Tặng Đ.N.
Tôi ngồi xuống chõng tre, bên cạnh dì Tư đang lặt rau. Dì ngồi bệt xuống đất như thói quen, không cần đòn. Chung quanh dì các bà hàng xóm vây ngồi phụ giúp vào công chẻ rau muống thành sợi thật dài mảnh đều. Dì Tư làm nhanh tay, dì ngắt vội ngọn rau bỏ riêng vào rổ và lá, gốc vào rổ khác cho heo ăn và ném thân rau vào thau.
- Ở thành phố dì cũng nuôi heo nữa à?
Dì trả lời tôi thật gọn:
- Ừ con!
Hình như dì chăm chú vào công việc và nghễnh ngãng nhưng không phải vậy, chắc tôi hỏi một câu không gợi hứng khởi. Dì vẫn cười nói pha trò với mấy bà kia, thỉnh thoảng dì ngừng lại phun bãi trầu đỏ hoét xuống sông và câu chuyện trở nên dòn hơn. Loanh quanh chuyện nhà cửa, chuyện thằng con đi lính hơn một năm chưa thấy về, chuyện chợ búa. Nghe chuyện cũng vui vui, ít ra cũng đỡ nhàm chán trong lúc phải chờ chị Nga sửa soạn để cùng đi sông chơi.
Buổi trưa nắng hừng hực không khác gì đứng gần lửa. Tôi biết trước nên đã đến nhà cô tôi, má chị Nga, hồi xế trưa, dĩ nhiên phải ăn cơm khách một bữa. Chả sao cả, dì Tư nói, chỉ phải thêm chén thêm đũa thôi bởi tôi vốn "ăn như mèo cáo". Nhà cô Năm đông người lắm, dượng Năm, cô Năm, dì Tư và mười người con thêm tôi nữa xúm xít lại bàn ăn. Bữa nay thật tuyệt với mắm cà lạ miệng. Đến màn thu dọn, tôi giành làm với dì Tư. Dì đành bỏ lên ngồi chõng uống nước trà. Dì Tư bà con bên dượng Năm lo việc chợ búa trong nhà cho dì Năm buôn bán.
- Đi nhanh Mị ơi, chiều rồi!
Chị Nga gọi tôi. Tôi còn ngồi sững người ngó mông ra mái hiên. Lẹ làng, tôi phóng ra theo chị:
- Thì bây giờ em ngồi chờ chị!
- Vậy mà không phụ người ta với!
Tôi cười trừ. Tiếng dì Tư gọi:
- Hè, sao không đội nón Mị.
Tôi a lên một tiếng rồi chạy trở vào nhà. Dì Tư đã lặt rau xong đứng dậy đỡ lấy cái nón trên vách đưa tôi.
- Nón của dì hả? cám ơn dì nhiều!
- Ừ con!
Lại ừ con, tôi cười:
- Cám ơn dì, con đi nghe dì!
Dì lại ừ. Hai cái đầu ló ra ở cửa sổ hông nhà trên.
- Chị Mị!
À! Cu Bi và cu Tỵ, tôi la lên:
- Chị Mị!
À! Cu Bi và cu Tỵ, tôi la lên:
- Ụa, sao không ngủ đi, mét dượng cho xem.
- Chị Mị đi đâu đó?
Tôi lắc đầu. Hai đứa nhảy ra theo.
- Cho tụi em đi với!
Tôi bối rối, đưa mắt nhìn dì Tư. Lần này dì Tư cười. Thế là chúng theo tôi ra cổng như được phép. Chị Nga trố mắt nhìn chúng rồi lại kêu trời:
- Bọn quỷ này đi thêm phá!
Thằng cu Bi năn nỉ:
- Em đi ví mà, hộ tống chị nhỡ qua sông tàu chìm.
Chị Nga quay lại:
- Trù không hà, ở nhà, nghe không hả?
Nhưng tụi nó len lén theo, chị không rầy nữa, tuy nhiên đến bến tàu chị quay lại hăm he:
- Hoang bưa bưa nhe, không tau tống cổ về đa!
Tôi cười thầm, chị Nga oai thật, chỉ huy mấy đứa con trai thật hách. Chị bằng tuổi tôi mà những năm đứa em toàn là em trai! Nên đôi khi chị cũng "hoang tàng" như con trai khi chơi đùa với em, và đối với tôi, chị giữ vai chị, tuy không xưng chị nhưng chị coi tôi như em út nhà này.
- Mị, xách gỏi giùm Nga nhe!
- Mị đi chi mau vậy, chờ đi ví, mắc cỡ quá hè.
Chả là mấy ông con trai cứ huýt sáo trêu chị mãi. Chị Nga đẹp lắm, dòm xa thì như tiểu thư ấy và lại gần tưởng chị như tây lai cơ, mắt chị to đen dưới hàng mi rậm và cái miệng rất ư có duyên với lúm đồng tiền. Buổi trưa nắng chị vấn mái tóc dài lên đầu trông như thể "tài tử". Đôi má chị đỏ au, vì nắng hay vì thẹn, chả biết! Có điều đi kế bên chị, tôi thấy mình "chả có ra gì hết", phải bớt tự ái mà thú nhận như vậy. Tôi chỉ đáng xách giỏ hầu thôi, nhưng cần gì! Lâu nay tôi chỉ chú trọng phần hồn hơn, lý do một phần là mình ít ai chú ý và trong gia đình không giàu như nhà chị Nga. Tôi cũng chẳng phải con cưng nên không kịp nhìn lại mình ra sao nữa. Tôi ngoan ngoãn nghe theo chị xách cái giỏ thật lớn mà chẳng đựng chi nhiều.
- Chị Nga, qua sông thì đi đâu nữa mới tới nhà chị Hai?
- Đi xe lam, Mị à!
Con sông Hàn trước mặt. Con sông ngày xưa của Mị. Con sông ấu thời còn nằm sâu trong ký ức Mị! Đây rồi!
Tôi nhớ đến lời văn Mai Thảo nói về trời đất bốc hào quang, nước dồn ánh sáng, những cuộc đời hèn mọn của cỏ bồ cũng lóng lánh kim cương và đêm nào thì cũng là sự kỳ diệu hân hoan của sao trời sa số hằng hà muôn phương họp mặt. Dòng sông rực rỡ. Ôi! Tôi yêu câu văn ấy đến thuộc lòng, bởi trong tôi đã có một dòng sông. Sông Hàn. Phía đông bắc thành phố này, dòng sông rực rỡ chảy qua? Tôi nào biết vị trí sông Hàn, tôi chưa cảm sông Hàn rực rỡ! Sông Hàn chỉ là dòng sông. Dòng sông ấu thời. Ấu thời của Mị được rực rỡ như sao trời kỳ diệu, như hào quang đất bốc, như nước sáng, như cỏ bồ lấp lánh kim cương thì Mị cũng gọi tên dòng sông là dòng sông rực rỡ. Mị đi chín năm quay về. Mị vẫn còn dòng sông. Và Mị tin rằng cuộc đời của bất cứ ai, không riêng Mị, như dòng sông mà những con sóng lênh đênh là những nỗi thăng trầm trong đời. Tuổi của Mị ở một phần tư sông, một phần tư của sáu, bảy mươi năm thì một nửa đã dính liền với con sông trước mặt và nửa sau chắp nối vào thành phố hoa lệ miền Nam. Cũng con sông này hồi xưa, Mị ra tắm hay gánh nước sông, xem giặt quần áo. Và buổi tối, Mị ra bờ sông ngồi hóng mát, Gió từ dưới sông thổi lên vào tóc, vào mắt, vào mặt, rúc vào áo và đôi khi tốc tung vạt áo lên.
Ngày nào Mị cắp sách đi học về dọc theo bờ sông, không lần nào quên dừng chân nhìn xuống dòng sông nước cuốn để Mị nghe tiếng nước sông đập vào vách đá. Tất cả đều quen thuộc, ban ngày từ lúc mù sương, Mị thấy dòng sông lặng lờ như sương, khi mặt trời vừa lên thì dòng sông bắt đầu sóng đập lấp lánh ánh sáng đến đêm khuya, cuộc sống nhộn nhịp buôn bán qua lại ban ngày nối tiếp cuộc sống âm thầm của các ngư phủ trên những ghe xuồng lấp lóe ánh sáng về đêm ; đều đặn. Mị không để ý và cũng như thói quen lúc bị cấm mới thấy khó chịu, ngày Mị rời xa dòng sông, những tiếng động quen thuộc mất hẳn Mị mới thấy nhớ và đâm ghiền. Dòng sông đó nổi dậy trong lòng một háo hức không tên đến vỡ bờ, muốn ngâm mình xuống dòng nước xanh lạnh đó vẫy vùng chắc hẳn là mát lắm, ngoài kia. Trong này rất dơ, sông đầy rác rến.
- Mị điên à, đứng nhìn dòng sông vậy?
Tôi cười và tiếng một đứa con trai thốt ra:
- Lập dị.
Hơi sửng sốt, tôi quay lại, không biết ai vừa nói. Lũ đám con trai đang cười chế nhạo tôi. Chị Nga kéo tôi lên xuồng máy, xuồng sắp chạy Mị kìa. Hai chị em bước lên xuồng. Xuồng bắt đầu nổ máy và chạy xịch xịch. Mấy bà, mấy chị nhà quê gánh vội hàng xuống cho kịp.
- Cu Bi, cu Tỵ đâu chị Nga? Chừ mới nhớ!
- Lo chi, tụi nó phóc lên tàu lúc nãy rồi!
- Vậy mà Mị đâu thấy!
- Ứ, mơ mộng, tụi con trai chọc biết chưa!
- Chưa – tôi giỡn.
- Chưa thì ra đầu máy gặp tụi "quỉ" đó!
Tôi làm mặt giận:
- Chị biểu thì Mị làm, Mị đi đây!
Chị gọi giật:
- Mị, khoan a tề, đừng bỏ Nga một mình.
Giọng chị thánh thót pha chút dỗi hờn nghe hay lạ và dễ thương ghê.
- Mị thấy không, đám lục bình trôi trên sông.
Con xuồng sủi bọt trắng toát trên làn nước xanh đục như say rượu lắc lư.
- Đố Mị thấy nhà thờ ở đâu?
- Kia kìa! Nóc chuông cao chót vót.
Nhớ những bước chân ngày cúa nhật đến nhà thờ tung tăng cho đàn bồ câu đủng đỉnh trên sân sỏi vội bay đi, giờ giảng lại trốn ra vườn leo cây trứng cá, bẻ ổi và hút nhị hoa trong những buổi tối thanh vắng cầu nguyện và hát thánh ca, tất cả có rực rỡ trong Mị lúc này, Mị nhớ hết.
Ngày xưa cô bé ngoan đạo không nói dối và không sót một buổi lễ, ngôn từ thánh thiện ở đầu môi và trong tim, niềm tin Chúa mở rộng dù chưa hiểu được những gì cao siêu, vẫn thật thà như tuổi hồn nhiên, hiền như bồ câu, trẻ con qua những mùa mưa dầm dề dai dẳng mấy ngày sau những ngày nắng ráo.
Những dòng sông hằng ngày xuôi chảy cho Mị lớn lên thì nhà thờ là nơi nuôi dưỡng tâm hồn trong sạch và cao sáng. Chính Mị tìm lại ngày xưa trong những giờ phút ngồi thanh tịnh trong giáo đường nhìn chim bồ câu và chim sẻ làm tổ trên nóc đã đáp xuống mổ những hạt sỏi dưới chân. Nhưng lối vào của Mị khi lớn lên trong đời không phải là cánh cửa mở rộng của nhà thờ sẵn sàng đón tiếp bất cứ ai với cả lòng bác ái chân thành cũng không là cửa dòng sông ngọt ngào đổ ra bể bao la vun nguồn mạch sống. Lối của Mị là lối hẹp nhớp nhúa, chen chúc xô bồ trong lối sống giành giựt mà tất cả những khía cạnh đã dạy Mị lần đầu nói dối, phạm tội lần đầu tiên và biết suy tư, tính toán. Phố chợ đã bước xuống một lần và mãi mãi xa vời tuổi nhỏ không hay.
- Mị có thấy thay đổi nào không?
- Không khác mấy, chị Nga không thấy gì khác?
- Mị coi, cây cầu D.L. xây lài sừng sững phía Đông, bắc ngay khúc sông mé kia.
- Nhưng làm sao thấy khác, khối sắt đen xì đó!
- Ừ nhỉ, như Mị, ai biết...
Ừ, không biết tôi có đổi thay nhiều không, tôi nghiêng mình soi bóng dưới lòng sông chập chờn. Sóng nước lung linh và gương mặt vừa lớn nhạt nhòa trong đó, phất phới cái áo đỏ bay lồng lộng. Tôi đứng ngay người giữ lấy vạt áo và gió mát rượi thổi tung mái tóc lòa xòa trên má, trên môi như lời thì thầm của người thân quen vang trên mặt nước lách cách. Ngày nào xa, ngày nào biết không về, không thấy mà chừ thì đứng đây, thở hơi thở trong bầu trời thân thuộc, tinh nghịch với dòng sông nổi sóng cuồn cuộn, nghe dâng dâng một mối thương yêu như những đường tơ. Kẻ nhớ trong hồn, biết rằng ngày mai quay quắt nhớ, và những cảnh bây giờ sẽ là kỷ niệm diễm tuyệt cho ngày mai, phút lìa xa. Một bước đi là một nỗi chết rụng rời nhưng làm sao giữ được một ngày đừng qua, đừng trốn mất. Thôi đành ghi nhớ ngàn sau. Xuống gần đến bến, những tàu dừa nghiêng trên mặt sông thật gần thể như vói tới được trong tầm tay, dưới chân không còn êm êm theo gợn sóng, xuồng cặp vào bờ húc mạnh dòng nước muốn lao đao ngã xuống sàn. Phút đó tôi mới thấy cuống cuồng, chụp nhanh tay chị Nga thật chặt như sợ sẽ chìm theo đám lục bình xanh dập vùi. Hai chị em tựa vào nhau bước lên bờ, mặt đất vẫn cho cảm giác an lành hơn sóng nước. Nhìn vói bên kia, thành phố xa với nóc chuông nhà thờ và nhà cửa xúm xít theo kiểu kiến trúc sắp tầng, muốn đưa tay vẫy nhưng thật ngỡ ngàng xa lạ quá mức. Tôi quay bước vội theo chị Nga, những bước cũng hối hả như các chị gánh gồng cát nóng bỏng dưới chân này là đội nón chứ nắng gay gắt muốn chín quay người.
- Lại Sơn Đông không?
- Mỹ Khê, đi không cô?
Mấy người tài xế xe lam chận tôi trên một bước ngập ngừng. Tôi bối rối, chị Nga đâu rồi, tôi nhìn quanh.
- Mị ơi, đây nì, không phải đó!
Tôi mỉm cười đi vòng qua bên phải, nhảy vào trong xe ngồi cạnh chị và cu Bi, cu Tỵ.
Chuyến xe lam đưa về miền đất đo đỏ giống như màu đất đỏ thân quen trong Nam của rừng cao su dầy hun hút. Một chút nhớ thầm thoang thoáng. Rồi chợt hun hút mất, phải đứng nghĩ mới thấy thích thú trọn vẹn một chiều. Sao cứ bận tâm với những lưu luyến...
Con đường đi ngang nhà chị Hai ngoằn ngoèo như khúc ruột khi dãn rộng khi thun nhỏ và hơi gió như mặn mùi muối. Cành dương bên đường rũ bóng, một vài trại lính, và đồng ruộng như nhà quê. Với lúa mạ mới nhú xanh thật mới sáng bật trên màu đất nâu cũ. Xe quẹo vào con đường đất đỏ, tránh vùng sình lầy nằm chắn lối đi.
- Sắp đến rồi Mị à!
Tôi lặng ngắm mấy căn nhà lợp tôn và vách tôn.
- Ngừng đây bác!
Chiếc xe chạy đi bỏ lại mấy đứa tôi. Tôi nhận ra ngay nhà chị Hai bởi chị đứng ngoài cổng tươi cười. Chỉ một cái cười thôi đủ thấy mến thương và:
- A, Mị về rồi tề.
là muốn nhào ôm chị. Chị em thăm hỏi tíu tít trong mái nhà vách tôn và mái tôn do anh làm lấy. Giỏi ghê.
- Mị tặng chị món này nhé!
Một chút ngạc nhiên dò hỏi trong đáy mắt chị, tôi lôi trong giỏ bình bằng sứ thấp với những nhánh cúc giả màu vàng nổi bật trên màu xanh bình cắm.
- Đường này đi thẳng ra đâu, chị Hai?
Tôi hỏi chị lúc ngồi trên thềm trông ra ao rau muống xanh lấp xấp điểm vài hoa tím nhạt.
- Đến bến chợ ở cửa sông. Em cứ đi đường tắt ngõ ni là đến biển. Hay là hai đứa đi chơi lát nữa hẳn về. Cho cu Bi đi với nợ!
"Hai đứa" lại dắt nhau ra biển, cu Bi đi trước. Hắn thạo đường lắm. Lối đầy cát và rừng dương quanh co như đi lạc nhưng không, vòng vo qua vài xóm nhỏ mộc mạc, mấy con gà nhớn nhác bỏ chạy vào mấy lùm tre trúc. Thích nhất, cảm tưởng như đã gần biển và nghe tiếng sóng xào xạc khi sủi lớp cát trắng mịn dưới chân và gió đùa từ xa trên mấy hàng dương liễu thơ mộng, muốn đứng lại ngẩn ngơ làm thi sĩ.
Bước chân ngừng lại nơi đầu xóm con đường tắt thu hẹp và kìa những tảng đá lót bên vòng sông nước xoáy.
- Đi cẩn thận kẻo ngã!
Chị Nga la lên khi tôi lần bước xuống những bước thăm dò trên phiến đá xanh thẫm.
- Mỏi chân quá ngồi xuống đây đi.
- Mị có điên không, lỡ rớt xuống sông chừ.
Chị Nga khéo lo cho tôi, thằng cu Bi đã nhảy ào xuống lội làm chị la thất thanh. Hắn lặn mất tiêu, nhìn lại chỉ còn cái áo và đôi dép trên tảng đá xanh thật lớn. Nhớn nhác một chút đã thấy hắn trồi lên vớ một cái cọc và lội ngược về. Một thoáng, hắn lên bậc đá, hong khô và mặc áo vào.
- Ngó trong xanh tưởng cạn, ai ngờ sâu dễ sợ!
Cả bọn hơi rùng mình, ngán quá. Chị Nga rầy em và đi vòng lối khác ra biển. Biển không là mặt biển phẳng lì xanh thẳm như nhìn từ phi cơ tưởng như mặt nhung nhăn dịu, biển vắng ngắt, trên bãi nước đã rút xa, ngoài kia thủy triều đều đặn xuống dần chừa lại mấy vết dầu loang lở đen nhớp nhúa và muôn ngàn rác rến trên nền cát lỏng lẻo lún chặt bước đi. Đi dò dẫm ra phía xa nước biển xám đục quấn lấy đôi chân, chị Nga rủ tôi vắt quần lên đầu gối lội bì bõm lần đến lúc nước quá gối. Một chị ở ghe chài cười với chúng tôi thật tươi. Lên đây chơi. Hai đứa lắc đầu, cám ơn rồi đi vào. lại nhặt những vỏ sò ốc vu vơ, sau cùng vất lại đi về luyến tiếc. Chiều sắp tàn, không ai bảo ai cũng biết phải về, bước chân lại lững thững đi ngang hàng dương, muốn nhảy vói hái một nhánh lá nhỏ mà ngần ngại cho tuổi con gái. Thôi không giữ được gì cả cho chiều nay mà dẫu muốn cũng chẳng được nào.
Bước chân lại vụng về trên lối cát lún chuồi. Mười ngón tay đan nhau, dắt díu qua những xóm.
Một vài đôi mắt tò mò ngoái nhìn của lũ trẻ chơi đó. Một đứa nhỏ tinh ranh trêu chọc:
- Có cô má hồng bé nhỏ xinh xinh.
- Mà cô hai tê? – một giọng khác – phải như ri nì. Hai cô má hồng bé nhỏ xinh xinh.
- Không, tau nói cô đẹp ề.
Chị Nga quay lại cười với lũ nhỏ.
- Đó, cô nớ đó.
Bọn tôi đi xa rồi cũng còn nghe tiếng cười và thấy mến lạ. Ước gì quay trở lại lần nữa.
Lại đi xe lam về. Qua sông bằng chiếc xuồng máy cũ kỹ xình xịch nhả khói xanh đực, buồn bã như cảnh chiều tàn và chợ bến đã tan. Có tiếng đàn não nuột của người mù ngồi giữa thuyền. Người ta xúm xít cho tiền và thưởng tài đàn một dây của bác ta. Tiếng tơ đàn như vương vấn nhè nhẹ quyện lấy bầu không khí nhộn nhịp những câu chuyện trao đổi. Chị Nga bỗng dưng giấu mặt vào mái tóc tôi và kéo tôi ra xa.
- Mị không thấy gì?
Tôi nhìn quanh, có gì đâu, vài người lính thủy ngồi trên mạn xuồng hát nghêu ngao và cười lớn.
Chị Nga dáng chừng ngượng ngập cúi đầu, ra phía đầu máy với hai em. Có tiếng ai nói lao xao như trêu chọc tôi không kịp nghe và không muốn nghe, tôi cúi xuống nhìn dòng sông sủi sóng. Vài cọng rác trôi và xa xa một đám lục bình. Phải, lần này sang sông, mai này còn được như hôm nay thảnh thơi trên dòng sông yêu quí? Một vài cánh chim trên bầu trời nhiều mây in hình trên sóng nước. Có ai đứng kế bên cũng nhìn dòng nước cuốn và im lặng bị phá vỡ bằng câu nói trống không:
- Thành phố dạo này buồn chẳng còn sống động.
Một chút nghiêng mình vừa đủ thấy chữ khắc trên ve áo xanh, tôi nhìn lên, khuôn mặt người lính thủy mang tên Đ. rất thơ mộng nhìn xa xăm. Người ta có nói với mình không, phải trả lời hay nín thinh như không nghe không biết. Một chút tự ái nổi lên bắt phải quay mặt và mặc cảm buộc phải cúi mặt làm ngơ. Tôi nhìn ra sông nhưng chỉ để nhìn chẳng thấy rõ và dường như cả đám đông chung quanh cũng thế, nhạt mờ phút giây ngừng cả tiếng máy xuồng và lần này:
- Cô có thấy rứa không hỉ?
Tôi ngập ngừng bối rối nói nhanh:
- Dạ... cũng thường thôi!
Giọng êm ấm tiếng Huế lại tiếp:
- Chắc tôi ở xa nên không biết, cô ở thành phố?
Tôi gật đầu, không biết nói gì hơn bởi cảm thấy xa lạ, tôi e dè mà người lính thủy cũng ngần ngại.
Dù sao tôi cũng thoải mái ngắm cảnh hoàng hôn trên sông. Thành phố đã lấp loáng ánh đèn và nắng còn vương vãi trên nóc nhà cao và nóc chuông nhà thờ. Nhìn lại bến chợ, chưa tắt nắng trên mấy tàu dừa.
- Cô nghỉ hè, không đi mô chơi?
Có phải người ta hỏi khéo mình không? Nhưng vẻ chân thật trong giọng nói và bình thản trên nét mặt khiến tôi an lòng.
- Tôi về quê đây... ông à và cũng mới đi chơi.
Hơi ngạc nhiên, người lính nhìn tôi. Anh còn trẻ lắm.
- Thế cô cũng ở xa : Sàigòn chắc?
- Đúng vậy, nhưng sao ông biết?
Người lính cười, nụ cười hồn nhiên nở trên môi bỗng thấy thân quen. À, tôi nhớ rồi, giọng của tôi hơi khác cũng như giọng của người lính tôi biết ngay là Huế.
Bây giờ tôi vụt cười. Hiểu rồi. Người lính biết tôi hiểu. Cũng nụ cười ấy làm quà chia tay ở bến khi tôi nắm tay chị Nga bước khỏi xuồng. Chị tôi đây. Anh ta gật đầu cười lễ phép nhưng chị Nga ngượng ngập kéo tôi đi thật nhanh. Cu Bi, cu Tỵ hộ tống phía sau cố xì xịt mấy ông lính thủy mấy tiếng trước khi bọn tôi sẽ khuất sau khu phố. Bước chân thôi dập dồn, lo sợ vu vơ biến đi.
- Mị quen ông ta à?
- Ơ, ơ, cũng quen sơ sơ thôi.
- Trông bảnh hỉ?
- Ai kia?
- Thì còn ai nữa.
- Tầm bậy. Họ hỏi, mình trả lời, chị nói kỳ.
- Mị kỳ thì có. Đem giới thiệu ta ví mấy gã...
- Mị quên, xin lỗi, lần sau không dám.
- Thôi đừng nói nữa, hồi nãy ra biển thú ghê đi!
- Ừ lâu lâu, ba mình mới cho con đi chơi, cứ bắt ở nhà hoài, chắc tại mình lớn khi ra đường.
Chắc tại mình lớn, tất cả âm thanh vang hoài như điệp khúc, phiến buồn nhẹ nhàng đậu xuống thong dong như chiều âm thầm rời xa và màn đêm bao phủ. Một chiều đã qua trên quê xưa yêu dấu, bờ sông cũ gió vẫn lồng vào ru êm hồn người trở về. Bây chừ về đây, mình thật lớn chưa. Ai có hay chúng tôi, Mị vừa lớn, hỡi thành phố thanh bình trong tưởng nhớ vừa mới lên đèn soi sáng con đường ngắn dưới chân.
- Ừ nhỉ, như Mị, ai biết...
Ừ, không biết tôi có đổi thay nhiều không, tôi nghiêng mình soi bóng dưới lòng sông chập chờn. Sóng nước lung linh và gương mặt vừa lớn nhạt nhòa trong đó, phất phới cái áo đỏ bay lồng lộng. Tôi đứng ngay người giữ lấy vạt áo và gió mát rượi thổi tung mái tóc lòa xòa trên má, trên môi như lời thì thầm của người thân quen vang trên mặt nước lách cách. Ngày nào xa, ngày nào biết không về, không thấy mà chừ thì đứng đây, thở hơi thở trong bầu trời thân thuộc, tinh nghịch với dòng sông nổi sóng cuồn cuộn, nghe dâng dâng một mối thương yêu như những đường tơ. Kẻ nhớ trong hồn, biết rằng ngày mai quay quắt nhớ, và những cảnh bây giờ sẽ là kỷ niệm diễm tuyệt cho ngày mai, phút lìa xa. Một bước đi là một nỗi chết rụng rời nhưng làm sao giữ được một ngày đừng qua, đừng trốn mất. Thôi đành ghi nhớ ngàn sau. Xuống gần đến bến, những tàu dừa nghiêng trên mặt sông thật gần thể như vói tới được trong tầm tay, dưới chân không còn êm êm theo gợn sóng, xuồng cặp vào bờ húc mạnh dòng nước muốn lao đao ngã xuống sàn. Phút đó tôi mới thấy cuống cuồng, chụp nhanh tay chị Nga thật chặt như sợ sẽ chìm theo đám lục bình xanh dập vùi. Hai chị em tựa vào nhau bước lên bờ, mặt đất vẫn cho cảm giác an lành hơn sóng nước. Nhìn vói bên kia, thành phố xa với nóc chuông nhà thờ và nhà cửa xúm xít theo kiểu kiến trúc sắp tầng, muốn đưa tay vẫy nhưng thật ngỡ ngàng xa lạ quá mức. Tôi quay bước vội theo chị Nga, những bước cũng hối hả như các chị gánh gồng cát nóng bỏng dưới chân này là đội nón chứ nắng gay gắt muốn chín quay người.
- Lại Sơn Đông không?
- Mỹ Khê, đi không cô?
Mấy người tài xế xe lam chận tôi trên một bước ngập ngừng. Tôi bối rối, chị Nga đâu rồi, tôi nhìn quanh.
- Mị ơi, đây nì, không phải đó!
Tôi mỉm cười đi vòng qua bên phải, nhảy vào trong xe ngồi cạnh chị và cu Bi, cu Tỵ.
Chuyến xe lam đưa về miền đất đo đỏ giống như màu đất đỏ thân quen trong Nam của rừng cao su dầy hun hút. Một chút nhớ thầm thoang thoáng. Rồi chợt hun hút mất, phải đứng nghĩ mới thấy thích thú trọn vẹn một chiều. Sao cứ bận tâm với những lưu luyến...
Con đường đi ngang nhà chị Hai ngoằn ngoèo như khúc ruột khi dãn rộng khi thun nhỏ và hơi gió như mặn mùi muối. Cành dương bên đường rũ bóng, một vài trại lính, và đồng ruộng như nhà quê. Với lúa mạ mới nhú xanh thật mới sáng bật trên màu đất nâu cũ. Xe quẹo vào con đường đất đỏ, tránh vùng sình lầy nằm chắn lối đi.
- Sắp đến rồi Mị à!
Tôi lặng ngắm mấy căn nhà lợp tôn và vách tôn.
- Ngừng đây bác!
Chiếc xe chạy đi bỏ lại mấy đứa tôi. Tôi nhận ra ngay nhà chị Hai bởi chị đứng ngoài cổng tươi cười. Chỉ một cái cười thôi đủ thấy mến thương và:
- A, Mị về rồi tề.
là muốn nhào ôm chị. Chị em thăm hỏi tíu tít trong mái nhà vách tôn và mái tôn do anh làm lấy. Giỏi ghê.
- Mị tặng chị món này nhé!
Một chút ngạc nhiên dò hỏi trong đáy mắt chị, tôi lôi trong giỏ bình bằng sứ thấp với những nhánh cúc giả màu vàng nổi bật trên màu xanh bình cắm.
- Đường này đi thẳng ra đâu, chị Hai?
Tôi hỏi chị lúc ngồi trên thềm trông ra ao rau muống xanh lấp xấp điểm vài hoa tím nhạt.
- Đến bến chợ ở cửa sông. Em cứ đi đường tắt ngõ ni là đến biển. Hay là hai đứa đi chơi lát nữa hẳn về. Cho cu Bi đi với nợ!
"Hai đứa" lại dắt nhau ra biển, cu Bi đi trước. Hắn thạo đường lắm. Lối đầy cát và rừng dương quanh co như đi lạc nhưng không, vòng vo qua vài xóm nhỏ mộc mạc, mấy con gà nhớn nhác bỏ chạy vào mấy lùm tre trúc. Thích nhất, cảm tưởng như đã gần biển và nghe tiếng sóng xào xạc khi sủi lớp cát trắng mịn dưới chân và gió đùa từ xa trên mấy hàng dương liễu thơ mộng, muốn đứng lại ngẩn ngơ làm thi sĩ.
Bước chân ngừng lại nơi đầu xóm con đường tắt thu hẹp và kìa những tảng đá lót bên vòng sông nước xoáy.
- Đi cẩn thận kẻo ngã!
Chị Nga la lên khi tôi lần bước xuống những bước thăm dò trên phiến đá xanh thẫm.
- Mỏi chân quá ngồi xuống đây đi.
- Mị có điên không, lỡ rớt xuống sông chừ.
Chị Nga khéo lo cho tôi, thằng cu Bi đã nhảy ào xuống lội làm chị la thất thanh. Hắn lặn mất tiêu, nhìn lại chỉ còn cái áo và đôi dép trên tảng đá xanh thật lớn. Nhớn nhác một chút đã thấy hắn trồi lên vớ một cái cọc và lội ngược về. Một thoáng, hắn lên bậc đá, hong khô và mặc áo vào.
- Ngó trong xanh tưởng cạn, ai ngờ sâu dễ sợ!
Cả bọn hơi rùng mình, ngán quá. Chị Nga rầy em và đi vòng lối khác ra biển. Biển không là mặt biển phẳng lì xanh thẳm như nhìn từ phi cơ tưởng như mặt nhung nhăn dịu, biển vắng ngắt, trên bãi nước đã rút xa, ngoài kia thủy triều đều đặn xuống dần chừa lại mấy vết dầu loang lở đen nhớp nhúa và muôn ngàn rác rến trên nền cát lỏng lẻo lún chặt bước đi. Đi dò dẫm ra phía xa nước biển xám đục quấn lấy đôi chân, chị Nga rủ tôi vắt quần lên đầu gối lội bì bõm lần đến lúc nước quá gối. Một chị ở ghe chài cười với chúng tôi thật tươi. Lên đây chơi. Hai đứa lắc đầu, cám ơn rồi đi vào. lại nhặt những vỏ sò ốc vu vơ, sau cùng vất lại đi về luyến tiếc. Chiều sắp tàn, không ai bảo ai cũng biết phải về, bước chân lại lững thững đi ngang hàng dương, muốn nhảy vói hái một nhánh lá nhỏ mà ngần ngại cho tuổi con gái. Thôi không giữ được gì cả cho chiều nay mà dẫu muốn cũng chẳng được nào.
Bước chân lại vụng về trên lối cát lún chuồi. Mười ngón tay đan nhau, dắt díu qua những xóm.
Một vài đôi mắt tò mò ngoái nhìn của lũ trẻ chơi đó. Một đứa nhỏ tinh ranh trêu chọc:
- Có cô má hồng bé nhỏ xinh xinh.
- Mà cô hai tê? – một giọng khác – phải như ri nì. Hai cô má hồng bé nhỏ xinh xinh.
- Không, tau nói cô đẹp ề.
Chị Nga quay lại cười với lũ nhỏ.
- Đó, cô nớ đó.
Bọn tôi đi xa rồi cũng còn nghe tiếng cười và thấy mến lạ. Ước gì quay trở lại lần nữa.
Lại đi xe lam về. Qua sông bằng chiếc xuồng máy cũ kỹ xình xịch nhả khói xanh đực, buồn bã như cảnh chiều tàn và chợ bến đã tan. Có tiếng đàn não nuột của người mù ngồi giữa thuyền. Người ta xúm xít cho tiền và thưởng tài đàn một dây của bác ta. Tiếng tơ đàn như vương vấn nhè nhẹ quyện lấy bầu không khí nhộn nhịp những câu chuyện trao đổi. Chị Nga bỗng dưng giấu mặt vào mái tóc tôi và kéo tôi ra xa.
- Mị không thấy gì?
Tôi nhìn quanh, có gì đâu, vài người lính thủy ngồi trên mạn xuồng hát nghêu ngao và cười lớn.
Chị Nga dáng chừng ngượng ngập cúi đầu, ra phía đầu máy với hai em. Có tiếng ai nói lao xao như trêu chọc tôi không kịp nghe và không muốn nghe, tôi cúi xuống nhìn dòng sông sủi sóng. Vài cọng rác trôi và xa xa một đám lục bình. Phải, lần này sang sông, mai này còn được như hôm nay thảnh thơi trên dòng sông yêu quí? Một vài cánh chim trên bầu trời nhiều mây in hình trên sóng nước. Có ai đứng kế bên cũng nhìn dòng nước cuốn và im lặng bị phá vỡ bằng câu nói trống không:
- Thành phố dạo này buồn chẳng còn sống động.
Một chút nghiêng mình vừa đủ thấy chữ khắc trên ve áo xanh, tôi nhìn lên, khuôn mặt người lính thủy mang tên Đ. rất thơ mộng nhìn xa xăm. Người ta có nói với mình không, phải trả lời hay nín thinh như không nghe không biết. Một chút tự ái nổi lên bắt phải quay mặt và mặc cảm buộc phải cúi mặt làm ngơ. Tôi nhìn ra sông nhưng chỉ để nhìn chẳng thấy rõ và dường như cả đám đông chung quanh cũng thế, nhạt mờ phút giây ngừng cả tiếng máy xuồng và lần này:
- Cô có thấy rứa không hỉ?
Tôi ngập ngừng bối rối nói nhanh:
- Dạ... cũng thường thôi!
Giọng êm ấm tiếng Huế lại tiếp:
- Chắc tôi ở xa nên không biết, cô ở thành phố?
Tôi gật đầu, không biết nói gì hơn bởi cảm thấy xa lạ, tôi e dè mà người lính thủy cũng ngần ngại.
Dù sao tôi cũng thoải mái ngắm cảnh hoàng hôn trên sông. Thành phố đã lấp loáng ánh đèn và nắng còn vương vãi trên nóc nhà cao và nóc chuông nhà thờ. Nhìn lại bến chợ, chưa tắt nắng trên mấy tàu dừa.
- Cô nghỉ hè, không đi mô chơi?
Có phải người ta hỏi khéo mình không? Nhưng vẻ chân thật trong giọng nói và bình thản trên nét mặt khiến tôi an lòng.
- Tôi về quê đây... ông à và cũng mới đi chơi.
Hơi ngạc nhiên, người lính nhìn tôi. Anh còn trẻ lắm.
- Thế cô cũng ở xa : Sàigòn chắc?
- Đúng vậy, nhưng sao ông biết?
Người lính cười, nụ cười hồn nhiên nở trên môi bỗng thấy thân quen. À, tôi nhớ rồi, giọng của tôi hơi khác cũng như giọng của người lính tôi biết ngay là Huế.
Bây giờ tôi vụt cười. Hiểu rồi. Người lính biết tôi hiểu. Cũng nụ cười ấy làm quà chia tay ở bến khi tôi nắm tay chị Nga bước khỏi xuồng. Chị tôi đây. Anh ta gật đầu cười lễ phép nhưng chị Nga ngượng ngập kéo tôi đi thật nhanh. Cu Bi, cu Tỵ hộ tống phía sau cố xì xịt mấy ông lính thủy mấy tiếng trước khi bọn tôi sẽ khuất sau khu phố. Bước chân thôi dập dồn, lo sợ vu vơ biến đi.
- Mị quen ông ta à?
- Ơ, ơ, cũng quen sơ sơ thôi.
- Trông bảnh hỉ?
- Ai kia?
- Thì còn ai nữa.
- Tầm bậy. Họ hỏi, mình trả lời, chị nói kỳ.
- Mị kỳ thì có. Đem giới thiệu ta ví mấy gã...
- Mị quên, xin lỗi, lần sau không dám.
- Thôi đừng nói nữa, hồi nãy ra biển thú ghê đi!
- Ừ lâu lâu, ba mình mới cho con đi chơi, cứ bắt ở nhà hoài, chắc tại mình lớn khi ra đường.
Chắc tại mình lớn, tất cả âm thanh vang hoài như điệp khúc, phiến buồn nhẹ nhàng đậu xuống thong dong như chiều âm thầm rời xa và màn đêm bao phủ. Một chiều đã qua trên quê xưa yêu dấu, bờ sông cũ gió vẫn lồng vào ru êm hồn người trở về. Bây chừ về đây, mình thật lớn chưa. Ai có hay chúng tôi, Mị vừa lớn, hỡi thành phố thanh bình trong tưởng nhớ vừa mới lên đèn soi sáng con đường ngắn dưới chân.
NGÂN CHÂU
(Trích từ bán nguyệt san Ngàn Thông số 32, ra ngày 22-8-1972)