Tùng về quê nghỉ trong vụ hè năm nay. Tùng ra bến xe thật sớm nhưng mãi đến chiều mới tới nhà chú thím tám.
Tùng vừa xách va-ly bước vào đầu ngõ thì con vện từ trong nhà chạy ra sủa vang. Các em túa ra mừng rỡ. Chú thím Tám cũng chạy ra đón Tùng. Cả nhà rối rít hỏi han. Lâm đỡ chiếc va-ly trên tay Tùng hỏi:
- Sao? Phải ở đây nghỉ đúng 3 tháng hè nghen Tùng! Anh hứa trong thơ như thế mà về sớm em không chịu à.
Tùng cười:
- Anh hứa thì giữ lời mà, đừng có lo. Đã mấy năm rồi anh không về đây, bây giờ về thì phải ở lâu chớ?
Vào đến nhà, Tùng thấy một người đàn bà lạ đang ngồi đưa võng kẽo kẹt, miệng nhai ngốn ngáo một quả chuối. Tùng hỏi Lâm:
- Ai vậy? Sao anh không biết?
Lâm cười:
- Anh biết sao được mà biết! Đây là bác Hiền, nhà ở xóm trên chớ không phải xóm này.
Tùng nhìn kỹ bác Hiền, đó là một người đàn bà trên 40 tuổi. Đầu cổ rối nùi, quần áo thì rách xơ xác và dơ bẩn hết sức. Bà ta đưa võng kẽo kẹt, ngước đôi mắt lờ đờ nhìn Tùng rồi la lên:
- Làm cái gì mà nhìn người ta dữ vậy? Lạ lắm hả?
Nói xong bà ta phá lên cười ngặt nghẽo. Tùng ngạc nhiên chưa kịp nói gì thì chú Tám nói:
- Ối! Đi thay đồ đi con. Bà Hiền này mất trí lâu rồi, bả ăn nói bậy bạ như vậy đó.
Đến bây giờ Tùng mới biết bà ta điên, hèn nào quần áo, đầu cổ chẳng như thế.
Lâm cười, chỉ vào Tùng, nói với bà Hiền:
- Đây là anh Tùng nè! Bác lại ôm anh Tùng lại đừng cho ảnh đi.
Đôi mắt lờ đờ của bà ta bỗng sáng lên, ngước nhanh về Tùng rồi hỏi:
- Tùng hả? Ai là Tùng đâu?
Lâm chỉ Tùng:
- Anh Tùng đứng đây nè! Mau lại bắt ảnh đi, để ảnh chạy vuột bây giờ.
Bà Hiền bỗng vụt đứng dậy, chạy đến phía Tùng, làm Tùng hoảng hốt núp sau lưng chú Tám.
- Chú Tám! Chú Tám! Bả bắt con!
Chú Tám đẩy bà Hiền ra rồi rầy Lâm:
- Lâm! Con bày đặt xúi bà bắt anh Tùng chi vậy? Tùng à! Coi vậy chớ bả hiền lắm, không phá hại ai hết. Con đừng sợ.
Tùng xách va-ly bước vào buồng thì bà Hiền định chạy theo nhưng chú Tám cản lại. Bà ta đưa mắt buồn rầu nhìn theo Tùng và miệng kêu lảm nhảm:
- Tùng ơi! Đừng đi! Ra đây con! Ra đây!
Lâm cười khi nghe giọng nói đầy vẻ trìu mến của bà Hiền:
- Ai là con của bác đâu mà bác gọi như thế?
Thím Tám ở nhà sau bước lên:
- Lon gạo đây nè bà! Về lo nấu cơm ăn đi, đói bụng rồi mà còn ở đó.
Bà Hiền đổ lon gạo ra chiếc mo rồi buồn rầu lững thững ra về.
Buổi chiều đó Tùng đang chơi đùa với Lâm và các em ngoài sân thì thấy bóng bà Hiền lảng vảng dưới gốc cây đàng xa. Một lúc sau bà ta bước đến gần bọn Tùng rồi bỗng nhiên bà chạy sấn đến ôm chặt Tùng vào lòng. Tùng hoảng hốt dãy dụa dữ dội bao nhiêu thì bà ta lại ôm chặt Tùng thêm bấy nhiêu. Đôi mắt bà ta đỏ ngầu, long lên thật dễ sợ. Tùng la lên:
- Lâm! Lại phụ gỡ tay bả ra với anh!
Lâm lúc nãy còn cười, bây giờ thấy bà Hiền làm dữ quá cũng sợ vội vàng chạy lại gỡ Tùng ra. Bà Hiền miệng nói lảm nhảm, chân đá tứ tung:
- Đừng con, đừng! Ở lại đây! Ở lại đây!
Tùng đẩy mạnh bà ta ra nhưng không thoát nổi, bà ta nhào đến kéo Tùng trở lại. Cả hai người đều nhào lăn xuống đất. Mấy móng tay của bà Hiền quấu chặt vào tay Tùng đau điếng. Tủng hoảng la lên:
- Lâm! Vào kêu ba ra, mau lên.
Lâm vừa chạy vừa la:
- Ba ơi, ra mau cứu anh Tùng!
Chú Tám chẳng biết chuyện gì vội chạy ra. Chú gỡ mạnh tay bà Hiền, kéo Tùng ra trong lúc bà ta cố giữ chặt lấy. Chú Tám gằn giọng hỏi bà Hiền:
- Bà làm cái gì vậy? Lúc trước tôi thấy bà hiền nên mới cho xuống đây chơi, bây giờ tôi không cho xuống đây nữa! Đi về đi!
Bà Hiền hình như sợ chú Tám, quay mình bước đi còn gọi tên Tùng nho nhỏ, dáng điệu thật khổ sở. Tùng nhìn theo bỗng thấy ghét bà ta kỳ lạ. Bà vừa làm cho Tùng trải qua một cơn mất vía!
Mấy hôm sau bà Hiền vẫn xuống chơi. Bà ta hễ thấy Tùng là nhìn chòng chọc làm Tùng sợ hãi phải lẩn tránh. Lòng Tùng cứ nơm nớp lo sợ bà Hiền nổi cơn bất tử.
Chiều hôm nay chú Tám và Lâm lên xóm trên thăm ngoại của Lâm bệnh. Trời đã tối mà mưa to ào ạt đổ xuống mãi. Cha con chú Tám vẫn chưa về. Từng lằn chớp sáng lòe trước mắt rồi nổ một tiếng lớn như xé không trung.
Đợi chú Tám và Lâm mãi không được, Tùng định đi ngủ thì thím Tám cứ ra vô ngóng trông:
- Tùng à! Thằng Út bỗng nhiên nóng quá! Mấy hôm nay nó cảm sơ sài sao bây giờ như lửa đốt! Thím sợ quá mà chú con chưa về nữa!
Tùng vội chạy lại thăm Út thì thấy Út nóng quá. Đôi mắt nó nhắm nghiền, nằm thiêm thiếp trên giường. Thím Tám lo sợ đến ngồi kế bên. Bỗng thằng Út lăn lộn rồi tay chân co giựt lại. Thím Tám hoảng hốt ôm lấy con và bảo Tùng:
- Trời ơi! Con lấy áo mưa chạy kêu chú Tám về mau! Chú Tám ở cái nhà gần chùa trên xóm trên đó! Thằng Út nóng quá sắp làm kinh rồi! Mau đi con.
Tùng cũng hoảng hốt không kém thím Tám. Quơ lấy chiếc nón lá đội lên đầu và quàng chiếc áo mưa bên ngoài, Tùng chạy băng ra cửa. Mưa vẫn rơi ào ào, gió thổi đập vào những tàu lá chuối hai bên đường lung lay như những cánh tay quờ quạng. Từng lằn chớp chạy ngoằn ngoèo trên không trung, tiếng sấm nhổ không dứt. Tùng tưởng chừng như mọi vật đều run rẩy sợ hãi trong cơn mưa gió phũ phàng nầy. Lòng Tùng cũng vậy, một nỗi lo sợ lớn lao dâng trong lòng. Tùng cố gắng chạy mau, một phần cho chóng gặp chú Tám, còn một phần cũng vì sợ. Mỗi lần có một lằn chớp lóe lên, Tùng hoảng hốt nghiêng đầu qua như để né tránh. Chiếc áo mưa cũng không cản nổi nước mưa.Nước thấm vào da thịt Tùng, lạnh buốt. Chỉ còn một chiếc cầu nầy là sắp đến chùa. Tùng càng cố gắng chạy nhanh. Qua cầu xong, bỗng nhiên Tùng thấy lóe sáng trước mắt, rồi một tiếng nổ kinh khủng bên tai. Chẳng biết vì sợ quá hay vì vấp phải một rễ cây to, Tùng khụy xuống đất. Gió thổi ào ào, chiếc nón lá mong manh trên đầu Tùng bay đi đâu mất. Tùng gượng đứng dậy định chạy nữa nhưng lại ngồi xuống ngay. Có lẽ vì cái té hồi nãy đã làm chân Tùng bị trặc đi. Tùng lại gắng gượng đứng dậy lần nữa nhưng lại không sao đi nổi. Tùng vừa sợ vừa lo nhưng không sao khóc được. Lo cho bệnh của thằng Út ở nhà và sợ cho hoàn cảnh mình hiện tại. Tùng cố nuốt những giọt nước mưa rơi trên mặt để nhìn kỹ xung quanh. Qua bóng tối lờ mờ, may quá! Tùng thấy có một chiếc nhà nhỏ sát vệ đường. Mừng rỡ, Tùng cố lết vào trước cửa để may ra có ai giúp đỡ cho mình cái gì chăng? Tùng cất tiếng gọi lớn hai, ba lần. Một lúc sau mới có tiếng lục đục phía trong, rồi cửa mở. Một giọng khàn khàn cất lớn:
- Ai vậy? Ướt hả? Vào đi.
Tùng bò vào trong nhà. Người ấy đóng cửa lại rồi bước đến khêu đèn để giữa nhà cho sáng thêm. Bây giờ mới có dịp nhìn kỹ người ấy, Tùng giật bắn người lên, run bây bẩy! Không phải run vì lạnh mà chính vì sợ hãi! Trời ơi! Người đó là bà Hiền, người đàn bà điên đã làm cho Tùng lo sợ bấy lâu nay. Bà ta mặc một bộ đồ đen bạc màu, vá víu chằng chịt. Mái tóc dài rối nùi của bà chảy xuống tới lưng, tung bay mỗi khi có một cơn gió lùa vào nhà. Bà ta ngồi trên cái sạp nhỏ, bỏ mặc Tùng ngồi dưới đất, đôi mắt ngầu đỏ cứ đăm đăm nhìn Tùng. Tùng sợ quá khi thấy đôi mắt đó. Cậu cố len lét thụt lùi lại phía sau để đến gần cửa, định thoát ra ngoài. Tùng thầm nghĩ: thà ngồi ngoài trời mặc cho mưa gió còn hơn là ở trong ngôi nhà nầy với một người điên. Bà Hiền chợt chồm tới nhìn kỹ vào mặt Tùng, rồi la lên:
- Tùng! Con đó hả? Con về đó hả? Lại đây với má con! Tùng ơi!
Tùng chết điếng trong lòng:
- Thôi rồi! Bà ta nhớ ra mình rồi! Nguy quá!
Bà Hiền chạy đến ôm chặt Tùng vào lòng, mặc cho Tùng giãy giụa đấm đá bà ta. Bà lôi Tùng xềnh xệch vào giữa nhà, rồi vừa ôm Tùng vừa khóc:
- Con ơi! Sao lâu nay con đi đâu không về? Làm má nhớ con, má buồn khổ lắm! Con ơi! Con ở đây với má, đừng đi nữa!
Tùng ngạc nhiên quá! Không hiểu tại sao cứ mỗi lần gặp mình là bà ta cứ gọi là con một cách thắm thiết! Tùng vừa sợ vừa bực la lên:
- Trời ơi! Tôi không phải là con của bà đâu! Buông tôi ra cho tôi đi.
Tùng gỡ mạnh tay bà Hiền ra nhưng bà vẫn bấu chặt cứng và bà ta lại vung tay tát Tùng một cái nẩy lửa:
- Mầy không phải con tao hả? Vậy ai sinh mầy ra? Đồ bất nhân, mầy cãi tao đánh chết...
Đôi mắt bà ta đỏ ngầu, trợn trừng thật kinh khủng. Tùng không dám nói gì cả, đưa tay xoa má, nước mắt chảy dài. Thấy Tùng khóc, bà ta nói rối rít:
- Ôi! Má đánh con đau hả? Tội nghiệp con quá! Con đừng cãi má nghe không?
Rồi âu yếm xoa đầu Tùng, bà khóc lóc thảm thiết:
- Tùng ơi! Từ nay con đừng đi nữa nghen. Con đi má khổ lắm, má nhớ con lắm!
Bà ta cứ lặp đi lặp lại những câu nói tương tự mà khóc, hoặc có những cử chỉ trìu mến như mẹ con đối với Tùng. Nhưng hễ Tùng đẩy bà ta ra thì lại bị những cái tát giận dữ lên mặt. Chân Tùng vẫn còn đau buốt nên không chạy được để thoát khỏi đôi tay bà Hiền. Ngoài trời mưa vẫn to như không bao giờ dứt, sấm nổ vang rền. Vài cơn gió mạnh thổi tới như muốn làm bay căn nhà mong manh, xiêu vẹo của bà Hiền. Tùng đành chịu trận trong căn nhà bà ta. Bà ta vẫn khóc, vẫn kể lể lảm nhàm rồi vuốt ve Tùng. Tùng sợ quá, đành nhắm mắt lại cho bà Hiền làm gì thì làm để khỏi thấy dáng dấp ghê rợn của bà ta, lòng rối loạn vô cùng.
Độ một giờ sau thì cơn mưa quái ác mới nhỏ lại dần và tạnh hẳn. Nhưng Tùng vẫn không sao chạy ra khỏi căn nhà bà Hiền được. Bà ta khóc mãi, cái giọng lạnh lùng và khàn đục làm Tùng nổi gai, tim như muốn vọt ra khỏi lồng ngực. Chẳng biết bao lâu sau thì bỗng thấy, xuyên qua tấm vách lá, từ đàng xa những ánh lửa đỏ lập lòe tiến đến. Tùng mừng thầm trong bụng, cầu mong chú Tám về nhà không thấy mình nên trở lại kiếm. Quả đúng như vậy, Tùng nghe có tiếng gọi tên mình xa xa. Mừng quá, Tùng cố gỡ tay bà Hiền...
Ánh đuốc tiến đến gần, Tùng thấy lố nhố mấy bóng người. Giọng chú Tám và Lâm gọi thất thanh trong đêm tối:
- Tùng ơi! Tùng con đâu? Tùng ơi! Anh đâu?
Tùng cảm xúc quá, la lớn:
- Chú Tám, con...
Tiếng la nửa chừng bị chặn lại. Bà Hiền đưa tay bụm miệng Tùng, không cho la.
Nhưng hình như chú Tám đã nghe. Ngoài sân, tiếng nói lao xao im bặt. Rồi như một luồng gió, mấy bóng người tông mạnh liếp cửa, nhảy sổ vào trong nhà bà Hiền. Dưới ánh đuốc sáng rực, chú Tám thấy Tùng phờ phạc, đưa đôi mắt lờ đờ nhìn lên không nói một lời vì quá xúc động. Còn bà Hiền đã nín khóc nhưng vẫn ôm chặt lấy Tùng như sợ người ta cướp đi. Chú Tám la lên:
- Trời! Tùng! Sao con lại ở đây? Bả bắt con hả?
Tùng vừa mừng vừa tủi, chỉ nói:
- Chú Tám! Con...
Rồi khóc ồ lên. Chú Tám đưa cây đuốc cho người hàng xóm cùng đi theo để kiếm Tùng, bước đến xô mạnh bà Hiền ra. Bà ta vẫn không chịu dang ra. Giận quá chú Tám đẩy mạnh bà té chúi nhủi xuống đất rồi kéo Tùng đứng lên.
Chú Tám nói:
- Tội nghiệp cháu tôi! Sao vậy con?
Tùng mới vừa đứng lên lại té xuống đất trở lại. Chú Tám hoảng hốt:
- Trời! Sao vậy con? Sao không đứng lên?
Chú Tám và Lâm lại dìu Tùng đứng dậy nhưng Tùng khóc nói:
- Con đứng không được, chân con hồi nãy té trặc đau lắm. À!Thằng Út đã bớt chưa chú?
Lâm vội đáp:
- Ba đã chích cho nó mũi thuốc, bớt nóng rồi, chỉ tại nó mà anh ra nông nỗi nầy, vì hồi chiều nó tắm mưa nên mới bị cảm nặng đó anh Tùng.
Chú Tám cõng Tùng trên vai nói:
- Thôi đi về để Tùng thay đồ kẻo bị cảm nữa. Đâu con kể vì sao mà bị như thế cho chú nghe coi. À, con đừng sợ nữa. Từ rày chú cấm không cho bà ta xuống xóm mình nữa đâu.
Mọi người đi ra, bà Hiền đứng tựa cửa nhìn theo. Bỗng bà la lớn:
- Bớ người ta! Nó bắt con tôi! Bớ người ta... hu... hu...
Giọng bà ta rít lên trong đêm khuya. Tùng rùng mình nói với chú Tám:
- Thôi! Chú đừng cấm bà ta. Vì con hết trặc gân sẽ về Sàigòn ngay. Con sợ lắm!
Tùng hết đau chân nhưng không về Sàigòn. Tùng quyết định ở lại nghỉ hết vụ hè. Sau khi hiểu rõ nguyên do vì sao bà Hiền điên loạn, lòng ác cảm của Tùng đối với bà Hiền bỗng nhiên biến mất, thay vào đó, một sự thương hại vô bờ .
Cách đây mấy năm, bà Hiền là người góa chồng nhưng sống êm ấm với đứa con trai độc nhất. Bà thương yêu nó lắm và cưng quí vô cùng. Một hôm, bà cùng đứa con chèo thuyền ra sông cái để đến một cù lao nhỏ nọ đốn củi đem về bán. Bận trở về, thuyền khẳm lại gặp sóng to gió lớn chìm lỉm giữa dòng. Bà Hiền ôm được khúc cây to, người ta chèo ghe ra cứu kịp, còn đứa con thì trôi theo dòng nước chết đuối. Từ khi nguồn an ủi để vui sống độc nhất mất đi, bà buồn rầu vô hạn, khóc lóc suốt ngày đêm. Rồi qua một cơn bệnh nặng, bà mất trí đến bây giờ. Đứa con bà nếu còn sống cũng bằng cỡ Tùng và nhất là nó cũng tên Tùng nữa!
Tùng lẩm bẩm: Hèn gì khi nghe Lâm nói đến tên mình, mắt bà ta sáng lên và cứ khóc, cứ gọi mãi mình là con hoài! Thật đáng thương!
Tùng quyết định an ủi bà Hiền cho bà đỡ khổ. Một bữa trưa, Tùng đang ngồi vừa coi sách, vừa ngủ gà ngủ gật dưới gốc cây ngoài vườn thì thoáng thấy bà Hiền len lén đến. Tùng gấp sách cố can đảm ngồi lại. Bà ta vừa bước đến thì Tùng vui vẻ hỏi:
- Kìa bác! Bác đi đâu vậy? Trưa nắng quá...
Thấy trên tay bà Hiền có cầm hai trái ổi chín thơm ngào ngạt, Tùng cười:
- Cha! Bác có ổi ngon quá! Cho con một trái được không?
Bà Hiền lộ vẻ sung sướng đưa Tùng:
- Nè! Con cầm đi! Má mới hái ngoài kia kìa!
- Nói vậy chớ con không ăn đâu. Bác ngồi xuống đây chơi đi.
- Bà Hiền thật ngoan ngoãn khép nép ngồi xuống bên Tùng. Bà đưa mắt âu yếm nhìn Tùng:
- Con còn ghét má hết? Đừng ghét má tội nghiệp nghen con! Má thương con lắm mà!
Thấy bà ta cứ lầm tưởng mình là con của bà, Tùng suýt bật cười nhưng nói:
- Con không có ghét bác nữa. Nhưng mà bác phải nghe lời con, con mới chịu.
Bà Hiền sung sướng gật đầu:
- Được, được, con bảo gì má cũng nghe lời con hết.
- Tốt lắm! Bây giờ bác đừng đi lang thang ngoài đường nữa, đừng nói lảm nhàm bậy bạ nữa. Bác phải tắm rửa, mặc quần áo sạch sẽ, được hôn?
-Ý! Má có nói bậy bạ lảm nhảm hồi nào đâu? Ờ! Mà thôi được! Má nghe lời con đó!
- Bác giỏi lắm! Thôi bác về đi, nhớ lời con dặn nghen! Mai mốt xuống chơi nữa, con trông bác lắm!
Bà Hiền vui vẻ ra về. Sáng hôm sau, bà ta lại xuống thăm Tùng.
Mọi người ngạc nhiên làm sao! Đầu cổ bà ta chải gỡ suông sẻ, quần áo tuy cũ rách nhưng sạch sẽ chớ không dơ bẩn như trước nữa. Từ đó về sau, mọi điều Tùng nói, bà ta đều nghe lời làm theo. Dần dần, bà vui vẻ trở lại, không còn buồn rầu đi lang thang như trước. Người bà mập ra, trẻ hẳn lại. Không ai có thể ngờ được bà có thể biến đổi mau chóng như thế.
Và mầu nhiệm làm sao! Bà Hiền lại tìm lại được trí khôn của mình đã mấy năm trời lu mất. Tùng sung sướng lắm! Không ngờ mình có thể biến đổi được một người như thế!
Bây giờ mặc dầu biết rằng Tùng không phải là con mình nhưng bà vẫn yêu thương lắm. Hằng ngày bà Hiền vẫn thường kiếm trái cây hái xuống cho Tùng hoặc làm bánh làm trái đủ thứ.
Tùng hết sức từ chối nhưng vẫn không được.
Chiều nay khi nghe Tùng nói sáng sớm phải về nhà để nhập học, bà Hiền giật mình rồi ủ rũ buồn bã không nói một tiếng nào. Tùng phải an ủi vỗ về bà thật lâu.
Sáng sớm tinh sương, bà Hiền đã xuống. Bà quấn quít mãi bên Tùng. Tùng từ giã mọi người rồi mới từ giã bà Hiền. Bà cứ căn dặn:
- Con về trển rồi lâu lâu xuống đây chơi nghen con. Con đi rồi chắc bác sẽ buồn lắm!
- Thôi bác đừng buồn, lâu lâu con sẽ về thăm bác mà, bác phải vui mạnh thì con mới chịu.
Bà Hiền bỗng chạy đến ôm chặt lấy Tùng không nói gì cả. Một lúc sau, bà nói nhỏ:
- Con! Con! Bác thương con lắm!
Rồi bà để tuôn đôi giòng lệ xuống vai Tùng. Tùng cảm động quá, càng ôm chặt lấy bà Hiền, người mà mấy tháng trước đã làm cho Tùng sợ, ghét vô tả.
Tùng không ngờ mình đã hưởng được một mùa hè đầy đủ như thế.
Trở về Sàigòn, Tùng mang theo một kỷ niệm hè, đầy kinh hoàng cũng như thích thú, hơn tất cả những vụ hè đã qua.
(Trích từ tạp chí Tuổi Hoa số 30, ra ngày 25-7-1965)
- Ối! Đi thay đồ đi con. Bà Hiền này mất trí lâu rồi, bả ăn nói bậy bạ như vậy đó.
Đến bây giờ Tùng mới biết bà ta điên, hèn nào quần áo, đầu cổ chẳng như thế.
Lâm cười, chỉ vào Tùng, nói với bà Hiền:
- Đây là anh Tùng nè! Bác lại ôm anh Tùng lại đừng cho ảnh đi.
Đôi mắt lờ đờ của bà ta bỗng sáng lên, ngước nhanh về Tùng rồi hỏi:
- Tùng hả? Ai là Tùng đâu?
Lâm chỉ Tùng:
- Anh Tùng đứng đây nè! Mau lại bắt ảnh đi, để ảnh chạy vuột bây giờ.
Bà Hiền bỗng vụt đứng dậy, chạy đến phía Tùng, làm Tùng hoảng hốt núp sau lưng chú Tám.
- Chú Tám! Chú Tám! Bả bắt con!
Chú Tám đẩy bà Hiền ra rồi rầy Lâm:
- Lâm! Con bày đặt xúi bà bắt anh Tùng chi vậy? Tùng à! Coi vậy chớ bả hiền lắm, không phá hại ai hết. Con đừng sợ.
Tùng xách va-ly bước vào buồng thì bà Hiền định chạy theo nhưng chú Tám cản lại. Bà ta đưa mắt buồn rầu nhìn theo Tùng và miệng kêu lảm nhảm:
- Tùng ơi! Đừng đi! Ra đây con! Ra đây!
Lâm cười khi nghe giọng nói đầy vẻ trìu mến của bà Hiền:
- Ai là con của bác đâu mà bác gọi như thế?
Thím Tám ở nhà sau bước lên:
- Lon gạo đây nè bà! Về lo nấu cơm ăn đi, đói bụng rồi mà còn ở đó.
Bà Hiền đổ lon gạo ra chiếc mo rồi buồn rầu lững thững ra về.
Buổi chiều đó Tùng đang chơi đùa với Lâm và các em ngoài sân thì thấy bóng bà Hiền lảng vảng dưới gốc cây đàng xa. Một lúc sau bà ta bước đến gần bọn Tùng rồi bỗng nhiên bà chạy sấn đến ôm chặt Tùng vào lòng. Tùng hoảng hốt dãy dụa dữ dội bao nhiêu thì bà ta lại ôm chặt Tùng thêm bấy nhiêu. Đôi mắt bà ta đỏ ngầu, long lên thật dễ sợ. Tùng la lên:
- Lâm! Lại phụ gỡ tay bả ra với anh!
Lâm lúc nãy còn cười, bây giờ thấy bà Hiền làm dữ quá cũng sợ vội vàng chạy lại gỡ Tùng ra. Bà Hiền miệng nói lảm nhảm, chân đá tứ tung:
- Đừng con, đừng! Ở lại đây! Ở lại đây!
Tùng đẩy mạnh bà ta ra nhưng không thoát nổi, bà ta nhào đến kéo Tùng trở lại. Cả hai người đều nhào lăn xuống đất. Mấy móng tay của bà Hiền quấu chặt vào tay Tùng đau điếng. Tủng hoảng la lên:
- Lâm! Vào kêu ba ra, mau lên.
Lâm vừa chạy vừa la:
- Ba ơi, ra mau cứu anh Tùng!
Chú Tám chẳng biết chuyện gì vội chạy ra. Chú gỡ mạnh tay bà Hiền, kéo Tùng ra trong lúc bà ta cố giữ chặt lấy. Chú Tám gằn giọng hỏi bà Hiền:
- Bà làm cái gì vậy? Lúc trước tôi thấy bà hiền nên mới cho xuống đây chơi, bây giờ tôi không cho xuống đây nữa! Đi về đi!
Bà Hiền hình như sợ chú Tám, quay mình bước đi còn gọi tên Tùng nho nhỏ, dáng điệu thật khổ sở. Tùng nhìn theo bỗng thấy ghét bà ta kỳ lạ. Bà vừa làm cho Tùng trải qua một cơn mất vía!
Mấy hôm sau bà Hiền vẫn xuống chơi. Bà ta hễ thấy Tùng là nhìn chòng chọc làm Tùng sợ hãi phải lẩn tránh. Lòng Tùng cứ nơm nớp lo sợ bà Hiền nổi cơn bất tử.
Chiều hôm nay chú Tám và Lâm lên xóm trên thăm ngoại của Lâm bệnh. Trời đã tối mà mưa to ào ạt đổ xuống mãi. Cha con chú Tám vẫn chưa về. Từng lằn chớp sáng lòe trước mắt rồi nổ một tiếng lớn như xé không trung.
Đợi chú Tám và Lâm mãi không được, Tùng định đi ngủ thì thím Tám cứ ra vô ngóng trông:
- Tùng à! Thằng Út bỗng nhiên nóng quá! Mấy hôm nay nó cảm sơ sài sao bây giờ như lửa đốt! Thím sợ quá mà chú con chưa về nữa!
Tùng vội chạy lại thăm Út thì thấy Út nóng quá. Đôi mắt nó nhắm nghiền, nằm thiêm thiếp trên giường. Thím Tám lo sợ đến ngồi kế bên. Bỗng thằng Út lăn lộn rồi tay chân co giựt lại. Thím Tám hoảng hốt ôm lấy con và bảo Tùng:
- Trời ơi! Con lấy áo mưa chạy kêu chú Tám về mau! Chú Tám ở cái nhà gần chùa trên xóm trên đó! Thằng Út nóng quá sắp làm kinh rồi! Mau đi con.
Tùng cũng hoảng hốt không kém thím Tám. Quơ lấy chiếc nón lá đội lên đầu và quàng chiếc áo mưa bên ngoài, Tùng chạy băng ra cửa. Mưa vẫn rơi ào ào, gió thổi đập vào những tàu lá chuối hai bên đường lung lay như những cánh tay quờ quạng. Từng lằn chớp chạy ngoằn ngoèo trên không trung, tiếng sấm nhổ không dứt. Tùng tưởng chừng như mọi vật đều run rẩy sợ hãi trong cơn mưa gió phũ phàng nầy. Lòng Tùng cũng vậy, một nỗi lo sợ lớn lao dâng trong lòng. Tùng cố gắng chạy mau, một phần cho chóng gặp chú Tám, còn một phần cũng vì sợ. Mỗi lần có một lằn chớp lóe lên, Tùng hoảng hốt nghiêng đầu qua như để né tránh. Chiếc áo mưa cũng không cản nổi nước mưa.Nước thấm vào da thịt Tùng, lạnh buốt. Chỉ còn một chiếc cầu nầy là sắp đến chùa. Tùng càng cố gắng chạy nhanh. Qua cầu xong, bỗng nhiên Tùng thấy lóe sáng trước mắt, rồi một tiếng nổ kinh khủng bên tai. Chẳng biết vì sợ quá hay vì vấp phải một rễ cây to, Tùng khụy xuống đất. Gió thổi ào ào, chiếc nón lá mong manh trên đầu Tùng bay đi đâu mất. Tùng gượng đứng dậy định chạy nữa nhưng lại ngồi xuống ngay. Có lẽ vì cái té hồi nãy đã làm chân Tùng bị trặc đi. Tùng lại gắng gượng đứng dậy lần nữa nhưng lại không sao đi nổi. Tùng vừa sợ vừa lo nhưng không sao khóc được. Lo cho bệnh của thằng Út ở nhà và sợ cho hoàn cảnh mình hiện tại. Tùng cố nuốt những giọt nước mưa rơi trên mặt để nhìn kỹ xung quanh. Qua bóng tối lờ mờ, may quá! Tùng thấy có một chiếc nhà nhỏ sát vệ đường. Mừng rỡ, Tùng cố lết vào trước cửa để may ra có ai giúp đỡ cho mình cái gì chăng? Tùng cất tiếng gọi lớn hai, ba lần. Một lúc sau mới có tiếng lục đục phía trong, rồi cửa mở. Một giọng khàn khàn cất lớn:
- Ai vậy? Ướt hả? Vào đi.
Tùng bò vào trong nhà. Người ấy đóng cửa lại rồi bước đến khêu đèn để giữa nhà cho sáng thêm. Bây giờ mới có dịp nhìn kỹ người ấy, Tùng giật bắn người lên, run bây bẩy! Không phải run vì lạnh mà chính vì sợ hãi! Trời ơi! Người đó là bà Hiền, người đàn bà điên đã làm cho Tùng lo sợ bấy lâu nay. Bà ta mặc một bộ đồ đen bạc màu, vá víu chằng chịt. Mái tóc dài rối nùi của bà chảy xuống tới lưng, tung bay mỗi khi có một cơn gió lùa vào nhà. Bà ta ngồi trên cái sạp nhỏ, bỏ mặc Tùng ngồi dưới đất, đôi mắt ngầu đỏ cứ đăm đăm nhìn Tùng. Tùng sợ quá khi thấy đôi mắt đó. Cậu cố len lét thụt lùi lại phía sau để đến gần cửa, định thoát ra ngoài. Tùng thầm nghĩ: thà ngồi ngoài trời mặc cho mưa gió còn hơn là ở trong ngôi nhà nầy với một người điên. Bà Hiền chợt chồm tới nhìn kỹ vào mặt Tùng, rồi la lên:
- Tùng! Con đó hả? Con về đó hả? Lại đây với má con! Tùng ơi!
Tùng chết điếng trong lòng:
- Thôi rồi! Bà ta nhớ ra mình rồi! Nguy quá!
Bà Hiền chạy đến ôm chặt Tùng vào lòng, mặc cho Tùng giãy giụa đấm đá bà ta. Bà lôi Tùng xềnh xệch vào giữa nhà, rồi vừa ôm Tùng vừa khóc:
- Con ơi! Sao lâu nay con đi đâu không về? Làm má nhớ con, má buồn khổ lắm! Con ơi! Con ở đây với má, đừng đi nữa!
Tùng ngạc nhiên quá! Không hiểu tại sao cứ mỗi lần gặp mình là bà ta cứ gọi là con một cách thắm thiết! Tùng vừa sợ vừa bực la lên:
- Trời ơi! Tôi không phải là con của bà đâu! Buông tôi ra cho tôi đi.
Tùng gỡ mạnh tay bà Hiền ra nhưng bà vẫn bấu chặt cứng và bà ta lại vung tay tát Tùng một cái nẩy lửa:
- Mầy không phải con tao hả? Vậy ai sinh mầy ra? Đồ bất nhân, mầy cãi tao đánh chết...
Đôi mắt bà ta đỏ ngầu, trợn trừng thật kinh khủng. Tùng không dám nói gì cả, đưa tay xoa má, nước mắt chảy dài. Thấy Tùng khóc, bà ta nói rối rít:
- Ôi! Má đánh con đau hả? Tội nghiệp con quá! Con đừng cãi má nghe không?
Rồi âu yếm xoa đầu Tùng, bà khóc lóc thảm thiết:
- Tùng ơi! Từ nay con đừng đi nữa nghen. Con đi má khổ lắm, má nhớ con lắm!
Bà ta cứ lặp đi lặp lại những câu nói tương tự mà khóc, hoặc có những cử chỉ trìu mến như mẹ con đối với Tùng. Nhưng hễ Tùng đẩy bà ta ra thì lại bị những cái tát giận dữ lên mặt. Chân Tùng vẫn còn đau buốt nên không chạy được để thoát khỏi đôi tay bà Hiền. Ngoài trời mưa vẫn to như không bao giờ dứt, sấm nổ vang rền. Vài cơn gió mạnh thổi tới như muốn làm bay căn nhà mong manh, xiêu vẹo của bà Hiền. Tùng đành chịu trận trong căn nhà bà ta. Bà ta vẫn khóc, vẫn kể lể lảm nhàm rồi vuốt ve Tùng. Tùng sợ quá, đành nhắm mắt lại cho bà Hiền làm gì thì làm để khỏi thấy dáng dấp ghê rợn của bà ta, lòng rối loạn vô cùng.
Độ một giờ sau thì cơn mưa quái ác mới nhỏ lại dần và tạnh hẳn. Nhưng Tùng vẫn không sao chạy ra khỏi căn nhà bà Hiền được. Bà ta khóc mãi, cái giọng lạnh lùng và khàn đục làm Tùng nổi gai, tim như muốn vọt ra khỏi lồng ngực. Chẳng biết bao lâu sau thì bỗng thấy, xuyên qua tấm vách lá, từ đàng xa những ánh lửa đỏ lập lòe tiến đến. Tùng mừng thầm trong bụng, cầu mong chú Tám về nhà không thấy mình nên trở lại kiếm. Quả đúng như vậy, Tùng nghe có tiếng gọi tên mình xa xa. Mừng quá, Tùng cố gỡ tay bà Hiền...
Ánh đuốc tiến đến gần, Tùng thấy lố nhố mấy bóng người. Giọng chú Tám và Lâm gọi thất thanh trong đêm tối:
- Tùng ơi! Tùng con đâu? Tùng ơi! Anh đâu?
Tùng cảm xúc quá, la lớn:
- Chú Tám, con...
Tiếng la nửa chừng bị chặn lại. Bà Hiền đưa tay bụm miệng Tùng, không cho la.
Nhưng hình như chú Tám đã nghe. Ngoài sân, tiếng nói lao xao im bặt. Rồi như một luồng gió, mấy bóng người tông mạnh liếp cửa, nhảy sổ vào trong nhà bà Hiền. Dưới ánh đuốc sáng rực, chú Tám thấy Tùng phờ phạc, đưa đôi mắt lờ đờ nhìn lên không nói một lời vì quá xúc động. Còn bà Hiền đã nín khóc nhưng vẫn ôm chặt lấy Tùng như sợ người ta cướp đi. Chú Tám la lên:
- Trời! Tùng! Sao con lại ở đây? Bả bắt con hả?
Tùng vừa mừng vừa tủi, chỉ nói:
- Chú Tám! Con...
Rồi khóc ồ lên. Chú Tám đưa cây đuốc cho người hàng xóm cùng đi theo để kiếm Tùng, bước đến xô mạnh bà Hiền ra. Bà ta vẫn không chịu dang ra. Giận quá chú Tám đẩy mạnh bà té chúi nhủi xuống đất rồi kéo Tùng đứng lên.
Chú Tám nói:
- Tội nghiệp cháu tôi! Sao vậy con?
Tùng mới vừa đứng lên lại té xuống đất trở lại. Chú Tám hoảng hốt:
- Trời! Sao vậy con? Sao không đứng lên?
Chú Tám và Lâm lại dìu Tùng đứng dậy nhưng Tùng khóc nói:
- Con đứng không được, chân con hồi nãy té trặc đau lắm. À!Thằng Út đã bớt chưa chú?
Lâm vội đáp:
- Ba đã chích cho nó mũi thuốc, bớt nóng rồi, chỉ tại nó mà anh ra nông nỗi nầy, vì hồi chiều nó tắm mưa nên mới bị cảm nặng đó anh Tùng.
Chú Tám cõng Tùng trên vai nói:
- Thôi đi về để Tùng thay đồ kẻo bị cảm nữa. Đâu con kể vì sao mà bị như thế cho chú nghe coi. À, con đừng sợ nữa. Từ rày chú cấm không cho bà ta xuống xóm mình nữa đâu.
Mọi người đi ra, bà Hiền đứng tựa cửa nhìn theo. Bỗng bà la lớn:
- Bớ người ta! Nó bắt con tôi! Bớ người ta... hu... hu...
Giọng bà ta rít lên trong đêm khuya. Tùng rùng mình nói với chú Tám:
- Thôi! Chú đừng cấm bà ta. Vì con hết trặc gân sẽ về Sàigòn ngay. Con sợ lắm!
*
Tùng hết đau chân nhưng không về Sàigòn. Tùng quyết định ở lại nghỉ hết vụ hè. Sau khi hiểu rõ nguyên do vì sao bà Hiền điên loạn, lòng ác cảm của Tùng đối với bà Hiền bỗng nhiên biến mất, thay vào đó, một sự thương hại vô bờ .
Cách đây mấy năm, bà Hiền là người góa chồng nhưng sống êm ấm với đứa con trai độc nhất. Bà thương yêu nó lắm và cưng quí vô cùng. Một hôm, bà cùng đứa con chèo thuyền ra sông cái để đến một cù lao nhỏ nọ đốn củi đem về bán. Bận trở về, thuyền khẳm lại gặp sóng to gió lớn chìm lỉm giữa dòng. Bà Hiền ôm được khúc cây to, người ta chèo ghe ra cứu kịp, còn đứa con thì trôi theo dòng nước chết đuối. Từ khi nguồn an ủi để vui sống độc nhất mất đi, bà buồn rầu vô hạn, khóc lóc suốt ngày đêm. Rồi qua một cơn bệnh nặng, bà mất trí đến bây giờ. Đứa con bà nếu còn sống cũng bằng cỡ Tùng và nhất là nó cũng tên Tùng nữa!
Tùng lẩm bẩm: Hèn gì khi nghe Lâm nói đến tên mình, mắt bà ta sáng lên và cứ khóc, cứ gọi mãi mình là con hoài! Thật đáng thương!
Tùng quyết định an ủi bà Hiền cho bà đỡ khổ. Một bữa trưa, Tùng đang ngồi vừa coi sách, vừa ngủ gà ngủ gật dưới gốc cây ngoài vườn thì thoáng thấy bà Hiền len lén đến. Tùng gấp sách cố can đảm ngồi lại. Bà ta vừa bước đến thì Tùng vui vẻ hỏi:
- Kìa bác! Bác đi đâu vậy? Trưa nắng quá...
Thấy trên tay bà Hiền có cầm hai trái ổi chín thơm ngào ngạt, Tùng cười:
- Cha! Bác có ổi ngon quá! Cho con một trái được không?
Bà Hiền lộ vẻ sung sướng đưa Tùng:
- Nè! Con cầm đi! Má mới hái ngoài kia kìa!
- Nói vậy chớ con không ăn đâu. Bác ngồi xuống đây chơi đi.
- Bà Hiền thật ngoan ngoãn khép nép ngồi xuống bên Tùng. Bà đưa mắt âu yếm nhìn Tùng:
- Con còn ghét má hết? Đừng ghét má tội nghiệp nghen con! Má thương con lắm mà!
Thấy bà ta cứ lầm tưởng mình là con của bà, Tùng suýt bật cười nhưng nói:
- Con không có ghét bác nữa. Nhưng mà bác phải nghe lời con, con mới chịu.
Bà Hiền sung sướng gật đầu:
- Được, được, con bảo gì má cũng nghe lời con hết.
- Tốt lắm! Bây giờ bác đừng đi lang thang ngoài đường nữa, đừng nói lảm nhàm bậy bạ nữa. Bác phải tắm rửa, mặc quần áo sạch sẽ, được hôn?
-Ý! Má có nói bậy bạ lảm nhảm hồi nào đâu? Ờ! Mà thôi được! Má nghe lời con đó!
- Bác giỏi lắm! Thôi bác về đi, nhớ lời con dặn nghen! Mai mốt xuống chơi nữa, con trông bác lắm!
Bà Hiền vui vẻ ra về. Sáng hôm sau, bà ta lại xuống thăm Tùng.
Mọi người ngạc nhiên làm sao! Đầu cổ bà ta chải gỡ suông sẻ, quần áo tuy cũ rách nhưng sạch sẽ chớ không dơ bẩn như trước nữa. Từ đó về sau, mọi điều Tùng nói, bà ta đều nghe lời làm theo. Dần dần, bà vui vẻ trở lại, không còn buồn rầu đi lang thang như trước. Người bà mập ra, trẻ hẳn lại. Không ai có thể ngờ được bà có thể biến đổi mau chóng như thế.
Và mầu nhiệm làm sao! Bà Hiền lại tìm lại được trí khôn của mình đã mấy năm trời lu mất. Tùng sung sướng lắm! Không ngờ mình có thể biến đổi được một người như thế!
Bây giờ mặc dầu biết rằng Tùng không phải là con mình nhưng bà vẫn yêu thương lắm. Hằng ngày bà Hiền vẫn thường kiếm trái cây hái xuống cho Tùng hoặc làm bánh làm trái đủ thứ.
Tùng hết sức từ chối nhưng vẫn không được.
Chiều nay khi nghe Tùng nói sáng sớm phải về nhà để nhập học, bà Hiền giật mình rồi ủ rũ buồn bã không nói một tiếng nào. Tùng phải an ủi vỗ về bà thật lâu.
Sáng sớm tinh sương, bà Hiền đã xuống. Bà quấn quít mãi bên Tùng. Tùng từ giã mọi người rồi mới từ giã bà Hiền. Bà cứ căn dặn:
- Con về trển rồi lâu lâu xuống đây chơi nghen con. Con đi rồi chắc bác sẽ buồn lắm!
- Thôi bác đừng buồn, lâu lâu con sẽ về thăm bác mà, bác phải vui mạnh thì con mới chịu.
Bà Hiền bỗng chạy đến ôm chặt lấy Tùng không nói gì cả. Một lúc sau, bà nói nhỏ:
- Con! Con! Bác thương con lắm!
Rồi bà để tuôn đôi giòng lệ xuống vai Tùng. Tùng cảm động quá, càng ôm chặt lấy bà Hiền, người mà mấy tháng trước đã làm cho Tùng sợ, ghét vô tả.
Tùng không ngờ mình đã hưởng được một mùa hè đầy đủ như thế.
Trở về Sàigòn, Tùng mang theo một kỷ niệm hè, đầy kinh hoàng cũng như thích thú, hơn tất cả những vụ hè đã qua.
TRANG VÂN
(Trích từ tạp chí Tuổi Hoa số 30, ra ngày 25-7-1965)