CHƯƠNG X
Thành phố này nhỏ và yên tĩnh hơn A-la-ha-ba, không
ồn ào mà lại có nhiều vườn rộng xanh tươi, điểm đầy hoa hồng và tường vi
bao quanh các khách sạn chứa đầy người Âu da trắng bệch, nằm dài trên
ghế dựa, ưa mua hàng thêu và da rắn của dân bản xứ.
Hàng đàn ăn mày chờ du khách trước cửa khách sạn và hàng tá xe kéo hai bánh. Lai và Mai ao ước được vào nằm dưới tàng cây nhìn người dụ rắn dưới bóng mát của khu vườn. Bọn này khá đông, ngồi nhón gót thổi sáo đệm cho điệu múa của mấy con hổ mang.
Rồi chúng đến công trường chợ. Thức ăn bán đầy nhóc nhưng chúng không thèm vì dạ dày đầy lắm và phấn khởi vì sắp gặp chú nên thong thả ngắm nghía các hàng bày bán một cách thản nhiên. Chúng hỏi vài người về chú mình: ông A li Sinh làm công cho nhà ông A li Rớt, song ai cũng lắc đầu, bảo không hề nghe đến tên này. Sau cùng, một người chỉ chúng đến nhà ông Ai li Rớt.
Đó là một ngôi nhà trắng đồ sộ, hành lang trồng đầy hoa hồng, nhà cũng nằm sâu giữa một khu vườn như những khách sạn chúng thấy vừa rồi. Chao! Ngôi biệt thự trắng cho đến nỗi hai đứa lo lắng tự hỏi: không biết mình dơ bẩn quá, có đáng được bước vào không?
Sau cùng, chúng đánh bạo bước đến khi đã vòng sau tường sửa soạn mất một giờ: Mai tháo tóc ra, giũ bớt bụi bám dày, thắt lại hai bím, vuốt vuốt cho láng. Lai thì lo chải bụi con Cam. Bà Hà tốt bụng đã giặt hộ áo quần Mai và Lai, lại cho Mai đôi xăng-đan, nhưng bụi đường biến tất cả thành một mầu không tên.
Mai không hứng khởi mấy, vì nó cho là Lai bày đặt thêm chuyện vô ích. Cuối cùng, đặt hành trang dưới gốc cây, men theo con đường có nhiều vết xe – điều này chứng tỏ người ta không đi bộ? – Lai giữ thật thẳng lưng chững chạc bước vào.
Con đường đưa đến cái sân rộng có trồng nhiều nguyệt quế trong chậu trông xa như những người đứng dàn chào dọc theo tường. Cửa được mở rộng – tất cả các cửa. Một đứa bé gái đang chơi với con búp bê cạnh bà vú.
Bà ta có vẻ ngạc nhiên, chắc lần thứ nhất có người đi bộ vào đây. Anh em Lai cúi chào lễ phép, đã không được chào lại mà còn nghe bà cự cho:
- Đây không tiếp ăn mày, cũng không tiếp chó!
- Chúng tôi không phải ăn mày. Chúng tôi đến tìm ông A li Sinh, xin bà chỉ...
- A li Sinh là ai?
- Chú tôi. Ông giúp việc cho ông A li Rớt...
- A! Tôi biết ông A li Rớt: ông ấy bán nhà này cho cha tôi, đi rồi.
Đứa bé từ nãy nấp sau lưng bà vú tò mò nhìn anh em Lai, lên tiếng nói.
Lai choáng váng. Cột nhà, những cây nguyệt quế, tất cả như xoay tròn trước mắt, nó cố gắng mới nói được:
- Ổng không ở đây nữa, vậy ở đâu, thưa bà?
- Ông đi Tân Đề Li hơn một năm nay.
Tân Đề Li? Lai nghe nói đó là thủ đô nước Ấn, là nơi ông Nê Ru và các tổng bộ trưởng làm việc, rất xa nhưng có thể đi tàu hỏa đến. Lai thất vọng quá đỗi. Mai cằn nhằn:
- Đó! Anh thấy chưa! Bắt em chải tóc hai ba lần sáng nay chi cho mất công?
Lai cảm ơn bà vú và dắt em ra, cố giữ cho đầu ngẩng cao, lưng thẳng. Lai nghe tiếng đứa con gái cười to sau lưng:
- Vú ơi! Mình ở đây sao họ không biết, vú hở?
- Ừ! Vú cũng lạ lắm. Ông A li Rớt đi cả năm rồi mà không biết.
Hàng đàn ăn mày chờ du khách trước cửa khách sạn và hàng tá xe kéo hai bánh. Lai và Mai ao ước được vào nằm dưới tàng cây nhìn người dụ rắn dưới bóng mát của khu vườn. Bọn này khá đông, ngồi nhón gót thổi sáo đệm cho điệu múa của mấy con hổ mang.
Rồi chúng đến công trường chợ. Thức ăn bán đầy nhóc nhưng chúng không thèm vì dạ dày đầy lắm và phấn khởi vì sắp gặp chú nên thong thả ngắm nghía các hàng bày bán một cách thản nhiên. Chúng hỏi vài người về chú mình: ông A li Sinh làm công cho nhà ông A li Rớt, song ai cũng lắc đầu, bảo không hề nghe đến tên này. Sau cùng, một người chỉ chúng đến nhà ông Ai li Rớt.
Đó là một ngôi nhà trắng đồ sộ, hành lang trồng đầy hoa hồng, nhà cũng nằm sâu giữa một khu vườn như những khách sạn chúng thấy vừa rồi. Chao! Ngôi biệt thự trắng cho đến nỗi hai đứa lo lắng tự hỏi: không biết mình dơ bẩn quá, có đáng được bước vào không?
Sau cùng, chúng đánh bạo bước đến khi đã vòng sau tường sửa soạn mất một giờ: Mai tháo tóc ra, giũ bớt bụi bám dày, thắt lại hai bím, vuốt vuốt cho láng. Lai thì lo chải bụi con Cam. Bà Hà tốt bụng đã giặt hộ áo quần Mai và Lai, lại cho Mai đôi xăng-đan, nhưng bụi đường biến tất cả thành một mầu không tên.
Mai không hứng khởi mấy, vì nó cho là Lai bày đặt thêm chuyện vô ích. Cuối cùng, đặt hành trang dưới gốc cây, men theo con đường có nhiều vết xe – điều này chứng tỏ người ta không đi bộ? – Lai giữ thật thẳng lưng chững chạc bước vào.
Con đường đưa đến cái sân rộng có trồng nhiều nguyệt quế trong chậu trông xa như những người đứng dàn chào dọc theo tường. Cửa được mở rộng – tất cả các cửa. Một đứa bé gái đang chơi với con búp bê cạnh bà vú.
Bà ta có vẻ ngạc nhiên, chắc lần thứ nhất có người đi bộ vào đây. Anh em Lai cúi chào lễ phép, đã không được chào lại mà còn nghe bà cự cho:
- Đây không tiếp ăn mày, cũng không tiếp chó!
- Chúng tôi không phải ăn mày. Chúng tôi đến tìm ông A li Sinh, xin bà chỉ...
- A li Sinh là ai?
- Chú tôi. Ông giúp việc cho ông A li Rớt...
- A! Tôi biết ông A li Rớt: ông ấy bán nhà này cho cha tôi, đi rồi.
Đứa bé từ nãy nấp sau lưng bà vú tò mò nhìn anh em Lai, lên tiếng nói.
Lai choáng váng. Cột nhà, những cây nguyệt quế, tất cả như xoay tròn trước mắt, nó cố gắng mới nói được:
- Ổng không ở đây nữa, vậy ở đâu, thưa bà?
- Ông đi Tân Đề Li hơn một năm nay.
Tân Đề Li? Lai nghe nói đó là thủ đô nước Ấn, là nơi ông Nê Ru và các tổng bộ trưởng làm việc, rất xa nhưng có thể đi tàu hỏa đến. Lai thất vọng quá đỗi. Mai cằn nhằn:
- Đó! Anh thấy chưa! Bắt em chải tóc hai ba lần sáng nay chi cho mất công?
Lai cảm ơn bà vú và dắt em ra, cố giữ cho đầu ngẩng cao, lưng thẳng. Lai nghe tiếng đứa con gái cười to sau lưng:
- Vú ơi! Mình ở đây sao họ không biết, vú hở?
- Ừ! Vú cũng lạ lắm. Ông A li Rớt đi cả năm rồi mà không biết.
*
Không còn trông cậy vào ông chú được, Lai đành tự tìm
lấy bệnh viện. Lai hỏi thăm từng người, cho đến khi tới được bệnh viện
đồ sộ, có hàng trăm khuôn cửa sổ đều tăm tắp. Đây không phải là bệnh
viện lớn nhất xứ Ấn Độ, song anh em Lai quen với những làng quê nhỏ bé,
nghèo nàn thì thật là vĩ đại. Trước một khối đá như thế, chúng ngỡ như
mình là con kiến trước trái núi.
Tiếng còi xe làm chúng hoảng hồn, chạy quáng quàng bên phải và bên trái. Người ta vào cổng lớn trước mặt chúng tấp nập, song chả một ai để ý đến chúng, có khi còn xô đẩy chúng khi chúng choán đường.
Vốn quen bị bạc đãi, song chúng đã len lỏi đến tận đây mà được đón tiếp cách đó thì cũng... buồn thật. Lai rất nản lòng. Bao nhiêu phấn khởi trong lòng nó như cánh hoa tàn rơi lả tả dưới nắng hè. Nó cảm thấy không còn chút hăng hái để bước vào trong cái cổng mà bao nhiêu ngày đêm nó ước mơ. Mai thì nhìn những thanh niên nam nữ mặc bờ-lu trắng cười cười, nói nói đi qua, diễu lại trước mặt nó thấp thoáng như có lớp sa mù. Nó không thấy chán nản như anh và còn phát biểu ý kiến:
- Em muốn mặc áo như họ khi biết đọc rồi, anh Lai ơi!
Lai chợt tỉnh. Đã khổ nhọc đến đây há lại chịu thua sao. Phải đi đến cùng chớ! Nó đặt bọc hành lý tồi tàn lên đầu rồi dắt Mai chậm chạp bước vào cổng.
Trước mặt nó, ông gác đột ngột xuất hiện như vừa từ dưới đất trồi lên, ông ta có vẻ như một quân nhân hung hãn, đầu đội khăn cao, hàm râu chải mượt, chẻ làm hai như một đường rẽ trên mái tóc. Ông chiếu cái nhìn xoi bói vào nó, hỏi:
- Đứng lại! Đi đâu đây?
- Chúng cháu... Thưa ông, chúng cháu đến xin mổ mắt cho em cháu...
- Ai bảo vậy?
- Thưa, không ai bảo cả.
Lai càng ấp úng, nó bối rối không tìm ra được một câu ra hồn cho ông gác nể. Nom ông ta như người gác đền Thánh ấy.
Một xe cứu thương hụ còi, hai đứa vội nép sang một bên trong khi ông ta đưa tay lên khăn, chào. Xe qua rồi, ông nói:
- Ở đây là chỗ làm việc, chỉ người có việc mới đến đây. Không phải chỗ xin ăn, cút xéo!
Nếu biết đọc, Lai có thể biết rằng đến giờ thì người đến xin khám bệnh có quyền vô cửa, ông gác không cản trở được. Nhưng Lai mù chữ, nó nhìn bảng cáo thị ghi giờ ra vào bệnh viện như nhìn bụi cây, khổ thế đấy! Lai ngỡ là họ cấm vào đó bất cứ giờ nào. Thấy nó cứ đứng tần ngần, ông gác nóng nảy:
- Đừng bày chuyện, tính gạt tao hả? Người nào sắp mổ thì luôn luôn là xe cứu thương chở vô đây.
- Tụi cháu đi bộ từ A-la-ha-ba đến đây.
Lai nài nỉ, làm như ông gác sẽ phục mình vì vượt qua đoạn đường dài. Nào ngờ, ông ta lại càng cho là nó bịa. Hừ! Nhiệm vụ của người gác là gì? Canh chừng đừng để kẻ vô phận sự làm lộn xộn ở đây, ông chả dính dáng gì đến việc chữa trị, vậy ông nhất định làm tròn bổn phận, xứng đáng đồng lương. Ông cười gằn:
- Hả? Đi bộ từ A-la-ha-ba đến đây? Nếu vậy thì cũng đủ sức trở về, ra mau!
Hai đứa dắt tay nhau lang thang khắp các đường. Mai khóc sụt sịt:
- Thành phố A-rát này toàn người ác, người giàu. Làm sao đây, anh Lai!
Lai không nói gì cả. Chúng dừng chân, ngắm một ngôi nhà đang xây cất, nhiều thợ đàn ông và có cả thợ đàn bà với vài đứa trẻ phụ đội hồ đến cho họ xây tường. Lai nghĩ thầm "nếu mình xin được việc làm ở đây, anh em sẽ khỏi chết đói, chờ thời!" Nhưng Lai vừa bước lại gần, người cai xua tay:
- Chờ tới giờ nghỉ rồi sẽ tới xin việc! Tránh ra, mau!
Chao! Đi đến đâu anh em nó đều có vẻ là kẻ phá đám, làm rộn chi đây?
Đột nhiên, Lai kêu lên mừng rỡ vì nhận ra khuôn mặt người quen:
- Giang! Mày làm gì đây? Con gấu đâu rồi?
- Nó chết rồi. Chắc nó kiệt sức quá. Cha tao bỏ xác nó cho bầy quạ...
- Tội nghiệp nó!
Lai nói nhưng cảm thấy nhẹ nhõm vì nghĩ rằng con vật thoát kiếp đọa đầy.
- Kiếp sau chắc nó sướng hơn. Lai à! Khổ là giờ cha con tao không có kế sinh nhai.
- Vậy thì... làm sao?
- Gần chết đói đó, mày ơi! – Giang nhìn Lai bằng con mắt độc nhất còn sót lại – Giờ thì mới xin được việc ở công trường này. Nhờ có tao phụ mang gạch tới cho cha tao nên họ mới nhận. Mà mày biết không, họ chỉ trả một phần lương thôi. Cha tao tính dành được chút ít sẽ mua con khỉ biết làm trò.
- Giang ơi! Mày coi họ có cho anh em tao làm việc ở đây không? Tụi tao cũng sắp chết đói đây nè.
Giang nhìn thân hình còm nhom, tiều tụy của Mai:
- Em mày hả? Làm sao nó bưng gạch nổi?
Mai thẳng người, trịnh trọng hất hai bím tóc ra sau vai:
- Em cũng đi bộ từ A-la-ha-ba tới đây được, sao...
- Ừ! Thì cứ thử thời vận đi. Ủa, mà tao nghe nói mày dắt em đến bệnh viện?
- Họ không cho vô, Giang ơi!
- Tao cũng vậy! Hồi bị thương con mắt họ đâu có cho vô chữa? – giọng thản nhiên của hạng người luôn luôn cam chịu bất hạnh. Giang nói tiếp – Rồi lâu quá nó cũng... bớt đau. À! Nếu mày không tìm việc được thì sắp hàng chỗ đền thờ bên kia đường nghe, mỗi ngày họ bố thí cho kẻ đói một lần... Nhớ chưa?
- Đồ nhác nhờn! Mày đứng nói tầm phơ trong lúc cha mày chờ gạch. No rồi hả?
Cha Giang trờ tới quát lên. Lai nắm tay em chuồn lẹ.
Quả Giang nói đúng: dân thất nghiệp nhiều quá, dù Lai cố làm vẻ khỏe mạnh nhưng khối người khác cao lớn và khỏe mạnh hơn nó. Thế là đành theo lời Giang chỉ vẽ. May mắn thay: chúng được một vắt cơm đựng trong lá bàng.
Ăn xong, chúng nghỉ dưới bóng mát của một bức tường. Tiếng chuông từ trong đền ngân lên nhè nhẹ, trầm trầm, nhắc chúng nhớ đến bà nội vẫn cầu kinh trước tượng thần. Mai nằm lên chiếu, Lai ngồi bên em, lim dim mắt. Chúng cảm thấy nhớ nhà hơn bao giờ. Vào giờ này, trâu đã về chuồng sau một ngày nhọc nhằn ở ruộng, chúng nôn nả chen nhau, xô đẩy nhau như lũ trẻ lau hau đòi ăn. Các em Lai mang rơm đến cho chúng, còn mẹ Lai thì săn sóc em út và phát cho tất cả bọn lớn mỗi đứa một cái bánh nướng.
Nhà! Nơi duy nhất chúng được đón tiếp nồng hậu, dù cha mẹ chúng nghèo xác xơ. Lai cột Cam vào cái khoen trên vách và dặn nó trông chừng Mai, rồi đến công trường tìm Giang, kẻ duy nhất có thể giúp nó chút đỉnh.
Đầu óc rỗng tuếch, mệt nhoài, Lai đi như trong mơ, mặc cho bộ hành xô lui, đẩy tới. Một lúc sau, như nhờ phép lạ, nó đứng trưóc ngôi đền Taj Mahal.
Lai mù tịt nào ngờ đây là một nơi hành hương đẹp và nổi tiếng khắp thế giới. Trong thành phố mà nó bị xua đuổi tàn nhẫn, ngôi đền như một thiên đường mở rộng. Lai như bị thôi miên, đứng ngắm say mê. Bà nội đã kể cho Lai nghe sự tích ngôi đền này: trước đây nhiều thế kỷ, một ông vua đã cho xây lăng để kỷ niệm người vợ quá cố, đó là ngôi đền vĩ đại, nạm đá quý, mất 18 năm mới hoàn thành và 18.000 công nhân đã làm việc suốt ngày đêm. Nhưng Lai đâu ngờ có một ngày mình được đến trước đền, và đứng trước đây rồi, nó vẫn không biết chính là ngôi đền bà kể, tuy nhiên Lai công nhận là nơi này nguy nga, đồ sộ, lộng lẫy lắm.
Khu vườn, dưới nắng gay gắt mà vẫn tươi mơn mởn, trải dài trước mắt nó với vô số cây cao đầy hoa và những bụi hồng cũng đầy hoa. Nhiều hồ nước trong veo, nằm thành hàng dài, phản chiếu hình ảnh ngôi đền, rực rỡ cho đến nỗi Lai đứng sững, nhìn không biết chán.
Những mái hình tròn cao, trắng lốp như lấn át, tràn ngập cả một vòm trời. Lai cho đó là những núi trong dãy Hi mã lạp sơn mà thần In-ra quyết định mang bớt ra đặt tại đây, chắc thế, vì nom chúng có vẻ nhẹ hẫng như có thể treo lơ lửng giữa tầng mây!
Lai quên tuốt hết thực tại đắng cay mà nó đã và đang nếm trải, bọn lừa đảo, ông chú biệt tăm, lão gác nhà thương... Vòm đền to lớn nhưng nom mong manh như ren, khung cảnh thần tiên, đẹp tuyệt vời và Lai cảm thấy được an lành, thoải mái trong lòng. Lai dạo quanh hồ, hết nhìn ngôi đền phản chiếu trên mặt nước lại nhìn cái mái tròn cao ngất ngưởng giữa trời. Cả hai đều kỳ diệu, huyền ảo.
Mọi người tháo giầy trước khi vào đền. Lai chẳng có giầy để tháo, nối bước theo họ. Bên trong tối om nên Lai không nhìn thấy nóc đền, như thể đứng giữa đêm tối không trăng sao. Đây là nơi yên nghỉ của một bà Hoàng. Một vị sư, có bổn phận canh giữ đền kêu lên một tiếng, tức thì tiếng kêu vọng từ vách này sang vách khác, âm vang to dần to dần và như lên cao thêm, chừng như tiếng kêu tìm lối thoát trên đó, xuyên qua vòm lá. Lai tự nhủ thầm: "Dám có đường lên trời trên đó lắm à!" và nghe tiếng tụng niệm của vị sư, Lai cũng thì thầm:
- Xin Nữ thần Từ bi của Bóng tối giúp con. Chắc lỗi tại con mà em con không được nhận vô bệnh viện chữa mắt. Xin ngài rủ lòng thương em con. Giúp con vì em con chứ không phải vì con. Trước nay con mong em con lành bệnh vì cầu lợi cho con...
Tiếng tụng niệm của hàng sư càng lúc càng to. Lai đứng thẳng, ngẩng đầu, mở to mắt như nó có thể thấy nữ thần. Khi tiếng tụng kinh tắt, nó có cảm giác lời cầu nguyện của nó cũng được sự chấp thuận của Nữ thần.
Nó chợt hiểu phải làm gì: đưa Mai đến gửi nhà bà Hà rồi kiếm việc làm, chờ có đủ tiền đem em về nhà. Bây giờ đây mạng sống của em nó quý hơn đôi mắt. Phải trở về, ngay chiều hôm nay, trong lúc Mai còn no và chưa kiệt lực. Đừng để ngày mai, sẽ muộn cho coi.
________________________________________________________________________________
Tiếng còi xe làm chúng hoảng hồn, chạy quáng quàng bên phải và bên trái. Người ta vào cổng lớn trước mặt chúng tấp nập, song chả một ai để ý đến chúng, có khi còn xô đẩy chúng khi chúng choán đường.
Vốn quen bị bạc đãi, song chúng đã len lỏi đến tận đây mà được đón tiếp cách đó thì cũng... buồn thật. Lai rất nản lòng. Bao nhiêu phấn khởi trong lòng nó như cánh hoa tàn rơi lả tả dưới nắng hè. Nó cảm thấy không còn chút hăng hái để bước vào trong cái cổng mà bao nhiêu ngày đêm nó ước mơ. Mai thì nhìn những thanh niên nam nữ mặc bờ-lu trắng cười cười, nói nói đi qua, diễu lại trước mặt nó thấp thoáng như có lớp sa mù. Nó không thấy chán nản như anh và còn phát biểu ý kiến:
- Em muốn mặc áo như họ khi biết đọc rồi, anh Lai ơi!
Lai chợt tỉnh. Đã khổ nhọc đến đây há lại chịu thua sao. Phải đi đến cùng chớ! Nó đặt bọc hành lý tồi tàn lên đầu rồi dắt Mai chậm chạp bước vào cổng.
Trước mặt nó, ông gác đột ngột xuất hiện như vừa từ dưới đất trồi lên, ông ta có vẻ như một quân nhân hung hãn, đầu đội khăn cao, hàm râu chải mượt, chẻ làm hai như một đường rẽ trên mái tóc. Ông chiếu cái nhìn xoi bói vào nó, hỏi:
- Đứng lại! Đi đâu đây?
- Chúng cháu... Thưa ông, chúng cháu đến xin mổ mắt cho em cháu...
- Ai bảo vậy?
- Thưa, không ai bảo cả.
Lai càng ấp úng, nó bối rối không tìm ra được một câu ra hồn cho ông gác nể. Nom ông ta như người gác đền Thánh ấy.
Một xe cứu thương hụ còi, hai đứa vội nép sang một bên trong khi ông ta đưa tay lên khăn, chào. Xe qua rồi, ông nói:
- Ở đây là chỗ làm việc, chỉ người có việc mới đến đây. Không phải chỗ xin ăn, cút xéo!
Nếu biết đọc, Lai có thể biết rằng đến giờ thì người đến xin khám bệnh có quyền vô cửa, ông gác không cản trở được. Nhưng Lai mù chữ, nó nhìn bảng cáo thị ghi giờ ra vào bệnh viện như nhìn bụi cây, khổ thế đấy! Lai ngỡ là họ cấm vào đó bất cứ giờ nào. Thấy nó cứ đứng tần ngần, ông gác nóng nảy:
- Đừng bày chuyện, tính gạt tao hả? Người nào sắp mổ thì luôn luôn là xe cứu thương chở vô đây.
- Tụi cháu đi bộ từ A-la-ha-ba đến đây.
Lai nài nỉ, làm như ông gác sẽ phục mình vì vượt qua đoạn đường dài. Nào ngờ, ông ta lại càng cho là nó bịa. Hừ! Nhiệm vụ của người gác là gì? Canh chừng đừng để kẻ vô phận sự làm lộn xộn ở đây, ông chả dính dáng gì đến việc chữa trị, vậy ông nhất định làm tròn bổn phận, xứng đáng đồng lương. Ông cười gằn:
- Hả? Đi bộ từ A-la-ha-ba đến đây? Nếu vậy thì cũng đủ sức trở về, ra mau!
Hai đứa dắt tay nhau lang thang khắp các đường. Mai khóc sụt sịt:
- Thành phố A-rát này toàn người ác, người giàu. Làm sao đây, anh Lai!
Lai không nói gì cả. Chúng dừng chân, ngắm một ngôi nhà đang xây cất, nhiều thợ đàn ông và có cả thợ đàn bà với vài đứa trẻ phụ đội hồ đến cho họ xây tường. Lai nghĩ thầm "nếu mình xin được việc làm ở đây, anh em sẽ khỏi chết đói, chờ thời!" Nhưng Lai vừa bước lại gần, người cai xua tay:
- Chờ tới giờ nghỉ rồi sẽ tới xin việc! Tránh ra, mau!
Chao! Đi đến đâu anh em nó đều có vẻ là kẻ phá đám, làm rộn chi đây?
Đột nhiên, Lai kêu lên mừng rỡ vì nhận ra khuôn mặt người quen:
- Giang! Mày làm gì đây? Con gấu đâu rồi?
- Nó chết rồi. Chắc nó kiệt sức quá. Cha tao bỏ xác nó cho bầy quạ...
- Tội nghiệp nó!
Lai nói nhưng cảm thấy nhẹ nhõm vì nghĩ rằng con vật thoát kiếp đọa đầy.
- Kiếp sau chắc nó sướng hơn. Lai à! Khổ là giờ cha con tao không có kế sinh nhai.
- Vậy thì... làm sao?
- Gần chết đói đó, mày ơi! – Giang nhìn Lai bằng con mắt độc nhất còn sót lại – Giờ thì mới xin được việc ở công trường này. Nhờ có tao phụ mang gạch tới cho cha tao nên họ mới nhận. Mà mày biết không, họ chỉ trả một phần lương thôi. Cha tao tính dành được chút ít sẽ mua con khỉ biết làm trò.
- Giang ơi! Mày coi họ có cho anh em tao làm việc ở đây không? Tụi tao cũng sắp chết đói đây nè.
Giang nhìn thân hình còm nhom, tiều tụy của Mai:
- Em mày hả? Làm sao nó bưng gạch nổi?
Mai thẳng người, trịnh trọng hất hai bím tóc ra sau vai:
- Em cũng đi bộ từ A-la-ha-ba tới đây được, sao...
- Ừ! Thì cứ thử thời vận đi. Ủa, mà tao nghe nói mày dắt em đến bệnh viện?
- Họ không cho vô, Giang ơi!
- Tao cũng vậy! Hồi bị thương con mắt họ đâu có cho vô chữa? – giọng thản nhiên của hạng người luôn luôn cam chịu bất hạnh. Giang nói tiếp – Rồi lâu quá nó cũng... bớt đau. À! Nếu mày không tìm việc được thì sắp hàng chỗ đền thờ bên kia đường nghe, mỗi ngày họ bố thí cho kẻ đói một lần... Nhớ chưa?
- Đồ nhác nhờn! Mày đứng nói tầm phơ trong lúc cha mày chờ gạch. No rồi hả?
Cha Giang trờ tới quát lên. Lai nắm tay em chuồn lẹ.
Quả Giang nói đúng: dân thất nghiệp nhiều quá, dù Lai cố làm vẻ khỏe mạnh nhưng khối người khác cao lớn và khỏe mạnh hơn nó. Thế là đành theo lời Giang chỉ vẽ. May mắn thay: chúng được một vắt cơm đựng trong lá bàng.
Ăn xong, chúng nghỉ dưới bóng mát của một bức tường. Tiếng chuông từ trong đền ngân lên nhè nhẹ, trầm trầm, nhắc chúng nhớ đến bà nội vẫn cầu kinh trước tượng thần. Mai nằm lên chiếu, Lai ngồi bên em, lim dim mắt. Chúng cảm thấy nhớ nhà hơn bao giờ. Vào giờ này, trâu đã về chuồng sau một ngày nhọc nhằn ở ruộng, chúng nôn nả chen nhau, xô đẩy nhau như lũ trẻ lau hau đòi ăn. Các em Lai mang rơm đến cho chúng, còn mẹ Lai thì săn sóc em út và phát cho tất cả bọn lớn mỗi đứa một cái bánh nướng.
Nhà! Nơi duy nhất chúng được đón tiếp nồng hậu, dù cha mẹ chúng nghèo xác xơ. Lai cột Cam vào cái khoen trên vách và dặn nó trông chừng Mai, rồi đến công trường tìm Giang, kẻ duy nhất có thể giúp nó chút đỉnh.
Đầu óc rỗng tuếch, mệt nhoài, Lai đi như trong mơ, mặc cho bộ hành xô lui, đẩy tới. Một lúc sau, như nhờ phép lạ, nó đứng trưóc ngôi đền Taj Mahal.
Lai mù tịt nào ngờ đây là một nơi hành hương đẹp và nổi tiếng khắp thế giới. Trong thành phố mà nó bị xua đuổi tàn nhẫn, ngôi đền như một thiên đường mở rộng. Lai như bị thôi miên, đứng ngắm say mê. Bà nội đã kể cho Lai nghe sự tích ngôi đền này: trước đây nhiều thế kỷ, một ông vua đã cho xây lăng để kỷ niệm người vợ quá cố, đó là ngôi đền vĩ đại, nạm đá quý, mất 18 năm mới hoàn thành và 18.000 công nhân đã làm việc suốt ngày đêm. Nhưng Lai đâu ngờ có một ngày mình được đến trước đền, và đứng trước đây rồi, nó vẫn không biết chính là ngôi đền bà kể, tuy nhiên Lai công nhận là nơi này nguy nga, đồ sộ, lộng lẫy lắm.
Khu vườn, dưới nắng gay gắt mà vẫn tươi mơn mởn, trải dài trước mắt nó với vô số cây cao đầy hoa và những bụi hồng cũng đầy hoa. Nhiều hồ nước trong veo, nằm thành hàng dài, phản chiếu hình ảnh ngôi đền, rực rỡ cho đến nỗi Lai đứng sững, nhìn không biết chán.
Những mái hình tròn cao, trắng lốp như lấn át, tràn ngập cả một vòm trời. Lai cho đó là những núi trong dãy Hi mã lạp sơn mà thần In-ra quyết định mang bớt ra đặt tại đây, chắc thế, vì nom chúng có vẻ nhẹ hẫng như có thể treo lơ lửng giữa tầng mây!
Lai quên tuốt hết thực tại đắng cay mà nó đã và đang nếm trải, bọn lừa đảo, ông chú biệt tăm, lão gác nhà thương... Vòm đền to lớn nhưng nom mong manh như ren, khung cảnh thần tiên, đẹp tuyệt vời và Lai cảm thấy được an lành, thoải mái trong lòng. Lai dạo quanh hồ, hết nhìn ngôi đền phản chiếu trên mặt nước lại nhìn cái mái tròn cao ngất ngưởng giữa trời. Cả hai đều kỳ diệu, huyền ảo.
Mọi người tháo giầy trước khi vào đền. Lai chẳng có giầy để tháo, nối bước theo họ. Bên trong tối om nên Lai không nhìn thấy nóc đền, như thể đứng giữa đêm tối không trăng sao. Đây là nơi yên nghỉ của một bà Hoàng. Một vị sư, có bổn phận canh giữ đền kêu lên một tiếng, tức thì tiếng kêu vọng từ vách này sang vách khác, âm vang to dần to dần và như lên cao thêm, chừng như tiếng kêu tìm lối thoát trên đó, xuyên qua vòm lá. Lai tự nhủ thầm: "Dám có đường lên trời trên đó lắm à!" và nghe tiếng tụng niệm của vị sư, Lai cũng thì thầm:
- Xin Nữ thần Từ bi của Bóng tối giúp con. Chắc lỗi tại con mà em con không được nhận vô bệnh viện chữa mắt. Xin ngài rủ lòng thương em con. Giúp con vì em con chứ không phải vì con. Trước nay con mong em con lành bệnh vì cầu lợi cho con...
Tiếng tụng niệm của hàng sư càng lúc càng to. Lai đứng thẳng, ngẩng đầu, mở to mắt như nó có thể thấy nữ thần. Khi tiếng tụng kinh tắt, nó có cảm giác lời cầu nguyện của nó cũng được sự chấp thuận của Nữ thần.
Nó chợt hiểu phải làm gì: đưa Mai đến gửi nhà bà Hà rồi kiếm việc làm, chờ có đủ tiền đem em về nhà. Bây giờ đây mạng sống của em nó quý hơn đôi mắt. Phải trở về, ngay chiều hôm nay, trong lúc Mai còn no và chưa kiệt lực. Đừng để ngày mai, sẽ muộn cho coi.
________________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG XI