CHƯƠNG XII
Một buổi trưa, ông Ngọc-San đang nằm nghỉ tại hàng ba trong biệt thự thì
chị Dung hốt hoảng chạy vào báo tin ông Mộng Bảo tạ thế sau một cơn đau
tim nặng.
Tin bất ngờ khiến người cha vô cùng ngạc nhiên và các con bàng hoàng sửng sốt. Nhất là Mai, Cúc, hai cô nhỏ bạn thiết của Hinh. Hai em liền nhờ anh Trung chở xe gắn máy, cấp tốc chạy sang trại Mộng Bảo hỏi tin tức. Quả thật ông Mộng Bảo đã từ trần sau khi tim nổi cơn đau dữ dội suốt mấy tiếng đồng hồ liền. Bác sĩ có tới nhưng cũng không kịp phản ứng.
Hải từ Saigon về chịu tang cha. Chàng bác sĩ tương lai, trong cơn đau buồn cùng cực, lại được vững tâm hết sức khi các em cho biết là hai người quyết định sẽ thay cha tiếp tục khai thác trại mía, xưởng nấu đường. Ba anh em, nhận thấy lão Khu-Ma-Ra không làm việc gì ích lợi chung của công ty mà chỉ chăm chú hoạt động để thủ lợi riêng, liền quyết định mua lại cổ phần của lão. Nhưng có một trở ngại : họ không có tiền. Hai nữa, nếu lão Khu lại đòi bán với giá thật cao thì sao?
Huy cho biết : Khu-Ma-Ra không dám đặt giá cao vì, từ khi dính líu vào mấy việc làm ám muội nhằm gia hại ông Ngọc-San, tên tuổi lão đã bị cảnh sát theo dõi gắt lắm. Tên Gô-Ban, khi bị hỏi cung, đã khai thật hết. Lời thú tội của Gô-Ban đã tố cáo lão Khu rõ rệt. Do đó, lão ta cũng có ý muốn rời bỏ nơi đây, về xứ sở làm ăn.
Thành thực mà nói, ông Mộng Bảo vốn không phải là người xấu. Đồng bào nội khu Đức Trọng ai cũng thương mến ông. Người ta chỉ trách ông là đã lầm lạc đi cộng tác với một người nham hiểm lọc lừa là lão Khu. Hầu hết các chủ gia đình tại địa phương đều đưa ông tới nơi an nghỉ cuối cùng. Ông Ngọc-San trong hoàn cảnh không thể di chuyển được ân hận lắm, cho các con hay là ông có ý muốn gặp ba anh em Hải, Huy, Hinh sau khi đám tang hoàn tất. Cúc sốt sắng chạy sang mời ba người qua trại Ngọc-San.
Gặp ba anh em, ông Ngọc-San ngỏ lời chia buồn, đồng thời cho biết là ông rất tán thành ngợi khen ý chí của mấy người khi quyết định nối nghiệp cha kinh doanh điền địa. Đề cập đến việc mua lại cổ phần của Khu-Ma-Ra, ông cho biết là sẽ mua lại cổ phần ấy tặng cho Hinh để tỏ lòng biết ơn, nhớ đến công lao của Hinh khám phá bí mật trong lời di ngôn của cụ Lầm.
Trong buổi chuyện trò thân mật đầy ân tình cảm động ấy, Hải đề cập đến bệnh trạng của ông Ngọc-San và cho biết vị bác sĩ thầy học của anh hiện có bệnh viện tư tại Saigon. Ông rất giỏi về khoa chữa trị thần kinh xương sống lưng. Hải đề nghị đem xấp phim chụp xương ông Ngọc-San về Saigon cho ông thày học xem.
Thế rồi, hai tuần lễ sau đó, Trung, khi nhận được thơ của Hải, thu xếp cho cha về Saigon nằm điều trị tại bệnh viện của bác sĩ Lê Mẫn, vị chỉ huy của Hải. Huệ được đi theo để săn sóc cho cha!
Bệnh trạng của ông Ngọc-San ngày một thuyên giảm mau chóng, sức khỏe tiến triển rất khả quan, nhất là sau ngày giải phẫu xương sống lưng.
Tin bất ngờ khiến người cha vô cùng ngạc nhiên và các con bàng hoàng sửng sốt. Nhất là Mai, Cúc, hai cô nhỏ bạn thiết của Hinh. Hai em liền nhờ anh Trung chở xe gắn máy, cấp tốc chạy sang trại Mộng Bảo hỏi tin tức. Quả thật ông Mộng Bảo đã từ trần sau khi tim nổi cơn đau dữ dội suốt mấy tiếng đồng hồ liền. Bác sĩ có tới nhưng cũng không kịp phản ứng.
Hải từ Saigon về chịu tang cha. Chàng bác sĩ tương lai, trong cơn đau buồn cùng cực, lại được vững tâm hết sức khi các em cho biết là hai người quyết định sẽ thay cha tiếp tục khai thác trại mía, xưởng nấu đường. Ba anh em, nhận thấy lão Khu-Ma-Ra không làm việc gì ích lợi chung của công ty mà chỉ chăm chú hoạt động để thủ lợi riêng, liền quyết định mua lại cổ phần của lão. Nhưng có một trở ngại : họ không có tiền. Hai nữa, nếu lão Khu lại đòi bán với giá thật cao thì sao?
Huy cho biết : Khu-Ma-Ra không dám đặt giá cao vì, từ khi dính líu vào mấy việc làm ám muội nhằm gia hại ông Ngọc-San, tên tuổi lão đã bị cảnh sát theo dõi gắt lắm. Tên Gô-Ban, khi bị hỏi cung, đã khai thật hết. Lời thú tội của Gô-Ban đã tố cáo lão Khu rõ rệt. Do đó, lão ta cũng có ý muốn rời bỏ nơi đây, về xứ sở làm ăn.
Thành thực mà nói, ông Mộng Bảo vốn không phải là người xấu. Đồng bào nội khu Đức Trọng ai cũng thương mến ông. Người ta chỉ trách ông là đã lầm lạc đi cộng tác với một người nham hiểm lọc lừa là lão Khu. Hầu hết các chủ gia đình tại địa phương đều đưa ông tới nơi an nghỉ cuối cùng. Ông Ngọc-San trong hoàn cảnh không thể di chuyển được ân hận lắm, cho các con hay là ông có ý muốn gặp ba anh em Hải, Huy, Hinh sau khi đám tang hoàn tất. Cúc sốt sắng chạy sang mời ba người qua trại Ngọc-San.
Gặp ba anh em, ông Ngọc-San ngỏ lời chia buồn, đồng thời cho biết là ông rất tán thành ngợi khen ý chí của mấy người khi quyết định nối nghiệp cha kinh doanh điền địa. Đề cập đến việc mua lại cổ phần của Khu-Ma-Ra, ông cho biết là sẽ mua lại cổ phần ấy tặng cho Hinh để tỏ lòng biết ơn, nhớ đến công lao của Hinh khám phá bí mật trong lời di ngôn của cụ Lầm.
Trong buổi chuyện trò thân mật đầy ân tình cảm động ấy, Hải đề cập đến bệnh trạng của ông Ngọc-San và cho biết vị bác sĩ thầy học của anh hiện có bệnh viện tư tại Saigon. Ông rất giỏi về khoa chữa trị thần kinh xương sống lưng. Hải đề nghị đem xấp phim chụp xương ông Ngọc-San về Saigon cho ông thày học xem.
Thế rồi, hai tuần lễ sau đó, Trung, khi nhận được thơ của Hải, thu xếp cho cha về Saigon nằm điều trị tại bệnh viện của bác sĩ Lê Mẫn, vị chỉ huy của Hải. Huệ được đi theo để săn sóc cho cha!
Bệnh trạng của ông Ngọc-San ngày một thuyên giảm mau chóng, sức khỏe tiến triển rất khả quan, nhất là sau ngày giải phẫu xương sống lưng.
_________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG XIII