Từ
ngàn xưa ai cũng thừa biết rằng Trời là Đấng Tối Cao, Toàn Năng, Ngài
tạo ra muôn loài vạn vật dưới trần gian, Ngài chí công, chí minh...
nhưng có một điều không kém quan trọng, một đức tốt ở Ngài thì lại không
mấy người để ý đến, đó là: Trời cũng là một bậc vô cùng khiêm nhượng!
Kể cũng không có chi là lạ, bởi người đời, người ta đòi hỏi tất cả mọi
đức tính ở kẻ nhỏ, kẻ thấp, kẻ hèn chớ không ai ngược đời đòi hỏi ở vị
Chúa Tể muôn loài cái đức khiêm nhượng là cái đức mà người ta nghĩ rằng
Ngài không cần phải có.
Thế
mà, Trời lại có đức ấy, mà có nhiều kia đấy! Chả thế mà bọn con Cóc –
bọn hèn kém, bé mọn, cả đời quanh quẩn ở bờ ruộng, ao chuôm, ở chỗ bùn
lầy bẩn thỉu – lại dám táo gan tới cái mức mạo nhận chúng là CẬU ÔNG
TRỜI! Đã là Trời thì có gì mà Ngài không biết! Ngài há không từng được
người ta xưng tụng là quán triệt hết mọi chuyện xảy ra dưới thế gian ư?
Buồn cười một cái: Ngài không hề phật ý về bọn Cóc hạ tiện lấy một ly
con nào cả, Ngài vẫn tự nhiên như không hề biết chúng xúc phạm đến Ngài.
Trong
lúc đó thì – người ta đồn đại thế – bọn cận thần nhà Trời lại vô cùng
phẫn nộ: bá quan văn võ đùng đùng kéo nhau tới trước sân rồng, phủ phục
dưới chân Trời, không tiếc lời kể tội họ hàng nhà Cóc. Theo ý trăm quan
thì không riêng chi loài Cóc là đắc tội với thiên cung mà ngay cả giòng
họ gần xa, dây mơ, rễ má với chúng: Ếch, Nhái, Chẫu chàng, Ễnh ương đều
phải chịu họa lây vì bọn Cóc, đúng theo hình luật. Theo ý họ thì không
phải chỉ giam cứu sơ qua, mà Trời phải đem hết tộc họ bọn này ra xử tử
cho kỳ một con Nhái Bén cũng không tha. Phải tận diệt chúng, trước là
khỏi lo mầm hậu họa, thứ nữa để làm tấm gương sáng cho bọn nào lăm le,
muốn tỏ ý khinh nhờn Thượng Đế.
Lạ lùng thay (đối với họ) trước cái tin động Trời
như vậy mà Ngài không hề thay đổi khí sắc, chẳng những thế, Ngài còn
vuốt râu cười, một cái cười hết sức khoan dung... và thong thả phán:
- Hỡi Chư Khanh! Chớ nóng làm chi, nổi nóng như vậy, vô ích. Chuyện đó nào có gì đáng quan tâm!
Bọn cận thần nghe Trời phán thế lấy làm uất ức vô cùng, họ không chịu bỏ qua một cách dễ dàng, lại rập đầu tâu:
-
Muôn tâu Thánh Thượng! Lũ hạ thần nói đây là vì muốn bảo vệ uy tín
Thiên cung, thật lòng muốn duy trì luật Trời, phép nước. Đã biết Thánh
Thượng từ tâm, đại lượng, thương muôn loài như con đỏ, nhưng cũng không
thể quá dễ dãi mà trăm họ khinh nhờn. Nay bọn hạ tiện nhà Cóc dám vô lễ,
xúc phạm đến mình rồng thì rồi đây, ngày một, ngày hai, phỏng chúng còn xem lũ hạ thần được ký lô nào nữa? Muôn tâu Bệ hạ, xin nghiêm trị chúng!
Nhà
trời vẫn lặng lẽ trầm ngâm, chưa trả lời dứt khoát. Trông thấy thái độ
Trời, bá quan được thể, làm già (nói theo lối mới thì là họ muốn gây áp lực với nhà Trời đấy), họ đồng thanh reo lên:
- Xin Thánh Thượng nghiêm trị bọn hạ tiện nhà Cóc! Hạ thần xin đề nghị nghiêm trị bọn hạ tiện nhà Cóc!
- Xin nghiêm trị! Xin đề nghị...
Sân
rồng nhốn nháo như phiên chợ cuối năm. Họ tưởng lời cầu xin của họ có
thể ảnh hưởng đến quyết định của nhà Trời. Nào ngờ đâu, mặt Rồng bỗng
dưng đổi sắc, Ngài nổi giận bất ngờ, Ngài quát lên:
- Ta đây không có dân chủ, dân tớ
chi hết. Ta cai trị theo ý ta, ta biết cách làm cho mưa thuận gió hòa,
dân chúng khắp dưới gầm trời an cư lạc nghiệp. Ta duy trì những cái tốt
đẹp ngàn xưa, cải cách những gì lỗi thời lạc hậu. Chư Khanh đừng có chấp
chới, mong làm náo loạn Thiên cung. Ta đây, tối cao tối thượng, ta còn
không cho chuyện Cóc nói quàng xiên là chuyện lớn, các khanh ức hiếp nỗi
gì?
Bá quan văn võ thảy đều xám mặt, nhức tai, nghẹn thở. Giọng Trời sang sảng:
-
Bãi triều! Nghe rõ chưa? Chư khanh ai là người bất mãn ta? Ai là người
không thích phục vụ thiên triều? Hãy cứ làm đơn xin từ chức hoặc xin về
hưu sớm rồi ta cấp cho thông hành đặng xuống trần gian làm việc với loài
người. Ta không ngăn cản. Loài người Dân Chủ đấy, tha hồ chư khanh toại
nguyện. Ta đây, thì chỉ thế thôi. Thiên tử nhất ngôn, ta không nói hai
lời bao giờ cả! Ta không muốn chư khanh quấy rầy ta lâu hơn nữa.
Triều
thần tiu nghỉu rút lui một loạt, lòng tuy ấm ức, bất bình nhưng không
một ai có cái mơ mộng viển vông là từ chức hay xin về hưu non đặng xuống
trần làm việc cả. Vì dưới trần các Ngài cũng biết tỏng ra rồi, các Ngài
lạ gì? Tuy là có lớp mạ vàng dân chủ bên ngoài nhưng xem ra lối cai trị
thì thua xa Thiên triều, xa lắc. Các Ngài chả dại.
Bất thình lình, Trời gọi giật chư khanh lại, cau đôi lông mày bạc phau như cước, Trời vỗ mạnh xuống long án một cái "ành" mà gặng hỏi:
-
Này chư khanh! Vừa rồi ta nghe như có ai lặp đi lặp lại hai tiếng đề
nghị? Này! Khôn hồn thì liệu! Từ nay đừng có giở cái giọng đó ra, nghe
chửa? Giữa ta và chư khanh, đức độ khác nhau xa, không có cái chuyện
bình đẳng tơ lơ mơ như dưới trần gian. Với ta, thứ bậc phân minh, ta
muốn thế. Hãy nghe cho rõ và nhớ nằm lòng, nếu còn muốn thấy mặt ta, còn
muốn làm việc với ta, nghe chửa? Và ta lặp lại: ai không ưng làm việc
dưới quyền ta, ta không ép, không làm khó đâu, cứ tự nhiên.
Trăm quan lặng câm như cá, chờ cho nhà Trời bớt cơn thịnh nộ, mới cung kính chúc "Thọ" Ngài, đoạn lùi ra khỏi sân chầu.
*
Lại
xin kể tiếp về lũ Cóc: công bình mà nói, lúc đầu bọn chúng cũng không
dám lố lăng chi quá mức ; về sau tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa!
Chúng biết rõ nhà Trời công khai bênh chúng thì chúng được thể, nghênh
ngang thêm. Tin vào đức độ của nhà Trời, chúng không kiêng nể ai sốt cả.
Chúng lên mặt quá thể: thậm chí cả bọn Ếch, Nhái mà cũng dựa thế, lên chân,
y uôm mỏm tỏi. Chúng dắt díu nhau, bò lổm ngổm, nhảy xoành xoạch ra
đường, ra ruộng, rời bỏ chốn bùn lầy, xông vào cả sân, nhà người ta ca
hát vang trời! Chúng hát hỏng thế nào? Có gì hay ho, đáng kể chăng? Thưa
rằng: không! Chúng hát dở tệ, giọng ồm ồm oạc oạc, nhai đi nhai lại có
hai câu thế này đây:
- Cóc ta là cậu Ông Trời
Ai mà động đến thì Trời đánh cho!"
Không
biết do một sự tình cờ nào đó hay là quả có khiếp uy danh nhà Trời thật
mà dạo ấy không ai động đến Cóc. Trông thấy chúng, người ta cứ như là
lảng xa ra. Được thể, chúng thêm hợm hĩnh, càng kiêu ngạo.
Có
đôi Ếch kia vốn là chị em song sinh, chúng yêu nhau rất mực lại giống
nhau như cùng một khuôn đúc, như tờ giấy rọc đôi, khó lòng phân biệt
được cô nào là chị, cô nào là em. Đến như cái nết kiêu ngạo lại càng
giống nhau kinh khủng. Thậm chí, cùng giòng họ với nhau mà nhiều kẻ cũng
gờm mặt, không muốn giao du.
Suốt
ngày, hai cô nàng chỉ có mỗi việc: trêu chọc kẻ khác, những kẻ chí thú
làm ăn, những kẻ hiền lành, ngốc nghếch, thật thà, siêng năng, những kẻ
trau dồi đức hạnh v.v... dưới mắt chúng đều là bọn ngu đần tuốt. Gặp chú
Mực già, chúng nói kháy:
-
Thảm thương thân bác, già còm cọm mà còn phải làm tôi tớ cho người ta,
không được nhàn nhã tấm thân lấy phút nào! Thà chết còn hơn...
Gặp chú gà sống, chúng mỉa:
-
Đàn ông như chú, nghĩ cũng phí đời, thức khuya dậy sớm, gáy đêm, gáy
sáng mà chẳng ai biết công cho. Ta mà như chú, thà ta tự vận, sống chi
cho nhục!
Gặp con ong làm tổ, gặp cái kiến tha mồi, chúng cũng tìm ra một câu châm chọc, không tha.
Một
hôm, hai cô lững thững dắt nhau lên đồi. Gặp ngay một mẹ mái sẻ đang
mớm mồi cho con trên cái cành thấp. Trông cũng hay hay, nhưng nhìn một
lát, đâm chán ngấy, chúng lại kiếm cách trêu chơi. Một con – con chị –
giả giọng ân cần, nhân nghĩa:
- Này, thím sẻ! Bằng này năm ngoái, chúng ta thấy thím xinh đẹp bao nhiêu, duyên dáng bao nhiêu! Vì cớ gì mà mới mười hai con trăng qua, thím trở thành xấu xí như thế? Thoạt trông ta đến giật mình, không nhận ra người quen cũ kia đấy. Tội nghiệp!
Thím
sẻ ngờ nghệch tưởng Ếch thật bụng thương mình, thím kể lể: nào chồng
thím bị nạn bất ngờ ra làm sao, nào thím bụng mang dạ chửa phải vất vả
thế nào, nào thím phải rời tổ cũ, xây tổ mới một mình cực nhọc thế nào,
nào bây giờ mẹ tròn con vuông rồi thím càng nặng gánh gia đình ra sao...
nhất nhất, thím không bỏ sót, cho đến chuyện lũ trẻ mở mắt lúc nào,
thím tìm cái ăn cho con cách nào, ngày nào thím no, ngày nào thím đói
v.v...
Mắt
ngời sáng, giọng lảnh lót, người mẹ tưởng mình gặp bạn tri âm, tri kỷ
(từ ngày chồng chết, thím không còn ai làm bạn nữa), thím nói dông dài
đủ thứ chuyện. Ếch chị ngắt ngang:
- Thím có buồn không? Có tiếc sắc đẹp của thím không?
-
Làm sao lại tiếc? (Sẻ mẹ cao giọng) Hai cô xem: tôi há không còn có một
lũ con đó hay sao? Làm mẹ thì phải hy sinh chứ, ngay đến tính mệnh,
mình còn không tiếc, tiếc chi sắc đẹp là thứ chóng tàn phai?
Và vui vẻ, sẻ hỏi:
- Còn hai cô chừng nào lập gia đình đây? Cho tôi biết, tôi chia mừng với.
-
Chúng tôi chả dại! Trông thấy một lũ cháu nòng nọc lôi thôi, lếch
thếch, với bà chị họ (mẹ chúng), gầy rạc, bơ phờ, sồ sề mà phát lợm...
Có họa là điên tụi này mới lập gia đình!
-
Chịu các cô, các cô theo lối mới... tôi không hiểu nổi. Các cô còn trẻ,
nhưng tôi tin rằng có ngày các cô sẽ hồi tâm, chả nên bông lông mãi như
thế, rồi chẳng ra gì, các cô ạ!
-
À! Quân này gớm thật! Dám lên mặt dạy đời ta! Thím quên chúng ta có họ
gần với nhà Trời hẳn? Muốn Trời đánh cho dập sườn hẳn, đồ xuẩn ngốc kia?
-
Xin lỗi hai cô! Xin lỗi hai cô! Tôi vụng về lời nói, tôi không dám lên
mặt bao giờ, trong loài chim, Sẻ tôi là giống nhỏ bé nhất, khờ khạo
nhất... Tôi trót lỡ lời, xin hai cô bỏ qua cho, mẹ con tôi rất sợ oai
Trời.
- Thôi! Chả phải nhiều lời, từ nay liệu mà giữ mồm giữ miệng kẻo lụy vào thân có ngày, nhé!
Hai
chị em Ếch khoác vai nhau đi trở xuống. "Trêu con mụ không lý thú gì
cả. Tìm đứa khác đi". Hai chị em bàn nhau ra ruộng ; ngoài ruộng nhiều
sinh vật khác, vui hơn.
Gió hây hây thổi. Đồng ruộng xanh rờn thẳng tắp. Hai chị em Ếch vừa đi vừa ca tụng lẫn nhau. Trên đời này không có ai sướng hơn và vô tư lự hơn chúng nữa. Xinh đẹp, nhàn nhã, được mọi loài kính trọng, vị nể ngay cả loài người còn ao ước chi hơn?
Chợt hai cô chú ý tới một chú bò cày vừa được chủ tháo dây, cho nằm dưới gốc cây nghỉ trưa tránh nắng. Dáng bộ lờ đờ, mỏi mệt, bò ta lim dim mắt, thở phì phò, vừa nhai lại mớ cỏ để dành. Vẫn Ếch chị – con tai quái nhất – lên tiếng trước:
- Chào Bò! Mệt lắm phải không? Trông mày, chị em chúng tao thương hại quá đi mất!
Vốn là một sinh vật hiền lành, bò đáp lễ hai nàng và hỏi lại:
- Xin chào hai cô! Làm việc thì sao lại không mỏi mệt? Nhưng có thế mới có ăn chứ ngồi không ai dễ...
- Nhưng bò ăn gì mới được chứ? Có tốn kém lắm không? (Ếch vờ vịt hỏi).
- Tôi thì ăn toàn cỏ và rơm khô, món rẻ tiền, dễ kiếm nhất.
- Tưởng gì. Có thế mà cũng vất vả tấm thân, quần quật thân xác suốt ngày.
Bò hơi cáu, gặng lại:
- Có làm việc thì có nghỉ ngơi, can gì phải thương hại?
- Thương hại là thương hại cái ngu của loài mày ấy. Hiểu không? Chứ ai thương hại chuyện mày làm việc. To lớn như thế mà cứ để cho họ đè đầu, cỡi cổ, quất vào mông...
- Tôi ngu? Hơ! Trên đời này ai khôn qua được loài người? Đến con cọp trên rừng, cá kình dưới biển hung tợn là thế, danh tiếng là thế mà họ mài lao nhọn, chuốt tên dài họ hạ được, lọ là thứ chậm chạp như tôi! Địch làm sao nổi cùng họ, kia chứ?
Hai chị em Ếch cất tiếng cười khằng khặc, dai dẳng làm bò thêm cáu, bò lại hỏi khích:
- Hai cô đừng có khoác lác, hai cô chưa vào tròng đó thôi. Họ mà tóm được hai cô, họ hành cho ốm xác. Lại còn khổ nhục gấp trăm tôi ấy chứ... Giả thử... Giả thử như bị họ hành hạ, đánh đập, hai cô xoay sở cách nào, thử nói tôi nghe xem!
- Ta ấy à? Chúng ta có họ với nhà Trời, ai dám động đến da ta? Có mà tận số! Đấy, lâu nay mày có thấy ai dám giết thịt chúng ta nữa đâu?
Bò cũng là hạng biết chuyện chứ không phải thứ gà mờ. Bò cười mũi:
- Biết rồi! Lâu nay người ta quả có ngừng nhá thịt, nhai xương giòng họ nhà cô thực. Nhưng không lâu đâu. Rồi xem, hiện đang được mùa, thừa gà, lắm cá, chứ không phải cái uy danh của Cậu Ông Trời. Vả lại Ếch tháng ba, gà tháng mười, tháng này thịt loài các cô nhạt thếch, đó cũng là một lẽ, khiến người ta dung cho giòng họ nhà cô ít lâu. Đến như cái giọng lưỡi "Cóc ta là Cậu Ông Trời" cũng không đủ sức ngăn người ta đâu, nếu có hiệu lực thì hiệu lực với loài Cóc, chứ cô thì còn xa...
- Gần mặt trời thì nóng, một người làm quan cả họ được nhờ, huống chi, Cóc với chúng ta là thứ họ gần, họ nội, cơ mà!
- Đã hẳn... nhưng...
- Chẳng nhưng nhiếc gì tất. Mày cố mở mắt to mà xem, chúng ta quyền thế lắm, muốn gì được nấy, chẳng ai dám trái lệnh ta...
- Úi chà! Ghê quá!
- Mày không tin ư? Mày muốn gì? Thử nói xem, ta làm được tất, mày xin gì, ta cũng cho...
- Thế thì tuyệt quá! Trước hết tôi muốn cô thử to lớn như tôi xem sao? Nếu được, tôi thề xin bái phục, sai gì cũng tuân, không cãi lại.
- Ôi trời! Tưởng gì khó! (giọng Ếch tự phụ). Được! Ta sẽ làm y như mày muốn, (với Ếch em) em xích ra để chị làm phép lạ cho bò nó biết oai mình, nó khỏi khinh nhờn, nào!
Nói xong, Ếch chị nín thở, phềnh bụng (vốn có họ ngoại với Ễnh Ương, nên bụng Ếch cũng khá to). Ếch ta phềnh mãi, phềnh cho đến nỗi bụng căng ra, to gần bằng quả cam sành. Bởi nhắm mắt, nín thở, cô không thấy mình to đến mức nào, chỉ nghe giọng cô em ca tụng bên tai:
- Khá lắm! Em không ngờ chị tài đến thế! Cố lên một tí! Chị Hai!
Đúng là "mẹ hát con khen". Bò trông cảnh tượng khôi hài ấy, bật cười:
- Còn lâu, còn lâu lắm cô nương ạ! Còn lâu cô mới bắt kịp kẻ phàm hèn này!
Ếch không hề tự lượng sức, bệnh kiêu ngạo thì quá nặng, cho nên nóng mặt khi nghe lời bò chê. Cô ả cứ cố gắng, cố gắng, cố gắng mãi cho đến nỗi sau cùng da bụng cô căng như cái bong bóng lợn được thổi hết sức: mỏng và bóng loáng! Rồi thình lình, một tiếng "bưng" vang dội lên, như sợi dây đàn căng thẳng quá, cô chị bị tách làm hai mảnh, phơi trần cả ruột gan!
Than ơi! Thế là xong đời cô chị!
Trong những ngày tang tóc buồn thảm đó, cô em quanh quẩn cạnh bờ ao, ngẫm nghĩ về cái cảnh phù du, sớm còn tối mất mà đau lòng quá đỗi. Cô không còn ai để cặp kè nhau, đi trêu chọc mọi người. Cô thấy đời cô thật là tẻ nhạt. Không thiết ca hát, không muốn đi xa, cô chỉ ăn uống qua loa để đủ sức sống mà cư tang chị cho phải đạo!
Song giam chân mãi cô đâm ngán, lúng ta lúng túng thế nào ấy, cô chịu không được, cô bèn mon men xuống nước, soi mình vào một chỗ trong nhất và chao ôi! – đột nhiên cô nhận ra một điều bí mật: là cô đẹp quá, đẹp hơn cả khi chị cô còn sống, đẹp nhất trần đời!
Cô thầm nhủ: "giá mình chịu khó trang điểm thêm một tí thì... phải biết"! Cô hối hận rằng từ lâu nay, mải cư tang chị, cô đã quên bẵng thân mình, một sơ sót đáng kể! Thế là Ếch em thực hành ngay ý định:
Trước hết, Ếch em hẵng lo về cái khăn quàng – muốn tân thời người ta không thể bỏ qua mục ấy – Cô hái ngay một chiếc lá ngò tàu, thứ lá thơm thuộc loại gia vị mà các bà nội trợ ưa dùng rắc lên canh, lên các món xào cho tăng hương vị, cũng như lá ngổ, lá lốt, lá ngót nhưng đặc biệt, ngò tàu có tài làm át cả mùi tanh đi. Ở thôn quê, khan hiếm xà phòng, sau khi làm cá, lột tôm, thái thịt, người ta thường dùng nó vò nát xoa lên tay cho thơm, cũng như ở tỉnh dùng xà phòng thơm hay nước hoa vậy. Hình dáng lá ngò tàu cũng khác biệt lắm: lá thon dài, có răng cưa quanh bìa lá y như người ta viền đăng ten, nom thật xinh xắn, mặt lá mượt, ngoài cái màu xanh là màu cố hữu, căn bản của tất cả các loại lá cây.
Thứ đến, cô chạy ra đống rơm ở mé ao, chọn trong những chiếc nấm trắng nhổ phăng đi một cây để làm dù che nắng.
Và sau rốt, cô nhặt cái vòng cao su của lũ trẻ đánh rơi tròng vào cổ, thế là xong chuỗi hạt – hay cái kiềng cũng thế – Mục trang điểm thế là tạm ổn rồi.
Mẹ ơi! Nom cô bây giờ không khác chi một tiểu thư thành phố, một tiểu thư đúng điệu, biết cách chọn thời trang! Nhưng soi ngắm kỹ, Ếch em chưa mấy hài lòng: nó biết mình còn thiếu một thứ nữa, một thứ quan trọng làm giảm đi phần lớn sắc đẹp kiều mị của mình: đôi giày, đôi giày mũi nhọn, gót cao xinh xắn.
Ngày đêm, cô nghĩ mãi về cách chế tạo đôi giầy đến nỗi dung mạo cô suy giảm đôi phần. Cho đến một hôm, ánh sáng lóe lên trong đầu cô: cô đã nghĩ ra cách tìm được đôi giày vừa ý khi cô đứng dưới gốc ớt nhìn lên, thèm thuồng ngắm mấy quả ớt chín mọng trên cây. Những quả ớt chín! Chính đó là hình ảnh của những chiếc giày mà cô hằng ao ước! Sao mà nó xinh thế, óng mướt thế, làm đắm lòng mình thế. Đó là một thứ ớt đặc biệt, một giống ớt người ta mới gây được trong vườn nhà này: quả nào cũng dài, suông óng ả, đầu mũi cong vuốt lên một cách kiêu kỳ, quí phái làm sao! Còn non, nó xanh tươi màu ngọc thạch, lơn lớn một tí nó biến ra màu tím, thực già nó thành màu lòng trứng và chín thì đỏ sẫm màu huyết dụ!
Ếch em nhất định sẽ có, không chỉ một đôi mà là ba bốn đôi thay đổi, mỗi đôi mỗi mầu, mới bằng lòng. Mình mà mang mặc kiểu đó, thiên hạ tôn mình lên ngôi Nữ Hoàng chứ không chơi!
Đầu tiên, mình hãy làm một đôi mầu đỏ tươi chơi. Mình ưa mầu đỏ nhất, sau này sẽ tùy tiện mà làm thêm mầu lòng trứng, mầu tím v.v...
Khổ nhọc hết sức song cũng phấn khởi hết lòng. Ếch em hái trộm được hai quả ớt chín đỏ tươi, láng mượt, trông như hàng xa tanh xúp của những nước mà kỹ nghệ dệt tiến bộ vượt bực trên thế giới. Ếch rứt cuống đi, phơi qua một lát cho mềm, cạo hết hạt bên trong vứt bỏ. Xong đâu đấy, ướm thử vào chân, thấy vừa vặn quá chừng! Thế là trong một nhoáng, cô trở thành văn minh từ đầu chí chân, không chỗ nào chê được cả!
Kể từ ấy, cô nổi tiếng là một cô tân thời trong họ nhà Ếch chân quê hèn mọn. Cô sung sướng đón nhận danh tiếng mới, không thèm khiêm nhượng chối từ qua loa lấy một lần.
Hiềm một nỗi: từ khi mang giày cô đi đứng đâm khó khăn, vướng víu. Họ nhà Ếch từ thời sơ khai của quả đất, nào có biết đến dép giày bao giờ đâu! Nhưng điều khổ tâm thầm kín của cô nhất là đã bị bó chân trong quả ớt chật chội, tù túng lại còn chịu đựng cái chất cay thấm vào da, ngấm tận thịt, càng lúc càng sâu, càng rát bỏng muốn tuột cả da đi kia. Tuy nhiên Ếch vẫn nghiến răng chịu đựng để giữ cho bằng được cái tiếng tân thời.
Phương ngôn có câu "trời ít chiều người". Người, Ngài còn ít chiều, huống hồ thứ Ếch! Vả lại, Ngài còn nhiều việc lớn, hơi đâu...
Trò nhố nhăng của tiểu thư Ếch diễn mãi đến nhàm không còn ai chú ý. Đồng bào cô và những loài dị chủng, lân bang không ai khen cô nữa. Ếch không chịu được điều đó, cô nhất định đặc biệt hơn cho thiên hạ lác mắt vì mình. Lại len lén đến gốc cây ớt nhìn lên, cố tìm một đôi giày mới hơn đôi hiện có trong chân. Cô có ngờ đâu...
Cu Tí ngồi bên bờ ao. Nó đang căm quân khốn nào dám táo gan vào vườn nhà nó hái trộm hai quả ớt chín, hai quả ớt tốt nhất mẹ nó định dành làm giống. Dù nó đã thề rằng nó không đụng tới, mẹ nó vẫn không tin. "Còn ai vào đó phi mày hái mang đổi dế chũi hôm kia?" Mẹ bảo. Tí ấm ức trong lòng lăm lẳm quyết rình xem, bắt cho kỳ được kẻ trộm để minh oan. Gió hây hây thổi làm Tí thiu thiu.
Thình lình, Tí chợt quay phắt lại, rõ ràng là nó nghe như có kẻ trộm đến gần cây ớt, dù tiếng động nhỏ bé hết sức. Và Tí vô cùng ngạc nhiên: kẻ trộm là một tiểu thư nhà Ếch, tân thời hơn cả chị nó – đã có chồng trên tỉnh – nữa kia. Ngạc nhiên qua đi, Tí nhất định vồ cho bằng được. Đúng ra, Tí cũng không ham chi thịt Ếch, mẹ sẽ sai nó tìm gia vị nọ kia, mệt lắm, bắt dế thú hơn. Nhưng mà lần này thì đúng là "cờ đến tay" tội gì không phất: cô Ếch đã tự trang bị gia vị giúp Tí rồi, một cái nấm chẳng đủ, nhưng nếu Ếch hái ớt tại đây thì chắc nấm cũng không xa chi mấy, Tí sẽ tìm ra...
Tí rón rén lại gần trong khi Ếch em không hay biết vì đang do dự về đôi giày mới trên cây "ta sẽ đổi mầu, mầu tím hay mầu lòng trứng nhỉ?".
Ập một cái, Tí nhoài người tới, không phải vất vả gì, nó chộp ngay được Ếch trong tay. Bị tấn công chớp nhoáng, nào người đẹp đã kịp phòng thủ chi đâu? Đã thế những món trang sức trong trường hợp này không những hóa ra vô dụng mà còn là những phụ tá đắc lực cho kẻ thù, gieo tai họa cho chủ nhân: cái vòng thì siết vào cổ làm cô ngạt thở, tối tăm mặt mũi, khăn quàng thì che kín mắt làm không trông rõ nước bước đường đi, đến như đôi giày xinh đẹp, chỉ làm cho vướng chân không sao thoát được.
Thảm hại làm sao! R Trong tay Tí, người đẹp không còn là người đẹp nữa: giày văng một góc, dù tuột một nơi, khăn quàng thì tả tơi rách nát... Tí thong thả cúi nhặt tất không bỏ sót thứ gì, thứ gì cũng cần thiết trong việc gia hình người đẹp cả: Lá thơm, nấm ngọt, ớt cay. Ếch vùng vẫy, kêu khóc van nài:
- Van cậu! Tôi van cậu! Tôi vô tội! Tôi vô tội! Tôi trẻ, đẹp, tôi yêu đời! Xin cậu tha tôi...
Tí cười toe toét:
- À! Mày lại chửi tao đấy phỏng? Mày nặng tội lắm biết không? Mày dám ăn trộm để tao mang tiếng xấu! Bị bắt quả tang đã không biết nhục lại còn nỏ miệng, rộng mồm!
Hai bên đều không hiểu nhau. Ếch chỉ thấy kẻ chiến thắng, trừng mắt ra vẻ dọa mình thì càng hốt hoảng:
- Tôi van cậu! Tôi vô tội! Tôi trẻ, đẹp, tôi yêu đời! Xin cậu rũ lòng thương, xin tha tôi làm phúc! Xin van cậu... tôi không muốn chết! Tôi trẻ quá!...
Tí không phải là đứa ác, giá mà hiểu được tiếng nói của loài Ếch, chắc nó đã buông tha Ếch, cho trở về với bờ ao, quên phăng cả mối thù bị mẹ mắng oan. Khốn nỗi: ngôn ngữ bất đồng cho nên Tí không thể nào thông cảm được nỗi lòng nàng Ếch, vốn cũng là họ hàng xa với Cậu Ông Trời!
Và sinh mệnh của người đẹp bị kết liễu một cách bất ngờ, tàn nhẫn!
(Trích từ tạp chí Tuổi Hoa số 108, ra ngày 15-6-1969)
Gió hây hây thổi. Đồng ruộng xanh rờn thẳng tắp. Hai chị em Ếch vừa đi vừa ca tụng lẫn nhau. Trên đời này không có ai sướng hơn và vô tư lự hơn chúng nữa. Xinh đẹp, nhàn nhã, được mọi loài kính trọng, vị nể ngay cả loài người còn ao ước chi hơn?
Chợt hai cô chú ý tới một chú bò cày vừa được chủ tháo dây, cho nằm dưới gốc cây nghỉ trưa tránh nắng. Dáng bộ lờ đờ, mỏi mệt, bò ta lim dim mắt, thở phì phò, vừa nhai lại mớ cỏ để dành. Vẫn Ếch chị – con tai quái nhất – lên tiếng trước:
- Chào Bò! Mệt lắm phải không? Trông mày, chị em chúng tao thương hại quá đi mất!
Vốn là một sinh vật hiền lành, bò đáp lễ hai nàng và hỏi lại:
- Xin chào hai cô! Làm việc thì sao lại không mỏi mệt? Nhưng có thế mới có ăn chứ ngồi không ai dễ...
- Nhưng bò ăn gì mới được chứ? Có tốn kém lắm không? (Ếch vờ vịt hỏi).
- Tôi thì ăn toàn cỏ và rơm khô, món rẻ tiền, dễ kiếm nhất.
- Tưởng gì. Có thế mà cũng vất vả tấm thân, quần quật thân xác suốt ngày.
Bò hơi cáu, gặng lại:
- Có làm việc thì có nghỉ ngơi, can gì phải thương hại?
- Thương hại là thương hại cái ngu của loài mày ấy. Hiểu không? Chứ ai thương hại chuyện mày làm việc. To lớn như thế mà cứ để cho họ đè đầu, cỡi cổ, quất vào mông...
- Tôi ngu? Hơ! Trên đời này ai khôn qua được loài người? Đến con cọp trên rừng, cá kình dưới biển hung tợn là thế, danh tiếng là thế mà họ mài lao nhọn, chuốt tên dài họ hạ được, lọ là thứ chậm chạp như tôi! Địch làm sao nổi cùng họ, kia chứ?
Hai chị em Ếch cất tiếng cười khằng khặc, dai dẳng làm bò thêm cáu, bò lại hỏi khích:
- Hai cô đừng có khoác lác, hai cô chưa vào tròng đó thôi. Họ mà tóm được hai cô, họ hành cho ốm xác. Lại còn khổ nhục gấp trăm tôi ấy chứ... Giả thử... Giả thử như bị họ hành hạ, đánh đập, hai cô xoay sở cách nào, thử nói tôi nghe xem!
- Ta ấy à? Chúng ta có họ với nhà Trời, ai dám động đến da ta? Có mà tận số! Đấy, lâu nay mày có thấy ai dám giết thịt chúng ta nữa đâu?
Bò cũng là hạng biết chuyện chứ không phải thứ gà mờ. Bò cười mũi:
- Biết rồi! Lâu nay người ta quả có ngừng nhá thịt, nhai xương giòng họ nhà cô thực. Nhưng không lâu đâu. Rồi xem, hiện đang được mùa, thừa gà, lắm cá, chứ không phải cái uy danh của Cậu Ông Trời. Vả lại Ếch tháng ba, gà tháng mười, tháng này thịt loài các cô nhạt thếch, đó cũng là một lẽ, khiến người ta dung cho giòng họ nhà cô ít lâu. Đến như cái giọng lưỡi "Cóc ta là Cậu Ông Trời" cũng không đủ sức ngăn người ta đâu, nếu có hiệu lực thì hiệu lực với loài Cóc, chứ cô thì còn xa...
- Gần mặt trời thì nóng, một người làm quan cả họ được nhờ, huống chi, Cóc với chúng ta là thứ họ gần, họ nội, cơ mà!
- Đã hẳn... nhưng...
- Chẳng nhưng nhiếc gì tất. Mày cố mở mắt to mà xem, chúng ta quyền thế lắm, muốn gì được nấy, chẳng ai dám trái lệnh ta...
- Úi chà! Ghê quá!
- Mày không tin ư? Mày muốn gì? Thử nói xem, ta làm được tất, mày xin gì, ta cũng cho...
- Thế thì tuyệt quá! Trước hết tôi muốn cô thử to lớn như tôi xem sao? Nếu được, tôi thề xin bái phục, sai gì cũng tuân, không cãi lại.
- Ôi trời! Tưởng gì khó! (giọng Ếch tự phụ). Được! Ta sẽ làm y như mày muốn, (với Ếch em) em xích ra để chị làm phép lạ cho bò nó biết oai mình, nó khỏi khinh nhờn, nào!
Nói xong, Ếch chị nín thở, phềnh bụng (vốn có họ ngoại với Ễnh Ương, nên bụng Ếch cũng khá to). Ếch ta phềnh mãi, phềnh cho đến nỗi bụng căng ra, to gần bằng quả cam sành. Bởi nhắm mắt, nín thở, cô không thấy mình to đến mức nào, chỉ nghe giọng cô em ca tụng bên tai:
- Khá lắm! Em không ngờ chị tài đến thế! Cố lên một tí! Chị Hai!
Đúng là "mẹ hát con khen". Bò trông cảnh tượng khôi hài ấy, bật cười:
- Còn lâu, còn lâu lắm cô nương ạ! Còn lâu cô mới bắt kịp kẻ phàm hèn này!
Ếch không hề tự lượng sức, bệnh kiêu ngạo thì quá nặng, cho nên nóng mặt khi nghe lời bò chê. Cô ả cứ cố gắng, cố gắng, cố gắng mãi cho đến nỗi sau cùng da bụng cô căng như cái bong bóng lợn được thổi hết sức: mỏng và bóng loáng! Rồi thình lình, một tiếng "bưng" vang dội lên, như sợi dây đàn căng thẳng quá, cô chị bị tách làm hai mảnh, phơi trần cả ruột gan!
Than ơi! Thế là xong đời cô chị!
*
Trong những ngày tang tóc buồn thảm đó, cô em quanh quẩn cạnh bờ ao, ngẫm nghĩ về cái cảnh phù du, sớm còn tối mất mà đau lòng quá đỗi. Cô không còn ai để cặp kè nhau, đi trêu chọc mọi người. Cô thấy đời cô thật là tẻ nhạt. Không thiết ca hát, không muốn đi xa, cô chỉ ăn uống qua loa để đủ sức sống mà cư tang chị cho phải đạo!
Song giam chân mãi cô đâm ngán, lúng ta lúng túng thế nào ấy, cô chịu không được, cô bèn mon men xuống nước, soi mình vào một chỗ trong nhất và chao ôi! – đột nhiên cô nhận ra một điều bí mật: là cô đẹp quá, đẹp hơn cả khi chị cô còn sống, đẹp nhất trần đời!
Cô thầm nhủ: "giá mình chịu khó trang điểm thêm một tí thì... phải biết"! Cô hối hận rằng từ lâu nay, mải cư tang chị, cô đã quên bẵng thân mình, một sơ sót đáng kể! Thế là Ếch em thực hành ngay ý định:
Trước hết, Ếch em hẵng lo về cái khăn quàng – muốn tân thời người ta không thể bỏ qua mục ấy – Cô hái ngay một chiếc lá ngò tàu, thứ lá thơm thuộc loại gia vị mà các bà nội trợ ưa dùng rắc lên canh, lên các món xào cho tăng hương vị, cũng như lá ngổ, lá lốt, lá ngót nhưng đặc biệt, ngò tàu có tài làm át cả mùi tanh đi. Ở thôn quê, khan hiếm xà phòng, sau khi làm cá, lột tôm, thái thịt, người ta thường dùng nó vò nát xoa lên tay cho thơm, cũng như ở tỉnh dùng xà phòng thơm hay nước hoa vậy. Hình dáng lá ngò tàu cũng khác biệt lắm: lá thon dài, có răng cưa quanh bìa lá y như người ta viền đăng ten, nom thật xinh xắn, mặt lá mượt, ngoài cái màu xanh là màu cố hữu, căn bản của tất cả các loại lá cây.
Thứ đến, cô chạy ra đống rơm ở mé ao, chọn trong những chiếc nấm trắng nhổ phăng đi một cây để làm dù che nắng.
Và sau rốt, cô nhặt cái vòng cao su của lũ trẻ đánh rơi tròng vào cổ, thế là xong chuỗi hạt – hay cái kiềng cũng thế – Mục trang điểm thế là tạm ổn rồi.
Mẹ ơi! Nom cô bây giờ không khác chi một tiểu thư thành phố, một tiểu thư đúng điệu, biết cách chọn thời trang! Nhưng soi ngắm kỹ, Ếch em chưa mấy hài lòng: nó biết mình còn thiếu một thứ nữa, một thứ quan trọng làm giảm đi phần lớn sắc đẹp kiều mị của mình: đôi giày, đôi giày mũi nhọn, gót cao xinh xắn.
Ngày đêm, cô nghĩ mãi về cách chế tạo đôi giầy đến nỗi dung mạo cô suy giảm đôi phần. Cho đến một hôm, ánh sáng lóe lên trong đầu cô: cô đã nghĩ ra cách tìm được đôi giày vừa ý khi cô đứng dưới gốc ớt nhìn lên, thèm thuồng ngắm mấy quả ớt chín mọng trên cây. Những quả ớt chín! Chính đó là hình ảnh của những chiếc giày mà cô hằng ao ước! Sao mà nó xinh thế, óng mướt thế, làm đắm lòng mình thế. Đó là một thứ ớt đặc biệt, một giống ớt người ta mới gây được trong vườn nhà này: quả nào cũng dài, suông óng ả, đầu mũi cong vuốt lên một cách kiêu kỳ, quí phái làm sao! Còn non, nó xanh tươi màu ngọc thạch, lơn lớn một tí nó biến ra màu tím, thực già nó thành màu lòng trứng và chín thì đỏ sẫm màu huyết dụ!
Ếch em nhất định sẽ có, không chỉ một đôi mà là ba bốn đôi thay đổi, mỗi đôi mỗi mầu, mới bằng lòng. Mình mà mang mặc kiểu đó, thiên hạ tôn mình lên ngôi Nữ Hoàng chứ không chơi!
Đầu tiên, mình hãy làm một đôi mầu đỏ tươi chơi. Mình ưa mầu đỏ nhất, sau này sẽ tùy tiện mà làm thêm mầu lòng trứng, mầu tím v.v...
Khổ nhọc hết sức song cũng phấn khởi hết lòng. Ếch em hái trộm được hai quả ớt chín đỏ tươi, láng mượt, trông như hàng xa tanh xúp của những nước mà kỹ nghệ dệt tiến bộ vượt bực trên thế giới. Ếch rứt cuống đi, phơi qua một lát cho mềm, cạo hết hạt bên trong vứt bỏ. Xong đâu đấy, ướm thử vào chân, thấy vừa vặn quá chừng! Thế là trong một nhoáng, cô trở thành văn minh từ đầu chí chân, không chỗ nào chê được cả!
Kể từ ấy, cô nổi tiếng là một cô tân thời trong họ nhà Ếch chân quê hèn mọn. Cô sung sướng đón nhận danh tiếng mới, không thèm khiêm nhượng chối từ qua loa lấy một lần.
Hiềm một nỗi: từ khi mang giày cô đi đứng đâm khó khăn, vướng víu. Họ nhà Ếch từ thời sơ khai của quả đất, nào có biết đến dép giày bao giờ đâu! Nhưng điều khổ tâm thầm kín của cô nhất là đã bị bó chân trong quả ớt chật chội, tù túng lại còn chịu đựng cái chất cay thấm vào da, ngấm tận thịt, càng lúc càng sâu, càng rát bỏng muốn tuột cả da đi kia. Tuy nhiên Ếch vẫn nghiến răng chịu đựng để giữ cho bằng được cái tiếng tân thời.
Phương ngôn có câu "trời ít chiều người". Người, Ngài còn ít chiều, huống hồ thứ Ếch! Vả lại, Ngài còn nhiều việc lớn, hơi đâu...
Trò nhố nhăng của tiểu thư Ếch diễn mãi đến nhàm không còn ai chú ý. Đồng bào cô và những loài dị chủng, lân bang không ai khen cô nữa. Ếch không chịu được điều đó, cô nhất định đặc biệt hơn cho thiên hạ lác mắt vì mình. Lại len lén đến gốc cây ớt nhìn lên, cố tìm một đôi giày mới hơn đôi hiện có trong chân. Cô có ngờ đâu...
Cu Tí ngồi bên bờ ao. Nó đang căm quân khốn nào dám táo gan vào vườn nhà nó hái trộm hai quả ớt chín, hai quả ớt tốt nhất mẹ nó định dành làm giống. Dù nó đã thề rằng nó không đụng tới, mẹ nó vẫn không tin. "Còn ai vào đó phi mày hái mang đổi dế chũi hôm kia?" Mẹ bảo. Tí ấm ức trong lòng lăm lẳm quyết rình xem, bắt cho kỳ được kẻ trộm để minh oan. Gió hây hây thổi làm Tí thiu thiu.
Thình lình, Tí chợt quay phắt lại, rõ ràng là nó nghe như có kẻ trộm đến gần cây ớt, dù tiếng động nhỏ bé hết sức. Và Tí vô cùng ngạc nhiên: kẻ trộm là một tiểu thư nhà Ếch, tân thời hơn cả chị nó – đã có chồng trên tỉnh – nữa kia. Ngạc nhiên qua đi, Tí nhất định vồ cho bằng được. Đúng ra, Tí cũng không ham chi thịt Ếch, mẹ sẽ sai nó tìm gia vị nọ kia, mệt lắm, bắt dế thú hơn. Nhưng mà lần này thì đúng là "cờ đến tay" tội gì không phất: cô Ếch đã tự trang bị gia vị giúp Tí rồi, một cái nấm chẳng đủ, nhưng nếu Ếch hái ớt tại đây thì chắc nấm cũng không xa chi mấy, Tí sẽ tìm ra...
Tí rón rén lại gần trong khi Ếch em không hay biết vì đang do dự về đôi giày mới trên cây "ta sẽ đổi mầu, mầu tím hay mầu lòng trứng nhỉ?".
Ập một cái, Tí nhoài người tới, không phải vất vả gì, nó chộp ngay được Ếch trong tay. Bị tấn công chớp nhoáng, nào người đẹp đã kịp phòng thủ chi đâu? Đã thế những món trang sức trong trường hợp này không những hóa ra vô dụng mà còn là những phụ tá đắc lực cho kẻ thù, gieo tai họa cho chủ nhân: cái vòng thì siết vào cổ làm cô ngạt thở, tối tăm mặt mũi, khăn quàng thì che kín mắt làm không trông rõ nước bước đường đi, đến như đôi giày xinh đẹp, chỉ làm cho vướng chân không sao thoát được.
Thảm hại làm sao! R Trong tay Tí, người đẹp không còn là người đẹp nữa: giày văng một góc, dù tuột một nơi, khăn quàng thì tả tơi rách nát... Tí thong thả cúi nhặt tất không bỏ sót thứ gì, thứ gì cũng cần thiết trong việc gia hình người đẹp cả: Lá thơm, nấm ngọt, ớt cay. Ếch vùng vẫy, kêu khóc van nài:
- Van cậu! Tôi van cậu! Tôi vô tội! Tôi vô tội! Tôi trẻ, đẹp, tôi yêu đời! Xin cậu tha tôi...
Tí cười toe toét:
- À! Mày lại chửi tao đấy phỏng? Mày nặng tội lắm biết không? Mày dám ăn trộm để tao mang tiếng xấu! Bị bắt quả tang đã không biết nhục lại còn nỏ miệng, rộng mồm!
Hai bên đều không hiểu nhau. Ếch chỉ thấy kẻ chiến thắng, trừng mắt ra vẻ dọa mình thì càng hốt hoảng:
- Tôi van cậu! Tôi vô tội! Tôi trẻ, đẹp, tôi yêu đời! Xin cậu rũ lòng thương, xin tha tôi làm phúc! Xin van cậu... tôi không muốn chết! Tôi trẻ quá!...
Tí không phải là đứa ác, giá mà hiểu được tiếng nói của loài Ếch, chắc nó đã buông tha Ếch, cho trở về với bờ ao, quên phăng cả mối thù bị mẹ mắng oan. Khốn nỗi: ngôn ngữ bất đồng cho nên Tí không thể nào thông cảm được nỗi lòng nàng Ếch, vốn cũng là họ hàng xa với Cậu Ông Trời!
Và sinh mệnh của người đẹp bị kết liễu một cách bất ngờ, tàn nhẫn!
MINH QUÂN
(Trích từ tạp chí Tuổi Hoa số 108, ra ngày 15-6-1969)