- Hè ni tụi bây đi mô không?
Con Xuân Phố ở bàn đầu xây lui hỏi. Tôi đang cặm cụi tô đầu bài thật đậm nét, không thèm nhìn nó. Túy An trả lời:
- Không. Còn mi?
- Tau đi năm ngoái rồi. Năm ni "miễn dịch".
- Bị "trói chân kỳ ký tra vào rọ" hả. Giống tau đó.
Tôi nói rồi hích hích cười. Con Phố cũng cười nhe hàm răng sún thật hay. Tôi chỉ cho Túy An rồi hai đứa cười sằng sặc. Nãy giờ không có giáo sư mà Hương Anh cũng gương mẫu lắm. Tụi này cười làm cô bé phải "phá giới":
- Chi mà vui rứa tụi bây?
Tôi và Túy An cười to hơn nữa, lung lay cả bàn. Mặt Hương Anh bị một vết mực trông như râu cá trê. Tôi đưa tay chỉ, mắt nó càng ngơ ngác thêm.
- Như Quê, mặt tau có chi hả mi?
- Mực!
Rồi cả hai bàn đầu cười lăn. Những bàn sau và dãy bên kia nói chuyện, lớp học thật ồn ào. Trong lúc đó, cô giáo hấp tấp bước vào lớp. Tiếng gõ lóc cóc ở bureau làm chúng tôi im phắc.
- Im đi mà chép bài chứ. Đi ngoài xa mà tôi nghe tiếng lớp các em.
Tôi nín cười mà mặt vẫn còn đỏ vì hai má cứ nóng bừng bừng. Túy An khẽ ra dấu cho tôi nhìn vào môi nó. Vành dưới đỏ và tươm máu vì cắn để khỏi cười. Lớp học trở lại im lặng. Một thứ im lặng nặng nề, uất ức. Tôi cố ngồi ngay ngắn, ngoan ngoãn. Hai giờ sao lâu tệ.
Ra về, Vân hỏi tôi khi hồi chi mà bàn Kim Huê cười dữ rứa. Tôi kể lại, hai đứa lại rũ ra cười suýt tông nhằm cô bé đệ thất.
- Xin lỗi bé nhe.
Tôi lí nhí trong miệng không biết cô bé có nghe rõ không. Nhưng cô bé cười thật dễ thương. Hàm răng trắng đều làm tôi lại nhớ "con sún Phố". Vân chia tay tôi từ cổng, tôi lững thững đến trạm xe buýt đón xe. Những chiếc đợi sẵn đã đầy ắp học sinh. Mình phải chờ lâu lắm đây. Tôi dựa lưng vào tường, chiếc cặp trên tay hờ hững.
Đường Lê Lợi đông nghẹt cả xe. Học trò trai trường Quốc học đi nghênh ngang bất chấp tất cả. Nhìn mà thấy khiếp. Một chiếc xe nhà lướt qua, tôi thấy Diệu Huyền trên đó. Rồi những Tú, Phương đều đi qua. Chuyến buýt này đi, chuyến khác về. Tôi không thèm chen lấn. Chuyến cuối cùng vậy, đằng nào cũng về đến nhà. Chiều thứ bảy lo chi. Tôi nhìn vào sân trường. Giờ này thì đã hết hẳn học sinh. Mấy bác cai đang còn đóng cửa muộn. Còn tất cả im lìm hoang vắng. Tôi ngẩng lên nhìn trên cành cao. Hoa phượng rực đỏ che khuất cả một mảnh trời xanh lơ. Những tầu đoát lá xanh mơn mởn. Phương thường nói với tôi Phương thương những con đường hai bên trồng đoát. Tôi cười, đường Đống đa trang trọng tuyệt vời như nét quý phái trên khuôn mặt những cô gái đang xuân. Phương bị trêu nên chỉ cười lặng lẽ. Tôi hình dung con đường thơ mộng ấy vào một buổi chiều gió hây hây. Dao Ánh và Phương thì thầm tâm sự. Những tà áo quấn quýt đan vào nhau. Câu chuyện vô cùng lý thú. Tôi nhớ rõ giọng Tường Hoa sắc và cao: "con Phương chơi với Dao Ánh, con Kim Huê đau lắm". Tôi biết rồi nhưng tôi vẫn "bơ". Đừng nhắc với tôi chuyện đó. Hãy để cho tôi yên. Tôi muốn gào to với Tường Hoa vậy đó. Nhưng cổ tôi nghẹn và giọng nói không phát ra âm thanh. Thấy tôi im lặng, Tường Hoa tưởng tôi "đau" thật, nó kéo Như Quê đi chỗ khác, cười ranh mãnh. Tôi đứng bơ vơ giữa hành lang dài hun hút. Đầu kia, dãy lớp đối diện với tôi, Việt Phương đang ngồi học. Tôi lơ đãng nhìn quanh, trường Đồng Khánh cũng xinh đấy chứ. Những dãy lầu, những hàng cây đượm màu cổ kính. Phương đến bên tôi tự lúc nào. Hai đứa tôi vẫn thân nhau, thương nhau mãi mãi. Phương cứ chơi với các bạn đi, càng nhiều bạn tốt càng thích. Huê sẽ không ganh, không buồn đâu Phương. Huê cũng có chơi với Hồng Phúc, Phương biết đấy nhưng Huê không quên Phương. Bao giờ chúng mình cũng thân nhau và không ai bằng chúng mình hết, dù chúng mình đều nhiều bạn nghe Phương.
Tiếng rít của thắng xe vọng đến. Tôi ngỡ ngàng thảng thốt rồi lặng lẽ bước lên. Giờ này chẳng thèm chen chúc. Nắng buổi trưa hừng hực trong khoang xe. Tôi đẩy tấm kính cho gió lùa vào. Đầu tóc rối tung che lấp cả mặt. Tôi đưa tay lên vuốt, tóc tôi đã khá dài. Hơn hai tháng chưa đi cắt lại. Mẹ tôi cho tiền đi uốn nhưng tôi hẹn để thi xong. Tuy nhiên trong thâm tâm tôi vẫn cố ý để dài cho có vẻ Huế! Hồng Phúc bảo thích những cô gái tóc thề. Tôi lại "mơ mộng" ước gì tóc dài để chụp hình gởi cho Phúc ngay.
Về nhà, tôi được thư Phúc. Trường Trưng Vương đã nghỉ hè và Phúc sắp ra Nha Trang nghỉ mát. Phúc dặn tôi có gởi thư thì đề địa chỉ ở Nha Trang. Trong thư có một câu làm tôi cảm động "Huê có đi Nha Trang với Phúc không, để Phúc xin mẹ cho, rồi chúng mình cùng đi nhé". Thư Phúc bao giờ cũng hồn nhiên. Chắc bên ngoài Phúc cũng nhí nhảnh không kém. Quen Phúc qua thư từ một năm nay. Gặp Phúc thì chưa bao giờ và không biết đến bao giờ. Tôi áp lá thư lên má nghẹn ngào, nước mắt chảy dài trên má.
- Sao buồn vậy cưng? Nhớ nhà hả?
Tôi lắc đầu với chú:
- Buồn chi. Được đi là cháu sướng như tiên rồi.
Chú Phan cười:
- Được ra phép hôm nay chú cũng sướng, hai ngày qua bị cấm túc. Vậy đừng buồn chứ. Nào, đã đi những đâu kể chú nghe.
Tôi vui lây với ông chú "sĩ quan tàu ngầm" đó, cao giọng kể:
- Leo tháp Bà này, cầu xóm bóng này, cầu đá này, Hải học viện này...
- Biết Chútt chưa?
- Chụt là gì hở chú?
- Dốt! Đến Nha Trang 3 ngày rồi mà không biết Chútt thì đừng gọi là đã đến Nha Trang, biết chưa?
- Thật hả chú? Ở đâu mà ghê vậy chú? Trong đó có gì chú? Đẹp lắm hay là sao hở chú?
- Còn gì thắc mắc cứ nói hết luôn.
- Còn nhiều. Nhưng chú trả lời từng đó đã rồi cháu hỏi tiếp.
- Chú trả lời đây: cấm hỏi lôi thôi. Vào thay quần áo rồi chú dẫn đến.
Tôi định làm mặt giận không thèm đi nhưng nghĩ lại, lẫy với ai còn được dỗ dành chứ chú ấy thì đừng hòng. Chú Phan "đuya" một cây.
Vào buồng, phân vân không biết mặc áo gì tôi lại chạy ra hỏi:
- Chú ơi, mặc... (tôi định hỏi nên mặc jean hay jupe nhưng nhớ ông chú ấy ghét quần jean một cây nên tôi nói khác đi) áo dài hay jupe hở chú?
Mặt chú "dài" ra:
- Ô là la... Nãy giờ chưa xong? Tùy cháu. Lẹ lên. Các cô bao giờ cũng lâu lắc.
- Năm phút thôi chú. Cháu xong ngay.
Tiếng chú Phan huýt sáo thúc giục. Tôi sửa soạn không lâu nhưng cứ tìm cài này cái kia có đến mười lăm phút. Chú đợi tôi ở cổng. Thấy tôi chú chẳng thèm nói gì, chú đi nhanh như có việc cần kíp lắm. Tôi bắt đầu tức chú làm như đi một mình không biết có con cháu lẽo đẽo bên cạnh.
- Chú!
Tôi vùng vằng đứng lại. Chú Phan đã đi đằng xa chợt đứng lại sửng sốt ngạc nhiên:
- Đi chứ cô bé.
- Chú đi nhanh quá. Ai đi kịp.
- À... ra thế. Xin lỗi bé. Chú cứ tưởng là đang đi trong hàng ngũ ở thao trường.
Đời lính đã ảnh hưởng đến chú nhiều thế sao. Bỗng dưng tôi thấy thương chú quá.
- Lính phải đi nhanh hả chú?
- Ừ.
Rồi chú thao thao kể chuyện hải quân. Đời sống quân ngũ đã biến ông chú thư sinh ngày nào của tôi thành một sĩ quan dũng cảm. Bộ quân phục chú mang trên người càng làm chú "hách" hơn lên.
- Kìa chú.
Tôi lấy tay che miệng cười. Hai người thủy thủ chào chú tôi nghiêm chỉnh. Chú chào lại họ và kéo tôi vào ngã rẽ.
- Chútt là đây đó cháu.
Chú quay lại với tôi rồi xây ra nói chuyện với bạn. Bấy giờ tôi mới vỡ lẽ. Chútt chỉ là một quán ăn tầm thường nhưng đông khách. Chỉ có thế mà chú cũng làm tàng, làm dóc.
- Về thôi chú.
Tôi nói mà chú có nghe đâu. Chú xem bạn chú là trọng còn tôi phận cháu biết gì. Giá biết đường tôi về ngay. Cứ thế tôi đứng suốt một giờ trước quán phở vừa tức vừa khó chịu.
- Vào đi cưng.
Tôi phải khó nhọc lắm mới lách được vào trong bàn với chú. Lớp vào lớp ra đông thật là đông.
- Có phiền cháu không? Ở đây phở ngon tuyệt Huê ạ.
- Vâng, cháu tin thế. "Anh hùng áo trắng" nhiều quá.
- Hải quân là "tay tổ" mà.
- Chú có dám bảo đảm về mọi phương diện không?
Chú Phan bận nhai không chú ý câu tôi hỏi. Mùi thơm nghi ngút bay lên trông ngon lành quá. Tôi ăn đua với chú, xem ai nhanh ai nhiều. Nhưng tôi chỉ ăn bằng nửa chú thôi.
- Sao, ngon chứ?
"Nhất nhất" rồi, nhưng tôi vẫn là con bé cứng đầu, bướng bỉnh cãi:
- Ngon thì ngon nhưng chờ lâu quá mất ngon.
- Ấy mới là "nghệ thuật"! Cháu biết không, có lần chú đợi đến ba giờ đồng hồ.
Tôi le lưỡi:
- Nếu cháu được chú dẫn đi vài lần ở đây, chắc cháu sẽ học được "đức tính kiên nhẫn" của chú.
Hai chú cháu đi bộ về nhà. Đường Duy Tân gió lồng lộng thổi.
Hè ni tụi bây đi mô không. Tôi thấy nhớ con Phố sún răng, con Hương Anh mu khóc, con Túy An nham nhở hay đùa. Nhớ Việt Phương với hai bím tóc dài xinh xắn. Nhớ nhiều đến những khuôn mặt lớp tôi. Bây giờ xa hết rồi, không còn dịp để cùng nhau cười đùa vô tư như trước nữa. Nghỉ hè tôi vẫn lục đục ở nhà. Đi xa chỉ là phiêu lưu ký ức để mơ đến ngày vàng son cũ. Phúc ơi vui nhiều ở Nha Trang đi nhé. Huê không bao giờ trở lại miền thùy dương ấy nữa đâu.
(Trích từ tạp chí Tuổi Hoa số 48, ra ngày 1-7-1966)
Về nhà, tôi được thư Phúc. Trường Trưng Vương đã nghỉ hè và Phúc sắp ra Nha Trang nghỉ mát. Phúc dặn tôi có gởi thư thì đề địa chỉ ở Nha Trang. Trong thư có một câu làm tôi cảm động "Huê có đi Nha Trang với Phúc không, để Phúc xin mẹ cho, rồi chúng mình cùng đi nhé". Thư Phúc bao giờ cũng hồn nhiên. Chắc bên ngoài Phúc cũng nhí nhảnh không kém. Quen Phúc qua thư từ một năm nay. Gặp Phúc thì chưa bao giờ và không biết đến bao giờ. Tôi áp lá thư lên má nghẹn ngào, nước mắt chảy dài trên má.
*
- Sao buồn vậy cưng? Nhớ nhà hả?
Tôi lắc đầu với chú:
- Buồn chi. Được đi là cháu sướng như tiên rồi.
Chú Phan cười:
- Được ra phép hôm nay chú cũng sướng, hai ngày qua bị cấm túc. Vậy đừng buồn chứ. Nào, đã đi những đâu kể chú nghe.
Tôi vui lây với ông chú "sĩ quan tàu ngầm" đó, cao giọng kể:
- Leo tháp Bà này, cầu xóm bóng này, cầu đá này, Hải học viện này...
- Biết Chútt chưa?
- Chụt là gì hở chú?
- Dốt! Đến Nha Trang 3 ngày rồi mà không biết Chútt thì đừng gọi là đã đến Nha Trang, biết chưa?
- Thật hả chú? Ở đâu mà ghê vậy chú? Trong đó có gì chú? Đẹp lắm hay là sao hở chú?
- Còn gì thắc mắc cứ nói hết luôn.
- Còn nhiều. Nhưng chú trả lời từng đó đã rồi cháu hỏi tiếp.
- Chú trả lời đây: cấm hỏi lôi thôi. Vào thay quần áo rồi chú dẫn đến.
Tôi định làm mặt giận không thèm đi nhưng nghĩ lại, lẫy với ai còn được dỗ dành chứ chú ấy thì đừng hòng. Chú Phan "đuya" một cây.
Vào buồng, phân vân không biết mặc áo gì tôi lại chạy ra hỏi:
- Chú ơi, mặc... (tôi định hỏi nên mặc jean hay jupe nhưng nhớ ông chú ấy ghét quần jean một cây nên tôi nói khác đi) áo dài hay jupe hở chú?
Mặt chú "dài" ra:
- Ô là la... Nãy giờ chưa xong? Tùy cháu. Lẹ lên. Các cô bao giờ cũng lâu lắc.
- Năm phút thôi chú. Cháu xong ngay.
Tiếng chú Phan huýt sáo thúc giục. Tôi sửa soạn không lâu nhưng cứ tìm cài này cái kia có đến mười lăm phút. Chú đợi tôi ở cổng. Thấy tôi chú chẳng thèm nói gì, chú đi nhanh như có việc cần kíp lắm. Tôi bắt đầu tức chú làm như đi một mình không biết có con cháu lẽo đẽo bên cạnh.
- Chú!
Tôi vùng vằng đứng lại. Chú Phan đã đi đằng xa chợt đứng lại sửng sốt ngạc nhiên:
- Đi chứ cô bé.
- Chú đi nhanh quá. Ai đi kịp.
- À... ra thế. Xin lỗi bé. Chú cứ tưởng là đang đi trong hàng ngũ ở thao trường.
Đời lính đã ảnh hưởng đến chú nhiều thế sao. Bỗng dưng tôi thấy thương chú quá.
- Lính phải đi nhanh hả chú?
- Ừ.
Rồi chú thao thao kể chuyện hải quân. Đời sống quân ngũ đã biến ông chú thư sinh ngày nào của tôi thành một sĩ quan dũng cảm. Bộ quân phục chú mang trên người càng làm chú "hách" hơn lên.
- Kìa chú.
Tôi lấy tay che miệng cười. Hai người thủy thủ chào chú tôi nghiêm chỉnh. Chú chào lại họ và kéo tôi vào ngã rẽ.
- Chútt là đây đó cháu.
Chú quay lại với tôi rồi xây ra nói chuyện với bạn. Bấy giờ tôi mới vỡ lẽ. Chútt chỉ là một quán ăn tầm thường nhưng đông khách. Chỉ có thế mà chú cũng làm tàng, làm dóc.
- Về thôi chú.
Tôi nói mà chú có nghe đâu. Chú xem bạn chú là trọng còn tôi phận cháu biết gì. Giá biết đường tôi về ngay. Cứ thế tôi đứng suốt một giờ trước quán phở vừa tức vừa khó chịu.
- Vào đi cưng.
Tôi phải khó nhọc lắm mới lách được vào trong bàn với chú. Lớp vào lớp ra đông thật là đông.
- Có phiền cháu không? Ở đây phở ngon tuyệt Huê ạ.
- Vâng, cháu tin thế. "Anh hùng áo trắng" nhiều quá.
- Hải quân là "tay tổ" mà.
- Chú có dám bảo đảm về mọi phương diện không?
Chú Phan bận nhai không chú ý câu tôi hỏi. Mùi thơm nghi ngút bay lên trông ngon lành quá. Tôi ăn đua với chú, xem ai nhanh ai nhiều. Nhưng tôi chỉ ăn bằng nửa chú thôi.
- Sao, ngon chứ?
"Nhất nhất" rồi, nhưng tôi vẫn là con bé cứng đầu, bướng bỉnh cãi:
- Ngon thì ngon nhưng chờ lâu quá mất ngon.
- Ấy mới là "nghệ thuật"! Cháu biết không, có lần chú đợi đến ba giờ đồng hồ.
Tôi le lưỡi:
- Nếu cháu được chú dẫn đi vài lần ở đây, chắc cháu sẽ học được "đức tính kiên nhẫn" của chú.
Hai chú cháu đi bộ về nhà. Đường Duy Tân gió lồng lộng thổi.
*
Hè ni tụi bây đi mô không. Tôi thấy nhớ con Phố sún răng, con Hương Anh mu khóc, con Túy An nham nhở hay đùa. Nhớ Việt Phương với hai bím tóc dài xinh xắn. Nhớ nhiều đến những khuôn mặt lớp tôi. Bây giờ xa hết rồi, không còn dịp để cùng nhau cười đùa vô tư như trước nữa. Nghỉ hè tôi vẫn lục đục ở nhà. Đi xa chỉ là phiêu lưu ký ức để mơ đến ngày vàng son cũ. Phúc ơi vui nhiều ở Nha Trang đi nhé. Huê không bao giờ trở lại miền thùy dương ấy nữa đâu.
Thương Việt Phương
(Trích từ tạp chí Tuổi Hoa số 48, ra ngày 1-7-1966)