Sau khi đi vòng quanh hàng rào biệt thự Thùy Dương, thám tử Vân Sơn nhận thấy chỉ có hai ngõ có thể vào biệt thự này được, đó là cánh cửa sau hơi thấp nhưng có khóa thật kỹ ở trong và cánh cửa trước cao hơn nhưng lại luôn luôn có người gác cổng canh chừng. Vân Sơn nghĩ:
- Thôi! Ta đành dùng phương tiện đặc biệt vậy!
Vân Sơn đi thẳng vào lùm cây, nơi chàng giấu chiếc Honda lấy một cuộn dây quấn dưới yên xe rồi đi đến nơi chàng đã để ý khi đi khảo sát vòng quanh biệt thự. Nơi này khá xa đường cái lại ở cạnh rừng và có những cây to mọc trong vườn biệt thự mà nhánh vượt khỏi hàng rào biệt thự đâm thẳng ra ngoài.
Vân Sơn cột một viên đá ở đầu dây rồi quăng lên cột dính vào một nhánh cây to và chàng liền đu theo dây đó phóng vào vườn biệt thự.
Lúc này vừa đến mùa mưa, nên cây cỏ xanh rờn xum xuê. Sợ bị lộ tông tích, Vân Sơn liền núp ngay vào thân một cây to và ngó về phía biệt thự cách đó độ một trăm thước. Không khí biệt thự có vẻ thật âm u và thật buồn. Các cửa sổ đều đóng kín mít. Dường như biệt thự không có người ở.
Trời bỗng chuyển mưa. Mây xám từ đâu kéo đến thật nhanh.
Vân Sơn thì thầm một mình:
- Chà! Sắp mưa rồi! Không lẽ mình đứng đây chịu trận mãi như thế này?
Liền lúc đó, Vân Sơn thấy một cánh cửa của tầng dưới biệt thự đột nhiên mở ra và một người con gái dáng mảnh khảnh mặc một chiếc áo bà ba đen xuất hiện. Nàng tiến về phía Vân Sơn. Hết hồn Vân Sơn nép sát vào thân cây. Nhưng khi còn cách Vân Sơn khoảng năm mươi thước, nàng dừng lại. Bây giờ Vân Sơn có thể ngắm kỹ cô gái. Nàng không đẹp lắm nhưng có vẻ thùy mị thật duyên dáng. Nàng đang hái những cánh hoa hồng thật là xinh. Khi hái xong, nàng vừa quay trở vào thì... một tràng tiếng sủa dữ tợn nổi lên và một con chó Đức khổng lồ cổ đeo xích sắt từ đâu phóng tới nhanh như vũ bão... Khi tới cạnh nàng, con chó dừng lại nhe răng gầm gừ ngó nàng. Hoảng sợ, nàng hét lên cầu cứu và chạy thật nhanh nhưng con chó rượt theo bén gót... Quá sợ nàng ngã ra chết giấc. Con chó hổn hển vồ tới... Đoàng! Tiếng nổ vừa phát ra, con chó ngã xuống, rên hừ hừ và lịm dần... Máu loang đỏ cả một vùng cỏ non.
- Chết rồi!
Vân Sơn nói thế sau khi quan sát con chó, tay chàng vẫn còn lăm lăm cây súng sáu.
Người con gái tỉnh dậy... Nàng vô cùng ngạc nhiên khi thấy một người đàn ông lạ hoắc đứng trước mặt nàng, nhưng nàng biết ngay chính người đàn ông đó vừa cứu nàng thoát khỏi nanh vuốt của con chó dữ tợn. Nàng phều phào nói:
- Cám ơn ông! Tôi sợ quá!... Ông đã cứu tôi đúng lúc.
Vân Sơn cúi đầu:
- Xin phép giới thiệu cô, tôi là thám tử Vân Sơn... Nhưng trước khi giải thích tại sao tôi đã biết mà cứu cô đúng lúc, cô chờ tôi chốc lát...
Vân Sơn lật xác con chó lên, ngó kỹ vào nơi xích sắt, bị con chó bẻ gẫy. Chàng lẩm bẩm:
- Đúng rồi! Đúng như mình đoán rồi!
Xem xét xong, quay về phía cô gái, Vân Sơn nói:
- Thưa cô! Tôi có vài điều cần hỏi cô... xin cô cho phép... Và xin cô trả lời nhanh cho vì tôi ở đây bất hợp pháp... Việc này liên quan đến cô nhiều lắm... Thưa cô, mọi người trong biệt thự có thể nghe tiếng súng nổ vừa rồi?
Người con gái hơi ngạc nhiên, nhưng cũng trả lời:
- Theo tôi thì không... hơn nữa nếu có nghe thì cũng không biết tiếng súng nổ ở đây vì lúc này súng bắn thường quá, mọi người đã quen tai nên không để ý.
- Hôm nay ba cô có nhà không?
- Ba tôi đau nằm liệt giường nhiều tháng nay, phòng ông ở phía bên kia... Chớ không ở bên đây.
- Còn các gia nhân?
- Họ cũng ở và làm việc ở phía bên kia. Không có ai qua phía này cả, chỉ có tôi... vì thích hoa hồng mà chỉ bên này mới có trồng hoa hồng.
- Như thế họ không thể nào thấy chúng ta ở đây?
- Phải!
- Vậy tôi có thể nói chuyện với cô tự do?
- Vâng! Nhưng tôi sẽ không nói gì hết...
- Cô sẽ hiểu...
Vân Sơn tiến gần đến cô gái, chàng nói nho nhỏ vừa đủ nghe:
- Xin phép cô cho tôi nói vắn tắt... Cách đây bốn hôm, cô Thùy Dương...
Vừa nghe Thùy Dương, nàng mỉm cười:
- Thùy Dương là tôi đấy!
Vân Sơn tiếp tục:
- Cô Thùy Dương có viết cho người bạn gái của cô tên Hồng Loan ở Saigon một bức thư...
Vừa nghe đến đây, Thùy Dương thắc mắc:
- Tại sao ông biết vậy? Tôi đã xé ngay bức thư ấy trước khi viết xong mà?
- Nhưng cô đã quăng các mảnh vụn của bức thư đó ở đường...
Vân Sơn chỉ tay ra phía ngoài.
- Phải! Tôi quăng nó khi tôi đi dạo...
- Tôi đã lượm được các mảnh đó, đem ráp lại và đọc...
Thùy Dương la lên giận dữ:
- Ông đã đọc tất cả!
Vân Sơn bình tĩnh:
- Phải! Tôi đã không biết phép lịch sự khi đọc thư người khác, mong cô tha lỗi... nhưng nhờ đó tôi mới có thể biết được và cứu cô...
Thùy Dương ngạc nhiên:
- Ông cứu tôi? Nhưng cứu cái gì?
- Cứu cô thoát chết!
Vân Sơn đã nhấn mạnh bốn tiếng trên một cách hết sức long trọng. Thùy Dương xanh le xanh lét nhưng nàng cố gắng:
- Nhưng tôi chả bị đe dọa gì hết!
- Thưa cô có! Vào cuối tháng mười vừa rồi, khi cô đang ngồi đọc sách ở băng đá có lẽ ở chỗ kia thì một tàng đá to thình lình rơi chỉ cách chỗ cô ngồi vài phân... nếu trúng cô sẽ bị bể đầu chết...
- Đó chỉ là tai nạn bất ngờ...
- Vào một đêm trăng sáng đẹp tháng mười một khi cô đang đi dạo trong vườn thì thình lình một tiếng nổ phát ra và một viên đạn bay véo sát lỗ tai cô...
- Phải...
- Cuối cùng, hồi tuần rồi, cô đã chết hụt lần nữa khi cô đang đứng tựa lan can gỗ trên lầu kia thì lan can bỗng nhiên bị gãy nhưng may mắn cô đã bám được thanh sắt phía dưới...
Thùy Dương cố mỉm cười:
- Vâng! Tôi đã thuật tất cả các chuyện đó trong bức thư gởi Hồng Loan... Đó chỉ là sự tình cờ xui xẻo...
- Không! Không! Thưa cô! Không thể nào là sự tình cờ được... Nếu xảy ra một lần còn có lý, chớ đằng này... tất cả ba lần đều y như nhau... đều liên hệ đến sinh mạng cô. Vì thế tôi đã quyết định cứu cô... Vì muốn giữ bí mật, tôi phải lén vào đây như thế này và cũng chính nhờ lén vào đây tôi đã cứu cô thoát chết một lần nữa.
- Thế nào? Không, không thể thế được. Tôi không muốn tin như thế.
Vân Sơn lấy xích sắt ở cổ con chó đưa cho Thùy Dương xem:
- Đây này! Cô hãy ngó kỹ chỗ vòng bị bẻ gãy... Đúng là vết bị cưa chớ không phải vết bị chó bẻ gãy.
Vừa xem xong, Thùy Dương rúng động toàn thân, mặt nàng tái xanh... Nàng nói lắp bắp:
- Ông nói có lý... nhưng ai thù tôi? Tôi chả làm điều gì mất lòng mọi người cả!
Nói tới đây, nàng hạ giọng:
- Không biết ba tôi có bị nguy hiểm như tôi không?
- Người ta cũng đã tấn công ba cô như thế?
- Không, bởi vì ba tôi nằm liệt giường trong phòng. Bịnh của ba tôi lạ lắm... Ba tôi không thể nào đi được lại luôn luôn bị ngạt thở, y như tim bị ngừng đập vậy. Trời ơi! Kinh khủng quá!
Thùy Dương ôm mặt khóc nức nở. Vân Sơn an ủi:
- Cô đừng sợ gì hết! Nếu cô chịu nghe lời tôi, tôi hy vọng sẽ giúp cô thoát khỏi...
- Vâng! Vâng! Tôi nghe lời ông! Trời ơi! Ghê quá!
- Xin cô hãy tin tôi... Tôi cần hỏi cô thêm vài điều.
Vân Sơn đặt nhiều câu hỏi và Thùy Dương đã đáp lại hết sức vội vàng.
- Con chó này không khi nào được tháo xích phải không?
- Phải!
- Ai nuôi nó?
- Người gác cổng. Mỗi buổi chiều, ông ta đều mang thịt đến cho nó.
- Người gác cổng có thể đến gần nó không bị nó cắn?
- Phải, chỉ có ông ta thôi, ngoài ra không có ai dám đến gần nó cả vì nó dữ lắm.
- Cô có nghi ngờ người gác cổng không?
- Không!... Không! Ông ta tốt với tôi lắm.
- Cô có nghi ai không?
- Không. Các gia nhân cũng thương tôi lắm.
- Cô không có bạn ở chung trong biệt thự?
- Không.
- Cô có anh, chị, em?
- Không.
- Vậy thì cô chỉ còn ba cô?
- Phải, và tôi đã nói cho ông biết rõ về tình trạng của ba tôi.
- Cô có thuật cho ba cô nghe các âm mưu hại cô chưa?
- Có! Nhưng tôi đã bị bác sĩ rầy vì ông cấm tôi nói bất cứ chuyện gì có thể làm ba tôi xúc động.
- Ai chữa bệnh ba cô?
- Bác sĩ Danh ở chợ.
- Thế còn mẹ cô?
- Tôi không nhớ mẹ tôi rõ. Mẹ tôi đã chết cách đây mười sáu năm, khi tôi vừa được năm tuổi.
- Sao? Lúc đó cô được năm tuổi?
- Phải!
- Lúc đó cô đã ở đây chưa?
- Chưa! Lúc đó tôi ở Saigon... Ba tôi mới mua biệt thự này hồi năm ngoái.
Tới đây, chợt nghĩ ra điều gì Vân Sơn ngó dáo dác chung quanh. Thấy không có gì lạ, chàng tiếp tục:
- Cám ơn cô! Tất cả những chi tiết cô cho biết đã tạm đầy đủ. Bây giờ chúng ta phải tạm chia tay vì đứng mãi chỗ này nguy hiểm lắm.
Nghe "chia tay", Thùy Dương bỗng có vẻ ngần ngừ:
- Nhưng, chút nữa người gác cổng sẽ tìm thấy con chó bị chết, vậy nói ai giết bây giờ?
- Cô hãy nói cô giết, để tự bảo vệ...
- Tôi không có vũ khí.
Vân Sơn Mỉm cười:
- Phải nói như thế, bởi vì chỉ có cô có thể giết con chó này thôi. Người ta tin hay không, không cần. Điều cần nhất là làm sao tôi không bị nghi ngờ khi tôi trở lại biệt thự này.
- Ông có ý định trở lại?
- Phải! Nhưng tôi chưa biết trở lại bằng cách nào. Cô hãy tin tưởng nơi tôi!
Thùy Dương bị những lời nói chắc nịch của Vân Sơn thu hút, nàng cảm thấy tin tưởng Vân Sơn vô cùng.
- Vâng! Cám ơn ông nhiều lắm!
- Cô yên chí, tất cả đều sẽ tốt đẹp, không sao đâu! Chào cô nhá!
- Không dám! Chào ông!
Thùy Dương quay lưng tiến về phía biệt thự. Chờ khi nàng vào hẳn nhà, Vân Sơn chép miệng:
- Tội nghiệp! Con gái mà phải chịu đựng như thế! Nhưng đã có ta, thám tử Vân Sơn bảo vệ nàng!
Quan sát chung quanh một lần nữa, thấy không có gì khả nghi, Vân Sơn bèn trở về chỗ cũ nắm sợi dây phóng ra ngoài. Hai phút sau, chàng đang chạy bon bon trên chiếc xe Honda màu xanh nước biển của chàng.
*
Phòng mạch và nhà của bác sĩ Danh, người chữa bệnh cho ba Thùy Dương, ở ngay cạnh chợ Biên Hòa, cách biệt thự Thùy Dương chừng vài cây số. Vân Sơn đến gặp bác sĩ Danh nói cho ông ta biết chàng là thám tử tư nhờ tình cờ đọc được một bức thư bị xé, thấy tính mạng một người bị đe dọa là cô Thùy Dương nên chàng thấy có bổn phận phải cứu...
Vừa nghe đến Thùy Dương bị đe dọa, bác sĩ Danh, một bác sĩ già chữa bệnh giỏi và tận tâm nổi tiếng ở Biên Hòa, hết hồn và giữ ngay Vân Sơn ở lại ăn cơm trưa để bàn luận cho rõ bởi vì chính ông cũng nhận thấy như Vân Sơn là đang có một âm mưu muốn hãm hại Thùy Dương, người thiếu nữ ông thương như con gái ông.
Vân Sơn và bác sĩ Danh nói chuyện thật nhiều. Chiều hôm đó, hai người đến biệt thự Thùy Dương. Bác sĩ danh dẫn Vân Sơn lên phòng người bệnh ở tầng một biệt thự. Ông giới thiệu Vân Sơn là đồng nghiệp của ông. Khi vào phòng người bệnh, Vân Sơn thấy ngay Thùy Dương đang đứng ở đầu giường cha nàng. Thùy Dương có vẻ ngạc nhiên nhưng khi thấy bác sĩ ra dấu, nàng đi ra khỏi phòng ngay.
Mặt ông Hùng, ba Thùy Dương, vô cùng xanh xao, đôi mắt đỏ ngầu. Chờ bác sĩ Danh xem bệnh xong, ông Hùng lắp bắp hỏi bác sĩ phải chăng con gái ông đang bị đe dọa tính mạng mà mọi người lại muốn giấu ông. Mặc dù bác sĩ Danh quyết liệt phủ nhận tin đó nhưng ông Hùng vẫn không tin và nằng nặc đòi phải báo cảnh sát và yêu cầu cảnh sát điều tra.
Sau cơn xúc động, ông Hùng có vẻ kiệt sức, thở hổn hển và thiếp đi.
Khi đã ra khỏi phòng người bịnh, Vân Sơn khẽ hỏi bác sĩ Danh:
- Tôi nhận thấy ý kiến bác sĩ đúng đấy. Bác sĩ có nghĩ rằng bệnh của ông Hùng do một nguyên nhân hết sức lạ lùng?
- Như thế là thế nào?
- Giả sử cùng một tên sát nhân nào đó muốn giết một lượt hai cha con?
Bác sĩ có vẻ để ý đến giả thuyết của Vân Sơn. Ông gật gù:
- Phải! Bệnh này thật khác thường. Đôi chân gần như hoàn toàn tê liệt như thế kia tất nhiên phải có hậu quả... đằng này lại không có!
Suy nghĩ giây lát, bác sĩ Danh thì thầm với Vân Sơn:
- Có thể là thuốc độc, nhưng... thuốc độc gì? vả lại, tôi có thấy triệu chứng gì là bị đầu độc đâu? Phải làm thế nào bây giờ?
Hai người vừa nói chuyện vừa tiến về phòng Thùy Dương. Vừa tới cửa phòng, Vân Sơn thấy Thùy Dương đang uống nước. Vân Sơn phóng nhanh tới, giữ tay nàng lại không cho nàng uống tiếp. Chàng hỏi:
- Cô uống gì đó?
Thùy Dương đáp có vẻ hơi cố gắng:
- Tôi uống nước trà.
- Nhưng tại sao cô lại nhăn mặt... có vẻ như nước trà khó uống vậy?
- Tôi cũng không hiểu nữa... dường như...
- Dường như làm sao?
- Có mùi chát chát mà lại nóng xé cổ nữa! Nhưng có lẽ đó là mùi thuốc...
- Thuốc nào?
- Tôi phải uống mười giọt thuốc trộn lẫn trong nước trà vào mỗi buổi chiều theo lời dặn của bác sĩ.
Nghe tới đây, bác sĩ Danh mới nói:
- Nhưng thuốc tôi cho cháu Thùy Dương uống chả có mùi vị gì cả. Đúng không hả cháu? Cháu đã uống đến mười lăm ngày nay rồi có thấy mùi vị gì đâu? Đây là lần thứ nhất mới nghe cháu nói thế!
Thùy Dương phều phào nói:
- Thưa bác sĩ đúng! Mấy lần trước cháu đâu thấy mùi khó chịu như kỳ này. Quái lạ! Bây giờ cổ cháu cũng còn thấy nóng ran cả lên!
Bác sĩ Danh liền cầm ly trà lên uống thử một ngụm nhưng ông nhổ ra ngay.
- Đúng rồi! Đúng là có thuốc độc rồi!
Vân Sơn cầm ly lên xem rồi ngó bình trà để trên bàn, chàng hỏi Thùy Dương:
- Cô có biết ai đem bình trà này lên đây không?
Thùy Dương lấy tay ôm ngực, mặt nàng xanh tái, đôi mắt mất thần sắc, nàng có vẻ đau đớn dữ tợn... Nàng lắp bắp:
- Tôi đau quá! Tôi đau quá!
Bác sĩ Danh bèn dìu Thùy Dương đặt nàng nằm dài trên giường. Vân Sơn nói nhanh:
- Thưa bác sĩ phải cần có thuốc giải độc!
- Anh mở tủ kia... Có một cái túi cứu thương trong đó... Đó... đúng rồi... Anh mở ra lấy một trong các ống nhỏ trong đó... À... Đúng rồi... Anh lấy thêm nước nóng nữa, trên bàn đó...
Vân Sơn rung chuông gọi gia nhân lên. Chàng cho biết Thùy Dương đang bị bệnh và yêu cầu gia nhân săn sóc Thùy Dương. Và chàng đi ngay xuống bếp hỏi các người làm, người gác cổng và quan sát các tủ đựng đồ ăn. Rồi chàng lại trở lên phòng Thùy Dương, gặp bác sĩ chàng hỏi:
- Tình trạng có nguy không, thưa bác sĩ?
- Hết nguy hiểm rồi! Nàng đã ngủ... Chỉ một ngày mà anh đã cứu mạng cháu Thùy Dương tới hai lần. Chúng ta cần phải phân tích bình trà này để tìm chứng cớ.
- Vô ích, bác sĩ! Chứng cớ đã rõ ràng... Đây là một âm mưu đầu độc giết người. Vấn đề là tìm xem ai là thủ phạm?
- Anh có nghi ai chưa?
- Chưa thể nghi được... nhưng có điều chắc chắn thủ phạm là một người biết rành tất cả các đường lối trong biệt thự này, biết tất cả các thói quen của mọi người. Thủ phạm muốn ra vô biệt thự lúc nào cũng được, thủ phạm đã cưa dây xích chó, đã trộn thuốc độc vào nước uống. Tóm lại tất cả các mạng sống của mọi người trong biệt thự này đều năm trong tay thủ phạm.
- Anh có nghĩ rằng ông Hùng cũng đang bị nguy hiểm như cháu Thùy Dương?
- Vâng! Thưa bác sĩ tôi cũng nghĩ thế.
- Anh có nghi một trong những gia nhân ở đây là thủ phạm?
- Tôi cũng chưa biết được rõ... Có điều rõ nhất là tình trạng hiện tại hết sức bi thảm, tử thần đang lảng vảng ở đây.
- Làm thế nào bây giờ?
- Thưa bác sĩ, phải canh chừng. Hơn nữa sức khỏe ông Hùng rất đáng lo ngại. Chúng ta hãy ngủ ở phòng nhỏ này. Hai phòng của cha con ông Hùng gần nhau. Nếu có gì báo động, chắc chắn chúng ta nghe được.
Vân Sơn và bác sĩ Danh thay phiên nhau thức canh chừng.
Thật ra đêm đó Vân Sơn chỉ ngủ được chừng ba giờ. Gần sáng, chàng đi quan sát một vòng quanh biệt thự. Thấy không có gì lạ, chàng thẳng ra đường cái về Saigon bằng chiếc xe Honda của chàng. Tới Saigon, chàng tìm ngay hai người bạn thân nhất rồi cả ba suốt ngày chạy lục lạo khắp nơi theo kế hoạch của chàng.
Vân Sơn trở về Biên Hòa và về đến biệt thự thì trời vừa tối mịt. Chàng chạy nhanh lên lầu thấy Thùy Dương và bác sĩ Danh đang ngồi nói chuyện. Vừa thấy Vân Sơn, bác sĩ hỏi ngay:
- Có gì mới lạ không?
- Chả có gì cả! Còn ở đây?
- Cũng chả có gì cả. Hôm nay ông Hùng có vẻ khỏe, ông ta ăn được. Còn cháu Thùy Dương đã hoàn toàn bình phục... Này ông xem... Cháu đã hồng hào...
- Cô Thùy Dương phải rời khỏi biệt thự này...
Vừa nghe Vân Sơn nói, Thùy Dương phản đối ngay:
- Tôi phải rời khỏi đây? Không thể được... Còn ba tôi?
- Cô phải rời khỏi nơi đây!
Vân Sơn nhấn mạnh từng tiếng một hết sức cả quyết.
Thùy Dương và bác sĩ Danh kinh ngạc ngó Vân Sơn:
- Cô Thùy Dương rời khỏi nơi đây vào sáng mai. Cô chỉ xa nhà một hay hai tuần thôi. Tôi sẽ đưa cô đến ở tạm nhà người bạn gái mà cô đã viết thư. Điều cần là cô phải báo cho mọi người biết cô sắp đi và xin cô hãy sửa soạn quần áo, đồ dùng ngay cho. Còn bác sĩ, xin bác sĩ nói với ông Hùng là cô Thùy Dương buộc lòng phải xa nhà một thời gian để sự bảo vệ cô có thể hữu hiệu hơn, đồng thời ông Hùng cũng sẽ có thể theo cô Thùy Dương khi sức khỏe ông cho phép. Như thế tạm ổn phải không, thưa bác sĩ và cô Thùy Dương?
Nhớ lại lời dặn phải tuân lệnh tuyệt đối của Vân Sơn, Thùy Dương đáp yếu ớt:
- Vâng!
- Xin cô sửa soạn gấp đi và đừng rời khỏi phòng.
Thùy Dương ngần ngừ:
- Nhưng còn đêm nay?
- Cô đừng sợ gì hết... Nếu có gì nguy hiểm chúng tôi sẽ đến ngay. Nhưng cô hãy nhớ, cô chỉ mở cửa khi nghe gõ ba tiếng nhẹ!
Tùy Dương bấm chuông gọi gia nhân. Bác sĩ Danh đi qua phòng ba Thùy Dương. Vân Sơn ngồi nghỉ mệt. Khaon3g hai mươi phút sau, bác sĩ Danh trở lại. Bác sĩ hớn hở nói với Vân Sơn:
- Ông Hùng đã chấp thuận cho Thùy Dương đi. Ông rất vui vẻ, không có vẻ gì phản đối cả.
Vân Sơn khẽ bấm tay bác sĩ Danh. Hai người đi ra cổng trước biệt thự. Vân Sơn nói với người gác cổng:
- Nếu ông Hùng có cần gì, ông hãy đến gọi, chúng tôi đến ngay.
Người gác cổng gật đầu.
Chuông đồng hồ vừa gõ mười tiếng. Mặt trăng lướt qua đám mây đen, tỏa ánh sáng dịu dàng xuống khu vườn chung quanh biệt thự. Hai người nắm tay nhau đi dọa. Thình lình Vân Sơn nói:
- Chúng ta ngừng ở đây!...
Bác sĩ ngạc nhiên:
- Cái gì vậy?
Vân Sơn ngó lên cửa sổ phòng Thùy Dương, khẽ nói:
- Nếu tôi tính không lầm thì đêm nay cô Thùy Dương sẽ bị ám sát.
- Trời! Vậy chúng ta phải canh chừng ngay... Nếu không chúng ta cứu không kịp.
- Nhưng tôi đã sắp đặt rồi. Hiện tại kẻ sát nhân đang theo dõi chúng ta từng bước đấy... Kẻ sát nhân không thể giết cô Thùy Dương vào giờ hắn muốn mà vào giờ giấc do chính tôi quyết định.
- Chúng ta lên phòng cô Thùy Dương ngay bây giờ?
- Phải! Nhưng chúng ta không đi chung.
- Được rồi!
- Ông hãy làm bộ về phòng ngủ rồi chờ đúng mười một giờ, ông lén vào phòng cô Thùy Dương bằng ngõ cửa sổ ở phía sau biệt thự. Cô Thùy Dương thường mở cửa này. Nhưng nhớ tuyệt đối đừng để ai biết... trừ cô Thùy Dương.
- Còn anh?
- Tôi cũng vào bằng ngõ ấy.
- Chắc anh đã biết ai là thủ phạm rồi?
Vân Sơn có vẻ do dự:
- Không... tôi chưa biết... Nhưng nếu đúng như tôi dự đoán, chúng ta sẽ biết... Nhất định sẽ biết. Xin ông hãy tuyệt đối im lặng và đừng có hành động cử chỉ gì làm lộ tung tích vì như thế sẽ hỏng cả!
- Vâng, tôi sẽ cố!
Chờ bác sĩ đi rồi, Vân Sơn đi vòng ra sau biệt thự, núp sau một thân cây to ngó lên các cửa sổ ở tầng lầu một và tầng lầu hai. Có nhiều phòng còn chong đèn sáng.
Chờ một lúc lâu, nhìn đồng hồ thấy gần mười một giờ, Vân Sơn bèn tiến về phía biệt thự. Chàng tính leo lên phòng Thùy Dương. Cảnh vật lúc này thật âm u. Vân Sơn thận trọng tiến từng bước. Thình lình chàng thoáng thấy một bóng đen ở cách chàng vài chục thước. Bóng đen đó chạy thật nhanh biến mất trong đám cây rậm rạp.
- Chà! Kẻ sát nhân bắt đầu hành động.
Vân Sơn nói thầm một mình. Linh tính, Vân Sơn nằm rạp xuống đất. Đoàng! Chỉ chậm một chút là hết đời thám tử Vân Sơn.
Lúc đó bác sĩ Danh đã vào phòng Thùy Dương. Thấy bác sĩ, Thùy Dương ngẩng dậy. Bác sĩ khẽ nói:
- Cháu hãy nằm xuống giả bộ như đang ngủ vậy. À...
Thấy bác sĩ đột nhiên dừng lại, Thùy Dương hỏi:
- Bác sĩ muốn nói gì vậy?
- Không! Nhưng người ta sẽ tới.
- Ai? – Thùy Dương kinh hãi.
- Chưa biết được...
- Cháu sợ quá... bác sĩ ơi.
- Cháu không sợ gì hết! Thám tử Vân Sơn đã lo liệu tất cả rồi. Bác cũng có súng đây.
Thấy cây súng sáu trong tay bác sĩ Danh, Thùy Dương có vẻ an tâm. Bác sĩ Danh tắt đèn ngủ. Ông đứng ở đầu giường Thùy Dương. Trời tối om. Nhiều tiếng động ban đêm dưới vườn vọng vào tai hai người. Im lặng. Rùng rợn. Người ta nghe cả hơi thở của nhau. Thần kinh căng thẳng cực độ. Thình lình...
- Cháu có nghe gì không? – Bác sĩ thì thầm vào tai Thùy Dương.
Thùy Dương lại ngồi nhỏm dậy:
- Có... Có...
Bác sĩ vội vã nói:
- Cháu hãy nằm xuống... Không thôi hỏng cả... Người ta sắp đến rồi...
Một tiếng động nổi lên ở phía cửa sổ. Hai người cảm thấy cửa sổ dường như được mở rộng thêm vì có gió lạnh lùa vào. Đúng rồi! Có một người đang leo vào.
Bác sĩ Danh bắt đầu run lên mặc dù tay ông vẫn lăm lăm cầm cây súng sáu. Ông cố đứng yên không nhúc nhích.
Bóng tối đang bao trùm tất cả gian phòng. Bác sĩ và Thùy Dương không thể nào thấy mặt được kẻ thù, nhưng hai người có thể theo dõi bằng linh tính dáng điệu, bước chân nhẹ trên nền đất của kẻ đó. Và hai người cũng đã cảm thấy kẻ ấy đang tiến đến gần giường Thùy Dương.
Và kẻ thù ngừng lại, dường như chỉ cách giường Thùy Dương có vài bước. Hắn đứng yên một lúc lâu, đôi mắt sắc sảo chiếu về phía Thùy Dương.
Bác sĩ, một tay nắm chặt tay Thùy Dương, một tay vẫn lăm lăm cầm súng. Nhớ lời Vân Sơn dặn, bác sĩ cố gắng không có hành động gì cả dù kẻ thù đã đến sát giường.
Vừa tới sát giường kẻ thù lại ngừng. Im lặng. Ai vậy? Ai lại nỡ đi giết một cô gái thùy mị, duyên dáng, ngoan ngoãn như Thùy Dương? Động cơ thù hận nào đã thúc đẩy hắn làm như thế? Dù sợ hãi, cả bác sĩ lẫn Thùy Dương đều háo hức muốn biết sự thực, muốn lột ngay mặt nạ kẻ sát nhân.
Kẻ sát nhân tiến thêm một bước nữa. Bóng nó còn đen hơn bóng đêm nổi bật lên rõ ràng. Tay của hắn bỗng giơ lên từ từ.
Một phút trôi qua nhanh, và một phút khác tiếp theo. Thình lình, một tiếng động khô khan ở phía bên phải kẻ sát nhân nổi lên. Một luồng ánh sáng dữ dội chiếu thẳng vào mặt hắn, chiếu ngay mặt, phũ phàng.
Thùy Dương la to kinh ngạc:
- Trời!
Nàng đã thấy... Kẻ sát nhân đang cầm một cái dao găm chực đâm nàng và người ấy chính là ông Hùng... Cha nàng! Chỉ một khoảng thời gian thật ngắn, ánh sáng tắt. Liền lúc đó: đoàng! Bác sĩ đã bắn.
Vân Sơn rống lên:
- Đừng bắn! Đừng bắn!
Vân Sơn phóng tới chận bác sĩ lại không cho ông bắn nữa. Bác sĩ lắp bắp:
- Anh đã thấy? Anh đã thấy? Rượt nhanh, hắn trốn rồi.
- Kệ, để hắn trốn. Như thế tốt hơn.
Vân Sơn bật đèn lên. Chàng đi ra phía cửa sổ thấy kẻ sát nhân đã trốn mất, chàng bèn trở về kéo ghế ngồi cạnh bác sĩ.
Thùy Dương nằm thiêm thiếp trên giường.
Vân Sơn mỉm cười:
- Đấy ông coi! May mắn quá, không có đụng độ gì hết.
Bác sĩ vẫn chưa hết xúc động...
- Trời ơi! Ba cháu Thùy Dương! Trời ơi! Ông Hùng!
- Tôi van ông đừng nhắc đến tên thủ phạm nữa. Xin ông hãy săn sóc Thùy Dương ngay cho...
Vân Sơn chạy qua phòng ông Hùng ; thấy phòng trống trơn, chàng mỉm cười:
- Tốt! Thủ phạm đã tính trước rồi! Như thế cũng hay!
Chàng trở về phòng Thùy Dương thì vừa gặp bác sĩ đi ra. Bác sĩ nắm tay Vân Sơn kéo chàng trở lại:
- Thôi, đừng vào nữa! Cháu đã ngủ yên rồi.
Hai người dắt nhau ra đứng ở lan can ngó xuống ngôi vườn phía dưới. Vân Sơn nói dịu dàng:
- Thế là ông ta đi luôn rồi!
- Anh nói sao?
- Tôi nói kể từ ngày mai, không bao giờ thấy mặt ông Hùng nữa!
- Tại sao vậy? Dù sao...
- Ông có để ý là Thùy Dương đối với ông Hùng có vẻ gì là lạ... mà nàng vô tình không biết.
- Thật là kinh khủng! Làm sao cháu Thùy Dương quên được kỷ niệm hãi hùng này! Một người cha lại nỡ âm mưu giết con. Chỉ trong vài tháng, ông ta đã căng biết bao nhiêu cạm bẫy độc ác để giết con gái mình! Thật là loạn! Xã hội đảo điên quá rồi! Cha giết con, nhưng giết để làm gì, tôi chả hiểu nổi... Ôi lòng người! Không ngờ lại có một người man rợ như ông Hùng... Thật không ngờ!
Vân Sơn mỉm cười chua chát:
- Ông nghĩ coi! Xã hội xấu xa như thế này thì tự nhiên phải có những người như thế đó. Người ta còn bán nước được huống chi là giết con. Muốn tiêu diệt được những cái xấu xa đầy rẫy trong xã hội này, xã hội cần phải đổi thay và con người phải có giá trị hơn con vật. Nhưng Thùy Dương sẽ quên được kỷ niệm hãi hùng vừa rồi.
- Cháu Thùy Dương làm sao quên được!?
- Nàng sẽ quên...
- Tại sao?
- Tại vì... nàng không phải là con gái ông Hùng.
Bác sĩ ngạc nhiên:
- Cái gì?
- Nàng không phải là con gái kẻ sát nhân.
- Anh nói sao? Ông Hùng...
- Ông Hùng chỉ là cha ghẻ cô Thùy Dương. Cha ruột cô Thùy Dương đã chết. Sau khi cha ruột Thùy Dương đã chết, mẹ nàng lấy ông Hùng được một năm thì bà bị bệnh chết luôn. Lúc đó, ông Hùng đem Thùy Dương về Saigon ở và năm ngoái, ông Hùng đã mua biệt thự này... Không ai biết ông Hùng là cha ghẻ cô Thùy Dương, cả cô Thùy Dương nữa.
Bác sĩ Danh hỏi dồn dập:
- Tại sao anh biết các chi tiết đó?
- Tôi đã phải mất một ngày trong tòa thỉ sảnh Saigon. Tôi xem xét tất cả các bộ đời. Tôi đã hỏi hai viên chưởng khế. Tôi xem qua tất cả các văn kiện. Không thể nào nghi ngờ được nữa!
- Nhưng như thế không giải thích được nguyên nhân của tội ác này!
- Có thể giải thích được chứ. Lúc đầu, khi mới hỏi chuyện Thùy Dương, Thùy Dương có nói một câu làm tôi linh cảm ngay con đường phải đi để khám phá vụ án này. Đó là câu: Thùy Dương mới năm tuổi thì mẹ chết và mẹ Thùy Dương đã chết cách đây mười sáu năm. Như thế hiện tại Thùy Dương đã 21 tuổi, tuổi trưởng thành. Tôi nghĩ ngay đến tình trạng gia tài mà nàng là người độc nhất thừa hưởng của mẹ nàng. Tôi nghĩ ngay đến tình trạng bệnh của ông Hùng, cha ghẻ nàng.
Nghe tới đây bác sĩ chặn ngang lời nói của Vân Sơn:
- Ông Hùng bị bệnh thật tình, dù đôi khi có vẻ như ông ta giả bộ.
- Như thế để mọi người khỏi nghi ngờ. Khi tôi về Saigon, tôi lục các hồ sơ xem thì thấy mẹ ruột Thùy Dương có để lại cho nàng một gia tài khổng lồ mà hiện tại cha ghẻ nàng đang làm quản lý vì nàng chưa đủ tuổi trưởng thành. Vào tháng tới, viên chưởng khế sẽ triệu tập đại hội gia đình cô Thùy Dương và loan báo trao trả gia tài cho người hưởng trực tiếp và hợp pháp. Như thế cha ghẻ cô Thùy Dương sẽ mất tất cả. Hơn nữa ông ấy đã lén xài mất một số bạc lớn trong gia tài đó mà mọi người không hay, lỡ Thùy Dương khám phá ra thì nguy cho ông ấy.
- Nhưng Thùy Dương đâu có muốn lấy lại quyền quản lý gia tài đó.
- Có một chi tiết quan trọng mà bác sĩ quên, đó là chi tiết trong bức thư bị xé rách mà Thùy Dương viết gửi cho bạn cô. Đọc thư này, tôi biết Thùy Dương yêu anh của người bạn cô và ông Hùng chống lại cuộc hôn nhân đó. Chắc bác sĩ đã hiểu... Khi cô Thùy Dương lập gia đình thì gia tài đó sẽ ra sao!
Bác sĩ gật gù:
- Phải! Khi ấy ông Hùng sẽ không còn gì hết... Nhưng tại ông tham lam độc ác chớ Thùy Dương có bao giờ nghĩ đến điều đó đâu. Nàng vẫn quí trọng ông ta.
- Khi ông Hùng đã xấu xa nghĩ như thế thì ông ta phải âm mưu... Chỉ có một cách: Thùy Dương chết là ông ta có thể hưởng trọn vẹn gia tài vì lúc bấy giờ chỉ còn ông ta là người có quyền thừa hưởng trực tiếp.
- Và phải giết Thùy Dương làm sao cho mọi người không nghi ngờ...
- Lẽ dĩ nhiên. Ông Hùng đã cố tạo ra những tai nạn ngẫu nhiên cho Thùy Dương. Biết thế, tôi đã khẩn cầu cô Thùy Dương rời khỏi đây ngay sáng mai. Kẻ sát nhân buộc lòng phải hành động gấp nếu không bao nhiêu kế hoạch sắp đặt từ trước đến nay phải tan vỡ cả, bởi vì tuần tới Thùy Dương sẽ được viên chưởng khế gọi trao trả quyền thừa hưởng trực tiếp gia tài. Như thế hắn phải hành động gấp.
- Hắn không ngờ vực gì sao?
- Có chứ! Hắn đã ngờ tôi nhưng không ngờ ông. Tôi để ông vào phòng Thùy Dương trước là cốt để ông bảo vệ nàng nếu lỡ có gì bất trắc xảy ra ngoài sự tính toán của tôi. Còn tôi, tôi đã lừa hắn...
- Anh đã lừa như thế nào?
- Hắn đã theo dõi tôi từng bước một. Tôi đã để hắn bắn và giả chết. Hắn tưởng tôi chết thật mới yên chí hành động và vì thế mới bị lộ tung tích. Lúc ông bắn, tôi cản là vì tôi không muốn giết người dù kẻ đó là sát nhân. Nhất định ông Hùng sẽ chết dần chết mòn vì cắn rứt lương tâm. Và cô Thùy Dương chắc cũng chả thưa gởi gì cả, mọi việc êm đẹp rồi.
Bác sĩ Danh có vẻ suy nghĩ:
- Anh đã có tất cả bằng chứng. Tại sao anh không nói cho Thùy Dương rõ?
- Nói sao được! Thùy Dương làm sao tin được một việc nghịch thường như thế khi chưa cho nàng thấy được bằng chứng cụ thể. Bây giờ ông chỉ cần thuật lại tất cả cho nàng nghe khi nàng thức dậy.
Vừa thuật xong câu chuyện trên, Vân Sơn lấy một quả xí-mụi bỏ vô miệng và nói:
- Trả nợ rồi đó nghe! Mệt quá!
Tôi cười:
- Tại anh hứa thuật chuyện này cho tôi nghe ở Tuổi Hoa số 72 đó, bộ anh quên rồi sao? Tôi cũng quên luôn nữa! Tuần rồi có cháu bé Liên Hương học lớp Đệ tam ở trường Lê Bảo Tịnh gởi thư về nhắc lời hứa của anh, hỏi anh có kể cho tôi nghe chưa mà mãi sao không thấy tôi viết đăng lên Tuổi Hoa. Hơn nữa, anh Cả gia đình Tuổi Hoa cũng thúc tôi viết một truyện trinh thám để đổi món ăn tinh thần cho gia đình Tuổi Hoa. Vì thế tôi mới nhớ lời hứa của nhà thám tử đó!
Nghe tôi nói thế, Vân Sơn lườm tôi:
- Tại vậy mới nhớ đến tôi phải không? Hèn chi mấy ngày nay, ngày nào cũng kiếm tôi. Biết vậy tôi trốn luôn cho cây bút của ông gãy luôn!
Biết lỗi, tôi vuốt Vân Sơn:
- Thôi mà! Cám ơn Vân Sơn nhiều lắm! Thám tử Vân Sơn tài quá... Chừng nào kể cho tôi nghe chuyện khác hả bồ!
- Còn lâu! Trừ gia đình Tuổi Hoa hối thì tôi kể, chớ ông hối thì... Còn lâu...
Vân Sơn nhấn mạnh hai tiếng "còn lâu" rồi ngó tôi cười.
(Trích từ tạp chí Tuổi Hoa số 94, ra ngày 15-8-1968)
Vừa nghe đến Thùy Dương bị đe dọa, bác sĩ Danh, một bác sĩ già chữa bệnh giỏi và tận tâm nổi tiếng ở Biên Hòa, hết hồn và giữ ngay Vân Sơn ở lại ăn cơm trưa để bàn luận cho rõ bởi vì chính ông cũng nhận thấy như Vân Sơn là đang có một âm mưu muốn hãm hại Thùy Dương, người thiếu nữ ông thương như con gái ông.
Vân Sơn và bác sĩ Danh nói chuyện thật nhiều. Chiều hôm đó, hai người đến biệt thự Thùy Dương. Bác sĩ danh dẫn Vân Sơn lên phòng người bệnh ở tầng một biệt thự. Ông giới thiệu Vân Sơn là đồng nghiệp của ông. Khi vào phòng người bệnh, Vân Sơn thấy ngay Thùy Dương đang đứng ở đầu giường cha nàng. Thùy Dương có vẻ ngạc nhiên nhưng khi thấy bác sĩ ra dấu, nàng đi ra khỏi phòng ngay.
Mặt ông Hùng, ba Thùy Dương, vô cùng xanh xao, đôi mắt đỏ ngầu. Chờ bác sĩ Danh xem bệnh xong, ông Hùng lắp bắp hỏi bác sĩ phải chăng con gái ông đang bị đe dọa tính mạng mà mọi người lại muốn giấu ông. Mặc dù bác sĩ Danh quyết liệt phủ nhận tin đó nhưng ông Hùng vẫn không tin và nằng nặc đòi phải báo cảnh sát và yêu cầu cảnh sát điều tra.
Sau cơn xúc động, ông Hùng có vẻ kiệt sức, thở hổn hển và thiếp đi.
Khi đã ra khỏi phòng người bịnh, Vân Sơn khẽ hỏi bác sĩ Danh:
- Tôi nhận thấy ý kiến bác sĩ đúng đấy. Bác sĩ có nghĩ rằng bệnh của ông Hùng do một nguyên nhân hết sức lạ lùng?
- Như thế là thế nào?
- Giả sử cùng một tên sát nhân nào đó muốn giết một lượt hai cha con?
Bác sĩ có vẻ để ý đến giả thuyết của Vân Sơn. Ông gật gù:
- Phải! Bệnh này thật khác thường. Đôi chân gần như hoàn toàn tê liệt như thế kia tất nhiên phải có hậu quả... đằng này lại không có!
Suy nghĩ giây lát, bác sĩ Danh thì thầm với Vân Sơn:
- Có thể là thuốc độc, nhưng... thuốc độc gì? vả lại, tôi có thấy triệu chứng gì là bị đầu độc đâu? Phải làm thế nào bây giờ?
Hai người vừa nói chuyện vừa tiến về phòng Thùy Dương. Vừa tới cửa phòng, Vân Sơn thấy Thùy Dương đang uống nước. Vân Sơn phóng nhanh tới, giữ tay nàng lại không cho nàng uống tiếp. Chàng hỏi:
- Cô uống gì đó?
Thùy Dương đáp có vẻ hơi cố gắng:
- Tôi uống nước trà.
- Nhưng tại sao cô lại nhăn mặt... có vẻ như nước trà khó uống vậy?
- Tôi cũng không hiểu nữa... dường như...
- Dường như làm sao?
- Có mùi chát chát mà lại nóng xé cổ nữa! Nhưng có lẽ đó là mùi thuốc...
- Thuốc nào?
- Tôi phải uống mười giọt thuốc trộn lẫn trong nước trà vào mỗi buổi chiều theo lời dặn của bác sĩ.
Nghe tới đây, bác sĩ Danh mới nói:
- Nhưng thuốc tôi cho cháu Thùy Dương uống chả có mùi vị gì cả. Đúng không hả cháu? Cháu đã uống đến mười lăm ngày nay rồi có thấy mùi vị gì đâu? Đây là lần thứ nhất mới nghe cháu nói thế!
Thùy Dương phều phào nói:
- Thưa bác sĩ đúng! Mấy lần trước cháu đâu thấy mùi khó chịu như kỳ này. Quái lạ! Bây giờ cổ cháu cũng còn thấy nóng ran cả lên!
Bác sĩ Danh liền cầm ly trà lên uống thử một ngụm nhưng ông nhổ ra ngay.
- Đúng rồi! Đúng là có thuốc độc rồi!
Vân Sơn cầm ly lên xem rồi ngó bình trà để trên bàn, chàng hỏi Thùy Dương:
- Cô có biết ai đem bình trà này lên đây không?
Thùy Dương lấy tay ôm ngực, mặt nàng xanh tái, đôi mắt mất thần sắc, nàng có vẻ đau đớn dữ tợn... Nàng lắp bắp:
- Tôi đau quá! Tôi đau quá!
Bác sĩ Danh bèn dìu Thùy Dương đặt nàng nằm dài trên giường. Vân Sơn nói nhanh:
- Thưa bác sĩ phải cần có thuốc giải độc!
- Anh mở tủ kia... Có một cái túi cứu thương trong đó... Đó... đúng rồi... Anh mở ra lấy một trong các ống nhỏ trong đó... À... Đúng rồi... Anh lấy thêm nước nóng nữa, trên bàn đó...
Vân Sơn rung chuông gọi gia nhân lên. Chàng cho biết Thùy Dương đang bị bệnh và yêu cầu gia nhân săn sóc Thùy Dương. Và chàng đi ngay xuống bếp hỏi các người làm, người gác cổng và quan sát các tủ đựng đồ ăn. Rồi chàng lại trở lên phòng Thùy Dương, gặp bác sĩ chàng hỏi:
- Tình trạng có nguy không, thưa bác sĩ?
- Hết nguy hiểm rồi! Nàng đã ngủ... Chỉ một ngày mà anh đã cứu mạng cháu Thùy Dương tới hai lần. Chúng ta cần phải phân tích bình trà này để tìm chứng cớ.
- Vô ích, bác sĩ! Chứng cớ đã rõ ràng... Đây là một âm mưu đầu độc giết người. Vấn đề là tìm xem ai là thủ phạm?
- Anh có nghi ai chưa?
- Chưa thể nghi được... nhưng có điều chắc chắn thủ phạm là một người biết rành tất cả các đường lối trong biệt thự này, biết tất cả các thói quen của mọi người. Thủ phạm muốn ra vô biệt thự lúc nào cũng được, thủ phạm đã cưa dây xích chó, đã trộn thuốc độc vào nước uống. Tóm lại tất cả các mạng sống của mọi người trong biệt thự này đều năm trong tay thủ phạm.
- Anh có nghĩ rằng ông Hùng cũng đang bị nguy hiểm như cháu Thùy Dương?
- Vâng! Thưa bác sĩ tôi cũng nghĩ thế.
- Anh có nghi một trong những gia nhân ở đây là thủ phạm?
- Tôi cũng chưa biết được rõ... Có điều rõ nhất là tình trạng hiện tại hết sức bi thảm, tử thần đang lảng vảng ở đây.
- Làm thế nào bây giờ?
- Thưa bác sĩ, phải canh chừng. Hơn nữa sức khỏe ông Hùng rất đáng lo ngại. Chúng ta hãy ngủ ở phòng nhỏ này. Hai phòng của cha con ông Hùng gần nhau. Nếu có gì báo động, chắc chắn chúng ta nghe được.
Vân Sơn và bác sĩ Danh thay phiên nhau thức canh chừng.
Thật ra đêm đó Vân Sơn chỉ ngủ được chừng ba giờ. Gần sáng, chàng đi quan sát một vòng quanh biệt thự. Thấy không có gì lạ, chàng thẳng ra đường cái về Saigon bằng chiếc xe Honda của chàng. Tới Saigon, chàng tìm ngay hai người bạn thân nhất rồi cả ba suốt ngày chạy lục lạo khắp nơi theo kế hoạch của chàng.
Vân Sơn trở về Biên Hòa và về đến biệt thự thì trời vừa tối mịt. Chàng chạy nhanh lên lầu thấy Thùy Dương và bác sĩ Danh đang ngồi nói chuyện. Vừa thấy Vân Sơn, bác sĩ hỏi ngay:
- Có gì mới lạ không?
- Chả có gì cả! Còn ở đây?
- Cũng chả có gì cả. Hôm nay ông Hùng có vẻ khỏe, ông ta ăn được. Còn cháu Thùy Dương đã hoàn toàn bình phục... Này ông xem... Cháu đã hồng hào...
- Cô Thùy Dương phải rời khỏi biệt thự này...
Vừa nghe Vân Sơn nói, Thùy Dương phản đối ngay:
- Tôi phải rời khỏi đây? Không thể được... Còn ba tôi?
- Cô phải rời khỏi nơi đây!
Vân Sơn nhấn mạnh từng tiếng một hết sức cả quyết.
Thùy Dương và bác sĩ Danh kinh ngạc ngó Vân Sơn:
- Cô Thùy Dương rời khỏi nơi đây vào sáng mai. Cô chỉ xa nhà một hay hai tuần thôi. Tôi sẽ đưa cô đến ở tạm nhà người bạn gái mà cô đã viết thư. Điều cần là cô phải báo cho mọi người biết cô sắp đi và xin cô hãy sửa soạn quần áo, đồ dùng ngay cho. Còn bác sĩ, xin bác sĩ nói với ông Hùng là cô Thùy Dương buộc lòng phải xa nhà một thời gian để sự bảo vệ cô có thể hữu hiệu hơn, đồng thời ông Hùng cũng sẽ có thể theo cô Thùy Dương khi sức khỏe ông cho phép. Như thế tạm ổn phải không, thưa bác sĩ và cô Thùy Dương?
Nhớ lại lời dặn phải tuân lệnh tuyệt đối của Vân Sơn, Thùy Dương đáp yếu ớt:
- Vâng!
- Xin cô sửa soạn gấp đi và đừng rời khỏi phòng.
Thùy Dương ngần ngừ:
- Nhưng còn đêm nay?
- Cô đừng sợ gì hết... Nếu có gì nguy hiểm chúng tôi sẽ đến ngay. Nhưng cô hãy nhớ, cô chỉ mở cửa khi nghe gõ ba tiếng nhẹ!
Tùy Dương bấm chuông gọi gia nhân. Bác sĩ Danh đi qua phòng ba Thùy Dương. Vân Sơn ngồi nghỉ mệt. Khaon3g hai mươi phút sau, bác sĩ Danh trở lại. Bác sĩ hớn hở nói với Vân Sơn:
- Ông Hùng đã chấp thuận cho Thùy Dương đi. Ông rất vui vẻ, không có vẻ gì phản đối cả.
Vân Sơn khẽ bấm tay bác sĩ Danh. Hai người đi ra cổng trước biệt thự. Vân Sơn nói với người gác cổng:
- Nếu ông Hùng có cần gì, ông hãy đến gọi, chúng tôi đến ngay.
Người gác cổng gật đầu.
Chuông đồng hồ vừa gõ mười tiếng. Mặt trăng lướt qua đám mây đen, tỏa ánh sáng dịu dàng xuống khu vườn chung quanh biệt thự. Hai người nắm tay nhau đi dọa. Thình lình Vân Sơn nói:
- Chúng ta ngừng ở đây!...
Bác sĩ ngạc nhiên:
- Cái gì vậy?
Vân Sơn ngó lên cửa sổ phòng Thùy Dương, khẽ nói:
- Nếu tôi tính không lầm thì đêm nay cô Thùy Dương sẽ bị ám sát.
- Trời! Vậy chúng ta phải canh chừng ngay... Nếu không chúng ta cứu không kịp.
- Nhưng tôi đã sắp đặt rồi. Hiện tại kẻ sát nhân đang theo dõi chúng ta từng bước đấy... Kẻ sát nhân không thể giết cô Thùy Dương vào giờ hắn muốn mà vào giờ giấc do chính tôi quyết định.
- Chúng ta lên phòng cô Thùy Dương ngay bây giờ?
- Phải! Nhưng chúng ta không đi chung.
- Được rồi!
- Ông hãy làm bộ về phòng ngủ rồi chờ đúng mười một giờ, ông lén vào phòng cô Thùy Dương bằng ngõ cửa sổ ở phía sau biệt thự. Cô Thùy Dương thường mở cửa này. Nhưng nhớ tuyệt đối đừng để ai biết... trừ cô Thùy Dương.
- Còn anh?
- Tôi cũng vào bằng ngõ ấy.
- Chắc anh đã biết ai là thủ phạm rồi?
Vân Sơn có vẻ do dự:
- Không... tôi chưa biết... Nhưng nếu đúng như tôi dự đoán, chúng ta sẽ biết... Nhất định sẽ biết. Xin ông hãy tuyệt đối im lặng và đừng có hành động cử chỉ gì làm lộ tung tích vì như thế sẽ hỏng cả!
- Vâng, tôi sẽ cố!
Chờ bác sĩ đi rồi, Vân Sơn đi vòng ra sau biệt thự, núp sau một thân cây to ngó lên các cửa sổ ở tầng lầu một và tầng lầu hai. Có nhiều phòng còn chong đèn sáng.
Chờ một lúc lâu, nhìn đồng hồ thấy gần mười một giờ, Vân Sơn bèn tiến về phía biệt thự. Chàng tính leo lên phòng Thùy Dương. Cảnh vật lúc này thật âm u. Vân Sơn thận trọng tiến từng bước. Thình lình chàng thoáng thấy một bóng đen ở cách chàng vài chục thước. Bóng đen đó chạy thật nhanh biến mất trong đám cây rậm rạp.
- Chà! Kẻ sát nhân bắt đầu hành động.
Vân Sơn nói thầm một mình. Linh tính, Vân Sơn nằm rạp xuống đất. Đoàng! Chỉ chậm một chút là hết đời thám tử Vân Sơn.
Lúc đó bác sĩ Danh đã vào phòng Thùy Dương. Thấy bác sĩ, Thùy Dương ngẩng dậy. Bác sĩ khẽ nói:
- Cháu hãy nằm xuống giả bộ như đang ngủ vậy. À...
Thấy bác sĩ đột nhiên dừng lại, Thùy Dương hỏi:
- Bác sĩ muốn nói gì vậy?
- Không! Nhưng người ta sẽ tới.
- Ai? – Thùy Dương kinh hãi.
- Chưa biết được...
- Cháu sợ quá... bác sĩ ơi.
- Cháu không sợ gì hết! Thám tử Vân Sơn đã lo liệu tất cả rồi. Bác cũng có súng đây.
Thấy cây súng sáu trong tay bác sĩ Danh, Thùy Dương có vẻ an tâm. Bác sĩ Danh tắt đèn ngủ. Ông đứng ở đầu giường Thùy Dương. Trời tối om. Nhiều tiếng động ban đêm dưới vườn vọng vào tai hai người. Im lặng. Rùng rợn. Người ta nghe cả hơi thở của nhau. Thần kinh căng thẳng cực độ. Thình lình...
- Cháu có nghe gì không? – Bác sĩ thì thầm vào tai Thùy Dương.
Thùy Dương lại ngồi nhỏm dậy:
- Có... Có...
Bác sĩ vội vã nói:
- Cháu hãy nằm xuống... Không thôi hỏng cả... Người ta sắp đến rồi...
Một tiếng động nổi lên ở phía cửa sổ. Hai người cảm thấy cửa sổ dường như được mở rộng thêm vì có gió lạnh lùa vào. Đúng rồi! Có một người đang leo vào.
Bác sĩ Danh bắt đầu run lên mặc dù tay ông vẫn lăm lăm cầm cây súng sáu. Ông cố đứng yên không nhúc nhích.
Bóng tối đang bao trùm tất cả gian phòng. Bác sĩ và Thùy Dương không thể nào thấy mặt được kẻ thù, nhưng hai người có thể theo dõi bằng linh tính dáng điệu, bước chân nhẹ trên nền đất của kẻ đó. Và hai người cũng đã cảm thấy kẻ ấy đang tiến đến gần giường Thùy Dương.
Và kẻ thù ngừng lại, dường như chỉ cách giường Thùy Dương có vài bước. Hắn đứng yên một lúc lâu, đôi mắt sắc sảo chiếu về phía Thùy Dương.
Bác sĩ, một tay nắm chặt tay Thùy Dương, một tay vẫn lăm lăm cầm súng. Nhớ lời Vân Sơn dặn, bác sĩ cố gắng không có hành động gì cả dù kẻ thù đã đến sát giường.
Vừa tới sát giường kẻ thù lại ngừng. Im lặng. Ai vậy? Ai lại nỡ đi giết một cô gái thùy mị, duyên dáng, ngoan ngoãn như Thùy Dương? Động cơ thù hận nào đã thúc đẩy hắn làm như thế? Dù sợ hãi, cả bác sĩ lẫn Thùy Dương đều háo hức muốn biết sự thực, muốn lột ngay mặt nạ kẻ sát nhân.
Kẻ sát nhân tiến thêm một bước nữa. Bóng nó còn đen hơn bóng đêm nổi bật lên rõ ràng. Tay của hắn bỗng giơ lên từ từ.
Một phút trôi qua nhanh, và một phút khác tiếp theo. Thình lình, một tiếng động khô khan ở phía bên phải kẻ sát nhân nổi lên. Một luồng ánh sáng dữ dội chiếu thẳng vào mặt hắn, chiếu ngay mặt, phũ phàng.
Thùy Dương la to kinh ngạc:
- Trời!
Nàng đã thấy... Kẻ sát nhân đang cầm một cái dao găm chực đâm nàng và người ấy chính là ông Hùng... Cha nàng! Chỉ một khoảng thời gian thật ngắn, ánh sáng tắt. Liền lúc đó: đoàng! Bác sĩ đã bắn.
Vân Sơn rống lên:
- Đừng bắn! Đừng bắn!
Vân Sơn phóng tới chận bác sĩ lại không cho ông bắn nữa. Bác sĩ lắp bắp:
- Anh đã thấy? Anh đã thấy? Rượt nhanh, hắn trốn rồi.
- Kệ, để hắn trốn. Như thế tốt hơn.
Vân Sơn bật đèn lên. Chàng đi ra phía cửa sổ thấy kẻ sát nhân đã trốn mất, chàng bèn trở về kéo ghế ngồi cạnh bác sĩ.
Thùy Dương nằm thiêm thiếp trên giường.
Vân Sơn mỉm cười:
- Đấy ông coi! May mắn quá, không có đụng độ gì hết.
Bác sĩ vẫn chưa hết xúc động...
- Trời ơi! Ba cháu Thùy Dương! Trời ơi! Ông Hùng!
- Tôi van ông đừng nhắc đến tên thủ phạm nữa. Xin ông hãy săn sóc Thùy Dương ngay cho...
Vân Sơn chạy qua phòng ông Hùng ; thấy phòng trống trơn, chàng mỉm cười:
- Tốt! Thủ phạm đã tính trước rồi! Như thế cũng hay!
Chàng trở về phòng Thùy Dương thì vừa gặp bác sĩ đi ra. Bác sĩ nắm tay Vân Sơn kéo chàng trở lại:
- Thôi, đừng vào nữa! Cháu đã ngủ yên rồi.
Hai người dắt nhau ra đứng ở lan can ngó xuống ngôi vườn phía dưới. Vân Sơn nói dịu dàng:
- Thế là ông ta đi luôn rồi!
- Anh nói sao?
- Tôi nói kể từ ngày mai, không bao giờ thấy mặt ông Hùng nữa!
- Tại sao vậy? Dù sao...
- Ông có để ý là Thùy Dương đối với ông Hùng có vẻ gì là lạ... mà nàng vô tình không biết.
- Thật là kinh khủng! Làm sao cháu Thùy Dương quên được kỷ niệm hãi hùng này! Một người cha lại nỡ âm mưu giết con. Chỉ trong vài tháng, ông ta đã căng biết bao nhiêu cạm bẫy độc ác để giết con gái mình! Thật là loạn! Xã hội đảo điên quá rồi! Cha giết con, nhưng giết để làm gì, tôi chả hiểu nổi... Ôi lòng người! Không ngờ lại có một người man rợ như ông Hùng... Thật không ngờ!
Vân Sơn mỉm cười chua chát:
- Ông nghĩ coi! Xã hội xấu xa như thế này thì tự nhiên phải có những người như thế đó. Người ta còn bán nước được huống chi là giết con. Muốn tiêu diệt được những cái xấu xa đầy rẫy trong xã hội này, xã hội cần phải đổi thay và con người phải có giá trị hơn con vật. Nhưng Thùy Dương sẽ quên được kỷ niệm hãi hùng vừa rồi.
- Cháu Thùy Dương làm sao quên được!?
- Nàng sẽ quên...
- Tại sao?
- Tại vì... nàng không phải là con gái ông Hùng.
Bác sĩ ngạc nhiên:
- Cái gì?
- Nàng không phải là con gái kẻ sát nhân.
- Anh nói sao? Ông Hùng...
- Ông Hùng chỉ là cha ghẻ cô Thùy Dương. Cha ruột cô Thùy Dương đã chết. Sau khi cha ruột Thùy Dương đã chết, mẹ nàng lấy ông Hùng được một năm thì bà bị bệnh chết luôn. Lúc đó, ông Hùng đem Thùy Dương về Saigon ở và năm ngoái, ông Hùng đã mua biệt thự này... Không ai biết ông Hùng là cha ghẻ cô Thùy Dương, cả cô Thùy Dương nữa.
Bác sĩ Danh hỏi dồn dập:
- Tại sao anh biết các chi tiết đó?
- Tôi đã phải mất một ngày trong tòa thỉ sảnh Saigon. Tôi xem xét tất cả các bộ đời. Tôi đã hỏi hai viên chưởng khế. Tôi xem qua tất cả các văn kiện. Không thể nào nghi ngờ được nữa!
- Nhưng như thế không giải thích được nguyên nhân của tội ác này!
- Có thể giải thích được chứ. Lúc đầu, khi mới hỏi chuyện Thùy Dương, Thùy Dương có nói một câu làm tôi linh cảm ngay con đường phải đi để khám phá vụ án này. Đó là câu: Thùy Dương mới năm tuổi thì mẹ chết và mẹ Thùy Dương đã chết cách đây mười sáu năm. Như thế hiện tại Thùy Dương đã 21 tuổi, tuổi trưởng thành. Tôi nghĩ ngay đến tình trạng gia tài mà nàng là người độc nhất thừa hưởng của mẹ nàng. Tôi nghĩ ngay đến tình trạng bệnh của ông Hùng, cha ghẻ nàng.
Nghe tới đây bác sĩ chặn ngang lời nói của Vân Sơn:
- Ông Hùng bị bệnh thật tình, dù đôi khi có vẻ như ông ta giả bộ.
- Như thế để mọi người khỏi nghi ngờ. Khi tôi về Saigon, tôi lục các hồ sơ xem thì thấy mẹ ruột Thùy Dương có để lại cho nàng một gia tài khổng lồ mà hiện tại cha ghẻ nàng đang làm quản lý vì nàng chưa đủ tuổi trưởng thành. Vào tháng tới, viên chưởng khế sẽ triệu tập đại hội gia đình cô Thùy Dương và loan báo trao trả gia tài cho người hưởng trực tiếp và hợp pháp. Như thế cha ghẻ cô Thùy Dương sẽ mất tất cả. Hơn nữa ông ấy đã lén xài mất một số bạc lớn trong gia tài đó mà mọi người không hay, lỡ Thùy Dương khám phá ra thì nguy cho ông ấy.
- Nhưng Thùy Dương đâu có muốn lấy lại quyền quản lý gia tài đó.
- Có một chi tiết quan trọng mà bác sĩ quên, đó là chi tiết trong bức thư bị xé rách mà Thùy Dương viết gửi cho bạn cô. Đọc thư này, tôi biết Thùy Dương yêu anh của người bạn cô và ông Hùng chống lại cuộc hôn nhân đó. Chắc bác sĩ đã hiểu... Khi cô Thùy Dương lập gia đình thì gia tài đó sẽ ra sao!
Bác sĩ gật gù:
- Phải! Khi ấy ông Hùng sẽ không còn gì hết... Nhưng tại ông tham lam độc ác chớ Thùy Dương có bao giờ nghĩ đến điều đó đâu. Nàng vẫn quí trọng ông ta.
- Khi ông Hùng đã xấu xa nghĩ như thế thì ông ta phải âm mưu... Chỉ có một cách: Thùy Dương chết là ông ta có thể hưởng trọn vẹn gia tài vì lúc bấy giờ chỉ còn ông ta là người có quyền thừa hưởng trực tiếp.
- Và phải giết Thùy Dương làm sao cho mọi người không nghi ngờ...
- Lẽ dĩ nhiên. Ông Hùng đã cố tạo ra những tai nạn ngẫu nhiên cho Thùy Dương. Biết thế, tôi đã khẩn cầu cô Thùy Dương rời khỏi đây ngay sáng mai. Kẻ sát nhân buộc lòng phải hành động gấp nếu không bao nhiêu kế hoạch sắp đặt từ trước đến nay phải tan vỡ cả, bởi vì tuần tới Thùy Dương sẽ được viên chưởng khế gọi trao trả quyền thừa hưởng trực tiếp gia tài. Như thế hắn phải hành động gấp.
- Hắn không ngờ vực gì sao?
- Có chứ! Hắn đã ngờ tôi nhưng không ngờ ông. Tôi để ông vào phòng Thùy Dương trước là cốt để ông bảo vệ nàng nếu lỡ có gì bất trắc xảy ra ngoài sự tính toán của tôi. Còn tôi, tôi đã lừa hắn...
- Anh đã lừa như thế nào?
- Hắn đã theo dõi tôi từng bước một. Tôi đã để hắn bắn và giả chết. Hắn tưởng tôi chết thật mới yên chí hành động và vì thế mới bị lộ tung tích. Lúc ông bắn, tôi cản là vì tôi không muốn giết người dù kẻ đó là sát nhân. Nhất định ông Hùng sẽ chết dần chết mòn vì cắn rứt lương tâm. Và cô Thùy Dương chắc cũng chả thưa gởi gì cả, mọi việc êm đẹp rồi.
Bác sĩ Danh có vẻ suy nghĩ:
- Anh đã có tất cả bằng chứng. Tại sao anh không nói cho Thùy Dương rõ?
- Nói sao được! Thùy Dương làm sao tin được một việc nghịch thường như thế khi chưa cho nàng thấy được bằng chứng cụ thể. Bây giờ ông chỉ cần thuật lại tất cả cho nàng nghe khi nàng thức dậy.
*
Vừa thuật xong câu chuyện trên, Vân Sơn lấy một quả xí-mụi bỏ vô miệng và nói:
- Trả nợ rồi đó nghe! Mệt quá!
Tôi cười:
- Tại anh hứa thuật chuyện này cho tôi nghe ở Tuổi Hoa số 72 đó, bộ anh quên rồi sao? Tôi cũng quên luôn nữa! Tuần rồi có cháu bé Liên Hương học lớp Đệ tam ở trường Lê Bảo Tịnh gởi thư về nhắc lời hứa của anh, hỏi anh có kể cho tôi nghe chưa mà mãi sao không thấy tôi viết đăng lên Tuổi Hoa. Hơn nữa, anh Cả gia đình Tuổi Hoa cũng thúc tôi viết một truyện trinh thám để đổi món ăn tinh thần cho gia đình Tuổi Hoa. Vì thế tôi mới nhớ lời hứa của nhà thám tử đó!
Nghe tôi nói thế, Vân Sơn lườm tôi:
- Tại vậy mới nhớ đến tôi phải không? Hèn chi mấy ngày nay, ngày nào cũng kiếm tôi. Biết vậy tôi trốn luôn cho cây bút của ông gãy luôn!
Biết lỗi, tôi vuốt Vân Sơn:
- Thôi mà! Cám ơn Vân Sơn nhiều lắm! Thám tử Vân Sơn tài quá... Chừng nào kể cho tôi nghe chuyện khác hả bồ!
- Còn lâu! Trừ gia đình Tuổi Hoa hối thì tôi kể, chớ ông hối thì... Còn lâu...
Vân Sơn nhấn mạnh hai tiếng "còn lâu" rồi ngó tôi cười.
HOÀNG ĐĂNG CẤP
(phóng tác)
(phóng tác)
(Trích từ tạp chí Tuổi Hoa số 94, ra ngày 15-8-1968)