CHƯƠNG VII
Với tài thuyết phục của Tùng và các bạn anh, ông bà Sâm đã để cho họ
giải phẫu thi thể thằng Hợi. Vài ngày sau Tùng sang tôi, mang theo bảng
kết quả tìm thấy. Vì có hẹn trước, nên sáng hôm nay, ba ngồi trong phòng
khách đợi Tùng. Ba biểu tôi đi pha cà-phê, khi tôi bưng cà-phê lên, tôi
thấy ba đang nhìn chăm chú vào tờ giấy Tùng vừa trao qua, trên mặt bàn,
có mấy tấm lam mỏng, dùng để xem trong kính hiển vi. Tùng kéo ghế salon
ngồi sát cạnh ba, một tay anh vịn vào tay ghế của ba, tay kia đặt hờ
lên đùi, anh nói với ba:
- Thưa thầy, theo kết quả tìm thấy trong phẫu thức, ở gan và trong máu thằng bé, tích tụ khá nhiều chất đồng, ở não cũng vậy, các vùng chất xám đang bị thái hóa trầm trọng.
Ba gật gù:
- Thầy biết rồi, đây là một trường hợp rất hi hữu. Nhưng cần phải kiểm chứng lại. Chúng ta xuống phòng thí nghiệm đi.
Tôi nhìn ba:
- Ba, ba uống cà-phê đi đã.
Như sực nhớ ra, ba cười:
- Ồ, quên mất, cà-phê con gái của ba pha lúc mô cũng tuyệt. Uống đi Tùng, uống đi để thấy tài pha cà-phê của Bội Tiên.
Tùng nhìn tôi thân mật rồi nâng ly cà-phê lên, anh nhấp một chút, anh uống mất linh hồn tôi bằng ánh mắt xanh lơ. Anh khen:
- Tiên pha cà-phê thiệt khéo.
Tôi cười. Anh lại hỏi:
- Tiên thích uống cà-phê không ?
Tôi lắc đầu:
- Tiên không dám uống. Tiên sợ mất ngủ. Khi mô cần thức học thi Tiên mới uống.
Ba khoe:
- Bội Tiên học bài chăm lắm Tùng. À, kỳ thi cá nguyệt vừa rồi nó đứng đầu lớp đó. Con Bội Nga thứ mười lăm luôn, thiệt con nhỏ ham chơi, chẳng theo gương chị nó chút mô hết.
Nghe ba khen, tôi mắc cỡ quá, tôi cúi đầu không dám ngó lên. Ba đặt tách cà-phê xuống bàn, bảo Tùng:
- Thôi, chúng ta đi làm việc.
Tùng rủ tôi:
- Bội Tiên cùng xuống phòng thí nghiệm dự buổi kiểm chứng ni nghe.
Tôi gật đầu:
- Dạ, anh và ba Tiên xuống trước đi, để tiên dọn dẹp rồi sẽ theo sau.
Một giờ sau, tôi đã ngồi cạnh Tùng trước mặt ba trong phòng thí nghiệm để nghe ba giải thích:
- Thằng bé đã mắc phải một chứng bệnh rất hi hữu, đó là bệnh Wilson, một bệnh mà triệu chứng xảy ra lúc ban đầu, rất giống bệnh gan, nên rất nhiều vị bác sĩ đã bị lầm lẫn trong công việc chữa trị. Bệnh phát sinh khi gan bị teo cứng không hoạt động được khiến lượng đồng trong máu tăng lên, đồng thời sự tích tụ của chất mật trong gan sẽ gây nên sự thoái hóa của các vùng chất xám trong não. Như chúng ta vừa xem một mô não ở trong kính hiển vi, các tế bào ở đó bị hủy hoại thật rõ ràng.
Tôi hỏi:
- Thưa ba, tại răng mà người ta gọi nớ là bệnh Wilson ?
- Wilson là tên của vị bác sĩ đã khám phá ra bệnh nớ.
Tùng hỏi ba:
- Thưa thầy, loại vi trùng mô đã gây nên bệnh Wilson ?
- Không có vi trùng trực tiếp gây nên bệnh Wilson. Bệnh ni là một biến chứng của bệnh gan. Khi đau gan, nếu gan bị teo cứng thì có thể biến chứng thành bệnh Wilson.
- Thưa thầy, như rứa là bệnh Wilson không di truyền ?
- Có chứ, nhưng sự di truyền rất hiếm, sự di truyền cũng gián tiếp qua bệnh gan, thường do người mẹ di truyền hơn là người cha. Không phải đứa con mô cũng mắc bệnh, chính đứa trẻ mô rủi mang phải nhiễm thể (gène) di truyền của người mẹ mới bị bệnh mà thôi. Nói chung thì bệnh Wilson rất hiếm theo tỉ lệ 1/40.000 cứ 40.000 cặp vợ chồng thì có một cặp sẽ truyền bệnh cho con cái, mà chính họ cũng không biết nữa, vì họ đã vô tình mang những nhiễm thể di truyền từ những thế hệ trước. Bệnh nớ, đã tiềm ẩn nơi người mẹ, nên người mẹ không bị nguy hại chi cả.
Tôi lo sợ:
- Thưa ba, rứa mấy em của thằng Hợi có thể bị bệnh Wilson không ?
Ba gật đầu:
- Có thể.
Tôi quay sang Tùng:
- Chết chưa. Chừ làm răng đây, anh Tùng?
Ba đề nghị:
- Nên đem tất cả những đứa em của thằng bé đi thử máu.
Tôi reo lên:
- Phải đó ba.
Ba nói với Tùng:
- Tùng hãy giúp Bội Tiên trong công việc ni rồi cho thầy biết kết quả.
Tôi tiễn Tùng ra cửa, Tùng nhìn khóm cúc rộ nở dưới cửa sổ phòng học tôi:
- Cúc của Tiên nở hoa to ghê hí.
Tôi nghe vui vui:
- Dạ, qua Tết rồi mà nó vẫn đẹp, vẫn tươi.
- Thì đã bảo cúc là hoa quân tử mà.
- Anh nói rõ ra cho Tiên nghe đi.
- Tiên thấy không, mùa Xuân là mùa cho muôn hoa đua nở, khoe sắc khoe hương. Nhưng đối với cúc thì khác. Người quân tử không a dua xu thời thì cúc vũng vậy, không cần đợi đến mùa Xuân, không cần phải tỏa hương thơm sực nức như hoa hồng, hoa sứ, cho bất cứ ai cũng có thể ngửi được ngắm được. Cúc một mình nở vào mùa thu và hương cúc lại thoang thoảng nhẹ nhàng, phải sành điệu lắm mới có thể hưởng được hương thơm tinh khiết nớ.
Tôi bứt một ngọn lá nhỏ:
- Anh Tùng ví von hay ghê.
Tùng nhìn thẳng vào mặt khiến tôi lúng túng:
- Tiên cũng giống như hoa cúc rứa.
Tôi tròn mắt nhìn anh:
- Ơ, Tiên... mô có đẹp mà ví Tiên với hoa.
Tùng cười:
- Mỗi người con gái là một đóa hoa mà.
Tôi ngẩn ngơ:
- Răng anh lại gọi Tiên là hoa cúc ?
Tùng vẫn nhìn tôi:
- Có quen Tiên, có hiểu Tiên, mới biết Tiên cao quí, như rứa là Tiên giống hoa cúc rồi, phải không?
Tôi đỏ mặt, nói lảng sang chuyện khác:
- Anh Tùng nì, khi mô anh mới giúp Tiên đem đám em thằng Hợi lên nhà thương thử máu ?
Tùng suy nghĩ một lát, rồi anh bảo:
- Chủ nhật ni, Tiên đi dạy, tôi sẽ tháp tùng theo sau, Tiên bằng lòng không?
- Răng cũng được, miễn tiện cho anh thì thôi...
Tùng về rồi, tôi còn đứng chơi vơi bên khóm hồng trước cổng, loại hồng Đàlạt ba xin được giống đem về trồng đang nở những đóa hoa tuyệt đẹp, những cánh mướt như nhung màu đỏ thẫm nổi bật trên nền lá biếc xanh. Hương hoa tràn ngập không gian, tôi nhớ đến lời Tùng vừa bảo, hoa hồng ai cũng ngắm được, cả đến những người phàm phu. Chỉ có hoa cúc là kín đáo dịu dàng, chỉ có hoa cúc là khiêm nhường đằm thắm, tôi trở vào đứng trầm ngâm bên khóm cúc của mình, tay nâng niu một đóa vàng tươi. Tùng ơi, em có phải là hoa cúc thật không ? Trời vào xuân trong vắt xanh lơ, mây trắng lững lờ bay đi tìm mộng, tôi nhìn lên cao thả hồn theo những cánh mây mỏng lang thang bay về cuối chân trời. Ở đó, có bao giờ mây tìm thấy hạnh phúc không mây ? Tôi thầm hỏi, hạnh phúc đối với tôi cũng vậy, thật xa vời trong ước muốn, thật muôn trùng cách biệt trong trí tưởng thâm u. Hạnh phúc của tôi phải chăng là dáng dấp ấy, là nụ cười ấy, là cử chỉ thân mật dịu dàng mà biết bao lần tôi thầm nhủ hãy quên đi ? Tùng cao sang quá, Tùng đẹp đẽ quá, đối với tôi, Tùng là chân thiện mỹ, còn đối với Tùng, tôi là gì đây ? Tôi có phải là đóa hoa cúc như Tùng nói không, hay đó chỉ là lời an ủi phát sinh từ lòng thương hại vô bờ ? Tôi biết, Tùng rất có cảm tình với tôi, nhưng chắc chắn là Tùng không thể yêu tôi được. Tùng cũng là một con người như muôn vạn người con trai trên thế gian này, Tùng có mắt nhận xét thì Tùng không thể nào không thấy được cái xấu xí của tôi, tôi không phải là hạnh phúc của Tùng. Còn gì đau đớn cho bằng khi tự mình giết chết ước mơ, khi tự mình đi thụt lùi trước ánh sáng rực rỡ của vùng hạnh phúc chan hòa trước mặt. Vì Tùng ơi, anh thật quá xa xôi trông tầm tay với của em.
Tôi đi lên phòng, Bội Nga gặp tôi ở cầu thang, cô bé đưa cho tôi tờ tuần báo:
- Báo mới, chị đọc trước đi chị Tiên.
Tôi cầm tờ báo đến bàn, giở từng trang, tôi tìm đến trang thơ xem thử có bài nào hay không, tôi vẫn thường thích chép những bài thơ hay vào một cuốn carnet nhỏ, khi nào buồn thì giở ra ngâm nga một mình xua tan nỗi trống trải. Tôi chợt để ý đến câu "anh là ảo ảnh rất mong manh" trong bài thơ "Tâm sự mùa thu" của một tác giả mang tên Bất Hạnh, cái tên nghe thật buồn như chính tên của tôi. Tôi mở ngăn kéo lấy tập nhật ký ra, tôi phải chép bài thơ này vào nhật ký vì tâm sự của tác giả Bất Hạnh này sao giống tôi ghê.
Tình vỡ theo từng phiến lá đêm
Em ôm sầu muộn kín vai mềm
Mùa thu chim lạ bay về núi
Gieo nỗi buồn đau lên trái tim
Em tự ngàn xưa hoa hướng dương
Yêu anh như suối ngọt yêu nguồn
Anh mang thần tượng vầng Kim Nhật
Soi ánh tơ vàng lên phím thương
Anh quá xa vời trong ước mơ
Mắt nâu trầm lặng biển sương mờ
Em nghe u ẩn niềm băng giá
Qua nẻo hồn em hoen ý thơ
Em chợt nhìn em nhan sắc phai
Mi xanh nhòa nhạt nét trang đài
Khi anh mở rộng vòng tay mến
Để thoát em ngoài cuộc đắm say
Em vẫn làm thơ khóc một mình
Anh là ảo ảnh rất mong manh
Thu sang biền biệt người yêu dấu
Em khổ theo từng phiến lá đêm
Tôi ôm cuốn nhật ký đến giường, và đọc lại bài thơ một lần nữa. Gió thoảng vào cửa sổ hơi lạnh, tôi kéo tấm draps đắp lên người rồi ngủ quên lúc nào không hay.
Sáng chủ nhật tôi vừa dắt xe ra cổng thì thấy Tùng đứng đợi bên đường từ bao giờ, cạnh đấy là chiếc xe trắng của bệnh viện, có dấu hồng thập tự đỏ chói. Tùng cười với tôi:
- Cô giáo vô cất xe đi. Tôi đưa cô giáo đến lớp bằng xe hồng thập tự.
Tôi rút vai:
- Anh mượn cái xe chi mà dễ sợ rứa ? Như sắp chở bệnh nhân đi không bằng.
Tùng theo tôi vào garage chờ tôi cất xe:
- Xe dạo ni bận lắm, mượn được là may quá rồi, hơi mô mà chọn lựa.
Tùng mở cửa xe cho tôi bước lên:
- Công việc thử máu chắc không lâu mô Tiên. Chắc chắn là trong tuần ni sẽ xong xuôi.
Tôi xếp lại mấy quyển vở ngay ngắn:
- Tiên cầu Trời Phật đừng thêm đứa mô mắc bệnh nữa.
- Tôi cũng mong rứa.
Tôi chợt hỏi Tùng:
- Anh Tùng, lỡ có đứa mắc bệnh, mình có thể cứu khỏi được không ?
- Tôi cũng có hỏi thầy về vấn đề ni, thầy nói, nếu bệnh mới manh nha, thì có thể trị dứt được.
Tùng dừng xe trước cổng nhà thờ cho tôi vào lớp:
- Tiên vô dạy kẻo trễ. Tôi đến nhà ông bà Sâm một mình được rồi.
- Anh gắng nói cho khéo nghe. Ông bà ấy đang đau buồn vì cái chết của thằng Hợi.
- Tiên yên trí đi.
Một lá sau, Tùng ghé lại cho tôi hay:
- Xong xuôi rồi, tôi đem mấy đứa nhỏ về bệnh viện rồi trưa tôi tới đón Tiên nghe.
Tôi nhìn ra xe, năm đứa em lớn của thằng Hợi đang cười với tôi, có cả bà Sâm nữa, nét mặt bà dàu dàu, trên tay bà ẵm con Tý đang ngủ gà ngủ gật. Tôi nói với Tùng:
- Anh thật sốt sắng với Tiên.
Tùng khoác tay:
- Tiên đừng nói rứa, đó chỉ là bổn phận của tôi. Thôi tôi đi nghe.
Trưa hôm đó, tôi và Tùng theo ông Sâm đi thăm mộ thằng Hợi. Mộ thằng bé được an vị trên một ngọn đồi thấp cách nơi ở không bao xa. Tôi đứng lặng yên bên Tùng, ngậm ngùi nhìn lớp đất mới ôm ấp hình hài đứa học trò thân yêu của tôi. Hợi, rồi cỏ sẽ mọc xanh tươi nền đất lạnh, rồi lá vàng sẽ rụng xuống phủ lấp xác thân em, em không còn hiện diện trên thế gian này nữa, tên em sẽ dần đi vào quên lãng thiên thu. Hẳn thế giới bên kia không có muộn phiền, hẳn vùng trời cõi chết không còn nhọc mệt, hai tay em đã buông xuôi, cô chúc em tìm thấy hạnh phúc êm đềm vĩnh cửu. Tôi đốt ba cây nhang cắm vào bình hương trước mộ còn mới tinh, ông Sâm ngồi bệt xuống bên mộ, ôm lấy gò đất vô tri:
- Hợi ơi, có cô Tiên và thầy Tùng tới thăm con đây.
Tùng vỗ nhè nhẹ vai ông:
- Tội nghiệp thằng bé thật vắn số.
Ông Sâm nhìn làn khói hương nghi ngút, lẩm bẩm:
- Hợi ơi, chừ con đang ở mô ? Con có tìm về được bên chân Phật Tổ không ?
Tôi nhìn ông:
- Tất cả linh hồn trẻ dại đều được cứu vớt, ông đừng lo.
Ông Sâm lại lo lắng nhìn Tùng:
- Ông bác sĩ ơi, lỡ có đứa mô mắc bệnh như thằng Hợi, thì có cứu được không ông ?
Tùng an ủi:
- Bệnh chưa phát thì chữa được, ông đừng lo.
Trời đã trưa, Tùng đứng dậy nói:
- Thôi, về đi Tiên.
Tôi có ý kiến:
- Anh Tùng, Tiên sẽ đem hoa lên trồng ở mộ thằng Hợi, Tiên sẽ săn sóc mộ phần của nó như chính đứa em ruột của mình. Anh nghĩ rứa có được không ?
- Tôi sẽ giúp Tiên một tay...
- Anh cũng thích trồng hoa à ?
- Nếu có thể, tôi sẽ tự tay xây mộ bia cho thằng bé.
Tôi reo khẽ:
- Ồ, ý kiến anh thật hay, Tiên sẽ mua cát, mua xi măng... nếu thiếu tiền, Tiên sẽ xin ba me Tiên. Anh xây mộ giùm Tiên nghe.
- Sẵn lòng.
Tôi về đến nhà gần hai giờ chiều. Bội Nga lục lạo trên bàn học của tôi. Tôi hỏi:
- Tìm chi rứa Nga ?
Bội Nga quay lại:
- À, chị Tiên về trễ rứa. Em tìm quyển sách tập làm bánh của chị.
Tôi cởi áo dài treo lên tường:
- Bộ em muốn tập làm bánh hả ?
- Dạ, gần tới sinh nhật em rồi mà.
Tôi lần tay nhẩm tính:
- Em lo xa quá đi, còn lâu mà, đến hai tuần nữa lận mà.
Bội Nga nghiêng đầu:
- Nhưng em muốn học làm cho quen. Em không thích đặt bánh ở nhà hàng như những năm trước nữa.
- Để chị làm cho.
Bội Nga nhìn tôi:
- Chị bận mà chị Tiên, sinh nhật em nhằm ngày chủ nhật, chị bận đi dạy mà.
Tôi thương mến nhìn em gái:
- Chị sẽ nghĩ dạy một buổi để mừng sinh nhật thứ mười bảy của em chứ.
Bội Nga ôm chầm lấy tôi:
- Chị thương em quá đi chị tiên, em mừng ghê. Chị nhớ làm bánh sinh nhật cho em nghe.
- Nhưng chị làm không đẹp bằng tiệm mô đó.
Bội Nga nép đầu vào vai tôi :
- Em thấy chị làm bánh chị nặn bông khéo bắt chết. Cái Buche de Noel năm rồi chị làm khách mô tới nhà cũng khen.
Tôi hỏi Bội Nga:
- Rứa sinh nhật năm ni, em định mời ai ?
Bội nga kéo tôi ngồi xuống giường liếng thoáng:
- Em sẽ mời tất cả bạn trong lớp trừ con khỉ phượng Liên.
Tôi nhíu mày:
- Đừng nói như rứa, Nga.
Bội Nga trề môi:
- Từ bữa con Phượng Liên kiếm chuyện với chị, em ghét nó như kẻ thù. Bữa tất niên ra sân khấu em cũng chả thèm nhìn mặt nó.
- Bạn bè mà giận dỗi nhau làm chi rứa không biết nữa ?
- Bộ chị không giận Phượng Liên hả ? Chị không ghét nó hả ?
Tôi lắc đầu:
- Khi nớ thì chị cũng hơi giận thật. Nhưng rồi chị quên ngay.
Bội Nga ngây thơ:
- Răng chị mau quên rứa chị tiên? Em thì em ghét nó, em muốn xé nó ra chấm muối tiêu ăn.
Tôi bật cười:
- Nói tầm bậy nờ.
Bội Nga cười theo. Nó nói:
- Em ngủ trưa đây với chị nghe.
- Ừ, em nằm đi, chị tắm đã.
- Có nước nóng sẵn rồi chị.
- Ừ.
Tôi cầm chiếc khăn lông đi vào phòng tắm. Phòng rộng được xây theo kiểu mới, chung quanh tường lát men trắng, và chiếc bồn bằng đá xanh láng ngời. Phía trên tường có hai vòi nước, một bên lạnh và một bên nóng, tôi với tay bấm nút cho nước chảy vào bồn, tôi cố gắng không nhìn vào tấm gương lớn hình bầu dục đang thản nhiên phản chiếu vào người tôi như một thách thức xót xa.
- Thưa thầy, theo kết quả tìm thấy trong phẫu thức, ở gan và trong máu thằng bé, tích tụ khá nhiều chất đồng, ở não cũng vậy, các vùng chất xám đang bị thái hóa trầm trọng.
Ba gật gù:
- Thầy biết rồi, đây là một trường hợp rất hi hữu. Nhưng cần phải kiểm chứng lại. Chúng ta xuống phòng thí nghiệm đi.
Tôi nhìn ba:
- Ba, ba uống cà-phê đi đã.
Như sực nhớ ra, ba cười:
- Ồ, quên mất, cà-phê con gái của ba pha lúc mô cũng tuyệt. Uống đi Tùng, uống đi để thấy tài pha cà-phê của Bội Tiên.
Tùng nhìn tôi thân mật rồi nâng ly cà-phê lên, anh nhấp một chút, anh uống mất linh hồn tôi bằng ánh mắt xanh lơ. Anh khen:
- Tiên pha cà-phê thiệt khéo.
Tôi cười. Anh lại hỏi:
- Tiên thích uống cà-phê không ?
Tôi lắc đầu:
- Tiên không dám uống. Tiên sợ mất ngủ. Khi mô cần thức học thi Tiên mới uống.
Ba khoe:
- Bội Tiên học bài chăm lắm Tùng. À, kỳ thi cá nguyệt vừa rồi nó đứng đầu lớp đó. Con Bội Nga thứ mười lăm luôn, thiệt con nhỏ ham chơi, chẳng theo gương chị nó chút mô hết.
Nghe ba khen, tôi mắc cỡ quá, tôi cúi đầu không dám ngó lên. Ba đặt tách cà-phê xuống bàn, bảo Tùng:
- Thôi, chúng ta đi làm việc.
Tùng rủ tôi:
- Bội Tiên cùng xuống phòng thí nghiệm dự buổi kiểm chứng ni nghe.
Tôi gật đầu:
- Dạ, anh và ba Tiên xuống trước đi, để tiên dọn dẹp rồi sẽ theo sau.
Một giờ sau, tôi đã ngồi cạnh Tùng trước mặt ba trong phòng thí nghiệm để nghe ba giải thích:
- Thằng bé đã mắc phải một chứng bệnh rất hi hữu, đó là bệnh Wilson, một bệnh mà triệu chứng xảy ra lúc ban đầu, rất giống bệnh gan, nên rất nhiều vị bác sĩ đã bị lầm lẫn trong công việc chữa trị. Bệnh phát sinh khi gan bị teo cứng không hoạt động được khiến lượng đồng trong máu tăng lên, đồng thời sự tích tụ của chất mật trong gan sẽ gây nên sự thoái hóa của các vùng chất xám trong não. Như chúng ta vừa xem một mô não ở trong kính hiển vi, các tế bào ở đó bị hủy hoại thật rõ ràng.
Tôi hỏi:
- Thưa ba, tại răng mà người ta gọi nớ là bệnh Wilson ?
- Wilson là tên của vị bác sĩ đã khám phá ra bệnh nớ.
Tùng hỏi ba:
- Thưa thầy, loại vi trùng mô đã gây nên bệnh Wilson ?
- Không có vi trùng trực tiếp gây nên bệnh Wilson. Bệnh ni là một biến chứng của bệnh gan. Khi đau gan, nếu gan bị teo cứng thì có thể biến chứng thành bệnh Wilson.
- Thưa thầy, như rứa là bệnh Wilson không di truyền ?
- Có chứ, nhưng sự di truyền rất hiếm, sự di truyền cũng gián tiếp qua bệnh gan, thường do người mẹ di truyền hơn là người cha. Không phải đứa con mô cũng mắc bệnh, chính đứa trẻ mô rủi mang phải nhiễm thể (gène) di truyền của người mẹ mới bị bệnh mà thôi. Nói chung thì bệnh Wilson rất hiếm theo tỉ lệ 1/40.000 cứ 40.000 cặp vợ chồng thì có một cặp sẽ truyền bệnh cho con cái, mà chính họ cũng không biết nữa, vì họ đã vô tình mang những nhiễm thể di truyền từ những thế hệ trước. Bệnh nớ, đã tiềm ẩn nơi người mẹ, nên người mẹ không bị nguy hại chi cả.
Tôi lo sợ:
- Thưa ba, rứa mấy em của thằng Hợi có thể bị bệnh Wilson không ?
Ba gật đầu:
- Có thể.
Tôi quay sang Tùng:
- Chết chưa. Chừ làm răng đây, anh Tùng?
Ba đề nghị:
- Nên đem tất cả những đứa em của thằng bé đi thử máu.
Tôi reo lên:
- Phải đó ba.
Ba nói với Tùng:
- Tùng hãy giúp Bội Tiên trong công việc ni rồi cho thầy biết kết quả.
Tôi tiễn Tùng ra cửa, Tùng nhìn khóm cúc rộ nở dưới cửa sổ phòng học tôi:
- Cúc của Tiên nở hoa to ghê hí.
Tôi nghe vui vui:
- Dạ, qua Tết rồi mà nó vẫn đẹp, vẫn tươi.
- Thì đã bảo cúc là hoa quân tử mà.
- Anh nói rõ ra cho Tiên nghe đi.
- Tiên thấy không, mùa Xuân là mùa cho muôn hoa đua nở, khoe sắc khoe hương. Nhưng đối với cúc thì khác. Người quân tử không a dua xu thời thì cúc vũng vậy, không cần đợi đến mùa Xuân, không cần phải tỏa hương thơm sực nức như hoa hồng, hoa sứ, cho bất cứ ai cũng có thể ngửi được ngắm được. Cúc một mình nở vào mùa thu và hương cúc lại thoang thoảng nhẹ nhàng, phải sành điệu lắm mới có thể hưởng được hương thơm tinh khiết nớ.
Tôi bứt một ngọn lá nhỏ:
- Anh Tùng ví von hay ghê.
Tùng nhìn thẳng vào mặt khiến tôi lúng túng:
- Tiên cũng giống như hoa cúc rứa.
Tôi tròn mắt nhìn anh:
- Ơ, Tiên... mô có đẹp mà ví Tiên với hoa.
Tùng cười:
- Mỗi người con gái là một đóa hoa mà.
Tôi ngẩn ngơ:
- Răng anh lại gọi Tiên là hoa cúc ?
Tùng vẫn nhìn tôi:
- Có quen Tiên, có hiểu Tiên, mới biết Tiên cao quí, như rứa là Tiên giống hoa cúc rồi, phải không?
Tôi đỏ mặt, nói lảng sang chuyện khác:
- Anh Tùng nì, khi mô anh mới giúp Tiên đem đám em thằng Hợi lên nhà thương thử máu ?
Tùng suy nghĩ một lát, rồi anh bảo:
- Chủ nhật ni, Tiên đi dạy, tôi sẽ tháp tùng theo sau, Tiên bằng lòng không?
- Răng cũng được, miễn tiện cho anh thì thôi...
Tùng về rồi, tôi còn đứng chơi vơi bên khóm hồng trước cổng, loại hồng Đàlạt ba xin được giống đem về trồng đang nở những đóa hoa tuyệt đẹp, những cánh mướt như nhung màu đỏ thẫm nổi bật trên nền lá biếc xanh. Hương hoa tràn ngập không gian, tôi nhớ đến lời Tùng vừa bảo, hoa hồng ai cũng ngắm được, cả đến những người phàm phu. Chỉ có hoa cúc là kín đáo dịu dàng, chỉ có hoa cúc là khiêm nhường đằm thắm, tôi trở vào đứng trầm ngâm bên khóm cúc của mình, tay nâng niu một đóa vàng tươi. Tùng ơi, em có phải là hoa cúc thật không ? Trời vào xuân trong vắt xanh lơ, mây trắng lững lờ bay đi tìm mộng, tôi nhìn lên cao thả hồn theo những cánh mây mỏng lang thang bay về cuối chân trời. Ở đó, có bao giờ mây tìm thấy hạnh phúc không mây ? Tôi thầm hỏi, hạnh phúc đối với tôi cũng vậy, thật xa vời trong ước muốn, thật muôn trùng cách biệt trong trí tưởng thâm u. Hạnh phúc của tôi phải chăng là dáng dấp ấy, là nụ cười ấy, là cử chỉ thân mật dịu dàng mà biết bao lần tôi thầm nhủ hãy quên đi ? Tùng cao sang quá, Tùng đẹp đẽ quá, đối với tôi, Tùng là chân thiện mỹ, còn đối với Tùng, tôi là gì đây ? Tôi có phải là đóa hoa cúc như Tùng nói không, hay đó chỉ là lời an ủi phát sinh từ lòng thương hại vô bờ ? Tôi biết, Tùng rất có cảm tình với tôi, nhưng chắc chắn là Tùng không thể yêu tôi được. Tùng cũng là một con người như muôn vạn người con trai trên thế gian này, Tùng có mắt nhận xét thì Tùng không thể nào không thấy được cái xấu xí của tôi, tôi không phải là hạnh phúc của Tùng. Còn gì đau đớn cho bằng khi tự mình giết chết ước mơ, khi tự mình đi thụt lùi trước ánh sáng rực rỡ của vùng hạnh phúc chan hòa trước mặt. Vì Tùng ơi, anh thật quá xa xôi trông tầm tay với của em.
Tôi đi lên phòng, Bội Nga gặp tôi ở cầu thang, cô bé đưa cho tôi tờ tuần báo:
- Báo mới, chị đọc trước đi chị Tiên.
Tôi cầm tờ báo đến bàn, giở từng trang, tôi tìm đến trang thơ xem thử có bài nào hay không, tôi vẫn thường thích chép những bài thơ hay vào một cuốn carnet nhỏ, khi nào buồn thì giở ra ngâm nga một mình xua tan nỗi trống trải. Tôi chợt để ý đến câu "anh là ảo ảnh rất mong manh" trong bài thơ "Tâm sự mùa thu" của một tác giả mang tên Bất Hạnh, cái tên nghe thật buồn như chính tên của tôi. Tôi mở ngăn kéo lấy tập nhật ký ra, tôi phải chép bài thơ này vào nhật ký vì tâm sự của tác giả Bất Hạnh này sao giống tôi ghê.
Tình vỡ theo từng phiến lá đêm
Em ôm sầu muộn kín vai mềm
Mùa thu chim lạ bay về núi
Gieo nỗi buồn đau lên trái tim
Em tự ngàn xưa hoa hướng dương
Yêu anh như suối ngọt yêu nguồn
Anh mang thần tượng vầng Kim Nhật
Soi ánh tơ vàng lên phím thương
Anh quá xa vời trong ước mơ
Mắt nâu trầm lặng biển sương mờ
Em nghe u ẩn niềm băng giá
Qua nẻo hồn em hoen ý thơ
Em chợt nhìn em nhan sắc phai
Mi xanh nhòa nhạt nét trang đài
Khi anh mở rộng vòng tay mến
Để thoát em ngoài cuộc đắm say
Em vẫn làm thơ khóc một mình
Anh là ảo ảnh rất mong manh
Thu sang biền biệt người yêu dấu
Em khổ theo từng phiến lá đêm
Tôi ôm cuốn nhật ký đến giường, và đọc lại bài thơ một lần nữa. Gió thoảng vào cửa sổ hơi lạnh, tôi kéo tấm draps đắp lên người rồi ngủ quên lúc nào không hay.
*
Sáng chủ nhật tôi vừa dắt xe ra cổng thì thấy Tùng đứng đợi bên đường từ bao giờ, cạnh đấy là chiếc xe trắng của bệnh viện, có dấu hồng thập tự đỏ chói. Tùng cười với tôi:
- Cô giáo vô cất xe đi. Tôi đưa cô giáo đến lớp bằng xe hồng thập tự.
Tôi rút vai:
- Anh mượn cái xe chi mà dễ sợ rứa ? Như sắp chở bệnh nhân đi không bằng.
Tùng theo tôi vào garage chờ tôi cất xe:
- Xe dạo ni bận lắm, mượn được là may quá rồi, hơi mô mà chọn lựa.
Tùng mở cửa xe cho tôi bước lên:
- Công việc thử máu chắc không lâu mô Tiên. Chắc chắn là trong tuần ni sẽ xong xuôi.
Tôi xếp lại mấy quyển vở ngay ngắn:
- Tiên cầu Trời Phật đừng thêm đứa mô mắc bệnh nữa.
- Tôi cũng mong rứa.
Tôi chợt hỏi Tùng:
- Anh Tùng, lỡ có đứa mắc bệnh, mình có thể cứu khỏi được không ?
- Tôi cũng có hỏi thầy về vấn đề ni, thầy nói, nếu bệnh mới manh nha, thì có thể trị dứt được.
Tùng dừng xe trước cổng nhà thờ cho tôi vào lớp:
- Tiên vô dạy kẻo trễ. Tôi đến nhà ông bà Sâm một mình được rồi.
- Anh gắng nói cho khéo nghe. Ông bà ấy đang đau buồn vì cái chết của thằng Hợi.
- Tiên yên trí đi.
Một lá sau, Tùng ghé lại cho tôi hay:
- Xong xuôi rồi, tôi đem mấy đứa nhỏ về bệnh viện rồi trưa tôi tới đón Tiên nghe.
Tôi nhìn ra xe, năm đứa em lớn của thằng Hợi đang cười với tôi, có cả bà Sâm nữa, nét mặt bà dàu dàu, trên tay bà ẵm con Tý đang ngủ gà ngủ gật. Tôi nói với Tùng:
- Anh thật sốt sắng với Tiên.
Tùng khoác tay:
- Tiên đừng nói rứa, đó chỉ là bổn phận của tôi. Thôi tôi đi nghe.
Trưa hôm đó, tôi và Tùng theo ông Sâm đi thăm mộ thằng Hợi. Mộ thằng bé được an vị trên một ngọn đồi thấp cách nơi ở không bao xa. Tôi đứng lặng yên bên Tùng, ngậm ngùi nhìn lớp đất mới ôm ấp hình hài đứa học trò thân yêu của tôi. Hợi, rồi cỏ sẽ mọc xanh tươi nền đất lạnh, rồi lá vàng sẽ rụng xuống phủ lấp xác thân em, em không còn hiện diện trên thế gian này nữa, tên em sẽ dần đi vào quên lãng thiên thu. Hẳn thế giới bên kia không có muộn phiền, hẳn vùng trời cõi chết không còn nhọc mệt, hai tay em đã buông xuôi, cô chúc em tìm thấy hạnh phúc êm đềm vĩnh cửu. Tôi đốt ba cây nhang cắm vào bình hương trước mộ còn mới tinh, ông Sâm ngồi bệt xuống bên mộ, ôm lấy gò đất vô tri:
- Hợi ơi, có cô Tiên và thầy Tùng tới thăm con đây.
Tùng vỗ nhè nhẹ vai ông:
- Tội nghiệp thằng bé thật vắn số.
Ông Sâm nhìn làn khói hương nghi ngút, lẩm bẩm:
- Hợi ơi, chừ con đang ở mô ? Con có tìm về được bên chân Phật Tổ không ?
Tôi nhìn ông:
- Tất cả linh hồn trẻ dại đều được cứu vớt, ông đừng lo.
Ông Sâm lại lo lắng nhìn Tùng:
- Ông bác sĩ ơi, lỡ có đứa mô mắc bệnh như thằng Hợi, thì có cứu được không ông ?
Tùng an ủi:
- Bệnh chưa phát thì chữa được, ông đừng lo.
Trời đã trưa, Tùng đứng dậy nói:
- Thôi, về đi Tiên.
Tôi có ý kiến:
- Anh Tùng, Tiên sẽ đem hoa lên trồng ở mộ thằng Hợi, Tiên sẽ săn sóc mộ phần của nó như chính đứa em ruột của mình. Anh nghĩ rứa có được không ?
- Tôi sẽ giúp Tiên một tay...
- Anh cũng thích trồng hoa à ?
- Nếu có thể, tôi sẽ tự tay xây mộ bia cho thằng bé.
Tôi reo khẽ:
- Ồ, ý kiến anh thật hay, Tiên sẽ mua cát, mua xi măng... nếu thiếu tiền, Tiên sẽ xin ba me Tiên. Anh xây mộ giùm Tiên nghe.
- Sẵn lòng.
Tôi về đến nhà gần hai giờ chiều. Bội Nga lục lạo trên bàn học của tôi. Tôi hỏi:
- Tìm chi rứa Nga ?
Bội Nga quay lại:
- À, chị Tiên về trễ rứa. Em tìm quyển sách tập làm bánh của chị.
Tôi cởi áo dài treo lên tường:
- Bộ em muốn tập làm bánh hả ?
- Dạ, gần tới sinh nhật em rồi mà.
Tôi lần tay nhẩm tính:
- Em lo xa quá đi, còn lâu mà, đến hai tuần nữa lận mà.
Bội Nga nghiêng đầu:
- Nhưng em muốn học làm cho quen. Em không thích đặt bánh ở nhà hàng như những năm trước nữa.
- Để chị làm cho.
Bội Nga nhìn tôi:
- Chị bận mà chị Tiên, sinh nhật em nhằm ngày chủ nhật, chị bận đi dạy mà.
Tôi thương mến nhìn em gái:
- Chị sẽ nghĩ dạy một buổi để mừng sinh nhật thứ mười bảy của em chứ.
Bội Nga ôm chầm lấy tôi:
- Chị thương em quá đi chị tiên, em mừng ghê. Chị nhớ làm bánh sinh nhật cho em nghe.
- Nhưng chị làm không đẹp bằng tiệm mô đó.
Bội Nga nép đầu vào vai tôi :
- Em thấy chị làm bánh chị nặn bông khéo bắt chết. Cái Buche de Noel năm rồi chị làm khách mô tới nhà cũng khen.
Tôi hỏi Bội Nga:
- Rứa sinh nhật năm ni, em định mời ai ?
Bội nga kéo tôi ngồi xuống giường liếng thoáng:
- Em sẽ mời tất cả bạn trong lớp trừ con khỉ phượng Liên.
Tôi nhíu mày:
- Đừng nói như rứa, Nga.
Bội Nga trề môi:
- Từ bữa con Phượng Liên kiếm chuyện với chị, em ghét nó như kẻ thù. Bữa tất niên ra sân khấu em cũng chả thèm nhìn mặt nó.
- Bạn bè mà giận dỗi nhau làm chi rứa không biết nữa ?
- Bộ chị không giận Phượng Liên hả ? Chị không ghét nó hả ?
Tôi lắc đầu:
- Khi nớ thì chị cũng hơi giận thật. Nhưng rồi chị quên ngay.
Bội Nga ngây thơ:
- Răng chị mau quên rứa chị tiên? Em thì em ghét nó, em muốn xé nó ra chấm muối tiêu ăn.
Tôi bật cười:
- Nói tầm bậy nờ.
Bội Nga cười theo. Nó nói:
- Em ngủ trưa đây với chị nghe.
- Ừ, em nằm đi, chị tắm đã.
- Có nước nóng sẵn rồi chị.
- Ừ.
Tôi cầm chiếc khăn lông đi vào phòng tắm. Phòng rộng được xây theo kiểu mới, chung quanh tường lát men trắng, và chiếc bồn bằng đá xanh láng ngời. Phía trên tường có hai vòi nước, một bên lạnh và một bên nóng, tôi với tay bấm nút cho nước chảy vào bồn, tôi cố gắng không nhìn vào tấm gương lớn hình bầu dục đang thản nhiên phản chiếu vào người tôi như một thách thức xót xa.
__________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG VIII