CHƯƠNG II
Cánh cửa chợt mở xoạch một tiếng, ông Mộng Bảo bước ra ngoài hàng ba. Bà Mộng Bảo đang ngồi khâu áo.
- Tôi vừa mới đi rảo một vòng thăm mía. Thiệt hại quá mình ơi! Có tới hàng ngàn cây mía đổ rạp gẫy nát, nhiều cây lại bị gió vặn như tay người xoắn vậy. Nguy quá! Nhiều bãi thấp bị úng thủy, nước một màu trắng xóa. Tai hại hơn nữa là ba cây cầu gỗ bị bứt tung, mái xưởng ép mía gió bốc đi một mảng lớn. Lán của công nhân sụp đổ rất nhiều, họ la khóc như ri. Lão Khu-Ma-Ra cứ vẫn thản nhiên như không ấy thôi. Y lại còn hầm hừ muốn đổ quạu với tôi nữa chứ. Con người kỳ cục! Làm như mình gây ra mọi sự tổn thất đó không bằng... Hừ! Nhưng nghĩ cho cùng, lão ta cũng không hoàn toàn vô lý. Quả tình mái xưởng có một ít ngói xấu tôi cũng quên không cho lợp, trét xi-măng lại, mấy cái cầu chẳng để mắt gì tới. Mía thì ròn quá, dễ gẫy như vỏ trái đậu khô, không vững chãi dẻo dai như mía bên trại Ngọc San. Cơ mầu này chắc phải lỗ lã phá sản quá!... Mình có nghe tôi nói gì không thế? Cứ mải miết khâu hoài à.
Bà Mộng Bảo dịu dàng ngẩng lên:
- Tôi có ý đợi cho mình bớt nóng giận đã. Đâu có phải lần đầu tiên mía của mình bị mưa bão phá hại. Năm nào chẳng có một trận như thế. Nhiều cái còn nguy hiểm gấp bội mà nhà ta vẫn gỡ ra được như thường can chi mình phải cuống quít lên.
Thái độ điềm tĩnh của bà Mộng Bảo khiến ông nổi trận lôi đình:
- Thì tôi đã chẳng cho mình biết rõ là hiện thời tiền nhà đã gần hết, khách mua đường sút kém trông thấy, người cộng tác thì chỉ rình rình lợi dụng. Trong khi đó, mình cứ thản nhiên như không ấy. Tôi muốn phát điên lên mất thôi.
Chợt từ phía trong chiếc ghế bành đồ sộ nơi phòng khách, vang ra một giọng nói đĩnh đạc của con trai:
- Cứ bình tĩnh mà, ba! Hơi một tí là ba cứ quýnh lên.
Chủ nhân trại mía Mộng Bảo giật nẩy mình, quay mặt lại:
- A, thằng Huy đó hả? Mày ngồi đó từ bao giờ mà cứ im miệng hến vậy hả? Không lái xe chạy lăng quăng, không đi đánh bóng chuyền, hễ ở nhà là cứ chúi đầu vào đọc sách không hà! Thế nào? Mày có nghe ba vừa nói gì với má mày không thế? Nếu có, thì mày nghĩ sao đây?
- Việc gì phải nghĩ ngợi lôi thôi cho hại người hả ba! Mía hư không nấu được đường cát thì làm đường bánh, đường phổi, lo gì?
- Đó, đó! Nó lại cợt nhả nói quàng nói xiên rồi đó, thấy không? Ừ, vui lắm, thú lắm. Cứ ở đó mà vui thú, mà cười, con ạ. Công nhân xin nghỉ việc ngày một nhiều, còn khối người đó mà trồng với trọt. Ba đã phải hạ mình đích thân qua bên Ngọc San, nói khó với họ, yêu cầu họ đừng trả lương kiểu "phá giá". Lão San đã đuổi khéo ba ra cửa. Thảo luận với người cộng tác, lão Khu-Ma-Ra chỉ nỏ mồm chỉ trích chê bai. Còn các "ông" con trai. Đứa nào cũng lơ là đánh trống lảng như người ở trọ. Bà vợ chỉ chúi mũi khâu với vá suốt ngày. Chán ngấy lên được! Trong khi đó lão Khu-Ma-Ra mỗi ngày một giàu thêm. Mở mắt ra mà coi: lão vừa hoàn thành ngôi nhà mới. Cô vợ, hồi mới đến còn è cổ gánh rau cải đi bán, giờ đây vàng đeo đầy tay đỏ ối.
Một giọng nói ồm ồm âm thanh thật vui chợt vang lên phía đầu hàng ba:
- Vàng đeo đầy tay! Ai... ai vàng đeo đầy tay hả ba?
Sắc diện bà Mộng Bảo chợt tươi hẳn lên. Bà nghiêng đầu đưa mắt sung sướng ngắm nhìn một thanh niên cao lớn khỏe mạnh vừa bước vào:
- Kìa, Hải mới ở Saigon về hả con? Đâu, ai đeo vòng vàng đầy tay đâu? Ba con nói chơi...
Chàng trai ngắt lời mẹ:
- Thôi mà má! Con đứng ngoài cửa đã nghe rõ hết rồi. Má giấu con làm gì. Bà Khu-Ma-Ra ngày một khá giả, có của ăn của để là một điều đáng mừng lắm chứ. Sự đó chứng tỏ là trại mía Mộng Bảo nhà ta làm ăn ngày càng phát đạt.
Bà mẹ cúi xuống nhìn chiếc áo đang khâu. Hơn ai hết, bà biết rõ đứa con trai lớn của bà có những tư tưởng rất bình dân, tiến bộ. Bà hối tiếc đã thúc đẩy con về Saigon theo học y khoa. Mục đích cao đẹp lắm nhưng xa vời quá, trong khi cơ sở kinh doanh của gia đình lại cần những người có điều khiển có khối óc tân tiến như của Hải.
Chợt bóng một cậu con trai, áo sơ mi trắng, quần tây trắng chạy vụt vào. Chưa đứng yên chỗ, cậu ta đã nói oang oang:
- A, anh Hải đã về! Vui quá! Em vừa bơi một vòng ở sông về. Mát quá, khoái ghê! – Chợt liếc mắt thấy nét mặt nghiêm trầm của cha mẹ, – Ủa, chi vậy, anh Hải? Ba má có điều gì lo lắng vậy?
Người cha cất giọng bực bội:
-Không, không! Chẳng có gì hết trơn!... Chỉ có mưa bão làm hư hết mía, nhà máy đường hết nước mía nấu và... và rồi thì két tiền của má con mày sẽ không còn một đồng. Có thế thôi con ạ. Ngoài ra mọi sự đều... tốt lành cả.
Cậu trai mới vào tuổi chỉ trạc mười ba, mười bốn, nước da bánh mật trông thật khỏe mạnh. Nghe cha nói câu chót, cậu nhỏ bật cười, hai chân nhảy tưng tưng, miệng hát thật to:
- Mọi cái tốt lành... lành, mọi cái tốt lành lành tốt... Đó, lời ba vừa nói, con cho biến ngay thành bài hát "Mút-ta-pha", bài hát do ca sĩ chà-và hát hay lắm. Vị bác sĩ tương lai của ba vừa mới mua dĩa hát ấy ở Saigon đem về đó, ba.
Chàng sinh viên bác sĩ tương lai rầy em:
- Hinh! Nói nhăng nhít cái gì thế? Em không thấy ba đang buồn phiền đó sao?
Hinh phùng má, trợn mắt, miệng cười tươi:
- Hơi chút xíu là ba nổi giận hà!
Ông Mộng Bảo la con:
- Có im đi không? Ba không ưng cái lối vừa nói vừa cười của con như thế, nghe chưa Hinh?
- Ba ơi! Con có thói quen hay cười. Tuy vừa nói vừa cười nhưng con vẫn kính trọng ba kia mà. Bên bác Ngọc San thế mà vui hơn nhà mình đó. Bốn cô nhỏ con bác ấy cười đùa suốt ngày mà có bị la rầy gì đâu.
- Hả, cái gì? Úi chà! Bốn con nhỏ lấc cấc xục xạo như con trai ấy hả? Ông bố thì có vẻ hãnh diện lắm, – Ông Mộng Bảo bĩu môi nhát giọng ông Ngọc San, – "đây, Huệ, Trà, Mai, Cúc... bó hoa tươi, giỏ hoa muôn màu sắc của tôi đây". Rõ dơ! Tự mình lại khen con mình. Con gái con đứa gì mà ăn mặc kỳ cục quá trời. Váy xanh cũn cỡn. Tàu không ra Tàu, Tây chẳng ra Tây. Không cưỡi ngựa phóng tung bụi mù trời đầu trại cuối trại thì lại lao xe gắn máy cứ như điên ấy thôi.
Cậu nhỏ tên Hinh nhìn cha:
- Hoạt động cho nó khoẻ mạnh, tốt chớ hả ba! "Nữ tứ tử"! Người ở đây đều gọi bốn chị em Huệ, Trà, Mai, Cúc là nữ tứ tử đó ba ơi. Mai, Cúc học cùng trường với con ở Đức Trọng đó. Ai cũng yêu mến hai chị em nó hết ba à!
Ông Mộng Bảo hơi lộ vẻ ngạc nhiên:
- À, à, có thể thế lắm! Có điều...
Bà Mộng Bảo nhìn đứa con trai út. Hàm răng trắng đẹp của bà khẽ cắn viền môi dưới:
- Má không muốn con chơi bời thân mật với bốn con nhỏ đó đâu nghe, Hinh! Nghe nói tụi nó xông xáo nghịch ngợm lắm phải không?
- Trời, má ơi! Má bắt con nghỉ chơi đùa với Mai, Cúc hả má? Tụi nó học cùng lớp với con mà. Và học giỏi lắm má. Vâng nếu má ra lệnh cấm thì con xin nghỉ chơi với hai đứa... trong kỳ nghỉ hè. Còn đến khi đi học lại má lại cho phép con đi học cùng với hai trò ấy. Chúng con vẫn học bài, làm bài chung với nhau, chạy nhảy chơi đùa lúc nào cũng có nhau vui lắm má ơi. Thày và các bạn trong lớp ai cũng mến Mai, Cúc hết thảy, má lo gì kia chứ?
Huy đứng lên, rời khỏi chiếc ghế bành:
- Má ơi! Vả lại, chính con đây cũng đã có một thời kỳ vui chơi với tụi con bác Ngọc San mà, có ai phê bình chỉ trích gì đâu má! Ba và bác Ngọc San cạnh tranh về nghề nghiệp, thành ra hai gia đình có điều xích mích. Nhưng con nghĩ cũng chẳng vì thế mà có thể bảo rằng các cô con bác ấy xấu tính xấu nết được. Riêng con, con chỉ thấy rằng, Mai là một cô bé thật dễ thương, gần như hoàn toàn về mọi phương diện. Má chưa thấy Mai đánh quần vợt bao giờ hả má? Hy vọng chiếm giải quán quân nội vùng Đức Trọng này đấy.
Ông Mộng Bảo thừ người ngồi trên ghế, mấy ngón tay ông gõ nhịp trên mặt bàn. Nghe giọng ông nói, có thể đoán là ông đang sốt ruột:
- Thôi được! Tùy các con! Các con chưa trưởng thành hẳn, nhưng cũng có thể nói là đã khôn lớn. Liệu chọn bạn mà chơi. Thói thường gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Riêng ba, ba báo trước là chớ có rủ tụi nó qua phá phách bên trại nhà là ba không chịu đâu. Bốn con nhỏ nữ tướng giặc ấy chứ nữ tứ tử cái gì. Coi chừng! Bén mảng qua đây, ba sẽ làm cho cụt hứng không còn trổ mòi lấc cấc trâng tráo ra được nữa đó... Thế nào, Hải! Con là anh chúng nó, lớn hơn tất cả chắc hẳn con cũng đồng ý với ba không tán thưởng tính tình kỳ cục của mấy đứa con gái con yêu của ông Ngọc San chứ?
Chàng con trai tên Hải bật cười rộ:
- Ba cứ yên trí đi ba! Con chỉ ở nhà trong vụ nghỉ hè nên ít có dịp gặp nữ tứ tử xiêm xanh. Do đó, đối với mấy cô nhỏ đó, con... không có ý kiến.
Bà Mộng Bảo nhìn đứa con đầu lòng. Tia mắt bà ánh lên vẻ hân hoan kiêu hãnh:
- Thằng Hải lớn rồi nên cũng chẳng để ý theo dõi nhận xét tụi trẻ con làm gì. Hai mươi bẩy rồi đấy. Chỉ còn xa ba má mấy tháng nữa là về thôi. Lúc đó ba má sẽ lo tiền cho con mở phòng mạch. Ba má rất hy vọng là con chữa bệnh sẽ mát tay hơn hai ông bác sĩ ở Đức Trọng này nhiều đó.
Ông Mộng Bảo thở ra một hơi thật dài:
- Chữa bệnh mát tay! Tôi chỉ muốn thằng Hải lại nối nghiệp tôi trồng mía nấu đường mà thôi. Trăm hơn không bằng hơn tiền.
Tiếng Hinh:
- Thôi ba ơi! Ba cứ nói chuyện ấy mãi làm gì. Anh Hải đã ham mê mổ xẻ, thích cưa tay cưa chân người ta hơn là trông coi lò nấu đường, coi ép mía thì... ba cứ để anh ấy làm theo ý thích đi, ba à. Riêng phần con, thì... á, á! Con phải... tan hàng gấp đây! Vì... kìa! Ông cộng sự viên Khu-Ma-Ra của ba đã xuất hiện rồi kìa. Con "ớn" cái ông này quá! Tinh ranh xảo quyệt như quỷ ấy! Con không thích chạm mặt ông ta.
Cậu nhỏ định quay ra bỏ đi, nhưng đã trễ.
Ông Phó giám đốc trại mía đường Mộng Bảo tên Khu-Ma-Ra đã bước vào. Ông ta lê một đôi giầy nhà binh to tướng, đôi mắt ti hí kiểu mắt lươn sáng long lanh, khóe miệng trễ xuống tạo thành một nét bĩu môi lúc nào cũng có vẻ muốn chế riễu. Nhưng phải công nhận khuôn mặt ông ta có những nét đều đặn, có thể nói là dễ thương nếu ánh mắt nhìn đừng... dữ dội quá. Khu-Ma-Ra ngả mũ, cúi đầu chào bà Mộng Bảo. Rồi, vừa buông người ngồi phịch xuống chiếc ghế bành chủ nhân mời, ông ta vừa nói bô bô:
- Chà, mệt! Tôi vừa mới đi thăm mía về đây! Kể cũng không có gì thiệt hại lắm đâu! À,... ông bà có biết tin gì không? Tôi vừa được các anh em công nhân cho biết một việc khá bất ngờ. Ông chủ sở mía Ngọc San vừa mới bị một tai nạn gì lạ lùng lắm ngay cái đêm giông bão thì phải.
Bà Mộng Bảo ngừng phắt tay khâu, giương to đôi mắt, nhướng cao cặp chân mày, hỏi dồn:
- Tai nạn? Tai nạn gì? Ông Ngọc San bị tai nạn gì thế hả?
- Một cây đại thụ bị gió to bật trốc gốc đổ đè trúng xe đúng lúc ông Ngọc San đứng trú mưa dưới gốc.
Cậu trai tên Hinh, nét mặt hốt hoảng, sáp tới:
- Có sao không? Bác San có bị gì nguy hiểm lắm không? Liệu có chết không?
- Không! Chết thì không chết! Có điều, bác sĩ đã nói: sẽ bị tê liệt suốt đời. Ông ta đã tỉnh lại rồi, nhưng nói năng còn lảm nhảm chưa đâu vào đâu hết.
Bà Mộng Bảo thu xếp đồ vào thùng khâu:
- Tội nghiệp quá hả! Rồi bây giờ làm sao đây?
Ông chủ trại mía nhìn người công ty:
- Kể cũng tội nghiệp thật tình! Rồi lấy ai làm người điều khiển toàn khu trại bây giờ? Mấy đứa con gái ông ấy thì làm gì được. Có bác An trưởng toán trồng trọt, nhưng cũng khó lòng. Công nhân đông như thế một mình bác ta làm sao điều khiển cho xuể. Còn tay Mẫn, em ruột y kể cũng giỏi đấy, nhưng đàn ông gì mà hiền như bụt ấy thì chỉ huy gì. Cơ mầu này bên đó nguy lắm. Thế nào, Khu-Ma-Ra! Anh có ý kiến gì không?
- Hả? Ý kiến gì? Không! Có ý kiến quái gì đâu! Hiện giờ tôi chỉ đang nghĩ đến một câu tục ngữ như thế này: "Khi con chim lớn đã bị thương nằm bẹp một chỗ, thì, đe dọa, khủng bố tinh thần những con chim non sẽ là một việc rất dễ dàng". Thế thôi!
- À, nếu vậy có lẽ anh định...
Lão cộng sự viên phác một cử chỉ:
- Chưa, tôi chưa định gì hết trơn. Ông lầm đấy. Chỉ biết rằng trong mọi công cuộc làm ăn, đức kiên nhẫn và sự khéo léo sẽ giúp ta thực hiện được nhiều việc lớn lắm. Ông cần biết như thế nghe.
- Biết chứ! Biết chứ! Theo tôi nghĩ thì anh có thừa hai đức tính ấy mà, phải không? Như vậy, cánh ta có nhiều hy vọng lắm chứ, hả?
Lão Khu-Ma-Ra lim dim đôi mắt:
- Lại còn một câu nói này nữa, ông Mộng Bảo! Một trái cây khi đã có con sâu vào nằm sẵn bên trong, chẳng chóng thì chầy, trái cây ấy cũng sẽ thối ủng hết.
Ông Mộng Bảo reo lên:
- À, à, tôi hiểu, tôi hiểu rồi! Con sâu đó, anh sẽ đích thân bắt bỏ vào, tạo điều kiện cho nó phá hoại, heng?
Khu-Ma-Ra phá lên cười ha hả:
- Hà! Hà! Hà! Cái đó thì chưa biết! Nhưng chắc ông cũng đã đoán hiểu một phần nào rồi chứ! Sở mía đường Ngọc San quả là một miếng mồi ngon. Khu vực bên đó lại có một cây đại thụ rất kỳ bí. Đám công nhân cả người Kinh lẫn người Thượng mê tín, vẫn tôn sùng sợ sệt cho là cây của thần linh. Ai nấy đều kiêng nể không dám đến gần cây phượng hoa vàng đó. Phượng hoa vàng thay vì hoa đỏ! Kể cũng hơi lạ! Và nhược điểm của phe địch cũng là ở chỗ đó. Chỉ cần khai thác một cách thật khéo léo là được.
- Khai thác khéo léo? Khai thác thế nào? Tôi không hiểu!
- Được mà! Ông cứ yên trí đặt hết tin tưởng vào tay tôi! À, ông chủ có cái gì uống giải khát không đây?
Bà Mộng Bảo đứng lên:
- Thôi để hai ông bàn soạn công việc với nhau. Tôi có việc phải đi đằng này một lát.
Sau một cái ngả đầu lịch sự, bà chủ trại mía Mộng Bảo bước ra. Ba cậu con trai theo chân mẹ cùng ra. Huy níu tay cậu em tên Hinh:
- Hinh! Đi đâu bây giờ mà đeo kính đội mũ đàng hoàng thế hả?
Cậu bé nghiêm sắc mặt, hai hàm răng hơi nghiến lại khiến xương quai hàm bạnh lên:
- Em phải đi dò xét tình hình bên bác Ngọc San xem có đúng như lời tay họ Khu này nói không? Anh để ý nghe câu chuyện tay cáo già này nói chứ hả? Cái lối nói úp úp mở mở của Khu-Ma-Ra em đâu có lạ gì. Chắc chắn trong đầu óc nham hiểm của lão đã có một ý định gì rồi đó. Mà nhất định không phải là một ý tưởng tốt lành đâu nghe!
Dứt lời, cậu nhỏ quay phắt ra. Tiếp đó là tiếng xe gắn máy nổ ròn trên con đường nối liền trại mía Mộng Bảo với trại Ngọc San.
- Tôi vừa mới đi rảo một vòng thăm mía. Thiệt hại quá mình ơi! Có tới hàng ngàn cây mía đổ rạp gẫy nát, nhiều cây lại bị gió vặn như tay người xoắn vậy. Nguy quá! Nhiều bãi thấp bị úng thủy, nước một màu trắng xóa. Tai hại hơn nữa là ba cây cầu gỗ bị bứt tung, mái xưởng ép mía gió bốc đi một mảng lớn. Lán của công nhân sụp đổ rất nhiều, họ la khóc như ri. Lão Khu-Ma-Ra cứ vẫn thản nhiên như không ấy thôi. Y lại còn hầm hừ muốn đổ quạu với tôi nữa chứ. Con người kỳ cục! Làm như mình gây ra mọi sự tổn thất đó không bằng... Hừ! Nhưng nghĩ cho cùng, lão ta cũng không hoàn toàn vô lý. Quả tình mái xưởng có một ít ngói xấu tôi cũng quên không cho lợp, trét xi-măng lại, mấy cái cầu chẳng để mắt gì tới. Mía thì ròn quá, dễ gẫy như vỏ trái đậu khô, không vững chãi dẻo dai như mía bên trại Ngọc San. Cơ mầu này chắc phải lỗ lã phá sản quá!... Mình có nghe tôi nói gì không thế? Cứ mải miết khâu hoài à.
Bà Mộng Bảo dịu dàng ngẩng lên:
- Tôi có ý đợi cho mình bớt nóng giận đã. Đâu có phải lần đầu tiên mía của mình bị mưa bão phá hại. Năm nào chẳng có một trận như thế. Nhiều cái còn nguy hiểm gấp bội mà nhà ta vẫn gỡ ra được như thường can chi mình phải cuống quít lên.
Thái độ điềm tĩnh của bà Mộng Bảo khiến ông nổi trận lôi đình:
- Thì tôi đã chẳng cho mình biết rõ là hiện thời tiền nhà đã gần hết, khách mua đường sút kém trông thấy, người cộng tác thì chỉ rình rình lợi dụng. Trong khi đó, mình cứ thản nhiên như không ấy. Tôi muốn phát điên lên mất thôi.
Chợt từ phía trong chiếc ghế bành đồ sộ nơi phòng khách, vang ra một giọng nói đĩnh đạc của con trai:
- Cứ bình tĩnh mà, ba! Hơi một tí là ba cứ quýnh lên.
Chủ nhân trại mía Mộng Bảo giật nẩy mình, quay mặt lại:
- A, thằng Huy đó hả? Mày ngồi đó từ bao giờ mà cứ im miệng hến vậy hả? Không lái xe chạy lăng quăng, không đi đánh bóng chuyền, hễ ở nhà là cứ chúi đầu vào đọc sách không hà! Thế nào? Mày có nghe ba vừa nói gì với má mày không thế? Nếu có, thì mày nghĩ sao đây?
- Việc gì phải nghĩ ngợi lôi thôi cho hại người hả ba! Mía hư không nấu được đường cát thì làm đường bánh, đường phổi, lo gì?
- Đó, đó! Nó lại cợt nhả nói quàng nói xiên rồi đó, thấy không? Ừ, vui lắm, thú lắm. Cứ ở đó mà vui thú, mà cười, con ạ. Công nhân xin nghỉ việc ngày một nhiều, còn khối người đó mà trồng với trọt. Ba đã phải hạ mình đích thân qua bên Ngọc San, nói khó với họ, yêu cầu họ đừng trả lương kiểu "phá giá". Lão San đã đuổi khéo ba ra cửa. Thảo luận với người cộng tác, lão Khu-Ma-Ra chỉ nỏ mồm chỉ trích chê bai. Còn các "ông" con trai. Đứa nào cũng lơ là đánh trống lảng như người ở trọ. Bà vợ chỉ chúi mũi khâu với vá suốt ngày. Chán ngấy lên được! Trong khi đó lão Khu-Ma-Ra mỗi ngày một giàu thêm. Mở mắt ra mà coi: lão vừa hoàn thành ngôi nhà mới. Cô vợ, hồi mới đến còn è cổ gánh rau cải đi bán, giờ đây vàng đeo đầy tay đỏ ối.
Một giọng nói ồm ồm âm thanh thật vui chợt vang lên phía đầu hàng ba:
- Vàng đeo đầy tay! Ai... ai vàng đeo đầy tay hả ba?
Sắc diện bà Mộng Bảo chợt tươi hẳn lên. Bà nghiêng đầu đưa mắt sung sướng ngắm nhìn một thanh niên cao lớn khỏe mạnh vừa bước vào:
- Kìa, Hải mới ở Saigon về hả con? Đâu, ai đeo vòng vàng đầy tay đâu? Ba con nói chơi...
Chàng trai ngắt lời mẹ:
- Thôi mà má! Con đứng ngoài cửa đã nghe rõ hết rồi. Má giấu con làm gì. Bà Khu-Ma-Ra ngày một khá giả, có của ăn của để là một điều đáng mừng lắm chứ. Sự đó chứng tỏ là trại mía Mộng Bảo nhà ta làm ăn ngày càng phát đạt.
Bà mẹ cúi xuống nhìn chiếc áo đang khâu. Hơn ai hết, bà biết rõ đứa con trai lớn của bà có những tư tưởng rất bình dân, tiến bộ. Bà hối tiếc đã thúc đẩy con về Saigon theo học y khoa. Mục đích cao đẹp lắm nhưng xa vời quá, trong khi cơ sở kinh doanh của gia đình lại cần những người có điều khiển có khối óc tân tiến như của Hải.
Chợt bóng một cậu con trai, áo sơ mi trắng, quần tây trắng chạy vụt vào. Chưa đứng yên chỗ, cậu ta đã nói oang oang:
- A, anh Hải đã về! Vui quá! Em vừa bơi một vòng ở sông về. Mát quá, khoái ghê! – Chợt liếc mắt thấy nét mặt nghiêm trầm của cha mẹ, – Ủa, chi vậy, anh Hải? Ba má có điều gì lo lắng vậy?
Người cha cất giọng bực bội:
-Không, không! Chẳng có gì hết trơn!... Chỉ có mưa bão làm hư hết mía, nhà máy đường hết nước mía nấu và... và rồi thì két tiền của má con mày sẽ không còn một đồng. Có thế thôi con ạ. Ngoài ra mọi sự đều... tốt lành cả.
Cậu trai mới vào tuổi chỉ trạc mười ba, mười bốn, nước da bánh mật trông thật khỏe mạnh. Nghe cha nói câu chót, cậu nhỏ bật cười, hai chân nhảy tưng tưng, miệng hát thật to:
- Mọi cái tốt lành... lành, mọi cái tốt lành lành tốt... Đó, lời ba vừa nói, con cho biến ngay thành bài hát "Mút-ta-pha", bài hát do ca sĩ chà-và hát hay lắm. Vị bác sĩ tương lai của ba vừa mới mua dĩa hát ấy ở Saigon đem về đó, ba.
Chàng sinh viên bác sĩ tương lai rầy em:
- Hinh! Nói nhăng nhít cái gì thế? Em không thấy ba đang buồn phiền đó sao?
Hinh phùng má, trợn mắt, miệng cười tươi:
- Hơi chút xíu là ba nổi giận hà!
Ông Mộng Bảo la con:
- Có im đi không? Ba không ưng cái lối vừa nói vừa cười của con như thế, nghe chưa Hinh?
- Ba ơi! Con có thói quen hay cười. Tuy vừa nói vừa cười nhưng con vẫn kính trọng ba kia mà. Bên bác Ngọc San thế mà vui hơn nhà mình đó. Bốn cô nhỏ con bác ấy cười đùa suốt ngày mà có bị la rầy gì đâu.
- Hả, cái gì? Úi chà! Bốn con nhỏ lấc cấc xục xạo như con trai ấy hả? Ông bố thì có vẻ hãnh diện lắm, – Ông Mộng Bảo bĩu môi nhát giọng ông Ngọc San, – "đây, Huệ, Trà, Mai, Cúc... bó hoa tươi, giỏ hoa muôn màu sắc của tôi đây". Rõ dơ! Tự mình lại khen con mình. Con gái con đứa gì mà ăn mặc kỳ cục quá trời. Váy xanh cũn cỡn. Tàu không ra Tàu, Tây chẳng ra Tây. Không cưỡi ngựa phóng tung bụi mù trời đầu trại cuối trại thì lại lao xe gắn máy cứ như điên ấy thôi.
Cậu nhỏ tên Hinh nhìn cha:
- Hoạt động cho nó khoẻ mạnh, tốt chớ hả ba! "Nữ tứ tử"! Người ở đây đều gọi bốn chị em Huệ, Trà, Mai, Cúc là nữ tứ tử đó ba ơi. Mai, Cúc học cùng trường với con ở Đức Trọng đó. Ai cũng yêu mến hai chị em nó hết ba à!
Ông Mộng Bảo hơi lộ vẻ ngạc nhiên:
- À, à, có thể thế lắm! Có điều...
Bà Mộng Bảo nhìn đứa con trai út. Hàm răng trắng đẹp của bà khẽ cắn viền môi dưới:
- Má không muốn con chơi bời thân mật với bốn con nhỏ đó đâu nghe, Hinh! Nghe nói tụi nó xông xáo nghịch ngợm lắm phải không?
- Trời, má ơi! Má bắt con nghỉ chơi đùa với Mai, Cúc hả má? Tụi nó học cùng lớp với con mà. Và học giỏi lắm má. Vâng nếu má ra lệnh cấm thì con xin nghỉ chơi với hai đứa... trong kỳ nghỉ hè. Còn đến khi đi học lại má lại cho phép con đi học cùng với hai trò ấy. Chúng con vẫn học bài, làm bài chung với nhau, chạy nhảy chơi đùa lúc nào cũng có nhau vui lắm má ơi. Thày và các bạn trong lớp ai cũng mến Mai, Cúc hết thảy, má lo gì kia chứ?
Huy đứng lên, rời khỏi chiếc ghế bành:
- Má ơi! Vả lại, chính con đây cũng đã có một thời kỳ vui chơi với tụi con bác Ngọc San mà, có ai phê bình chỉ trích gì đâu má! Ba và bác Ngọc San cạnh tranh về nghề nghiệp, thành ra hai gia đình có điều xích mích. Nhưng con nghĩ cũng chẳng vì thế mà có thể bảo rằng các cô con bác ấy xấu tính xấu nết được. Riêng con, con chỉ thấy rằng, Mai là một cô bé thật dễ thương, gần như hoàn toàn về mọi phương diện. Má chưa thấy Mai đánh quần vợt bao giờ hả má? Hy vọng chiếm giải quán quân nội vùng Đức Trọng này đấy.
Ông Mộng Bảo thừ người ngồi trên ghế, mấy ngón tay ông gõ nhịp trên mặt bàn. Nghe giọng ông nói, có thể đoán là ông đang sốt ruột:
- Thôi được! Tùy các con! Các con chưa trưởng thành hẳn, nhưng cũng có thể nói là đã khôn lớn. Liệu chọn bạn mà chơi. Thói thường gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Riêng ba, ba báo trước là chớ có rủ tụi nó qua phá phách bên trại nhà là ba không chịu đâu. Bốn con nhỏ nữ tướng giặc ấy chứ nữ tứ tử cái gì. Coi chừng! Bén mảng qua đây, ba sẽ làm cho cụt hứng không còn trổ mòi lấc cấc trâng tráo ra được nữa đó... Thế nào, Hải! Con là anh chúng nó, lớn hơn tất cả chắc hẳn con cũng đồng ý với ba không tán thưởng tính tình kỳ cục của mấy đứa con gái con yêu của ông Ngọc San chứ?
Chàng con trai tên Hải bật cười rộ:
- Ba cứ yên trí đi ba! Con chỉ ở nhà trong vụ nghỉ hè nên ít có dịp gặp nữ tứ tử xiêm xanh. Do đó, đối với mấy cô nhỏ đó, con... không có ý kiến.
Bà Mộng Bảo nhìn đứa con đầu lòng. Tia mắt bà ánh lên vẻ hân hoan kiêu hãnh:
- Thằng Hải lớn rồi nên cũng chẳng để ý theo dõi nhận xét tụi trẻ con làm gì. Hai mươi bẩy rồi đấy. Chỉ còn xa ba má mấy tháng nữa là về thôi. Lúc đó ba má sẽ lo tiền cho con mở phòng mạch. Ba má rất hy vọng là con chữa bệnh sẽ mát tay hơn hai ông bác sĩ ở Đức Trọng này nhiều đó.
Ông Mộng Bảo thở ra một hơi thật dài:
- Chữa bệnh mát tay! Tôi chỉ muốn thằng Hải lại nối nghiệp tôi trồng mía nấu đường mà thôi. Trăm hơn không bằng hơn tiền.
Tiếng Hinh:
- Thôi ba ơi! Ba cứ nói chuyện ấy mãi làm gì. Anh Hải đã ham mê mổ xẻ, thích cưa tay cưa chân người ta hơn là trông coi lò nấu đường, coi ép mía thì... ba cứ để anh ấy làm theo ý thích đi, ba à. Riêng phần con, thì... á, á! Con phải... tan hàng gấp đây! Vì... kìa! Ông cộng sự viên Khu-Ma-Ra của ba đã xuất hiện rồi kìa. Con "ớn" cái ông này quá! Tinh ranh xảo quyệt như quỷ ấy! Con không thích chạm mặt ông ta.
Cậu nhỏ định quay ra bỏ đi, nhưng đã trễ.
Ông Phó giám đốc trại mía đường Mộng Bảo tên Khu-Ma-Ra đã bước vào. Ông ta lê một đôi giầy nhà binh to tướng, đôi mắt ti hí kiểu mắt lươn sáng long lanh, khóe miệng trễ xuống tạo thành một nét bĩu môi lúc nào cũng có vẻ muốn chế riễu. Nhưng phải công nhận khuôn mặt ông ta có những nét đều đặn, có thể nói là dễ thương nếu ánh mắt nhìn đừng... dữ dội quá. Khu-Ma-Ra ngả mũ, cúi đầu chào bà Mộng Bảo. Rồi, vừa buông người ngồi phịch xuống chiếc ghế bành chủ nhân mời, ông ta vừa nói bô bô:
- Chà, mệt! Tôi vừa mới đi thăm mía về đây! Kể cũng không có gì thiệt hại lắm đâu! À,... ông bà có biết tin gì không? Tôi vừa được các anh em công nhân cho biết một việc khá bất ngờ. Ông chủ sở mía Ngọc San vừa mới bị một tai nạn gì lạ lùng lắm ngay cái đêm giông bão thì phải.
Bà Mộng Bảo ngừng phắt tay khâu, giương to đôi mắt, nhướng cao cặp chân mày, hỏi dồn:
- Tai nạn? Tai nạn gì? Ông Ngọc San bị tai nạn gì thế hả?
- Một cây đại thụ bị gió to bật trốc gốc đổ đè trúng xe đúng lúc ông Ngọc San đứng trú mưa dưới gốc.
Cậu trai tên Hinh, nét mặt hốt hoảng, sáp tới:
- Có sao không? Bác San có bị gì nguy hiểm lắm không? Liệu có chết không?
- Không! Chết thì không chết! Có điều, bác sĩ đã nói: sẽ bị tê liệt suốt đời. Ông ta đã tỉnh lại rồi, nhưng nói năng còn lảm nhảm chưa đâu vào đâu hết.
Bà Mộng Bảo thu xếp đồ vào thùng khâu:
- Tội nghiệp quá hả! Rồi bây giờ làm sao đây?
Ông chủ trại mía nhìn người công ty:
- Kể cũng tội nghiệp thật tình! Rồi lấy ai làm người điều khiển toàn khu trại bây giờ? Mấy đứa con gái ông ấy thì làm gì được. Có bác An trưởng toán trồng trọt, nhưng cũng khó lòng. Công nhân đông như thế một mình bác ta làm sao điều khiển cho xuể. Còn tay Mẫn, em ruột y kể cũng giỏi đấy, nhưng đàn ông gì mà hiền như bụt ấy thì chỉ huy gì. Cơ mầu này bên đó nguy lắm. Thế nào, Khu-Ma-Ra! Anh có ý kiến gì không?
- Hả? Ý kiến gì? Không! Có ý kiến quái gì đâu! Hiện giờ tôi chỉ đang nghĩ đến một câu tục ngữ như thế này: "Khi con chim lớn đã bị thương nằm bẹp một chỗ, thì, đe dọa, khủng bố tinh thần những con chim non sẽ là một việc rất dễ dàng". Thế thôi!
- À, nếu vậy có lẽ anh định...
Lão cộng sự viên phác một cử chỉ:
- Chưa, tôi chưa định gì hết trơn. Ông lầm đấy. Chỉ biết rằng trong mọi công cuộc làm ăn, đức kiên nhẫn và sự khéo léo sẽ giúp ta thực hiện được nhiều việc lớn lắm. Ông cần biết như thế nghe.
- Biết chứ! Biết chứ! Theo tôi nghĩ thì anh có thừa hai đức tính ấy mà, phải không? Như vậy, cánh ta có nhiều hy vọng lắm chứ, hả?
Lão Khu-Ma-Ra lim dim đôi mắt:
- Lại còn một câu nói này nữa, ông Mộng Bảo! Một trái cây khi đã có con sâu vào nằm sẵn bên trong, chẳng chóng thì chầy, trái cây ấy cũng sẽ thối ủng hết.
Ông Mộng Bảo reo lên:
- À, à, tôi hiểu, tôi hiểu rồi! Con sâu đó, anh sẽ đích thân bắt bỏ vào, tạo điều kiện cho nó phá hoại, heng?
Khu-Ma-Ra phá lên cười ha hả:
- Hà! Hà! Hà! Cái đó thì chưa biết! Nhưng chắc ông cũng đã đoán hiểu một phần nào rồi chứ! Sở mía đường Ngọc San quả là một miếng mồi ngon. Khu vực bên đó lại có một cây đại thụ rất kỳ bí. Đám công nhân cả người Kinh lẫn người Thượng mê tín, vẫn tôn sùng sợ sệt cho là cây của thần linh. Ai nấy đều kiêng nể không dám đến gần cây phượng hoa vàng đó. Phượng hoa vàng thay vì hoa đỏ! Kể cũng hơi lạ! Và nhược điểm của phe địch cũng là ở chỗ đó. Chỉ cần khai thác một cách thật khéo léo là được.
- Khai thác khéo léo? Khai thác thế nào? Tôi không hiểu!
- Được mà! Ông cứ yên trí đặt hết tin tưởng vào tay tôi! À, ông chủ có cái gì uống giải khát không đây?
Bà Mộng Bảo đứng lên:
- Thôi để hai ông bàn soạn công việc với nhau. Tôi có việc phải đi đằng này một lát.
Sau một cái ngả đầu lịch sự, bà chủ trại mía Mộng Bảo bước ra. Ba cậu con trai theo chân mẹ cùng ra. Huy níu tay cậu em tên Hinh:
- Hinh! Đi đâu bây giờ mà đeo kính đội mũ đàng hoàng thế hả?
Cậu bé nghiêm sắc mặt, hai hàm răng hơi nghiến lại khiến xương quai hàm bạnh lên:
- Em phải đi dò xét tình hình bên bác Ngọc San xem có đúng như lời tay họ Khu này nói không? Anh để ý nghe câu chuyện tay cáo già này nói chứ hả? Cái lối nói úp úp mở mở của Khu-Ma-Ra em đâu có lạ gì. Chắc chắn trong đầu óc nham hiểm của lão đã có một ý định gì rồi đó. Mà nhất định không phải là một ý tưởng tốt lành đâu nghe!
Dứt lời, cậu nhỏ quay phắt ra. Tiếp đó là tiếng xe gắn máy nổ ròn trên con đường nối liền trại mía Mộng Bảo với trại Ngọc San.
________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG III