CHƯƠNG
IX
ĐIỀU
BÍ MẬT CỦA ĐẠI TÁ
Đại
tá hỏi nàng:
-
Còn cô, cô nghĩ sao về điều ấy? Đàn bà bẩm sinh có trực giác linh cảm, chắc
thấy rõ hơn đàn ông chúng tôi.
Ông
già xen vô:
-
Tôi chắc chắn rằng nó cũng đồng ý với tôi.
Thiếu
nữ đáp một cách tinh ranh:
-
Cái đó còn tùy. Nếu ông bắt anh Sam kéo dây mười năm thì khó mà anh ấy giàu
được… tội nghiệp.
-
Phải, tôi đâu có đủ tiền trả anh ấy mỗi ngày một đồng trong một thời gian lâu
như vậy được. Tôi nghèo. Cả sản nghiệp của tôi chỉ có cái máy đó thôi.
-
Nếu vậy thì anh ấy đã mất trí rồi vì anh ấy tin chắc rằng theo ông kéo dây thì
sẽ giàu lớn.
Ông
Drake cười nửa miệng, nói nho nhỏ:
-
Tôi tưởng phải nói minh bạch cho ai nấy đều hiểu. Thật ra không có một ai tưởng
tượng được công việc của tôi hết.
Ông
Smith lớn tiếng:
-
Tôi đã nói với ông rằng tôi không tò mò muốn biết mà. Việc riêng của ông, ông
làm sao thì làm, mặc ông.
Ông
Drake yên lặng trong một phút rồi nói:
-
Chiều nay nóng quá. Rượu bia này tuy ngon, nhưng có trà nóng thì thú lắm.
Marjorie
ngạc nhiên nhìn ông.
-
Cô pha trà cho tôi được chứ?
-
Dạ được, nhưng ông phải đợi một lát. Bếp đã tắt mà củi thì hết. Anh Sam kiếm
cho em vài cành khô nhé?
Sam
sắp sửa đứng dậy. Đại tá ra dấu cho anh ngồi xuống.
-
Ông Smith, ông có chút dầu không?
-
Ở đây, nhà nào mà không có? Suối dầu ở ngay trước cửa mà không múc thứ thuốc
trị bá chứng đó về thì uổng lắm.
-
Được.
Rồi
đại tá đứng dậy, bảo Marjorie kiếm một hộp thiếc cũ.
Ông
đổ chút dầu vào trong hộp, đốt lên và hỏi:
-
Tại sao phải dùng củi? Ngọn lửa này còn nóng hơn các thứ khác nữa. Cô đặt xoong
lên đây và cô đã đoán được dự định của tôi rồi chứ?
Marjorie
đáp nho nhỏ:
-
Tôi đã đoán được một chút, nhưng xin ông giảng thêm.
Đại
tá dõng dạc giảng:
-
Thứ dầu đó, người Pháp gọi là “pétrole”. Bà con thấy công dụng của nó chưa?
Thấy nó ích lợi cho các bà nội trợ ra sao chưa? Nhất là ở châu thành công dụng
của nó còn lớn hơn ở đây nhiều. Cả thế giới cần tới nó!
Ông
già nói:
-
Phải, nhưng nó nổi ở trên mặt nước, tại sao ông không múc về mà lại phải dùng
cái máy ấy?
Ông
Drake mỉm cười:
-
Chắc ông đã nghe nói ở Âu châu, nhất là ở nước Anh, người ta đã chế ra những
máy kỳ dị chạy bằng hơi nước và ở miền tây nước mình, mới đây, có người bắt đầu
dùng thử nó rồi chứ? Phải có nhiều củi và than để đun sôi nước trong các máy
ấy. Nếu bây giờ dùng dầu này hoặc hơi của dầu này để đốt những nồi xúp-de thì
khoa học tiến bộ biết bao nhiêu, ông thấy không?
Ông
già đáp một cách cương quyết:
-
Lão chẳng biết chút gì về máy móc hết mà cũng chẳng thấy nó dùng được việc gì
cả.
-
Ông không thấy sao? Ông sống ở đây như giữa bốn bức tường một nhà khám. Ông
không thích xe lửa sao? Ông có biết rằng chiếc đầu máy kỳ dị, chiếc xe lửa của Stephenson
(1) đó, chạy một giờ trên 50 cây số và chở được 100 hành khách, không kể hàng
hóa nữa không? Một ngày kia chúng ta sẽ có một chuyến xe lửa đi ngang Châu Mỹ,
từ đông qua tây, mà có lẽ không mất đầy một tháng.
-
Ồ, già rồi, tôi không ham du lịch nữa. Ông nghĩ sao thì nghĩ, tôi ở đây dễ chịu
lắm. Một căn nhà, vài thửa ruộng, đủ rồi.
-
Ông là người vị kỷ. Nhờ xe lửa mà đồ ở tỉnh chở về đây sẽ bán với một giá rẻ
bằng nửa giá quá đắt hiện nay. Hơn nữa bắp của ông, hết thảy những huê lợi của
ông, ông có thể chở ra tỉnh bán giá cao hơn được.
Ông
Smith nhún vai. Ông có vẻ thích và để ý tới xe lửa vì nó có lợi cho ông. Ông
hỏi:
-
Vậy ông tính cho thằng Sam làm sở xe lửa ư?
-
Không. Tôi nói đến xe lửa vì dầu lửa có thể giúp cho nó phát triển được. Thật
ra, tôi chỉ nghĩ đến sự tiến hóa của nhân loại thôi. Nhờ dầu lửa, kỹ nghệ có
thể khuếch trương lạ lùng và sẽ có nhiều sự phát minh kỳ dị.
Marjorie
xen vào:
-
Nhưng điều tôi không hiểu là dầu nổi ở trên mặt nước mà tại sao ông lại phải
đào để kiếm nó?
Đại
tá lại mỉm cười:
-
Cô thử tưởng tượng cả thế giới sẽ cần dùng biết bao nhiêu dầu! Dầu ở suối này
đủ sao được. Vậy phải kiếm thêm nữa. Cho nên tôi phải đào đất. Tôi nghĩ thứ dầu
nổi ở trên mặt suối này và trên mặt hồ Erié cũng vậy, đều do mỏ ở dưới đất cả.
Nếu máy của tôi đào nhằm một mỏ đó và tới lớp dầu thì tôi chỉ có việc múc lên.
-
Vậy anh Sam đã có lý mà tôi không ngờ. Anh ấy đã may mắn gặp được ông. Dù ông
có lầm đi nữa thì ý đồ cũng rất mới mẻ.
Đại
tá mỉm cười với nàng, còn sam thì mắc cỡ, đỏ mặt tía tai lên, nói với người
yêu:
-
Em biết nhận lỗi như vậy, đáng khen lắm.
Nàng
nhũn nhặn đáp:
-
Tính em thành thật.
Đại
tá uống bia, mơ mộng một lúc rồi nói:
-
Hết thảy các nhà phát minh hồi đầu đều bị thiên hạ cho là điên. Archimède điên!
Raleigh điên!
Pastuer (2) điên! Tất cả những người mà nhân loại mang ơn đều điên, điên ráo!
Người ta muốn cho tôi ra sao thì cho, tôi không cần. Tôi biết rằng tôi có lý.
Tôi tin chắc rằng tôi không lầm. Có thứ dầu lửa đó, làm gì mà chẳng được? Nhờ
nó không cồng kềnh như than và củi, biết đâu người ta sẽ chẳng chế tạo được
những xe lửa đặc biệt, những xe hai ba chỗ ngồi, chạy trên đường cái nhanh như
gió? Biết đâu người ta sẽ chẳng nhờ sự phát minh của tôi mà chế một máy bay
được ở trên không?
Ông
già nói:
-
Thôi, đại tá ơi, ông đi quá lố rồi.
Ông
Drake đập mạnh tay xuống bàn, la:
-
Tôi đi quá lố? Có ngày nào là ông không nghe thấy người ta thực hành được những
điều bây giờ ai cũng cho là tự nhiên nhưng mươi năm trước thì người ta cho là
không sao làm được không? Tại sao lại không thể có những máy bay được như chim?
Ông cho tôi biết một việc gì mà loài người không làm được nào!
Đại
tá có thể nói hàng giờ được. Ông gặp một vấn đề ông thích nhất, đó là cái mộng
vĩ đại của ông. Marjorie mỉm cười nghe ông, không có vẻ chi mỉa mai hết. Đàn bà
dễ hiểu được những ý cao cả quảng đại hơn đàn ông. Họ sẵn sàng nhận những ý đó
như người mẹ chiều những ý muốn kỳ khôi của con nít vậy. Nhưng đại tá đã đánh
thức những tình cảm cao đẹp mà nàng không ngờ rằng mình có ; ông đã xé bức màn
phủ mắt nàng và nàng đã thấy thế giới mênh mông hơn. Ông điên hay chỉ là một
thi sĩ, ông có lý hay là chỉ mơ mộng, nàng không biết, nhưng biết rằng tâm hồn
ông cao thượng và không nên cười ông.
Ông
Smith nhắc lại lời của Đại tá:
-
Một việc gì mà loài người làm không được ư? Thì đây, ông khôn lanh như vậy, xin
ông lấy dầu ở dưới đất lên giùm tôi.
-
Rồi tôi lấy lên cho ông coi.
-
Tôi mong vậy. Nhưng hình như chúng tôi đã đợi lâu quá rồi.
Đại
tá sắp đáp thì nghe có tiếng la.
Sam
chạy ra cửa sổ, Hoggan và Kent theo sau. Hàng ngàn ngôi sao lấp lánh trên nền
trời xanh như biển. Một ánh đỏ rực nhuộm máu một phía chân trời. Tiếng la hét
theo gió đưa tới, lớn hơn và rõ hơn.
Tim
đập mạnh, Sam nói:
-
Họ hô tấn công.
Ông
Smith bình tĩnh, vừa đáp vừa đi lại phía tường, gỡ cây súng cũ móc ở đinh bằng
sợi dây da.
-
Chắc chắn là tụi da đỏ.
Ông
Drake để hết cả súng ở trại, bực tức la:
-
Có những khí giới tốt đó ở đây thì loài cẩu trệ ấy sẽ trốn chạy hết ráo.
Sam
vẫn ngó ra ngoài. Có vài người đi ngang qua, biểu anh:
- Tụi
Da đỏ mới đốt rừng và rút lui rồi.
Ông
Smith nói:
-
Đốt rừng? Thế là nghĩa lý gì? Chúng có thủ đoạn gì đây?
Đại
tá chạy ra ngoài, nhìn về phía trời đỏ rực, kêu:
-
Trời ơi! Có vẻ như ở phía trại chúng ta.
Ông
già theo ra:
-
Tôi không lấy làm lạ. Tôi đã biểu trước mà! Ông nên mừng rằng chưa đào gặp được
lớp dầu, nếu không thì lúc này đây, cả làng Titusville sẽ ở trong một cảnh ngộ dữ. Ông
bạn ơi, thôi, đừng nói tới những phát minh của ông nữa.
Nhưng
đại tá không nghe, gọi Hoggan,
Kent và Sam:
-
Chạy về với tôi, cứu được vật gì thì cứu.
Trong
đêm tối, cả bốn người cùng chạy. Kent, mập hơn, thỉnh thoảng vấp vào
đá và rễ cây vì không thấy rõ đường. Đại tá và Sam cứ chạy thẳng về phía trước,
qua được mọi trở ngại, không vấp váp.
Họ
tới một chỗ trống và thấy căn nhà ván của họ bốc lửa ngùn ngụt. Thất vọng, ông
ngừng chân, nắm tay lại, bứt tóc la:
-
Cứu cái máy! Cái máy trước hết!
Rồi
họ chạy lại. Cây để cất nhà là loại có dầu, cho nên cháy bừng bừng, như có ai
tưới dầu vô. Đại tá và Sam cùng tới, thấy máy bị vùi dưới một đống thân cây. Rõ
ràng có kẻ đập mạnh để phá nó. Nhưng có phá nổi không?
-----------------------------------
(1)
Người Anh (1781-1848) được coi như là nhà phát minh ra đầu máy xe lửa.
(2)
Archimède là nhà bác học Hy Lạp, ở thế kỷ thứ ba trước tây lịch. – Raleigh là nhà thám hiểm
Anh ở thế kỷ XVI, tìm được nhiều miền ở Mỹ. – Pasteur là nhà bác học Pháp ở thế
kỷ XIX.
__________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG X (PHẦN I)