Phải gọi nó là con ngựa chứng mới đúng. Thằng Sự vẫn rủa nó là "con quỷ cái" và sửa tên nó là "Tà Tà". Mặc dù con ngựa ô có cái tên rất oai: "Vang Xa". Vòng đua này nó lại về áp chót, vòng đua chỉ có 1500m. Qua khỏi mức đến, mấy con ngựa đua kia được các nài bạn Sự ghìm cương. Trái lại khi thằng Sự cũng gò nó thắng lại, con Vang Xa lại hí một cái và phi nước đại một cách hãnh diện vì đã bỏ xa đồng bọn. Thằng Sự phải khó khăn lắm mới ghìm đầu nó quay theo vòng rào trở vô chuồng được. Các khán giả "tuyệt phích" xì xồ chế nhạo con Vang Xa. Họ dư biết "còn khuya" con ngựa này mới về ngược. Ông Hướng – cha của Sự – đang rầu rầu xé mớ vé cá ngựa. Có lẽ ông đã đặt hết hy vọng vào độ ngựa này, bây giờ sạch túi. Về áp chót như vậy, chủ ngựa không có một xu: tiền cỏ, lúa, tắm rửa, mướn chuồng... Con Vang Xa bực mình khi bị dẫn trở vô chuồng. Nó nhảy lồng lên hất văng thằng Sự còn đang kẹt tòn ten một bàn chân trong khớp sắt để chân. Thằng Sự té ê cả mông. Đó là nhờ nó kinh nghiệm lần trước đã bị trặc tay. Thằng Sự có học Tae Kwondo nhưng chẳng ăn nhằm gì. Hai tháng trước, đang đua gần đến mức ăn thua, con Vang Xa chợt chạy nước rút, qua mặt con ngựa Kim số 6. Không hiểu nó gắng sức cách nào mà thằng Sự sút tay rơi chồm qua vó ngựa phía sau. Thằng Sự chỏi tay lăn lẹ vào đám cỏ ven rào cây. Hú hồn! Nhưng Sự không tự chống tay đứng dậy một mình được vì đã sai khớp xương. Con Vang Xa vẫn hí hửng phi nhanh trong khi chú nài chờ xe cứu thương đến chở. Ông Hướng không làm sao thuê được chú nài gan dạ nào dám cưỡi con Vang Xa thế cho thằng Sự. Thằng Sự và con Vang Xa tự nhiên phải nghỉ xả hơi. Lần đua trở lại này vừa thất bại. Ôi! Buồn làm sao. Hai tháng nằm nhà thật uổng.
Thằng Sự cũng thích đi học thêm Judo lắm, vì học Judo có lợi khi bị té nhưng nó không có giờ. Hai buổi nó bận học lớp tám Nông Lâm Súc ở Bình Dương, tối nào rảnh nó mới học võ Tae Kwondo. Lại còn những lúc nào phải chăm sóc và dượt ngựa nữa chứ. Nếu nó chỉ học Phổ Thông nó sẽ dư được nhiều buổi chiều trong tuần lễ, khả dĩ giúp mẹ nó buôn bán phụ cho ngân quỹ gia đình. Mẹ nó không ưng chút nào khi cha con thằng Sự mải mê đua ngựa, dĩ nhiên đi kèm theo là đánh cá, cờ bạc... Nhưng biết làm sao khi cái máu phong lưu, tiêu xài, ăn chơi của nề nếp nhà giàu xưa từ hồi ông nội thằng Sự còn sống lan truyền cho cha con ông Hướng. Ông nội thằng sự xưa là một đại điền chủ có máu mặt, tiền chất đống đốt được cả một người. Đi du lịch tận Đế Thiên, Đế Thích... qua Lèo, qua Xiêm, nói gì đến các danh lam thắng cảnh trong nước, cả gia đình đều dư tiền dư của mà phung phí. Rồi nào lớp cờ bạc thâu đêm với các nhà tai mắt, quan lớn, nào sắm mấy con ngựa đua, nào thua tiền đánh cá..., ông nội thằng Sự sa sút lần lần. Và ông mất giữa lúc sản nghiệp tạm gọi là còn chút ít mót vét mà thôi. Thuở ấy ông Hướng còn hai con ngựa thật hay, đã từng chiếm giải nhất nhiều độ đua đường trường. Đó là con Long thoại Hoa. Con Long thoại Hoa già yếu quá, ông Hướng đã tặng lại bác Ba quản gia cũ của gia đình. Bác Ba dùng con Long thoại Hoa vào việc kéo xe thổ mộ sinh sống qua ngày. Và con "Vang Danh" thì chết vì bị rắn hổ hành cắn phải vào một đêm mưa. Con "Vang Danh" thuộc loại ngựa nòi, giống tốt và hiếm. Không chạy thì thôi, hễ đua là hạng nhứt và luôn bỏ xa các đối thủ một khoảng cách đáng kể. May thay ông Hướng đã gây giống được con ngựa con, là con "Vang Xa" bây giờ.
Lúc còn thuộc vào hạng ngựa non loại D, con "Vang Xa" chỉ thắng được một độ duy nhất là về nhì. Độ đó cha con ông Hướng lãnh không bao nhiêu, chỉ đủ hòa vốn vì cứ chắc mẻm con "Tà Tà" về nhứt. Rốt cuộc con Vang Xa tà tà về nhì thôi, làm bao vé cá nó hạng nhứt đi đoong. Dần dà nó cân nặng thêm, cao hơn... để được sắp hạng vào loại ngựa C rồi ngựa B. Vóc dáng con Vang Xa cũng xinh tươi ra. Nó trổ mã và trông thật oai phong lẫm liệt chẳng kém chàng ngựa nào. Bộ lông mượt mà nếu được tắm táp, kỳ cọ sạch sẽ. Trên trán nó một vệt trắng nổi bật trên màu lông đen tuyền. Bụng nó thon và săn cứng, bốn vó nở nang gọn gàng. Nhìn tướng nó không một ai có thể chê điểm nào, dù là cái bờm xõa dài trong gió, dù là túm đuôi dài thượt. Thế mà ai cũng lầm, nó chuyên tà tà cầm cờ đó, đến nỗi có tên trong độ đua nào là các tuyệt phích gạt ra, chừa mặt nó ngay.
Nó lại hay giở chứng bất tử, chỉ có nài Sự con chủ nhân mới quen tánh nết dám cưỡi nó. Thằng Sự ghi tên học khóa huấn luyện mầm non cưỡi ngựa làm nài chỉ để cho biết. Nào ngờ thông minh, nó lại đậu thủ khoa. Thế mà có lúc trị vẫn không nổi con ngựa nhà mỗi khi nó lồng lên. Nài Sự còn mang thêm số 2, gọi là Sự 2. Vì một đứa khác vào nghề trước cũng tên là Sự, gọi là Sự 1. Sự 2 cưỡi ngựa khéo hơn Sự 1 nhiều. Nó vẫn được các chủ ngựa khác thuê cưỡi ngựa giùm, cho nên Sự 1 rất ganh tị với Sự 2. Giá mà gặp đứa khác Sự 1 đã tìm cách khiêu khích rồi choảng nhau, bắt nạt người ta. Nhưng Sự 2 luôn có cha nó đi kèm, ông Hướng theo con ngựa "Vang Xa" thì đúng hơn.
Vả lại Sự 2 có nghề, nó học võ và đá cao, hay có thể đá giò lái như ngựa được. Chả là một kỳ đua kia nài Sự phát giác nài Cừ ăn gian. Nài Cừ thiếu ký lô để cưỡi con ngựa to khá sung sức, phải mang thêm giày đế đổ chì. Nhưng nài Cừ lén thay giày lúc lên ngựa. Độ đó con ngựa nài Cừ cưỡi về nhứt vì chở hơi nhẹ. Nài Sự 2 trình thưa với ban tổ chức. Kết quả ngựa đua đó bị sụt hạng nhì.
Nài Cừ thay đồ xong xuôi còn cầm cây roi kiếm đánh nài Sự 2. Nài Sự 2 bình tĩnh chịu mấy roi, nó búng cho nài Cừ mấy đá lên tới mặt, sặc máu mồm. Người lớn chừng đó mới hay đến can hai đứa ra. Nài Sự 2 tuy ốm và nhỏ con hơn mà oanh liệt hạ nài Cừ, vốn nổi danh đáo để, ngang tàng... Sự 2 học võ phòng thân, thế mà hữu sự khi đánh nhau khơi khơi tay đôi. Từ đó Sự 2 càng nổi danh hơn, cũng như con Vang Xa có tiếng tăm là ngựa dở ẹt.
*
Tối nay ông Hướng dẹp quán sớm. Vì mấy chú lính trẻ nhậu say, rồi "sứa" lên, xách ghế phang nhau, dùng cả vỏ chai la ve. May mà có xe Tuần Cảnh chợt ngang qua, họ bỏ chạy vào hẻm trốn hết. Mà có hao tốn gì, bảy tám con khô mực và gần một kết la-ve lớn thôi. Phải chi họ ngồi ăn kem nghe nhạc suông, lại bày đặt nhậu nhẹt, rồi gây gổ, tiếng to tiếng nhỏ mích lòng với nhau. Phải chi quán "Tuyệt" của ông Hướng chỉ bán toàn Cà Phê như lúc trước thì đâu nên chuyện. Bởi vì địa điểm vắng vẻ này quá ế ẩm, vả lại các quán cà phê đồng loạt mọc cạnh tranh như nấm. Ông Hướng xoay sở bằng cách bán đủ thứ, cả đồ nhậu lai rai... nhưng vẫn không khá. Lại còn lỗ lã khi gặp nạn như vậy, riết rồi khách hàng đàng hoàng cũng e dè khi muốn ghé vào giải khát. Tình trạng đìu hiu cứ kéo dài có ngày đành phải dẹp quán, đóng cửa luôn chứ sống sao nổi.
Thằng Sự đang nhẩm bài học. Mẹ nó còn lui cui sau bếp. Bà còn coi lại cổng chuồng con Vang Xa. Quên kể thêm một điều khiến quán Tuyệt của ông Hướng ít khách. Cũng tại cái chuồng con Vang Xa cất ké ở hông phải bên nhà. Vô phúc hôm nào thuận chiều gió, khách ghé quán sẽ khó chịu với mùi hôi của chuồng ngựa thoang thoảng. Một thứ mùi đặc biệt khó tả vì nó tạp nhạp bợn dơ... làm khách ngại và không muốn trở lại lần nữa. Đáng lẽ con Vang Xa được mướn nuôi tận Gò Vấp hay Nhà Bè, nhưng ông Hướng tiết kiệm tiền lẫn sức lực cho con Vang Xa. Để trưa thứ bẩy hay trưa chủ nhật nào có đua, con Vang Xa sẽ thong thả mà đi từ Xóm Giá (Gia Định) đến trường đua Phú Thọ. Có lẽ con Vang Xa quá sung sức chăng? Nên cho nó đua vào những độ đường trường từ 2000m trở lên, chứ nếu đua nước rút, nó còn bận "tà tà" chưa nóng máy.
Mấy bữa em thằng Sự đòi cha nó kể chuyện đời xưa. Ông Hướng chiều con, nhưng ông không nhớ một chuyện cổ tích nào. Ông kể chuyện thật vậy. Đặc biệt chuyện ma, xảy ra từ hồi ông nội thằng Sự còn sống. Mấy đứa nhỏ im thin thít nằm sát ông Hướng hơn. Thằng Sự cũng giả bộ cất tập, sách rồi chạy thót lên bộ ván. Trông tụi nhỏ vừa thích thú vừa sợ sệt đến buồn cười. Ông Hướng vẫn đổi tay quạt xành xạch, giọng vẫn đều:
- Hồi xửa, hồi xưa... hồi cha còn nhỏ vẫn thường theo ông Nội bà Nội đi chơi đó đây...
Rồi ông kể lại những chốn mà ông đã đến thăm tận nơi, thấy tận mắt những cảnh đẹp quê hương khắp ba miền non nước mến yêu. Nào là vịnh Hạ Long, mỏ than Đông Triều, ngược đường biên giới qua Tàu... Nào là Huế cổ kính, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Nha Trang, Qui Nhơn, Đà Lạt v.v... cho chí Cà Mau, Hà Tiên, đảo Phú Quốc... Các tỉnh miền Tây, lẫn miền Đông... còn qua tận Nam Vang, qua Vạn Tượng, Thái Lan. Thuở ấy thanh bình êm ấm, đi lại dễ dàng. Cái thuở mà nửa đêm tan cuộc đổ Song Hường (còn gọi là đổ Trạng), mấy ông cò mi, lục sự, ông Phán... cùng ông Nội thằng Sự... đều đói bụng. Họ rủ nhau dùng xe hơi nhà xuống Mỹ Tho ăn hủ tíu. Cái thuở mà tàu sắt Xuyên Việt chạy suốt đêm. Hoặc là đầu hôm xe đò còn ở bến xe đi Sóc Trăng (Ba Xuyên bây giờ) sáng dậy hành khách đã đến Bắc Mỹ Thuận, rồi xế trưa đến Bắc Cần Thơ. Cái thuở mà đi phi cơ từ Sàigòn ra Huế được coi là một phương tiện xa xỉ và mất đi hứng thú thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên. Ông Nội thằng Sự cũng đã từng vung tiền chỉ để bao xe khứ hồi qua Nam Vang. Tiền ấy dư sức cho một người trung lưu sống suốt đời. Nhưng thời ấy nay còn đâu!
Bây giờ nói lan sang chuyện ma đây. Ông Hướng nhỏ giọng hơn như sợ người khuất mặt nghe được:
- Đêm hôm đó bốn người đi trên cỗ xe ngựa, cỗ xe song mã thì đúng hơn...
Thằng Sự ngắt lời ông Hướng:
- Bốn người đó là ai vậy cha?
Ông Hướng cười và khoan thai đáp:
- Là ông Nội, bà Nội, bác Ba quản gia, hôm đó bác Ba kiêm chức phu xe và cha lúc đó còn nhỏ, nhỏ hơn thằng Sự vài tuổi. Vì là con út nên ông bà cưng, đi đâu cũng cho theo. Bà Nội đi thăm người em đau nặng lắm, tận Biên Hòa. Mà ông cậu (tụi con gọi là ông cậu, ông cậu Bảy đó) tưởng chết, nhưng qua cơn đau "thập tử nhất sinh" ấy lại mạnh khỏe luôn cho đến bây giờ.
Đêm hôm khuya khoắt, gần mười giờ rồi, đâu còn xe cộ gì di chuyển. Chuyện cấp bách, bà Nội đành phải thắng xe ngựa, phu xe cũng đã về nhà, nhờ bác Ba quản gia cầm cương vậy. Sẵn có ông Nội cùng đi, cha cũng đòi đi theo. Cha đi theo vì biết rằng đi ngang Thủ Đức chắc chắn sẽ ghé đó ăn khuya cả nhà. Hai bên đường lộ đi Thủ Đức bấy giờ vắng vẻ và ghê rợn lắm, chỉ có độc nhất đường rầy xe lửa và hàng cột điện đồng hành. Ngựa vẫn chạy lóc cóc, xe vẫn lăn bánh cọc cạch và trời mưa lâm râm. Giun, dế, ếch, nhái... kêu vang bên ruộng. Đom đóm lập lòe trong đám cỏ lau hay sa vào màng nhện chăng chằng chịt trên dây điện. Qua khỏi cầu Băng Ky, cầu Bình Lợi... vẫn chỉ có xe ngựa của nhà chạy một mình... Sắp đến cầu Gò Dưa, bỗng có hai bóng đen từ hai phía ruộng nhảy lom khom lên. Bà Nội ngồi quay lưng ra nên thấy trước tiên. Bà chăm chú theo dõi và hết hồn khi thấy hai cái bóng nhỏ mà chỉ có mỗi đứa một chân. Hai cái bóng nắm tay nhau, rượt đều theo xe ngựa. Bà Nội khều nhẹ ông Nội lúc ấy đang ngủ gà ngủ gật. Bác Ba chưa hay vẫn quất cây roi trong không khí nghe "trót", ngựa vẫn kiệu đều bước. Ông Nội tỉnh hẳn mò cây súng sáu nhỏ ông hay giấu trong một cái hộp chế trong mui xe, cất giấu một cách bí mật. Ông Nội rút súng định nhắm bắn hai con quỉ một giò. Bà Nội cản lại không cho. Bà nói rằng "chắc không sao, tụi này chỉ chạy theo được một quãng chứ gì, gần qua cầu và tới Thủ Đức rồi". Rồi bà Nội lâm râm niệm Phật, đọc lên bài kinh "cứu nạn, cứu khổ" gì đó..., tay thì lần tràng hạt. Tiếng đọc kinh làm cha giật mình thức giấc. Ông Nội đang bảo bác Ba dong xe nhanh hơn. Cha dụi mắt nhìn kỹ, lạ thay! Hai cái bóng chạy nhanh theo vun vút và vẫn giữ khoảng cách đều đặn. Hình như hai con ngựa biết sợ, chúng hơi hí trong cổ họng và cũng phi nước rút. Xe lăn mau qua khỏi cầu Gò Dưa. Hai con quỉ một giò còn tiếp tục đuổi theo. Bài kinh bà Nội niệm đã hơn chục lần, cùng lúc ấy có chuyến xe hỏa ngược chiều sầm sập đổ tới. Tiếng còi chợt thét lên lanh lảnh và ngân xa. Hai con quỉ qua theo khỏi cầu Gò Dưa độ 500m thì biến mất... Không rõ vì lý do gì.
Mấy đứa trẻ nghe tới đó thì thở phào như chính chúng thoát khỏi nạn tai. Mẹ của thằng Sự vừa lên đến. Bà giục các con đi ngủ vì ông Hướng còn nhiều chuyện ma lắm, kể tới 1001 đêm cũng không hết, để tối nào rảnh rỗi hẳn. Bọn trẻ vâng lời nhưng còn luyến tiếc khi chui vào mùng. Có tiếng chúng cãi nhau:
- Tao nói là ông bà Nội có cho cha ăn cháo, ăn nem ở Thủ Đức.
Có tiếng con gái phản đối:
- Khỏi đi, sợ thấy mồ, chắc hồi đó cỗ xe đi luôn cho đến Biên Hòa.
- Con gái là chúa nhát.
- Con trai là chúa tham ăn.
Ông Hướng nhìn bà Hướng, mỉm cười nói với vợ:
- Thiệt tụi nhỏ hay thắc mắc cái gì đâu.
- Ờ quên nữa, cả nhà có ghé Thủ Đức ăn khuya... Ăn để lấy sức chịu trận rủi gặp ma quỉ lần nữa. Thôi lo ngủ đi chớ.
Mấy đứa nhỏ lúc ấy mới chịu im, nhưng còn nói vớt một câu:
- Đó thấy tao đoán đúng chưa.
Thằng Sự rầy mấy đứa em:
- Cha tắt đèn kìa, đứa nào còn mở mắt sẽ thấy ma ngay.
Trưa Chủ Nhật này chỉ còn mấy độ ngựa chót. Trường đua sắp đóng cửa tạm thời theo lịnh mới, cùng với các quán ca nhạc sống, các bar... Giới sành điệu ăn chơi, cờ bạc đã hay tin trước và dĩ nhiên rất "đau lòng". Không khí trường đua hôm ấy tưng bừng náo nhiệt như một ngọn đèn bừng lên trước khi tắt. Chỉ còn lại khán đài danh dự nên đông nghẹt các tay máu mê cờ bạc. Khán đài phía bình dân bỏ trống vì chưa sửa sang xong và còn dân chiến nạn trú ngụ đuổi không đi.
Những độ đua cuối mùa cũng chợt vùng lên quan trọng và gay cấn, không khí hào hứng, tranh đua và rất cam go. Con Vang Xa lại có tên trong độ đua 2500m quan trọng thứ nhì. Trưa thứ bảy hôm qua, ông Hướng đi đánh cá một mình. Ông may mắn trúng lai rai. Lại gặp bạn bè chủ ngựa kéo đi nhậu nhẹt, đánh chén... Không làm sao từ chối được. Nhưng đã gần 12 giờ trưa rồi ông chưa về đến nhà. Thằng Sự lo âu hỏi ý kiến mẹ nó. Bà lắc đầu nói:
- Ai biết cha con mày tính toán ra sao. Thôi đi Nhà Bè hỏi thăm bác Ba giúp ý cho.
Thằng Sự lập tức đi Nhà Bè, bỏ cả cơm trưa. Bác Ba quản gia nhất định đua. Hai người trở về tức tốc dẫn con Vang Xa, lục tục kéo về Phú Thọ. Thằng Sự dắt ngựa, bác Ba đạp chiếc xe của thằng Sự "cà rịch cà tang" theo sau. Bác Ba cũng rành việc dìu dắt, như ngày xưa bác từng theo ông Nội thằng Sự làm các công việc ấy. Chưa trễ, còn đủ thì giờ để bác Ba cầm vội cái đồng hồ đeo tay. Thằng Sự mượn bác Tấn, một chủ ngựa bạn ông Hướng, được một số tiền. Hai bác cháu dốc hết túi đánh cá rời, hạng nhất là con Vang Xa. May ra ngựa về ngược thì no nê, vé mang số 10 của con Vang Xa hỗn danh Tà Tà hãy còn nhiều vì chẳng ai tin cậy "cô ngựa chứng" cả. Không thể trông vào sự may rủi, thằng Sự nhất quyết hôm nay phải cưỡi ngựa thật chì, để giựt giải. Con Vang Xa phải thắng cuộc đua chót này. Dường như con Vang Xa thầm hiểu, nó nhai nước bọt sùi cả hai bên mép chứng tỏ đang hăng sức. Lúc ngựa vòng ra sân để các tuyệt phích xem giò cẳng, nó bước những bước bứt rứt, tung tăng. Cát bụi bay lấm tấm, bám mờ giày ống thằng Sự. Thằng Sự 2 hôm nay mặc toàn màu trắng. Cái kết nó đội thì màu xanh hy vọng. Cái áo cũng viền xanh như quần. Phần lớn màu trắng nổi bật trên con ngựa ô đặc biệt, chưa gặp thời.
Thằng Sự sắp ra vòng đua nên không hay ông Hướng đã gặp bác Ba. Thì ra ông Hướng nhậu say, làm mất bóp đựng tiền bạc giấy tờ. Ông bận chạy tới lui chỗ này chỗ nọ, cố nhớ xem đánh rớt nơi nào, Nhưng hoài công cả buổi sáng. Rồi ông vay tiền người quen, mau chân đến đánh xả láng cho cuộc đua chót. Kỳ này con Vang Xa mà giở chứng nữa chắc đem nó về nấu phở, chứ từ đây tới ngày trường đua mở lại không biết đợi lúc nào.
Thong thả bầy ngựa kéo đến chuồng phất cờ bằng điệu. Con Vang Xa cứ bồn chồn. Giá mà cho ngựa vượt chướng ngại vật như các cuộc đua bên Anh nó cũng có thể băng lướt như chơi.
Rồi, bắt đầu khởi hành. Con Vang Xa lại quen thói tà tà. 1000m hơn mà nó vẫn chỉ hơn được hai con ngựa khác. Thằng Sự rủa thầm và thúc hai gót chân vào hông ngựa: "Con quỉ cái ơi mày đừng hại tao!" 1200m con Vang Xa chỉ qua mặt thêm hai con. Phía trước sáu con ngựa khác cũng bị nài cưỡi vụt roi vào mông đang ra sức. Con Vang Xa chợt chậm lại như chờ mấy con đàng sau. Thằng Sự la "trời" một tiếng bỏ lỏng cương. Nó chắc phen này thua đến đau bịnh vì tức tối mất thôi. Nhưng khi mấy con ngựa phía sau vượt qua con Vang Xa, con Vang Xa rướn mình lên, bờm dựng đứng và rượt theo. Sẵn Sự 2 thả lỏng cương, nó chạy rút nhanh 1500m... 1800m. Con Vang Xa hừng chí sải như bay. Có lẽ lúc nào cũng chỉ có hai chân ngựa chạm đất. Thằng Sự hồi hộp nín hơi cho nhẹ người. Bây giờ không cần dùng roi con Vang Xa cũng qua mặt một hơi bảy con ngừa đàng trước. Còn lại ba con khác, mấy nài ngựa kia vẫn cố ra roi. 2000m... Con Vang Xa trổ hết tài phi vun vút, nó cho ba con ngựa kia hửi bụi một cách dễ dàng không ngờ. Thằng Sự vui đến run, nó nắm chắc cương mọp người cho bớt chịu sức cản của gió, để mặc con Vang Xa mặc sức chạy. Mùi mồ hôi ngựa từ bờm lông tỏa ra, cái mùi mà bây giờ Sự 2 hít nghe thơm vì quá quen thuộc lâu ngày nó không nhận ra. Cái mùi lúc này như mùi chiến thắng thì phải. Mười con ngựa đằng sau đã trở thành hai toán. Dĩ nhiên toán ba con đàng trước đang cố giành chức với con Vang Xa. Trong toán đó có một con cũng hao hao giống con Vang Xa cũng bứt khỏi hai con kia. Nó đuổi sát đít con Vang Xa 2200m... Rồi 2400m... Con Vang Xa "dư sức qua cầu". Rồi 2500m. Con Vang Xa phóng vút qua và cứ phi hoài. Nom bộ dáng nó vẫn còn dẻo dai, trong khi con ngựa mang số 7 về nhì đã mệt thở hồng hộc, lúc nài Tâm ghìm cương, nó như muốn xỉu. Bởi vì hết 11 con ngựa đua này, chưa con nào dự cuộc đua với khoảng cách khá xa như vậy.
Các tuyệt phích thua cuộc tức tối. Chỉ có một số người đánh tréo phòng hờ 7 X 10 và 10 X 7 thì may mắn trúng một vài vé. Nhưng chỉ trúng vài vé dù có chỉ số tiền trúng cá lớn bao nhiêu cũng không bù lại số vé thua được. Nơi khán đài danh dự (một khoảng ghế dành cho các chủ ngựa), ông Hướng và bác Ba già đang mừng phát run. Cả hai người như nhớ lại cái thời oanh liệt xưa, giờ phút vinh quang cầm chắc của con ngựa Vang Danh. Thật đúng với câu "ngựa chứng là ngựa hay", con Vang Xa đã không làm hổ danh ngựa nòi vô địch của cha nó. "Đường dài mới biết ngựa hay": trường hợp của con Vang Xa, vì cứ ham đua nước rút nên không đúng môi trường thích hợp, nó cầm cờ đỏ hoài là lẽ đương nhiên. Sự 2 tươi tắn trên mình con Vang Xa bây giờ chỉ lấm tấm một ít mồ hôi. Có lẽ ngựa chưa vừa ý lắm khi chỉ chạy được 2500m, nó còn có thể chạy gấp đôi, gấp ba... lần như vậy. Con Vang Xa ấm ức, giựt giựt cái mõm dài như muốn phản kháng Sự 2. Xem mòi nó định hất văng cậu chủ nhỏ để tự do tung hoành thêm một đoạn nữa. Sự 2 không lấy đó làm khó chịu như mấy lần trước. Sự 2 âu yếm vuốt ve cái bờm, xoa xoa cái cổ con Vang Xa, đừng nên giở chứng nữa. Sự 2 còn mãi nghĩ chuyện tương lai. Rồi mai đây trường đua tuy đóng cửa, nhưng con Vang Xa sẽ được bác Ba nuôi dưỡng sức ở Nhà Bè chờ ngày... Tiền lãnh giải, tiền trúng cá... rất đáng kể. Ông Hướng sẽ dư sức mướn nuôi ngựa. Ông Hướng sẽ dẹp cái chuồng hắc ám bên cạnh quán. Quán nhà sẽ được sửa sang rộng lớn hơn, với bộ mặt mới là quán phở. Dĩ nhiên phở bò, không phải phở thịt ngựa. Quán sẽ đông khách bởi vì vùng đó phần lớn là tiệm mì, hủ tíu không thôi. Bà Hướng rồi sẽ sắm thêm một tủ đựng kem, yaourt... Mấy em nó sẽ được mua vài cái xe đạp. Và Sự 2 sẽ cố xin một chiếc Honda. Cỡi Honda đâu bằng cưỡi ngựa, nhưng nó đi học xa sẽ đỡ tốn tiền xe đò. Thì giờ lúc trước bận lo cho con ngựa đua nó sẽ dùng để giúp đỡ gia đình. Ông Hướng sẽ yên tâm làm việc nhà nước, khỏi lo lắng gì thắng hay bại mỗi tuần vào thứ bảy, chủ nhật ban chiều. Có lẽ chính phủ dẹp trường đua thật đúng lúc. Giúp cho nhiều người khỏi phải ôm hận vì cầm đồ thế đạc..., mất tiền lương, cháy túi, nợ nần... đưa đến nhiều tệ trạng nguy hiểm khác. Thật là mâu thuẫn cho những ý nghĩ của Sự 2. Đã nói lần đua cuối cùng này xứng danh là vòng đua lịch sử. Phút huy hoàng của con ngựa đã giúp một gia đình trở về đời sống thường nhật không còn bận tâm, âu lo cho mỗi độ đua.
Cách đó một độ, Sự 2 lần nữa cưỡi giùm con ngựa hồng của một ông Bác sĩ. Người ta đua nhau đánh cá Sự 2. Sự 2 lại may mắn giựt giải nhứt. Không hoàn toàn vì tài cưỡi của Sự 2 mà còn nhờ con ngựa của ông Bác sĩ nó cũng thuộc loại ngựa hay hiếm có. Sự 2 được chia thêm một mớ tiền. Giá mà gặp tay ông Hướng hồi bé, ông đã dùng tiền ấy hùn mua ngựa đua với các người quen rồi. Nhưng Sự 2 sẽ đưa tiền ấy cho cha hay mẹ nó tùy nghi sử dụng. Ba người lãnh tiền xong, hân hoan dắt nhau đi ăn uống các món ngon bày bán trong trường đua. Từ cháo lòng, bún bò... cho đến ly trà Huế với quả chuối già. Họ ăn cho no nê, cho đã... để rồi từ đây từ giã trường đua. Chưa bao giờ "cô hồn trường đua" cái trúng cá ngựa lớn như vậy. Ông Hướng hề hà cười với bác Ba và nói:
- Để thằng Sự dắt ngựa về nhà một mình. Tôi chở bác xuống Nhà Bè làm một bữa bún canh chua cá bông lau. Thiệt cũng nhờ có bác mới hên như vậy.
Bác Ba xua tay:
- Thôi để đem tiền về cho mẹ thằng Sự mừng. Chứ theo tao khề khà nhậu nhẹt, cầu tới mốt chưa mãn tiệc.
Thằng Sự nhắc cha nó:
- À cha đổi cái xe Vespa nào mới đi. Chớ cha đi chi cái xe cũ, nó cũng chứng y như con Tà Tà, ủa quên con Vang Xa.
Ông Hướng bỗng giật mình:
- Mày nhắc tao mới nhớ vụ xe cộ. Chắc giấy tờ cha bỏ quên trong cóp xe. Hôm qua cha sợ say rớt mất nên cẩn thận cất trong cóp, tỉnh rượu lại đi tìm tầm ruồng ở đâu không.
Bác Ba tiếp lời:
- Ừ, thôi ăn lẹ rồi về, tối quá. Cha thằng Sự coi lại ba cái giấy tờ cho kỹ. Nếu không có sáng thứ hai đi cớ, đi trình lôi thôi lắm nghe.
Thằng Sự mua một bọc đủ thứ bánh gởi ông Hướng đem về cho mấy em. Nó còn bận trở lại chuồng mướn người ta tắm rửa giùm con Vang Xa. Lâu ngày xài sang được tắm mướn nhưng con Vang Xa khó chịu khi người ta đụng đến. Nó không biết rằng nó chỉ được quý mến ngày chót này. Từ đây về sau nó khó mà trở lại sân cỏ thênh thang. Biết đâu ông Hướng sẽ bán lại nó cho một chủ ngựa khác để giải nghệ luôn. Nghề cờ bạc này không khá, dù theo đuổi một cách tài tử cũng hao tốn rất nhiều. Rồi có khi nào vui miệng ông Hướng sẽ ngồi ôn lại những kỷ niệm xưa, ôi biết bao nhiêu là giai thoại vui buồn, lúc được, lúc thua... kể cho con cháu đêm đêm.
Thằng Sự vỗ về con Vang Xa. Nó phải dắt ngựa về nhà cái đã, trước khi đem gởi ở Nhà Bè. Hổm nay cha con thằng Sự về trễ cũng không sao, quán ở nhà cứ việc chờ cha con Sự về đóng cửa. Có lẽ đóng cửa luôn để cải biến thành quán mới. Không khí trường đua với độ ngựa cuối cùng đang diễn tiến trong sân vẫn rộn rịp như chưa nhận lệnh đóng cửa bao giờ. Hình như Sự 2 nhận thấy vài bộ mặt thiểu não và mệt mỏi của mấy ông thua đậm, đang chờ các chuyến xe Lam. Chưa bao giờ Sự 2 ái ngại đến thế. Con Vang Xa và Sự 2 đang "kiệu" những bước "tà tà" trên đường về. Sự 2 hết còn coi con Vang Xa là con ngựa kỳ khôi.
(Trích tuần báo Thiếu Nhi số 67, ra ngày 3-12-1972)
Thằng Sự đang nhẩm bài học. Mẹ nó còn lui cui sau bếp. Bà còn coi lại cổng chuồng con Vang Xa. Quên kể thêm một điều khiến quán Tuyệt của ông Hướng ít khách. Cũng tại cái chuồng con Vang Xa cất ké ở hông phải bên nhà. Vô phúc hôm nào thuận chiều gió, khách ghé quán sẽ khó chịu với mùi hôi của chuồng ngựa thoang thoảng. Một thứ mùi đặc biệt khó tả vì nó tạp nhạp bợn dơ... làm khách ngại và không muốn trở lại lần nữa. Đáng lẽ con Vang Xa được mướn nuôi tận Gò Vấp hay Nhà Bè, nhưng ông Hướng tiết kiệm tiền lẫn sức lực cho con Vang Xa. Để trưa thứ bẩy hay trưa chủ nhật nào có đua, con Vang Xa sẽ thong thả mà đi từ Xóm Giá (Gia Định) đến trường đua Phú Thọ. Có lẽ con Vang Xa quá sung sức chăng? Nên cho nó đua vào những độ đường trường từ 2000m trở lên, chứ nếu đua nước rút, nó còn bận "tà tà" chưa nóng máy.
Mấy bữa em thằng Sự đòi cha nó kể chuyện đời xưa. Ông Hướng chiều con, nhưng ông không nhớ một chuyện cổ tích nào. Ông kể chuyện thật vậy. Đặc biệt chuyện ma, xảy ra từ hồi ông nội thằng Sự còn sống. Mấy đứa nhỏ im thin thít nằm sát ông Hướng hơn. Thằng Sự cũng giả bộ cất tập, sách rồi chạy thót lên bộ ván. Trông tụi nhỏ vừa thích thú vừa sợ sệt đến buồn cười. Ông Hướng vẫn đổi tay quạt xành xạch, giọng vẫn đều:
- Hồi xửa, hồi xưa... hồi cha còn nhỏ vẫn thường theo ông Nội bà Nội đi chơi đó đây...
Rồi ông kể lại những chốn mà ông đã đến thăm tận nơi, thấy tận mắt những cảnh đẹp quê hương khắp ba miền non nước mến yêu. Nào là vịnh Hạ Long, mỏ than Đông Triều, ngược đường biên giới qua Tàu... Nào là Huế cổ kính, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Nha Trang, Qui Nhơn, Đà Lạt v.v... cho chí Cà Mau, Hà Tiên, đảo Phú Quốc... Các tỉnh miền Tây, lẫn miền Đông... còn qua tận Nam Vang, qua Vạn Tượng, Thái Lan. Thuở ấy thanh bình êm ấm, đi lại dễ dàng. Cái thuở mà nửa đêm tan cuộc đổ Song Hường (còn gọi là đổ Trạng), mấy ông cò mi, lục sự, ông Phán... cùng ông Nội thằng Sự... đều đói bụng. Họ rủ nhau dùng xe hơi nhà xuống Mỹ Tho ăn hủ tíu. Cái thuở mà tàu sắt Xuyên Việt chạy suốt đêm. Hoặc là đầu hôm xe đò còn ở bến xe đi Sóc Trăng (Ba Xuyên bây giờ) sáng dậy hành khách đã đến Bắc Mỹ Thuận, rồi xế trưa đến Bắc Cần Thơ. Cái thuở mà đi phi cơ từ Sàigòn ra Huế được coi là một phương tiện xa xỉ và mất đi hứng thú thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên. Ông Nội thằng Sự cũng đã từng vung tiền chỉ để bao xe khứ hồi qua Nam Vang. Tiền ấy dư sức cho một người trung lưu sống suốt đời. Nhưng thời ấy nay còn đâu!
Bây giờ nói lan sang chuyện ma đây. Ông Hướng nhỏ giọng hơn như sợ người khuất mặt nghe được:
- Đêm hôm đó bốn người đi trên cỗ xe ngựa, cỗ xe song mã thì đúng hơn...
Thằng Sự ngắt lời ông Hướng:
- Bốn người đó là ai vậy cha?
Ông Hướng cười và khoan thai đáp:
- Là ông Nội, bà Nội, bác Ba quản gia, hôm đó bác Ba kiêm chức phu xe và cha lúc đó còn nhỏ, nhỏ hơn thằng Sự vài tuổi. Vì là con út nên ông bà cưng, đi đâu cũng cho theo. Bà Nội đi thăm người em đau nặng lắm, tận Biên Hòa. Mà ông cậu (tụi con gọi là ông cậu, ông cậu Bảy đó) tưởng chết, nhưng qua cơn đau "thập tử nhất sinh" ấy lại mạnh khỏe luôn cho đến bây giờ.
Đêm hôm khuya khoắt, gần mười giờ rồi, đâu còn xe cộ gì di chuyển. Chuyện cấp bách, bà Nội đành phải thắng xe ngựa, phu xe cũng đã về nhà, nhờ bác Ba quản gia cầm cương vậy. Sẵn có ông Nội cùng đi, cha cũng đòi đi theo. Cha đi theo vì biết rằng đi ngang Thủ Đức chắc chắn sẽ ghé đó ăn khuya cả nhà. Hai bên đường lộ đi Thủ Đức bấy giờ vắng vẻ và ghê rợn lắm, chỉ có độc nhất đường rầy xe lửa và hàng cột điện đồng hành. Ngựa vẫn chạy lóc cóc, xe vẫn lăn bánh cọc cạch và trời mưa lâm râm. Giun, dế, ếch, nhái... kêu vang bên ruộng. Đom đóm lập lòe trong đám cỏ lau hay sa vào màng nhện chăng chằng chịt trên dây điện. Qua khỏi cầu Băng Ky, cầu Bình Lợi... vẫn chỉ có xe ngựa của nhà chạy một mình... Sắp đến cầu Gò Dưa, bỗng có hai bóng đen từ hai phía ruộng nhảy lom khom lên. Bà Nội ngồi quay lưng ra nên thấy trước tiên. Bà chăm chú theo dõi và hết hồn khi thấy hai cái bóng nhỏ mà chỉ có mỗi đứa một chân. Hai cái bóng nắm tay nhau, rượt đều theo xe ngựa. Bà Nội khều nhẹ ông Nội lúc ấy đang ngủ gà ngủ gật. Bác Ba chưa hay vẫn quất cây roi trong không khí nghe "trót", ngựa vẫn kiệu đều bước. Ông Nội tỉnh hẳn mò cây súng sáu nhỏ ông hay giấu trong một cái hộp chế trong mui xe, cất giấu một cách bí mật. Ông Nội rút súng định nhắm bắn hai con quỉ một giò. Bà Nội cản lại không cho. Bà nói rằng "chắc không sao, tụi này chỉ chạy theo được một quãng chứ gì, gần qua cầu và tới Thủ Đức rồi". Rồi bà Nội lâm râm niệm Phật, đọc lên bài kinh "cứu nạn, cứu khổ" gì đó..., tay thì lần tràng hạt. Tiếng đọc kinh làm cha giật mình thức giấc. Ông Nội đang bảo bác Ba dong xe nhanh hơn. Cha dụi mắt nhìn kỹ, lạ thay! Hai cái bóng chạy nhanh theo vun vút và vẫn giữ khoảng cách đều đặn. Hình như hai con ngựa biết sợ, chúng hơi hí trong cổ họng và cũng phi nước rút. Xe lăn mau qua khỏi cầu Gò Dưa. Hai con quỉ một giò còn tiếp tục đuổi theo. Bài kinh bà Nội niệm đã hơn chục lần, cùng lúc ấy có chuyến xe hỏa ngược chiều sầm sập đổ tới. Tiếng còi chợt thét lên lanh lảnh và ngân xa. Hai con quỉ qua theo khỏi cầu Gò Dưa độ 500m thì biến mất... Không rõ vì lý do gì.
Mấy đứa trẻ nghe tới đó thì thở phào như chính chúng thoát khỏi nạn tai. Mẹ của thằng Sự vừa lên đến. Bà giục các con đi ngủ vì ông Hướng còn nhiều chuyện ma lắm, kể tới 1001 đêm cũng không hết, để tối nào rảnh rỗi hẳn. Bọn trẻ vâng lời nhưng còn luyến tiếc khi chui vào mùng. Có tiếng chúng cãi nhau:
- Tao nói là ông bà Nội có cho cha ăn cháo, ăn nem ở Thủ Đức.
Có tiếng con gái phản đối:
- Khỏi đi, sợ thấy mồ, chắc hồi đó cỗ xe đi luôn cho đến Biên Hòa.
- Con gái là chúa nhát.
- Con trai là chúa tham ăn.
Ông Hướng nhìn bà Hướng, mỉm cười nói với vợ:
- Thiệt tụi nhỏ hay thắc mắc cái gì đâu.
- Ờ quên nữa, cả nhà có ghé Thủ Đức ăn khuya... Ăn để lấy sức chịu trận rủi gặp ma quỉ lần nữa. Thôi lo ngủ đi chớ.
Mấy đứa nhỏ lúc ấy mới chịu im, nhưng còn nói vớt một câu:
- Đó thấy tao đoán đúng chưa.
Thằng Sự rầy mấy đứa em:
- Cha tắt đèn kìa, đứa nào còn mở mắt sẽ thấy ma ngay.
*
Trưa Chủ Nhật này chỉ còn mấy độ ngựa chót. Trường đua sắp đóng cửa tạm thời theo lịnh mới, cùng với các quán ca nhạc sống, các bar... Giới sành điệu ăn chơi, cờ bạc đã hay tin trước và dĩ nhiên rất "đau lòng". Không khí trường đua hôm ấy tưng bừng náo nhiệt như một ngọn đèn bừng lên trước khi tắt. Chỉ còn lại khán đài danh dự nên đông nghẹt các tay máu mê cờ bạc. Khán đài phía bình dân bỏ trống vì chưa sửa sang xong và còn dân chiến nạn trú ngụ đuổi không đi.
Những độ đua cuối mùa cũng chợt vùng lên quan trọng và gay cấn, không khí hào hứng, tranh đua và rất cam go. Con Vang Xa lại có tên trong độ đua 2500m quan trọng thứ nhì. Trưa thứ bảy hôm qua, ông Hướng đi đánh cá một mình. Ông may mắn trúng lai rai. Lại gặp bạn bè chủ ngựa kéo đi nhậu nhẹt, đánh chén... Không làm sao từ chối được. Nhưng đã gần 12 giờ trưa rồi ông chưa về đến nhà. Thằng Sự lo âu hỏi ý kiến mẹ nó. Bà lắc đầu nói:
- Ai biết cha con mày tính toán ra sao. Thôi đi Nhà Bè hỏi thăm bác Ba giúp ý cho.
Thằng Sự lập tức đi Nhà Bè, bỏ cả cơm trưa. Bác Ba quản gia nhất định đua. Hai người trở về tức tốc dẫn con Vang Xa, lục tục kéo về Phú Thọ. Thằng Sự dắt ngựa, bác Ba đạp chiếc xe của thằng Sự "cà rịch cà tang" theo sau. Bác Ba cũng rành việc dìu dắt, như ngày xưa bác từng theo ông Nội thằng Sự làm các công việc ấy. Chưa trễ, còn đủ thì giờ để bác Ba cầm vội cái đồng hồ đeo tay. Thằng Sự mượn bác Tấn, một chủ ngựa bạn ông Hướng, được một số tiền. Hai bác cháu dốc hết túi đánh cá rời, hạng nhất là con Vang Xa. May ra ngựa về ngược thì no nê, vé mang số 10 của con Vang Xa hỗn danh Tà Tà hãy còn nhiều vì chẳng ai tin cậy "cô ngựa chứng" cả. Không thể trông vào sự may rủi, thằng Sự nhất quyết hôm nay phải cưỡi ngựa thật chì, để giựt giải. Con Vang Xa phải thắng cuộc đua chót này. Dường như con Vang Xa thầm hiểu, nó nhai nước bọt sùi cả hai bên mép chứng tỏ đang hăng sức. Lúc ngựa vòng ra sân để các tuyệt phích xem giò cẳng, nó bước những bước bứt rứt, tung tăng. Cát bụi bay lấm tấm, bám mờ giày ống thằng Sự. Thằng Sự 2 hôm nay mặc toàn màu trắng. Cái kết nó đội thì màu xanh hy vọng. Cái áo cũng viền xanh như quần. Phần lớn màu trắng nổi bật trên con ngựa ô đặc biệt, chưa gặp thời.
Thằng Sự sắp ra vòng đua nên không hay ông Hướng đã gặp bác Ba. Thì ra ông Hướng nhậu say, làm mất bóp đựng tiền bạc giấy tờ. Ông bận chạy tới lui chỗ này chỗ nọ, cố nhớ xem đánh rớt nơi nào, Nhưng hoài công cả buổi sáng. Rồi ông vay tiền người quen, mau chân đến đánh xả láng cho cuộc đua chót. Kỳ này con Vang Xa mà giở chứng nữa chắc đem nó về nấu phở, chứ từ đây tới ngày trường đua mở lại không biết đợi lúc nào.
Thong thả bầy ngựa kéo đến chuồng phất cờ bằng điệu. Con Vang Xa cứ bồn chồn. Giá mà cho ngựa vượt chướng ngại vật như các cuộc đua bên Anh nó cũng có thể băng lướt như chơi.
Rồi, bắt đầu khởi hành. Con Vang Xa lại quen thói tà tà. 1000m hơn mà nó vẫn chỉ hơn được hai con ngựa khác. Thằng Sự rủa thầm và thúc hai gót chân vào hông ngựa: "Con quỉ cái ơi mày đừng hại tao!" 1200m con Vang Xa chỉ qua mặt thêm hai con. Phía trước sáu con ngựa khác cũng bị nài cưỡi vụt roi vào mông đang ra sức. Con Vang Xa chợt chậm lại như chờ mấy con đàng sau. Thằng Sự la "trời" một tiếng bỏ lỏng cương. Nó chắc phen này thua đến đau bịnh vì tức tối mất thôi. Nhưng khi mấy con ngựa phía sau vượt qua con Vang Xa, con Vang Xa rướn mình lên, bờm dựng đứng và rượt theo. Sẵn Sự 2 thả lỏng cương, nó chạy rút nhanh 1500m... 1800m. Con Vang Xa hừng chí sải như bay. Có lẽ lúc nào cũng chỉ có hai chân ngựa chạm đất. Thằng Sự hồi hộp nín hơi cho nhẹ người. Bây giờ không cần dùng roi con Vang Xa cũng qua mặt một hơi bảy con ngừa đàng trước. Còn lại ba con khác, mấy nài ngựa kia vẫn cố ra roi. 2000m... Con Vang Xa trổ hết tài phi vun vút, nó cho ba con ngựa kia hửi bụi một cách dễ dàng không ngờ. Thằng Sự vui đến run, nó nắm chắc cương mọp người cho bớt chịu sức cản của gió, để mặc con Vang Xa mặc sức chạy. Mùi mồ hôi ngựa từ bờm lông tỏa ra, cái mùi mà bây giờ Sự 2 hít nghe thơm vì quá quen thuộc lâu ngày nó không nhận ra. Cái mùi lúc này như mùi chiến thắng thì phải. Mười con ngựa đằng sau đã trở thành hai toán. Dĩ nhiên toán ba con đàng trước đang cố giành chức với con Vang Xa. Trong toán đó có một con cũng hao hao giống con Vang Xa cũng bứt khỏi hai con kia. Nó đuổi sát đít con Vang Xa 2200m... Rồi 2400m... Con Vang Xa "dư sức qua cầu". Rồi 2500m. Con Vang Xa phóng vút qua và cứ phi hoài. Nom bộ dáng nó vẫn còn dẻo dai, trong khi con ngựa mang số 7 về nhì đã mệt thở hồng hộc, lúc nài Tâm ghìm cương, nó như muốn xỉu. Bởi vì hết 11 con ngựa đua này, chưa con nào dự cuộc đua với khoảng cách khá xa như vậy.
Các tuyệt phích thua cuộc tức tối. Chỉ có một số người đánh tréo phòng hờ 7 X 10 và 10 X 7 thì may mắn trúng một vài vé. Nhưng chỉ trúng vài vé dù có chỉ số tiền trúng cá lớn bao nhiêu cũng không bù lại số vé thua được. Nơi khán đài danh dự (một khoảng ghế dành cho các chủ ngựa), ông Hướng và bác Ba già đang mừng phát run. Cả hai người như nhớ lại cái thời oanh liệt xưa, giờ phút vinh quang cầm chắc của con ngựa Vang Danh. Thật đúng với câu "ngựa chứng là ngựa hay", con Vang Xa đã không làm hổ danh ngựa nòi vô địch của cha nó. "Đường dài mới biết ngựa hay": trường hợp của con Vang Xa, vì cứ ham đua nước rút nên không đúng môi trường thích hợp, nó cầm cờ đỏ hoài là lẽ đương nhiên. Sự 2 tươi tắn trên mình con Vang Xa bây giờ chỉ lấm tấm một ít mồ hôi. Có lẽ ngựa chưa vừa ý lắm khi chỉ chạy được 2500m, nó còn có thể chạy gấp đôi, gấp ba... lần như vậy. Con Vang Xa ấm ức, giựt giựt cái mõm dài như muốn phản kháng Sự 2. Xem mòi nó định hất văng cậu chủ nhỏ để tự do tung hoành thêm một đoạn nữa. Sự 2 không lấy đó làm khó chịu như mấy lần trước. Sự 2 âu yếm vuốt ve cái bờm, xoa xoa cái cổ con Vang Xa, đừng nên giở chứng nữa. Sự 2 còn mãi nghĩ chuyện tương lai. Rồi mai đây trường đua tuy đóng cửa, nhưng con Vang Xa sẽ được bác Ba nuôi dưỡng sức ở Nhà Bè chờ ngày... Tiền lãnh giải, tiền trúng cá... rất đáng kể. Ông Hướng sẽ dư sức mướn nuôi ngựa. Ông Hướng sẽ dẹp cái chuồng hắc ám bên cạnh quán. Quán nhà sẽ được sửa sang rộng lớn hơn, với bộ mặt mới là quán phở. Dĩ nhiên phở bò, không phải phở thịt ngựa. Quán sẽ đông khách bởi vì vùng đó phần lớn là tiệm mì, hủ tíu không thôi. Bà Hướng rồi sẽ sắm thêm một tủ đựng kem, yaourt... Mấy em nó sẽ được mua vài cái xe đạp. Và Sự 2 sẽ cố xin một chiếc Honda. Cỡi Honda đâu bằng cưỡi ngựa, nhưng nó đi học xa sẽ đỡ tốn tiền xe đò. Thì giờ lúc trước bận lo cho con ngựa đua nó sẽ dùng để giúp đỡ gia đình. Ông Hướng sẽ yên tâm làm việc nhà nước, khỏi lo lắng gì thắng hay bại mỗi tuần vào thứ bảy, chủ nhật ban chiều. Có lẽ chính phủ dẹp trường đua thật đúng lúc. Giúp cho nhiều người khỏi phải ôm hận vì cầm đồ thế đạc..., mất tiền lương, cháy túi, nợ nần... đưa đến nhiều tệ trạng nguy hiểm khác. Thật là mâu thuẫn cho những ý nghĩ của Sự 2. Đã nói lần đua cuối cùng này xứng danh là vòng đua lịch sử. Phút huy hoàng của con ngựa đã giúp một gia đình trở về đời sống thường nhật không còn bận tâm, âu lo cho mỗi độ đua.
Cách đó một độ, Sự 2 lần nữa cưỡi giùm con ngựa hồng của một ông Bác sĩ. Người ta đua nhau đánh cá Sự 2. Sự 2 lại may mắn giựt giải nhứt. Không hoàn toàn vì tài cưỡi của Sự 2 mà còn nhờ con ngựa của ông Bác sĩ nó cũng thuộc loại ngựa hay hiếm có. Sự 2 được chia thêm một mớ tiền. Giá mà gặp tay ông Hướng hồi bé, ông đã dùng tiền ấy hùn mua ngựa đua với các người quen rồi. Nhưng Sự 2 sẽ đưa tiền ấy cho cha hay mẹ nó tùy nghi sử dụng. Ba người lãnh tiền xong, hân hoan dắt nhau đi ăn uống các món ngon bày bán trong trường đua. Từ cháo lòng, bún bò... cho đến ly trà Huế với quả chuối già. Họ ăn cho no nê, cho đã... để rồi từ đây từ giã trường đua. Chưa bao giờ "cô hồn trường đua" cái trúng cá ngựa lớn như vậy. Ông Hướng hề hà cười với bác Ba và nói:
- Để thằng Sự dắt ngựa về nhà một mình. Tôi chở bác xuống Nhà Bè làm một bữa bún canh chua cá bông lau. Thiệt cũng nhờ có bác mới hên như vậy.
Bác Ba xua tay:
- Thôi để đem tiền về cho mẹ thằng Sự mừng. Chứ theo tao khề khà nhậu nhẹt, cầu tới mốt chưa mãn tiệc.
Thằng Sự nhắc cha nó:
- À cha đổi cái xe Vespa nào mới đi. Chớ cha đi chi cái xe cũ, nó cũng chứng y như con Tà Tà, ủa quên con Vang Xa.
Ông Hướng bỗng giật mình:
- Mày nhắc tao mới nhớ vụ xe cộ. Chắc giấy tờ cha bỏ quên trong cóp xe. Hôm qua cha sợ say rớt mất nên cẩn thận cất trong cóp, tỉnh rượu lại đi tìm tầm ruồng ở đâu không.
Bác Ba tiếp lời:
- Ừ, thôi ăn lẹ rồi về, tối quá. Cha thằng Sự coi lại ba cái giấy tờ cho kỹ. Nếu không có sáng thứ hai đi cớ, đi trình lôi thôi lắm nghe.
Thằng Sự mua một bọc đủ thứ bánh gởi ông Hướng đem về cho mấy em. Nó còn bận trở lại chuồng mướn người ta tắm rửa giùm con Vang Xa. Lâu ngày xài sang được tắm mướn nhưng con Vang Xa khó chịu khi người ta đụng đến. Nó không biết rằng nó chỉ được quý mến ngày chót này. Từ đây về sau nó khó mà trở lại sân cỏ thênh thang. Biết đâu ông Hướng sẽ bán lại nó cho một chủ ngựa khác để giải nghệ luôn. Nghề cờ bạc này không khá, dù theo đuổi một cách tài tử cũng hao tốn rất nhiều. Rồi có khi nào vui miệng ông Hướng sẽ ngồi ôn lại những kỷ niệm xưa, ôi biết bao nhiêu là giai thoại vui buồn, lúc được, lúc thua... kể cho con cháu đêm đêm.
Thằng Sự vỗ về con Vang Xa. Nó phải dắt ngựa về nhà cái đã, trước khi đem gởi ở Nhà Bè. Hổm nay cha con thằng Sự về trễ cũng không sao, quán ở nhà cứ việc chờ cha con Sự về đóng cửa. Có lẽ đóng cửa luôn để cải biến thành quán mới. Không khí trường đua với độ ngựa cuối cùng đang diễn tiến trong sân vẫn rộn rịp như chưa nhận lệnh đóng cửa bao giờ. Hình như Sự 2 nhận thấy vài bộ mặt thiểu não và mệt mỏi của mấy ông thua đậm, đang chờ các chuyến xe Lam. Chưa bao giờ Sự 2 ái ngại đến thế. Con Vang Xa và Sự 2 đang "kiệu" những bước "tà tà" trên đường về. Sự 2 hết còn coi con Vang Xa là con ngựa kỳ khôi.
THÁI LYNH LĂNG
(Trích tuần báo Thiếu Nhi số 67, ra ngày 3-12-1972)
Bìa của Vi Vi : NGOAN |