Trong Việt-nam Tân từ-điển (Trang 224) có chú giải: "Nhếch môi hay há miệng lộ vẻ vui hay có một ý tứ gì khác..." là cười đấy. Sau đó tác giả cuốn Tự điển trên còn phân tách thêm hơn ba mươi cái cười, rồi chấm dứt bằng một cái cười xòa. Đó là nói về cái cười của con người. Con người cười, dù nhiều thật, nhưng thường quá rồi. Tính Hà vốn thích đùa nên hôm nay Hà muốn nói tới những sinh vật, nhưng hổng phải là con người, sống quanh ta, hay ôi, vô khối trong sở thú. Chúng là những con thú, con vật đó mà.
Nhưng, chúng biết cười hôn?
Tạo Hóa khi nặn ra chúng đã vô tình hay cố ý kéo đường mép ở hai bên miệng, mỏ của chúng nhếch ngược lên. Hình dáng đó không thay đổi kể từ ngày được tạo dựng. Thủy tổ chúng làm sao thì nay chúng vẫn vậy. Mà đường mép "đi lên" là cười rồi đấy. Bạn đi chụp hình, thường cố vận động bắp thịt ở má, để kéo môi lên, khoe cho bằng được mấy chiếc răng sún mới thôi. Họa sĩ muốn cho nhân vật trong tranh có nụ cười, vẫn phải cho nét bút nét dao "hướng thượng". Không tin, bạn cứ hỏi anh "Rờ" Nguyễn của chúng ta, khắc biết.
Nguyên tắc của nụ cười là như vậy, bạn đồng ý chứ? Mà chúng nó đã trót có cái miệng nhếch ngược phải cười. Hay trông giống cười thì cũng rứa! Con Kookaburra (một giống chim bói cá ở Úc Châu) , các giống vịt, cá Heo (Dolphin), Cá Sấu, Rùa, Trâu nước, vài giống Rắn, và một giống Đại Thử ở Mỹ Châu v.v... là một số trong loài đó.
Một giống Cá mang tên Barracuda (hình thù như một chiếc lao, rất hẩu xực) và vài giống Cá Mập, luôn luôn mang một nụ cười bất như ý. Bạn có thể tưởng tượng được qua nụ cười của "một chàng trẻ tuổi" sau khi té đánh "oạch!" một cái giữa sự hiện diện đông đủ của đám bạn khác phái...
Con Mèo nếu bạn nhìn nghiêng và chếch từ dưới lên, lúc bình thường, cũng có vẻ cười lắm. Hoặc những lúc đi đâu về, nó lại xoắn xuýt bên bạn và liếc xéo một cái (vẫn là mèo bốn chân bạn nhớ cho). Ấy là dáng điệu đẹp nhất cho một nụ cười – đối với nó.
Một ngày nào đó trong lúc đang nô đùa ngoài vườn, bạn có thể bắt chợt được một nụ cười trên mặt chú Cáo: môi trên dồn về phía sau, miệng há, lưỡi thè dài ra.
Đấy là nói về những bạn không hề biết tới cái món béo bổ là Mộc-Tồn. Hà đây Chúa là hay xực cái món đó lắm. Ăn mãi ăn hoài, đến nỗi nó đã ngấm cái mùi "cầy" từ trong bao tử ngấm ra tới da, đi đâu cứ bị đồng loại của chúng nhảy xổ ra, gầm gừ, đòi xin cho được tí máu chân, Mõm nhe ra, răng nào răng nấy nhọn hoắt, đầu hếch ngược lên, trông mà phát khiếp. Nhưng kìa! Lạ quá? Đến một cỡ nào đó, tự nhiên trông mép nó nhếch lên trông như cười vậy! Gặp trường hợp này, bạn sẽ mừng quýnh lên, như Hà đã từng... như thế nhé? Rồi bạn vội vàng chìa tay ra? Thì Hà đã làm thế, và suýt nữa không bảo toàn được tính mạng bàn tay năm ngón. Giống nhà chó... chó má thế đấy! Nó không chấp nhận cái kiểu "làm anh em" một cách chóng vánh và hời hợt như Tây của Hà!
Ông Wilfrid S. Bronson, nhà vạn vật học người Mỹ, cho rằng phần lớn thú vật không có những bắp thịt riêng để tạo một nụ cười thực sự. Có chăng nữa, thì dưới một lớp lông, vảy... dày cộm, nụ cười không thể biểu lộ rõ như trên khuôn mặt chúng ta.
Một chiều thật đẹp trời nào đó, bạn chợt nổi hứng làm một cú đi dạo. Đến góc đường Pasteur – Tôn thất Thiệp, ngang chùa Chà, bạn nghe một tràng cười dòn dã nổi lên đâu đó. Tiếng cười quyến rũ của pha lê đụng chạm. Nàng Bao Tự có đội mồ sống dậy cũng chỉ cười đến vậy thôi chứ gì! Ai cười vậy? Của một cô cà-ri-chà? Và cười với bạn? Tất cả đều "chả phải như thế". Dê đấy, bạn ạ.
Trở lại chim bói cá Úc Châu, cũng như con Hải Âu, chim gõ kiến, cười cũng ra gì lắm.
Một giống đại cồ Vịt, rất giỏi lặn có tiếng cười sang sảng, ngạo nghễ như một lão gàn. Một lần Hà đã lầm khi nghe một con chim kêu (Hà không biết tên. Hình thù cỡ chim cu đất ăn sâu), in hệt tiếng cười của cụ già đang say khói thuốc lào Cái Sắn.
Đêm khuya, mọi người ngủ cả. Mình bạn cắm cúi "gạo" bên ngọn đèn dầu. Bỗng tiếng Cú Mèo kêu lên, văng vẳng trong đêm. Hình như kiến bò khắp người nữa. Vì định kiến và giàu tưởng tượng bạn tưởng Tử Thần đang tới rủ bạn đi chơi! Ông Bronson thì nói, nó giống tiếng cười của mấy bà già... lẩm cẩm. Bạn thử "gan cùng mình" một bữa, lắng nghe xem, kẻo oan cho nòi nhà Cú. Chúng nó gọi nhau đấy.
Rất nhiều giống khỉ có một nụ cười thật đẹp. Và cười đủ kiểu. Chúng có thể cười tủm tỉm làm duyên, hoặc thả cả tràng khoái trá lúc gặp hứng. Một vài giống chi "duyên" khi chúm chím mà thôi, vì khi đua nhau rú lên từng hồi thì cái duyên không còn đâu nữa. Đại tinh tinh (Gorilla), Hắc tinh tinh (Chimpanzee) và một giống Đười ươi lớn gọi là Orang-utang (thấy ở Bornéo và Sumatra) có giọng cười như những cụ già, cười khàn, cười gằn được cả. Chúng không bao giờ la hét om sòm, rộ lên như loài người.
Bạn có thể kiểm lại những lời của Hà trên đây. Hôm rảnh bạn xách xe đạp, mua vài khúc bánh mì rồi vào trong sở thú, trước chuồng nhốt các giống khỉ mà ngồi chờ. Thế nào cũng có con đoái hoài đến bạn, và ban cho bạn một nụ cười! Xin mách nhỏ: nên đi vào ngày thứ Năm, đỡ tốn hai tì vào cửa.
Cuối cùng Hà không thể không nhắc tới một nụ cười bất hủ. Tuy có vẻ thương mại một chút. Đấy là hình ảnh của một chú Bò, ý quên, cô nàng Bò, bạn thường thấy trên những hộp phó-mách. Loài bốn chân này chắc hãnh diện với hình ảnh đại diện đó của chúng lắm, như con người nở mày nở mặt với bức "La Zoconde". Hà tả "cảnh" không được ; bạn ra hiệu bánh mì "kiếm" một bánh, 5đ thôi, đem về mà ngắm.
Hà sẽ không chịu trách nhiệm, nếu đọc xong bài này bạn lại đi tìm mấy con như: Chó, giống Bouledogue, Bò: giống Bison ; giống sơn dương Saiga ; cá mặt quỉ Racasse và chim ưng Harpie... để nghiệm lại. Con người còn có những bộ mặt hãm tài trông thấy cù vào nách chưa chắc đã cười được... Huống hồ là những con vật như chúng nó!
(Trích từ tạp chí Tuổi Hoa số 19, ra ngày 25-7-1964)
Con Mèo nếu bạn nhìn nghiêng và chếch từ dưới lên, lúc bình thường, cũng có vẻ cười lắm. Hoặc những lúc đi đâu về, nó lại xoắn xuýt bên bạn và liếc xéo một cái (vẫn là mèo bốn chân bạn nhớ cho). Ấy là dáng điệu đẹp nhất cho một nụ cười – đối với nó.
Một ngày nào đó trong lúc đang nô đùa ngoài vườn, bạn có thể bắt chợt được một nụ cười trên mặt chú Cáo: môi trên dồn về phía sau, miệng há, lưỡi thè dài ra.
Đấy là nói về những bạn không hề biết tới cái món béo bổ là Mộc-Tồn. Hà đây Chúa là hay xực cái món đó lắm. Ăn mãi ăn hoài, đến nỗi nó đã ngấm cái mùi "cầy" từ trong bao tử ngấm ra tới da, đi đâu cứ bị đồng loại của chúng nhảy xổ ra, gầm gừ, đòi xin cho được tí máu chân, Mõm nhe ra, răng nào răng nấy nhọn hoắt, đầu hếch ngược lên, trông mà phát khiếp. Nhưng kìa! Lạ quá? Đến một cỡ nào đó, tự nhiên trông mép nó nhếch lên trông như cười vậy! Gặp trường hợp này, bạn sẽ mừng quýnh lên, như Hà đã từng... như thế nhé? Rồi bạn vội vàng chìa tay ra? Thì Hà đã làm thế, và suýt nữa không bảo toàn được tính mạng bàn tay năm ngón. Giống nhà chó... chó má thế đấy! Nó không chấp nhận cái kiểu "làm anh em" một cách chóng vánh và hời hợt như Tây của Hà!
Ông Wilfrid S. Bronson, nhà vạn vật học người Mỹ, cho rằng phần lớn thú vật không có những bắp thịt riêng để tạo một nụ cười thực sự. Có chăng nữa, thì dưới một lớp lông, vảy... dày cộm, nụ cười không thể biểu lộ rõ như trên khuôn mặt chúng ta.
Một chiều thật đẹp trời nào đó, bạn chợt nổi hứng làm một cú đi dạo. Đến góc đường Pasteur – Tôn thất Thiệp, ngang chùa Chà, bạn nghe một tràng cười dòn dã nổi lên đâu đó. Tiếng cười quyến rũ của pha lê đụng chạm. Nàng Bao Tự có đội mồ sống dậy cũng chỉ cười đến vậy thôi chứ gì! Ai cười vậy? Của một cô cà-ri-chà? Và cười với bạn? Tất cả đều "chả phải như thế". Dê đấy, bạn ạ.
Trở lại chim bói cá Úc Châu, cũng như con Hải Âu, chim gõ kiến, cười cũng ra gì lắm.
Một giống đại cồ Vịt, rất giỏi lặn có tiếng cười sang sảng, ngạo nghễ như một lão gàn. Một lần Hà đã lầm khi nghe một con chim kêu (Hà không biết tên. Hình thù cỡ chim cu đất ăn sâu), in hệt tiếng cười của cụ già đang say khói thuốc lào Cái Sắn.
Đêm khuya, mọi người ngủ cả. Mình bạn cắm cúi "gạo" bên ngọn đèn dầu. Bỗng tiếng Cú Mèo kêu lên, văng vẳng trong đêm. Hình như kiến bò khắp người nữa. Vì định kiến và giàu tưởng tượng bạn tưởng Tử Thần đang tới rủ bạn đi chơi! Ông Bronson thì nói, nó giống tiếng cười của mấy bà già... lẩm cẩm. Bạn thử "gan cùng mình" một bữa, lắng nghe xem, kẻo oan cho nòi nhà Cú. Chúng nó gọi nhau đấy.
Rất nhiều giống khỉ có một nụ cười thật đẹp. Và cười đủ kiểu. Chúng có thể cười tủm tỉm làm duyên, hoặc thả cả tràng khoái trá lúc gặp hứng. Một vài giống chi "duyên" khi chúm chím mà thôi, vì khi đua nhau rú lên từng hồi thì cái duyên không còn đâu nữa. Đại tinh tinh (Gorilla), Hắc tinh tinh (Chimpanzee) và một giống Đười ươi lớn gọi là Orang-utang (thấy ở Bornéo và Sumatra) có giọng cười như những cụ già, cười khàn, cười gằn được cả. Chúng không bao giờ la hét om sòm, rộ lên như loài người.
Bạn có thể kiểm lại những lời của Hà trên đây. Hôm rảnh bạn xách xe đạp, mua vài khúc bánh mì rồi vào trong sở thú, trước chuồng nhốt các giống khỉ mà ngồi chờ. Thế nào cũng có con đoái hoài đến bạn, và ban cho bạn một nụ cười! Xin mách nhỏ: nên đi vào ngày thứ Năm, đỡ tốn hai tì vào cửa.
Cuối cùng Hà không thể không nhắc tới một nụ cười bất hủ. Tuy có vẻ thương mại một chút. Đấy là hình ảnh của một chú Bò, ý quên, cô nàng Bò, bạn thường thấy trên những hộp phó-mách. Loài bốn chân này chắc hãnh diện với hình ảnh đại diện đó của chúng lắm, như con người nở mày nở mặt với bức "La Zoconde". Hà tả "cảnh" không được ; bạn ra hiệu bánh mì "kiếm" một bánh, 5đ thôi, đem về mà ngắm.
*
Hà sẽ không chịu trách nhiệm, nếu đọc xong bài này bạn lại đi tìm mấy con như: Chó, giống Bouledogue, Bò: giống Bison ; giống sơn dương Saiga ; cá mặt quỉ Racasse và chim ưng Harpie... để nghiệm lại. Con người còn có những bộ mặt hãm tài trông thấy cù vào nách chưa chắc đã cười được... Huống hồ là những con vật như chúng nó!
Hà -Tĩnh
(Trích từ tạp chí Tuổi Hoa số 19, ra ngày 25-7-1964)