Phần Thứ Năm
Cho một mình tôi
Ngày xưa, có một nàng công chúa, yêu một võ tướng
trong triều của anh mình. Mối tình của nàng đẹp và thật nên thơ. Bỗng
một ngày, nàng được chiếu buộc phải kết hôn với một người khác xứ để đổi
lấy hai vùng đất cho quê hương. Nàng chôn vùi mối tình xưa ra đi vì
nước. Nàng hy sinh để đánh đổi đất sống cho dân. Nàng tên là Huyền Trân.
Ngày nay, tôi, tên như nàng công chúa ngày trước, đã hơn một lần đóng vai nàng. “Nước non ngàn dặm ra đi, nước non ngàn dặm ra đi, dù đường thiên lý xa vời, dù tình cô lý chơi vơi, cũng không dài bằng lòng thương mến người…” Tôi đã hát, đã tưởng như mình là nàng công chúa đau khổ. Tôi cũng đau khổ chẳng kém nàng. Chỉ khác, tôi không phải là một nàng công chúa. Tôi chỉ là một cô giáo. Cô giáo Huyền Trân.
Tôi đập thước lên mặt bảng :
- Các con im lặng nghe cô giảng đây…
Học trò của tôi, gần ba mươi đứa bé bốn, năm tuổi. Đứa còn thò lò mũi, đứa đã ranh mãnh không ngờ, đứa láu lỉnh, đứa hiền lành. Tôi yêu chúng. Đời tôi bây giờ chỉ còn biết yêu chúng.
- Ê tụi bay, cô giáo khóc.
“Đâu có, bụi bay vào mắt cô đó các con”. Bụi đâu ở con đường Trịnh Hoài Đức của tỉnh lỵ. Bụi đâu trong căn nhà nhỏ của tôi. Có chăng, bụi trong hồn tôi. Bụi mù của cơn lốc mà trời bắt tôi hứng chịu.
Tôi đã sống những ngày hạnh phúc no đầy. Trong những ngày hạnh phúc đó, tôi chờ Vượng đi cùng ba má đến nhà tôi. Tôi tưởng tượng ra nét mặt trịnh trọng của anh ngày đó. Và tôi, e thẹn khi ra chào ba má anh. Thế nào mà ba má tôi chẳng hỏi : “Con nghĩ sao ?”. Và tôi sẽ trả lời : “Con xin nghe lời ba má”.
Tin đến như cuồng phong. Định hốt hoảng dựng xe trước cửa, chạy vào nhà, giữa lúc tôi đang dạy học :
- Chị Trân, anh Vượng gặp nạn, nặng lắm, đang nằm ở nhà thương.
Tôi tái xanh mặt. Tôi thấy trời đất tối sầm. Định nói :
- Chị lấy xe tôi tới gặp anh Vượng ngay. Tôi trông mấy đứa trẻ dùm cho.
Tôi nghe lời Định như một đứa trẻ, như lũ học trò nhỏ xíu của tôi nghe lời tôi. Tôi đạp máy xe ba lần mới nổ. Tôi chạy xe lảo đảo như say. Tôi hỏi thăm bác gác cổng nhà thương không đầu không đuôi. Tôi quên cả khóa xe để chạy lên lầu, nơi Vượng nằm. Người ta không cho tôi vào vì Vượng đang được giải phẫu. Anh tôi, một số bạn tôi và ba má Vượng có mặt cả đó. Tôi khóc. Anh tôi nói :
- Cơn lốc bất ngờ làm tấm tôn bay từ trên nóc dãy mới cất xuống người Vượng. Tấm tôn chém ngang lưng…
Khủng khiếp quá. Vượng ơi. Trân bé nhỏ, Trân khổ sở, Trân u buồn. Tôi khóc, vì không biết phải làm gì hơn. Má Vượng ôm tôi nói :
- Nín đi con. Bác sĩ đang làm việc. May ra cứu được nó.
Tôi nói chào bác trong tiếng khóc. Vượng ơi. Nếu anh có bề gì. Nửa tiếng sau, Vượng được chuyển ra khỏi phòng giải phẫu. Trên chiếc xe chuyển bệnh, tôi thấy một chai nước biển lủng lẳng, kế đó, một túi máu đang truyền tiếp cho Vượng. Mắt anh nhắm nghiền. Người xanh xạm. Người ta để anh nằm xấp, đầu ngoẻo qua một bên. Lưng anh quấn kín băng trắng toát. Tôi nhìn anh mờ trong ánh mắt. Tôi gọi Vượng ơi, Vượng ơi. Tiếng xe Hồng thập tự hú. Người ta chuyển anh lên Sàigòn. Bệnh viện tỉnh thiếu phương tiện, bó tay. Anh tôi bảo tôi :
- Mày theo ba má Vượng lên trên ấy. Tao về thu xếp ít đồ đạc rồi lên theo sau.
Tôi lên xe với ba má Vượng. Tôi ngồi cạnh người nữ điều dưỡng đi theo coi sóc cho anh. Lưng anh nhấp nhô lên xuống. Anh còn thở, nghĩa là anh còn sống. Anh chưa bỏ tôi. Tôi nắm lấy tay anh. Bàn tay lạnh giá. Xe chạy như bay mà tôi vẫn thấy chậm. Người nữ điều dưỡng chăm chú theo dõi tình trạng của anh. Chai nước biển nhỏ từng giọt. Túi máu vơi dần. Tôi nghe tiếng sụt sịt. Má Vượng đang khóc. Ba anh nói :
- Còn nước là còn tát, bà khóc ích gì.
Người nữ điều dưỡng cũng an ủi :
- Lên Sàigòn, có đủ phương tiện, hy vọng anh ấy sẽ được cứu sống.
Tại bệnh viện đô thành, người ta lại đưa anh vào phòng giải phẫu. Được gần một tiếng thì anh tôi tìm lên tới. Có cả má tôi. Tôi khóc khi thấy má tôi. Má tôi ôm lấy tôi :
- Khổ thân con gái tôi.
Gần một tiếng nữa thì anh được chuyển sang phòng hồi sức. Bác sĩ tuyên bố :
- Tôi hy vọng anh ấy qua khỏi.
Tôi muốn reo lên. Tôi muốn hét to rằng tôi mừng quá, tôi sung sướng quá. Đến lúc đó, tôi mới lấy lại được đôi chút bình tĩnh. Anh tôi làm thủ tục để xin ban giám đốc bệnh viện cho tôi ở lại trông nom Vượng. Đêm hôm đó tôi thức trắng. Gần sáng, tôi ngồi trên chiếc ghế cạnh giường anh chợp mắt được một chút. Anh tỉnh dậy lúc nào tôi không biết. Tôi mừng rỡ hỏi :
- Anh thấy khỏe chưa ?
Anh không đáp mà cười nhẹ cho tôi yên tâm. Tôi hỏi người nữ điều dưỡng trực, tôi có thể cho anh dùng thức ăn, nước uống gì không thì được trả lời không. Anh bị rách một lá phổi và gãy xương bả vai, phải thở bằng bình dưỡng khí. Bác sĩ đã cố gắng khâu lá phổi rách, không chắc chắn lắm, nhưng hy vọng. Tôi nhìn anh. Anh nhìn tôi. Chúng tôi nói chuyện với nhau bằng mắt. Một lúc thì anh ngủ. Tôi yên trí đi ra ngoài có chút việc.
Nhưng khi tôi trở lại thì mọi việc đã an bài. Anh đã ngủ giấc ngàn thu. Những phút hồi sinh ngắn ngủi của anh, có phải do sức mạnh huyền bí của tình yêu chăng ?
Người ta chuyển Vượng xuống nhà xác. Ba má anh xuống thăm con, khóc ngất. Nhưng tôi thì không còn lệ nữa. Anh An tôi đứng như khúc gỗ, nước mắt ứa ra nhưng anh kịp giữ được. Anh bỏ đi và không đầy nửa ngày, trưa hôm đó, bạn bè thân sơ của Vượng có mặt gần đủ để chứng kiến lễ nhập quan của anh. Vượng nằm như ngủ. Một cây nhang cắm xuyên ngang miệng anh. Nước da xám xịt. Má anh hóp đi và cái mũi nhô cao hẳn. Những người phu nhà đám vấn vải trắng kín người anh chỉ còn chừa lại gương mặt. Họ dừng lại cho mọi người nhìn mặt anh lần cuối. Tôi khóc nấc lên. Ba má anh, ba người em trai gái của anh đầm đìa lệ nóng. Anh An tôi quay mặt đi nơi khác. Thủy sụt sùi. Hồng lấy khăn thấm lệ.
Di quan từ Sàigòn về đến Biên Hòa, sáng hôm sau, đám tang mới cử hành. Tôi xin được thắt khăn tang. Ba má tôi không cản nhưng ba má Vượng không cho phép. Má anh nói trong nước mắt : “Con với nó chưa có gì là chính thức. Vả lại còn tương lai của con, con không thể sống độc thân mãi được”.
Thì thôi. Anh Vượng. Tôi thắt tấm tang lòng cho anh, cho người tôi yêu và hy vọng được nương tựa. Tôi có là một trong những người chịu trách nhiệm trước cái chết của anh không ? Nếu tôi không gặp anh. Nếu tôi đừng nói anh ù lì. Nếu anh An đừng khuyến khích anh đi cùng con đường với anh ấy. Tôi, hay anh An, hay do Trời, do số phần anh ngắn ngủi. Và tình ta ngắn ngủi.
Vòng hoa của Đoàn công tác trường anh, thương tiếc bạn hiền. Vòng hoa của đàn em anh ở Ngô Quyền, luyến nhớ một người anh. Vòng hoa của đại diện đồng bào tạm cư tại An Lợi, thành kính tri ơn một thanh niên nhiệt huyết. Còn vòng hoa của tôi. Vượng ơi. Trước mộ anh, một tuần sau đó, tôi đã lặng lẽ đốt cháy tờ chứng chỉ Tú tài phần nhất hạng bình. Tôi đậu chỉ vì anh, chỉ cho anh, Vượng ạ.
- Bụi còn trong mắt cô không ? Cô ?
- Vẫn còn con ạ. Nhưng mặc cô. Con đã cho màu con gà xong chưa, đưa cô coi nào ?
- Con vịt chớ đâu phải con gà, cô.
- Ờ, cô quên, con vịt. Đâu nào, à, đẹp lắm, con ngoan lắm. Cô cho con tám điểm, con chịu không?
Tiếng chịu thật dễ thương của đứa học trò nhỏ. Và những tiếng, những cử chỉ, những nhõng nhẽo dễ thương khác là nguồn sống, là niềm vui của tôi bây giờ. Tôi muốn quên đi mọi buồn thương, quên cả cái chết bất ngờ, lạ lùng tưởng như tiểu thuyết của Vượng, để tin rằng anh còn sống, anh còn đang công tác ở An Lợi, phần tôi, tôi đang chờ kết quả, đang chờ ngày anh và ba má đến nhà tôi.
Định đến trao cho tôi một tấm gỗ thông vuông vức, nói là anh tôi tìm được trong hành trang của Vượng ở An Lợi. Định nói :
- Chị giữ làm kỷ niệm.
Trên tấm gỗ, Vượng khắc chìm được phân nửa bài thơ về con dốc nhỏ trước cổng trường mà hôm đi chơi với tôi, anh đã đọc cho tôi nghe. Phân nửa bài thơ có bốn câu. Tôi lẩm nhẩm để nhớ lại những phút giây êm đềm xa xưa : Tôi trở về con dốc nhỏ. Một chiều nắng nhạt buồn tênh. Nắng chờn vờn thềm đất đỏ. Gợi hồn tôi nhớ mông mênh.
Chiều hôm sau, tôi đã trở lại con dốc nhỏ. Con dốc mà Vượng đã từng đợi về chung xe với một cô nhỏ chung xóm. Con dốc mà anh gọi là con dốc thủy chung của ngôi trường nhiều thay đổi. Tôi đứng trên đầu dốc, nhìn vào ngôi trường dấu yêu, ngôi trường của tôi, của anh tôi, của Vượng, người đã ra đi cho hướng sống vì người.
Tôi đọc nhẩm lại đoạn thơ của Vượng. Anh tiên tri đó chăng ? Chiều nay nắng nhạt, đường phố hiu hắt buồn tênh. Thềm đất đỏ con dốc kia đã khiến tôi nhớ về anh khôn cùng. Mông mênh. Vượng ơi !
Ngày nay, tôi, tên như nàng công chúa ngày trước, đã hơn một lần đóng vai nàng. “Nước non ngàn dặm ra đi, nước non ngàn dặm ra đi, dù đường thiên lý xa vời, dù tình cô lý chơi vơi, cũng không dài bằng lòng thương mến người…” Tôi đã hát, đã tưởng như mình là nàng công chúa đau khổ. Tôi cũng đau khổ chẳng kém nàng. Chỉ khác, tôi không phải là một nàng công chúa. Tôi chỉ là một cô giáo. Cô giáo Huyền Trân.
Tôi đập thước lên mặt bảng :
- Các con im lặng nghe cô giảng đây…
Học trò của tôi, gần ba mươi đứa bé bốn, năm tuổi. Đứa còn thò lò mũi, đứa đã ranh mãnh không ngờ, đứa láu lỉnh, đứa hiền lành. Tôi yêu chúng. Đời tôi bây giờ chỉ còn biết yêu chúng.
- Ê tụi bay, cô giáo khóc.
“Đâu có, bụi bay vào mắt cô đó các con”. Bụi đâu ở con đường Trịnh Hoài Đức của tỉnh lỵ. Bụi đâu trong căn nhà nhỏ của tôi. Có chăng, bụi trong hồn tôi. Bụi mù của cơn lốc mà trời bắt tôi hứng chịu.
Tôi đã sống những ngày hạnh phúc no đầy. Trong những ngày hạnh phúc đó, tôi chờ Vượng đi cùng ba má đến nhà tôi. Tôi tưởng tượng ra nét mặt trịnh trọng của anh ngày đó. Và tôi, e thẹn khi ra chào ba má anh. Thế nào mà ba má tôi chẳng hỏi : “Con nghĩ sao ?”. Và tôi sẽ trả lời : “Con xin nghe lời ba má”.
Tin đến như cuồng phong. Định hốt hoảng dựng xe trước cửa, chạy vào nhà, giữa lúc tôi đang dạy học :
- Chị Trân, anh Vượng gặp nạn, nặng lắm, đang nằm ở nhà thương.
Tôi tái xanh mặt. Tôi thấy trời đất tối sầm. Định nói :
- Chị lấy xe tôi tới gặp anh Vượng ngay. Tôi trông mấy đứa trẻ dùm cho.
Tôi nghe lời Định như một đứa trẻ, như lũ học trò nhỏ xíu của tôi nghe lời tôi. Tôi đạp máy xe ba lần mới nổ. Tôi chạy xe lảo đảo như say. Tôi hỏi thăm bác gác cổng nhà thương không đầu không đuôi. Tôi quên cả khóa xe để chạy lên lầu, nơi Vượng nằm. Người ta không cho tôi vào vì Vượng đang được giải phẫu. Anh tôi, một số bạn tôi và ba má Vượng có mặt cả đó. Tôi khóc. Anh tôi nói :
- Cơn lốc bất ngờ làm tấm tôn bay từ trên nóc dãy mới cất xuống người Vượng. Tấm tôn chém ngang lưng…
Khủng khiếp quá. Vượng ơi. Trân bé nhỏ, Trân khổ sở, Trân u buồn. Tôi khóc, vì không biết phải làm gì hơn. Má Vượng ôm tôi nói :
- Nín đi con. Bác sĩ đang làm việc. May ra cứu được nó.
Tôi nói chào bác trong tiếng khóc. Vượng ơi. Nếu anh có bề gì. Nửa tiếng sau, Vượng được chuyển ra khỏi phòng giải phẫu. Trên chiếc xe chuyển bệnh, tôi thấy một chai nước biển lủng lẳng, kế đó, một túi máu đang truyền tiếp cho Vượng. Mắt anh nhắm nghiền. Người xanh xạm. Người ta để anh nằm xấp, đầu ngoẻo qua một bên. Lưng anh quấn kín băng trắng toát. Tôi nhìn anh mờ trong ánh mắt. Tôi gọi Vượng ơi, Vượng ơi. Tiếng xe Hồng thập tự hú. Người ta chuyển anh lên Sàigòn. Bệnh viện tỉnh thiếu phương tiện, bó tay. Anh tôi bảo tôi :
- Mày theo ba má Vượng lên trên ấy. Tao về thu xếp ít đồ đạc rồi lên theo sau.
Tôi lên xe với ba má Vượng. Tôi ngồi cạnh người nữ điều dưỡng đi theo coi sóc cho anh. Lưng anh nhấp nhô lên xuống. Anh còn thở, nghĩa là anh còn sống. Anh chưa bỏ tôi. Tôi nắm lấy tay anh. Bàn tay lạnh giá. Xe chạy như bay mà tôi vẫn thấy chậm. Người nữ điều dưỡng chăm chú theo dõi tình trạng của anh. Chai nước biển nhỏ từng giọt. Túi máu vơi dần. Tôi nghe tiếng sụt sịt. Má Vượng đang khóc. Ba anh nói :
- Còn nước là còn tát, bà khóc ích gì.
Người nữ điều dưỡng cũng an ủi :
- Lên Sàigòn, có đủ phương tiện, hy vọng anh ấy sẽ được cứu sống.
Tại bệnh viện đô thành, người ta lại đưa anh vào phòng giải phẫu. Được gần một tiếng thì anh tôi tìm lên tới. Có cả má tôi. Tôi khóc khi thấy má tôi. Má tôi ôm lấy tôi :
- Khổ thân con gái tôi.
Gần một tiếng nữa thì anh được chuyển sang phòng hồi sức. Bác sĩ tuyên bố :
- Tôi hy vọng anh ấy qua khỏi.
Tôi muốn reo lên. Tôi muốn hét to rằng tôi mừng quá, tôi sung sướng quá. Đến lúc đó, tôi mới lấy lại được đôi chút bình tĩnh. Anh tôi làm thủ tục để xin ban giám đốc bệnh viện cho tôi ở lại trông nom Vượng. Đêm hôm đó tôi thức trắng. Gần sáng, tôi ngồi trên chiếc ghế cạnh giường anh chợp mắt được một chút. Anh tỉnh dậy lúc nào tôi không biết. Tôi mừng rỡ hỏi :
- Anh thấy khỏe chưa ?
Anh không đáp mà cười nhẹ cho tôi yên tâm. Tôi hỏi người nữ điều dưỡng trực, tôi có thể cho anh dùng thức ăn, nước uống gì không thì được trả lời không. Anh bị rách một lá phổi và gãy xương bả vai, phải thở bằng bình dưỡng khí. Bác sĩ đã cố gắng khâu lá phổi rách, không chắc chắn lắm, nhưng hy vọng. Tôi nhìn anh. Anh nhìn tôi. Chúng tôi nói chuyện với nhau bằng mắt. Một lúc thì anh ngủ. Tôi yên trí đi ra ngoài có chút việc.
Nhưng khi tôi trở lại thì mọi việc đã an bài. Anh đã ngủ giấc ngàn thu. Những phút hồi sinh ngắn ngủi của anh, có phải do sức mạnh huyền bí của tình yêu chăng ?
Người ta chuyển Vượng xuống nhà xác. Ba má anh xuống thăm con, khóc ngất. Nhưng tôi thì không còn lệ nữa. Anh An tôi đứng như khúc gỗ, nước mắt ứa ra nhưng anh kịp giữ được. Anh bỏ đi và không đầy nửa ngày, trưa hôm đó, bạn bè thân sơ của Vượng có mặt gần đủ để chứng kiến lễ nhập quan của anh. Vượng nằm như ngủ. Một cây nhang cắm xuyên ngang miệng anh. Nước da xám xịt. Má anh hóp đi và cái mũi nhô cao hẳn. Những người phu nhà đám vấn vải trắng kín người anh chỉ còn chừa lại gương mặt. Họ dừng lại cho mọi người nhìn mặt anh lần cuối. Tôi khóc nấc lên. Ba má anh, ba người em trai gái của anh đầm đìa lệ nóng. Anh An tôi quay mặt đi nơi khác. Thủy sụt sùi. Hồng lấy khăn thấm lệ.
Di quan từ Sàigòn về đến Biên Hòa, sáng hôm sau, đám tang mới cử hành. Tôi xin được thắt khăn tang. Ba má tôi không cản nhưng ba má Vượng không cho phép. Má anh nói trong nước mắt : “Con với nó chưa có gì là chính thức. Vả lại còn tương lai của con, con không thể sống độc thân mãi được”.
Thì thôi. Anh Vượng. Tôi thắt tấm tang lòng cho anh, cho người tôi yêu và hy vọng được nương tựa. Tôi có là một trong những người chịu trách nhiệm trước cái chết của anh không ? Nếu tôi không gặp anh. Nếu tôi đừng nói anh ù lì. Nếu anh An đừng khuyến khích anh đi cùng con đường với anh ấy. Tôi, hay anh An, hay do Trời, do số phần anh ngắn ngủi. Và tình ta ngắn ngủi.
Vòng hoa của Đoàn công tác trường anh, thương tiếc bạn hiền. Vòng hoa của đàn em anh ở Ngô Quyền, luyến nhớ một người anh. Vòng hoa của đại diện đồng bào tạm cư tại An Lợi, thành kính tri ơn một thanh niên nhiệt huyết. Còn vòng hoa của tôi. Vượng ơi. Trước mộ anh, một tuần sau đó, tôi đã lặng lẽ đốt cháy tờ chứng chỉ Tú tài phần nhất hạng bình. Tôi đậu chỉ vì anh, chỉ cho anh, Vượng ạ.
- Bụi còn trong mắt cô không ? Cô ?
- Vẫn còn con ạ. Nhưng mặc cô. Con đã cho màu con gà xong chưa, đưa cô coi nào ?
- Con vịt chớ đâu phải con gà, cô.
- Ờ, cô quên, con vịt. Đâu nào, à, đẹp lắm, con ngoan lắm. Cô cho con tám điểm, con chịu không?
Tiếng chịu thật dễ thương của đứa học trò nhỏ. Và những tiếng, những cử chỉ, những nhõng nhẽo dễ thương khác là nguồn sống, là niềm vui của tôi bây giờ. Tôi muốn quên đi mọi buồn thương, quên cả cái chết bất ngờ, lạ lùng tưởng như tiểu thuyết của Vượng, để tin rằng anh còn sống, anh còn đang công tác ở An Lợi, phần tôi, tôi đang chờ kết quả, đang chờ ngày anh và ba má đến nhà tôi.
Định đến trao cho tôi một tấm gỗ thông vuông vức, nói là anh tôi tìm được trong hành trang của Vượng ở An Lợi. Định nói :
- Chị giữ làm kỷ niệm.
Trên tấm gỗ, Vượng khắc chìm được phân nửa bài thơ về con dốc nhỏ trước cổng trường mà hôm đi chơi với tôi, anh đã đọc cho tôi nghe. Phân nửa bài thơ có bốn câu. Tôi lẩm nhẩm để nhớ lại những phút giây êm đềm xa xưa : Tôi trở về con dốc nhỏ. Một chiều nắng nhạt buồn tênh. Nắng chờn vờn thềm đất đỏ. Gợi hồn tôi nhớ mông mênh.
Chiều hôm sau, tôi đã trở lại con dốc nhỏ. Con dốc mà Vượng đã từng đợi về chung xe với một cô nhỏ chung xóm. Con dốc mà anh gọi là con dốc thủy chung của ngôi trường nhiều thay đổi. Tôi đứng trên đầu dốc, nhìn vào ngôi trường dấu yêu, ngôi trường của tôi, của anh tôi, của Vượng, người đã ra đi cho hướng sống vì người.
Tôi đọc nhẩm lại đoạn thơ của Vượng. Anh tiên tri đó chăng ? Chiều nay nắng nhạt, đường phố hiu hắt buồn tênh. Thềm đất đỏ con dốc kia đã khiến tôi nhớ về anh khôn cùng. Mông mênh. Vượng ơi !
NGUYỄN THÁI HẢI