếp. Thình lình chị hét toáng lên :
- Mẹ ơi ! Mẹ ! Con đứt tay…
Mẹ tôi vội vàng đứng lên, lại tủ thuốc, lấy lọ thuốc đỏ và bông, đi xuống. Thừa dịp đó, tôi nói nhỏ với cậu Kh. :
- Cậu cho con đi xe một chút, nghe ?
- Ừ ! Mà lâu mau ? Coi chừng mẹ la đa ! Với lại cậu sắp lên trường nhận sự vụ lệnh đây…
- Con đi một chút thôi mà. Mấy giờ cậu lên trường ?
Cậu coi đồng hồ rồi trả lời :
- Tám giờ rưỡi cậu đi, bây giờ…
- Con đi một chút thôi, con sẽ về trước tám giờ rưỡi.
- Được ! Đi đi ! Nhớ cẩn thận nghe !
Vậy là tôi nốc vội cốc sữa, quẹt miệng bằng tay áo – không phải tôi không biết phép vệ sinh, nhưng nếu tôi xuống nhà dưới lấy khăn ướt lau, mẹ tôi kêu lại thì hỏng việc – rồi phóng thẳng ra hiên.
*
Thằng H. với dáng bộ thích thú, khâm phục đón tôi trước hẻm :
- Ê ! Vũ ! Chở ta đi với !
Tôi trừng mắt nhìn nó :
- Biết ta đi đâu không mà biểu chở ?
- Dư sức: mày ra trụ sở Hồng Thập Tự dượt bóng bàn chớ đi đâu ! Chở tao với đi, Vũ !
Tôi hơi do dự: chở nó ? Tôi đâu có ngán, mẹ tôi mà tôi còn chở được, kể gì thứ ốm tong như nó, nhưng tôi ngán chỗ này: tôi không quen sử dụng mini- lambretta, nó khá mới mẻ đối với tôi, đi một mình dễ và không nguy hiểm. H. bĩu môi :
- Mày không dám hở ? Không dám thì thôi…
Tôi nghe nong nóng ở thái dương, nong nóng ở mắt và sau cùng nóng luôn cả mặt, tôi không thể để cho thằng bạn đồng song của tôi coi rẻ tài tôi :
- Sao lại không dám ! Lên lẹ đi ! Tao phải về sớm để cậu tao xuống trường.
Trong chớp mắt, hai đứa tôi đã ra đến trụ sở Hồng Thập Tự. Hai chúng tôi nhập ngay vào với hai tên khác, đánh đôi.
Ngoài chuyện ham thích lái xe, tôi còn ham thích bóng bàn và tôi cũng thuộc vào hạng khá (bằng cớ là năm ngoái tôi đã đoạt được cái cúp bằng đồng trong một trận so tài với các Thiếu Sinh Hồng Thập Tự) Bậy cái nữa là tôi quên mang đồng hồ tay mà thì giờ sáng hôm đó như tuồng đi qua mau quá ? Hay là những tràng pháo tay đã làm tôi hứng chí quên rằng cậu Kh. đang đợi ở nhà ? Cho đến một lúc chúng tôi mồ hôi tuôn nhễ nhại và cái xe chở các phế nhân đi ráp tay chân giả bóp còi inh ỏi giữa sân làm tôi thức tỉnh – xe này cứ chín giờ mười lăm thì chở phế nhân đi đã là một lệ thường – giật mình. Tôi giục H. :
- Chết ! Về H. ! Trễ quá rồi ! Chắc cậu tao đợi…
H. phóc lên sau yên xe nhanh hơn một con sóc. Ngồi sau lưng tôi, H. cất lời khen :
- Vũ ơi ! Mày tài thật… bữa nào chở tao ra xa lộ chơi một lần coi ! Xe này đi ngon quá, há ?
Giá vào lúc khác, lời khen đó có thể làm tôi hứng chí tăng tốc độ lên, nhưng tôi vụt nhớ đến chuyện cậu Kh. đợi xe ở nhà và có thể mẹ tôi đang cuống cuồng lo sợ – hay giận dữ ? – Tôi cảm thấy ơn ớn lạnh, mất hết hùng khí, phong độ.
Ngán phải chạm mặt mẹ tôi lúc này, tôi tắt máy lúc sắp vào hiên nhà, mong mỏi mẹ tôi đang bận tay trên lầu và cậu Kh. Thì đứng ngóng ở ngõ như thường lệ. Mới tưởng tượng đến đó tôi đã thấy nhẹ nhõm trong lòng, có thể cậu Kh. Sẽ cười và trách nhẹ :
- Sao Vũ đi lâu quá, trễ giờ cậu còn gì ? May chớ mẹ biết thì mệt lắm đó, nghe ?
Rồi không đợi tôi chống chế, cậu phóc lên xe liền. Thế là mọi sự êm xuôi cả.
Song sự thực khác hẳn với điều tôi mong mỏi: không thấy bóng dáng cậu Kh. đâu hết, kỳ một cái nữa là cũng không thấy mẹ tôi. Tôi còn đang tự hỏi cái gì chờ tôi thì có tiếng bác B. (mẹ H.) cất lên :
- Nào tôi có biết, ngủ dậy nó đã tìm thằng Vũ nhà bác rồi. Tôi vẫn đe luôn đấy chứ…
Tiếng mẹ tôi đầy giận dữ :
- Thằng này về đây tôi sẽ trị tội nó. Táo gan đến mức. Mà sao nó đi lúc nào không ai hay biết chớ? (mẹ hỏi M., em H.) con thấy nó chở thằng H. hả ? Nó có nói đi đâu không ?
- Thưa bác, hai anh ấy ra trụ sở Hồng Thập Tự dượt bóng bàn…
- Á… à ! Bóng bàn với lại bóng ghế ! Tụi nó nói với con hẳn ?
Bác B. hỏi lại. Cùng một lúc mẹ tôi từ trong nhà bác B. thò đầu ra. Nom khí sắc mẹ tôi, tôi biết cái gì đang đợi tôi. H. lủi thật nhanh đâu mất, bỏ mặc tôi đứng trơ ra với cái sợ dâng lên nghẹn cổ, run tay. Trời ơi ! Bạn với bè…
- Vũ ! – giọng mẹ tôi lạnh ngắt – Ai cho phép con chở thằng H. đi chơi ? Con có biết là cậu Kh. cần có mặt tại trường lúc tám rưỡi không ?
Không đợi tôi trả lời, mẹ tôi quát to, lần này giọng đầy giận dữ :
- Vô đây ! Không thể dung thứ được. Con mất dạy quá rồi…
Bác B. chen vào gỡ rối hộ tôi :
- Thôi, bác tha cho cháu, cũng tại thằng H. nhà tôi rủ rê, lỗi cả hai…
(Bác B. vốn hiền lành, bác chuyên gỡ tội cho chúng tôi) Mẹ tôi không trả lời bác, trừng mắt bảo tôi :
- Vào nhà ngay, mày còn đứng làm cái gì đó nữa ?
Tôi lẳng lặng vào nhà, mẹ lại quát vọng vào :
- Nắm xuống đi văng, tôi sẽ hỏi thăm cậu bây giờ đây ! (với bác B.) Bác đừng bênh nó, nguyên cái tội đi không xin phép là đủ nhừ đòn rồi, còn cái khoản dám chở thằng H…. Rủi một cái thì sao ?
- Thế mới dại dột, nhưng thôi, xin bác tha cho nó một lần…
- Không ! Không tha được, nó đáng đòn lắm… Bác đừng bênh nó…
Mẹ tôi vén màn kêu lạt sạt bước vào nhà, bác B. theo sát gót trong lúc tôi đứng run cạnh đi văng. Tụi con Bé, thằng Minh đứng trố mắt như chờ coi kịch. Xấu hổ hết sức, làm sao tôi nằm được ? Lạ quá, cái roi tụi tôi đã bẻ gãy vứt trong thùng rác từ tuần trước, sao bây giờ nó lại lăm lẳm trong tay mẹ tôi kìa ?
Mẹ tôi sấn lại bên tôi, lừ mắt :
- Còn đợi gì chưa nằm xuống ? Vũ ?
Bác B. tiếp liền :
- Xin lỗi mẹ đi con, Vũ ! Nhanh lên nào ! Xin lỗi mẹ rồi bác xin giúp cho…
Tôi phân vân không biết nên nghe lời người nào thì mẹ tôi đã đét một roi vào mông tôi, tôi kêu oái một tiếng – thật ra chả đau đớn bao nhiêu, cái quần kaki dày quá, nhưng kêu thì cứ kêu – trong lúc bác giữ tay mẹ tôi lại và Minh, Bé cười ồ lên :
- A ! Quần anh Vũ ra khói !
Bác B. cũng cười theo nhưng mẹ tôi không cười :
- Bác trông nó ăn ở ghê không ? Đời thuở nhà ai quất một roi mà bụi tung lên như thế đó, lết đâu mà bẩn đến mức… (mẹ tôi đét thêm roi nữa) con với cái…
Lần này đã cảm thấy đau, như tôi vẫn chưa nằm. Tôi nhìn bác B., bác cũng nhìn tôi khuyến khích ngầm. Tức thì tôi vòng tay lại :
- Xin mẹ tha con, con không dám nữa… con…
Đó là một câu chúng tôi thuộc nằm lòng, mẹ tôi ngắt lời tôi :
- Mày có biết tội mày to lắm hay không ?
- Thưa mẹ biết…
- Sao mày dám chở thằng H. đi ? Rủi ro…
Tôi được dịp chống chế :
- Dạ, con đâu dám đi chơi xa, con chỉ ra ngoài trụ sở đánh bóng bàn…
- Đi đâu cũng phải xin phép…
- Dạ, con có xin phép cậu Kh. rồi.
- Chắc không ? Lại thêm tội dối trá nữa…
- Thưa mẹ, con không có dối trá, con có xin phép cậu, cậu ừ…
- Nhưng con chưa xin phép mẹ, dù xe của cậu cũng phải xin mẹ mày đây này, với lại, mày có xin phép chở thằng H. không ? Xin ai nói mau coi nào !
Tôi nghẹn họng. Mẹ tôi gặng :
- Sao không trả lời ? (quay vào trong) Cậu Kh. đâu ? Cậu cho phép thằng Vũ đi xe cậu và chở bạn nữa, phải không ?
Im lặng. Mẹ tôi lại kêu to :
- Cậu Kh. đâu ? Ra cho chị hỏi coi !
Chị Thu trờ ra :
- Thưa mẹ, cậu Kh. đi rồi…
- Xe đâu cậu đi ?
- Dạ, cậu mượn xe con…
Mẹ tôi càng nóng lên :
- Ai cho phép con cho mượn ?
- Dạ, cậu nói trễ giờ… mà con đã đi học đâu… cậu phải lên trường gấp…
- Tự tiện quá ! Tụi này bây giờ loạn lên rồi…
Bỗng mắt mẹ tôi chạm phải đôi ống chân mốc thếch của tôi, mẹ tôi nói với bác B. bằng giọng tức tối :
- Bác thử nhìn xem: có ai bẩn hơn thằng Vũ nhà này không ? Nó làm mình xấu hổ…
Bác B. đỡ lời :
- Trời ơi ! Con trai mà bác ! Với lại cháu mặc quần soọc thì nó thế chứ. Thằng H. còn bẩn gấp mấy. Hai cái lỗ tai lúc nào cũng đầy cáu ghét… Bác biết chị H. không ? Chị bạn tôi ấy mà, chị ấy là cô giáo hẳn hoi kia đấy, con trai chị, thằng S. cũng chẳng khác tụi này… quần áo nom lôi thôi không tả được…
Bác B. tài thật: bác làm mẹ tôi phì cười, nguôi cả giận, tôi thừa cơ hội, lẻn đi xuống nhà trong lúc mẹ tôi kể tội tôi với bác và bác kể tội H. với mẹ tôi…
- Ê ! Vũ ! Chở ta đi với !
Tôi trừng mắt nhìn nó :
- Biết ta đi đâu không mà biểu chở ?
- Dư sức: mày ra trụ sở Hồng Thập Tự dượt bóng bàn chớ đi đâu ! Chở tao với đi, Vũ !
Tôi hơi do dự: chở nó ? Tôi đâu có ngán, mẹ tôi mà tôi còn chở được, kể gì thứ ốm tong như nó, nhưng tôi ngán chỗ này: tôi không quen sử dụng mini- lambretta, nó khá mới mẻ đối với tôi, đi một mình dễ và không nguy hiểm. H. bĩu môi :
- Mày không dám hở ? Không dám thì thôi…
Tôi nghe nong nóng ở thái dương, nong nóng ở mắt và sau cùng nóng luôn cả mặt, tôi không thể để cho thằng bạn đồng song của tôi coi rẻ tài tôi :
- Sao lại không dám ! Lên lẹ đi ! Tao phải về sớm để cậu tao xuống trường.
Trong chớp mắt, hai đứa tôi đã ra đến trụ sở Hồng Thập Tự. Hai chúng tôi nhập ngay vào với hai tên khác, đánh đôi.
Ngoài chuyện ham thích lái xe, tôi còn ham thích bóng bàn và tôi cũng thuộc vào hạng khá (bằng cớ là năm ngoái tôi đã đoạt được cái cúp bằng đồng trong một trận so tài với các Thiếu Sinh Hồng Thập Tự) Bậy cái nữa là tôi quên mang đồng hồ tay mà thì giờ sáng hôm đó như tuồng đi qua mau quá ? Hay là những tràng pháo tay đã làm tôi hứng chí quên rằng cậu Kh. đang đợi ở nhà ? Cho đến một lúc chúng tôi mồ hôi tuôn nhễ nhại và cái xe chở các phế nhân đi ráp tay chân giả bóp còi inh ỏi giữa sân làm tôi thức tỉnh – xe này cứ chín giờ mười lăm thì chở phế nhân đi đã là một lệ thường – giật mình. Tôi giục H. :
- Chết ! Về H. ! Trễ quá rồi ! Chắc cậu tao đợi…
H. phóc lên sau yên xe nhanh hơn một con sóc. Ngồi sau lưng tôi, H. cất lời khen :
- Vũ ơi ! Mày tài thật… bữa nào chở tao ra xa lộ chơi một lần coi ! Xe này đi ngon quá, há ?
Giá vào lúc khác, lời khen đó có thể làm tôi hứng chí tăng tốc độ lên, nhưng tôi vụt nhớ đến chuyện cậu Kh. đợi xe ở nhà và có thể mẹ tôi đang cuống cuồng lo sợ – hay giận dữ ? – Tôi cảm thấy ơn ớn lạnh, mất hết hùng khí, phong độ.
Ngán phải chạm mặt mẹ tôi lúc này, tôi tắt máy lúc sắp vào hiên nhà, mong mỏi mẹ tôi đang bận tay trên lầu và cậu Kh. Thì đứng ngóng ở ngõ như thường lệ. Mới tưởng tượng đến đó tôi đã thấy nhẹ nhõm trong lòng, có thể cậu Kh. Sẽ cười và trách nhẹ :
- Sao Vũ đi lâu quá, trễ giờ cậu còn gì ? May chớ mẹ biết thì mệt lắm đó, nghe ?
Rồi không đợi tôi chống chế, cậu phóc lên xe liền. Thế là mọi sự êm xuôi cả.
Song sự thực khác hẳn với điều tôi mong mỏi: không thấy bóng dáng cậu Kh. đâu hết, kỳ một cái nữa là cũng không thấy mẹ tôi. Tôi còn đang tự hỏi cái gì chờ tôi thì có tiếng bác B. (mẹ H.) cất lên :
- Nào tôi có biết, ngủ dậy nó đã tìm thằng Vũ nhà bác rồi. Tôi vẫn đe luôn đấy chứ…
Tiếng mẹ tôi đầy giận dữ :
- Thằng này về đây tôi sẽ trị tội nó. Táo gan đến mức. Mà sao nó đi lúc nào không ai hay biết chớ? (mẹ hỏi M., em H.) con thấy nó chở thằng H. hả ? Nó có nói đi đâu không ?
- Thưa bác, hai anh ấy ra trụ sở Hồng Thập Tự dượt bóng bàn…
- Á… à ! Bóng bàn với lại bóng ghế ! Tụi nó nói với con hẳn ?
Bác B. hỏi lại. Cùng một lúc mẹ tôi từ trong nhà bác B. thò đầu ra. Nom khí sắc mẹ tôi, tôi biết cái gì đang đợi tôi. H. lủi thật nhanh đâu mất, bỏ mặc tôi đứng trơ ra với cái sợ dâng lên nghẹn cổ, run tay. Trời ơi ! Bạn với bè…
- Vũ ! – giọng mẹ tôi lạnh ngắt – Ai cho phép con chở thằng H. đi chơi ? Con có biết là cậu Kh. cần có mặt tại trường lúc tám rưỡi không ?
Không đợi tôi trả lời, mẹ tôi quát to, lần này giọng đầy giận dữ :
- Vô đây ! Không thể dung thứ được. Con mất dạy quá rồi…
Bác B. chen vào gỡ rối hộ tôi :
- Thôi, bác tha cho cháu, cũng tại thằng H. nhà tôi rủ rê, lỗi cả hai…
(Bác B. vốn hiền lành, bác chuyên gỡ tội cho chúng tôi) Mẹ tôi không trả lời bác, trừng mắt bảo tôi :
- Vào nhà ngay, mày còn đứng làm cái gì đó nữa ?
Tôi lẳng lặng vào nhà, mẹ lại quát vọng vào :
- Nắm xuống đi văng, tôi sẽ hỏi thăm cậu bây giờ đây ! (với bác B.) Bác đừng bênh nó, nguyên cái tội đi không xin phép là đủ nhừ đòn rồi, còn cái khoản dám chở thằng H…. Rủi một cái thì sao ?
- Thế mới dại dột, nhưng thôi, xin bác tha cho nó một lần…
- Không ! Không tha được, nó đáng đòn lắm… Bác đừng bênh nó…
Mẹ tôi vén màn kêu lạt sạt bước vào nhà, bác B. theo sát gót trong lúc tôi đứng run cạnh đi văng. Tụi con Bé, thằng Minh đứng trố mắt như chờ coi kịch. Xấu hổ hết sức, làm sao tôi nằm được ? Lạ quá, cái roi tụi tôi đã bẻ gãy vứt trong thùng rác từ tuần trước, sao bây giờ nó lại lăm lẳm trong tay mẹ tôi kìa ?
Mẹ tôi sấn lại bên tôi, lừ mắt :
- Còn đợi gì chưa nằm xuống ? Vũ ?
Bác B. tiếp liền :
- Xin lỗi mẹ đi con, Vũ ! Nhanh lên nào ! Xin lỗi mẹ rồi bác xin giúp cho…
Tôi phân vân không biết nên nghe lời người nào thì mẹ tôi đã đét một roi vào mông tôi, tôi kêu oái một tiếng – thật ra chả đau đớn bao nhiêu, cái quần kaki dày quá, nhưng kêu thì cứ kêu – trong lúc bác giữ tay mẹ tôi lại và Minh, Bé cười ồ lên :
- A ! Quần anh Vũ ra khói !
Bác B. cũng cười theo nhưng mẹ tôi không cười :
- Bác trông nó ăn ở ghê không ? Đời thuở nhà ai quất một roi mà bụi tung lên như thế đó, lết đâu mà bẩn đến mức… (mẹ tôi đét thêm roi nữa) con với cái…
Lần này đã cảm thấy đau, như tôi vẫn chưa nằm. Tôi nhìn bác B., bác cũng nhìn tôi khuyến khích ngầm. Tức thì tôi vòng tay lại :
- Xin mẹ tha con, con không dám nữa… con…
Đó là một câu chúng tôi thuộc nằm lòng, mẹ tôi ngắt lời tôi :
- Mày có biết tội mày to lắm hay không ?
- Thưa mẹ biết…
- Sao mày dám chở thằng H. đi ? Rủi ro…
Tôi được dịp chống chế :
- Dạ, con đâu dám đi chơi xa, con chỉ ra ngoài trụ sở đánh bóng bàn…
- Đi đâu cũng phải xin phép…
- Dạ, con có xin phép cậu Kh. rồi.
- Chắc không ? Lại thêm tội dối trá nữa…
- Thưa mẹ, con không có dối trá, con có xin phép cậu, cậu ừ…
- Nhưng con chưa xin phép mẹ, dù xe của cậu cũng phải xin mẹ mày đây này, với lại, mày có xin phép chở thằng H. không ? Xin ai nói mau coi nào !
Tôi nghẹn họng. Mẹ tôi gặng :
- Sao không trả lời ? (quay vào trong) Cậu Kh. đâu ? Cậu cho phép thằng Vũ đi xe cậu và chở bạn nữa, phải không ?
Im lặng. Mẹ tôi lại kêu to :
- Cậu Kh. đâu ? Ra cho chị hỏi coi !
Chị Thu trờ ra :
- Thưa mẹ, cậu Kh. đi rồi…
- Xe đâu cậu đi ?
- Dạ, cậu mượn xe con…
Mẹ tôi càng nóng lên :
- Ai cho phép con cho mượn ?
- Dạ, cậu nói trễ giờ… mà con đã đi học đâu… cậu phải lên trường gấp…
- Tự tiện quá ! Tụi này bây giờ loạn lên rồi…
Bỗng mắt mẹ tôi chạm phải đôi ống chân mốc thếch của tôi, mẹ tôi nói với bác B. bằng giọng tức tối :
- Bác thử nhìn xem: có ai bẩn hơn thằng Vũ nhà này không ? Nó làm mình xấu hổ…
Bác B. đỡ lời :
- Trời ơi ! Con trai mà bác ! Với lại cháu mặc quần soọc thì nó thế chứ. Thằng H. còn bẩn gấp mấy. Hai cái lỗ tai lúc nào cũng đầy cáu ghét… Bác biết chị H. không ? Chị bạn tôi ấy mà, chị ấy là cô giáo hẳn hoi kia đấy, con trai chị, thằng S. cũng chẳng khác tụi này… quần áo nom lôi thôi không tả được…
Bác B. tài thật: bác làm mẹ tôi phì cười, nguôi cả giận, tôi thừa cơ hội, lẻn đi xuống nhà trong lúc mẹ tôi kể tội tôi với bác và bác kể tội H. với mẹ tôi…
*
Chưa có năm nào mà Sài Gòn khó chịu như năm nay: mưa dai dẳng lâu lắc
cho đến tháng 11 ta chưa dứt; mà động có nắng ít hôm thì nắng hanh một
cách khó chịu lạ lùng. Chưa kể những hôm trời dở dở ương ương, gió bấc
làm mình gây gấy rét, cái thứ gió kỳ cục: nó làm cho rất nhiều người, kể
cả tụi bạn học tôi đều phải thủ sẵn khăn tay trong túi để mà lau mũi.
Có đứa đang làm bài, mũi chảy dài xuống ướt cả bài !
Lần lượt, tụi nó thay phiên nhau nghỉ học vài ngày hay một tuần vì những cơn bệnh bất ngờ. Lũ em tôi cũng vậy. Riêng tôi, tôi hãnh diện về cái sức khỏe trời cho: bất chấp nắng mưa, gió bão. Tôi vững như đồng ! Cảm cúm ! Đó là thứ bệnh đáng sợ, hay lây, song là với ai kia, chớ riêng tôi thì không hề hấn chi cả. Chúng như những mũi tên tre nhỏ yếu, còn tôi thì lại như có mặc giáp sắt che thân cho nên nó rơi lả tả mỗi khi nó muốn nhắm đến tôi mà bắn !
Cho đến một bữa kia, ngủ dậy, tôi cảm thấy đầu váng vất, nằng nặng, kho khó chịu. A ! Những mũi tên tre đã chọc thủng lớp giáp sắt của tôi chăng ? Không đâu ! Tôi tự hỏi và trả lời tức khắc. Không đâu ! Không bao giờ có chuyện vô lý ấy.
Tuy nhiên, để khỏi nghĩ ngợi bâng quơ, tôi nghe lời ba tôi: uống ngay hai viên coldex cho chắc bụng. Cũng như người ta sơn lên áo giáp một lượt sơn vậy mà, càng tốt, phải không bạn ?
Ngày thứ hai, tôi cảm thấy sự váng vất có lui nhưng tôi nghe moi mỏi ở lưng, tưng tức ở ngực, song tôi không quan tâm – mình mà quan tâm, tức thì sức khỏe nó làm eo, làm khó mình ngay, mẹ tôi vẫn bảo thế – cứ sửa soạn đi học như thường lệ. Ngày thứ ba, tôi thấy nhưng nhức ở bắp chân. À ! Tại tôi chơi bóng tròn, chạy hơi nhiều, không sao.
Cho đến ngày thứ tư, khi tôi ngồi vào bàn, mẹ tôi bỗng chăm chú nhìn tôi, hỏi :
- Vũ ! Mặt con sao nổi mụt lên dữ vậy ?
- Thưa thím, không phải mụt, đó là mụn trứng cá, con trai vào tuổi choai choai đứa nào cũng bị… Đó là biểu hiện của sự sắp vào đời…
Cả bọn tôi cùng cười vì câu pha trò của anh Hùng, nhưng mẹ không cười. Mẹ tôi buông đũa lại gần tôi quan sát một chút, lại lấy tay ấn lên mấy chỗ có mụt. Giọng mẹ nghiêm nghị :
- Không phải mụn trứng cá đâu. Coi chừng… Chốc nữa ăn xong, cởi áo mẹ coi…
Nhưng rồi không chờ tôi xong bữa, mẹ tốc áo tôi tức thì để khám liền, khám sau lưng xong lại khám trước ngực. Thình lình, mẹ tôi kêu lên, giọng hoảng hốt :
- Trời ơi ! Như thế này mà không nói cho mẹ biết, con với cái… Khổ chưa này ! Thôi, ăn xong rồi lo thay áo quần dài, lên phòng ngay.
Hai ba cái miệng cùng nhao nhao, hỏi :
- Anh Vũ bị gì vậy, mẹ ?
- Nó đau gì đó, mẹ ?
Mẹ tôi không giải thích chứng bệnh lạ lùng của tôi, chỉ hạ thêm nhiều lệnh mới: không được đi học kể từ ngày mai, phải nằm trong phòng kín, phải mặc quần áo dài, không được ra gió lại, không được ăn cơm, kiêng luôn cả bánh mì v.v… Một tràng đầy những kiêng, cấm, không được… nhưng điều làm tôi hãi nhất là lời tuyên bố sắt đá :
- Con Thu ra xem phòng mạch bác sĩ H. mấy giờ mở cửa đặng mẹ đưa nó ra khám cho rồi.
- Đi làm chi mẹ… có mấy cái mụt sơ sơ… không sao đâu mẹ…
Mẹ tôi làm như không nghe tôi phản đối, lẳng lặng lại ngăn tủ sách. Ba tôi gỡ rối cho tôi bằng cách gọi giật mẹ tôi lại :
- Này, có cần phải đi bác sĩ thật không ? Tôi thấy…
- Tôi ngại lắm, không rõ là thứ gì, nhưng nhất định phải đi cho chắc bụng.
Nói vắn tắt như vậy xong mẹ tôi trở lại chỗ cũ kéo cuốn “Sức Khỏe Chỉ Nam ” ra (một cuốn có cái bìa đỏ rực và trông bề dày phát ngán) Không xong rồi ! Bình thường mẹ tôi rất ít khi lôi cuốn đó ra, những cơn sốt, đau bụng, đau vặt vãnh mẹ tôi chỉ xem qua mấy cuốn mong mỏng có cái tên dễ chịu như : “Cách dùng thuốc”, “Tân y dược”…
Và tôi, tuy không đọc cuốn Sức Khỏe Chỉ Nam, nhưng tôi thừa biết đó là một cuốn tả bệnh trạng, chỉ vẽ để người ta biết phân biệt một thứ bệnh này với thứ bệnh kia – vì có nhiều chứng nom bề ngoài giống nhau, song thật ra thì khác nhau về cách chữa trị cũng như kiêng cử – Tôi ghét nhất là nó không chỉ thuốc, dù là thứ thuốc trị cảm hay phỏng đi nữa. Nó lại có những cái hình (mầu hẳn hoi) trông thật ghê gớm, vì vậy mà tôi ghét nó. Song lũ em tôi thì lại hay lén mẹ tôi, lấy ra xem và kể cho tôi biết trong đó có gì, thế nào v.v…
Bác sĩ H. không phải là một ông mà là một bà, tôi ít ưa các bà, nói chung, tôi không ưa phái nữ, họ lắm chuyện, họ khó chịu; lũ bạn gái tôi thì hỗn một cách kinh khủng và ăn quà vặt dễ sợ ! – Trừ mẹ tôi, tôi đã thề không để cho một bàn tay phái nữ nào động đến cái móng tay tôi, vậy mà chao ơi ! Hôm đó tôi phạm lời thề: đành ngậm tăm để cho bà bác sĩ vạch áo xem lưng, kéo quần khám cẳng, lại bắt tôi há miệng soi đèn vô cuống họng, đủ trò khó chịu !
Tôi đang bực bõ trong lòng, chỉ những mong cho câu chuyện khám khiết chóng xong, thì mẹ tôi nói với bà bác sĩ :
- Thưa bà, tôi nghi quá, có phải cháu bị thủy đậu không ạ ? Sao mà có nhiều nốt giống như chứng đậu mùa… Tôi sợ quá, thưa bà, bà khám thấy…
Tôi ù tai lại, lạnh cả toàn thân vì kinh hãi: đậu mùa ! Nghe hai tiếng đó cũng đủ rùng mình. Thảo nào mẹ tôi sợ thế. Bà bác sĩ trấn an mẹ tôi :
- Theo tôi thì không phải đậu mùa, bà đoán đúng, chắc là thủy đậu đây. Không đáng sợ đâu… Nhưng để tôi xem thật kỹ chút nữa…
Trong lúc bà ngừng nói để xem xét bệnh trạng, tôi liếc thấy mặt mẹ tôi xám ngoét, nom y như bị cáo đang chờ quan tòa tuyên bố mình được trắng án hay sắp phải vào tù ở trong ciné. Tôi cũng không khác tâm trạng mẹ.
Sau cùng, phút cực hình của mẹ con tôi chấm dứt, bà bác sĩ cười vui vẻ :
- Không ! Bà yên tâm, cháu không bị va-ri-ôn đâu, chỉ là va-ri-xen ấy mà !
Mẹ tôi hồng hào nét mặt trở lại như thường lệ :
- Cảm ơn bà. Bây giờ tôi mới vững lòng, lúc nãy tôi sợ quá. Vâng, thủy đậu thì không ngại gì, chỉ phải cái cũng hay lây chứ không nguy hiểm…
- Cái đó thì chắc rồi. Hay lây lắm !
- Thưa, tôi sẽ để cháu ở riêng…
- Phải ! Nhưng rồi bà xem, nó vẫn cứ lây, khó lắm…
Trong lúc bà bác sĩ biên toa, trò chuyện với mẹ tôi, tôi ngẫm nghĩ mãi về hai tiếng va-ri-ôn với lại va-ri-xen. Lần thứ nhất tôi cảm thấy tức mình: không phải là học trò trường Tây để hiểu rành hai tiếng đó; song tôi cũng mang máng đoán rằng tiếng trước chỉ bệnh đậu mùa, tiếng sau là chỉ chứng thủy đậu. Chắc hai bệnh có họ hàng dây mơ rễ má với nhau ? Thì tiếng tây cũng giông giống mà tiếng ta cũng giống đó, không thấy sau ? Nhưng tôi không còn cái hãnh diện tự khen mình thông minh nữa mà lo ngay ngáy: dù mẹ tôi và vị nữ bác sĩ đều cùng xác nhận chứng này không đáng sợ, tôi vẫn không yên tâm, đậu mùa hay thủy đậu cũng là đậu, nếu lành bệnh mà tôi rỗ mặt thì ê quá ! Đành rằng con trai, mình không quan tâm đến sắc đẹp, nhưng dù sao bị rỗ thì cũng kém vui đi !
Tôi mấy lần toan hỏi nhưng lại thôi: bà bác sĩ sẽ cho là mình quan tâm đến sắc đẹp, bà coi thường mình đi – Tôi không bao giờ muốn cho phái nữ biết rõ những nhược điểm của tôi, dù phái nữ đó là bác sĩ đi chăng nữa. Để rồi tôi sẽ lựa dịp hỏi mẹ tôi – Mẹ cũng phái nữ nhưng là mẹ mình, không ngại.
Trên đường về, tôi cố nén điều e ngại đó mà hỏi mẹ về sự khác nhau giữa hai bệnh. Mẹ tôi cắt nghĩa vắn tắt rằng đậu mùa có thể làm mình chết, mù mắt, còn chuyện rỗ mặt là thường, rất khó mà tránh chuyện khỏi rỗ mặt. Thủy đậu, trái lại hiền khô, hiền hơn cả bệnh sởi nữa. Chúng chỉ giống nhau một điểm: hay lây.
Mẹ nói thêm :
- Con muốn biết rõ, về nhà đọc cuốn Sức Khỏe Chỉ Nam là biết.
Tôi hết sức vững lòng. Con Hà đón ở cửa :
- Mẹ ! Anh Vũ đau gì đó mẹ ? Có sao không mẹ ?
- Không sao ! Anh con bị thủy đậu, chỉ cần kiêng gió và ở riêng để khỏi lây cho tụi bay mà thôi.
Nó lè lưỡi ra va lùi xa tôi tức khắc, dáng bộ nó làm tôi cáu lên, muốn làm nó nổi giận lên cho hả, tôi cười cười bảo nó :
- Bà bác sĩ nói đậu mùa với thủy đậu cũng như hai anh em…
- Hai anh em ?
- Ừ ! Hai anh em ! Đậu mùa tiếng tây kêu là va-ri-ôn, thủy đậu kêu là va-ri-xen…
Hà trố mắt nhìn tôi vẻ thán phục, tôi làm như không thấy sự thán phục ấy, cứ bằng giọng thản nhiên, tiếp :
- Cũng như tao với mày là hai anh em vậy mà !...
Tức thì nó trở mặt liền, không còn thán phục tôi nữa :
- Tưởng gì, làm người ta tưởng chuyện hay ho lắm, rán nghe. Ai không biết tụi mình là anh em…
- Đâu phải chỉ vậy thôi, đó là tao ví dụ theo bà nói, mà tuy là hai anh em nhưng cũng có cái khác nhau hay lắm, mày không muốn biết thì thôi.
Con em gái tôi mắc bẫy tức thì; giọng nó nóng nảy :
- Anh em sao còn khác nhau ? Khác sao đâu, anh nói nghe coi ? Mà thứ nào là anh, thứ nào là em ?
- Thủy đậu là anh, đậu mùa là em. Anh thì hiền lành, ai mắc bệnh cũng không đáng sợ, còn em thì dữ lắm: làm người ta chết, làm người ta mù mắt, còn rỗ mặt thì khỏi nói…
- Ghê quá, há ?
Hà tặc lưỡi ngắt lời tôi, tôi biết đã đến lúc cho nó vào tròng :
- Thì cũng như mày với tao vậy mà, tao hiền khô, còn mày thì…
Bị ví với chứng bệnh tàn ác, giết người, em gái tôi đỏ bừng mặt, quắc mắt lên, song nó chưa có phản ứng gì đáng kể thì mẹ tôi đã ngừng tra cứu cuốn chỉ nam mà ra lệnh :
- Ủa, chưa lên phòng cho rồi sao ? Cậu cả ? Lên nằm đi cho tôi nhờ. Mẹ đi mua thuốc đây ! Đi mau !
May quá: mẹ tôi không để ý câu chuyện, không thì thế nào tôi cũng bị mắng về tội trêu em. Tôi vừa lên thang lầu vừa huýt sáo trong lúc Hà hầm hầm đi thẳng ra sân.
Lần lượt, tụi nó thay phiên nhau nghỉ học vài ngày hay một tuần vì những cơn bệnh bất ngờ. Lũ em tôi cũng vậy. Riêng tôi, tôi hãnh diện về cái sức khỏe trời cho: bất chấp nắng mưa, gió bão. Tôi vững như đồng ! Cảm cúm ! Đó là thứ bệnh đáng sợ, hay lây, song là với ai kia, chớ riêng tôi thì không hề hấn chi cả. Chúng như những mũi tên tre nhỏ yếu, còn tôi thì lại như có mặc giáp sắt che thân cho nên nó rơi lả tả mỗi khi nó muốn nhắm đến tôi mà bắn !
Cho đến một bữa kia, ngủ dậy, tôi cảm thấy đầu váng vất, nằng nặng, kho khó chịu. A ! Những mũi tên tre đã chọc thủng lớp giáp sắt của tôi chăng ? Không đâu ! Tôi tự hỏi và trả lời tức khắc. Không đâu ! Không bao giờ có chuyện vô lý ấy.
Tuy nhiên, để khỏi nghĩ ngợi bâng quơ, tôi nghe lời ba tôi: uống ngay hai viên coldex cho chắc bụng. Cũng như người ta sơn lên áo giáp một lượt sơn vậy mà, càng tốt, phải không bạn ?
Ngày thứ hai, tôi cảm thấy sự váng vất có lui nhưng tôi nghe moi mỏi ở lưng, tưng tức ở ngực, song tôi không quan tâm – mình mà quan tâm, tức thì sức khỏe nó làm eo, làm khó mình ngay, mẹ tôi vẫn bảo thế – cứ sửa soạn đi học như thường lệ. Ngày thứ ba, tôi thấy nhưng nhức ở bắp chân. À ! Tại tôi chơi bóng tròn, chạy hơi nhiều, không sao.
Cho đến ngày thứ tư, khi tôi ngồi vào bàn, mẹ tôi bỗng chăm chú nhìn tôi, hỏi :
- Vũ ! Mặt con sao nổi mụt lên dữ vậy ?
- Thưa thím, không phải mụt, đó là mụn trứng cá, con trai vào tuổi choai choai đứa nào cũng bị… Đó là biểu hiện của sự sắp vào đời…
Cả bọn tôi cùng cười vì câu pha trò của anh Hùng, nhưng mẹ không cười. Mẹ tôi buông đũa lại gần tôi quan sát một chút, lại lấy tay ấn lên mấy chỗ có mụt. Giọng mẹ nghiêm nghị :
- Không phải mụn trứng cá đâu. Coi chừng… Chốc nữa ăn xong, cởi áo mẹ coi…
Nhưng rồi không chờ tôi xong bữa, mẹ tốc áo tôi tức thì để khám liền, khám sau lưng xong lại khám trước ngực. Thình lình, mẹ tôi kêu lên, giọng hoảng hốt :
- Trời ơi ! Như thế này mà không nói cho mẹ biết, con với cái… Khổ chưa này ! Thôi, ăn xong rồi lo thay áo quần dài, lên phòng ngay.
Hai ba cái miệng cùng nhao nhao, hỏi :
- Anh Vũ bị gì vậy, mẹ ?
- Nó đau gì đó, mẹ ?
Mẹ tôi không giải thích chứng bệnh lạ lùng của tôi, chỉ hạ thêm nhiều lệnh mới: không được đi học kể từ ngày mai, phải nằm trong phòng kín, phải mặc quần áo dài, không được ra gió lại, không được ăn cơm, kiêng luôn cả bánh mì v.v… Một tràng đầy những kiêng, cấm, không được… nhưng điều làm tôi hãi nhất là lời tuyên bố sắt đá :
- Con Thu ra xem phòng mạch bác sĩ H. mấy giờ mở cửa đặng mẹ đưa nó ra khám cho rồi.
- Đi làm chi mẹ… có mấy cái mụt sơ sơ… không sao đâu mẹ…
Mẹ tôi làm như không nghe tôi phản đối, lẳng lặng lại ngăn tủ sách. Ba tôi gỡ rối cho tôi bằng cách gọi giật mẹ tôi lại :
- Này, có cần phải đi bác sĩ thật không ? Tôi thấy…
- Tôi ngại lắm, không rõ là thứ gì, nhưng nhất định phải đi cho chắc bụng.
Nói vắn tắt như vậy xong mẹ tôi trở lại chỗ cũ kéo cuốn “Sức Khỏe Chỉ Nam ” ra (một cuốn có cái bìa đỏ rực và trông bề dày phát ngán) Không xong rồi ! Bình thường mẹ tôi rất ít khi lôi cuốn đó ra, những cơn sốt, đau bụng, đau vặt vãnh mẹ tôi chỉ xem qua mấy cuốn mong mỏng có cái tên dễ chịu như : “Cách dùng thuốc”, “Tân y dược”…
Và tôi, tuy không đọc cuốn Sức Khỏe Chỉ Nam, nhưng tôi thừa biết đó là một cuốn tả bệnh trạng, chỉ vẽ để người ta biết phân biệt một thứ bệnh này với thứ bệnh kia – vì có nhiều chứng nom bề ngoài giống nhau, song thật ra thì khác nhau về cách chữa trị cũng như kiêng cử – Tôi ghét nhất là nó không chỉ thuốc, dù là thứ thuốc trị cảm hay phỏng đi nữa. Nó lại có những cái hình (mầu hẳn hoi) trông thật ghê gớm, vì vậy mà tôi ghét nó. Song lũ em tôi thì lại hay lén mẹ tôi, lấy ra xem và kể cho tôi biết trong đó có gì, thế nào v.v…
Bác sĩ H. không phải là một ông mà là một bà, tôi ít ưa các bà, nói chung, tôi không ưa phái nữ, họ lắm chuyện, họ khó chịu; lũ bạn gái tôi thì hỗn một cách kinh khủng và ăn quà vặt dễ sợ ! – Trừ mẹ tôi, tôi đã thề không để cho một bàn tay phái nữ nào động đến cái móng tay tôi, vậy mà chao ơi ! Hôm đó tôi phạm lời thề: đành ngậm tăm để cho bà bác sĩ vạch áo xem lưng, kéo quần khám cẳng, lại bắt tôi há miệng soi đèn vô cuống họng, đủ trò khó chịu !
Tôi đang bực bõ trong lòng, chỉ những mong cho câu chuyện khám khiết chóng xong, thì mẹ tôi nói với bà bác sĩ :
- Thưa bà, tôi nghi quá, có phải cháu bị thủy đậu không ạ ? Sao mà có nhiều nốt giống như chứng đậu mùa… Tôi sợ quá, thưa bà, bà khám thấy…
Tôi ù tai lại, lạnh cả toàn thân vì kinh hãi: đậu mùa ! Nghe hai tiếng đó cũng đủ rùng mình. Thảo nào mẹ tôi sợ thế. Bà bác sĩ trấn an mẹ tôi :
- Theo tôi thì không phải đậu mùa, bà đoán đúng, chắc là thủy đậu đây. Không đáng sợ đâu… Nhưng để tôi xem thật kỹ chút nữa…
Trong lúc bà ngừng nói để xem xét bệnh trạng, tôi liếc thấy mặt mẹ tôi xám ngoét, nom y như bị cáo đang chờ quan tòa tuyên bố mình được trắng án hay sắp phải vào tù ở trong ciné. Tôi cũng không khác tâm trạng mẹ.
Sau cùng, phút cực hình của mẹ con tôi chấm dứt, bà bác sĩ cười vui vẻ :
- Không ! Bà yên tâm, cháu không bị va-ri-ôn đâu, chỉ là va-ri-xen ấy mà !
Mẹ tôi hồng hào nét mặt trở lại như thường lệ :
- Cảm ơn bà. Bây giờ tôi mới vững lòng, lúc nãy tôi sợ quá. Vâng, thủy đậu thì không ngại gì, chỉ phải cái cũng hay lây chứ không nguy hiểm…
- Cái đó thì chắc rồi. Hay lây lắm !
- Thưa, tôi sẽ để cháu ở riêng…
- Phải ! Nhưng rồi bà xem, nó vẫn cứ lây, khó lắm…
Trong lúc bà bác sĩ biên toa, trò chuyện với mẹ tôi, tôi ngẫm nghĩ mãi về hai tiếng va-ri-ôn với lại va-ri-xen. Lần thứ nhất tôi cảm thấy tức mình: không phải là học trò trường Tây để hiểu rành hai tiếng đó; song tôi cũng mang máng đoán rằng tiếng trước chỉ bệnh đậu mùa, tiếng sau là chỉ chứng thủy đậu. Chắc hai bệnh có họ hàng dây mơ rễ má với nhau ? Thì tiếng tây cũng giông giống mà tiếng ta cũng giống đó, không thấy sau ? Nhưng tôi không còn cái hãnh diện tự khen mình thông minh nữa mà lo ngay ngáy: dù mẹ tôi và vị nữ bác sĩ đều cùng xác nhận chứng này không đáng sợ, tôi vẫn không yên tâm, đậu mùa hay thủy đậu cũng là đậu, nếu lành bệnh mà tôi rỗ mặt thì ê quá ! Đành rằng con trai, mình không quan tâm đến sắc đẹp, nhưng dù sao bị rỗ thì cũng kém vui đi !
Tôi mấy lần toan hỏi nhưng lại thôi: bà bác sĩ sẽ cho là mình quan tâm đến sắc đẹp, bà coi thường mình đi – Tôi không bao giờ muốn cho phái nữ biết rõ những nhược điểm của tôi, dù phái nữ đó là bác sĩ đi chăng nữa. Để rồi tôi sẽ lựa dịp hỏi mẹ tôi – Mẹ cũng phái nữ nhưng là mẹ mình, không ngại.
Trên đường về, tôi cố nén điều e ngại đó mà hỏi mẹ về sự khác nhau giữa hai bệnh. Mẹ tôi cắt nghĩa vắn tắt rằng đậu mùa có thể làm mình chết, mù mắt, còn chuyện rỗ mặt là thường, rất khó mà tránh chuyện khỏi rỗ mặt. Thủy đậu, trái lại hiền khô, hiền hơn cả bệnh sởi nữa. Chúng chỉ giống nhau một điểm: hay lây.
Mẹ nói thêm :
- Con muốn biết rõ, về nhà đọc cuốn Sức Khỏe Chỉ Nam là biết.
Tôi hết sức vững lòng. Con Hà đón ở cửa :
- Mẹ ! Anh Vũ đau gì đó mẹ ? Có sao không mẹ ?
- Không sao ! Anh con bị thủy đậu, chỉ cần kiêng gió và ở riêng để khỏi lây cho tụi bay mà thôi.
Nó lè lưỡi ra va lùi xa tôi tức khắc, dáng bộ nó làm tôi cáu lên, muốn làm nó nổi giận lên cho hả, tôi cười cười bảo nó :
- Bà bác sĩ nói đậu mùa với thủy đậu cũng như hai anh em…
- Hai anh em ?
- Ừ ! Hai anh em ! Đậu mùa tiếng tây kêu là va-ri-ôn, thủy đậu kêu là va-ri-xen…
Hà trố mắt nhìn tôi vẻ thán phục, tôi làm như không thấy sự thán phục ấy, cứ bằng giọng thản nhiên, tiếp :
- Cũng như tao với mày là hai anh em vậy mà !...
Tức thì nó trở mặt liền, không còn thán phục tôi nữa :
- Tưởng gì, làm người ta tưởng chuyện hay ho lắm, rán nghe. Ai không biết tụi mình là anh em…
- Đâu phải chỉ vậy thôi, đó là tao ví dụ theo bà nói, mà tuy là hai anh em nhưng cũng có cái khác nhau hay lắm, mày không muốn biết thì thôi.
Con em gái tôi mắc bẫy tức thì; giọng nó nóng nảy :
- Anh em sao còn khác nhau ? Khác sao đâu, anh nói nghe coi ? Mà thứ nào là anh, thứ nào là em ?
- Thủy đậu là anh, đậu mùa là em. Anh thì hiền lành, ai mắc bệnh cũng không đáng sợ, còn em thì dữ lắm: làm người ta chết, làm người ta mù mắt, còn rỗ mặt thì khỏi nói…
- Ghê quá, há ?
Hà tặc lưỡi ngắt lời tôi, tôi biết đã đến lúc cho nó vào tròng :
- Thì cũng như mày với tao vậy mà, tao hiền khô, còn mày thì…
Bị ví với chứng bệnh tàn ác, giết người, em gái tôi đỏ bừng mặt, quắc mắt lên, song nó chưa có phản ứng gì đáng kể thì mẹ tôi đã ngừng tra cứu cuốn chỉ nam mà ra lệnh :
- Ủa, chưa lên phòng cho rồi sao ? Cậu cả ? Lên nằm đi cho tôi nhờ. Mẹ đi mua thuốc đây ! Đi mau !
May quá: mẹ tôi không để ý câu chuyện, không thì thế nào tôi cũng bị mắng về tội trêu em. Tôi vừa lên thang lầu vừa huýt sáo trong lúc Hà hầm hầm đi thẳng ra sân.
__________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG IV