CHƯƠNG III
Bạch Liên chạy tắt vào cửa mé sau vườn, còn Dũng cho ngựa sải một vòng ra cổng trước.
Qua một sân gạch rộng mênh mông, hai chú cháu bước lên thềm nhà trên. Vắng hoe, Đồng ngạc nhiên hỏi cháu:
- Kẻ ăn người làm đâu cả mà lặng ngắt vậy cháu?
- Nhà trơ trọi có hai bà cháu. Nuôi thêm một bà già giúp việc, suốt ngày lúi húi trong bếp hay ngoài vườn, làm chi mà chẳng vắng.
Trong khi Dũng loay hoay mở mấy cánh cửa ra cho thoáng, Đồng ngay người đứng ngắm gian chính dinh cơ của một vị trọng thần triều Quang Trung hoàng đế.
Ông chú lắc vai thằng cháu:
- Đồ đạc nhà quan Thiếu Phó trần thiết ở đâu? Sao để trống trải thế này?
Dũng cười buồn:
- Có đồ đạc đâu mà trần thiết! Nhà này thanh bạch lắm. Tiếng là được hưởng lộc của mấy xã đấy, nhưng sự thực thì thu được cũng hay, mà không thu được cũng thôi. Đúng là "tiếng cả nhà không" mà.
Vẫn chưa thấy cụ cố bà ra khách, chàng trai trẻ nói chuyện tiếp cho ông chú nghe đỡ sốt ruột.
- Hai ông bà cùng làm quan lớn mà nhà chẳng có gì. Càng ngày càng nghèo, nhất là từ ngày được Đức Vua ban cho một món quà quí giá là một chú voi con. Nó ăn dữ quá, không lẽ người nhịn để voi xơi cho thích miệng.
Nghe câu chuyện hay hay, Đồng gượng cười:
- Bây giờ chú mới biết cái vụ nhà nghèo nuôi voi đấy chứ.
- Khốn nỗi nhà đã nghèo mà cả hai bà cháu đều hay làm việc nghĩa. Cả làng này chả mấy ai là không chịu ơn bà cụ và cô bé.
Đồng ngây thơ hỏi:
- Chú tưởng làng này giầu có chứ. Bình Phú mà!
- Bình thì có bình, nhưng phú thì không phú mấy. Hoặc giả có giầu tình, giầu nghĩa mà thôi.
- Ờ, cứ coi đám trẻ đứng vây chú để lo bênh vực cô Bạch Liên, cũng đủ thấy dân làng này trọng nghĩa...
Có tiếng cửa mé trong mở rộng. Ánh sáng ùa vào. Bà cụ vịn vai cháu gái bước lên nhà trên. Đồng vội quỳ gối lạy chào. Bà cụ vừa ngồi xuống ghế vừa bảo Dũng:
- Đỡ chú đứng lên đi. Vợ chồng nhà Diệu có nhắn gì, chú nói cho già hay đi, tốt hơn là làm đại lễ.
Đồng đứng lên, nước mắt ràn rụa. Bấy nhiêu đủ báo cho hai bà cháu biết trước một tin chẳng lành.
Thấy vậy, bà cụ thở dài hỏi, giọng chán chường nhưng bình tĩnh:
- Vậy là cả dâu, cả con trai của già đều bị hại rồi hay sao?
Đồng lắc đầu, mấy giọt nước mát từ khuôn mặt sạm nắng rơi xuống như những giọt mưa lác đác:
- Bẩm cụ, chưa ạ. Ông bà Thiếu Phó con đều bị giặc bắt ở huyện Thanh Chương.
Cả hai bà cháu cùng la lên, kinh ngạc đến tột cùng:
- Huyện Thanh Chương?
- Dạ.
Bà cụ lắc đầu, chậm rãi như nói một mình:
- Lại có chuyện vô lý đến thế sao? Nhà Diệu làm trấn thủ Nghệ An. Không lẽ nó ăn ở bất nhân thất đức đến độ bị bắt ở ngay huyện Thanh Chương là huyện nhà!
- Bẩm cụ không phải thế đâu ạ. Ông bà con lui quân về vẫn được bà con huyện nhà tiếp rước chu tất. Nhưng chẳng may trong số những kẻ đã chịu ơn sâu của quan trấn thủ, lại có một tên phản bội. Nó theo giặc từ lâu mà không ai hay biết. Vì thế ông bà mới vô tình mà mắc phải mưu gian.
- Đầu đuôi việc ấy thế nào chú cứ nói. Già đủ can đảm nghe những chuyện không may ghê gớm nhất. Vì vợ chồng nhà Diệu đã làm tướng thì cái chết lúc nào chả cầm chắc trong tay... Sớm hay muộn có xá gì!
- Dạ con xin kể đây.
Qua một sân gạch rộng mênh mông, hai chú cháu bước lên thềm nhà trên. Vắng hoe, Đồng ngạc nhiên hỏi cháu:
- Kẻ ăn người làm đâu cả mà lặng ngắt vậy cháu?
- Nhà trơ trọi có hai bà cháu. Nuôi thêm một bà già giúp việc, suốt ngày lúi húi trong bếp hay ngoài vườn, làm chi mà chẳng vắng.
Trong khi Dũng loay hoay mở mấy cánh cửa ra cho thoáng, Đồng ngay người đứng ngắm gian chính dinh cơ của một vị trọng thần triều Quang Trung hoàng đế.
Ông chú lắc vai thằng cháu:
- Đồ đạc nhà quan Thiếu Phó trần thiết ở đâu? Sao để trống trải thế này?
Dũng cười buồn:
- Có đồ đạc đâu mà trần thiết! Nhà này thanh bạch lắm. Tiếng là được hưởng lộc của mấy xã đấy, nhưng sự thực thì thu được cũng hay, mà không thu được cũng thôi. Đúng là "tiếng cả nhà không" mà.
Vẫn chưa thấy cụ cố bà ra khách, chàng trai trẻ nói chuyện tiếp cho ông chú nghe đỡ sốt ruột.
- Hai ông bà cùng làm quan lớn mà nhà chẳng có gì. Càng ngày càng nghèo, nhất là từ ngày được Đức Vua ban cho một món quà quí giá là một chú voi con. Nó ăn dữ quá, không lẽ người nhịn để voi xơi cho thích miệng.
Nghe câu chuyện hay hay, Đồng gượng cười:
- Bây giờ chú mới biết cái vụ nhà nghèo nuôi voi đấy chứ.
- Khốn nỗi nhà đã nghèo mà cả hai bà cháu đều hay làm việc nghĩa. Cả làng này chả mấy ai là không chịu ơn bà cụ và cô bé.
Đồng ngây thơ hỏi:
- Chú tưởng làng này giầu có chứ. Bình Phú mà!
- Bình thì có bình, nhưng phú thì không phú mấy. Hoặc giả có giầu tình, giầu nghĩa mà thôi.
- Ờ, cứ coi đám trẻ đứng vây chú để lo bênh vực cô Bạch Liên, cũng đủ thấy dân làng này trọng nghĩa...
Có tiếng cửa mé trong mở rộng. Ánh sáng ùa vào. Bà cụ vịn vai cháu gái bước lên nhà trên. Đồng vội quỳ gối lạy chào. Bà cụ vừa ngồi xuống ghế vừa bảo Dũng:
- Đỡ chú đứng lên đi. Vợ chồng nhà Diệu có nhắn gì, chú nói cho già hay đi, tốt hơn là làm đại lễ.
Đồng đứng lên, nước mắt ràn rụa. Bấy nhiêu đủ báo cho hai bà cháu biết trước một tin chẳng lành.
Thấy vậy, bà cụ thở dài hỏi, giọng chán chường nhưng bình tĩnh:
- Vậy là cả dâu, cả con trai của già đều bị hại rồi hay sao?
Đồng lắc đầu, mấy giọt nước mát từ khuôn mặt sạm nắng rơi xuống như những giọt mưa lác đác:
- Bẩm cụ, chưa ạ. Ông bà Thiếu Phó con đều bị giặc bắt ở huyện Thanh Chương.
Cả hai bà cháu cùng la lên, kinh ngạc đến tột cùng:
- Huyện Thanh Chương?
- Dạ.
Bà cụ lắc đầu, chậm rãi như nói một mình:
- Lại có chuyện vô lý đến thế sao? Nhà Diệu làm trấn thủ Nghệ An. Không lẽ nó ăn ở bất nhân thất đức đến độ bị bắt ở ngay huyện Thanh Chương là huyện nhà!
- Bẩm cụ không phải thế đâu ạ. Ông bà con lui quân về vẫn được bà con huyện nhà tiếp rước chu tất. Nhưng chẳng may trong số những kẻ đã chịu ơn sâu của quan trấn thủ, lại có một tên phản bội. Nó theo giặc từ lâu mà không ai hay biết. Vì thế ông bà mới vô tình mà mắc phải mưu gian.
- Đầu đuôi việc ấy thế nào chú cứ nói. Già đủ can đảm nghe những chuyện không may ghê gớm nhất. Vì vợ chồng nhà Diệu đã làm tướng thì cái chết lúc nào chả cầm chắc trong tay... Sớm hay muộn có xá gì!
- Dạ con xin kể đây.
□
Có thám mã báo tin về cho đại quân nhà Nguyễn Phúc
vừa bị một mẻ chết hụt ở thành Trấn Ninh hay: vợ chồng đại tướng Trần
Quang Diệu hiện đang cưỡi chung một thớt voi từ Thanh Hóa dẫn quân vào
đàng trong, chả mấy chốc quân Tây Sơn sẽ tới huyện Thanh Chương là một
nơi đất giầu dân mạnh.
Đạo quân truy kích đang hăng hái rượt nà được tin mừng ấy bỗng dưng khựng lại. Từ lớn tới nhỏ, họ đều ngán không muốn đụng độ với hai người mà họ kiềng mặt nhất kể từ sau ngày Bắc Bình Vương băng hà.
Đặc biệt lần này cả các danh tướng cũng ngoảnh mặt làm ngơ để cho bọn đàn em có dịp trổ tài thao lược mà lập công với bề trên.
Quả có mấy viên tì tướng tình nguyện làm cái công việc "trói hổ" khó khăn ấy thật.
Chiều nay, gần đến huyện Thanh Chương, họ kiếm một chỗ thật kín đáo, quây quần nhau đánh chén và bàn mưu tính kế.
Toàn là một lũ đầu trâu mặt ngựa, tên nào cũng có ít ra là một nét tàn ác hơn tên nào. Duy có gã cầm đầu là khác hẳn: mặt mũi trắng trẻo và thân hình đều đặn. Nếu không có cặp mắt ti hí luôn luôn nhìn trộm thì khó lòng người đối thoại dám cho y là một tên nguy hiểm cần phải đề phòng.
Mâm đã dọn lên, rượu đầy bình và đồ nhậu ê hề. Tên chủ tọa nâng ly, ngó đồng bọn với một vẻ dương dương tự đắc.
- Uống đi, uống đi, các chú! Bây giờ các chú nào biết tại sao thiên hạ để cho thằng Cai Tuệ này cáng đáng công việc khó khăn nhưng béo bở này không?
Cả bọn lắc đầu. Y cắt nghĩa:
- Này nhé, mọi bận hễ có cơ đánh thắng là họ tranh nhau đi. Có lúc vặc nhau lung tung beng. Nhưng lần này thì khác hẳn. Tiền quân lắc, hậu quân cũng lắc. Tả quân làm ngơ thì hữu quân cũng lờ luôn. Tại sao vậy?
Y đặt câu hỏi dồn dập để chính y giải đáp:
- Là vì miếng mồi mới thấy tưởng là ngon, kỳ thực rất khó nhá. Mà nhá không xong thì thân bại danh liệt ngay lập tức. Nếu ta chịu khó kiểm điểm tình hình thì thấy ngay: bên kia tuy thua nhưng lực lượng còn mạnh. Họ Trần và họ Bùi là hai con mãnh hổ còn y nguyên móng vuốt. Đụng vào chả có gì là chắc ăn. Trái lại, dám vỡ mặt như chơi...
Còn bên mình tuy ngoài miệng hăng thật đấy nhưng trong bụng còn run mỗi khi nhớ lại cái cảnh bà Bùi Thị Xuân cưỡi voi thét tướng sĩ vây thành Trấn Ninh trong hai ngày ròng rã. Nếu không vì một chuyện hiểu lầm, bên kia vội rút lui lúc chiến thắng đã gần kề thì e rằng giờ này thây chúng ta đã phơi đầy trong Lũy Đồng Hới rồi. Từ lớn chí bé, ai cũng sợ, ai cũng ghét bà Xuân, và ai cũng muốn giết bà ta cho hả giận. Nhưng không ai dám cầm quân đánh bà. Còn ông Diệu thì một số lớn quân ta còn nhớ cái trận ông hạ thành Qui Nhơn. Họ đã được ông tha chết và chắc rằng ít nhiều họ phải nhớ ơn. Cầm đám quân ấy mà đánh với ông Diệu thì mười phần nắm được mấy phần thắng, mấy phần bại? Thua là cái chắc, nên ai dại gì đưa đầu ra chịu báng?
Đám bộ hạ mặt mũi đỏ gay, miệng nhồm nhoàm, tranh nhau nói:
- Đại ca luận rất hay, có lý vô cùng. Nhưng đàn em xin hỏi một câu: Tại làm sao bỗng dưng đại ca lại đưa vai ra gánh vác trong khi thiên hạ đều sợ co vòi?
Cai Tuệ cười vang, ra vẻ đắc chí:
- Có thế mới hay chứ! Làm được cái việc mà thiên hạ không ai làm nổi mới đáng được gọi là anh tài!
Uống một hơi cạn chén, y khà một tiếng hả hê, rồi ề à nói tiếp:
- Lấy sức ra mà đấu thì ta chẳng bằng ai. Vậy không thể dùng sức được. Mà đã không thể dùng sức thì ta phải dùng mẹo. À, à, mẹo cũng có năm bảy thứ. Không phải bất cứ ai cũng có thể dùng được bất cứ mẹo nào. Nghĩa là có những cái mẹo mà ông Thành ông Duyệt không dám làm, hay không thèm làm vì sợ ô uế mất thanh danh. Nhưng ta làm được. Ta chỉ là một tên vô danh tiểu tốt.
Y lại cười to hơn trước:
- Thiên hạ ai biết thằng Cai Tuệ này là cái thằng chó chết nào mà chê với chẳng cười! Chỉ biết một khi mẹo ta thành ta sẽ được ban khen, ta sẽ được thăng quan tiến chức... Có tiền, có thế lực rồi thì... khỏi nói. Đứa nào ấm ớ, ông sai quân đánh cho vỡ mặt! Không thì cũng ở tù mọt gông!
Bọn đàn em phụ họa, bốc đàn anh lên như diều:
- Đại ca đã ra tay thì phải biết! Đến ông Gia Cát Khổng Minh sống lại cũng chưa chắc sánh bằng! Trời ơi! Phen này, đàn anh lập được công to thì đàn em cũng có phận nhờ đấy nhé. Nhưng...
- Nhưng cái gì?
- Nhưng không biết cái mưu thần của đại ca nó ra làm sao?
- Bí mật! Thiên cơ bất khả lậu! Rồi các chú khắc rõ. Bây giờ chỉ mới nên biết sơ sơ rằng bao nhiêu mưu thần chước quỷ đều nằm ở trong cái đầu này. Còn phép tắc "đảo hải di sơn" thì ta để cả trong cái túi áo này.
Vừa nói, y vừa vỗ vào đầu, rồi vào túi áo kêu bồm bộp.
Trời đã tối hẳn, y đứng dậy trong khi lũ kia còn ngồi nán lại tuyên bố phải uống cho kỳ hết chỗ rượu còn lại mới thôi. Y tỏ ra thông cảm:
- Được rồi, đêm nay chẳng có việc gì làm, các chú cứ phè phỡn cho thỏa thích đi. Mai hẵng hay. Bây giờ ta phải đi lo giương bẫy chẳng những chỉ để bắt có hai con mãnh hổ mà thôi đâu, mà còn tóm trọn ổ cả bầy chồn lũ cáo.
Ngẫm nghĩ một lát, y dặn dò đồng bọn:
- Đêm nay, ta về huyện Thanh Chương xếp đặt. Các chú chỉ có mỗi một việc thật dễ là lo giấu cho thật kỹ các bộ quần áo lính và những khí giới phòng thân thôi. Trưa mai các chú nhớ đội khăn mặc áo cho chỉnh tề, ta sẽ có việc điều động. À, ngựa cũng giấu đi, chỉ để lại một vài con dùng vào việc liên lạc với đoàn quân tiếp ứng mà thôi nhé.
Dứt lời, y phóng mình vào trong bóng đêm mất dạng.
Đạo quân truy kích đang hăng hái rượt nà được tin mừng ấy bỗng dưng khựng lại. Từ lớn tới nhỏ, họ đều ngán không muốn đụng độ với hai người mà họ kiềng mặt nhất kể từ sau ngày Bắc Bình Vương băng hà.
Đặc biệt lần này cả các danh tướng cũng ngoảnh mặt làm ngơ để cho bọn đàn em có dịp trổ tài thao lược mà lập công với bề trên.
Quả có mấy viên tì tướng tình nguyện làm cái công việc "trói hổ" khó khăn ấy thật.
Chiều nay, gần đến huyện Thanh Chương, họ kiếm một chỗ thật kín đáo, quây quần nhau đánh chén và bàn mưu tính kế.
Toàn là một lũ đầu trâu mặt ngựa, tên nào cũng có ít ra là một nét tàn ác hơn tên nào. Duy có gã cầm đầu là khác hẳn: mặt mũi trắng trẻo và thân hình đều đặn. Nếu không có cặp mắt ti hí luôn luôn nhìn trộm thì khó lòng người đối thoại dám cho y là một tên nguy hiểm cần phải đề phòng.
Mâm đã dọn lên, rượu đầy bình và đồ nhậu ê hề. Tên chủ tọa nâng ly, ngó đồng bọn với một vẻ dương dương tự đắc.
- Uống đi, uống đi, các chú! Bây giờ các chú nào biết tại sao thiên hạ để cho thằng Cai Tuệ này cáng đáng công việc khó khăn nhưng béo bở này không?
Cả bọn lắc đầu. Y cắt nghĩa:
- Này nhé, mọi bận hễ có cơ đánh thắng là họ tranh nhau đi. Có lúc vặc nhau lung tung beng. Nhưng lần này thì khác hẳn. Tiền quân lắc, hậu quân cũng lắc. Tả quân làm ngơ thì hữu quân cũng lờ luôn. Tại sao vậy?
Y đặt câu hỏi dồn dập để chính y giải đáp:
- Là vì miếng mồi mới thấy tưởng là ngon, kỳ thực rất khó nhá. Mà nhá không xong thì thân bại danh liệt ngay lập tức. Nếu ta chịu khó kiểm điểm tình hình thì thấy ngay: bên kia tuy thua nhưng lực lượng còn mạnh. Họ Trần và họ Bùi là hai con mãnh hổ còn y nguyên móng vuốt. Đụng vào chả có gì là chắc ăn. Trái lại, dám vỡ mặt như chơi...
Còn bên mình tuy ngoài miệng hăng thật đấy nhưng trong bụng còn run mỗi khi nhớ lại cái cảnh bà Bùi Thị Xuân cưỡi voi thét tướng sĩ vây thành Trấn Ninh trong hai ngày ròng rã. Nếu không vì một chuyện hiểu lầm, bên kia vội rút lui lúc chiến thắng đã gần kề thì e rằng giờ này thây chúng ta đã phơi đầy trong Lũy Đồng Hới rồi. Từ lớn chí bé, ai cũng sợ, ai cũng ghét bà Xuân, và ai cũng muốn giết bà ta cho hả giận. Nhưng không ai dám cầm quân đánh bà. Còn ông Diệu thì một số lớn quân ta còn nhớ cái trận ông hạ thành Qui Nhơn. Họ đã được ông tha chết và chắc rằng ít nhiều họ phải nhớ ơn. Cầm đám quân ấy mà đánh với ông Diệu thì mười phần nắm được mấy phần thắng, mấy phần bại? Thua là cái chắc, nên ai dại gì đưa đầu ra chịu báng?
Đám bộ hạ mặt mũi đỏ gay, miệng nhồm nhoàm, tranh nhau nói:
- Đại ca luận rất hay, có lý vô cùng. Nhưng đàn em xin hỏi một câu: Tại làm sao bỗng dưng đại ca lại đưa vai ra gánh vác trong khi thiên hạ đều sợ co vòi?
Cai Tuệ cười vang, ra vẻ đắc chí:
- Có thế mới hay chứ! Làm được cái việc mà thiên hạ không ai làm nổi mới đáng được gọi là anh tài!
Uống một hơi cạn chén, y khà một tiếng hả hê, rồi ề à nói tiếp:
- Lấy sức ra mà đấu thì ta chẳng bằng ai. Vậy không thể dùng sức được. Mà đã không thể dùng sức thì ta phải dùng mẹo. À, à, mẹo cũng có năm bảy thứ. Không phải bất cứ ai cũng có thể dùng được bất cứ mẹo nào. Nghĩa là có những cái mẹo mà ông Thành ông Duyệt không dám làm, hay không thèm làm vì sợ ô uế mất thanh danh. Nhưng ta làm được. Ta chỉ là một tên vô danh tiểu tốt.
Y lại cười to hơn trước:
- Thiên hạ ai biết thằng Cai Tuệ này là cái thằng chó chết nào mà chê với chẳng cười! Chỉ biết một khi mẹo ta thành ta sẽ được ban khen, ta sẽ được thăng quan tiến chức... Có tiền, có thế lực rồi thì... khỏi nói. Đứa nào ấm ớ, ông sai quân đánh cho vỡ mặt! Không thì cũng ở tù mọt gông!
Bọn đàn em phụ họa, bốc đàn anh lên như diều:
- Đại ca đã ra tay thì phải biết! Đến ông Gia Cát Khổng Minh sống lại cũng chưa chắc sánh bằng! Trời ơi! Phen này, đàn anh lập được công to thì đàn em cũng có phận nhờ đấy nhé. Nhưng...
- Nhưng cái gì?
- Nhưng không biết cái mưu thần của đại ca nó ra làm sao?
- Bí mật! Thiên cơ bất khả lậu! Rồi các chú khắc rõ. Bây giờ chỉ mới nên biết sơ sơ rằng bao nhiêu mưu thần chước quỷ đều nằm ở trong cái đầu này. Còn phép tắc "đảo hải di sơn" thì ta để cả trong cái túi áo này.
Vừa nói, y vừa vỗ vào đầu, rồi vào túi áo kêu bồm bộp.
Trời đã tối hẳn, y đứng dậy trong khi lũ kia còn ngồi nán lại tuyên bố phải uống cho kỳ hết chỗ rượu còn lại mới thôi. Y tỏ ra thông cảm:
- Được rồi, đêm nay chẳng có việc gì làm, các chú cứ phè phỡn cho thỏa thích đi. Mai hẵng hay. Bây giờ ta phải đi lo giương bẫy chẳng những chỉ để bắt có hai con mãnh hổ mà thôi đâu, mà còn tóm trọn ổ cả bầy chồn lũ cáo.
Ngẫm nghĩ một lát, y dặn dò đồng bọn:
- Đêm nay, ta về huyện Thanh Chương xếp đặt. Các chú chỉ có mỗi một việc thật dễ là lo giấu cho thật kỹ các bộ quần áo lính và những khí giới phòng thân thôi. Trưa mai các chú nhớ đội khăn mặc áo cho chỉnh tề, ta sẽ có việc điều động. À, ngựa cũng giấu đi, chỉ để lại một vài con dùng vào việc liên lạc với đoàn quân tiếp ứng mà thôi nhé.
Dứt lời, y phóng mình vào trong bóng đêm mất dạng.
________________________________________________________________________
Xem tiếp CHƯƠNG IV