CHƯƠNG HAI
Hôm nay là Chủ Nhật. Chưa có một ngày Chủ Nhật nào
Thoại buồn và lẻ loi như thế. Anh Hùng đi mất, Thoại phải trông nhà cho
mẹ đi họp việc công tác xã hội, còn Thanh đi picnic. Thoại buồn và mong
có một đứa bạn nào đến chơi.
Ngày xưa, khi Thoại còn học lớp nhất, những ngày Chủ Nhật có ba, ba hay đưa tụi Thoại đi chơi và quê hương Thoại sinh ra cũng không phải nơi này. Thuở đó, Thanh mới học lớp ba nên ba gọi đùa Thanh là "ba Thanh", còn Thoại, ba không cho biệt danh nhưng Thoại biết ba cũng cưng Thoại như Thanh.. Thoại còn nhớ ba đã hứa cho Thoại chiếc đồng hồ đeo tay nếu Thoại đậu vào đệ thất. Nhưng… chiếc đồng hồ tay đã không có và những buổi đi dạo với ba cũng không còn có nữa. Ba và mẹ xa nhau, Thoại không hiểu gì, chỉ nhớ hôm dọn nhà đến đây với mẹ, Thanh đã khóc hết nước mắt bấu lấy tay ba, miệng mếu xệch !
Hình ảnh đó không bao giờ mờ nhạt trong lòng Thoại. Những ngày vui êm đềm đã mất hút. Dù bên Thoại có mẹ, nhưng Thoại cũng cần có ba, nhất là Thanh. Ngày vui ấu thơ của Thanh mất sớm, Thanh hay khóc mỗi lần giở lại cuốn album cũ. Tấm ảnh làm Thoại nhớ ba nhiều nhất là tấm ảnh Thoại chụp lúc vừa đi học vỡ lòng. Ba đưa Thoại đi. Trên đường, Thoại sợ quá nên khóc thút thít, ba phải bế Thoại. Tội nghiệp bộ quần áo của ba, giày của Thoại làm áo ba bê bết sình, ba không rầy Thoại. Lúc tan học về ba bảo Thoại đứng lại nơi cửa lớp ba chụp cho một "pô". Giờ tấm ảnh còn đó, mà không biết ba của Thoại ở đâu rồi. Lúc xưa, cứ mỗi năm, đến Trung Thu ba về với tụi Thoại một lần, và chỉ được hai Trung Thu. Bẵng đi từ đó ba năm, ba không về, Thoại không biết tin ba. Có lẽ… ba có vợ khác và đã có… em khác nên không còn nhớ đến tụi Thoại nữa.
Ngày xưa, ba hay vẽ vời trong đầu óc Thoại một mộng ước thật đẹp. Thoại sẽ vào đệ thất, Thoại sẽ mặc áo dài, rồi Thoại lớn lên, Thoại thi tú tài, Thoại sẽ làm ba vui lòng bằng những phần thưởng cao ngất mỗi năm. Nhưng bây giờ thì Thoại đã mặc áo dài gần năm năm rồi đó ba, phần thưởng Thoại cũng đã ôm về năm lần, lần nào Thoại cũng nhớ đến ba nhưng Thoại không dám nói cho mẹ nghe, Thoại sợ nét mặt ưu tư của mẹ. Ba có biết tại sao từ năm ngoái Thanh học nhiều không ba ? Thoại nói với Thanh ba muốn các con học giỏi mà từ đệ thất đến đệ lục Thanh chưa có một phần thưởng nào nên Thanh cố gắng học. Hy vọng mùa Trung Thu ba về, sẽ khoe ba gói phần thưởng còn mới nguyên chưa mở, nó sẽ được ba gọi đùa là "ba Thanh" như ngày xưa và ba sẽ dẫn tụi Thoại đi chơi như thuở nào. Nhưng ba ơi ! Thanh và con đều buồn, đợi ba hết một mùa Trung Thu rồi trời đổi lạnh và Tết đến một lần nữa hy vọng ba về cũng tan thành mây khói hết. Hai gói giấy vàng cất thật kỹ đã mở ra, Thanh khóc, nó nhớ ba, Thoại cũng nhớ ba mà sao ba không về, ba ơi ?
Ba xa tụi Thoại mấy năm rồi, không biết ba còn thương tụi Thoại không hay ba thương "em mới" hả ba ? Anh Hùng đi lính rồi giống ba lúc ba chưa giải ngũ, anh ấy cũng buồn. Còn chị Thục sắp lấy chồng. Không lẽ ngày đám cưới con gái lớn của ba mà ba không về sao hả ba ? Nhưng biết ba ở đâu mà nhắn bây giờ ? Chị Thục bảo ngày vui của chị vẫn có một nỗi tức tưởi vì không có ba. Thoại muốn đi tìm ba, nhưng vì Thoại là con gái làm sao dám làm chuyện đó ? Dù ý nghĩ đó chỉ mới nhen nhúm cũng đủ làm Thoại thấy nôn nao, nhưng hình dung đến cảnh ba đưa "em của Thoại" đi dạo, gặp Thoại, ba nhìn không ra, làm Thoại tủi thân quá ba ơi! Bây giờ, Thoại chỉ còn trong lòng nỗi mong đợi thật mong manh rằng ba sẽ về, dù ngày nào, ba ơi ! Ba của Thoại ơi !
Thoại cúi đầu, mi chớp nhanh. Những giọt nước mắt rơi xuống môi mằn mặn… Thoại khóc cho nỗi bất hạnh của mình.
Tiếng xe đỗ trước ngõ, Thoại lau nhanh nước mắt đứng lên. Bóng một người đàn ông, Thoại hơi run… nhưng không phải, một người lạ.. Ông ta hỏi :
- Má có nhà không cháu ?
- Thưa không. Mẹ cháu bận việc ạ !
- Bao giờ mẹ cháu về ?
- Dạ cháu cũng không biết. Có việc chi ông đến vào buổi chiều, mẹ cháu có nhà.
- À, vậy thôi bác về. Nhớ nói lại với mẹ dùm bác là có bác đến tìm nhé.
- Vâng ạ.
Thoại trở vào nhà. Thiếp đi một lúc mãi đến khi nghe tiếng Thanh gọi, Thoại mới ra mở cửa. Thanh cằn nhằn :
- Chị ở nhà sao lại khoá cửa ?
- Ta ngủ !
- Khiếp, mới 10 giờ sáng mà ngủ ! Bao giờ mẹ về ? Còn cơm nước thì sao ?
- Mẹ bảo chừng 10 rưỡi mẹ về, mẹ đem thức ăn về làm cơm luôn.
Nói đến đó, Thoại mới chợt nhớ lúc nãy mình vừa trả lời với ông khách là không biết bao giờ mẹ về. Rõ lẩm cẩm !
Thấy Thanh yên lặng, Thoại tiếp :
- Đi chơi vui không ?
- Không đi nên nửa chừng Thanh mới về đó !
- Sao thế ?
- Giờ chót nhỏ Tuyết đạp phải miểng chai nên không ai đưa tụi nầy sang vườn nó hết.
- Xui nhỉ ?
- Ừ… À chị Thoại ơi !
- Gì đó ?
- Hồi nãy Thanh gặp anh Phan.
- Rồi sao ?
- Thì có sao đâu ? Gặp thì về nói chị nghe vậy thôi.
- Sao lại nói với chị ? Với anh Hùng chứ !
Thanh không trả lời, chợt giọng Thanh chùng xuống :
- Chị coi album hả ?
Thoại luống cuống :
- Ừ… ừ chị mới xem.
Thanh không nói gì, ngồi xuống giở lại cuốn album đã quen đến thuộc lòng từng tấm ảnh, giọng Thanh buồn thiu :
- Album nhiều hình đẹp mà…
Thoại muốn cất đi :
- Đưa chị cất ! Thay áo đi đã !
- Không, em muốn ngồi đây.
- Thanh…
Thanh ngẩng lên :
- Gì chị ?
- ….
- ….
- Thôi dẹp đi, buồn quá à !
Thanh gấp quyển album lại, đến ngồi bên Thoại, mắt không rời vuông cửa sổ :
- Gần hè rồi, chị có phần thưởng không ?
- Làm sao trả lời được ?
- Biết chứ ! Cả năm mình phải đoán được kết quả chứ !
- Có lẽ !
- Thanh không thích lãnh thưởng nữa !
- Sao vậy ?
- Ba đâu mà khoe ?
- …
- …
Thoại cố gắng vớt vát :
- Nhưng còn mẹ. Bộ Thanh muốn mẹ buồn à ?
- Nhưng không có ba, vẫn thiếu một cái gì !
- Dầu ba không về, mình vẫn phải cố chứ ! Rủi hè nầy ba về thì sao ?
- May chứ rủi à ? Mà không chắc lắm. Tự nhiên Thanh linh cảm ba không về nữa… Tụi mình… vậy hoài !
- Đừng nghĩ bậy. Ba sẽ về.
- Bao giờ ?
- Lâu lắm.
Thanh quay lại, Thoại khóc tự bao giờ.
- Chị…
Thanh cũng khóc. Cả hai đều khóc. Trong nước mắt Thoại vẫn nghĩ "Ba đâu biết được cảnh nầy ".
Hai đứa khóc một lúc, Thoại an ủi :
- Thôi nín đi Thanh. Khóc hoài coi chừng mẹ về thì không vui đâu.
Thanh vẫn khóc, giọng tức tưởi :
- Sao ba và mẹ xa nhau kỳ vậy ?
- Làm sao chị biết ? Chị không dám hỏi mẹ, sợ mẹ buồn !
- Anh Hùng không biết sao ?
- Có lẽ !
Thoại đứng lên :
- Chết ! Mẹ về kìa Thanh ! Vào đi ! Vào đi !
Thanh ù té chạy vào trong, mẹ mỉm cười hỏi lớn :
- Nhỏ Thanh làm gì gặp mẹ mà chạy dữ vậy ?
- Con đố mẹ ? !
- Mẹ chịu thua đó !
- Nó vừa khóc.
- Lại khóc ! Con chọc em nữa phải không ?
- Đâu có ! Con bảo nó cù lần cái… nó khóc.
- Tụi bây phá phách mãi ! Hết thằng Hùng đến con Thoại !
Mẹ cao giọng gọi Thanh :
- Thanh ơi !
Không có tiếng trả lời, Thoại tiếp :
- Chắc nó tắm rồi mẹ ạ. Nó mới vừa về đấy. Cơm trưa lắm rồi nghe mẹ.
- Trưa nay mẹ có hai người bạn đến dùng cơm đấy !
- Đàn ông hay đàn bà thế mẹ ?
Mẹ cười, cốc vào đầu Thoại :
- Mầy làm như mẹ không biết ý mầy vậy. Một ông bạn và một bà bạn.
Thoại reo lên :
- A, con biết ông bạn của mẹ rồi. Phải ông hơi hói đầu mà cao cao đấy phải không mẹ ?
Mẹ ngạc nhiên :
- Sao con biết ?
- Ông ấy tới đây hồi nãy nè !
- Thế hả ? Ông ấy có nói gì không ?
- Ông ấy đến tìm mẹ, con bảo mẹ đi vắng, thế là ông ấy về.
- À, vậy chắc không có gì quan trọng. Thôi vào làm cơm với mẹ đi con.
Chờ mẹ và chị Thoại đi khuất, Thanh thơ thẩn bỏ ra vườn. Giàn hoa giấy tím đã nở nhiều hơn một chút.
Thanh trở vào tìm chiếc chiếu trải trên khoảng cỏ nhỏ xíu rồi ngả mình xuống. Bứt mấy chiếc lá vò vò trong tay, Thanh nhớ ngày xưa, Thanh hay chơi nhà chòi với chị Thoại và cũng hay chơi vào những buổi sáng như thế nầy. Thoại ưa làm món bánh bò bằng cát ướt. Lần nào in vỡ, Thanh hay bị chị Thoại la. Đôi khi ức quá Thanh la lên :
- Ai muốn nó vỡ đâu ?
- Tại mầy làm không khéo !
Bị chê là không khéo, Thanh "hận" lắm, bèn ra lấy cát chơi một mình, không thèm chơi chung với chị Thoại nữa. Thanh lại rủ thêm được mấy đứa hàng xóm. Chị Thoại bị bỏ một mình nên ngồi khóc rồi mách với mẹ. Những lần như vậy, ba phải xử kiện thay mẹ vì mẹ bận làm cơm. Ba năn nỉ Thanh hết lời, Thanh mới thèm chơi lại với chị Thoại.
- Bây giờ ba chia công nhé ! Chị Thoại làm bánh khéo thì con để chị Thoại làm, còn con nhồi bột. Bột có khéo thì bánh mới tốt, mà bánh tốt thì không phí bột, chịu chưa ?
- Nhưng…
- Cái nào bể thì ba mua cái bể đó cho !
Và lúc nào ba cũng mua bằng tiền thật. Đôi khi sau một buổi, chị em Thanh có đến bốn, năm chục đồng. Biết vậy, nên tụi Thoại hay "đóng tuồng" giận nhau cho ba dỗ và cứ như thế tha hồ mà mua bò bía của ông già Tàu đẩy xe ngang mỗi buổi chiều. Mẹ hay phản đối ba, mẹ bảo tụi Thoại ăn thế chiều lại bỏ bữa cơm. Ba chỉ "cười trừ".
Bây giờ Thoại và Thanh đều lớn. Trò chơi xưa không còn và ba cũng không còn ở với chị em Thanh. Đôi khi Thanh muốn biết tại sao, nhưng có một cái gì đó không hiểu, khiến Thoại và Thanh không thể hỏi mẹ.
Nắng lên cao dần, hắt vào mắt Thanh những tia chói chang. Thanh bỏ vào nhà thì gặp lại anh Hùng.
- Rồi, mi lây bệnh của nhỏ Thoại rồi !
- Bệnh gì ?
- Bệnh vẩn vơ !
- Anh dóc. Người ta đang có chuyện buồn chớ bộ !
- Ghê thế à ?
Thanh ngoe nguẩy bỏ đi. Anh Hùng chạy theo :
- Thôi anh đùa. Có gì buồn nói anh nghe đi bé.
- Biết chi ? Nghe chi ?
- Thôi mà ! Giỏi anh cưng.
- Sao không đùa nữa đi ?
- Bộ mi lây bệnh nhỏ Thoại thật rồi sao cà ?
Thanh bật cười trước câu nói ngớ nhẩn của anh Hùng.
- Gần hè rồi anh Hùng há ?
- Ừ. Nhưng gần hè sao lại buồn. Xa trường hả ?
- Không phải vậy ! Gần hè thì Thanh gần lãnh thưởng rồi.
Giọng anh Hùng khổ sở :
- Vậy thì vui chứ sao buồn ?
- Nhưng…
- Nhưng sao ?
- Không có ba !
- …
- Tại vậy mà Thanh buồn. Anh có biết… tại sao… mẹ với ba…
- Thanh còn bé, đừng hỏi chuyện đó.
- Nhưng em lớn rồi.
- Thế nào ba cũng về mà.
- Thanh mong ba hoài. Anh nói cho Thanh nghe đi.
- Ừ… hôm nào đã… À, Thanh đi picnic vui không ?
- Anh kiếm chuyện nói lảng phải không ? Không thèm !
Nói xong, Thanh đứng dậy bỏ đi. Đằng sau lưng, anh Hùng khẽ thở dài rồi cũng lững thững theo sau.
- Sợ không gặp mầy, mầy chưa đi sao ?
Anh Phan tươi cười đi vào.
- Chưa. Mầy đi với tao không ?
- Đi thì đi !
- Ừ, nhưng ăn cơm rồi hãy đi nghe. Ở lại đây ăn cơm với tao đi.
- …
- Chẳng có gì ngại hết. Thoại ơi ! Cho anh cái gì uống đi cưng – Anh Hùng tiếp :
- Ở lại mà thưởng thức tài nấu ăn của nhỏ "mát". Nó nấu nướng cũng độc đáo lắm !
- Thôi, Thoại xin, giới thiệu gì nghe ghê quá !
- Có gì đâu mà ghê ? Anh thích có em gái như vậy, Nhưng khổ nỗi con Khánh không biết gì hết !
- Các anh gặp ai cũng kêu là em mình xấu. Coi chừng Thoại méc Kim Khánh đó !
- Phan nó khỏi sợ Kim Khánh như ta sợ mi đi. Thấy ta chìu, mi làm tới !
- Thôi, không cãi với anh nữa.
Thoại bỏ vào bếp, anh Phan nhìn theo :
- Kể ra thì Thoại cũng lý lắc.
- Tại nó lý lắc mà tao sợ nó.
- Sợ thật ?
- Ừ !
Cả hai cùng cười. Mùi chiên xào bay lên thơm phức làm anh Hùng xuýt xoa mấy lượt.
Ngày xưa, khi Thoại còn học lớp nhất, những ngày Chủ Nhật có ba, ba hay đưa tụi Thoại đi chơi và quê hương Thoại sinh ra cũng không phải nơi này. Thuở đó, Thanh mới học lớp ba nên ba gọi đùa Thanh là "ba Thanh", còn Thoại, ba không cho biệt danh nhưng Thoại biết ba cũng cưng Thoại như Thanh.. Thoại còn nhớ ba đã hứa cho Thoại chiếc đồng hồ đeo tay nếu Thoại đậu vào đệ thất. Nhưng… chiếc đồng hồ tay đã không có và những buổi đi dạo với ba cũng không còn có nữa. Ba và mẹ xa nhau, Thoại không hiểu gì, chỉ nhớ hôm dọn nhà đến đây với mẹ, Thanh đã khóc hết nước mắt bấu lấy tay ba, miệng mếu xệch !
Hình ảnh đó không bao giờ mờ nhạt trong lòng Thoại. Những ngày vui êm đềm đã mất hút. Dù bên Thoại có mẹ, nhưng Thoại cũng cần có ba, nhất là Thanh. Ngày vui ấu thơ của Thanh mất sớm, Thanh hay khóc mỗi lần giở lại cuốn album cũ. Tấm ảnh làm Thoại nhớ ba nhiều nhất là tấm ảnh Thoại chụp lúc vừa đi học vỡ lòng. Ba đưa Thoại đi. Trên đường, Thoại sợ quá nên khóc thút thít, ba phải bế Thoại. Tội nghiệp bộ quần áo của ba, giày của Thoại làm áo ba bê bết sình, ba không rầy Thoại. Lúc tan học về ba bảo Thoại đứng lại nơi cửa lớp ba chụp cho một "pô". Giờ tấm ảnh còn đó, mà không biết ba của Thoại ở đâu rồi. Lúc xưa, cứ mỗi năm, đến Trung Thu ba về với tụi Thoại một lần, và chỉ được hai Trung Thu. Bẵng đi từ đó ba năm, ba không về, Thoại không biết tin ba. Có lẽ… ba có vợ khác và đã có… em khác nên không còn nhớ đến tụi Thoại nữa.
Ngày xưa, ba hay vẽ vời trong đầu óc Thoại một mộng ước thật đẹp. Thoại sẽ vào đệ thất, Thoại sẽ mặc áo dài, rồi Thoại lớn lên, Thoại thi tú tài, Thoại sẽ làm ba vui lòng bằng những phần thưởng cao ngất mỗi năm. Nhưng bây giờ thì Thoại đã mặc áo dài gần năm năm rồi đó ba, phần thưởng Thoại cũng đã ôm về năm lần, lần nào Thoại cũng nhớ đến ba nhưng Thoại không dám nói cho mẹ nghe, Thoại sợ nét mặt ưu tư của mẹ. Ba có biết tại sao từ năm ngoái Thanh học nhiều không ba ? Thoại nói với Thanh ba muốn các con học giỏi mà từ đệ thất đến đệ lục Thanh chưa có một phần thưởng nào nên Thanh cố gắng học. Hy vọng mùa Trung Thu ba về, sẽ khoe ba gói phần thưởng còn mới nguyên chưa mở, nó sẽ được ba gọi đùa là "ba Thanh" như ngày xưa và ba sẽ dẫn tụi Thoại đi chơi như thuở nào. Nhưng ba ơi ! Thanh và con đều buồn, đợi ba hết một mùa Trung Thu rồi trời đổi lạnh và Tết đến một lần nữa hy vọng ba về cũng tan thành mây khói hết. Hai gói giấy vàng cất thật kỹ đã mở ra, Thanh khóc, nó nhớ ba, Thoại cũng nhớ ba mà sao ba không về, ba ơi ?
Ba xa tụi Thoại mấy năm rồi, không biết ba còn thương tụi Thoại không hay ba thương "em mới" hả ba ? Anh Hùng đi lính rồi giống ba lúc ba chưa giải ngũ, anh ấy cũng buồn. Còn chị Thục sắp lấy chồng. Không lẽ ngày đám cưới con gái lớn của ba mà ba không về sao hả ba ? Nhưng biết ba ở đâu mà nhắn bây giờ ? Chị Thục bảo ngày vui của chị vẫn có một nỗi tức tưởi vì không có ba. Thoại muốn đi tìm ba, nhưng vì Thoại là con gái làm sao dám làm chuyện đó ? Dù ý nghĩ đó chỉ mới nhen nhúm cũng đủ làm Thoại thấy nôn nao, nhưng hình dung đến cảnh ba đưa "em của Thoại" đi dạo, gặp Thoại, ba nhìn không ra, làm Thoại tủi thân quá ba ơi! Bây giờ, Thoại chỉ còn trong lòng nỗi mong đợi thật mong manh rằng ba sẽ về, dù ngày nào, ba ơi ! Ba của Thoại ơi !
Thoại cúi đầu, mi chớp nhanh. Những giọt nước mắt rơi xuống môi mằn mặn… Thoại khóc cho nỗi bất hạnh của mình.
Tiếng xe đỗ trước ngõ, Thoại lau nhanh nước mắt đứng lên. Bóng một người đàn ông, Thoại hơi run… nhưng không phải, một người lạ.. Ông ta hỏi :
- Má có nhà không cháu ?
- Thưa không. Mẹ cháu bận việc ạ !
- Bao giờ mẹ cháu về ?
- Dạ cháu cũng không biết. Có việc chi ông đến vào buổi chiều, mẹ cháu có nhà.
- À, vậy thôi bác về. Nhớ nói lại với mẹ dùm bác là có bác đến tìm nhé.
- Vâng ạ.
Thoại trở vào nhà. Thiếp đi một lúc mãi đến khi nghe tiếng Thanh gọi, Thoại mới ra mở cửa. Thanh cằn nhằn :
- Chị ở nhà sao lại khoá cửa ?
- Ta ngủ !
- Khiếp, mới 10 giờ sáng mà ngủ ! Bao giờ mẹ về ? Còn cơm nước thì sao ?
- Mẹ bảo chừng 10 rưỡi mẹ về, mẹ đem thức ăn về làm cơm luôn.
Nói đến đó, Thoại mới chợt nhớ lúc nãy mình vừa trả lời với ông khách là không biết bao giờ mẹ về. Rõ lẩm cẩm !
Thấy Thanh yên lặng, Thoại tiếp :
- Đi chơi vui không ?
- Không đi nên nửa chừng Thanh mới về đó !
- Sao thế ?
- Giờ chót nhỏ Tuyết đạp phải miểng chai nên không ai đưa tụi nầy sang vườn nó hết.
- Xui nhỉ ?
- Ừ… À chị Thoại ơi !
- Gì đó ?
- Hồi nãy Thanh gặp anh Phan.
- Rồi sao ?
- Thì có sao đâu ? Gặp thì về nói chị nghe vậy thôi.
- Sao lại nói với chị ? Với anh Hùng chứ !
Thanh không trả lời, chợt giọng Thanh chùng xuống :
- Chị coi album hả ?
Thoại luống cuống :
- Ừ… ừ chị mới xem.
Thanh không nói gì, ngồi xuống giở lại cuốn album đã quen đến thuộc lòng từng tấm ảnh, giọng Thanh buồn thiu :
- Album nhiều hình đẹp mà…
Thoại muốn cất đi :
- Đưa chị cất ! Thay áo đi đã !
- Không, em muốn ngồi đây.
- Thanh…
Thanh ngẩng lên :
- Gì chị ?
- ….
- ….
- Thôi dẹp đi, buồn quá à !
Thanh gấp quyển album lại, đến ngồi bên Thoại, mắt không rời vuông cửa sổ :
- Gần hè rồi, chị có phần thưởng không ?
- Làm sao trả lời được ?
- Biết chứ ! Cả năm mình phải đoán được kết quả chứ !
- Có lẽ !
- Thanh không thích lãnh thưởng nữa !
- Sao vậy ?
- Ba đâu mà khoe ?
- …
- …
Thoại cố gắng vớt vát :
- Nhưng còn mẹ. Bộ Thanh muốn mẹ buồn à ?
- Nhưng không có ba, vẫn thiếu một cái gì !
- Dầu ba không về, mình vẫn phải cố chứ ! Rủi hè nầy ba về thì sao ?
- May chứ rủi à ? Mà không chắc lắm. Tự nhiên Thanh linh cảm ba không về nữa… Tụi mình… vậy hoài !
- Đừng nghĩ bậy. Ba sẽ về.
- Bao giờ ?
- Lâu lắm.
Thanh quay lại, Thoại khóc tự bao giờ.
- Chị…
Thanh cũng khóc. Cả hai đều khóc. Trong nước mắt Thoại vẫn nghĩ "Ba đâu biết được cảnh nầy ".
Hai đứa khóc một lúc, Thoại an ủi :
- Thôi nín đi Thanh. Khóc hoài coi chừng mẹ về thì không vui đâu.
Thanh vẫn khóc, giọng tức tưởi :
- Sao ba và mẹ xa nhau kỳ vậy ?
- Làm sao chị biết ? Chị không dám hỏi mẹ, sợ mẹ buồn !
- Anh Hùng không biết sao ?
- Có lẽ !
Thoại đứng lên :
- Chết ! Mẹ về kìa Thanh ! Vào đi ! Vào đi !
Thanh ù té chạy vào trong, mẹ mỉm cười hỏi lớn :
- Nhỏ Thanh làm gì gặp mẹ mà chạy dữ vậy ?
- Con đố mẹ ? !
- Mẹ chịu thua đó !
- Nó vừa khóc.
- Lại khóc ! Con chọc em nữa phải không ?
- Đâu có ! Con bảo nó cù lần cái… nó khóc.
- Tụi bây phá phách mãi ! Hết thằng Hùng đến con Thoại !
Mẹ cao giọng gọi Thanh :
- Thanh ơi !
Không có tiếng trả lời, Thoại tiếp :
- Chắc nó tắm rồi mẹ ạ. Nó mới vừa về đấy. Cơm trưa lắm rồi nghe mẹ.
- Trưa nay mẹ có hai người bạn đến dùng cơm đấy !
- Đàn ông hay đàn bà thế mẹ ?
Mẹ cười, cốc vào đầu Thoại :
- Mầy làm như mẹ không biết ý mầy vậy. Một ông bạn và một bà bạn.
Thoại reo lên :
- A, con biết ông bạn của mẹ rồi. Phải ông hơi hói đầu mà cao cao đấy phải không mẹ ?
Mẹ ngạc nhiên :
- Sao con biết ?
- Ông ấy tới đây hồi nãy nè !
- Thế hả ? Ông ấy có nói gì không ?
- Ông ấy đến tìm mẹ, con bảo mẹ đi vắng, thế là ông ấy về.
- À, vậy chắc không có gì quan trọng. Thôi vào làm cơm với mẹ đi con.
Chờ mẹ và chị Thoại đi khuất, Thanh thơ thẩn bỏ ra vườn. Giàn hoa giấy tím đã nở nhiều hơn một chút.
Thanh trở vào tìm chiếc chiếu trải trên khoảng cỏ nhỏ xíu rồi ngả mình xuống. Bứt mấy chiếc lá vò vò trong tay, Thanh nhớ ngày xưa, Thanh hay chơi nhà chòi với chị Thoại và cũng hay chơi vào những buổi sáng như thế nầy. Thoại ưa làm món bánh bò bằng cát ướt. Lần nào in vỡ, Thanh hay bị chị Thoại la. Đôi khi ức quá Thanh la lên :
- Ai muốn nó vỡ đâu ?
- Tại mầy làm không khéo !
Bị chê là không khéo, Thanh "hận" lắm, bèn ra lấy cát chơi một mình, không thèm chơi chung với chị Thoại nữa. Thanh lại rủ thêm được mấy đứa hàng xóm. Chị Thoại bị bỏ một mình nên ngồi khóc rồi mách với mẹ. Những lần như vậy, ba phải xử kiện thay mẹ vì mẹ bận làm cơm. Ba năn nỉ Thanh hết lời, Thanh mới thèm chơi lại với chị Thoại.
- Bây giờ ba chia công nhé ! Chị Thoại làm bánh khéo thì con để chị Thoại làm, còn con nhồi bột. Bột có khéo thì bánh mới tốt, mà bánh tốt thì không phí bột, chịu chưa ?
- Nhưng…
- Cái nào bể thì ba mua cái bể đó cho !
Và lúc nào ba cũng mua bằng tiền thật. Đôi khi sau một buổi, chị em Thanh có đến bốn, năm chục đồng. Biết vậy, nên tụi Thoại hay "đóng tuồng" giận nhau cho ba dỗ và cứ như thế tha hồ mà mua bò bía của ông già Tàu đẩy xe ngang mỗi buổi chiều. Mẹ hay phản đối ba, mẹ bảo tụi Thoại ăn thế chiều lại bỏ bữa cơm. Ba chỉ "cười trừ".
Bây giờ Thoại và Thanh đều lớn. Trò chơi xưa không còn và ba cũng không còn ở với chị em Thanh. Đôi khi Thanh muốn biết tại sao, nhưng có một cái gì đó không hiểu, khiến Thoại và Thanh không thể hỏi mẹ.
Nắng lên cao dần, hắt vào mắt Thanh những tia chói chang. Thanh bỏ vào nhà thì gặp lại anh Hùng.
- Rồi, mi lây bệnh của nhỏ Thoại rồi !
- Bệnh gì ?
- Bệnh vẩn vơ !
- Anh dóc. Người ta đang có chuyện buồn chớ bộ !
- Ghê thế à ?
Thanh ngoe nguẩy bỏ đi. Anh Hùng chạy theo :
- Thôi anh đùa. Có gì buồn nói anh nghe đi bé.
- Biết chi ? Nghe chi ?
- Thôi mà ! Giỏi anh cưng.
- Sao không đùa nữa đi ?
- Bộ mi lây bệnh nhỏ Thoại thật rồi sao cà ?
Thanh bật cười trước câu nói ngớ nhẩn của anh Hùng.
- Gần hè rồi anh Hùng há ?
- Ừ. Nhưng gần hè sao lại buồn. Xa trường hả ?
- Không phải vậy ! Gần hè thì Thanh gần lãnh thưởng rồi.
Giọng anh Hùng khổ sở :
- Vậy thì vui chứ sao buồn ?
- Nhưng…
- Nhưng sao ?
- Không có ba !
- …
- Tại vậy mà Thanh buồn. Anh có biết… tại sao… mẹ với ba…
- Thanh còn bé, đừng hỏi chuyện đó.
- Nhưng em lớn rồi.
- Thế nào ba cũng về mà.
- Thanh mong ba hoài. Anh nói cho Thanh nghe đi.
- Ừ… hôm nào đã… À, Thanh đi picnic vui không ?
- Anh kiếm chuyện nói lảng phải không ? Không thèm !
Nói xong, Thanh đứng dậy bỏ đi. Đằng sau lưng, anh Hùng khẽ thở dài rồi cũng lững thững theo sau.
- Sợ không gặp mầy, mầy chưa đi sao ?
Anh Phan tươi cười đi vào.
- Chưa. Mầy đi với tao không ?
- Đi thì đi !
- Ừ, nhưng ăn cơm rồi hãy đi nghe. Ở lại đây ăn cơm với tao đi.
- …
- Chẳng có gì ngại hết. Thoại ơi ! Cho anh cái gì uống đi cưng – Anh Hùng tiếp :
- Ở lại mà thưởng thức tài nấu ăn của nhỏ "mát". Nó nấu nướng cũng độc đáo lắm !
- Thôi, Thoại xin, giới thiệu gì nghe ghê quá !
- Có gì đâu mà ghê ? Anh thích có em gái như vậy, Nhưng khổ nỗi con Khánh không biết gì hết !
- Các anh gặp ai cũng kêu là em mình xấu. Coi chừng Thoại méc Kim Khánh đó !
- Phan nó khỏi sợ Kim Khánh như ta sợ mi đi. Thấy ta chìu, mi làm tới !
- Thôi, không cãi với anh nữa.
Thoại bỏ vào bếp, anh Phan nhìn theo :
- Kể ra thì Thoại cũng lý lắc.
- Tại nó lý lắc mà tao sợ nó.
- Sợ thật ?
- Ừ !
Cả hai cùng cười. Mùi chiên xào bay lên thơm phức làm anh Hùng xuýt xoa mấy lượt.
*
Buổi chiều, Thoại đang vẩn vơ bên tờ giấy nháp định
tìm mấy "vần thơ" thì nghe có tiếng chân rào rạo trên lối đi trước nhà.
Thoại ngẩng lên. – Anh Phan ! Thoại nghe chính lòng mình gọi tên anh
Phan bằng cung điệu thật thánh thót, ngọt ngào. Tại sao Thoại lại vui
mừng khi anh Phan đến ?
- Ơ kìa, làm gì mà đứng ngẩn ngơ vậy Thoại ?
Thoại giật mình :
- Dạ có gì đâu ? Anh Hùng đi từ sáng, Thoại không biết anh ấy đi đâu nữa.
- Thế thì anh về. Thằng Hùng về bảo nó đến anh gấp nghe !
- Dạ !
Bước chân anh Phan theo gió ra cửa, Thoại đứng lại ngẩn ngơ. Không biết sao Thoại lại ao ước anh Phan quay lại ngồi chờ anh Hùng, mặc dù anh Phan chỉ ngồi đó, ngắm vẩn vơ mấy bức tranh trên tường. Còn Thoại, như không một mảy may chú ý, Thoại sẽ bỏ vào trong để anh Phan mặc ý. Nhưng không, bóng anh Phan khuất dần theo ngõ quẹo. Từ hôm vô tình đi chơi chung với anh Phan, Thoại biết có một thay đổi nào đó trong tâm hồn mình. Thoại không dám nghĩ tiếp.
Cũng từ đó, thoáng buồn len qua tâm hồn, đọng lại trong mắt Thoại. Cô bé 16 giờ biết nghĩ đến một cậu con trai, có gì đáng chê trách không ? Mẹ biết được mẹ có giận Thoại không ? Và nhất là ba, có một lúc nào đó tình cờ, tình cờ như một phép lạ nhiệm mầu, ba Thoại sẽ trở về, ba sẽ nghĩ như thế nào khi biết Thoại chểnh mảng việc học vì cái "bóng hình" đó cứ quấn quít lấy Thoại ? Nhưng dù sao, Thoại cũng không thể chối cãi được rằng ở anh Phan có nhiều nét nghệ sĩ, còn Thoại thì nghệ sĩ từ khuya ! (Lời nhỏ Thanh).
Rất có thể anh Hùng đã đọc được những ý nghĩ đó của Thoại nên bảo :
- Có một lúc nào đó, các cô thấy cần phải đeo đẳng một cái gì để có việc mà ngồi mộng mơ, kẻo không tụi tôi chết mất vì thất tình sao ?
Những lúc anh Phan không đến chơi, Thoại hơi buồn buồn. Mất tăm đôi mắt đó, Thoại hay ngẩn ngơ và đôi khi chợt nghĩ : "Những giờ rỗi rảnh, anh Phan không đến đây, rất có thể anh ấy sẽ hộ tống một tà áo khác đến trường." (như anh Hùng vẫn hay lặng lẽ hộ tống chị Ni ngày hai lượt), mà nghe mi mắt cay cay. Thoại nghĩ lang bang như vậy rồi chợt xấu hổ.
Thoại ! Mi không là cái chi của anh Phan hết, ngược lại, anh Phan cũng không là cái chi của mi hết !
Thoại vẫn nhủ thầm như vậy, nhưng cứ mỗi lần chào Thoại ra về, anh Phan nhìn Thoại bằng cái nhìn… như thế nào ấy, là Thoại tối tăm mặt mũi cả ngày. Và bằng rất nhiều cách, nhưng Thoại cũng đã đầu hàng cái đầu óc vớ vẩn của mình và còn đáng "quê" hơn nữa là Thoại tập đàn bản "Nỗi lòng" làm anh Hùng thắc mắc mãi, Thoại đính chánh không được, bèn ăn vạ anh Hùng mới chịu thôi.
- Ơ kìa, làm gì mà đứng ngẩn ngơ vậy Thoại ?
Thoại giật mình :
- Dạ có gì đâu ? Anh Hùng đi từ sáng, Thoại không biết anh ấy đi đâu nữa.
- Thế thì anh về. Thằng Hùng về bảo nó đến anh gấp nghe !
- Dạ !
Bước chân anh Phan theo gió ra cửa, Thoại đứng lại ngẩn ngơ. Không biết sao Thoại lại ao ước anh Phan quay lại ngồi chờ anh Hùng, mặc dù anh Phan chỉ ngồi đó, ngắm vẩn vơ mấy bức tranh trên tường. Còn Thoại, như không một mảy may chú ý, Thoại sẽ bỏ vào trong để anh Phan mặc ý. Nhưng không, bóng anh Phan khuất dần theo ngõ quẹo. Từ hôm vô tình đi chơi chung với anh Phan, Thoại biết có một thay đổi nào đó trong tâm hồn mình. Thoại không dám nghĩ tiếp.
Cũng từ đó, thoáng buồn len qua tâm hồn, đọng lại trong mắt Thoại. Cô bé 16 giờ biết nghĩ đến một cậu con trai, có gì đáng chê trách không ? Mẹ biết được mẹ có giận Thoại không ? Và nhất là ba, có một lúc nào đó tình cờ, tình cờ như một phép lạ nhiệm mầu, ba Thoại sẽ trở về, ba sẽ nghĩ như thế nào khi biết Thoại chểnh mảng việc học vì cái "bóng hình" đó cứ quấn quít lấy Thoại ? Nhưng dù sao, Thoại cũng không thể chối cãi được rằng ở anh Phan có nhiều nét nghệ sĩ, còn Thoại thì nghệ sĩ từ khuya ! (Lời nhỏ Thanh).
Rất có thể anh Hùng đã đọc được những ý nghĩ đó của Thoại nên bảo :
- Có một lúc nào đó, các cô thấy cần phải đeo đẳng một cái gì để có việc mà ngồi mộng mơ, kẻo không tụi tôi chết mất vì thất tình sao ?
Những lúc anh Phan không đến chơi, Thoại hơi buồn buồn. Mất tăm đôi mắt đó, Thoại hay ngẩn ngơ và đôi khi chợt nghĩ : "Những giờ rỗi rảnh, anh Phan không đến đây, rất có thể anh ấy sẽ hộ tống một tà áo khác đến trường." (như anh Hùng vẫn hay lặng lẽ hộ tống chị Ni ngày hai lượt), mà nghe mi mắt cay cay. Thoại nghĩ lang bang như vậy rồi chợt xấu hổ.
Thoại ! Mi không là cái chi của anh Phan hết, ngược lại, anh Phan cũng không là cái chi của mi hết !
Thoại vẫn nhủ thầm như vậy, nhưng cứ mỗi lần chào Thoại ra về, anh Phan nhìn Thoại bằng cái nhìn… như thế nào ấy, là Thoại tối tăm mặt mũi cả ngày. Và bằng rất nhiều cách, nhưng Thoại cũng đã đầu hàng cái đầu óc vớ vẩn của mình và còn đáng "quê" hơn nữa là Thoại tập đàn bản "Nỗi lòng" làm anh Hùng thắc mắc mãi, Thoại đính chánh không được, bèn ăn vạ anh Hùng mới chịu thôi.
_________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG BA