CHƯƠNG III
Vy đẩy cửa phòng ăn bước vào, tưởng sẽ gặp mẹ ở đó. Nhưng không có ai ngoài chị bếp. Vy ngạc nhiên:
- Chị! Mẹ em đâu?
Chị bếp giật mình bỏ cái chân đang gác nghênh ngang xuống, xếp cuốn tiểu thuyết lại, đáp:
- Ơ!... Cô Vy về đó à? Bà cụ chưa thấy lên, cô.
- Còn anh Vĩnh em?
- Cũng chưa thấy về.
- Ủa, sao lạ vậy? Từ sáng tới giờ anh vẫn chưa về hả chị?
Chị bếp đứng dậy, nói:
- Dạ. Tôi đoán là cậu sẵn xe đưa bà đi ăn hay đi phố sắm áo sắm giầy rồi.
Vy nhăn mặt:
- Làm như mẹ em là con nít. Nhưng… ờ cũng có lý. Còn chị Vĩnh đâu?
- Mợ chờ cậu sốt ruột, nên đưa hai em đi xi-nê rồi.
Vy ngồi phịch xuống ghế. Chị bếp đưa mắt kín đáo nhìn Vy, rồi nói:
- Xem! Cô Vy đi học về mệt lắm hở? Hay là chiếc Cady giở chứng?
Vy lắc đầu không đáp. Chị bếp nhíu mày:
- Cô nhức đầu hở? Sao không thay áo ra? Tôi lấy thuốc cho cô uống nhé!
Rồi chị tự ý lấy thuốc, rót nước tới để trước mặt Vy. Vy uống một cách vô ý thức. Vy không cảm thấy là mình đang nhức đầu hay chóng mặt. Chỉ nghe tâm trí mênh mông, đầu óc rỗng tuếch. Nghe bên tai còn hai tiếng “vĩnh biệt” của Thoại. Nghe tiếng cười của Vân Cơ. Nghe tiếng hát của cả nhóm.
Không! Chúng ta sẽ ở mãi bên nhau không rời, kể từ ngày mai, nếu Vy không nặng lòng với gia đình, phải không Thoại? Gia đình! Vy thương hay ghét nó? Gia đình Vy có mẹ, mẹ già yếu và tội nghiệp. Có anh chị Vĩnh, danh vọng của họ chói sáng. Có anh Đặng, chị Hà, chị Loan, anh Thiều. Ai cũng đã lớn. Có Vy bé mọn, lạc lõng. Vy thèm một thứ khác, ngoài tình thương của mẹ, ngoài sự săn sóc của anh chị. Vy không muốn sống mà bị vây quanh bởi những hỏi han, những dò xét, những e dè. Vy thèm được làm người lớn. Vy muốn nếm một chút tự do, một chút hương vị của đời sống.
Ngày mai, ngày mốt, Thoại sẽ lênh đênh trên một dòng sông, hay bồng bềnh trên một chuyến tàu. Thoại sẽ đi đến một nơi nào đó mà Thoại mơ ước. Thoại có quyền làm bất cứ việc gì Thoại muốn. Vì Thoại có tự do. Vì Thoại không lệ thuộc vào gia đình của Thoại. Vì Thoại không thích sống một đời hưởng thụ, nô lệ. Tương lai của anh khoáng đạt và khích động. Vy không thể tách rời với Thoại, dù Vy thương mẹ lắm. Vy là con gái, một đứa bé gái chưa nếm mùi xa nhà bao giờ. Phức tạp quá! Rối rắm quá! Theo Thoại, theo các anh, các chị, Vy sẽ phải bỏ hết. Bỏ gia đình, bỏ học hành. Vy sẽ làm gì với mớ kiến thức nhỏ bé của Vy? Vy nhìn vào đáy cốc nước, gương mặt Thoại hiện ra, lao chao… Không cần hành trang, không cần tiền bạc, Vy! Chỉ cần Vy, và một tấm lòng… Vy nhắm mắt lại… Vân Cơ sẽ chiếm mất Thoại, dễ dàng và rất đương nhiên, nếu không có Vy. Chao ơi! Vy đã tôn thờ Thoại đến thế nào! Vy đã yêu quý con người đó hơn cả mẹ của Vy!...
Vy bỏ đi ra ngoài phòng khách. Ngày chủ nhật mà căn nhà vắng lạnh như không. Càng yên, càng vắng, Vy càng thấy nôn nao trong lòng. Thoại sẽ gọi dây nói tới Vy, trưa nay, chiều nay… Chỉ còn những giờ ngắn ngủi cho Vy quyết định. Vy có quyền nói “không”. Thì sáng mai, họ cũng vẫn lên đường. Và Vy xa Thoại mãi mãi. Vĩnh biệt! Ai có thể quyết định dùm cho Vy đây? Một quyết định ghê gớm, Vy biết đàng nào cũng sẽ khổ sở lắm. Bởi Vy đã trót tôn thờ Thoại như một vị thần. Vy ngồi xuống ghế, hai tay ôm lấy đầu. Chiếc đồng hồ lớn treo trên tường thản nhiên buông một tiếng, rồi tiếp tục những âm thanh đợi chờ – “tích … tắc… tích… tắc…”. Vy cũng đợi chờ một cái gì.
Tiếng chuông điện thoại của Thoại, tiếng xe của anh Vĩnh, sự có mặt của mẹ. Nhưng không trông mong điều gì cả. Thoại hãy khoan gọi. Anh Vĩnh hãy khoan về. Mẹ hãy khoan cho con thấy mặt.
- Vy!
Ai gọi? Vy hoảng hốt nhìn lên. Anh Đặng vào nhà từ lúc nào. Vy gượng cười, hỏi:
- Anh mới đến? Xe của anh đâu?
- Xe anh bỏ sửa. Anh đi bộ.
Thấy Vy xơ xác như bệnh, Đặng hỏi:
- Sao thế?
- Dạ.. có gì đâu!
- Nhà đi vắng hết à?
- Anh Vĩnh đi đón mẹ. Chị Vĩnh dẫn Long , Bình đi chơi. Còn chị bếp…
Đặng ngắt lời:
- Biết rồi! Chị bếp thì đang trùm mền nghe cải lương phải không?
Vy phì cười:
- Sao anh cay cú chị bếp quá vậy? Mỗi lần nói đến chị bếp là anh nổi cáu.
Đặng cười theo:
- Không cáu làm sao được? Chị ta là mụ “mát”, anh chỉ trả thua anh Vĩnh có một ngàn, mà công việc nhà anh nhẹ thua mười lần việc bên này, chị ta không chịu.
Vy bênh:
- Chắc chị ấy thấy anh ở một mình nên ngại. Còn ở đây có vợ chồng con cái anh Vĩnh dù sao cũng đỡ hơn.
Đặng “hừ” một tiếng rồi ngồi xuống, châm thuốc hút. Vy nói lớn:
- Chị bếp ơi! Chị rót dùm em tách nước. Có khách.
Chị bếp ló đầu ra. Thấy Đặng, chị le lưỡi rồi thụt vào ngay. Đặng cười:
- Đúng là mụ “mát”… Anh đến trước cổng thấy không khóa nên vào luôn. Nhà cửa để hỏng hờ như thế, ăn trộm nó lấy hết đồ đạc thì đừng có than.
Vy nghĩ thầm: đầu óc anh Đặng lúc nào cũng bị ám ảnh bởi ăn trộm, thảo nào nhà anh có đến mấy lớp cửa khóa kín. Chẳng trách mẹ có bao giờ đến nhà anh. Mẹ bảo đến mà phải đứng trước cửa gọi như gọi đò, người ta lại cho là đi vay nợ thì phiền. Anh sống một mình, thảnh thơi và vương giả, ngày ngày đi dạy học ở các trường tư thục lớn, thỉnh thoảng in sách giáo khoa Toán, Lý Hóa và chờ ngày lấy vợ. Kỷ niệm của Vy với anh từ thuở nhỏ cũng như khi anh có nhà riêng đếm không được bao nhiêu. Bởi thuở nhỏ thì anh lầm lì ít nói, thích gạo bài hơn là chơi đùa với anh em. Anh lại hay gây sự mỗi khi có ai làm phật ý anh. Anh lại có vẻ ganh tị ngầm với anh Vĩnh. Trông bề ngoài thì anh rất lịch sự, rộng rãi. Nhưng thật ra anh quyết làm sao có được những gì anh Vĩnh có, từ danh vọng, tiền bạc, cái nhà, chiếc xe; cho đến những tiện nghi, vật dụng trong nhà và luôn cả… chị bếp! Cách nhau có hai tuổi, nhưng anh Vĩnh lấy vợ đã năm năm, còn anh vẫn độc thân – điều này cũng khiến Đặng lấy làm bực dọc lắm.
Sự có mặt của Đặng hình như giúp Vy bớt căng thẳng. Vy muốn quên những điều nghe thấy sáng nay, nên bắt đầu gợi chuyện với Đặng:
- Hôm nay anh có việc gì mà giữa trưa đến đây hở anh?
- Anh định là đến lúc này mới mong có anh Vĩnh ở nhà. Anh muốn nhờ anh Vĩnh một việc.
- Quan trọng không anh?
Đặng gật đầu:
- Chuyện lớn lắm chứ! Mà Vy còn nhỏ lắm, nghe làm chi?
Vy nổi tức:
- Lại thêm anh Đặng chê Vy con nít nữa.
- Chứ Vy lớn với ai? Chuyện… ừ chuyện vợ chồng, Vy nghe làm gì, vẩn cả óc.
- Khiếp!
- Nè! Lo học đi! Chưa lớn với ai cả.
Vy xịu mặt ngồi yên. Đặng nheo mắt nhìn, rồi bật cười:
- Nói giỡn thế chớ không trình cho cô út nghe thì biết “thố lộ” với ai đây?
Vy bịt tai, vùng vằng:
- Vy không nghe.
Biết Vy giả vờ, Đặng tỉnh bơ nói:
- Việc anh định nhờ anh Vĩnh là giúp cho anh một số tiền để anh thêm vào số vốn của anh, để cưới vợ.
- Cô Thoa?
- Chị Thoa chứ!
Vy lắc đầu:
- Cái cô Thoa mặt bết năm lớp phấn, mắt vẽ tím vẽ xanh tùm lum tà la…?
Đặng khổ sở:
- Trời! Vy chê người ta quá vậy? Con một ông giám đốc công ty bảo hiểm, giàu có vô cùng, người ta phải ăn diện chứ! Mà Vy nè, Vy có công nhận chị Thoa đẹp không?
- Đẹp hở? Tùy. Theo anh thì đẹp, còn Vy…, Vy có nhãn quan riêng của Vy.
- Gớm! Cô út hôm nay ăn nói giỏi quá! Học trường nào đó? Nhưng nè Vy, anh nói chuyện nghiêm chỉnh nhé, Vy thấy chị Thoa… về làm dâu nhà ta được không?
Vy thở dài:
- Chị Vĩnh đã làm dâu mẹ chưa mà anh nói chị Thoa làm dâu?
Đặng chắc lưỡi:
- Thì… thì… anh muốn hỏi là Vy nhắm anh lấy chị Thoa được không?
- Được lắm chứ! Vy thấy trong giới trí thức sang trọng, ai cũng như nhau.
Câu nói thẳng thắn vô tình của Vy khiến Đặng ngạc nhiên. Xem ra cô em út của mình có vẻ không ưa những người giàu có cho lắm. Đặng vẫn ngọt dịu:
- Được Vy chịu là nhất rồi. Anh chỉ sợ nhất là …mấy “mụ cô” đanh đá.
- Anh yên chí, cưới chị Thoa rồi anh chị sống ở nhà riêng đã có sẵn đó, lo gì! Nhưng anh đã cho mẹ biết chưa?
- Hôm nọ anh có nói sơ sơ. Mẹ chưa biết mặt chị Thoa nhưng chắc chắn mẹ sẽ hài lòng vì anh đâu có chọn người hạ tiện. Anh chỉ đang gặp điều khó khăn là bên nhà người ta đòi lễ hỏi, lễ cưới nhiều quá.
- Người ta đòi gì hở anh?
Đặng nhăn nhó:
- Người ta đòi một số tiền rất lớn, đòi cau lồng rượu choé, ôi thôi đủ thứ chuyện.
Vy ngạc nhiên:
- Gì ghê vậy anh? Làm như con quan không bằng!
- Ông bà mấy đời của người ta là quan to, họ giữ cái nề nếp đó tới nay. Muốn lấy được tiên thì… phải tốn tiền Vy ạ.
Vy bĩu môi, đứng dậy. Nói chuyện với anh này một lát nữa, chắc nổi giận lên thì chết. Thuở nhỏ đã không đậm đà với nhau, lớn lên càng ngày Vy càng bực mình vì lối sống và quan niệm của anh. Đặng không sống thực. Đặng sống nhờ cái vỏ, và chắc cũng sẽ tình nguyện chết vì cái vỏ. Đặng thích luôn luôn được người ta kêu bằng giáo sư này, giáo sư nọ, nếu mai mốt lấy được con ông giám đốc bảo hiểm nữa thì nhất. Chẳng trách Đặng đã vướng vào cái gia đình “cau lồng, rượu chóe”. Đặng sẽ ngất ngư vì vụ thách cưới.
Vy nghĩ đến mẹ ngay, và thấy tội nghiệp mẹ. Đặng không còn nhớ cái ngày anh đi thi Tú tài, anh Vĩnh đòi chở Đặng trên chiếc xe đạp cũ, đội áo mưa qua cầu, qua phà Thủ Thiêm. Mẹ không chịu, sợ Đặng dầm mưa bị cảm, hết đi học. Không còn một đồng bạc trong túi, mẹ bán phắt chiếc nhẫn vàng – vật đáng giá còn lại của mẹ – để thuê cho anh một chiếc xích lô, đưa rước anh đi - về sáu bận.
Kỷ niệm xa ngun ngút chợt hiện rõ làm mắt Vy mờ lại. Vy muốn khóc. Vy muốn nói những lời trách cứ anh Đặng. Nhưng Vy đứng im. Kỷ niệm dù đẹp cũng đã quá xa. Con người hằng biến đổi từng ngày, từng giờ. Không ai có thể lôi kéo ai trở về với con người trước đó được. Cũng như Vy, Vy đã biến đổi, đã khác hẳn với Vy ngày xưa, với Vy năm ngoái, với Vy hôm qua. Vy đã lớn dậy, đã biết náo nức nhìn thấy đời sống có nhiều quà tặng. Muốn đến với món quà của Thoại, Vy phải đánh đổi gia đình. Thì anh Đặng, muốn cưới chị Thoa, phải quên anh đi, và phải đổ rất nhiều mồ hôi. Chuyện thật đương nhiên. Mỗi người sẽ phải lãnh kết quả, hay hậu quả, về việc làm của mình, thế thôi.
- Vy à, Vy nghĩ sao?
Vy quay lại:
- Thì việc đã là như vậy, anh cứ thực hiện đúng như vậy. Vy thấy đâu có gì trở ngại.
- Cần nhất là anh Vĩnh giúp anh.
- Thì anh Vĩnh sẽ giúp anh.
- Nhưng… biết chị Vĩnh…
- Chị Vĩnh thì cũng như anh Vĩnh.
Đặng lắc đầu:
- Vy tưởng chị ấy rộng rãi lắm sao? Bề ngoài ngon ngọt như thế chứ giữ của như gì! “Thủ tài chi lỗ”.
Vy bênh:
- Vy không nghĩ thế. Chị Vĩnh là người tốt.
- Hừ, là người tốt. Để rồi Vy xem.
- Anh cứ đợi gặp anh Vĩnh rồi bàn với anh ấy. Hôm nay có mẹ lên đây chơi nữa.
Đặng nói:
- Ừ, sẵn đó anh sẽ thưa với mẹ luôn. Lâu lắm rồi anh không gặp mẹ.
- Tại anh có sẵn xe mà không về thăm mẹ.
Đặng nói như chống chế:
- Tại mẹ không chịu đến ở với anh đấy chứ! Anh đi dạy cả ngày cả đêm, làm sao có thì giờ đến thăm mẹ thường?
Vy cười:
- Tới chừng anh có vợ rồi anh mất tích luôn há. Mẹ ghét thành thị náo nhiệt. Mẹ thích ở căn nhà cũ. Vy thì… cực chẳng đã, phải ở đây, chứ Vy vẫn thích ở nhà với mẹ hơn.
Đặng than thở:
- Mẹ thương anh Vĩnh hơn anh. Vy thấy không, mỗi lần về đây là mẹ ở với anh Vĩnh, mẹ chẳng ghé bước đến nhà anh.
- Thì… tại mẹ thích vui với cháu nội. Qua nhà anh, anh đi cả ngày bắt mẹ làm quản gia sao?
Đặng giở giọng ganh tị:
- Anh biết rồi, mẹ trọng anh Vĩnh là bác sĩ, ở đây có đau yếu thì cũng không lo.
Vy tức tối:
- Anh nên nhớ là mẹ chỉ quen uống thuốc Bắc.
Hai anh em nín thinh. Vy thấy mình hơi quá lời với anh, nên muốn không khí dịu bớt lại. Vy hỏi:
- Anh ăn cơm chưa?
Đặng nhìn đồng hồ, nói:
- Giờ này mới hỏi cơm. Bộ Vy đi đâu mới về hả?
- Dạ, Vy đi học thêm ngày chủ nhật.
- Giỏi đó! Hồi anh bằng tuổi Vy anh cũng học ngày học đêm, đến nỗi mẹ phải sợ. Nhưng có học mới thấy cái thú vị của sự học, phải không Vy?
Vy gật đầu. Đặng nói:
- Anh ăn rồi mới đến đây. Vy ăn một mình đi. Bây giờ anh đi phố một tí. Anh sẽ trở lại.
Vy dạ. Đặng nói thêm:
- Anh Vĩnh về, bảo anh ấy chờ anh nhé! Còn cái chị bếp có lên thì mời chị ấy… uống dùm anh tách nước của chị ấy luôn. Hừm!
Đặng ra cửa, rồi sực nhớ điều gì, Đặng quay lại, hỏi:
- Quên nữa, Vy! Mẹ ưa mặc áo màu gì?
- Suốt đời mẹ ưa áo nâu, áo lam. Mà anh hỏi chi vậy?
Đặng lắc đầu:
- Áo nâu, áo lam sao được? Anh định mua cho mẹ mấy xấp hàng ngoại quốc để may mặc. Bữa nào đám hỏi, đám cưới, mẹ phải… cho bằng người ta chứ!
Vy chép miệng:
- Ngày thường sao không thấy anh mua gì cho mẹ?
- Đến đám cưới, đám hỏi của con cái thì bà cụ phải khác chứ!
- Nhưng mẹ già rồi…
- Đã đành. Nhưng lem luốc quá người ta thấy kỳ. Vy biết không, mẹ của chị Thoa đã ngoài lục tuần rồi mà hàng tuần người ta vẫn đi tắm biển, còn biết phấn son trông thật trẻ trung…
Đặng vừa nói vừa đi ra. Vy đứng yên, chợt thấy lòng ngao ngán vô cùng. Muốn so sánh anh mình với Thoại. Một cuộc sống gò bó giả tạo và một cảnh đời tự do rộng rãi. Khác nhau quá! Thoại sống thực hơn anh Đặng rất nhiều. Thoại bất cần những lễ nghi, những cung cách. Thoại không khổ sở vì những thứ hão huyền. Thoại không quỳ lụy một ai. Muốn có được một cuộc đời như Thoại, phải đánh đổi.
Chị bếp thò đầu ra, nói:
- Cô Vy vào ăn cơm đi, tôi dọn ra rồi. Ủa, còn cậu Đặng đi rồi sao?
- Dạ anh ấy đi phố. Em mệt quá, chắc ăn không nổi. Chị đậy thức ăn lại dùm.
- Vậy cô đi nằm đi. Tôi biết rồi! Sắp có mẹ lên, cô lại sửa soạn làm nũng phải không?
- Đâu có, chị. Chị đóng cổng lại nghen! Em lên lầu. Nhớ khi nào nghe điện thoại là chị gọi dùm em ngay.
Chị bếp gật đầu, nhưng nhìn Vy cười tủm tỉm.
- Chị! Mẹ em đâu?
Chị bếp giật mình bỏ cái chân đang gác nghênh ngang xuống, xếp cuốn tiểu thuyết lại, đáp:
- Ơ!... Cô Vy về đó à? Bà cụ chưa thấy lên, cô.
- Còn anh Vĩnh em?
- Cũng chưa thấy về.
- Ủa, sao lạ vậy? Từ sáng tới giờ anh vẫn chưa về hả chị?
Chị bếp đứng dậy, nói:
- Dạ. Tôi đoán là cậu sẵn xe đưa bà đi ăn hay đi phố sắm áo sắm giầy rồi.
Vy nhăn mặt:
- Làm như mẹ em là con nít. Nhưng… ờ cũng có lý. Còn chị Vĩnh đâu?
- Mợ chờ cậu sốt ruột, nên đưa hai em đi xi-nê rồi.
Vy ngồi phịch xuống ghế. Chị bếp đưa mắt kín đáo nhìn Vy, rồi nói:
- Xem! Cô Vy đi học về mệt lắm hở? Hay là chiếc Cady giở chứng?
Vy lắc đầu không đáp. Chị bếp nhíu mày:
- Cô nhức đầu hở? Sao không thay áo ra? Tôi lấy thuốc cho cô uống nhé!
Rồi chị tự ý lấy thuốc, rót nước tới để trước mặt Vy. Vy uống một cách vô ý thức. Vy không cảm thấy là mình đang nhức đầu hay chóng mặt. Chỉ nghe tâm trí mênh mông, đầu óc rỗng tuếch. Nghe bên tai còn hai tiếng “vĩnh biệt” của Thoại. Nghe tiếng cười của Vân Cơ. Nghe tiếng hát của cả nhóm.
Không! Chúng ta sẽ ở mãi bên nhau không rời, kể từ ngày mai, nếu Vy không nặng lòng với gia đình, phải không Thoại? Gia đình! Vy thương hay ghét nó? Gia đình Vy có mẹ, mẹ già yếu và tội nghiệp. Có anh chị Vĩnh, danh vọng của họ chói sáng. Có anh Đặng, chị Hà, chị Loan, anh Thiều. Ai cũng đã lớn. Có Vy bé mọn, lạc lõng. Vy thèm một thứ khác, ngoài tình thương của mẹ, ngoài sự săn sóc của anh chị. Vy không muốn sống mà bị vây quanh bởi những hỏi han, những dò xét, những e dè. Vy thèm được làm người lớn. Vy muốn nếm một chút tự do, một chút hương vị của đời sống.
Ngày mai, ngày mốt, Thoại sẽ lênh đênh trên một dòng sông, hay bồng bềnh trên một chuyến tàu. Thoại sẽ đi đến một nơi nào đó mà Thoại mơ ước. Thoại có quyền làm bất cứ việc gì Thoại muốn. Vì Thoại có tự do. Vì Thoại không lệ thuộc vào gia đình của Thoại. Vì Thoại không thích sống một đời hưởng thụ, nô lệ. Tương lai của anh khoáng đạt và khích động. Vy không thể tách rời với Thoại, dù Vy thương mẹ lắm. Vy là con gái, một đứa bé gái chưa nếm mùi xa nhà bao giờ. Phức tạp quá! Rối rắm quá! Theo Thoại, theo các anh, các chị, Vy sẽ phải bỏ hết. Bỏ gia đình, bỏ học hành. Vy sẽ làm gì với mớ kiến thức nhỏ bé của Vy? Vy nhìn vào đáy cốc nước, gương mặt Thoại hiện ra, lao chao… Không cần hành trang, không cần tiền bạc, Vy! Chỉ cần Vy, và một tấm lòng… Vy nhắm mắt lại… Vân Cơ sẽ chiếm mất Thoại, dễ dàng và rất đương nhiên, nếu không có Vy. Chao ơi! Vy đã tôn thờ Thoại đến thế nào! Vy đã yêu quý con người đó hơn cả mẹ của Vy!...
Vy bỏ đi ra ngoài phòng khách. Ngày chủ nhật mà căn nhà vắng lạnh như không. Càng yên, càng vắng, Vy càng thấy nôn nao trong lòng. Thoại sẽ gọi dây nói tới Vy, trưa nay, chiều nay… Chỉ còn những giờ ngắn ngủi cho Vy quyết định. Vy có quyền nói “không”. Thì sáng mai, họ cũng vẫn lên đường. Và Vy xa Thoại mãi mãi. Vĩnh biệt! Ai có thể quyết định dùm cho Vy đây? Một quyết định ghê gớm, Vy biết đàng nào cũng sẽ khổ sở lắm. Bởi Vy đã trót tôn thờ Thoại như một vị thần. Vy ngồi xuống ghế, hai tay ôm lấy đầu. Chiếc đồng hồ lớn treo trên tường thản nhiên buông một tiếng, rồi tiếp tục những âm thanh đợi chờ – “tích … tắc… tích… tắc…”. Vy cũng đợi chờ một cái gì.
Tiếng chuông điện thoại của Thoại, tiếng xe của anh Vĩnh, sự có mặt của mẹ. Nhưng không trông mong điều gì cả. Thoại hãy khoan gọi. Anh Vĩnh hãy khoan về. Mẹ hãy khoan cho con thấy mặt.
- Vy!
Ai gọi? Vy hoảng hốt nhìn lên. Anh Đặng vào nhà từ lúc nào. Vy gượng cười, hỏi:
- Anh mới đến? Xe của anh đâu?
- Xe anh bỏ sửa. Anh đi bộ.
Thấy Vy xơ xác như bệnh, Đặng hỏi:
- Sao thế?
- Dạ.. có gì đâu!
- Nhà đi vắng hết à?
- Anh Vĩnh đi đón mẹ. Chị Vĩnh dẫn Long , Bình đi chơi. Còn chị bếp…
Đặng ngắt lời:
- Biết rồi! Chị bếp thì đang trùm mền nghe cải lương phải không?
Vy phì cười:
- Sao anh cay cú chị bếp quá vậy? Mỗi lần nói đến chị bếp là anh nổi cáu.
Đặng cười theo:
- Không cáu làm sao được? Chị ta là mụ “mát”, anh chỉ trả thua anh Vĩnh có một ngàn, mà công việc nhà anh nhẹ thua mười lần việc bên này, chị ta không chịu.
Vy bênh:
- Chắc chị ấy thấy anh ở một mình nên ngại. Còn ở đây có vợ chồng con cái anh Vĩnh dù sao cũng đỡ hơn.
Đặng “hừ” một tiếng rồi ngồi xuống, châm thuốc hút. Vy nói lớn:
- Chị bếp ơi! Chị rót dùm em tách nước. Có khách.
Chị bếp ló đầu ra. Thấy Đặng, chị le lưỡi rồi thụt vào ngay. Đặng cười:
- Đúng là mụ “mát”… Anh đến trước cổng thấy không khóa nên vào luôn. Nhà cửa để hỏng hờ như thế, ăn trộm nó lấy hết đồ đạc thì đừng có than.
Vy nghĩ thầm: đầu óc anh Đặng lúc nào cũng bị ám ảnh bởi ăn trộm, thảo nào nhà anh có đến mấy lớp cửa khóa kín. Chẳng trách mẹ có bao giờ đến nhà anh. Mẹ bảo đến mà phải đứng trước cửa gọi như gọi đò, người ta lại cho là đi vay nợ thì phiền. Anh sống một mình, thảnh thơi và vương giả, ngày ngày đi dạy học ở các trường tư thục lớn, thỉnh thoảng in sách giáo khoa Toán, Lý Hóa và chờ ngày lấy vợ. Kỷ niệm của Vy với anh từ thuở nhỏ cũng như khi anh có nhà riêng đếm không được bao nhiêu. Bởi thuở nhỏ thì anh lầm lì ít nói, thích gạo bài hơn là chơi đùa với anh em. Anh lại hay gây sự mỗi khi có ai làm phật ý anh. Anh lại có vẻ ganh tị ngầm với anh Vĩnh. Trông bề ngoài thì anh rất lịch sự, rộng rãi. Nhưng thật ra anh quyết làm sao có được những gì anh Vĩnh có, từ danh vọng, tiền bạc, cái nhà, chiếc xe; cho đến những tiện nghi, vật dụng trong nhà và luôn cả… chị bếp! Cách nhau có hai tuổi, nhưng anh Vĩnh lấy vợ đã năm năm, còn anh vẫn độc thân – điều này cũng khiến Đặng lấy làm bực dọc lắm.
Sự có mặt của Đặng hình như giúp Vy bớt căng thẳng. Vy muốn quên những điều nghe thấy sáng nay, nên bắt đầu gợi chuyện với Đặng:
- Hôm nay anh có việc gì mà giữa trưa đến đây hở anh?
- Anh định là đến lúc này mới mong có anh Vĩnh ở nhà. Anh muốn nhờ anh Vĩnh một việc.
- Quan trọng không anh?
Đặng gật đầu:
- Chuyện lớn lắm chứ! Mà Vy còn nhỏ lắm, nghe làm chi?
Vy nổi tức:
- Lại thêm anh Đặng chê Vy con nít nữa.
- Chứ Vy lớn với ai? Chuyện… ừ chuyện vợ chồng, Vy nghe làm gì, vẩn cả óc.
- Khiếp!
- Nè! Lo học đi! Chưa lớn với ai cả.
Vy xịu mặt ngồi yên. Đặng nheo mắt nhìn, rồi bật cười:
- Nói giỡn thế chớ không trình cho cô út nghe thì biết “thố lộ” với ai đây?
Vy bịt tai, vùng vằng:
- Vy không nghe.
Biết Vy giả vờ, Đặng tỉnh bơ nói:
- Việc anh định nhờ anh Vĩnh là giúp cho anh một số tiền để anh thêm vào số vốn của anh, để cưới vợ.
- Cô Thoa?
- Chị Thoa chứ!
Vy lắc đầu:
- Cái cô Thoa mặt bết năm lớp phấn, mắt vẽ tím vẽ xanh tùm lum tà la…?
Đặng khổ sở:
- Trời! Vy chê người ta quá vậy? Con một ông giám đốc công ty bảo hiểm, giàu có vô cùng, người ta phải ăn diện chứ! Mà Vy nè, Vy có công nhận chị Thoa đẹp không?
- Đẹp hở? Tùy. Theo anh thì đẹp, còn Vy…, Vy có nhãn quan riêng của Vy.
- Gớm! Cô út hôm nay ăn nói giỏi quá! Học trường nào đó? Nhưng nè Vy, anh nói chuyện nghiêm chỉnh nhé, Vy thấy chị Thoa… về làm dâu nhà ta được không?
Vy thở dài:
- Chị Vĩnh đã làm dâu mẹ chưa mà anh nói chị Thoa làm dâu?
Đặng chắc lưỡi:
- Thì… thì… anh muốn hỏi là Vy nhắm anh lấy chị Thoa được không?
- Được lắm chứ! Vy thấy trong giới trí thức sang trọng, ai cũng như nhau.
Câu nói thẳng thắn vô tình của Vy khiến Đặng ngạc nhiên. Xem ra cô em út của mình có vẻ không ưa những người giàu có cho lắm. Đặng vẫn ngọt dịu:
- Được Vy chịu là nhất rồi. Anh chỉ sợ nhất là …mấy “mụ cô” đanh đá.
- Anh yên chí, cưới chị Thoa rồi anh chị sống ở nhà riêng đã có sẵn đó, lo gì! Nhưng anh đã cho mẹ biết chưa?
- Hôm nọ anh có nói sơ sơ. Mẹ chưa biết mặt chị Thoa nhưng chắc chắn mẹ sẽ hài lòng vì anh đâu có chọn người hạ tiện. Anh chỉ đang gặp điều khó khăn là bên nhà người ta đòi lễ hỏi, lễ cưới nhiều quá.
- Người ta đòi gì hở anh?
Đặng nhăn nhó:
- Người ta đòi một số tiền rất lớn, đòi cau lồng rượu choé, ôi thôi đủ thứ chuyện.
Vy ngạc nhiên:
- Gì ghê vậy anh? Làm như con quan không bằng!
- Ông bà mấy đời của người ta là quan to, họ giữ cái nề nếp đó tới nay. Muốn lấy được tiên thì… phải tốn tiền Vy ạ.
Vy bĩu môi, đứng dậy. Nói chuyện với anh này một lát nữa, chắc nổi giận lên thì chết. Thuở nhỏ đã không đậm đà với nhau, lớn lên càng ngày Vy càng bực mình vì lối sống và quan niệm của anh. Đặng không sống thực. Đặng sống nhờ cái vỏ, và chắc cũng sẽ tình nguyện chết vì cái vỏ. Đặng thích luôn luôn được người ta kêu bằng giáo sư này, giáo sư nọ, nếu mai mốt lấy được con ông giám đốc bảo hiểm nữa thì nhất. Chẳng trách Đặng đã vướng vào cái gia đình “cau lồng, rượu chóe”. Đặng sẽ ngất ngư vì vụ thách cưới.
Vy nghĩ đến mẹ ngay, và thấy tội nghiệp mẹ. Đặng không còn nhớ cái ngày anh đi thi Tú tài, anh Vĩnh đòi chở Đặng trên chiếc xe đạp cũ, đội áo mưa qua cầu, qua phà Thủ Thiêm. Mẹ không chịu, sợ Đặng dầm mưa bị cảm, hết đi học. Không còn một đồng bạc trong túi, mẹ bán phắt chiếc nhẫn vàng – vật đáng giá còn lại của mẹ – để thuê cho anh một chiếc xích lô, đưa rước anh đi - về sáu bận.
Kỷ niệm xa ngun ngút chợt hiện rõ làm mắt Vy mờ lại. Vy muốn khóc. Vy muốn nói những lời trách cứ anh Đặng. Nhưng Vy đứng im. Kỷ niệm dù đẹp cũng đã quá xa. Con người hằng biến đổi từng ngày, từng giờ. Không ai có thể lôi kéo ai trở về với con người trước đó được. Cũng như Vy, Vy đã biến đổi, đã khác hẳn với Vy ngày xưa, với Vy năm ngoái, với Vy hôm qua. Vy đã lớn dậy, đã biết náo nức nhìn thấy đời sống có nhiều quà tặng. Muốn đến với món quà của Thoại, Vy phải đánh đổi gia đình. Thì anh Đặng, muốn cưới chị Thoa, phải quên anh đi, và phải đổ rất nhiều mồ hôi. Chuyện thật đương nhiên. Mỗi người sẽ phải lãnh kết quả, hay hậu quả, về việc làm của mình, thế thôi.
- Vy à, Vy nghĩ sao?
Vy quay lại:
- Thì việc đã là như vậy, anh cứ thực hiện đúng như vậy. Vy thấy đâu có gì trở ngại.
- Cần nhất là anh Vĩnh giúp anh.
- Thì anh Vĩnh sẽ giúp anh.
- Nhưng… biết chị Vĩnh…
- Chị Vĩnh thì cũng như anh Vĩnh.
Đặng lắc đầu:
- Vy tưởng chị ấy rộng rãi lắm sao? Bề ngoài ngon ngọt như thế chứ giữ của như gì! “Thủ tài chi lỗ”.
Vy bênh:
- Vy không nghĩ thế. Chị Vĩnh là người tốt.
- Hừ, là người tốt. Để rồi Vy xem.
- Anh cứ đợi gặp anh Vĩnh rồi bàn với anh ấy. Hôm nay có mẹ lên đây chơi nữa.
Đặng nói:
- Ừ, sẵn đó anh sẽ thưa với mẹ luôn. Lâu lắm rồi anh không gặp mẹ.
- Tại anh có sẵn xe mà không về thăm mẹ.
Đặng nói như chống chế:
- Tại mẹ không chịu đến ở với anh đấy chứ! Anh đi dạy cả ngày cả đêm, làm sao có thì giờ đến thăm mẹ thường?
Vy cười:
- Tới chừng anh có vợ rồi anh mất tích luôn há. Mẹ ghét thành thị náo nhiệt. Mẹ thích ở căn nhà cũ. Vy thì… cực chẳng đã, phải ở đây, chứ Vy vẫn thích ở nhà với mẹ hơn.
Đặng than thở:
- Mẹ thương anh Vĩnh hơn anh. Vy thấy không, mỗi lần về đây là mẹ ở với anh Vĩnh, mẹ chẳng ghé bước đến nhà anh.
- Thì… tại mẹ thích vui với cháu nội. Qua nhà anh, anh đi cả ngày bắt mẹ làm quản gia sao?
Đặng giở giọng ganh tị:
- Anh biết rồi, mẹ trọng anh Vĩnh là bác sĩ, ở đây có đau yếu thì cũng không lo.
Vy tức tối:
- Anh nên nhớ là mẹ chỉ quen uống thuốc Bắc.
Hai anh em nín thinh. Vy thấy mình hơi quá lời với anh, nên muốn không khí dịu bớt lại. Vy hỏi:
- Anh ăn cơm chưa?
Đặng nhìn đồng hồ, nói:
- Giờ này mới hỏi cơm. Bộ Vy đi đâu mới về hả?
- Dạ, Vy đi học thêm ngày chủ nhật.
- Giỏi đó! Hồi anh bằng tuổi Vy anh cũng học ngày học đêm, đến nỗi mẹ phải sợ. Nhưng có học mới thấy cái thú vị của sự học, phải không Vy?
Vy gật đầu. Đặng nói:
- Anh ăn rồi mới đến đây. Vy ăn một mình đi. Bây giờ anh đi phố một tí. Anh sẽ trở lại.
Vy dạ. Đặng nói thêm:
- Anh Vĩnh về, bảo anh ấy chờ anh nhé! Còn cái chị bếp có lên thì mời chị ấy… uống dùm anh tách nước của chị ấy luôn. Hừm!
Đặng ra cửa, rồi sực nhớ điều gì, Đặng quay lại, hỏi:
- Quên nữa, Vy! Mẹ ưa mặc áo màu gì?
- Suốt đời mẹ ưa áo nâu, áo lam. Mà anh hỏi chi vậy?
Đặng lắc đầu:
- Áo nâu, áo lam sao được? Anh định mua cho mẹ mấy xấp hàng ngoại quốc để may mặc. Bữa nào đám hỏi, đám cưới, mẹ phải… cho bằng người ta chứ!
Vy chép miệng:
- Ngày thường sao không thấy anh mua gì cho mẹ?
- Đến đám cưới, đám hỏi của con cái thì bà cụ phải khác chứ!
- Nhưng mẹ già rồi…
- Đã đành. Nhưng lem luốc quá người ta thấy kỳ. Vy biết không, mẹ của chị Thoa đã ngoài lục tuần rồi mà hàng tuần người ta vẫn đi tắm biển, còn biết phấn son trông thật trẻ trung…
Đặng vừa nói vừa đi ra. Vy đứng yên, chợt thấy lòng ngao ngán vô cùng. Muốn so sánh anh mình với Thoại. Một cuộc sống gò bó giả tạo và một cảnh đời tự do rộng rãi. Khác nhau quá! Thoại sống thực hơn anh Đặng rất nhiều. Thoại bất cần những lễ nghi, những cung cách. Thoại không khổ sở vì những thứ hão huyền. Thoại không quỳ lụy một ai. Muốn có được một cuộc đời như Thoại, phải đánh đổi.
Chị bếp thò đầu ra, nói:
- Cô Vy vào ăn cơm đi, tôi dọn ra rồi. Ủa, còn cậu Đặng đi rồi sao?
- Dạ anh ấy đi phố. Em mệt quá, chắc ăn không nổi. Chị đậy thức ăn lại dùm.
- Vậy cô đi nằm đi. Tôi biết rồi! Sắp có mẹ lên, cô lại sửa soạn làm nũng phải không?
- Đâu có, chị. Chị đóng cổng lại nghen! Em lên lầu. Nhớ khi nào nghe điện thoại là chị gọi dùm em ngay.
Chị bếp gật đầu, nhưng nhìn Vy cười tủm tỉm.
______________________________________________________________________