Phần Thứ Hai
Mến trao về Thủy
I
Nỗi buồn khiến Trân như người mất hồn đến cả tuần lễ,
Thủy ạ. Tâm trạng Trân trong những ngày đau đớn này biến đổi vô chừng.
Có lúc Trân nghĩ đến cửa Phật và hình ảnh người sư nữ. Có khi Trân nghĩ
quẩn đến cái chết trốn tránh. Lúc khác, Trân lấy lại được can đảm, cố
nhận chìm nỗi buồn vào quên lãng. Nhưng khổ thay, lởn vởn trong trí
tưởng, Trân thấy toàn là nỗi xót xa, đau đớn. Người mẹ ruột của Trân và
tông tích của bà. Má anh An và sự khắc nghiệt trả thù trút lên đầu Trân.
Và ba Trân, người tội lỗi ngày xưa và bất lực, bỏ mặc Trân bây giờ. Bốn
đứa em nhỏ ngây thơ một đôi lúc làm Trân sống hồn nhiên được. Anh An
như một an ủi lớn nhất thì lại biền biệt nơi xa.
Có một buổi chiều, Trân tìm đến nhà thầy Bằng, người thầy già đáng kính của chúng mình, kể lể để được khóc và nghe thầy an ủi. Nhưng liền khi rời khỏi nhà thầy, Trân lại trở về với thực tại chán nản. Giờ lý hóa, thầy Ph. ngạc nhiên hỏi Trân : “Tại sao chị không làm bài ?” Giờ hình học, Trân trả lời không xong một câu hỏi giáo khoa thật dễ trên bài kiểm. Có đến hai lần, Trân bỏ giờ Vạn vật ra về, lang thang suốt con đường Trịnh Hoài Đức.
Rồi một lúc nản lòng, Trân đã có một quyết định thiếu sáng suốt. Hôm ấy, anh An về Biên Hòa và trong lúc đặt vấn đề của Trân với ba má, anh bênh Trân, đòi ba má phải đối xử công bằng với Trân, lời qua tiếng lại, anh có hơi to tiếng một chút. Má Trân khóc bù lu. Ba Trân mắng anh là bất hiếu. Anh lẳng lặng bỏ về phòng và không biết có Trân theo dõi, anh ôm mặt tấm tức khóc. Trân thấy mình như một thừa thãi trong gia đình. Trân thấy mình đã làm khổ anh An nhiều. Trân nhớ đến lời rủ của nhỏ Quyên lên Sàigòn làm cho tiệm may của bà cô nhỏ ấy. Trân nghĩ đến chuyện thoát ly để tự lập đời mình. Trân thu xếp một ít vật dụng cá nhân, áo quần vào cái xách tay nhỏ sẵn sàng ra đi. Trưa hôm ấy, trong lúc cả nhà ngủ trưa, Trân rời khỏi mái ấm bấy lâu để dấn thân vào một đoạn đường mới, phiêu lưu, lắm gian nan và nguy hiểm nhưng Trân thấy có tự do.
Chỉ có năm trăm bạc trong túi, Trân không dám tiêu dùng phí phạm. Trân đi bộ từ nhà ra bến xe đò. Lúc đi ngang nhà thầy Bằng, Trân đứng lại và muốn đổi ý. Trân khóc nhưng rồi lại cắn môi bước đi. Đến bến xe, Trân lại thêm một lần dùng dằng tư tưởng. Nhưng rồi rốt cuộc, khi người lơ xe lên tiếng mời : “Đi Sàigòn hả cô Ba ?”, Trân đã gật đầu và bước lên xe, ngồi nơi một băng ghế trống cuối xe. Biên Hòa buổi trưa một ngày cuối mưa mà nóng bức khác thường. Bến xe vắng khách và các hàng quán cũng như đang trong giấc ngủ. Trân đưa mắt nhìn quanh. Lần cuối cùng, hình ảnh Biên Hòa còn nằm trong đáy mắt Trân đây sao ? Phía ngoài bến xe là quốc lộ 1, con đường dằn xóc này, chút nữa, khi xe lăn bánh sẽ là con đường đưa Trân rời xa tỉnh lỵ hiền lành này sao ? Ba má và anh An sẽ phản ứng ra sao khi không thấy Trân ở trong nhà. Chắc mọi người sẽ đi tìm vì Trân không để lại thư từ gì cả. Rồi sau đó, những chuyện gì sẽ xảy ra trong gia đình ? Và cho Trân khi lên đến Sàigòn ?
Có đến mấy lần, Trân định rời khỏi xe để trở lại mái nhà thân yêu. Trân thấy mình yếu đuối quá. Trân thấy sợ khi nghĩ đến sự bơ vơ của một người con gái giữa đô thành. Trân tự hỏi phải chăng gia đình Trân hiện là một nhà giam, nhưng một nhà giam an lành ?
Người tài xế đã mở cửa, lên ngồi trước tay lái. Người lơ la lớn :
- Sàigòn đây bà con, xe sắp chạy, mau mau đi bà con ơi.
Mấy người khách vừa xuống xe lam, hướng nhanh về chiếc xe đò Liên Hiệp. Trân bỗng run lên và định bước xuống xe. Người lơ nhảy theo chiếc xe vừa bắt đầu lăn bánh, nói với Trân :
- Xe chạy rồi mà cô Ba. Ngồi đó đi cô Ba.
Trân hết hiểu được tâm trạng mình. Nghe nói, Trân lại ngồi xuống. Người lơ xe tưởng lầm Trân chờ quá lâu, định đi xe khác nên phân bua :
- Cô xuống xe sau thì cô cũng phải đợi vậy. Mười phút mới chạy một chuyến. Tôi rước thêm mấy người khách kia là xe chạy liền hà.
Rồi anh ta nhảy xuống ngoắc mấy người khách mới. Trân nhắm nghiền hai mắt lại để tự trấn tĩnh mình. Dù sao, Trân cũng phải cương quyết lựa chọn sự tự do và chấp nhận mọi nguy khó chờ đón mình.
- Kìa, cô Trân, cô cũng đi Sàigòn đấy à ? Như là tuần này An nó có về Biên Hòa mà ?
Trân giật nẩy mình trước câu nói vừa rồi và lúc mở mắt ra, Trân suýt kêu lên thảng thốt khi nhận ra người đối diện là Vượng. Anh ta đang đứng nơi lối đi giữa xe và hỏi tiếp Trân :
- Cô Trân cho tôi ngồi chung băng ghế chứ ?
Trân cười gượng và đáp :
- Sao không anh Vượng.
Rồi Trân xích vào phía trong, nhường chỗ ngoài cho Vượng. Anh ta vừa ngồi yên đã bắt chuyện ngay :
- Tuần này An có về phải không cô Trân ?
Trân buột miệng :
- Vâng, anh ấy có về.
Nói rồi, Trân mới thấy mình vụng về quá, bởi vì Vượng hỏi tiếp mà Trân trả lời không được :
- Vậy chắc cô Trân đi Sàigòn có việc riêng ?
Trân ấp úng :
- … À vâng…
Dường như cử chỉ bối rối của Trân làm Vượng chú ý, ánh mắt anh ta thoáng vẻ ngạc nhiên, không hiểu có sự nghi ngờ gì không nữa. Tuy nhiên, Vượng đã im lặng một lúc khá lâu từ khi xe đến đầu cầu Rạch cát đến khi xe dừng lại tại trạm Chợ Đồn. Cũng trong thời gian đó, Trân suy nghĩ thật lung. Về sự gặp gỡ tình cờ với Vượng, về sự thoát ly của mình và về những sự việc sẽ xảy ra sau khi anh An nghe Vượng kể có đi chung xe với Trân…
- Hai người bao nhiêu ?
Trân trở lại thực tế với tiếng hỏi người lơ xe của Vượng. Anh ta móc túi lấy tiền trả. Trân ấp úng:
- Để Trân trả, anh…
Vượng lắc đầu :
- Có bao nhiêu đâu cô Trân.
- Cám ơn anh.
- Chắc cô lên Sàigòn sắm đồ ?
- Vâng.
- Sao cô không đợi An cùng đi cho vui… ?
- Tới chiều anh ấy mới đi. Đi với anh ấy, Trân sợ không về kịp.
- Cô nói phải. Thời buổi này di chuyển vào buổi tối trên đường trường thật nguy hiểm, nhất là đối với con gái…
Nhất là với con gái. Thủy ơi, Vượng biết đâu câu nói của anh ta làm Trân chạnh lòng. Trên một đoạn đường trường mà còn nguy hiểm, thì trên cả một đoạn đời, bao nhiêu gian nan, nguy hiểm chờ chực Trân ? Bao nhiêu khó khăn ngăn trở Trân ? Trân mím môi. Trân muốn kêu lên hai tiếng má ơi để nhớ đến bà mẹ bặt tin, hai tiếng ba ơi để nhớ đến người cha lạnh nhạt.
- Cái xách tay kia là của cô Trân ?
- Dạ phải.
- Cô đi sắm đồ mà lại đem theo nhiều đồ đầy xách tay, hơi lạ đấy nhé !
Trân đỏ mặt vì có cảm tưởng mình đang bị bắt quả tang. Trân không biết phải trả lời ra sao nữa Thủy ạ. Lúc bình thường, Trân ứng đáp rất dễ dàng trước những sự việc bất ngờ tương tự, chẳng hiểu tại sao khi đó Trân lại vụng về quá. Có lẽ chính sự vụng về đã khiến Vượng nghi ngờ. Tuy nhiên, anh ta vẫn giữ sự dè dặt :
- Xin lỗi cô Trân, có lẽ tôi hơi tò mò. Nếu cô thấy không tiện trả lời thì thôi vậy…
- Không có gì bất tiện đâu anh à, Trân…
Vượng ngồi im khá lâu. Trân cũng im lặng theo tuy rằng trong trí, Trân lo lắng bồn chồn không biết Vượng đang nghĩ gì, đang đặt giả thuyết thế nào về mình ? Thỉnh thoảng, Trân liếc mắt nhìn trộm Vượng. Anh ta vẫn điềm nhiên dõi mắt về phía trước. Xe lần lượt qua Dĩ An rồi tiến dần đến Thủ Đức. Trân nghĩ đến anh An, đến ba. Trân muốn thay đổi ý kiến. Một lúc, Trân lại lén nhìn qua Vượng đúng lúc anh ta cũng quay nhìn Trân. Trân cúi đầu vì bị bắt gặp. Có lẽ Vượng suy nghĩ lung lắm rồi mới hỏi Trân :
- Nếu tôi đoán không lầm thì không phải cô Trân đi Sàigòn sắm đồ ?
Trân chợt thấy nóng lên nơi mắt. Vượng đã đoán biết phần nào rồi. Trân có nên tiếp tục giấu Vượng nữa chăng ? Và nếu Trân nói thật, Vượng giúp gì được Trân ? Thấy Trân không đáp, Vượng có vẻ lúng túng :
- Chắc cô Trân cho rằng tôi bất lịch sự lắm thì phải ?
Buộc lòng Trân phải trả lời :
- Không có thế đâu anh. Trân không hề có ý nghĩ đó.
- Nghĩa là tôi đã đoán đúng ?
Trân lại không đáp. Sự yên lặng là một cách trả lời của người đang bối rối. Vượng thừa thông minh để hiểu điều đó. Trân đưa mắt nhìn qua cửa xe, về một phía đường. Một chiếc traction ngược chiều vụt qua. Trân thấy hình ảnh anh An lóe lên. Hình ảnh anh ngày từ giã Biên Hòa lên Sàigòn trọ học. Khu vườn cao su vùn vụt lùi lại phía sau, những thân cây già cỗi. Trân thấy hình ảnh ba Trân. Rồi khu nhà cửa đông đúc, khu chợ ồn ào. Trân thấy hình ảnh lũ em nhỏ reo đùa. Trân muốn kêu lên : “Ba ơi, anh An ơi, Trân khổ quá”. Trân thấy bên bờ má mình nong nóng. Rồi một giọt nước mắt lăn dài. Trân khóc không ngờ.
Có lẽ Vượng theo dõi Trân không rời. Tiếng Vượng trầm ấm :
- Tôi có nghe An kể về hoàn cảnh của cô Trân…
Vượng ngừng lại một chút có lẽ để dò xét phản ứng của Trân. Thấy Trân không nói gì, Vượng mới tiếp :
- Tôi rất cảm thông nỗi khổ tâm của cô. Tuy nhiên, tôi nghĩ không nên vì thế mà cô liều lĩnh. Cái xách tay đầy ắp đồ đạc của cô buộc tôi có ý nghĩ rằng cô đang tìm cách thoát ly gia đình.
Vượng lại ngừng. Anh ta có vẻ dè dặt thực sự nên đợi khá lâu vẫn không thấy Trân phản ứng, đủ để tin là mình nghĩ đúng, anh ta mới tiếp tục. Trân không còn biết phải nói gì, làm gì nữa. Trân để mặc cho nước mắt ràn rụa trong lời khuyên của Vượng :
- Cô Trân nên trở về thì hơn. Sáng mai không có gì học, tôi có thể cùng quay về Biên Hòa với cô, nếu cô cho phép. Tôi hứa sẽ tìm cách nói giúp cô…
Trân lấy khăn tay thấm nước mắt. Xe đã chạy đến ngã tư xa lộ, Thủ Đức, ngừng lại để nhân viên của hãng xe kiểm soát số khách. Vượng nói nhanh :
- Mình xuống đây, cô Trân nhé ?
Trân còn ngần ngừ chưa quyết định dứt khoát thì tiếng gọi của người lơ xe đã vang lên :
- Thủ Đức đây, bà con ai xuống thì xuống mau, xe sắp chạy.
Vượng thấy Trân vẫn chưa dứt khoát, liều lĩnh một tay xách cái túi xách của Trân, tay kia nắm lấy tay Trân dẫn xuống. Thủy ơi. Có bao giờ một người con trai xa lạ nắm tay Thủy chưa ? Tay Vượng như một cái phao, nhưng không phải Trân nắm lấy cái phao trong cơn nguy ngập, mà cái phao tự dìu dắt Trân. Trân thấy cánh tay mình nổi gai ốc. Trân như một đứa bé khờ dại, đứng lên khỏi băng xe, đi theo Vượng. Xuống xe rồi, Vượng mới trao trả Trân cái túi xách. Trân đón lấy. Ánh mắt Trân vướng vào ánh mắt Vượng. Trân đỏ mặt mà Vượng cũng không tránh được. Vượng lúng búng nói :
- Xin lỗi đã nắm tay cô Trân, buộc lòng tôi phải làm như thế.
Trân muốn nói với Vượng “Anh không có lỗi gì cả” nhưng lại im lặng. Cứ để mặc Vượng với ý nghĩ riêng của anh ta thì hơn. Vượng nói :
- Mình đón xe trở lại Biên Hòa nhé cô Trân ?
Trân đành phải gật đầu vì không còn cách nào khác. Vượng tiếp :
- Tôi vừa được tin cô Thủy đã nhận lời đứng ra tổ chức một buổi đại nhạc hội cho nhà trường để gây quỹ cây mùa xuân cho học sinh nghèo. Có lẽ khi về, tôi sẽ nói thác rằng tình cờ gặp cô tại nhà Thủy trong phiên họp tổ chức. Vì cuộc họp kéo dài bất ngờ nên tôi đưa cô về để người nhà khỏi nghi ngờ.
Đến lúc này, Trân mới nói được :
- Cám ơn anh Vượng nhiều lắm.
Ngồi trên xe trở lại Biên Hòa, Trân thấy mình bình tĩnh như một người vô tư lự. Trân cố làm vui để trò chuyện với Vượng :
- Trân làm phiền anh Vượng quá.
- Có gì là phiền, cô Trân. Lẽ tự nhiên là một người bạn của An, tôi không thể để cho cô liều lĩnh lao mình vào cuộc đời trong khi cô chưa có kinh nghiệm gì trong trường đời cả.
- Nhưng trở về với gia đình, Trân có sung sướng gì được…
Vượng lúng túng trước câu nói bất chợt của Trân. Đáng lẽ Trân không nên nói như thế, phải không Thủy ? Dù sao, Vượng cũng đã hành động đúng theo lương tâm và lý trí. Trân vụng về nói :
- Trân xin lỗi anh…
Vượng ôi, anh đã ngăn tôi bước tới một bước liều lĩnh có thể nguy hiểm, nhưng anh lại đẩy tôi trở về với bầu không khí ngột ngạt, tù ngục của gia đình. Anh là ân nhân của tôi hay anh là phán quan lưu đầy tôi vào miền khổ sở ?
Có một buổi chiều, Trân tìm đến nhà thầy Bằng, người thầy già đáng kính của chúng mình, kể lể để được khóc và nghe thầy an ủi. Nhưng liền khi rời khỏi nhà thầy, Trân lại trở về với thực tại chán nản. Giờ lý hóa, thầy Ph. ngạc nhiên hỏi Trân : “Tại sao chị không làm bài ?” Giờ hình học, Trân trả lời không xong một câu hỏi giáo khoa thật dễ trên bài kiểm. Có đến hai lần, Trân bỏ giờ Vạn vật ra về, lang thang suốt con đường Trịnh Hoài Đức.
Rồi một lúc nản lòng, Trân đã có một quyết định thiếu sáng suốt. Hôm ấy, anh An về Biên Hòa và trong lúc đặt vấn đề của Trân với ba má, anh bênh Trân, đòi ba má phải đối xử công bằng với Trân, lời qua tiếng lại, anh có hơi to tiếng một chút. Má Trân khóc bù lu. Ba Trân mắng anh là bất hiếu. Anh lẳng lặng bỏ về phòng và không biết có Trân theo dõi, anh ôm mặt tấm tức khóc. Trân thấy mình như một thừa thãi trong gia đình. Trân thấy mình đã làm khổ anh An nhiều. Trân nhớ đến lời rủ của nhỏ Quyên lên Sàigòn làm cho tiệm may của bà cô nhỏ ấy. Trân nghĩ đến chuyện thoát ly để tự lập đời mình. Trân thu xếp một ít vật dụng cá nhân, áo quần vào cái xách tay nhỏ sẵn sàng ra đi. Trưa hôm ấy, trong lúc cả nhà ngủ trưa, Trân rời khỏi mái ấm bấy lâu để dấn thân vào một đoạn đường mới, phiêu lưu, lắm gian nan và nguy hiểm nhưng Trân thấy có tự do.
Chỉ có năm trăm bạc trong túi, Trân không dám tiêu dùng phí phạm. Trân đi bộ từ nhà ra bến xe đò. Lúc đi ngang nhà thầy Bằng, Trân đứng lại và muốn đổi ý. Trân khóc nhưng rồi lại cắn môi bước đi. Đến bến xe, Trân lại thêm một lần dùng dằng tư tưởng. Nhưng rồi rốt cuộc, khi người lơ xe lên tiếng mời : “Đi Sàigòn hả cô Ba ?”, Trân đã gật đầu và bước lên xe, ngồi nơi một băng ghế trống cuối xe. Biên Hòa buổi trưa một ngày cuối mưa mà nóng bức khác thường. Bến xe vắng khách và các hàng quán cũng như đang trong giấc ngủ. Trân đưa mắt nhìn quanh. Lần cuối cùng, hình ảnh Biên Hòa còn nằm trong đáy mắt Trân đây sao ? Phía ngoài bến xe là quốc lộ 1, con đường dằn xóc này, chút nữa, khi xe lăn bánh sẽ là con đường đưa Trân rời xa tỉnh lỵ hiền lành này sao ? Ba má và anh An sẽ phản ứng ra sao khi không thấy Trân ở trong nhà. Chắc mọi người sẽ đi tìm vì Trân không để lại thư từ gì cả. Rồi sau đó, những chuyện gì sẽ xảy ra trong gia đình ? Và cho Trân khi lên đến Sàigòn ?
Có đến mấy lần, Trân định rời khỏi xe để trở lại mái nhà thân yêu. Trân thấy mình yếu đuối quá. Trân thấy sợ khi nghĩ đến sự bơ vơ của một người con gái giữa đô thành. Trân tự hỏi phải chăng gia đình Trân hiện là một nhà giam, nhưng một nhà giam an lành ?
Người tài xế đã mở cửa, lên ngồi trước tay lái. Người lơ la lớn :
- Sàigòn đây bà con, xe sắp chạy, mau mau đi bà con ơi.
Mấy người khách vừa xuống xe lam, hướng nhanh về chiếc xe đò Liên Hiệp. Trân bỗng run lên và định bước xuống xe. Người lơ nhảy theo chiếc xe vừa bắt đầu lăn bánh, nói với Trân :
- Xe chạy rồi mà cô Ba. Ngồi đó đi cô Ba.
Trân hết hiểu được tâm trạng mình. Nghe nói, Trân lại ngồi xuống. Người lơ xe tưởng lầm Trân chờ quá lâu, định đi xe khác nên phân bua :
- Cô xuống xe sau thì cô cũng phải đợi vậy. Mười phút mới chạy một chuyến. Tôi rước thêm mấy người khách kia là xe chạy liền hà.
Rồi anh ta nhảy xuống ngoắc mấy người khách mới. Trân nhắm nghiền hai mắt lại để tự trấn tĩnh mình. Dù sao, Trân cũng phải cương quyết lựa chọn sự tự do và chấp nhận mọi nguy khó chờ đón mình.
- Kìa, cô Trân, cô cũng đi Sàigòn đấy à ? Như là tuần này An nó có về Biên Hòa mà ?
Trân giật nẩy mình trước câu nói vừa rồi và lúc mở mắt ra, Trân suýt kêu lên thảng thốt khi nhận ra người đối diện là Vượng. Anh ta đang đứng nơi lối đi giữa xe và hỏi tiếp Trân :
- Cô Trân cho tôi ngồi chung băng ghế chứ ?
Trân cười gượng và đáp :
- Sao không anh Vượng.
Rồi Trân xích vào phía trong, nhường chỗ ngoài cho Vượng. Anh ta vừa ngồi yên đã bắt chuyện ngay :
- Tuần này An có về phải không cô Trân ?
Trân buột miệng :
- Vâng, anh ấy có về.
Nói rồi, Trân mới thấy mình vụng về quá, bởi vì Vượng hỏi tiếp mà Trân trả lời không được :
- Vậy chắc cô Trân đi Sàigòn có việc riêng ?
Trân ấp úng :
- … À vâng…
Dường như cử chỉ bối rối của Trân làm Vượng chú ý, ánh mắt anh ta thoáng vẻ ngạc nhiên, không hiểu có sự nghi ngờ gì không nữa. Tuy nhiên, Vượng đã im lặng một lúc khá lâu từ khi xe đến đầu cầu Rạch cát đến khi xe dừng lại tại trạm Chợ Đồn. Cũng trong thời gian đó, Trân suy nghĩ thật lung. Về sự gặp gỡ tình cờ với Vượng, về sự thoát ly của mình và về những sự việc sẽ xảy ra sau khi anh An nghe Vượng kể có đi chung xe với Trân…
- Hai người bao nhiêu ?
Trân trở lại thực tế với tiếng hỏi người lơ xe của Vượng. Anh ta móc túi lấy tiền trả. Trân ấp úng:
- Để Trân trả, anh…
Vượng lắc đầu :
- Có bao nhiêu đâu cô Trân.
- Cám ơn anh.
- Chắc cô lên Sàigòn sắm đồ ?
- Vâng.
- Sao cô không đợi An cùng đi cho vui… ?
- Tới chiều anh ấy mới đi. Đi với anh ấy, Trân sợ không về kịp.
- Cô nói phải. Thời buổi này di chuyển vào buổi tối trên đường trường thật nguy hiểm, nhất là đối với con gái…
Nhất là với con gái. Thủy ơi, Vượng biết đâu câu nói của anh ta làm Trân chạnh lòng. Trên một đoạn đường trường mà còn nguy hiểm, thì trên cả một đoạn đời, bao nhiêu gian nan, nguy hiểm chờ chực Trân ? Bao nhiêu khó khăn ngăn trở Trân ? Trân mím môi. Trân muốn kêu lên hai tiếng má ơi để nhớ đến bà mẹ bặt tin, hai tiếng ba ơi để nhớ đến người cha lạnh nhạt.
- Cái xách tay kia là của cô Trân ?
- Dạ phải.
- Cô đi sắm đồ mà lại đem theo nhiều đồ đầy xách tay, hơi lạ đấy nhé !
Trân đỏ mặt vì có cảm tưởng mình đang bị bắt quả tang. Trân không biết phải trả lời ra sao nữa Thủy ạ. Lúc bình thường, Trân ứng đáp rất dễ dàng trước những sự việc bất ngờ tương tự, chẳng hiểu tại sao khi đó Trân lại vụng về quá. Có lẽ chính sự vụng về đã khiến Vượng nghi ngờ. Tuy nhiên, anh ta vẫn giữ sự dè dặt :
- Xin lỗi cô Trân, có lẽ tôi hơi tò mò. Nếu cô thấy không tiện trả lời thì thôi vậy…
- Không có gì bất tiện đâu anh à, Trân…
Vượng ngồi im khá lâu. Trân cũng im lặng theo tuy rằng trong trí, Trân lo lắng bồn chồn không biết Vượng đang nghĩ gì, đang đặt giả thuyết thế nào về mình ? Thỉnh thoảng, Trân liếc mắt nhìn trộm Vượng. Anh ta vẫn điềm nhiên dõi mắt về phía trước. Xe lần lượt qua Dĩ An rồi tiến dần đến Thủ Đức. Trân nghĩ đến anh An, đến ba. Trân muốn thay đổi ý kiến. Một lúc, Trân lại lén nhìn qua Vượng đúng lúc anh ta cũng quay nhìn Trân. Trân cúi đầu vì bị bắt gặp. Có lẽ Vượng suy nghĩ lung lắm rồi mới hỏi Trân :
- Nếu tôi đoán không lầm thì không phải cô Trân đi Sàigòn sắm đồ ?
Trân chợt thấy nóng lên nơi mắt. Vượng đã đoán biết phần nào rồi. Trân có nên tiếp tục giấu Vượng nữa chăng ? Và nếu Trân nói thật, Vượng giúp gì được Trân ? Thấy Trân không đáp, Vượng có vẻ lúng túng :
- Chắc cô Trân cho rằng tôi bất lịch sự lắm thì phải ?
Buộc lòng Trân phải trả lời :
- Không có thế đâu anh. Trân không hề có ý nghĩ đó.
- Nghĩa là tôi đã đoán đúng ?
Trân lại không đáp. Sự yên lặng là một cách trả lời của người đang bối rối. Vượng thừa thông minh để hiểu điều đó. Trân đưa mắt nhìn qua cửa xe, về một phía đường. Một chiếc traction ngược chiều vụt qua. Trân thấy hình ảnh anh An lóe lên. Hình ảnh anh ngày từ giã Biên Hòa lên Sàigòn trọ học. Khu vườn cao su vùn vụt lùi lại phía sau, những thân cây già cỗi. Trân thấy hình ảnh ba Trân. Rồi khu nhà cửa đông đúc, khu chợ ồn ào. Trân thấy hình ảnh lũ em nhỏ reo đùa. Trân muốn kêu lên : “Ba ơi, anh An ơi, Trân khổ quá”. Trân thấy bên bờ má mình nong nóng. Rồi một giọt nước mắt lăn dài. Trân khóc không ngờ.
Có lẽ Vượng theo dõi Trân không rời. Tiếng Vượng trầm ấm :
- Tôi có nghe An kể về hoàn cảnh của cô Trân…
Vượng ngừng lại một chút có lẽ để dò xét phản ứng của Trân. Thấy Trân không nói gì, Vượng mới tiếp :
- Tôi rất cảm thông nỗi khổ tâm của cô. Tuy nhiên, tôi nghĩ không nên vì thế mà cô liều lĩnh. Cái xách tay đầy ắp đồ đạc của cô buộc tôi có ý nghĩ rằng cô đang tìm cách thoát ly gia đình.
Vượng lại ngừng. Anh ta có vẻ dè dặt thực sự nên đợi khá lâu vẫn không thấy Trân phản ứng, đủ để tin là mình nghĩ đúng, anh ta mới tiếp tục. Trân không còn biết phải nói gì, làm gì nữa. Trân để mặc cho nước mắt ràn rụa trong lời khuyên của Vượng :
- Cô Trân nên trở về thì hơn. Sáng mai không có gì học, tôi có thể cùng quay về Biên Hòa với cô, nếu cô cho phép. Tôi hứa sẽ tìm cách nói giúp cô…
Trân lấy khăn tay thấm nước mắt. Xe đã chạy đến ngã tư xa lộ, Thủ Đức, ngừng lại để nhân viên của hãng xe kiểm soát số khách. Vượng nói nhanh :
- Mình xuống đây, cô Trân nhé ?
Trân còn ngần ngừ chưa quyết định dứt khoát thì tiếng gọi của người lơ xe đã vang lên :
- Thủ Đức đây, bà con ai xuống thì xuống mau, xe sắp chạy.
Vượng thấy Trân vẫn chưa dứt khoát, liều lĩnh một tay xách cái túi xách của Trân, tay kia nắm lấy tay Trân dẫn xuống. Thủy ơi. Có bao giờ một người con trai xa lạ nắm tay Thủy chưa ? Tay Vượng như một cái phao, nhưng không phải Trân nắm lấy cái phao trong cơn nguy ngập, mà cái phao tự dìu dắt Trân. Trân thấy cánh tay mình nổi gai ốc. Trân như một đứa bé khờ dại, đứng lên khỏi băng xe, đi theo Vượng. Xuống xe rồi, Vượng mới trao trả Trân cái túi xách. Trân đón lấy. Ánh mắt Trân vướng vào ánh mắt Vượng. Trân đỏ mặt mà Vượng cũng không tránh được. Vượng lúng búng nói :
- Xin lỗi đã nắm tay cô Trân, buộc lòng tôi phải làm như thế.
Trân muốn nói với Vượng “Anh không có lỗi gì cả” nhưng lại im lặng. Cứ để mặc Vượng với ý nghĩ riêng của anh ta thì hơn. Vượng nói :
- Mình đón xe trở lại Biên Hòa nhé cô Trân ?
Trân đành phải gật đầu vì không còn cách nào khác. Vượng tiếp :
- Tôi vừa được tin cô Thủy đã nhận lời đứng ra tổ chức một buổi đại nhạc hội cho nhà trường để gây quỹ cây mùa xuân cho học sinh nghèo. Có lẽ khi về, tôi sẽ nói thác rằng tình cờ gặp cô tại nhà Thủy trong phiên họp tổ chức. Vì cuộc họp kéo dài bất ngờ nên tôi đưa cô về để người nhà khỏi nghi ngờ.
Đến lúc này, Trân mới nói được :
- Cám ơn anh Vượng nhiều lắm.
Ngồi trên xe trở lại Biên Hòa, Trân thấy mình bình tĩnh như một người vô tư lự. Trân cố làm vui để trò chuyện với Vượng :
- Trân làm phiền anh Vượng quá.
- Có gì là phiền, cô Trân. Lẽ tự nhiên là một người bạn của An, tôi không thể để cho cô liều lĩnh lao mình vào cuộc đời trong khi cô chưa có kinh nghiệm gì trong trường đời cả.
- Nhưng trở về với gia đình, Trân có sung sướng gì được…
Vượng lúng túng trước câu nói bất chợt của Trân. Đáng lẽ Trân không nên nói như thế, phải không Thủy ? Dù sao, Vượng cũng đã hành động đúng theo lương tâm và lý trí. Trân vụng về nói :
- Trân xin lỗi anh…
Vượng ôi, anh đã ngăn tôi bước tới một bước liều lĩnh có thể nguy hiểm, nhưng anh lại đẩy tôi trở về với bầu không khí ngột ngạt, tù ngục của gia đình. Anh là ân nhân của tôi hay anh là phán quan lưu đầy tôi vào miền khổ sở ?
II
- Tôi đi từ ải Nam Quan, sau vài ngàn, năm lẻ…
Tiếng Vượng không hay, nhưng vững vàng nhạc lý, cất lên bắt giọng rồi tiếp theo là tiếng hát của ban hợp ca Bạch Đằng gồm các học sinh được tuyển chọn từ nhiều lớp nam, nữ trong trường. Theo lời mời của Thủy, nhân danh trưởng ban tổ chức đại nhạc hội, và do lời thuyết phục của một người bạn mà anh giấu tên, Vượng đã trở lại trường giúp điều khiển tập dượt ban hợp ca bản trường ca “Con đường Cái quan” quen thuộc. Thú thật với Thủy, đến bây giờ Trân mới thực sự hiểu để rồi khâm phục tinh thần phục vụ của Thủy. Ngày liên danh của Thủy thất cử, Thủy có nói với Trân “Liên danh của Thủy sẽ bất hợp tác”. Nghe Thủy nói mà Trân thoáng buồn. Đó là hậu quả đáng khích lệ (!) của một cuộc tranh cử tự do dân chủ học sinh trường mình ? Lời thầy Bằng còn văng vẳng bên tai Trân : “Tuổi học trò các con chẳng nên học đòi trò tranh ngôi định thứ làm gì”. Bây giờ, Thủy nhận lời mời của ban điều hành học sinh – liên danh đối lập với mình – để tổ chức Đại nhạc hội. Quý hóa biết bao. Tốt lành biết bao. Người thầy già dạy Pháp văn của chúng mình đã nói thế với nụ cười trên bờ môi khô héo.
- Đến phiên cô Trân…
Tiếng Vượng nhắc nhở làm Trân nhớ đến nhiệm vụ của mình, giọng nữ chính của ban hợp ca. Trân có mặt là do cả công trình vận động của Thủy đấy nhé. Trân biết mà. Thủy đã phải nài nỉ thầy Bằng, rồi anh An, hai người đã buộc Trân hứa không tham dự bất cứ sinh hoạt hiệu đoàn nào trong năm này để chuyên lo học tập. Rồi đến sự khuyến khích của Vượng. Đến bây giờ, Trân vẫn còn nghi ngờ giọng hát của mình. Do Thủy, do Vượng mà Trân trở thành giọng nữ chính hay do tài năng thực sự của Trân ? Hay do mỗi lý do một phần ?
- Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa, có nàng Tô Thị đứng chờ đợi ai…
Trân vừa hát xong đoản khúc thì Vượng đưa cây thước nhịp về phía đám đông. Tiếng hát vang lên “ Người về miền xuôi, đem theo tình người miền núi, nhà sàn lả lơi…”. Thủy ngoắc gọi Trân. Trân chạy vội ra khỏi thư viện.
- Khát nước chưa cô nương ?
- Không khát lắm, nhưng nếu mày có lòng tốt thì tao sẽ không từ chối.
- Quỉ ! Thì ra đây thưởng ly chanh tươi !
- Nhưng… đang tập dượt mà !
- Sau đoạn này, anh Vượng sẽ nghỉ. Tao đã hỏi trước. Anh ấy có giờ thực tập trên trường, phải đi gấp.
- Coi bộ anh ta hy sinh cho nhà trường dữ.
Thủy cười bí mật :
- Chưa chắc đâu nghe. Có thể anh ấy về giúp đàn em vì một lý do nào khác thì sao ?
- Thí dụ như lý do gì nào ?
- Vì… một người nào đó chẳng hạn !
- Ai ?
- Thí dụ mày !
Thủy cười khúc khích trong khi Trân la chói lói :
- Đừng nói bậy ! Tao không có gì với Vượng cả. Vượng về là do lời mời của mầy, mọi người đều biết như thế mà.
Thủy ơi. Chính Thủy đã khiến Trân phải suy tư từ đó. Từ khi tình cờ gặp gỡ Vượng trên chuyến xe đi Sàigòn và được Vượng khuyên trở về với gia đình, những lúc ngồi nghĩ lại, Trân thấy mình thật may mắn mới gặp Vượng, chứ không, lên Sàigòn rồi không biết số phận Trân ra sao. Sự gặp gỡ như một run rủi, sắp đặt của Thượng đế. Trân xem Vượng như một người ơn. Và chỉ như thế không hơn không kém. Câu chuyện bỏ đi của Trân lúc đầu còn giữ được, sau đó, chẳng hiểu vì lý do gì đến tai anh An, anh tra gạn và buộc lòng Trân phải thú thật. Một lần nữa, anh đem vấn đề của Trân ra trình bày với ba má mặc dù Trân biết được ý định đó, hết sức ngăn cản. Trân không muốn anh buồn phiền vì Trân hơn nữa. Nhưng anh An đã thắng. Có lẽ ba má xúc động thực khi nghe tin Trân có ý định trốn đi. Trân hiểu, má anh An có thêm lý do để bớt gay gắt với Trân, là nếu bà làm quá, Trân bỏ đi thì lấy ai giúp đỡ bà trong việc coi sóc việc gia đình. Tuy nhiên, hẳn cũng phải có phần nào xúc động. Điều đó khiến Trân thấy yên tâm phần nào, hạnh phúc phần nào. Cái mình hiện có là hạnh phúc riêng mình đó chăng ?
Thủy bảo Vượng vì Trân ? Vượng là một mẫu người tuy không có nét gì đặc biệt hơn người, nhưng cũng khó tìm khuyết điểm nơi anh. Anh học suông sẻ từ Tiểu học đến Trung học rồi hiện đang Đại học. Một vài tài khéo là hành trang để anh làm việc. Khả năng về hợp ca chẳng hạn. Tuy nhiên, có lẽ chịu ảnh hưởng của anh An quá nặng, Trân thấy Vượng không phải là mẫu người mình mơ ước – nếu tới lúc cần mơ ước – vì thực tế là Vượng quan niệm sống thu mình hơn là sống hướng tha. Vượng hoạt động dịp này quả là một chuyện lạ. Đây là hoạt động đầu tiên của anh ta. Và đó chưa phải là yếu tố đưa anh ta tới gần mẫu người Trân mơ ước. Trân vẫn hay nghĩ rằng anh An có vẻ phớt tỉnh trước tình yêu, nhìn lại, Trân thấy mình cũng chẳng khác. Trân đã mười tám tuổi. Con gái mười tám mà chuyện tình cảm còn chưa có gì, có là thiếu sót lắm không ?
Bên quán nước quen thuộc, Trân đã ngồi với Thủy cho đến lúc ban hợp ca ngưng tập dượt. Học sinh ùa ra khỏi thư viện, đi bộ hay dắt xe ra về, một số nhỏ ghé lại quán nước. Vượng đứng trước cửa nhìn quanh, có lẽ tìm Thủy. Trân muốn cất tiếng gọi anh nhưng tiếng gọi chợt ngừng ở một thời điểm lý trí nhắc nhở Trân rằng hãy coi chừng sự tự nhiên thường lệ vì vấn đề tình cảm đã được đặt ra. Tình cảm khiến sự tự nhiên phải kiềm chế ?
Thủy gọi :
- Anh Vượng ! Lại đây uống nước.
Vượng quay về phía quán nước có vẻ mừng rỡ. Anh ta cười và bước vội tới. Thủy nói :
- Một ly đá chanh, anh Vượng nhé ?
- Cám ơn cô Thủy, xin để dành khi khác cho. Tôi bận, phải đi ngay mới kịp. Nhờ cô Thủy thông báo cho các em trong ban hợp ca là chiều thứ bảy tôi sẽ tập dượt lại.
Thủy hóm hỉnh chỉ Trân :
- Kể cả em này chứ ?
- Cô Thủy khéo đùa. Với cô Trân thì phải khác chứ, tôi không dám dùng danh từ xưng hô đó.
Thủy cười ròn trong lúc Trân đỏ mặt. Tất cả chỉ là những câu nói vui vào lúc bình thường, nhưng hiện tại thì có khác. Sự thật khách quan đã được ngầm hiểu theo sự hướng dẫn của tình cảm chủ quan mất rồi. Vượng chào từ giã ra đi, Trân mới nhéo Thủy được một cái trả thù. Quỉ nhỏ ơi ! Ai xui khiến mi làm lòng ta bâng khuâng kỳ lạ ?
Tiếng Vượng không hay, nhưng vững vàng nhạc lý, cất lên bắt giọng rồi tiếp theo là tiếng hát của ban hợp ca Bạch Đằng gồm các học sinh được tuyển chọn từ nhiều lớp nam, nữ trong trường. Theo lời mời của Thủy, nhân danh trưởng ban tổ chức đại nhạc hội, và do lời thuyết phục của một người bạn mà anh giấu tên, Vượng đã trở lại trường giúp điều khiển tập dượt ban hợp ca bản trường ca “Con đường Cái quan” quen thuộc. Thú thật với Thủy, đến bây giờ Trân mới thực sự hiểu để rồi khâm phục tinh thần phục vụ của Thủy. Ngày liên danh của Thủy thất cử, Thủy có nói với Trân “Liên danh của Thủy sẽ bất hợp tác”. Nghe Thủy nói mà Trân thoáng buồn. Đó là hậu quả đáng khích lệ (!) của một cuộc tranh cử tự do dân chủ học sinh trường mình ? Lời thầy Bằng còn văng vẳng bên tai Trân : “Tuổi học trò các con chẳng nên học đòi trò tranh ngôi định thứ làm gì”. Bây giờ, Thủy nhận lời mời của ban điều hành học sinh – liên danh đối lập với mình – để tổ chức Đại nhạc hội. Quý hóa biết bao. Tốt lành biết bao. Người thầy già dạy Pháp văn của chúng mình đã nói thế với nụ cười trên bờ môi khô héo.
- Đến phiên cô Trân…
Tiếng Vượng nhắc nhở làm Trân nhớ đến nhiệm vụ của mình, giọng nữ chính của ban hợp ca. Trân có mặt là do cả công trình vận động của Thủy đấy nhé. Trân biết mà. Thủy đã phải nài nỉ thầy Bằng, rồi anh An, hai người đã buộc Trân hứa không tham dự bất cứ sinh hoạt hiệu đoàn nào trong năm này để chuyên lo học tập. Rồi đến sự khuyến khích của Vượng. Đến bây giờ, Trân vẫn còn nghi ngờ giọng hát của mình. Do Thủy, do Vượng mà Trân trở thành giọng nữ chính hay do tài năng thực sự của Trân ? Hay do mỗi lý do một phần ?
- Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa, có nàng Tô Thị đứng chờ đợi ai…
Trân vừa hát xong đoản khúc thì Vượng đưa cây thước nhịp về phía đám đông. Tiếng hát vang lên “ Người về miền xuôi, đem theo tình người miền núi, nhà sàn lả lơi…”. Thủy ngoắc gọi Trân. Trân chạy vội ra khỏi thư viện.
- Khát nước chưa cô nương ?
- Không khát lắm, nhưng nếu mày có lòng tốt thì tao sẽ không từ chối.
- Quỉ ! Thì ra đây thưởng ly chanh tươi !
- Nhưng… đang tập dượt mà !
- Sau đoạn này, anh Vượng sẽ nghỉ. Tao đã hỏi trước. Anh ấy có giờ thực tập trên trường, phải đi gấp.
- Coi bộ anh ta hy sinh cho nhà trường dữ.
Thủy cười bí mật :
- Chưa chắc đâu nghe. Có thể anh ấy về giúp đàn em vì một lý do nào khác thì sao ?
- Thí dụ như lý do gì nào ?
- Vì… một người nào đó chẳng hạn !
- Ai ?
- Thí dụ mày !
Thủy cười khúc khích trong khi Trân la chói lói :
- Đừng nói bậy ! Tao không có gì với Vượng cả. Vượng về là do lời mời của mầy, mọi người đều biết như thế mà.
Thủy ơi. Chính Thủy đã khiến Trân phải suy tư từ đó. Từ khi tình cờ gặp gỡ Vượng trên chuyến xe đi Sàigòn và được Vượng khuyên trở về với gia đình, những lúc ngồi nghĩ lại, Trân thấy mình thật may mắn mới gặp Vượng, chứ không, lên Sàigòn rồi không biết số phận Trân ra sao. Sự gặp gỡ như một run rủi, sắp đặt của Thượng đế. Trân xem Vượng như một người ơn. Và chỉ như thế không hơn không kém. Câu chuyện bỏ đi của Trân lúc đầu còn giữ được, sau đó, chẳng hiểu vì lý do gì đến tai anh An, anh tra gạn và buộc lòng Trân phải thú thật. Một lần nữa, anh đem vấn đề của Trân ra trình bày với ba má mặc dù Trân biết được ý định đó, hết sức ngăn cản. Trân không muốn anh buồn phiền vì Trân hơn nữa. Nhưng anh An đã thắng. Có lẽ ba má xúc động thực khi nghe tin Trân có ý định trốn đi. Trân hiểu, má anh An có thêm lý do để bớt gay gắt với Trân, là nếu bà làm quá, Trân bỏ đi thì lấy ai giúp đỡ bà trong việc coi sóc việc gia đình. Tuy nhiên, hẳn cũng phải có phần nào xúc động. Điều đó khiến Trân thấy yên tâm phần nào, hạnh phúc phần nào. Cái mình hiện có là hạnh phúc riêng mình đó chăng ?
Thủy bảo Vượng vì Trân ? Vượng là một mẫu người tuy không có nét gì đặc biệt hơn người, nhưng cũng khó tìm khuyết điểm nơi anh. Anh học suông sẻ từ Tiểu học đến Trung học rồi hiện đang Đại học. Một vài tài khéo là hành trang để anh làm việc. Khả năng về hợp ca chẳng hạn. Tuy nhiên, có lẽ chịu ảnh hưởng của anh An quá nặng, Trân thấy Vượng không phải là mẫu người mình mơ ước – nếu tới lúc cần mơ ước – vì thực tế là Vượng quan niệm sống thu mình hơn là sống hướng tha. Vượng hoạt động dịp này quả là một chuyện lạ. Đây là hoạt động đầu tiên của anh ta. Và đó chưa phải là yếu tố đưa anh ta tới gần mẫu người Trân mơ ước. Trân vẫn hay nghĩ rằng anh An có vẻ phớt tỉnh trước tình yêu, nhìn lại, Trân thấy mình cũng chẳng khác. Trân đã mười tám tuổi. Con gái mười tám mà chuyện tình cảm còn chưa có gì, có là thiếu sót lắm không ?
Bên quán nước quen thuộc, Trân đã ngồi với Thủy cho đến lúc ban hợp ca ngưng tập dượt. Học sinh ùa ra khỏi thư viện, đi bộ hay dắt xe ra về, một số nhỏ ghé lại quán nước. Vượng đứng trước cửa nhìn quanh, có lẽ tìm Thủy. Trân muốn cất tiếng gọi anh nhưng tiếng gọi chợt ngừng ở một thời điểm lý trí nhắc nhở Trân rằng hãy coi chừng sự tự nhiên thường lệ vì vấn đề tình cảm đã được đặt ra. Tình cảm khiến sự tự nhiên phải kiềm chế ?
Thủy gọi :
- Anh Vượng ! Lại đây uống nước.
Vượng quay về phía quán nước có vẻ mừng rỡ. Anh ta cười và bước vội tới. Thủy nói :
- Một ly đá chanh, anh Vượng nhé ?
- Cám ơn cô Thủy, xin để dành khi khác cho. Tôi bận, phải đi ngay mới kịp. Nhờ cô Thủy thông báo cho các em trong ban hợp ca là chiều thứ bảy tôi sẽ tập dượt lại.
Thủy hóm hỉnh chỉ Trân :
- Kể cả em này chứ ?
- Cô Thủy khéo đùa. Với cô Trân thì phải khác chứ, tôi không dám dùng danh từ xưng hô đó.
Thủy cười ròn trong lúc Trân đỏ mặt. Tất cả chỉ là những câu nói vui vào lúc bình thường, nhưng hiện tại thì có khác. Sự thật khách quan đã được ngầm hiểu theo sự hướng dẫn của tình cảm chủ quan mất rồi. Vượng chào từ giã ra đi, Trân mới nhéo Thủy được một cái trả thù. Quỉ nhỏ ơi ! Ai xui khiến mi làm lòng ta bâng khuâng kỳ lạ ?
III
- Thưa giáo sư, em thiết tưởng với tư cách Trưởng ban
tổ chức, em có quyền nếu không muốn nói là có bổn phận phải đọc bài
diễn văn ra mắt buổi Đại nhạc hội chứ.
Trân nghe giọng nói của Thủy hơi run. Có lẽ Thủy đang giận lắm. Mà phần Trân cũng thế. Không tức giận sao được khi bao nhiêu công lao khó nhọc của mình bị người khác chiếm trọn. Buổi họp cuối cùng của Ban tổ chức diễn ra đã được hơn hai tiếng. Thời gian này đủ để Trân ở tư thế khách quan, nhìn thấy rõ sự thực bên trong là Thủy chẳng khác một quả chanh, bị ban điều hành học sinh vắt nước bỏ vỏ. Đòn phép của Định, Tổng thư ký ban điều hành, phải nhận là khá cao. Mời Thủy đứng ra tổ chức cho bằng được. Vài nhân vật trong ban điều hành giữ các nhiệm vụ rất khiêm nhượng, còn thì toàn là bạn bè của Thủy. Tất cả ra công tập dượt. Vé đã bán hết sạch do một ban cổ động xuất sắc của Thủy. Ngày trình diễn gần kề. Thủy chuẩn bị sẵn sàng bài diễn văn ra mắt. Đùng một cái, Ban điều hành đòi được quyền đại diện ban tổ chức.
Định nói :
- Đồng ý là chị Thủy có đủ tư cách đại diện ban tổ chức. Tuy nhiên, trên danh nghĩa, buổi Đại nhạc hội này là do Ban Điều hành học sinh tổ chức.
- Và vì tôi không phải là một người trong Ban điều hành nên không được quyền đại diện ?
- Tùy chị nghĩ !
Giáo sư hướng dẫn buộc phải chen vào :
- Tôi thấy hai bên đều có lý riêng mình. Bây giờ, tôi dàn xếp thế này. Ban Điều hành cử một người đại diện, Ban Tổ chức một. Cả hai cùng xuất hiện với tư thế khác nhau. Cuối cùng, nếu chấp thuận theo đề nghị đó thì chúng ta chỉ còn vấn đề đặt ra là ai sẽ nói trước mà thôi…
Thủy :
- Thưa giáo sư, dĩ nhiên là Ban tổ chức. Sau đó, Ban tổ chức sẽ giới thiệu Ban điều hành.
Định đứng lên nhìn một lượt những người hiện diện rồi nói :
- Thưa giáo sư, cũng dĩ nhiên là Ban điều hành sẽ bênh vực ý kiến của mình. Vậy, để cho có sự công bằng, em đề nghị lấy biểu quyết của những người có mặt hôm nay. Nếu bên nào được đa số bằng lòng, bên đó sẽ được xuất hiện trước.
- Anh Định nói phải. Các anh chị có mặt ở đây hãy cho biết ý kiến.
Định thực hiện cuộc biểu quyết chớp nhoáng. Ai đồng ý với Ban điều hành ? Tám cánh tay đưa lên thật cao. Ai đồng ý với ban tổ chức ? Chỉ có một mình Trân. Giáo sư hướng dẫn hỏi :
- Còn ý kiến anh Vượng ?
Vượng đáp :
- Thưa giáo sư, em là cựu học sinh, xin được miễn góp ý kiến.
- Không, ở đây với tư cách một cử tọa, anh có quyền biểu quyết.
- Thưa giáo sư, kết quả đã có. Ý kiến của em không cần thiết nữa.
Định đắc chí vì đã thắng được Thủy. Không thắng sao được khi tham dự buổi họp này toàn là người trong Ban điều hành ! Định hân hoan thấy rõ :
- Như vậy, Ban điều hành sẽ đọc diễn văn ra mắt, kế đó là ban tổ chức nói đôi lời. Xin chị thư ký cuộc họp ghi vào biên bản quyết định này rõ ràng…
Trân liếc nhìn Thủy. Mắt Thủy đỏ, long lanh. Tự nhiên, Trân thấy không đành lòng để Thủy chịu thua quá dễ dàng như vậy. Trân nói với tất cả :
- Trân nhận thấy có sự chèn ép trong cuộc biểu quyết vừa qua.
- Chị không chấp nhận nguyên tắc dân chủ ?
- Đồng ý là dân chủ, nhưng đây là một thứ dân chủ có tính toán…
- Xin chị thận trọng lời nói.
- Trân rất thận trọng. Vì thế, trước mặt đông đủ mọi người, Trân xin được minh xác rằng : nếu Ban điều hành nhất định lấn lướt ban tổ chức để cướp công, Trân xin chính thức rút lui khỏi ban hợp ca.
Có lẽ quyết định của Trân đã làm chẳng những Định, mà tất cả mọi người hiện diện cùng sửng sốt. Nhưng Định quả bản lĩnh, đáp ngay :
- Vâng, nếu chị có ý đó thì chúng tôi cũng không dám cản ngăn. Chị có toàn quyền rút lui hay ở lại. Chúng tôi sẽ cố gắng tìm người thay thế chị, hơn một ngàn nữ sinh Ngô Quyền, thiết tưởng không phải chỉ một mình chị có khả năng nhận giọng nữ chính.
Đến phiên Trân tức nghẹn. Đã rõ là Định quyết giành công cho Ban điều hành. Trân nhìn Vượng cầu cứu. Nếu Vượng lên tiếng, hoặc Vượng làm áp lực, có thể tình thế sẽ đổi khác. Với Vượng, Định sẽ không thể tìm người thay thế. Nhưng, Vượng lặng thinh. Anh quyết đóng cho trọn vai trò khách quan của mình đó chăng ? Trân thấy giận Vượng. Thủy vừa đứng dậy xin phép được về thì Trân cũng về theo, bỏ mặc Vượng.
Trân bước những bước chậm trên sân trường. Thỉnh thoảng, nhìn qua Thủy, Trân thấy Thủy im lặng, gương mặt lạnh lùng dễ sợ. Nhỏ bạn của Trân ơi ! Nhỏ có nhớ lời thầy Bằng tâm sự với mình hôm nào không ? Đời giả trá, lừa đảo khôn lường. Mình non tay, kém kinh nghiệm, trước sau gì mà chẳng có lần vấp ngã.
Trân nghe giọng nói của Thủy hơi run. Có lẽ Thủy đang giận lắm. Mà phần Trân cũng thế. Không tức giận sao được khi bao nhiêu công lao khó nhọc của mình bị người khác chiếm trọn. Buổi họp cuối cùng của Ban tổ chức diễn ra đã được hơn hai tiếng. Thời gian này đủ để Trân ở tư thế khách quan, nhìn thấy rõ sự thực bên trong là Thủy chẳng khác một quả chanh, bị ban điều hành học sinh vắt nước bỏ vỏ. Đòn phép của Định, Tổng thư ký ban điều hành, phải nhận là khá cao. Mời Thủy đứng ra tổ chức cho bằng được. Vài nhân vật trong ban điều hành giữ các nhiệm vụ rất khiêm nhượng, còn thì toàn là bạn bè của Thủy. Tất cả ra công tập dượt. Vé đã bán hết sạch do một ban cổ động xuất sắc của Thủy. Ngày trình diễn gần kề. Thủy chuẩn bị sẵn sàng bài diễn văn ra mắt. Đùng một cái, Ban điều hành đòi được quyền đại diện ban tổ chức.
Định nói :
- Đồng ý là chị Thủy có đủ tư cách đại diện ban tổ chức. Tuy nhiên, trên danh nghĩa, buổi Đại nhạc hội này là do Ban Điều hành học sinh tổ chức.
- Và vì tôi không phải là một người trong Ban điều hành nên không được quyền đại diện ?
- Tùy chị nghĩ !
Giáo sư hướng dẫn buộc phải chen vào :
- Tôi thấy hai bên đều có lý riêng mình. Bây giờ, tôi dàn xếp thế này. Ban Điều hành cử một người đại diện, Ban Tổ chức một. Cả hai cùng xuất hiện với tư thế khác nhau. Cuối cùng, nếu chấp thuận theo đề nghị đó thì chúng ta chỉ còn vấn đề đặt ra là ai sẽ nói trước mà thôi…
Thủy :
- Thưa giáo sư, dĩ nhiên là Ban tổ chức. Sau đó, Ban tổ chức sẽ giới thiệu Ban điều hành.
Định đứng lên nhìn một lượt những người hiện diện rồi nói :
- Thưa giáo sư, cũng dĩ nhiên là Ban điều hành sẽ bênh vực ý kiến của mình. Vậy, để cho có sự công bằng, em đề nghị lấy biểu quyết của những người có mặt hôm nay. Nếu bên nào được đa số bằng lòng, bên đó sẽ được xuất hiện trước.
- Anh Định nói phải. Các anh chị có mặt ở đây hãy cho biết ý kiến.
Định thực hiện cuộc biểu quyết chớp nhoáng. Ai đồng ý với Ban điều hành ? Tám cánh tay đưa lên thật cao. Ai đồng ý với ban tổ chức ? Chỉ có một mình Trân. Giáo sư hướng dẫn hỏi :
- Còn ý kiến anh Vượng ?
Vượng đáp :
- Thưa giáo sư, em là cựu học sinh, xin được miễn góp ý kiến.
- Không, ở đây với tư cách một cử tọa, anh có quyền biểu quyết.
- Thưa giáo sư, kết quả đã có. Ý kiến của em không cần thiết nữa.
Định đắc chí vì đã thắng được Thủy. Không thắng sao được khi tham dự buổi họp này toàn là người trong Ban điều hành ! Định hân hoan thấy rõ :
- Như vậy, Ban điều hành sẽ đọc diễn văn ra mắt, kế đó là ban tổ chức nói đôi lời. Xin chị thư ký cuộc họp ghi vào biên bản quyết định này rõ ràng…
Trân liếc nhìn Thủy. Mắt Thủy đỏ, long lanh. Tự nhiên, Trân thấy không đành lòng để Thủy chịu thua quá dễ dàng như vậy. Trân nói với tất cả :
- Trân nhận thấy có sự chèn ép trong cuộc biểu quyết vừa qua.
- Chị không chấp nhận nguyên tắc dân chủ ?
- Đồng ý là dân chủ, nhưng đây là một thứ dân chủ có tính toán…
- Xin chị thận trọng lời nói.
- Trân rất thận trọng. Vì thế, trước mặt đông đủ mọi người, Trân xin được minh xác rằng : nếu Ban điều hành nhất định lấn lướt ban tổ chức để cướp công, Trân xin chính thức rút lui khỏi ban hợp ca.
Có lẽ quyết định của Trân đã làm chẳng những Định, mà tất cả mọi người hiện diện cùng sửng sốt. Nhưng Định quả bản lĩnh, đáp ngay :
- Vâng, nếu chị có ý đó thì chúng tôi cũng không dám cản ngăn. Chị có toàn quyền rút lui hay ở lại. Chúng tôi sẽ cố gắng tìm người thay thế chị, hơn một ngàn nữ sinh Ngô Quyền, thiết tưởng không phải chỉ một mình chị có khả năng nhận giọng nữ chính.
Đến phiên Trân tức nghẹn. Đã rõ là Định quyết giành công cho Ban điều hành. Trân nhìn Vượng cầu cứu. Nếu Vượng lên tiếng, hoặc Vượng làm áp lực, có thể tình thế sẽ đổi khác. Với Vượng, Định sẽ không thể tìm người thay thế. Nhưng, Vượng lặng thinh. Anh quyết đóng cho trọn vai trò khách quan của mình đó chăng ? Trân thấy giận Vượng. Thủy vừa đứng dậy xin phép được về thì Trân cũng về theo, bỏ mặc Vượng.
Trân bước những bước chậm trên sân trường. Thỉnh thoảng, nhìn qua Thủy, Trân thấy Thủy im lặng, gương mặt lạnh lùng dễ sợ. Nhỏ bạn của Trân ơi ! Nhỏ có nhớ lời thầy Bằng tâm sự với mình hôm nào không ? Đời giả trá, lừa đảo khôn lường. Mình non tay, kém kinh nghiệm, trước sau gì mà chẳng có lần vấp ngã.
IV
Có sự đổi thay nào nơi Thủy ? Nguyên nhân ? Thủy ơi,
Trân bâng khuâng quá. Nhỏ lý luận : “Đôi khi, mình phải dẹp tự ái cá
nhân vì quyền lợi chung. Trân hãy trở lại với ban hợp ca vì Thủy”.
Không cần phải Thủy nói, Trân cũng đã có ý định đó. Vì nhiều lý do. Vượng đã tốn nhiều công lao, Trân không muốn phụ lòng anh ta, nhất là anh ta đã đích thân gặp Trân yêu cầu ở lại. Giọng ca của Thu Phương mà Định đề bạt thay thế Trân quá non nớt so với giọng nam chính của Tín. Mới đây, Định cũng đến gặp Trân để thuyết phục Trân đổi ý. Hành động của Định làm Trân cảm động. Rồi đến phiên Thủy nữa. Trân không còn cớ gì để chối từ nữa…
“Nước non ngàn dặm ra đi… “ Lúc Trân hát đoạn nhạc trên, có lần Vượng đã đùa : “Công chúa Huyền Trân đang hát”. Ngộ nghĩnh chứ Thủy nhỉ ? Huyền Trân lại đóng vai Huyền Trân. Nhưng Huyền Trân là đau khổ, là buồn thương. Nay cũng như xưa ? Trân chỉ vui được khi quên đi chuyện đời tư. Mà quên ? Hai mươi bốn tiếng mỗi ngày thì có đến mười tám tiếng Trân ở nhà, và ở nhà thì không sao Trân quên được. Ba Trân đó, má anh An đó. Và người mẹ ruột của Trân. Má ơi ! Bây giờ má ở đâu ? Má đang làm gì ? Má có nhớ đến con không ? Và má có biết là con đang nghĩ đến má thật nhiều không ?
Nhờ anh An can thiệp hiệu quả, Trân đỡ được nhiều gánh nặng vô lý trong gia đình. Nhưng không vì thế mà Trân lỗi đạo với mẹ cha. Dù sao, má anh An cũng đã có công nuôi dưỡng Trân từ tấm bé tới giờ. Thời gian gần đây, bà đã không còn hằn học với Trân, nhưng tránh sao khỏi những lời bóng gió làm Trân chạnh lòng rơi nước mắt. Những lúc đó, Trân chỉ còn biết khóc. Thủy ơi ! Đời Trân là một chuỗi sầu khổ thế sao ? Lắm lúc, Trân phải thầm cảm ơn trời đất chí công, ngoài những bất hạnh mà Trân phải gánh chịu, đã dành cho Trân đôi chút niềm vui. Chứ không, chắc Trân khó mà kéo dài cuộc sống trên cõi đời này.
Như niềm vui không ngờ gần đây.
Hôm đó, thật tình cờ đó Thủy. Trân tìm đến nhà Định để hỏi thiệp mời cho ngày trình diễn hôm sau. Người nhà Định trả lời Định đã đi vắng. Trở quay lại nhà Thủy thì Thủy cũng không có nhà. Đành trở lại. Chiếc xe gắn máy của Định và chiếc xe đạp của Thủy dựng trước cửa nhà Trân. Trân biết cả hai đến gặp anh An. Trân vào nhà, cả ba đang ở trên gác không hay biết gì cả. Trân bước nhẹ lên thang gác định hù cả ba một phen thì phải dừng lại vì những lời đối thoại từ trên vọng xuống.
- Anh nhận ba cái thiệp mời gởi cho Trân, riêng thiệp của anh, xin Định cho anh được từ chối.
Tiếng Thủy :
- Hay là anh giận Thủy đã khiến anh tốn công dàn xếp ?
Và Định :
- Phần Ban điều hành chúng em, chúng em đã biết lỗi. Anh còn giận chúng em ?
- Không. Thủy và Định đừng hiểu lầm anh như thế. Thủy đã nghe lời anh, dẹp tự ái. Định đã nghe lời anh, lo cho công việc chung. Chừng đó, đủ để anh vui rồi còn gì. Anh không tham dự buổi trình diễn vì anh tin rằng thế nào Đại nhạc hội cũng thành công trọn vẹn. Vả lại, anh không muốn ai biết rằng Đại nhạc hội này là do anh gợi ý, sắp xếp mọi việc…
Tiếng Thủy trầm :
- Thủy đã hiểu anh…
Trân cũng đã hiểu anh An. Ôi ! Anh An quý mến của em. Có bao giờ em ngờ được chuyện đó. Đại nhạc hội ngày mai đây, một công trình to tát đang gây xôn xao trong giới học sinh tỉnh lỵ, là do tim óc của anh ? Em tưởng lên Đại học, anh đã quên Ngô Quyền nhỏ bé. Chẳng ngờ anh vẫn còn quyến luyến, quá quyến luyến. Thủy thay đổi ý kiến là do anh. Định biết nghe lời anh. Còn Vượng, chẳng lẽ anh ta cũng vì anh mà tham dự sinh hoạt ?
Tiếng bước chân hướng về phía cầu thang tiếp theo tiếng xô ghế đứng dậy làm Trân phải vờ lên tiếng như vừa về tới. Thấy Thủy, Trân kêu lên :
- Nhỏ ! Mày tới đây làm tao đi tìm hụt hơi luôn.
Định nói :
- Tôi có gởi anh An nhờ chuyển lại chị ba cái thiệp mời để chị tùy nghi sử dụng.
Trân vờ như không biết chuyện gì :
- Cho Trân thêm một cái nữa nghe Định.
- Hôm trước, chị nói ba. Chắc chị mới nghĩ ra một người bạn nữa cần mời ?
- Tiếc một cái thiệp phải không ?
- Đâu có. Hỏi cho biết vậy thôi chứ chị muốn bao nhiêu lại chẳng được.
- Hôm trước Trân quên mất một người. Anh An của Trân đây này.
Anh An cười xua tay :
- Ngày mai tao có hẹn, xin cảm ơn và xin được miễn dự.
Trân :
- Bộ anh không thèm xem em trình diễn ?
Anh An rối rít đính chánh thật tội nghiệp :
- Không phải thế. Tao có hẹn thật mà. Vả lại, ba má đã bằng lòng đi coi, hay dở thế nào về nhà ông bà chẳng kể lại cho tao biết…
Thủy và Định đòi về. Trân theo Thủy ra tận ngoài cổng. Thủy đã hỏi Trân :
- Kiếm tao chi vậy, nhỏ ?
- Định lấy mấy cái huy hiệu ban tổ chức. Nhỏ Quỳnh tuy có thiệp mời nhưng nhất định đòi cái huy hiệu ban tổ chức để đeo mới chịu.
- Tối nay tao sẽ đem đến cho.
- Còn mày, tới nhà tao làm gì ?
Thủy có vẻ lúng túng :
- Kiếm mày, nói chuyện chơi vậy thôi, ngày mai trình diễn, hồi hộp quá…
- Chứ không phải tìm anh An tao hả ?
- Đâu có.
Nhìn sự bối rối của Thủy, Trân vừa thấy tội nghiệp, vừa muốn trêu ghẹo. Trân bắt chước giọng anh An :
- Thủy đã nghe lời anh dẹp tự ái. Định đã nghe lời anh lo công việc chung…
Thủy ngắt Trân một cái đau điếng :
- Thì ra quỷ nhỏ đã nghe lén chuyện của người ta.
- Nghe lén gì. Công khai chứ bộ. Úi cha… Thủy đã hiểu anh… đến thăm Trân đó há ?
Thủy lên xe đạp với gương mặt ửng đỏ :
- Ở đó nói bậy hoài, tao về đây.
- Vâng, thì chị… An về !
Thủy rủa “con quỷ nhỏ” rồi đạp xe đi mất. Trân cười khúc khích nhìn theo : Thủy ơi. Không phải Trân đùa đâu. Mà Trân mong ước chuyện tình cảm giữa Thủy và anh An Trân có thật, và sẽ thành tựu vào một ngày không xa. Nhìn hạnh phúc của người khác để cảm thấy mình hạnh phúc. Đó là trường hợp của Trân chăng ?
Không cần phải Thủy nói, Trân cũng đã có ý định đó. Vì nhiều lý do. Vượng đã tốn nhiều công lao, Trân không muốn phụ lòng anh ta, nhất là anh ta đã đích thân gặp Trân yêu cầu ở lại. Giọng ca của Thu Phương mà Định đề bạt thay thế Trân quá non nớt so với giọng nam chính của Tín. Mới đây, Định cũng đến gặp Trân để thuyết phục Trân đổi ý. Hành động của Định làm Trân cảm động. Rồi đến phiên Thủy nữa. Trân không còn cớ gì để chối từ nữa…
“Nước non ngàn dặm ra đi… “ Lúc Trân hát đoạn nhạc trên, có lần Vượng đã đùa : “Công chúa Huyền Trân đang hát”. Ngộ nghĩnh chứ Thủy nhỉ ? Huyền Trân lại đóng vai Huyền Trân. Nhưng Huyền Trân là đau khổ, là buồn thương. Nay cũng như xưa ? Trân chỉ vui được khi quên đi chuyện đời tư. Mà quên ? Hai mươi bốn tiếng mỗi ngày thì có đến mười tám tiếng Trân ở nhà, và ở nhà thì không sao Trân quên được. Ba Trân đó, má anh An đó. Và người mẹ ruột của Trân. Má ơi ! Bây giờ má ở đâu ? Má đang làm gì ? Má có nhớ đến con không ? Và má có biết là con đang nghĩ đến má thật nhiều không ?
Nhờ anh An can thiệp hiệu quả, Trân đỡ được nhiều gánh nặng vô lý trong gia đình. Nhưng không vì thế mà Trân lỗi đạo với mẹ cha. Dù sao, má anh An cũng đã có công nuôi dưỡng Trân từ tấm bé tới giờ. Thời gian gần đây, bà đã không còn hằn học với Trân, nhưng tránh sao khỏi những lời bóng gió làm Trân chạnh lòng rơi nước mắt. Những lúc đó, Trân chỉ còn biết khóc. Thủy ơi ! Đời Trân là một chuỗi sầu khổ thế sao ? Lắm lúc, Trân phải thầm cảm ơn trời đất chí công, ngoài những bất hạnh mà Trân phải gánh chịu, đã dành cho Trân đôi chút niềm vui. Chứ không, chắc Trân khó mà kéo dài cuộc sống trên cõi đời này.
Như niềm vui không ngờ gần đây.
Hôm đó, thật tình cờ đó Thủy. Trân tìm đến nhà Định để hỏi thiệp mời cho ngày trình diễn hôm sau. Người nhà Định trả lời Định đã đi vắng. Trở quay lại nhà Thủy thì Thủy cũng không có nhà. Đành trở lại. Chiếc xe gắn máy của Định và chiếc xe đạp của Thủy dựng trước cửa nhà Trân. Trân biết cả hai đến gặp anh An. Trân vào nhà, cả ba đang ở trên gác không hay biết gì cả. Trân bước nhẹ lên thang gác định hù cả ba một phen thì phải dừng lại vì những lời đối thoại từ trên vọng xuống.
- Anh nhận ba cái thiệp mời gởi cho Trân, riêng thiệp của anh, xin Định cho anh được từ chối.
Tiếng Thủy :
- Hay là anh giận Thủy đã khiến anh tốn công dàn xếp ?
Và Định :
- Phần Ban điều hành chúng em, chúng em đã biết lỗi. Anh còn giận chúng em ?
- Không. Thủy và Định đừng hiểu lầm anh như thế. Thủy đã nghe lời anh, dẹp tự ái. Định đã nghe lời anh, lo cho công việc chung. Chừng đó, đủ để anh vui rồi còn gì. Anh không tham dự buổi trình diễn vì anh tin rằng thế nào Đại nhạc hội cũng thành công trọn vẹn. Vả lại, anh không muốn ai biết rằng Đại nhạc hội này là do anh gợi ý, sắp xếp mọi việc…
Tiếng Thủy trầm :
- Thủy đã hiểu anh…
Trân cũng đã hiểu anh An. Ôi ! Anh An quý mến của em. Có bao giờ em ngờ được chuyện đó. Đại nhạc hội ngày mai đây, một công trình to tát đang gây xôn xao trong giới học sinh tỉnh lỵ, là do tim óc của anh ? Em tưởng lên Đại học, anh đã quên Ngô Quyền nhỏ bé. Chẳng ngờ anh vẫn còn quyến luyến, quá quyến luyến. Thủy thay đổi ý kiến là do anh. Định biết nghe lời anh. Còn Vượng, chẳng lẽ anh ta cũng vì anh mà tham dự sinh hoạt ?
Tiếng bước chân hướng về phía cầu thang tiếp theo tiếng xô ghế đứng dậy làm Trân phải vờ lên tiếng như vừa về tới. Thấy Thủy, Trân kêu lên :
- Nhỏ ! Mày tới đây làm tao đi tìm hụt hơi luôn.
Định nói :
- Tôi có gởi anh An nhờ chuyển lại chị ba cái thiệp mời để chị tùy nghi sử dụng.
Trân vờ như không biết chuyện gì :
- Cho Trân thêm một cái nữa nghe Định.
- Hôm trước, chị nói ba. Chắc chị mới nghĩ ra một người bạn nữa cần mời ?
- Tiếc một cái thiệp phải không ?
- Đâu có. Hỏi cho biết vậy thôi chứ chị muốn bao nhiêu lại chẳng được.
- Hôm trước Trân quên mất một người. Anh An của Trân đây này.
Anh An cười xua tay :
- Ngày mai tao có hẹn, xin cảm ơn và xin được miễn dự.
Trân :
- Bộ anh không thèm xem em trình diễn ?
Anh An rối rít đính chánh thật tội nghiệp :
- Không phải thế. Tao có hẹn thật mà. Vả lại, ba má đã bằng lòng đi coi, hay dở thế nào về nhà ông bà chẳng kể lại cho tao biết…
Thủy và Định đòi về. Trân theo Thủy ra tận ngoài cổng. Thủy đã hỏi Trân :
- Kiếm tao chi vậy, nhỏ ?
- Định lấy mấy cái huy hiệu ban tổ chức. Nhỏ Quỳnh tuy có thiệp mời nhưng nhất định đòi cái huy hiệu ban tổ chức để đeo mới chịu.
- Tối nay tao sẽ đem đến cho.
- Còn mày, tới nhà tao làm gì ?
Thủy có vẻ lúng túng :
- Kiếm mày, nói chuyện chơi vậy thôi, ngày mai trình diễn, hồi hộp quá…
- Chứ không phải tìm anh An tao hả ?
- Đâu có.
Nhìn sự bối rối của Thủy, Trân vừa thấy tội nghiệp, vừa muốn trêu ghẹo. Trân bắt chước giọng anh An :
- Thủy đã nghe lời anh dẹp tự ái. Định đã nghe lời anh lo công việc chung…
Thủy ngắt Trân một cái đau điếng :
- Thì ra quỷ nhỏ đã nghe lén chuyện của người ta.
- Nghe lén gì. Công khai chứ bộ. Úi cha… Thủy đã hiểu anh… đến thăm Trân đó há ?
Thủy lên xe đạp với gương mặt ửng đỏ :
- Ở đó nói bậy hoài, tao về đây.
- Vâng, thì chị… An về !
Thủy rủa “con quỷ nhỏ” rồi đạp xe đi mất. Trân cười khúc khích nhìn theo : Thủy ơi. Không phải Trân đùa đâu. Mà Trân mong ước chuyện tình cảm giữa Thủy và anh An Trân có thật, và sẽ thành tựu vào một ngày không xa. Nhìn hạnh phúc của người khác để cảm thấy mình hạnh phúc. Đó là trường hợp của Trân chăng ?
__________________________________________________________________________
Xem tiếp PHẦN THỨ BA